Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Vận dụng UCP 600 và ISBP 745 để kiểm tra chứng từ trong thanh toán bằng LC tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 80 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại

VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 ĐỂ KIỂM TRA CHỨNG TỪ
TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM



Họ và tên sinh viên: Thái Thị Thu Hằng
Mã sinh viên: 1111110399
Lớp: 50KTDN-A10
Khóa: K50
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Nhàn
Hà Nội, tháng 5 năm 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU

1

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục tiêu của khóa luận

2

3. Nhiệm vụ của khóa luận

3

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3

5. Phương pháp nghiên cứu khóa luận

3

6. Kết cấu của khóa luận

3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

BẰNG L/C VÀ UCP600, ISBP745

4

1. TỔNG QUAN V Ề PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C

4

1.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứ ng từ

4

1.2. Các bước tiến hành thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

6

1.3. Tính chất của phương thức tín dụng chứng từ

8

1.3.1. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức có liên quan đến ba quan hệ

họp đồng

8

1.3.2. Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ vào

chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoá
1.4. Nội dung chủ yếu của L/C


10
10

1.4.1. Số hiệu L/ C (Credit number)

10

1.4.2. Địa điểm phát hành L/C

11

1.4.3. Ngày phát hành L/ C

11

1.4.4. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/ C

11

1.4.5. Số tiền, loại tiền, số lượng, đơn giá.

12

1.4.6. Thời hạn hiệu lực của L/C.

12

1.4.7. Thời hạn trả tiền của L/C


13

1.4.8. Thời hạn giao hàng

13

1.4.9. Những nội dung liên quan đến hàng hóa

14


1.4.10. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa

14

1.4.11. Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình

14

1.4.12. Những điều khoản đặc biệt khác

15

1.5. Bộ chứng từ trong thanh toán L/C

15

1.5.1. Theo t ính chất của chứng từ

15


1.5.2. Theo yêu cầu của L/ C

18

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

2. TỔNG QUAN V Ề UCP600 VÀ ISBP745

19

2.1. Tổng quan về bộ tập quán quốc tế của ICC


19

2.2. UCP 600 và ISBP 745

20

2.2.1. Sự cần thiết phải ra đời UCP 600 và ISBP 745

20

2.2.2. Đặc điểm của UCP 600

22

2.2.3. Đặc điểm của ISBP 745

23

2.2.4. Ảnh hưởng của UCP 600 và ISBP 745 đến hoạt động thương mại quốc tế

24

2.3. Sự cần thiết phải ra đời UCP 600 và ISBP 745

27

2.3.1. Về mặt lý luận

27


2.3.2. Về mặt thực tiễn

27

2.4. Đặc điểm của UCP 600

28

2.4.1. Về mặt hình thức

28

2.4.2. Về nội dung

29

2.5. Đặc điểm của ISBP 745

30

2.6. Ảnh hưởng của UCP 600 và ISBP 745 đến hoạt động thương m ại quôc tế

31

2.6.1. Ảnh hưởng đến thương mại quốc tế nói chung

31

2.6.2. Ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương m ại


31

2.6.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

32

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 ĐỂ KIỂM
TRA CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN L/C TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

34

1. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG M ẠI VIỆT NAM

1.1. Tổng quan TTQT tại các ngân hàng thương m ại Việt Nam

34
34

1.2. Tổng quan TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam

35

1.2.1. Thanh toán hàng xuất

35

1.2.2. Thanh toán hàng nhậ p


36


2. THỰC TIỄN VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG VIỆC TẠO LÂP VÀ KIỂM
TRA BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI
2.1. Khi ngân hàng thương mại Việt Nam là ngân hàng phát hành L/C
2.1.1. Bước 1: Kiểm Tra

37
37
37

2.1.2. Bước 2: TTV kiểm tra bộ chứng từ so với L/C đã phát hành để xác định tình
trạng bộ chứng từ. Việc kiểm tra chứng từ tuân thủ Đ16 UCP600. Thực tế sẽ xảy ra hai

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo

trường họp đó là BCT họp lệ và B CT không họp lệ.

39

2.1.3. Bước 3: KSV kiểm tra lại kết quả kiểm tra chứng từ của TTV đồng thời kiểm

tra hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập

2.1.4. Bước 4: TTV fax thông báo BCT về tới khách hàng

41
42

2.1.5. Bước 5: TTV nhắc nhở khách hàng chuẩn bị tiền để thanh toán B CT phù hợp42

2.2. Khi ngân hàng thưong mại Việt Nam là ngân hàng thông báo
2.2.1. Kiểm tra và thông báo L/C

42
42

2.2.2. Thông báo cho ngân hàng phát hành về việc nhận L/C, sửa đổi L/C hoặc ý

kiến khách hàng về sửa đổi L/ C nếu được yêu cầu.


43

2.3. Khi ngân hàng thương mại Việt Nam là ngân hàng xác nhận

48

2.4. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng thương lượng thanh toán

52

a. Chiết khấu bộ chứng từ

53

b. Đối vái ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước

53

c. Đối với ngân hàng TMCP

54

d. Ứng tiền trước bộ chứng từ

55

3. ĐÁNH GI Á CHUNG V Ề TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745

57


3.1. Kết quả đạt được

59

3.2. Hạn chế

59

4. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG
4.1. Bất cập đến từ phía bộ tập quán

60
60

4.1.1. Điều 7 (b) UCP600

60

4.1.2. Điều khoản về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ

61

4.1.3. Trách nhiệm của ngân hàng thông báo

61

4.1.4. Chứng từ vận tải đa phưong thức: Điều 19 UCP 600

62


4.1.5. Vận đon của người giao nhận

62

4.2. Bất cập đến từ phía các doanh nghi ệp

62

4.3. Bất cập đến từ phía ngân hàng

63

CHƯƠNG III: MỘT VÀI BIỆN PHÁP VÀ ĐỀ NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG VIỆC KIỂM TRA BỘ


CHỨNG TỪ THANH TOÁN L/C TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

65

1. MỘT VÀI BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG UCP 600 VÀ ISBP
745 TRONG VIỆC KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN L/C TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG M ẠI
1.1. Giải pháp chung

65
65

UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
1.1.1. Thứ nhất

65

1.1.2. Thứ hai

66

1.1.3. Thứ ba

66

1.2. Giải pháp cụ thể


66

1.2.1. Đối với ngân hàng phát hành

66

1.2.2. Đối với ngân hàng thông báo

67

1.2.3. Khi là ngân hàng xác nhận

67

1.2.4. Khi là ngân hàng thương lượng thanh toán

68

2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM VẬN DỤNG HIỆU QUẢ UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG
VIỆC KI ỂM TRA CHỨNG TỪ THEO L/C

68

2.1. Đối với Uỷ ban ngân hàng thuộc ICC

68

2.2. Đối với các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước Việt Nam

68


2.2.1. Các cơ quan chức năng

68

2.2.2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam

69

2.3. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

70

2.4. Đối với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ ngân hàng nói chung và thanh toán quốc tế
nói riêng

70

KẾT LUẬN

72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

73


DANH MỤC VIẾT TẮT
Agribank


Ngân Hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

2

BCT

Bộ Chứng Từ

3

BIDV

Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

4

GPBank

Ngân Hàng TMCP Dầu Khí Toàn cầu

5

Hanoi VCB

Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội

6

ISBP


Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra
chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ

7

KSV

8

L/C

9

MB

10

MSB

11

NHPH

Ngân Hàng Phát Hành

12

NHTM

Ngân Hàng Thương Mại


13

NHXN

Ngân Hàng Xác Nhận

14

OCB

Ngân Hàng TMCP Phương Đông

15

Techcombank

Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

16

TTV

Thanh Toán Viên

17

UCP

18


VIB

19

Vietcombank

Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

20

VPBank

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo

1

Kiểm Soát Viên
Thư tín dụng

Ngân Hàng TMCP Quân Đội

Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Hình 1.1.2

Quy trình thanh toán thư tín dụng

Bảng 2.1

Doanh số và thị phần TTQT của Ngân hàng Techcombank
Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại các Ngân hàng
Thương Mại Việt Nam
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu từ năm 2008 đến
2014 tại Ngân hàng Công thương
Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu quacác NHTM Việt

Nam

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Bảng 2.2

Bảng 2 . 3
Bảng 2.4

Bảng 2.5

Bảng biểu phí thông báo L/C của một số ngân hàng


Bảng 2.6

Biểu phí xác nhận của một số ngân hàng khi xác nhận thư
tín dụng của ngân hàng đại lý phát hành


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đặc biệt là từ
sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong đó, hoạt động ngoại thương đã đóng góp
rất nhiều vào việc đẩy mạnh và phát triển giao lưu thương mại giữa các nước.
Sau khi gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới, Việt Nam đang ngày càng
có nhiều cơ hội để khẳng định mình trên trường quốc tế nhưng đồng thời cũng có
phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay, các hoạt động ngoại thương nói
chung và kinh tế đối ngoại nói riêng đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng
trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Chính các hoạt động giao thương với
các đối tác nước ngoài đã trở thành tiền đề cho hoạt động xuất nhập khẩu, một hoạt
động không thể thiếu trong nền kinh tế mở ngày nay.

Dưới tình hình hội nhập quốc tế và sự phát triển củavnền kinh tế thị trường,
các trung gian tài chính cũng phát triển một cách nhanh chóng và đáp ứng được
những yêu cầu mà thị trường đòi hỏi. Các trung gian này có vai trò quan trọng
trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, phong phú góp phần vào sự
phát triển hoạt động giao dịch giữa các công ty Việt Nam và nước ngoài, vì thanh
toán là khâu then chốt, giữ vai trò thiết yếu trong hợp đồng ngoại thương. Việc
thanh toán diễn ra thuận lợi không chỉ góp phần tạo nên dòng tiền, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn mà còn góp phần nâng cao uy tín ngân hàng, doanh nghiệp cũng
như các bên liên quan. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt công tác thanh toán cũng sẽ
khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hóa
mua bán, thúc đẩy ngoại thương phát triển. Nhìn nhận được tầm quan trọng của
việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết luôn cố gắng lựa chọn
các phương thức thanh toán thích hợp nhất nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong các
trường hợp phát sinh tranh chấp.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương thức thanh toán trong thương
mại quốc tế như nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ,...Trong đó, thanh toán



2

quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ đang được sử dụng rộng rãi và phổ
biến hơn cả do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh toán
khác. Tuy nhiên, đây cũng chính là phương thức thanh toán có quy trình nghiệp vụ
khá phức tạp, liên quan đến công nghệ hiện đại, quy định nghiêm ngặt và đặc biệt

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

phải giao dịch trên phạm vi quốc tế, dẫn đến một số rủi ro nhất định mà chúng ta
cần phải cẩn trọng và xem xét kỹ lưỡng khi lựa chọn sử dụng, đặc biệt là khi chứng
từ xảy ra sai sót. Để phát triển phương thức thanh toán bằng L/C, từ năm1933, ICC

đã lần đầu tiên phát hành Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
(UCP). Trải qua nhiều lần bổ sung hoàn thiện, UCP 600 ban hành ngày 1/7/2007
được coi là phiên bản khá đầy đủ và thành công để thay thế cho UCP 500 trước
đó.Cùng với UCP, ICC cũng ban hành Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế
(ISBP) để điều chỉnh việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo UCP. Và
cùng với UCP600, ICC cũng ban hành Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc
Tế mới ISBP 745 để thay thế cho ISBP 681.

Việc tìm hiểu về UCP600 cũng như Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn
Quốc Tế (ISBP 745) là vô cùng cần thiết cho hoạt động của các ngân hàng thương
mại, đặc biệt là khi trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp và ngân hàng thương
mại Việt Nam thường gặp khó khăn trong giao dịch bằng L/C mà chủ yếu nguyên
nhân xoay quanh những sai sót không đáng có, thiếu hiểu biết về bộ tập quán quốc
tế của ICC điều chỉnh việc thực hiện kiểm tra chứng từ trong thanh toán L/C gây ra
những hậu quả nghiệm trọng như khiếu kiện kéo dài hay thậm chí là bị lừa, gây
thiệt hại về thời gian và kinh tế của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng.
Từ thực tiễn trên, em đã quyết định đi sâu tìm hiểu về đề tài “Vận dụng UCP
600 và ISBP 745 để kiểm tra chứng từ trong thanh toán bằng L/C tại các Ngân hàng
Thương Mại Việt Nam” nhằm góp phần nghiên cứu quá trình kiểm tra chứng từ
trong thanh toán L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam để hạn chế những sai
sót đáng tiếc có thể xảy ra.
2. Mục tiêu của khóa luận
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về phuơng thức tín dụng chứng
từ và nguồn luật điều chỉnh phuơng thức này, khoá luận tập trung vào phân tích


3

thực tiến áp dụng UCP600 và ISBP 745 tại một số ngân hàng thuơng mại Việt
Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằ m đẩ y manh

̣ hoat đô ̣ng thanh
toán quốc tế ở Việt Nam, đặc biệt là hoạt động kiểm tra chứng từ tại các ngân hàng
thương mại vận dụng phiên bản UCP mới.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

3. Nhiệm vụ của khóa luận

- Nghiên cứu một số cơ sở lí luận liên quan đến tín dụng chứng từ.

- Khảo sát thực trạng kiểm tra chứng từ trong hoạt động thanh toán bằng L/C tại
một số ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2015.


- Phân tích được mặt ưu và hạn chế trong hoạt động kiểm tra chứng từ của hoạt
động thanh toán L/C tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20102015.

- Đưa ra ra giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu kém trong hoạt
động kiểm tra chứng từ trong L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Đưa ra kiến nghị đối với chính phủ nhằm hoàn thiện môi trường thanh toán quốc
tế tại Việt Nam.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đố i tươ ̣ng nghiên cứu: UCP 600 và ISBP 745.

- Pham
̣ vi nghiên cứu: về nội dung, đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng kiểm tra chứng
từ trong phương thức thanh toán bằng L/C trên cơ sở vận dụng UCP 600 và ISBP
745 tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu khóa luận

- Phương pháp nghiên cứu và tổng họp tài liệu tại bàn.
- Phương pháp đối chiếu so sánh.

- Phương pháp diễn giải, quy nạp.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
6. Kết cấu của khóa luận

Đề tài đươ ̣c thư ̣c hiê ̣n có kế t cấ u gồ m 3 phầ n chính như sau:
- Chương I: Tổng quan về phương thức thanh toán bằng L/C và UCP600, ISBP745.
- Chương II: Vận dụng UCP 600 và ISBP 745 để kiểm tra chứng từ trong hoạt động
thanh toán L/C tại các Ngân hàng Thương Mại của Việt Nam



4

- Chương III: Một số biện pháp và kiến nghị nhằm vận dụng hiệu quả UCP 600 và
ISBP 745 trong việc kiểm tra bộ chứng từ thanh toán bằng L/C tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam
Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế và thời gian hạn hẹp, nên báo cáo

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

có thể chưa thật sự sâu sắc, chưa phản ánh hết mọi khía cạnh của các vấn đề và còn
tồn tại những hạn chế, sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý tích cực
từ các thầy cô, các bạn và những người quan tâm để em có thể hoàn thiện thêm bài

viết.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Trường Đại học
Ngoại Thương Hà Nô ̣i đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian qua, đặc biệt
là cô Đặng Thị Nhàn- giảng viên trường Đại học Ngoại thương đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp để hoàn thành đề
tài này. Em cũng xin chân thành cám ơn toàn thể các cán bộ phòng thanh toán quốc
tế của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, NHTM cổ Phàn Kỹ Thương
Việt Nam, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Láng Hạ,
Ngân Hàng HSBC đã giúp em hoàn thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C VÀ UCP600, ISBP745
1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C
1.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ

Trước hết cần phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh
toán. Nói đơn giản hơn đó chính là cách mà người nhập khẩu trả tiền và người xuất
khẩu thu tiền về. Trong thương mai quốc tế, hai bên mua bán có thể lựa chọn một
trong số các phương thức thanh toán: Chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu... Tuy nhiên
trong các phương thức đó vai trò của ngân hàng chưa cao, chưa phát huy được thế
mạnh của ngân hàng.
Từ thực tiễn sự phát triển của thương mại quốc tế hiện nay, yêu cầu một


5

phương thức thanh toán mới vừa đảm bảo được quyền lợi của người mua và người
bán đồng thời lại phát huy được thế mạnh của ngân hàng- một trung gian tài chính

có uy tín và có tiềm lực kinh tế lớn? Phương thức ấy phải đảm bảo rằng người bán
chắc chắn sẽ thu được tiền khi đã giao hàng theo đúng quy định trong hợp đồng,

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

đồng thời cũng phải đảm bảo rằng khi người mua trả tiền thì chắc chắn người mua
sẽ nhận được hàng đúng theo yêu càu của hợp đồng mua bán.

Một phương thức thanh toán hữu hiệu nhất, an toàn nhất cho cả người mua,
người bán đồng thời lại có thể phát huy được thế mạnh của ngân hàng đã ra đời. Đó
chính là phương thức tín dụng chứng từ (documentary credit).

Theo điều 2, UCP 600, phương thức Tín dụng chứng từ được định nghĩa như

sau: “Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả
như thế nào, thế hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của Ngân hàng
phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.

Định nghĩa trên có thể hiểu một cách đơn giản như sau: về bản chất, phương
thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng
phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu phát hành thư tín dụng) sẽ
trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi của thư tín dụng)
hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người
này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù họp với những quy định đề ra
trong thư tín dụng. Để có thể thực hiện việc thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu
bằng phương thức tín dụng chứng từ thì trước hết người nhập khẩu (người trả tiền)
phải làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành thư tín dụng. Và để ngân hàng phát
hành thư tín dụng cho người hưởng lợi hưởng thì thông thường người yêu càu phát
hành thư tín dụng phải ký quỹ một số tiền nhất định mở L/C và cũng phải trả một
khoản phí nhất định. Tỷ lệ ký quỹ là bao nhiêu phần trăm trị giá L/C thì tuỳ thuộc
vào mối quan hệ giữa người nhập khẩu và ngân hàng. Mức phí mở L/C thì áp dụng
theo mức phí của từng ngân hàng cụ thể. Như vậy thư tín dụng đã xác lập phương
thức thanh toán theo L/C. Nếu không có phương thức tín dụng thì phương thức
thanh toán này cũng không được áp dụng.
Các bên tham gia cơ bản trong phương thức tín dụng chứng từ gồm


6

có:
(1) Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: Đó chính là người nhập khẩu: Người
nhập khẩu hàng hoá hoặc là người nhập khẩu uỷ thác cho một người khác.
(2) Ngân hàng phát hành thư tín dụng: Là ngân hàng đại diện cho người nhập


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu.

(3) Người hưởng lợi thư tín dụng: Là người xuất khẩu: Người xuất khẩu hay bất
cứ người nào mà người hưởng lợi chỉ định.

(4) Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.

1.2. Các bước tiến hành thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán thư tín dụng

(1) Hợp đồng đựơc ký kết giữa hai bên người xuất khẩu và người nhập khẩu

(2) Bên nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người thụ hưởng
là bên xuất khẩu.

Khi nhận được đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng của người nhập khẩu,
ngân hàng phải tiến hành xem xét, tư vấn cho người nhập khẩu về những nội dung
của L/C như: số lượng các loại chứng từ, ngày giao hàng... dựa trên hợp đồng ngoại
thương, luật áp dụng cùng với UCP 600.
Như vậy, người nhập khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và sẽ không thể
từ chối nhận hàng hoặc từ chối thanh toán cho người xuất khẩu nếu người xuất
khẩu cung cấp chứng từ đúng theo yêu cầu của L/C và hoàn thành nghĩa vụ giao


7

hàng.
(3) Căn cứ vào đơn yêu cầu mở thư tín dụng, ngân hàng phát hành sẽ lập một
thư tín dụng và thông qua một ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (ngân hàng
thông báo) thông báo thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Trong thực tiễn, quy trình thanh toán L/C có thể sẽ phải sử dụng nhiều hơn
một ngân hàng thông báo, vì trong trường hợp ngân hàng thông báo L/C được
người yêu cầu đề nghị trong thư tín dụng nhưng ngân hàng đó lại không có quan hệ
đại lý với ngân hàng phát hành thì ngân hàng phát hành phải thông qua một ngân
hàng đại lý của mình (nhưng có mối quan hệ với ngân hàng mà người yêu cầu chỉ
định làm ngân hàng thông báo) thông báo thư tín dụng. Như vậy, trong quy trình
này sẽ có 2 ngân hàng thông báo: ngân hàng thông báo thứ nhất và ngân hàng
thông báo thứ 2.

(4) Khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo sẽ báo cho người xuất khẩu về thư
tín dụng và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì sẽ phải chuyển ngay cho
người xuất khẩu.

Thực tế sẽ có trường hợp L/C sẽ được thông báo sơ bộ trước và các chi tiết
đầy đủ sẽ được gửi sau. Trong trường hợp này, ngân hàng thông báo khi nhận được
thông báo sơ bộ L/C từ ngân hàng phát hành sẽ tiến hành thông báo sơ bộ cho
người xuất khẩu. Trong thông báo sơ bộ phải ghi rõ: “các chi tiết đầy đủ gửi sau”.
Người xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng nếu như chấp nhận thư tín dụng, nếu không
thì đề nghị ngân hàng phát hành L/C sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng.
(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu sẽ lập bộ chứng từ phù hợp theo yêu cầu
của L/C xuất trình đến ngân hàng phát hành xin thanh toán qua ngân hàng phục vụ
mình (có thể là ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng khác)


(6) Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì sẽ tiến
hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu không phù hợp, ngân hàng sẽ từ chối thanh
toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu (nếu người nhập khẩu chấp
nhận thanh toán thì ngân hàng vẫn thanh toán và trừ phí sai sót của bộ chứng từ).
(7) Ngân hàng phát hành thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và tiến hành
chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi người nhập khẩu trả tiền hoặc


8

chấp nhận thanh toán.
(8) Người nhập khẩu kiểm ừa chứng từ, nếu thấy phù họp với thư tín dụng thì
trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho ngân hàng phát hành, nếu không phù họp thì
có quyền từ chối trả tiền.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo

Từ sự phân tích quy trình của phương thức tín dụng chứng từ, chúng ta sẽ
rút ra các tính chất của phương thức thanh toán này.

1.3. Tính chất của phương thức tín dụng chứng từ

1.3.1. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức có liên quan đến ba
quan hệ họp đồng

Hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu

1.3.1.1

Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa người nhập khẩu và
người xuất khẩu, trong đó người xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng đúng và đủ còn
người mua có trách nhiệm trả tiền. Trong hợp đồng, các bên tham gia sẽ thoả thuận
phương thức thanh toán: ghi sổ, nhờ thu, chuyển tiền, L/C. Khi lựa chọn tín dụng
thư làm phương thức thanh toán thì L/C sẽ được mở. Có thể nói họp đồng mua bán
hàng hoá là cơ sở cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Mặc dù thư tín dụng ra đời dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng nó lại
hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Bất kỳ sự dẫn chiếu nào tới các điều
khoản trong hợp đồng mua bán đều không được coi là một phần cấu thành tín dụng
thư và không được ngân hàng xem xét đến.

Hợp đồng dịch vụ giữa ngưòi yêu cầu phát hành thư tín dụng (ngưòi nhập


1.3.1.2

khẩu) và ngân hàng phát hành

Để thanh toán được bằng L/C thì trước hết thư tín dụng phải được phát hành.
Để thư tín dụng được phát hành thì người nhập khẩu (người trả tiền) phải làm đơn
(Đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng) gửi đến ngân hàng phát hành xin mở L/C.
Dựa vào đó, ngân hàng phát hành sẽ mở thư tín dụng cho người hưởng lợi hưởng,
và người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản phí mở L/C.
Về bản chất, đây chính là một hợp đồng dịch vụ giữa người xin phát hành
L/C ngân hàng. Theo đó, ngân hàng sẽ dùng uy tín và khả năng tài chính của mình


9

để đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình phù hợp và thu phí từ
người nhập khẩu. Và khi đó, ngân hàng sẽ có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ
trước khi quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán.
Thư tín dụng

1.3.1.3

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Thư tín dụng được ra đời dựa trên cơ sở hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa
người nhập khẩu và ngân hàng phát hành. Thư tín dụng tuy hình thành trên cơ sở
hợp đồng mua bán nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Thậm
chí trong trường hợp L/C có dẫn chiếu đến hợp đồng thì các ngân hàng cũng sẽ
không xem hợp đồng mua bán như là một bộ phận cấu thành nên thư tín dụng. Vì
thế, các ngân hàng thường phải khuyên khách hàng của mình không nên dẫn chiếu
hợp đồng mua bán vào thư tín dụng. Người nhập khẩu sẽ căn cứ vào hợp đồng để
làm đơn yêu cầu mở L/C. Người xuất khẩu sẽ căn cứ vào các điều kiện của L/C tiến
hành giao hàng và tạo lập chứng từ trên cơ sở yêu cầu của thư tín dụng. Do đó khi
người xuất khẩu nhận được L/C phải kiểm tra thật kỹ các điều khoản của thư tín
dụng, nếu có điều khoản nào chưa phù hợp phải yêu cầu người nhập khẩu tiến hành
sửa đổi thư tín dụng trước khi tiến hành giao hàng. Người xuất khẩu phải lập đầy
đủ bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng trong thời
gian quy định. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy đã phù hợp với các quy định
của thư tín dụng, ngân hàng phát hành sẽ thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu.
Như vậy thư tín dụng là một cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành đối
với người xuất khẩu. Nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Điều 4a
UCP600 nêu rõ: “về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các họp đồng

mua bán hoặc các họp đồng khác mà các họp đồng này có thể làm cơ sở của tín
dụng. Các ngân hàng không liên quan hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế,
thậm chí ngay cả trong L/C có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các họp đồng như thế.
Vì vậy sự cam kết của một ngân hàng để thương lượng thanh toán, thanh toán hoặc
thực hiện bất cứ trách nhiệm nào khác trong L/C không phụ thuộc vào các hoặc các
biện hộ hay khiếu nại của người yêu cầu phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng
phát hành hoặc người thụ hưởng.”


10

1.3.2. Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ
vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoá
Có thể nói trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, người có quyền
sở hữu đối với hàng hoá là bất kỳ người nào nắm chứng từ sở hữu hàng. Vì chỉ cần

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo

có chứng từ là có thể nhận hàng. Trong phương thức L/C, các bên giao dịch cũng
chỉ dựa vào chứng từ để quyết định xuất trình đó có phù hợp hay không, để quyết
định việc có thanh toán hay chấp nhận thanh toán hay không. Nếu người xuất khẩu
xuất trình được các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các quy
định của L/C thì sẽ được ngân hàng trả tiền.

Ngân hàng sẽ không thể từ chối thanh toán khi người xuất khẩu xuất trình bộ
chứng từ phù hợp. Bởi vì như đã đề cập ở trên, phương thức tín dụng chứng từ là
một cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành thư tín dụng đối với người xuất khẩu
khi họ xuất trình bộ chứng từ hợp lệ với quy định trong L/C. Ngân hàng không chịu
bất kỳ trách nhiệm nào về tên hàng, trọng lượng, số lượng, chất lượng, bao bì, trạng
thái, việc giao hàng hay giá trị mà bất cứ chứng từ nào đại diện. Cũng như vậy, nếu
bộ chứng từ ngân hàng xuất trình để đòi tiền người nhập khẩu phù hợp thì người
nhập khẩu sẽ trả tiền cho ngân hàng, còn nếu không thì người nhập khẩu có quyền
từ chối thanh toán. Trong trường hợp đó, rủi ro sẽ hoàn toàn thuộc về ngân hàng.
Vì vậy, ngân hàng càn phải kiểm tra thật kỹ bộ chứng từ xuất trình trước khi chấp
nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu.

Như vậy, trong phương thức tín dụng chứng từ, các chứng từ có tầm quan
trọng to lớn, nó tượng trưng cho giá trị hàng hoá mà người xuất khẩu đã giao và là
căn cứ cho người xuất khẩu đòi ngân hàng thanh toán tiền hàng, đồng thời nó cũng
là căn cứ duy nhất để nhà nhập khẩu dựa vào đó quyết định thanh toán hay từ chối
thanh toán đối với ngân hàng phát hành.
1.4. Nội dung chủ yếu của L/C
1.4.1. Số hiệu L/C (Credit number)

Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong
việc trao đổi, điện tín, thư từ có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng. Ngoài ra,


11

số hiệu L/C cũng rất cần thiết để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ
thanh toán hay dùng để dẫn chiếu trong trao đổi thông tin qua điện tín giữa các bên
có liên quan đến L/C.
1.4.2. Địa điểm phát hành L/C

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


Đây là nơi ngân hàng phát hành viết cam kết thanh toán cho người thụ
hưởng. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc lựa chọn
nguồn luật giải quyết tranh chấp, nếu trong L/C luật áp dụng không được dẫn chiếu.
1.4.3. Ngày phát hành L/C

Là ngày L/C bắt đầu có hiệu lực.

Là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng phát hành đối với người
thụ hưởng L/C.

Là ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của người nhập khẩu trong
việc hoàn trả cho Ngân hàng phát hành thanh toán L/C.

Là mốc để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C đúng
hạn như quy định trong hợp đồng hay không.

Thông thường, người nhập khẩu sẽ mở L/C trước ngày giao hàng một thời
gian nhất định để nhà xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị hàng hóa để gửi
đi. Tuy nhiên nếu L/C được mở ra quá sớm trước ngày giao hàng thì bên nhập khẩu
sẽ bị đọng vốn vì phải ký quỹ mở L/C. Vì vậy, thời điểm mở L/C cần phải hợp lý
cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.

1.4.4. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C

Những người có liên quan đến L/C có thể chia làm 3 loại: Các thương nhân,
các ngân hàng và các cơ quan, tổ chức.

(1) Các thương nhân: bao gồm những người nhập khẩu – là người yêu cầu mở
L/C, những người xuất khẩu- là người hưởng lợi L/C. (hoặc có thể là người thụ
hưởng thứ nhất và người thụ hưởng thứ 2 nếu là L/C chuyển nhượng.)

(2) Các ngân hàng: Bao gồm ngân hàng phát hành L/C (NHPH), ngân hàng
thông báo (NHTB), ngân hàng xác nhận (NHXN), ngân hàng được chỉ đinh


12

(NHĐCĐ).
(3) Các cơ quan, tổ chức: là các cơ quan cấp các giấy tờ liên quan như: Bộ
thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp, Cơ quan hải quan, tổ chức kiểm
định hàng hóa, công ty bảo hiểm, người chuyên chở…

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


1.4.5. Số tiền, loại tiền, số lượng, đơn giá.

Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải thống
nhất với nhau. Không thể chấp nhận một thứ tín dụng có số tiền ghi bằng số và
bằng chữ mâu thuẫn nhau. Nếu số tiền bằng số và bằng chữ khác nhau thì người thụ
hưởng phải làm thủ tục tiến hành sửa đổi L/C.

Tên đơn vị tiền tệ sử dụng cũng phải rõ ràng. Để tránh nhầm lẫn, khi viết
đơn vị tiền tệ nên tham chiếu tiêu chuẩn ISO về ký hiệu tiền tệ. Ví dụ như cùng là
đôla nhưng trên thế giới có nhiều loại đola khác nhau như đola Mỹ, đola Úc, đola
Canada, đôla Hồng Kông….

Quy tắc về số tiền, khối lượng và đơn giá:

Nếu các từ “about” hay “ approximately” được sử dụng để nói về “ số tiền”,
hoặc “ khối lượng”, hoặc “ đơn giá” thì được hiểu là cho phép một dung sai +- 10%
đối với “số tiền”, hoặc “ khối lượng”, hoặc “ đơn giá” mà từ ấy nói đến.
Trừ khi khối lượng được tính bằng” chiếc, cái, bao, bộ” hoặc L/C quy định
khối lượng không được hơn hay kém, thì một dung sai +- 5% khối lượng giao hàng
mỗi lần là được phép, miễn là tổng số tiền đòi không vượt quá số tiền của L/C.
1.4.6. Thời hạn hiệu lực của L/C.

Là thời hạn mà NHPH cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu
xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều kiện của L/C.
Thời hạn của L/C được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.
Việc xác định thời hạn hiệu lực của L/C phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng
với ngày hết hạn của L/C.
- Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý và không được
trùng với ngày giao hàng. Thời gian hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng số



13

ngày cần thiết để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở NHTB, số ngày chuẩn bị
hàng để giao cho nhà nhập khẩu.
- Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.Thời
gian này bao gồm số ngày chuyển chứng từ nơi giao hàng đến cơ quan của nhà xuất

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

khẩu, số ngày lập bộ chứng từ, số ngày lưu giữ chứng từ tại NHTB, số ngày vận
chuyển chứng từ đến NHPH.


1.4.7. Thời hạn trả tiền của L/C

Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền có kỳ hạn, điều này hoàn toàn phụ
thuộc vào quy định trong hợp đồng ngoại thương.

Nếu trả tiền ngay (L/C At Sight), thì điều khoản về ký phát hối phiếu của
L/C sẽ là “available agaist presentation of your draft at sight on...” (thanh toán khi
xuất trình hối phiếu trả tiền ngay..”). Thời hạn trả tiền ngay phải nằm trong thời hạn
hiệu lực của L/C.

Nếu trả tiền có kỳ hạn ( Acceptance hay Deferred L/C) thì thời hạn trả tiền
có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C, nhưng điều quan trọng là, những hối
phiếu hay chứng từ phải được xuất trình để chấp nhận thanh toán trong thời hạn
hiệu lực của L/C.

Ví dụ: Ngày hết hạn hiệu lực của L/C là ngày 04/08/2014, hối phiếu D/A là
30 ngày kể từ ngày xuất trình. Vậy, người xuất khẩu phải xuất trình hối phiếu và
các chứng từ khác kèm theo trước hoặc trong ngày 04/08/2014 để chấp nhận. Tính
từ ngày chấp nhận đó công thêm 30 ngày thì ra ngày trả tiền hối phiếu D/A. Như
vậy, thời hạn trả tiền đã nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C, nhưng đã được ngân
hàng chấp nhận thì họ phải có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu đó lúc đáo hạn.
1.4.8. Thời hạn giao hàng

Thời hạn giao hàng cũng được ghi trong L/C và có quan hệ chặt chẽ với thời
hạn hiệu lực của L/C. Có nhiều cách quy định thời hạn giao hàng, như:
- Ngày giao hàng chậm nhất
- Không được giao hàng trước một ngày nhất định
- Trước khi L/C hết hạn một số ngày nhất định



14

- Trong một khoảng thời gian nhất định
Chú ý: Ghi thời hạn giao hàng như dưới đây là không thể chấp nhận : “ The
latest shipment date is 30 days after the seller’s receiving L/C” bởi vì khi nhận
được L/C, người bán không phải thông báo ngày nhận được, do đó không có cơ sở

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

để tính 30 ngày sau ngày nhận được.

1.4.9. Những nội dung liên quan đến hàng hóa


Như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, ký
mã hiệu… cũng được ghi vào L/C. Để đảm bảo bức điện được truyền đi một cách
an toàn, chính xác và đầy đủ, thì dung lượng bức điện phải có giời hạn. Chính vì
vậy, đối với những hợp đồng có nội dung mô tả hàng hóa quá phức tạp, quá dài thì
mục nội dung mô tả hàng hóa chỉ được thể hiện vắn tắt trong bức điện, còn nội
dung chi tiết sẽ được gửi bằng thư.

1.4.10. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa

Bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF…), nơi gửi và nơi giao hàng,
cách vận chuyển và nơi trả hàng….Ngoài các nội dung này, thì trong L/C cũng
quay định là hàng hóa có được phép chuyển tải hay không?. Lý do là vì, nếu hàng
hóa phải chuyển tải trong quá trình vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi trả hàng có
nhiều khả năng ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng hàng hóa. Vì sự bốc dỡ
hàng từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác có thể gây cho hàng
hóa dễ bị bể, gẫy, thất thoát, hao hụt, làm rách bao bì… Cho nên, những hàng hóa
dễ bị tổn thất trong quá trình chuyển tải thì L/C cấm chuyển tải.
1.4.11. Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình

Đây là nội dung quan trọng của L/C, vì bộ chứng từ quy định theo L/C là
bằng chứng chứng minh người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đúng
như L/C đã quy định.
Nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp, thì NHPH sẽ thanh toán tiền hàng cho
nhà xuất khẩu.
Bộ chứng từ do L/C quy định nhiều hay ít tùy theo tính chất hàng hóa, quy


15


định của nước nhập khẩu và sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán, nhất là đối với
người mua. Nội dung quy định chứng từ gồm: số loại chứng từ, số lượng mỗi loại,
bản chính hay bản sao, người phát hành…
Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng thực hiện thanh toán trên cơ sở chứng

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

từ, chứ không dựa vào hàng hóa.Các chứng từ thương mại quốc tế rất quan trọng
bởi chúng kiểm soát sự vận động của hàng hóa. Nhà xuất khẩu có nhận được tiền
hay không, và nhanh hay chậm phụ thuộc vào chứng từ. Vì vậy, yêu cầu lập chứng
từ phải nghiêm ngặt, hoàn hảo, phù hợp với những điều kiện và điều khoản của
L/C.


1.4.12. Những điều khoản đặc biệt khác

Ngoài những nội dung kể trên, còn có thể kể thêm các nội dung khác như sự
cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành L/C, chữ ký của ngân hàng phát hành L/C
hay việc có thể hoàn trả iền bằng điện hay không…
1.5. Bộ chứng từ trong thanh toán L/C

Xuất phát từ bản chất giao dịch bằng L/C chỉ căn cứ vào chứng từ, nên việc
nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C là yêu cầu tối quan
trọng để phương thức L/C trở thành một công cụ thanh toán, chứ không phải công
cụ từ chối thanh toán. Vì chứng từ trong thương mại quốc tế rất đa dạng và phưc
tạp, nên đòi hỏi các bên liên quan phải hiểu thấu đáo được các văn bản pháp lý
cũng như tập quán quốc tế, để từ đó có thể lập, kiểm tra và chấp nhận chứng từ một
cách đúng đắn.

Bộ chứng từ nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất hàng hóa, chức năng của
chứng từ, yêu cầu của nước nhập khẩu, xuất khẩu, và đặc biệt là yêu cầu của L/C.
Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quan hơn về bộ chứng từ, có hai cách phân loại
chứng từ như sau:

1.5.1. Theo tính chất của chứng từ
Gồm chứng từ thương mại và chứng từ tài chính.
Chứng từ thương mại

1.5.1.1


16

a.


Chứng từ vận tải

Chứng từ được thành lập bởi người có trách nhiệm sau khi người bán giao
hàng cho người chuyên chở tại địa điểm giao hàng quy định. Chứng từ vận tải gồm:
(1) Vận đơn đường biển: là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên
tàu hoặc được nhận để chở.

(2) Chứng từ vận tải đa phương thức: là chứng từ thể hiện việc chuyên chở hàng

hóa từ nơi này đến nơi khác bằng ít nhất từ hai phương thức vận tải trở lên.
(3) Biên lai gửi hàng đường biển: là biên lai nhận hàng của người chuyên chở
phát hành cho người gửi hàng hay nói cách khác là chứng từ xác nhận việc nhận
hàng của người chuyên chở và là bằng chứng vê hợp đồng chuyên chở giữa hàng
vận tải và chủ hàng. Về cơ bản, biên lai gửi hàng đường biển và vận đơn đường
biển là giống nhau ngoại trừ việc biên lai gửi hàng đường biển không thể ký hậu
chuyển nhượng và không thể dung đề nhận hàng ở cảng đích.

(4) Vận đơn hàng không: là một chứng từ vận chuyển hàng hóa và là bằng
chứng của việc ký kêt hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, về điều kiện
của hợp đồng và về việc đã tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển.

(5) Chứng từ vận tải đường sắt, đường bộ và đường không:

- Chứng từ vận tải đường sắt được phát hành nếu hàng hóa được vận tải bằng tàu
hỏa, có các tên gọi là Railưway Bill of Lading, Railway Consignment Note.
- Chứng từ vận tải bằng đường bộ được phát hành nếu hàng hóa được vận tải bằng
xe tải, có các tên gọi là Truck Bill of Lading, Waybill, Road Consignment Note.
- Chứng từ vận tải bằng đường sông được phát hành khi hàng hóa được vận chuyển
bằng đường sông, có các tên gọi là Inland Bill of Lading, Waybill, Consignment
Note.

Chứng từ bảo hiểm

b.

Là chứng từ do người bảo hiểm lập và cấp cho người được bảo hiểm làm
bằng chứng cho hợp đồng bảo hiểm và điều tiết mối quan hệ giữa người bảo hiểm
và người được bảo hiểm, chứng từ bảo hiểm bao gồm:



17

(1) Bảo hiểm đơn.
(2) Giấy chứng nhận bảo hiểm.
(3) Hợp đồng bảo hiểm.
c.

Chứng từ hàng hóa

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Có tác dụng nói rõ đặc điểm về giá trị, chất lượng và số lượng của hàng hóa.

Những chứng từ này do người bán xuất trình, là cơ sở để người mua trả tiền. Những
chứng từ về hàng hóa bao gồm:

(1) Hóa đơn thương mại: là chứng từ do người bán lập, chỉ ra chi tiết những
khoản tiền mà người bán đòi người mua.

(2) Giấy chứng nhận xuất xứ: là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có
thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa.

(3) Phiếu đóng gói: Là bảng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện
hàng (hòm, hộp, container).

(4) Bảng kê chi tiết: Là chứng từ về chi tiết hàng hóa trong lô hàng, tạo thuận
lợi cho việc kiểm tra hàng hóa và bổ sung cho hóa đơn.

(5) Giấy chứng nhận phẩm chất: Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng
thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp
đồng.

(6) Giấy chứng nhận số lượng: Xác nhận số lượng của hàng hóa thực giao.
(7) Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà một số chứng từ khác cũng được yêu cầu
như: giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật; Giấy chứng nhận vệ sinh…
Chứng từ tài chính

1.5.1.2

Chứng từ tài chính hay còn gọi là phương tiện thanh toán bao gồm hối phiếu
đòi nợ, hối phiệu nhận nợ và séc.

(1) Hối phiếu đòi nợ (Bill of Exchange): Là giấy tờ có giá do người ký phát lập,

yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có
yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
(2) Hối phiếu nhận nợ (Promissory Note): Hối phiếu nhận nợ hay còn gọi là kỳ
phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do một người khác, hoặc trả theo lệnh


18

của người này hoặc trả cho người cầm phiếu.
(3) Séc: là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do chủ tài khoản ra lệnh cho ngân
hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ
định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho người cầm séc.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

1.5.2. Theo yêu cầu của L/C

Nhóm chứng từ cơ bản (thường không thể thiếu), như:

1.5.2.1

- Chứng từ vận tải

- Chứng từ bảo hiểm (nếu người thụ hưởng chịu trách nhiệm mua)
- Hóa đơn thương mại
- Hối phiếu

Nhóm chứng từ phụ thuộc vào tính chất hàng hóa, như:

1.5.2.2

- Phiếu đóng gói/phân loại (bản kê chi tiết)

- Giấy chứng nhận số lượng/chất lượng/trọng lượng.
- Giấy kiểm định

- Giấy kiểm dịch thực vật/ động vật.
- Giấy chứng nhận vệ sinh.

Theo yêu cầu của nước nhập khẩu

1.5.2.3


- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Giấy phép xuất khẩu

- Giấy xác nhận thị thực.

Theo yêu cầu của nước xuất khẩu

1.5.2.4

Biên lai bưu điện/ fax xác nhận các giao dịch mà người thụ hưởng đã

thực hiện.

Cần lưu ý là, việc phân loại chứng từ như trên chỉ là tương đối, và vì chứng
từ có thể được gửi làm hai, ba lần khác nhau, nên bộ chứng từ còn có các đặc điểm
mà người thụ hưởng cần lưu ý khi lập và xuất trình là :
- Số loại chứng từ mà L/C yêu cầu.
- Số lượng mỗi loại là bao nhiêu bản.


×