Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

luận văn thạc sĩ chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.09 KB, 111 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI - 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH


ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2018
Chuyên ngành : Quản lý bệnh viện
Mã số

: 60720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG VỮNG

HÀ NỘI - 2019


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Hiệu, phòng Quản lý
Đào tạo Sau đại học, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng,
Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơn các Thầy, Cô Bộ môn Dân số học đã tận tình
chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập Cao học tại trường.
Tôi xin đặc biệt trân trọng và biết ơn PGS.TS. Nguyễn Đăng Vững,
trưởng Bộ môn Dân số là người thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, trang
bị kiến thức và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trên con đường nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Đảng Ủy, Ban Giám đốc Trung tâm y tế

thành phố Vĩnh Yên, cùng tập thể Lãnh đạo, nhân viên Khoa khám bệnh và
các điều tra viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cũng như giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin được gửi tình yêu thương tới gia đình, người bạn đời thân yêu, các
con yêu quý là chỗ dựa tinh thần để tôi phấn đấu.
Cuối cùng, xin cảm ơn anh chị em, bạn bè đồng nghiệp tại lớp Cao học
khóa 26, chuyên ngành Quản lý bệnh viện đã luôn bên cạnh động viên, khích
lệ tôi quyết tâm trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2019

Nguyễn Thị Bích Hải


4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Bích Hải, học viên cao học khóa 26 Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Quản lý bệnh viện, xin cam đoan:
1.

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Nguyễn Đăng Vững.

2.

Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.

3.


Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Bích Hải


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADDQOL
AsianDQOL
CLCS
ĐTĐ
ĐTNC
ĐTV
GSV
SHS
TCYTTG
WHOQOL

Audit of Diabetes Dipendent Qualty of life
Asian Diabtes Quality of Life
Chất lượng cuộc sống
Đái tháo đường

Đối tượng nghiên cứu
Điều tra viên
Giám sát viên
Subjective Happiness Scale
Tổ chức Y tế Thế giới
World Health Organization quality of life


6

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh
hiểm nghèo như bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,
liệt dương hoặc hoại thư [1]. Các biến chứng liên quan đến bệnh Đái tháo
đường (ĐTĐ) gây tử vong và tăng gánh nặng chi phí cho người bệnh, gia đình
và xã hội. Tất cả các biến chứng dù nhẹ nhất đều ảnh hưởng đáng kể đến chất
lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh [2].
Năm 2013, trên thế giới đã có khoảng 382 triệu người mắc đái tháo

đường, kèm theo dạng biến chứng mới gây tàn tật, đe dọa tính mạng [3]. Tại
Châu Á, bệnh ĐTĐ tăng nhanh ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển
ví dụ như Thái Lan có khoảng 6,7% dân số mắc ĐTĐ, Hàn Quốc có 4,0%
dân số ĐTĐ [4]. Năm 2017, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ của người dân Việt Nam đã
tăng lên 5,5% [3].
Đo lường CLCS không những đóng vai trò quan trọng trong việc đánh
giá tác động của bệnh tật tới tình trạng người bệnh mà còn cung cấp những
thông tin có giá trị giúp lựa chọn các can thiệp phù hợp [6]. Tại Việt Nam đã
có nhiều nghiên cứu về CLCS người ĐTĐ trong nước ở các bệnh viện tuyến
Trung Ương, tuyến tỉnh [6], [7], [8], [9]. Nhưng nghiên cứu CLCS người bệnh
ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến huyện, thành phố còn chưa
nhiều [9], [10] và điểm CLCS (thang điểm 100) chỉ ở mức trung bình, như
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà là 58,36 ± 11,51 [61] hay nghiên cứu của
Nguyễn Thị Xuân là 53,9 ± 14,4 [43]. Trong khi đó, số người được quản lý
điều trị tại y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến huyện ngày càng gia tăng.
Thực tế, người bệnh được quản lý và điều trị ĐTĐ ngoại trú tại trung
tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên vào năm 2015 có 3.254 người bệnh, năm 2017


9

có 4.441 người bệnh và 6 tháng đầu năm 2018 có 2.373 người bệnh [7]. Vậy
CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 đang điều trị tại Phòng khám nội tiết Khoa
Khám bệnh trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên hiện tại ra sao? Những yếu tố
nào liên quan đến CLCS của họ? Làm thế nào để cải thiện CLCS của người
bệnh ĐTĐ tuýp 2 ? Đó là những câu hỏi cần được giải đáp. Chính vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của người bệnh Đái
tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2

điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội tiết, Khoa Khám bệnh của
Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của
người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại địa điểm
nghiên cứu trên.


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa
Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2008: “ĐTĐ là một nhóm các
bệnh chuyển hóa được đặc trưng bởi tăng đường máu mạn tính do hậu quả
của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng
đường máu mạn tính trong đái tháo đường làm tổn thương, rối loạn và suy
chức năng của nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt là các tổn thương ở mắt,
thận, thần kinh, tim mạch” [3].
ĐTĐ type 2 là bệnh về rối loạn chuyển hóa chất đường (glucose) mạn
tính. Khoảng thời gian từ khi rối loạn dung nạp glucose.
1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo hiệp hội ĐTĐ Mỹ (2010) thì tiêu
chuẩn chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có 1 trong 4 tiêu chuẩn dưới đây [10].
+ Gulucose máu lúc đói (nhịn ăn 8-14 giờ) 1,26g/l (≈7mmol/l), trong 2
buổi sáng khác nhau.
+ Gulucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 2g/l (≈11,1 mmol/l) có kèm theo
triệu chứng lâm sàng ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sụt cân.
+ Gulucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥11,1
mmol/l (sau khi uống 75g glucose).

+ HbAlc ≥ 6,5% (xét nghiệm được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử
dụng phương pháp chuẩn).


11

1.1.3. Phân loại đái tháo đường
1.1.3.1. Đái tháo đường type 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin)
ĐTĐ type 1 là do sự phá hủy tế bào Bê-ta của tuyến tụy nên tụy không
sản xuất ra đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Phần lớn xảy ra ở trẻ em,
người trẻ tuổi và thường có yếu tố tự miễn. Ở Việt Nam chưa có số liệu điều
tra quốc gia, nhưng theo thống kê từ các bệnh thì tỷ lệ mắc ĐTĐ type 1 vào
khoảng 7-8% tổng số người bệnh ĐTĐ [3].
1.1.3.2. Đái tháo đường type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin)
Đái tháo đường type 2 là thể thường gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 90%
các thể ĐTĐ, thường gặp ở những người trưởng thành trên 40 tuổi. Tuy nhiên,
trong một vài thập kỉ gần đây thì ĐTĐ type 2 không còn xa lạ ở nhóm tuổi
dậy thì và tiền dậy thì, kể cả ở trẻ nhỏ. Tỷ lệ ĐTĐ tăng nhanh ở những lứa
tuổi này liên quan đến tỷ lệ tăng béo phì ở trẻ nhỏ trên thế giới. Có 30-50%
trẻ em thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ [3]. Đặc trưng của ĐTĐ
type 2 là kháng insulin làm giảm tác dụng của insulin. ĐTĐ type 2 thường
được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng gulucose máu tiến triển âm
thầm không có triệu chứng. Khi bệnh có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo
các biến chứng thận, mắt, thần kinh, tim mạch…nhiều khi các biến chứng này
đã ở mức độ rất nặng [3].
Điểm quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 2 là có sự tương
tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường, trong đó yếu tố gen có vai trò rất
quan trọng. Người mắc bệnh ĐTĐ type 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi
thói quen, luyện tập, kết hợp dùng thuốc hạ đường huyết để kiểm soát glucose
máu. Ở giai đoạn đầu, những bệnh nhân ĐTĐ type 2 không cần insulin cho

điều trị nhưng sau nhiều năm mắc bệnh, vẫn cần insulin để cân bằng đường
máu [3].


12

1.1.3.3. Đái tháo đường khác
ĐTĐ thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai (chiếm khoảng 1-2% người
mang thai), do đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, thường gặp khi
có thai lần đầu và mất đi sau đẻ. Người mẹ bị ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ cao
mắc bệnh ĐTĐ thực sự sau này (ĐTĐ type 2). Một số thể khác nhau như
khiếm khuyết chức năng tế bào do gen, giảm hoạt tính của insulin do khiếm
khuyết gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết, do các bệnh nội tiết khác nhau…[3].
1.1.4. Yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường
Qua tổng quan tài liệu, chúng tôi nhận thấy có nhiều yếu tố nguy cơ của
người bệnh ĐTĐ và người ta thường chia ra thành các nhóm chính như sau:
Trước tiên là yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh ĐTĐ
type 2. Có tới 60% đến 100% các cặp sinh đôi cùng trứng mắc bệnh ĐTĐ
type 2. Bố mẹ bị ĐTĐ thì con (hoặc ngược lại tức là thế hệ cận kề) có khả
năng mắc ĐTĐ lên tới 40%, nếu mẹ bị mắc ĐTĐ, khả năng con bị mắc cao
hơn so với bố. Nếu cả bố và mẹ cùng mắc bệnh ĐTĐ thì con có khả năng mắc
bệnh tới 70% [3].
Tiếp theo, các nguyên nhân về nhân khẩu học cũng là yếu tố nguy cơ
của bệnh ĐTĐ như tỷ lệ mắc và tuổi mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo sắc tộc, có
những nhóm sắc tộc nhạy bén với ĐTĐ như ở Tây Ban Nha, người da đen,
người Nam Á.
Đặc biệt, các yếu tố liên quan đến hành vi, lối sống, béo phì, ít hoạt
động thể lực, chế độ ăn uống không hợp lý, hút thuốc lá, uống rượu bia
nhiều…cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ. Tình trạng thiếu hụt các yếu tố
vi lượng hoặc vitamin góp phần làm thúc đẩy sự tiến triển bệnh ở người trẻ

tuổi cũng như người cao tuổi. Các yếu tố khác có thể là yếu tố nguy cơ của
ĐTĐ bao gồm cuộc sống có nhiều áp lực không được giải tỏa, lối sống
phương Tây hóa, thành thị hóa [3].


13

1.1.5. Biến chứng của bệnh đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ
tiến triển nhanh chóng và sẽ xuất hiện các biến chứng cấp tính và mạn tính.
Các biến chứng của ĐTĐ thường xuất hiện sau khoảng 10 ngày bị tăng
glucose huyết. Thời gian tăng glucose huyết càng dài thì nguy cơ của các biến
chứng mạn tính ngày càng tăng [11].
1.1.5.1. Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ thường là hậu quả của chẩn đoán
muộn, điều trị không thích hợp, hoặc nhiễm khuẩn cấp tính. Biến chứng cấp
tính có thể đe dọa tính mạng người bệnh, thường hay gặp ở các quốc gia đang
phát triển. Nhiễm toan ceton và hôn mê do nhiễm toan ceton là một biến
chứng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nguyên nhân là thiếu insulin
đã gây ra rối loạn nặng nề trong chuyển hóa protein, lipid và carbohydrate.
Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, điều trị và chăm
sóc nhưng tỷ lệ tử vong rất cao 5-10% so với người bệnh không bị biến chứng
này [12]. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn glucose nặng,
đường huyết cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5-10% người bệnh
ĐTĐ. Người bệnh ĐTĐ type 2 nhiều tuổi (> 60 tuổi) tỷ lệ tử vong cao 1030% so với người bệnh ít tuổi hơn [12]. Hạ đường huyết là biến chứng cấp
tính, thường do quá liều thuốc insulin gây nên. Có thể do người bệnh nhịn đói
hoặc kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu, nếu không điều trị kịp
thời có thể hôn mê, thậm chí tử vong. Một số biến chứng cấp tính liên quan
đến các bệnh nhiễm trùng cấp khác như nhiễm trùng ngoài da, viêm âm đạo,
âm hộ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai.

1.1.5.2. Biến chứng mãn tính
Người bị bệnh ĐTĐ thường hay gặp các biến chứng lâu dài, thậm chí
các biến chứng này xuất hiện ngay tại thời điểm bệnh được phát hiện, nhất là


14

ở những người bệnh ĐTĐ type 2. Đây là nguyên nhân không chỉ làm tăng
gánh nặng kinh tế của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mà còn là lý do chủ yếu
làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh ĐTĐ [3]. Người ta
có thể chia các biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ theo nhiều cách khác
nhau. Thường người ta phân loại biến chứng mạn tính theo mạch máu và thần
kinh. Biến chứng mạch máu bao gồm các biến chứng mạch máu lớn (xơ vữa
mạch vành, xơ vữa mạch não, bệnh mạch máu ngoại vi) và biến chứng mạch
nhỏ (bệnh võng mạc, bệnh lý cầu thận). Biến chứng thần kinh bao gồm bệnh
lý thần kinh giác quan- vận động (đoạn xa- chi dưới, đoạn xa- chi trên, bệnh
lý một dây thần kinh, loét thần kinh, teo cơ ĐTĐ, chứng suy mòn thần kinh),
bệnh lý thần kinh tự động (liệt dạ dày, ỉa chảy do ĐTĐ, bệnh bàng quang do
thần kinh, liệt dương, thần kinh tự động tim), bệnh lý phối hợp giữa thần kinh
và mạch máu (loét ổ gà, loét chân) [3].
1.1.6. Phòng chống biến chứng ở người bệnh đái tháo đường
Biến chứng của bệnh ĐTĐ là điều không thể tránh khỏi nhưng có thể
can thiệp để giảm mức độ các biến chứng và làm chậm quá trình xảy ra các
biến chứng ở người bệnh ĐTĐ.
1.1.6.1. Phòng ngừa biến chứng cấp tính
Các biến chứng cấp tính được phòng ngừa bằng cách người bệnh phải
được hướng dẫn cách tự theo dõi lượng glucose máu và ceton niệu, tuân thủ
chế độ điều trị, chế độ ăn uống, liên hệ ngay với thầy thuốc khi mắc các bệnh
khác, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như buồn nôn, sốt, tiêu chảy,
hoặc nồng độ glucose trong máu cao, có ceton niệu dai dẳng… Đối với thầy

thuốc phải thông báo cho người bệnh tình hình bệnh tật, cách phát hiện các
triệu chứng hoặc dấu hiệu nguy hiểm khi cần đi khám; khi thăm khám định kỳ
phải khám tỉ mỉ để phát hiện những diễn biến bất thường của bệnh [13].


15

1.1.6.2. Phòng ngừa biến chứng mạn tính
Người bệnh ĐTĐ được cung cấp những kiến thức để lựa chọn một chế
độ sinh hoạt, luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình, kiểm soát tốt
glucose máu. Điều trị tích cực kết hợp điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa
lipid, các rối loạn đông máu, hạn chế tình trạng dễ viêm nhiễm, tăng hoạt
động thể lực, giảm cân, loại bỏ thói quen không có lợi cho bệnh như hút thuốc
lá, uống rượu… Đặc biệt, người bệnh ĐTĐ cần sàng lọc, khám định kỳ để
phát hiện sớm bệnh lý mắt, cầu thận, thần kinh do biến chứng ĐTĐ [13].
1.2. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới
Các công trình nghiên cứu về dịch tễ bệnh ĐTĐ cho thấy: tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ tăng lên hàng năm, cứ 15 năm thì tỷ lệ này tăng lên gấp đôi, tuổi
càng tăng thì tỷ lệ mắc càng cao, từ 65 tuổi trở lên thì tỷ lệ này lên tới 16%
[15]. ĐTĐ được xếp vào một trong ba bệnh thường gây tàn phế và tử vong
cao nhất đó là xơ vữa động mạch, ung thư. TCYTTG đã lên tiếng “báo động”
về mối lo ngại này trên toàn thế giới: Năm 2010: có khoảng 221 triệu người
mắc ĐTĐ, trong đó có khoảng 215,6 triệu người ĐTĐ type 2. Dự đoán năm
2025 có khoảng 300- 350 triệu người bị bệnh ĐTĐ [1].
Tỷ lệ mắc bệnh theo từng nước có nền công nghiệp phát triển hay đang
phát triển, thay đổi theo từng dân tộc, từng vùng địa lý khác nhau. Hội nghị
ĐTĐ (2007) tại Singapore công bố, số người bệnh ở 10 nước điển hình như
sau [12]:



16

Bảng 1.1: Số người bệnh Đái tháo đường tại 10 nước [11]
Số người bệnh ĐTĐ năm 1995

Số người bệnh ĐTĐ dự báo

(triệu người)
19,4

đến năm 2025 (triệu người)

Trung Quốc
Mỹ

16,0
13,9

37,6
21,9

Nga
Nhật Bản
Indonesia
Brazil

8,9
6,3
4,5

4,9

12,2
8,5
12,4
11,6

Mexico
Pakistan
Ukraina

3,8
4,3
3,6

11,7
14,5
8,8

Tên nước
Ấn Độ

57,2

Năm 2013, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 382 triệu người bị
ĐTĐ chiếm 8,3% dân số. Bắc Mỹ và vùng Caribê là vùng có tỷ lệ ĐTĐ cao
hơn chiếm 11%, tiếp theo là Trung Đông và Bắc Phi 9,2%, khu vực Tây Thái
Bình Dương là 8,6% dân số, Châu Âu có khoảng 8,5% dân số, Châu Phi là
khu vực có tỷ lệ thấp nhất 4,9% [14].
Một nghiên cứu chung của các trường đại học tại Trung Quốc và Hoa

Kỳ (2013) thì khoảng 11,6% những người trưởng thành Trung Quốc bị bệnh
ĐTĐ, tức là khoảng 114 triệu người. Một nửa những người trưởng thành đang
ở trong thời kỳ tiền ĐTĐ đã rối loạn chuyển hóa lượng đường nhưng chưa
được phát hiện ra [1].


17

1.2.2. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam
Tại Huế, năm 1996 là 0,96% (nội thành 1,05%, ngoại thành là 0,6%), tỷ
lệ nữ nhiều hơn nam, năm 2006 tỷ lệ này cho kết quả là 1%, nhưng đến năm
2003 tỷ lệ này lên tới xấp xỉ 5% dân số [15]. Tại thành phố Hồ Chí Minh
(1993) tỷ lệ ĐTĐ type 2 là 2,52%, năm 2001 tỷ lệ ĐTĐ ở nội thành là 2,5%
và tỷ lệ này tăng gấp 2,5 lần sau 8 năm (6,9% so với 2,5%) [13]. Năm 2001,
một cuộc điều tra dịch tễ về bệnh ĐTĐ theo quy chuẩn quốc tế tại 4 thành phố
lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) cho kết quả tỷ lệ
mắc ĐTĐ là 4,0%, riêng Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tỷ lệ này lên tới 7%.
Theo điều tra quốc gia về ĐTĐ năm 2002 cho thấy tỷ lệ người bệnh ĐTĐ
tăng lên so với nghiên cứu ở thập niên 90. Năm 2002, tỷ lệ ĐTĐ trên toàn
quốc chiếm 2,7% (khu vực thành phố 4,4%, miền núi và trung du 2,1%, đồng
bằng 2,7%) [16]. Kết quả điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ toàn quốc năm 2012
do Bệnh viện Nội tiết Trung Ương tiến hành, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ toàn quốc ở
người trưởng thành là 5,42%. Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ tăng dần theo nhóm tuổi,
cụ thể là 1,7% ở nhóm tuổi từ 30-39; 3,7% ở nhóm tuổi từ 40-49; 7,5% ở
nhóm tuổi từ 50-59 và 9,9% ở nhóm tuổi từ 60 đến 69 tuổi [17].
1.3. Chất lượng cuộc sống
1.3.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống
Chúng ta ngày nay đang chứng kiến sự biến chuyển của mô hình bệnh
tật trong dân số. Trước năm 1950 là thời kỳ của các bệnh nhiễm trùng, tiếp
đến là giai đoạn của các bệnh mạn tính kéo dài khoảng 30 năm đến năm 1980.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chúng ta cứu sống
được nhiều người bệnh hơn và do đó số lượng người bệnh sống chung với
bệnh mạn tính và các khiếm khuyết chức năng không ngừng tăng lên. Kết quả
từ năm 1980 đến nay được gọi là thời kỳ của gánh nặng bệnh tật [9].


18

Các gánh nặng này ảnh hưởng trực tiếp lên cộng đồng và đặc biệt là cá
nhân những người bị bệnh (sống mà không làm việc được, sống không như
người bình thường do đau đớn, tàn tật) và thậm chí tử vong cũng như gây ảnh
hưởng lớn về mặt xã hội (nguồn lực nhân lực, việc hoạch định chính sách y tế
và dịch vụ chăm sóc sức khỏe). Như vậy, chúng ta thấy rằng các chỉ số đo
lường bệnh tật như tỷ lệ tử vong, các thông số lâm sàng và cận lâm sàng
không thể phản ánh đầy đủ các khía cạnh tác động của bệnh tật và các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe từ đó khái niệm chất lượng cuộc sống ra đời. CLCS được
coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe và cho đến nay có rất nhiều
định nghĩa về CLCS.
Trước công nguyên, Aristotle đã định nghĩa CLCS là “một cuộc sống tốt”
hoặc “một công việc trôi chảy”. Sau công nguyên, khái niệm CLCS được đề cập
lần đầu tiên vào năm 1920 [19] và được biết đến rộng rãi kể từ những năm 1960.
Kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa lại sức khỏe ngoài việc không
có ốm đau bệnh tật mà còn cảm thấy hạnh phúc cả về thể chất, lẫn tinh thần và
xã hội [21], các khía cạnh của CLCS ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc
và nghiên cứu về sức khỏe. Mặc dù CLCS được coi là một vấn đề quan trọng
của sức khỏe, nhưng cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa
chung nhất về CLCS [21].
Trong những năm 1960 và những năm 1970, CLCS thường được xác
định trên toàn cầu với sự kết hợp về ý tưởng của sự hài lòng/ không hài lòng
và hạnh phúc/ không hạnh phúc [22]. Theo Abrams (1973), CLCS là mức độ

hài lòng hoặc không hài lòng được cảm nhận bởi con người với các khía cạnh
khác nhau trong cuộc sống của họ [23] và Andrew (1974), CLCS như là mức
độ niềm vui và sự hài lòng đặc trưng cho sự tồn tại của con người [24].
Trong những năm 1980 và những năm 1990, định nghĩa về CLCS
thường được chia thành một loạt các khía cạnh và xu hướng này vẫn còn tiếp


19

tục cho đến ngày nay. George và Bearon (1980) định nghĩa CLCS theo 4 khía
cạnh cơ bản là: sức khỏe chung, tình trạng chức năng và tình trạng xã hội, sự
hài lòng với cuộc sống và các yếu tố liên quan, sự tự tin và các yếu tố liên
quan [25]. Clark và Bowling (1989) định nghĩa CLCS không chỉ có năng lực
chức năng, mức độ hoạt động, trạng thái tinh thần, tuổi thọ mà còn bao gồm
các khái niệm về sự riêng tư, tự do, tôn trọng cá nhân, tự do lựa chọn, cảm
xúc hạnh phúc và duy trì phẩm giá [26]. Ferrans và Power (1985), định nghĩa
CLCS như là nhận thức hay cảm giác hạnh phúc của con người bắt nguồn từ
sự hài lòng hoặc không hài lòng với các lĩnh vực của cuộc sống quan trọng
đối với họ. Mô hình này bao gồm lĩnh vực: sức khỏe và chức năng, tâm lý và
tâm linh, kinh tế xã hội và gia đình [27]. Mặc dù có rất nhiều định nghĩa về
CLCS của các tác giả, tuy nhiên định nghĩa của TCYTTG được sử dụng khá
phổ biến và toàn diện hơn so với các tác giả khác. Theo đó, CLCS là sự hiểu
biết của cá nhân về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các
giá trị mà họ thuộc về; và trong mối quan hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn
mực và mối quan tâm của họ [28].
Từ định nghĩa trên cho ta thấy, các khía cạnh của sức khỏe thường phụ
thuộc vào quan điểm hay nhận thức mà người bệnh, cán bộ y tế hay các nhà
nghiên cứu muốn đánh giá về sức khỏe. Tuy nhiên một số khía cạnh của
CLCS như mức thu nhập hay môi trường sống không được coi là sức khỏe dù
chúng có thể có những tác động bất lợi lên sức khỏe.

Vì vậy, để phản ánh khía cạnh chuyên biệt hơn về các vấn đề liên quan
trực tiếp hơn đến sức khỏe, chúng ta cần định nghĩa hẹp hơn đó là về CLCS
liên quan đến sức khỏe (health-related quality of life), do đó khái niệm CLCS
liên quan đến sức khỏe đã ra đời.
Theo TCYTTG, CLCS liên quan đến sức khỏe là sự đo lường các mối
quan hệ kết hợp về thể chất, tinh thần; sự tự hài lòng và mức độ hoạt động


20

độc lập của cá nhân cũng như sự tác động của các mối quan hệ này với đặc
tính nổi bật của hoàn cảnh sống của người đó [29].
Các thuật ngữ CLCS và CLCS liên quan đến sức khỏe thường được sử
dụng thay thế cho nhau trong nghiên cứu y tế, mặc dù CLCS là một khái niệm
rộng lớn hơn nhiều, bao gồm các lĩnh vực toàn diện hơn của cuộc sống. Khi
nói đến CLCS liên quan đến sức khỏe là nói đến tác động của bệnh tật và
công tác điều trị bệnh trong cuộc sống của người bệnh, là đánh giá chủ quan
về tác động của bệnh và chữa bệnh trên các lĩnh vực chức năng thể chất, tinh
thần, xã hội của bản thân và niềm tin hạnh phúc [30].
Có một số khác biệt giữa CLCS và CLCS liên quan đến sức khỏe,
CLCS đại diện cho hàng loạt các trải nghiệm của con người bao gồm nhiều
lĩnh vực, chẳng hạn như cộng đồng, giáo dục, cuộc sống gia đình, tình bạn,
sức khỏe, nhà ở, hôn nhân, quốc gia, khu vực, bản thân, mức sống và việc
làm. CLCS thường được sử dụng trong lĩnh vực xã hội học, kinh tế, khoa học
chính trị, và tâm lý học.CLCS liên quan đến sức khỏe tập trung vào sức khỏe và
thường được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Trong nghiên cứu y tế,
CLCS liên quan đến sức khỏe mô tả những gì người bệnh đã trải nghiệm như là
kết quả của việc chăm sóc y tế, giúp đánh giá sự khác biệt giữa những gì dự kiến
và thực tế điều trị một cách toàn diện chứ không chỉ là các yếu tố thể hiện trên
lâm sàng. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ nghiên cứu về

CLCS liên quan đến sức khỏe và viết ngắn gọn là CLCS.
1.3.2. Các phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống
CLCS liên quan đến sức khỏe cùng với tình trạng ốm đau và tử vong là
các chỉ số được sử dụng để đo lường sức khỏe của các cá nhân và quần thể.
Có hai cách tiếp cận thường được sử dụng để đo lường CLCS đó là: trực tiếp
và gián tiếp [30].


21

1.3.2.1. Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này CLCS được đo trực tiếp và tổng thể thông qua
hệ số chất lượng sống liên quan đến một điều kiện sức khỏe nhất định. Hiện
nay có ba phương pháp được sử dụng khá phổ biến là phương pháp trao đổi
thời gian, phương pháp thang điểm trực giác và phương pháp đặt cược. Các
phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống trực tiếp có ưu điểm là ngắn
gọn, cho kết quả nhanh chóng và không làm mất nhiều công sức và thời gian
của người được phỏng vấn. Phương pháp trực tiếp thường được áp dụng trong
các trường hợp đánh giá kinh tế y tế [29].
1.3.2.2. Phương pháp gián tiếp
Phương pháp gián tiếp đánh giá CLCS qua các chỉ số đo lường các khía
cạnh khác nhau của cuộc sống như khía cạnh thể chất, tinh thần, xã hội, môi
trường…Cho đến nay, các thang đo CLCS vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn
thiện [29]. Có hằng trăm công cụ được triển khai và sử dụng để đánh giá
CLCS, nhưng hiện nay chỉ có khoảng 50 công cụ được sử dụng thường
xuyên. Có điểm giống nhau và cũng có những khác biệt ở từng bộ công cụ
[33]. Tuy nhiên, các bộ công cụ dùng để đo lường CLCS gián tiếp được chia
làm hai loại: bộ công cụ đo lường CLCS tổng quát và bộ công cụ đo lường
CLCS chuyên biệt [31].
Bộ công cụ đo lường CLCS tổng quát thường được áp dụng cho các đối

tượng trong dân số nói chung để đánh giá, thay đổi rộng của các lĩnh vực sức
khỏe. Ưu điểm của bộ công cụ này là rất hữu ích trong các nghiên cứu thăm
dò sức khỏe tổng quát và so sánh giữa các nhóm đối tượng dân số có tình
trạng bệnh lý khác nhau. Nhược điểm của công cụ này là chưa đủ khả năng để
đánh giá được các vấn đề chuyên sâu của đối tượng đang mắc các bệnh lý cụ
thể do đó có thể không phát hiện được sự thay đổi về CLCS đặc thù cho một
số bệnh lý chuyên biệt [31]. Nhìn chung có khá nhiều các bộ công cụ đo


22

lường CLCS tổng quát với độ dài ngắn là khác nhau, mức độ áp dụng trong
các nghiên cứu cũng khác nhau đó là thể chất, tinh thần và xã hội.
Từ năm 1985, Ed Diener đã xây dựng thang đo lường sự hài lòng với
cuộc sống là một thang đo được sử dụng trên toàn cầu để đo lường sự hài lòng
với cuộc sống của mọi người. Mỗi câu hỏi được đánh giá trên thang điểm 7 từ
rất không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.
Bộ thang đo Subjective Happiness Scale (SHS) được Lyubomirsky đưa
ra năm 1999 là thang đo hạnh phúc của mỗi cá nhân, được sử dụng trên toàn
cầu. Bộ công cụ SHS gồm 4 câu hỏi, mỗi câu cũng được đánh giá trên thang
điểm 7 như Ed Diener. Thang đo đã được kiểm định về độ tin cậy và được xác
nhận tính giá trị khi sử dụng để đo lường hạnh phúc chủ quan. SF-36 là bộ
công cụ được các nhà nghiên cứu chiến lược và chính sách Mỹ (1993) xây
dựng để khắc phục một số khiếm khuyết mà bộ công cụ khác trước đó, đó là
chưa bao gồm các lĩnh vực của CLCS một cách toàn diện. Đây là bộ công cụ
nghiên cứu CLCS đa mục đích, gồm 36 câu hỏi ngắn điều tra về tình trạng
sức khỏe, với 8 lĩnh vực chức năng bao gồm: các chức năng về hoạt động thể
chất, các hạn chế hoạt động do thể chất, các hạn chế do hoạt động tinh thần,
sức sống, sự thoải mái về tinh thần, cơn đau và sự khó chịu, các vấn đề xã hội,
tình trạng sức khỏe chung [32]. Mặc dù vậy, SF-36 có đặc điểm là dài nên để

áp dụng cho những nghiên cứu cần đánh giá nhanh, người ta rút gọn để có bộ
công cụ SF-12, SF-12 là bộ câu hỏi đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe
với 12 câu hỏi và có ưu điểm ngắn gọn, dễ trả lời, được sử dụng để đánh giá
CLCS của người bệnh, bao gồm hai lĩnh vực sức khỏe thể chất và sức khỏe
tinh thần. SF-12 thường được sử dụng với những nghiên cứu có cỡ mẫu lớn
và khi nghiên cứu cần tìm hiểu nhiều thông tin khác nữa [29]. Tuy nhiên, SF12 chưa đi vào chi tiết các khía cạnh thể chất và tâm thần nên có hạn chế
trong việc đo lường các khía cạnh của CLCS một cách toàn diện và chi tiết.


23

Để đánh giá CLCS toàn diện hơn, TCYTTG nghiên cứu và cho ra đời
bộ công cụ WHOQOL-100. Đây là bộ công cụ cập nhật nhiều nhất các khía
cạnh của CLCS, bao gồm 6 khía cạnh: thể chất, tâm lý, tâm linh, kinh tế và
môi trường được xem là bộ công cụ đo lường CLCS toàn diện, chi tiết. Ở bộ
công cụ này, CLCS là cảm nhận có tính chủ quan của cá nhân đặt trong cũng
có hạn chế trong phạm vi sử dụng và TCYTTG đã rút gọn để có bộ công cụ
WHOQOL-26 [33].
Ngoài các bộ công cụ tổng quát còn có bộ công cụ đo lường CLCS
chuyên biệt. Những bộ công cụ này chú trọng vào các khía cạnh sức khỏe phù
hợp nhất với tình trạng bệnh tật đang được nghiên cứu và những đặc trưng
của nhóm bệnh nào đó, do vậy thang đo này thường được sử dụng trong các
nghiên cứu lâm sàng để đánh giá các can thiệp điều trị chuyên biệt. Nhà
nghiên cứu muốn tăng khả năng phát hiện sự thay đổi về CLCS do tác động
của các can thiệp lâm sàng do đó thường chỉ đưa vào nghiên cứu một số lĩnh
vực quan trọng của CLCS liên quan trực tiếp đến những bệnh cụ thể [34].
Bên cạnh đó, để nghiên cứu chất lượng cuộc sống đối với người bệnh
đái tháo đường, có bộ công cụ “Chất lượng cuộc sống của người bệnh đái
tháo đường Châu Á” - AsianDQOL [35]. Bộ công cụ này đã được xây dựng
và thử nghiệm tại Malaysia. Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn bộ công cụ này để

dịch sang tiếng Việt, thử nghiệm tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ
trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
1.4. Một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người
bệnh đái tháo đường
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về CLCS của người bệnh ĐTĐ
type 2. Các tác giả đã sử dụng các bộ công cụ khác nhau và phương pháp tiến
hành khác nhau. Kết quả của một số nghiên cứu đã cho thấy có sự khác biệt


24

về điểm CLCS giữa các nhóm yếu tố nhân khẩu-xã hội/ nghề nghiệp: giới
tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn… và các nhóm yếu tố lâm sàng như thời
gian phát hiện bệnh, bệnh kèm theo… Một số nghiên cứu đã chỉ ra được các
yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 như: CLCS có xu
hướng giảm khi tuổi tăng; nam giới có CLCS cao hơn nữ giới; trình độ học
vấn càng cao thì CLCS có xu hướng tăng lên; những người bệnh có biến
chứng thì CLCS kém hơn những người bệnh không có biến chứng; thời gian
mắc bệnh ĐTĐ nhiều hơn, biến chứng về tim mạch, thận, võng mạc ảnh
hưởng đáng kể đến CLCS của người bệnh.
Tác giả Glasgow và cộng sự (1997) sử dụng bộ SF-20 nghiên cứu với
2056 người bệnh ĐTĐ với mẫu đại diện trên toàn quốc tại Mỹ để đánh giá
CLCS của người bệnh ĐTĐ và các yếu tố liên quan đến CLCS. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy trung bình CLCS về sức khỏe thể chất là 70,3 điểm; hoạt
động xã hội là 77,5 điểm; lĩnh vực sức khỏe tinh thần là 59,7 điểm. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến CLCS
của người bệnh ĐTĐ type 2 là tuổi cao thì CLCS giảm, trình độ học vấn càng
thấp thì CLCS càng giảm, nữ giới có CLCS thấp hơn nam giới, người bệnh có
biến chứng với số lượng biến chứng càng lớn thì CLCS càng thấp (p<0,05) [2].

Tác giả Lau và cộng sự (2000) sử dụng bộ câu hỏi SF-36 nghiên cứu
với 380 người bệnh ĐTĐ của 4 trung tâm y tế tại California để so sánh sự
thay đổi CLCS qua can thiệp sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ sau một năm.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, điểm trung bình CLCS của người bệnh
ĐTĐ type 2 của 4 trung tâm y tế ở mức trung bình. Nghiên cứu đã chỉ ra điểm
trung bình CLCS về khía cạnh thể chất không có sự khác biệt có ý nghĩa trước
(45,13±0,65) và sau một năm can thiệp (44,12±0,73). Tuy nhiên điểm CLCS
về khía cạnh tinh thần có sự tăng lên có ý nghĩa lần lượt là 44,45±0,63 và
48,21±0,68 (p<0,05) [36].


25

Các tác giả Herman và cộng sự (2011) cũng sử dụng bộ công cụ SF-36
để nghiên cứu tác động của biến chứng viêm đa dây thần kinh của bệnh nhân
ĐTĐ type 2 đến sự đi lại và CLCS của 155 người bệnh (trong đó 98 người
bệnh ĐTĐ type 2 bị viêm đa dây thần kinh, 39 người bệnh ĐTĐ type 2 không
bị viêm đa dây thần kinh, 19 người khỏe mạnh) tại một trường đại học và 4
huyện phía Nam của Hà Lan. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy nhóm người
bệnh ĐTĐ type 2 có biến chứng viêm đa dây thần kinh có điểm trung bình
CLCS không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có biến
chứng (50±20 và 50±19) và thấp hơn hẳn so với nhóm người khỏe mạnh
(77±15) [37].
Nhóm tác giả Adam Lloyd và cộng sự (2001) sử dụng bộ câu hỏi SF-36
thực hiện nghiên cứu với 1233 người bệnh ĐTĐ type 2 không sử dụng insulin
nhằm mục đích đánh giá tác động của các biến chứng lên CLCS của người
bệnh ĐTĐ type 2 tại 12 nước châu Âu. Kết quả cho thấy các biến chứng như
tăng huyết áp, tim mạch, võng mạc, thần kinh ngoại vi…dù nhẹ nhất cũng ảnh
hưởng đến CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 (p<0,05). Ngoài ra, nhóm tác
giả đã tìm ra một số yếu tố liên quan, ảnh hưởng tới CLCS của người bệnh

ĐTĐ type 2: tuổi cao CLCS thấp, chỉ số cơ thể ở mức béo phì thì CLCS của
người bệnh giảm, những người bệnh không tuân thủ việc kiểm soát đường
huyết CLCS thấp hơn nhóm tuân thủ, thời gian mắc bệnh càng dài thì CLCS
của người bệnh càng giảm (p<0,05) [38].
Còn tác giả Iran Abolhasani và cộng sự (2012), sử dụng bộ công cụ
EQ-5D thực hiện nghiên cứu chọn mẫu trên toàn quốc với 3472 người bệnh
ĐTĐ type 2 nhằm mục đích đo lường CLCS và một số yếu tố về đặc điểm
lâm sàng, nhân khẩu học có liên quan đến CLCS hay không. Nghiên cứu cho
thấy ở nữ giới, người trên 70 tuổi bị thất nghiệp, ly dị, phải nhập viện trong
vòng một năm qua, thời gian bị tiểu đường dài, có mắc các bệnh kèm theo thì


×