Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

luận văn thạc sĩ thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh và một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện nông sơn, tỉnh quảng nam năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.04 KB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

DOÃN NGỌC ĐỊNH

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC TRƯỚC
SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BÀ MẸ CÓ
CON DƯỚI 1 TUỔI TẠI HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG
NAM NĂM 2018.

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

DOÃN NGỌC ĐỊNH

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC TRƯỚC
SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BÀ MẸ CÓ
CON DƯỚI 1 TUỔI TẠI HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG
NAM NĂM 2018.
Chuyên ngành: Y tế công cộng


Mã số: 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HOÀI THU

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của một người học trò, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới:
T.S Nguyễn Thị Hoài Thu – người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã
luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo cùng toàn thể thầy cô
của các Bộ môn và cán bộ các Phòng, Ban trường Đại học Y Hà Nội đã tận
tình dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm tháng học tập tại trường.
Em xin trân thành cảm ơn Lãnh đạo, đoàn thanh viên TTYTDP huyện
Nông Sơn và thành đoàn trường ĐHSPKT Y Dược Đà Nẵng đã giúp đỡ em
thu thập số liệu nghiên cứu này.
Xin cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Y tế công cộng khóa 26 đã
chia sẻ, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, với lòng tri ân sâu sắc, em muốn gửi lời cảm ơn bố mẹ, anh
chị em trong gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2019
Học viên


Doãn Ngọc Định


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội;
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng;
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tôi là Doãn Ngọc Định, học viên cao học khóa 26, chuyên ngành Y tế
công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn
toàn chính xác, trung thực và khách quan.
Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2019
Học viên

Doãn Ngọc Định


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BYT

Bộ Y tế

BHYT


Bảo hiểm y tế

BMTE

Bà mẹ trẻ em

CSTS

Chăm sóc trước sinh

CSYT

Cơ sở y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HIV/AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

KAP

Kiến thức- thái độ- thực hành (KnowledgeAttitude- Practice)

TYT

Trạm y tế


WHO

Tổ chức Y tế thế giới

UNICEF

Qũy nhi đồng liên hiệp quốc


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................4
1.1. Một số khái niệm liên quan............................................................................4
1.2. Hướng dẫn chăm sóc trước sinh của Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế.........4
1.3. Quy định, hướng dẫn về chăm sóc trước sinh và thưc trạng cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe trước sinh tại Việt Nam...........................................................6
1.5. Những yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh.......13
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu......................................................................19
1.7. Khung lý thuyết nghiên cứu.........................................................................21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................23
2.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................................23
2.3. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................23
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.....................23
2.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................23
2.5. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu............................................................................23
2.6. Phương pháp thu thập thông tin....................................................................24
2.7. Quy trình thu thập thông tin.........................................................................24
2.8. Biến số, chỉ số..............................................................................................25
2.9. Xử lý, phân tích số liệu.................................................................................28

2.10. Sai số và biện pháp khắc phục....................................................................29
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu..........................................................................30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................31
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN....................................................................................48
4.1.
Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu..............................48
4.2.
Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ có con dưới
1 tuổi tại Nông Sơn, Quảng Nam........................................................................49
4.3.
Thái độ, nhận thức của phụ nữ có con dưới một tuổi về CSTS...............55
4.4.
Những yếu tố liên quan đến tần suất khám thai và sử dụng dịch vụ CSTS
của phụ nữ có con dưới 1 tuổi.............................................................................56
4.5.
Hạn chế của nghiên cứu..........................................................................61
KẾT LUẬN............................................................................................................62
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


DANH MỤC BẢ
Bảng 2.1. Bảng biến số,chỉ số nghiên cứu......................................................25
Y
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.......................31
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................32
Bảng 3.3. Mô tả tình trạng sức khỏe của đối tượng nghiên cứu.....................33
Bảng 3.4. Mô tả đặc điểm của lần mang thai vừa rồi của bà mẹ.....................35
Bảng 3.5. Mô tả thực trạng khám,sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh........36

Bảng 3.6. Mô tả tần suất,địa điểm sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh.37
Bảng 3.7. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tư vấn, thăm khám lâm sàng............39
Bảng 3.8. Mô tả thái độ của các bà mẹ về khám và sử dụng dịch vụ chăm sóc
trước sinh.........................................................................................................40
Bảng 3.9. Mô tả nguồn thông tin bà mẹ tiếp cận về chăm sóc trước sinh.......41
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và tần suất khám thai
.........................................................................................................................42
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe, kế hoạch mang thai, khả
năng tiếp cận dịch vụ với số lần khám thai.....................................................44
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các yếu tố tình trạng sức khỏe, kế hoạch mang
thai với thực trạng sử dụng dịch vụ CSTS......................................................45
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và tần suất sử dụng
dịch vụ CSTS..................................................................................................46
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa phương pháp sinh và thực trạng sử dụng dịch
vụ CSTS..........................................................................................................47
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ phụ nữ mang thai sử dụng đầy đủ dịch vụ CSTS...............38
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Bản đồ tỉnh Quảng Nam bao gồm huyện Nông Sơn......................20
Hình 1. 2. Khung lý thuyết sử dụng dịch vụ CSTS và các yếu tố liên quan...21


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức y tế thế giới, chăm sóc trước sinh được định nghĩa là một gói
các dịch vụ dự phòng, điều trị được cung cấp bởi các nhân viên y tế một cách
định kỳ trong quá trình mang thai nhằm ngăn ngừa và điều trị các yếu tố nguy
cơ, bệnh phát sinh do quá trình mang thai với mục tiêu nâng cao sức khỏe của
bà mẹ trẻ em [1]. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe định kỳ, thai phụ sẽ

được thăm khám, tiêm phòng, xét nghiệm và cung cấp các thông tin về thai
nhi, tư vấn chế độ ăn, dinh dưỡng, lối sống cũng như bổ sung vitamin, viên
sắt.
Chăm sóc trước sinh đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giảm tỷ lệ tử
vong mẹ thông qua khám thai và sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh
trong quá trình mang thai, tiêm chủng, khám sàng lọc, tư vấn dinh dưỡng, lối
sống [2]. Các can thiệp dự phòng và điều trị trong giai đoạn mang thai có hiệu
quả cao trong việc dự phòng các tai biến trong quá trình mang thai cũng như
khi sinh [1]. Theo báo cáo của điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em phụ nữ
năm 2017 (MICS) tại Việt Nam tỷ lệ tử vong mẹ là 65/100000 trẻ đẻ sống.
Phụ nữ tử vong phần lớn là do các biến chứng trong khi mang thai và sinh nở
và hầu hết các biến chứng này phát triển trong quá trình mang thai và có thể
dự phòng, phát hiện và điều trị kịp thời.
Do tầm quan trọng của công tác chăm sóc trước sinh với sức khỏe của bà
mẹ và thai nhi, tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2016 khuyến nghị phụ nữ
các nước đang phát triển nên được khám thai ít nhất 4 lần nhằm dự phòng,
phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nguy cơ sức khỏe gặp phải trong quá
trình mang thai thay cho khuyến nghị thăm khám tối thiểu 3 lần trước đây [2].
Nội dung của mỗi lần thăm khám bao gồm các kiểm tra lâm sàng và các xét


2

nghiệm cần thiết để phát hiện các bệnh nhiễm trùng, bệnh mãn tính ảnh
hưởng đến quá trình mang thai nhằm có biện pháp điều trị kịp thời [1].
Trong hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm
2016 của Bộ Y tế ban hành quy định các thai phụ khi mang thai được khám
thai ít nhất 4 lần vào các tuần 8-12; 24-26 tuần thứ 32 và tuần thứ 36 của thai
kỳ thay cho quy định khám thai ít nhất 3 lần trong chiến lược chăm sóc sức
khỏe bà mẹ trẻ em năm 2008 [3]. Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ chăm sóc

trước sinh của phụ nữ mang thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính sẵn
có của dịch vụ, khả năng tiếp cận về địa lý, rào cản về xã hội, văn hóa đối với
việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh. Đặc biệt tại các vùng nông
thôn, miền núi nơi điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn.
Huyện Nông Sơn là một huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam mới được thành
lập từ năm 2008, điều kiện kinh tế xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, tiếp
cận của người dân với các cơ sở y tế còn nhiều khó khăn về địa lý,do đó khả
năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh của người dân còn nhiều hạn chế.
Theo báo cáo của trung tâm y tế tỉnh Quảng Nam 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ
tiêm phòng uốn ván cho các bà mẹ mang thai của huyện chỉ đạt 42,9% trong
tổng số bà mẹ được quản lý. Toàn huyện hiện tại có 8700 phụ nữ trong độ tuổi
sinh sản trong đó có khoảng 500 bà mẹ có con dưới 1 tuổi. Do đó, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu “Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh và
một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới một tuổi tại huyện Nông Sơn,
tỉnh Quảng Nam năm 2018” với câu hỏi nghiên cứu như sau :
1. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ có con dưới
1 tuổi tại huyện Nông Sơn, Quảng Nam là như thế nào?
2. Có những yếu tố nào liên quan đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước
sinh của phụ nữ có con dưới 1 tuổi tại huyện Nông Sơn, Quảng Nam ?


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của phụ nữ có con
dưới 1 tuổi tại huyện Nông Sơn, Quảng Nam năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc
trước sinh của phụ nữ có con dưới 1 tuổi tại huyện Nông Sơn, Quảng
Nam năm 2018.



4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.

1.1. Một số khái niệm liên quan.
1.1.1. Định nghĩa chăm sóc trước sinh.
Chăm sóc trước sinh hay chăm sóc phụ nữ khi mang thai tại các cơ sở y tế
(CSYT) là một trong các gói các dịch vụ dự phòng,điều trị được cung cấp bởi
các nhân viên y tế một cách định kỳ trong quá trình mang thai nhằm ngăn
ngừa và điều trị các yếu tố nguy cơ,bệnh phát sinh do quá trình mang thai, với
mục tiêu nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Trong quá trình chăm sóc
sức khỏe định kỳ, thai phụ sẽ được cung cấp các thông tin về thai nhi, tư vấn
chế độ ăn, dinh dưỡng, lối sống cũng như bổ sung vitamin [1].
1.2. Hướng dẫn chăm sóc trước sinh của Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y
tế.
Theo WHO, việc chăm sóc trước sinh cho phụ nữ mang thai đóng vai trò
quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ tử vong thai sản trên thế giới, đặc
biệt là tại các nước đang phát triển [1]. Trước năm 2012,Tổ chức Y tế thế giới
chỉ khuyến cáo thăm khám thai ít nhất 3 lần đối với phụ nữ có thai ở các nước
đang phát triển, tuy nhiên WHO đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm ngẫu
nhiên kết hợp với tổng quan có hệ thống và đã chỉ ra rằng để cung cấp các
dịch vụ y tế cần thiết thì cần ít nhất 4 lần khám thai trong quá trình mang thai
đối với thai phụ khỏe mạnh và không có các vấn đề sức khỏe nào trong quá
trình mang thai. Từ kết quả nghiên cứu này, WHO đã phát triển thành hướng
dẫn chăm sóc sức khỏe thai sản tập trung (focused antenatal care) với định
hướng cho từng lần thăm khám, số lần khám thai tối thiểu được khuyến nghị
là 4 lần trong suốt thời kỳ mang thai và phân bố đều theo từng giai đoạn của
thai kỳ: 8-12 tuần tuổi; 24-26 tuần tuổi; 32 tuần tuổi và 36-38 tuần tuổi [1].



5

Hướng dẫn này phù hợp trong điều kiện các nước đang phát triển hạn chế
về nguồn lực và tính toán dựa trên hiệu quả của từng lần thăm khám. Về nội
dung của từng lần thăm khám. Một nghiên cứu do WHO tiến hành ở Tanzania
chỉ ra rằng để thăm khám lần đầu chỉ mất 46 phút, các lần thăm khám sau kéo
dài 36 phút [1]. Lần khám thai thứ nhất trong giai đoạn mang thai từ 8-12 tuần
tuổi nhằm khẳng định có thai, phân loại tình trạng sức khỏe, tầm soát các
bệnh, thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm huyết sắc tố, giang mai, HIV,
xét nghiệm máu & yếu tố Rh, tiêm phòng uốn ván, tư vấn giáo dục sức khỏe
[2]. Lần khám thai thứ hai trong giai đoạn từ 24-26 tuần tuổi nhằm đánh giá
lại tình trạng và kiểm tra sức khỏe của thai phụ và chuyển động của thai nhi,
bổ sung viên sắt và acid folic. Lần khám thai thứ ba thực hiện trong tuần thai
thứ 32 nhằm kiểm tra các nguy cơ tăng huyết áp, thiếu máu, ngôi thai và lên
kế hoạch dự phòng, lên kế hoạch sinh. Lần khám thai thứ 4 diễn ra từ tuần 3638 nhằm kiểu tra sức khỏe thai phụ và thai, nguy cơ tăng huyết áp, thiếu máu,
sinh đôi, ngôi thai, rà soát lại kế hoạch sinh và dự phòng khẩn cấp, tư vấn
chăm sóc sơ sinh.
Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe trước sinh của WHO khuyến nghị rằng
mỗi thai phụ trong quá trình mang thai cần được cung cấp các dịch vụ y tế dự
phòng cần thiết như tiêm chủng ngừa các bệnh trong quá trình mang thai,
uống bổ sung vitamin A, D, tư vấn ăn uống sinh hoạt, các vấn đề sức khỏe của
bà mẹ có từ trước khi mang thai [2]. Các vấn đề sức khỏe cần quan tâm trong
quá trình mang thai của thai phụ bao gồm:
- Xác định và theo dõi các vấn đề sức khỏe của bà mẹ mang thai và thai
nhi [2].
- Xác định và kiểm soát các biến chứng liên quan đến quá trình mang thai,
đặc biệt là biến chứng tiền sản giật [2].
- Xác định và điều trị các bệnh của thai phụ mắc phải trong quá trình mang

thai [2].


6

- Tầm soát các bệnh, vấn đề sức khỏe như thiếu máu, các bệnh lây truyền
qua đường tình dục STIs đặc biệt bệnh giang mai, HIV, các vấn đề sức
khỏe tâm thân, các dấu hiệu stress hoặc bạo lực gia đình [2].
- Thực hiện các biện pháp dự phòng bao gồm: tiêm phòng uốn ván, tẩy
giun, bổ sung sắt,folic, điều trị dự phòng sốt rét, nằm màn ngủ chống muỗi
(trong vùng có dịch) [2].
- Tư vấn, trợ giúp thai phụ và gia đình phát triển chế độ sinh hoạt tốt cho
sức khỏe và lên kế hoạch sinh đẻ và dự phòng khẩn cấp bao gồm [2].
o Nâng cao nhận thức về nhu cầu chăm sóc thai sản và trẻ sơ sinh, tự
chăm sóc trong quá trình mang thai và hậu sản bao gồm cả trợ giúp từ xã
hội [2].
o Tư vấn về thực hành các hành vi tốt cho sức khỏe tại nhà bao gồm chế
độ ăn và sinh hoạt tố, dự phòng chấn thương, hỗ trợ và chăm sóc ở nhà
bao gồm có bổ sung sắt, sử dụng biện pháp phòng tránh lây truyền STIs
trong quan hệ tình dục (QHTD), dự phòng mắc bệnh truyền nhiễm trong
quá trình mang thai [2].
o Chuẩn bị sức khỏe và tâm lý cho quá trình sinh đẻ cũng như việc cho
con bú bằng sữa mẹ sau sinh [2].
Trên thực tế, các trường hợp tử vong bà mẹ trong quá trình mang thai đa
số có thể dự phòng được bằng các biện pháp phát hiện sớm, theo dõi, điều trị
kịp thời theo khuyến cáo của WHO. Theo thống kê của WHO, 25% các ca tử
vong mẹ xảy ra trong quá trình mang thai trong số đó khoảng từ 30% tới 50%
đến từ các nguyên nhân sản giật,tiền sản giật và băng huyết [2].
1.3. Quy định, hướng dẫn về chăm sóc trước sinh và thưc trạng cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước sinh tại Việt Nam.

1.3.1. Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước sinh.
Từ các đề xuất của WHO, Trong “hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản” của Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định
4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 trong đó đã thay thế quy định khám thai tối


7

thiểu 3 lần đã có từ năm 2008 bằng quy định khám thai tối thiểu 4 lần trong
suốt quá trình mang thai của thai phụ trong đó có quy định bắt buộc các dịch
vụ chăm sóc trước sinh trong mỗi lần khám thai bao gồm 09 bước chăm sóc
khi mang thai, 04 nội dung tư vấn, 04 nội dung hướng dẫn về chẩn đoán trước
sinh và 04 nội dung về quản lý thai và tư vấn cho sản phụ trong chuyển dạ và
ngay sau đẻ [2]. Hướng dẫn khuyến khích thai phụ khám thai ít nhất 4 lần
trong kỳ thai với một lần trong 3 tháng đầu, một lần trong 3 tháng giữa và 2
lần trong 3 tháng cuối.
Chín bước về chăm sóc trước sinh bao gồm [3], [4]:
- Thăm hỏi: hỏi thăm bản thân, sức khỏe, gia đình, tiền sử hôn nhân.
- Khám toàn thân: đo chiều cao cơ thể, cân nặng, đo huyết áp
- Khám sản khoa: khám ba tháng đầu, khám ba tháng giữa, khám ba tháng
cuối
- Tiền hành xét nghiệm và cận lâm sàng khác: thử protein nước tiểu, thử
huyết sắc tố, các xét nghiệm khác (HIV, giang mai, viêm gan B,C)
- Tiêm phòng uốn ván: lần 1 tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc trong độ
tuổi sinh đẻ; lần 2 ít nhất 1 tháng sau lần 1; lần 3 ít nhất 6 tháng sau lần 2
hoặc thời kỳ có thai lần sau; lần 4 ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc thời kỳ có
thai lần sau; lần 5 ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc thời kỳ có thai lần sau [2].
- Cung cấp thuốc thiết yếu: viên sắt/folic( uống ngày 1 viên trong suốt thời
gian có thai đến hết 6 tuần sau đẻ, tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày, việc
cung cấp viên sắt/ acid folic cần được thực hiện ngay từ lần khám thai đầu.

- Giáo dục sức khỏe [3], [4]:
o Chế độ ăn khi có thai: tăng số bữa ăn, tăng chất, uống ít nhất 02 lít
nước mỗi ngày, không nên ăn mặn, không hút thuốc lá, uống rượu,
không uống thuốc khi không có chỉ định, không nên dùng thuốc chống
táo bón.
o Chế độ làm việc khi có thai: làm theo khả năng, không làm việc vào
tháng cuối, không mang vác nặng trên đầu, vai; không để kiệt sức;
không làm việc dưới nước hoặc trên cao; không tiếp xúc với các yếu tố


8

độc hại; quan hệ tình dục thận trọng; tránh stress; ngủ ít nhất 08 giờ
mỗi ngày.
o Vệ sinh khi có thai: nhà cửa sạch sẽ, mặc quần áo rộng và thoáng,
tắm rửa thường xuyên...
- Ghi chép sổ và phiếu khám thai, phiếu hẹn.
- Kết luận- dặn dò: thông báo cho thai phụ biết kết quả của lần khám thai,
khi phát hiện những dấu hiệu bất thường cần xử trí nếu cơ sở đủ điều kiện,
cung cấp thuốc thiết yếu và hướng dẫn cách dùng.
Bốn nội dung tư vấn cho phụ nữ có thai bao gồm [2]:
- Những nội dung tư vấn cho mọi trường hợp bao gồm sự cần thiết của
khám thai định kỳ, dinh dưỡng của thai phụ, lao động, làm việc trong khi
có thai, vệ sinh thân thể khi có thai.
- Những nội dung tư vấn các trường hợp cụ thể như:
o Có thai lần đầu: tư vấn đầy đủ về dinh dưỡng, lợi ích của khám thai
sớm, xác định dự kiến ngày đẻ.
o Đẻ từ 4 lần trở lên: tư vấn về dinh dưỡng, vệ sinh thai nghén, sàng lọc
trước sinh, lợi ích của khám thai định kỳ.
o Với thai ngoài ý muốn & ngoài giá thú: tư vấn các biện pháp có thể lựa

chọn & trách nhiệm.
- Những việc cần làm khi tư vấn của tư vấn viên bao gồm thái độ vui vẻ,
thân mật, thông cảm, nắm vững những nội dung tư vấn, thông tin chính
xác, kiên trì giải thích.
- Những việc cần tránh của tư vấn viên như phê phán, gò ép, chỉ trích,
dùng lời khuyên quá chung chung, đưa nhiều thông tin không phù hợp.
Bốn nội dung của chẩn đoán trước sinh bao gồm [2]:
- Quy định các nội dung thực hiện tại trạm: tư vấn và chuyển tuyến
- Tại bệnh viện huyện: sàng lọc bất thường bằng siêm âm trong các giai
đoạn thai 11-13 tuần; 18-22 tuần và 28-32 tuần; tư vấn và gửi tuyến trên
nếu siêu âm phát hiện bất thường.
- Bệnh viện hạng I trở lên: thực hiện thăm dò nhằm xác định chẩn đoán bất
thường của thai.


9

- Xử trí: tại các bệnh viện hạng I trở lên tổ chức hội chẩn các chuyên khoa
đề đề xuất xử trí, giải thích cho thai phụ và người nhà; nếu thai phụ và
người nhà muốn chấm dứt thai kỳ thì cần phải có đơn xin chấm dứt thai
kỳ.
Các bệnh viện hạng I trở lên tổ chức hội chẩn các chuyên khoa đề đề xuất
xử trí, giải thích cho thai phụ và người nhà; nếu thai phụ và người nhà
muốn chấm dứt thai kỳ thì cần phải có đơn xin chấm uyển dạ và ngay sau
đẻ nhằm động viên giảm bớt lo âm, trước khi sinh tư vấn thai phụ về các
thông tin của cuộc đẻ, cách thở đều, thở sâu; tư vấn sau sinh nhằm cung
cấp thông tin cuộc đẻ, vận động, sinh hoạt sau sinh, tư vấn cho con bú [5].
1.4. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước sinh trên thế
giới và tại Việt Nam
1.4.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại Việt Nam

o Tần suất sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh
Các dịch vụ chăm sóc trước sinh được cung cấp bởi hệ thống y tế cơ sở
cấp xã, huyện và các tuyến cao hơn. Các dịch vụ chăm sóc trước sinh được
cung cấp tại các cơ sở y tế khác nhau bao gồm từ tư vấn, tiêm chủng, uống bổ
sung acid/folic và các dịch vụ chẩn đoán trước sinh khác nhau. Với chính sách
y tế đổi mới, người dân có thể chủ động tiếp cận các dịch vụ sàng lọc trước
sinh với các kỹ thuật cao, tuy nhiên những dịch vụ này chưa được bảo hiểm y
tế chi trả và chưa bao phủ toàn quốc do đó gây khó khăn cho sự tiếp cận của
thai phụ. Tại tuyến y tế cơ sở trạm y tế xã, thai phụ được quản lý bằng sổ
khám thai định kỳ. Một nghiên cứu cắt ngang về tính sẵn có của các dịch vụ
chăm sóc trước sinh được thực hiện tại 8 vùng sinh thái tại Việt Nam, chia
theo ba khu vực thành thị, nông thôn miền núi đã cho ra kết quả là 37,8%
TYT xã có y sĩ sản, 92% đủ năng lực cung cấp hoặc chỉ định các dịch vụ
chăm sóc trước sinh, tuy nhiên tính sẵn có của các loại thuốc, vắc xin cho
chăm sóc trước sinh chỉ từ 40%-70%, các hoạt động chăm sóc trước sinh có


10

kết quả tốt hơn ở thành thị [6]. Theo báo cáo đánh giá các mục tiêu trẻ em và
phụ nữ (MICS) năm 2014 tổng cục dân số khoảng 5,7% trẻ có cân nặng khi
sinh dưới 2500 gram, một trong những nguyên nhân này là do chế độ dinh
dưỡng, chăm sóc khi mang thai dẫn đến việc tăng cân của bà mẹ không đủ khi
mang thai [7], đa phần các ca sinh đều được thực hiện tại các cơ sở y tế nhà
nước với 97,8% tại vùng đồng bằng sông Hồng [7], tỷ lệ đẻ tại các cơ sở y tế
tại nông thôn là 88,7% [7], tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi có con được tiêm phòng
uốn ván ít nhất 2 mũi là 82,2%, tỷ lệ bà mẹ từ 15-49 có con được khám thai
bởi cán bộ y tế là 95,8% [7].
o Tần suất sử dụng các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán trước sinh
Về các xét nghiệm được thực hiện trong quá trình khám thai, tỷ lệ phụ nữ

đã từng được xét nghiệm HIV khác nhau ở nhiều nghiên cứu là 11,3% [7],
một nghiên cứu khác ở Hải Phòng xác định được tỷ lệ phụ nữ được xét
nghiệm HIV trước tuần thứ 34 của thai là 45% [8], tỷ lệ phụ nữ có con từ 1549 được đề nghị và thực hiện xét nghiệm HIV là 30%, các yếu tố như trình độ
học vấn thấp, làm nghề nông hoặc làm công nhân, có thu nhập thấp và khoảng
cách từ nhà tới CSYT xa là những rào cản ảnh hưởng đến khả năng sử dụng
dịch vụ xét nghiệm HIV [7]. Mặc dù tỷ lệ sử dụng dịch vụ chăm sóc trước
sinh đạt 85% và sự sẵn có của các dịch vụ xét nghiệm HIV, rất ít các bà mẹ
được phát hiện nhiễm HIV đúng thời điểm, từ đó có phòng ngừa lây nhiễm
HIV từ mẹ sang con hiệu quả [9].
Nhóm các dịch vụ chẩn đoán trước sinh tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến,
các cơ sở cung cấp các dịch vụ này thường tập trung tại các thành phố lớn và
vẫn thiếu trang thiết bị, nhân lực cần thiết, chi phí chi trả của các dịch vụ này
chưa nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế (BHYT). Nghiên cứu về
dịch vụ chẩn đoán trước sinh tại ba thành phố lớn tại Hà Nội, Huế và TP. Hồ
Chí Minh do Bùi Thị Thu Hà và các cộng sự thực hiện năm 2014 cho thấy các


11

trung tâm chẩn đoán trước sinh của bệnh viện sản phụ khoa TW, bệnh viện
đại học y dược Huế và bệnh viện Từ Dũ đã cung cấp nhiều dịch vụ kỹ thuật
cao trong chẩn đoán trước sinh cho các đối tượng nguy cơ cao như các xét
nghiệm sinh hóa, kỹ thuật phản ứng chuỗi tổng hợp PRC, khảo sát bộ nhiễm
sắc thể karyotype [4], tuy nhiên tại các trung tâm hàng đầu vẫn gặp các vấn đề
về thiếu trang thiết bị và con người vẫn tồn tại [4]. Sự hoạt động của các trung
tâm này không thể đáp ứng được nhu cầu chẩn đoán trước sinh cho tất cả các
đối tượng nguy cơ cao tại Việt Nam. Quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh
của Bộ Y tế quy định một số đối tượng nguy cơ cao được khuyến nghị nên áp
dụng cho với các đối tượng nguy cơ cao như phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở
lên [5], tiền sử gia đình sảy thai tự nhiên hoặc hết lưu, tiền sử gia đình mắc

bệnh di truyền nhiễm sắc thể, kết hôn cận huyết, nhiễm virut, vi khuẩn [5].
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra tình trạng lạm dung sử dụng các
dịch vụ chẩn đoán hình ảnh trong chăm sóc khi mang thai, ví dụ như siêu âm.
Nghiên cứu của Trần Khánh Toàn hồi cứu từ 2005-2011 thực hiện tại Ba Vì
đã chỉ ra rằng tần suất trung bình đi siêu âm của các bà mẹ trong quá trình
mang thai là 4 lần, đây là số lượng khá cao khi so sánh với các quy định về
siêu âm đối với các bà mẹ mang thai chỉ được dùng khi có các chấn đoán từ
bác sĩ và khi cần thiết để khẳng định một chẩn đoán nào đó. Đa phần các bà
mẹ thường tự tìm kiếm đến các dịch vụ siêu âm mà không có sự tư vấn, chỉ
định từ các bác sĩ có chuyên môn [10]. Kết quả phân tích từ 6.206 đối tượng
nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn này số lần khám thai tang từ 3,9 lần lên
5,3 lần; tỷ lệ khám thai từ 3 lần trở lên tăng từ 76,1% lên 92,4%; tỷ lệ phụ nữ
siêu âm thai tăng từ 46,5% lên đến 93,2%; tỷ lệ khám thai tại các cơ sở y tế tư
tăng từ 14,8% lên 80,6% [10].
1.4.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh trên thế giới


12

Theo báo cáo của WHO, khoảng 71% phụ nữ trên toàn thế giới nhận được
dịch vụ chăm sóc trước sinh, tại các nước phát triển thì tỷ lệ tiếp cận với chăm
sóc trước sinh là 95%. Tại vùng cận Saharan, 69% phụ nữ có thai sử dụng ít
nhất một lần chăm sóc trước sinh tuy nhiên tỷ lệ bao phủ đầy đủ 4 lần chăm
sóc thấp hơn 44% [11]. Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm từ 385/100000 trẻ đẻ sống
trong năm 1990 xuống còn 216/100.000 trẻ đẻ sống trong năm 2015 nhờ
những chiến lược can thiệp kịp thời trong chăm sóc trước sinh, khám thai
.Trong năm 2015, ước tính có khoảng 303.000 bà mẹ tử vong vì các nguyên
nhân liên quan đến mang thai và có khoảng 2,6 triệu trẻ sinh non, một nửa
trong số đó xảy ra trong chu kỳ thứ 3 của thai kỳ [12], [13], rất nhiều các
trường hợp trên có thể dự phòng được trong quá trình mang thai bằng các

dịch vụ chăm sóc trước sinh hiệu quả kết hợp với truyền thông [1].
Tỷ lệ thai phụ được chăm sóc trước sinh, khi mang thai khác nhau giữa
các nước đang phát triển và phát triển [14]. Trong khi các nước đang phát
triển đảm bảo thai phụ được khám thai đủ số lần theo quy định và thực hiện
đủ các dịch vụ y tế cần thiết thì các nước phát triển tập trung nhiều vào nâng
cao chất lượng dịch vụ, thực hiện các dịch vụ xét nghiệm sàng lọc cho thai
phụ [1]. Tại nhiều nước đang phát triển, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc
trước sinh còn phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa, cấu trúc gia đình cũng như
vai trò của phụ nữ trong gia đình, xã hội [15], [16].
1.5. Những yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước
sinh.
Các yếu tố chính liên quan đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh
như học vấn của phụ nữ [16], [17], [18],học vấn của chồng [17], sự công bằng
[18], dân tộc/tôn giáo [17] tuổi kết hôn và sinh con [18],thứ tự sinh và khoảng
cách sinh [17], cấu trúc và độ lớn của gia đình, đặc biệt là đối tượng bà mẹ
đơn thân [15], [16], nơi sinh sống [17], [18], tình trạng kinh tế, vốn xã hội,
điều kiện sống [16], [17] , [18], vai trò của phụ nữ trong gia đình[16], tiếp cận


13

với phương tiện truyền thông [18], kiến thức về chăm sóc trước sinh, và vệ
sinh cá nhân [18].
1.5.1. Khả năng tiếp cận dịch vụ
o Sự sẵn có của dịch vụ
Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và cơ sở y tế đóng vai trò quan trọng trong
việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh, ví dụ như cơ sở y tế quá xa hoặc
không có phương tiện di chuyển, trong nghiên cứu của Yousuf thực hiện tại
Pakistan năm 2007 với 134 đối tượng sinh tại bệnh viện đưa ra kết quả chỉ có
44,4% không được nhận dịch vụ chăm sóc trước sinh do cơ sở y tế quá xa nơi

ở hoặc không có phương tiện di chuyển (10%). Những phụ nữ được nhận dịch
vụ chăm sóc trước sinh có tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vắc xin uốn ván cao hơn
nhóm không sử dụng dịch vụ, nhóm phụ nữ này cũng có nhận thức về những
dấu hiệu, triệu chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai cao hơn so với
nhóm không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh [19].
o Các rào cản về khoảng cách
Khoảng cách địa lý đóng vai trò quan trọng tại các địa bàn miền núi,
nghiên cứu về sử dụng dịch vụ đỡ đẻ tại trạm y tế của Mats Målqvist thực
hiện tại vùng núi phía bắc của Việt Nam đã chỉ ra rằng phụ nữ có xu hướng đẻ
ở nhà cao gấp 2 lần nếu khoảng cách từ nhà tới trạm y tế quá xa so với nhóm
phụ nữ gần trạm y tế [20].
1.5.2. Các yếu tố nhân khẩu học
o Yếu tố dân tộc
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc trước sinh
của người dân tộc thiểu số thường hơn so với nhóm người dân tộc Kinh, điều
này đã được chỉ ra trong báo cáo MICs [7]. Nguyên nhân của mối liên quan
này có thể do trình độ học vấn và sự tiếp cận phương tiện truyền thông của
người dân tộc thiểu số thấp hơn so với dân tộc Kinh [21], điều này đã được


14

chỉ ra trong nghiên cứu của Ha Ngoc Trinh năm 2002. Mặc dù chính phủ có
những chính sách nhằm hạn chế bất công bằng trong chăm sóc sức khỏe bà
mẹ, trẻ em nhưng những đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu số luôn là những đối
tượng thiệt thòi trong tiếp nhận các dịch vụ y tế như chăm sóc khi mang thai
và đỡ đẻ [22].
o Trình độ học vấn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trình độ học vấn ảnh hưởng tích cực đến
số lần khám thai [16], [17], [23]. Phụ nữ có trình độ học vấn cao thì thường

đạt được số lần khám thai theo khuyến nghị và phụ nữ có trình độ học vấn cao
thường bắt đầu khám thai sớm hơn so với nhóm có trình độ thấp hơn [24].
Ngoài ra một số nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa trình độ học vấn
của người chồng, trình độ học vấn của chồng càng cao thì càng tăng tần suất
khám thai [17].
o Bình đẳng giới, vai trò của người chồng và cấu trúc gia đình
Cấu trúc gia đình, vai trò của phụ nữ trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe của thai phụ trong giai đoạn mang thai. Cụ thể vai trò của người
chồng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai phụ, trong nghiên cứu
định tính do Trần Thơ Nhị, Nguyễn Thúy Hạnh và cộng sự thực hiện năm
2017 trong một nhóm 20 phụ nữ sinh sống tại Hà Nội, Việt Nam đã từng có
trải nghiệm về bạo lực với chồng có dấu hiệu cao về trầm cảm, trong đó có 10
phụ nữ đang mang thai và 10 phụ nữ vừa sinh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
bạo lực với chồng là vấn đề chính gây ra căng thẳng bao gồm ở 3 cấp độ
chính: Bị ruồng bỏ bởi chồng; bị từ chối giúp đỡ và bị kiểm soát hành vi.
Những trải nghiệm đó ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của phụ nữ một
cách sâu sắc gây ra buồn phiền và đau khổ. Trải nghiệm của phụ nữ với
những bạo hành về cảm xúc được tăng đáng kể bởi sự sắp đặt trong họ hàng
như việc ở nhà chồng và vai trò độc tôn phụ hệ của đàn ông trong gia đình


15

thường làm tăng tính tổn thương của phụ nữ với bạo hành do chồng gây ra.
Nghiên cứu chỉ ra có mối liên hệ trực tiếp giữa bạo hành tinh thần do chồng
gây ra và căng thẳng trước và sau sinh với nguyên nhân chính từ cấu trúc gia
đình gây ra những nguy cơ cho phụ nữ và cần có những chính sách và chương
trình để làm giảm nguy cơ rủi ro đó của phụ nữ [25].
Nghiên cứu về mối liên quan giữa bình đẳng giới và việc sử dụng dịch vụ
chăm sóc bà mẹ thực hiện tại 8 tỉnh ven biển miền trung của Việt Nam từ năm

2013-2014 của Bùi Thị Thu Hà và cộng sự trên 907 phụ nữ đã sinh trong
khoảng một năm tính từ thời gian nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự mất cân bằng
thu nhập giữa vợ,chồng và việc trao đổi,thảo luận giữa vợ với chồng trong
quá trình mang thai có mối liên quan đến số lần khám thai của phụ nữ [26].
Một nghiên cứu về mối liên quan giữa cấu trúc gia đình và việc sử dụng
dịch vụ chăm sóc trước sinh tại Bồ Đào Nha do Elisabete và cộng sự tiến
hành năm 2015 đã chỉ ra rằng những nhóm đối tượng bà mẹ đơn thân thường
không có kế hoạch sinh từ trước và cũng không có kế hoạch sinh từ trước và
chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ siêu âm và bổ sung acid folic [15].
Ngoài các nghiên cứu trên đối tượng là các bà mẹ, vai trò của người bố
trong chăm sóc trước sinh rất quan trọng do bố cũng đóng vai trò quan trọng
trong trao đổi, thảo luận và chia sẻ với phụ nữ mang thai. Nghiên cứu về kiến
thức chăm sóc trước sinh của các ông bố có con dưới 3 tuổi tại 6 huyện Thanh
Hóa năm 2013 cho thấy kiến thức chăm sóc trước sinh của các ông bố có con
dưới 3 tuổi không toàn diện tuy nhiên kiến thức về khám thai và tiêm phòng
uốn ván thì tương đối tốt, 90,3% biết về số lần khám thai, 94% hiểu biết về
viêm phòng vắc xin uốn ván, 92% có kiến thức về uống bổ sung viêm sắt, chỉ
có 39.9% biết có dấu hiệu chảy máu, dịch ối [27].
o Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về chăm sóc trước sinh


16

Kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ mang thai về chăm sóc trước
sinh đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước
sinh. Có nhiều nghiên cứu nhỏ thực hiện đánh giá kiến thức - thái độ - thực
hành (KAP) về chăm sóc trước sinh trong nhóm đối tượng phụ nữ khi mang
thai hoặc đã có con, Một nghiên cứu của Đinh Thanh Huế thực hiện tại xã
Hương Long, thành phố Huế năm 2003 trên tổng số 132 phụ nữ có thai cho
ra kết quả 22% thai phụ có mức hiểu biết khá; 29,5% có mức hiểu biết trung

bình và 48,5% có mức hiểu biết kém về các nội dung cần thiết của chăm sóc
trước sinh; 72% thai phụ chủ động mang thai; 60,6% đi khám thai đầy đủ.
Một số yếu tố như việc chủ động mang thai, mức học vấn, hiểu biết về chăm
sóc trước sinh có liên quan chặt chẽ tới hành vi khám thai của thai phụ [28].
Một nghiên cứu đánh giá kết quả can thiệp nâng cao thực hành làm mẹ an
toàn của phụ nữ H’mông từ 15-49 tuổi tại Thuận Châu, Sơn La và Mường La,
Sơn La cho thấy hiệu quả của chương trình can thiệp đã làm tăng thực hành
về khám thai, tiêm phòng uốn ván và sinh con tại cơ sơ y tế cũng như kiến
thức về xử trí đúng khi gặp nguy hiểu. Nghiên cứu cũng khuyến nghị cần duy
trì và nhân rộng sang các cộng đồng dân tộc H’mông khác [29].
Kiến thức về chế độ ăn, dinh dưỡng cũng đóng vai trò qua trọng ảnh
hưởng đến sức khỏe phụ nữ mang thai. Nghiên cứu của Ritsuko Aikawa,
Nguyễn Công Khẩn và cộng sự thực hiện năm 2007 về những yếu tố ảnh
hưởng đến thiếu máu do thiếu sắp trong nhóm phụ nữ mang thai sinh sống tại
nông thôn tại Nghệ An với cỡ mẫu 439 phụ nữ mang thai đã đưa ra kết quả
rằng có 43,2% phụ nữ trong nghiên cứu bị thiếu máu do thiếu sắt trong đó có
0,5% thiếu máu, thiếu sắt trầm trọng. Các yếu tố liên quan chính đến thiếu
máu, thiếu sắt được phát hiện bao gồm việc sử dụng bổ sung viên sắt, sử dụng
sản phẩm từ trứng và sử dụng thuốc tây, các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến
nồng độ sắt trong máu của thai phụ bao gồm việc lây nhiễu giun, sán và ký


17

sinh trùng trong quá trình mang thai. Nghiên cứu đề xuất việc phát triển
chương trình cung cấp bổ sung viên sắt, kiểm soát nhiễm ký sinh trùng và cải
thiện bữa ăn bao gồm cả việc tiêu thụ các sản phẩm từ trứng với các đối tượng
phụ nữ ưa thích sử dụng thuốc cổ truyền thay vì sử dụng thuốc tây [30]. Tỷ lệ
phụ nữ hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra trong và sau sinh thấp, một
nghiên cứu do Prabouasone Khamphanh thực hiện tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay

của Lào năm 2010 đã chỉ ra rằng chỉ có khoảng 1/2 bà mẹ biết được dấu hiệu
nguy hiểm xảy ra trong sinh [31].
o Ảnh hưởng của sử dụng chăm sóc trước sinh đến cân nặng của trẻ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc sử dụng các dịch vụ
chăm sóc trước sinh và cân nặng của trẻ khi sinh. Cân nặng của trẻ là chỉ số
chính để đánh giá hiệu quả sự chăm sóc, sử dụng các dịch vụ chăm sóc khi
mang thai cũng như tình trạng kinh tế, xã hội của bà mẹ mang thai [32]. Việc
sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh có mối liên quan đến tình trạng trẻ
đẻ thiếu cân [33], số lần sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh có mối liên
quan đến tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân. Đối với các nhóm dân tộc thiểu số, bản địa thì
việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh có hiệu quả cao trong dự phòng
tình trạng thiếu cân, nghiên cứu trên 64 bà mẹ sinh tại 20 trạm y tế của tỉnh
Bắc Cạn từ 2001-2002 đã chỉ ra rằng tần suất khám thai có thể góp phần làm
giảm nguy cơ nhẹ cân khi sinh [34], [32], một số nghiên cứu đưa ra kết quả
rằng việc bổ sung sắt cho bà mẹ không bị thiếu sắt trong giai đoạn mang thai
không có kết quả [35], hoặc việc nhận được các dịch vụ chăm sóc khi mang
thai mặc dù có ý nghĩa nhưng có liên quan ít đến cân nặng của trẻ, số lần
thăm khám và loại dịch vụ không có mối liên quan đến cân nặng trẻ sinh mà
phụ thuộc chính vào tuổi mang thai của mẹ và cân nặng của bà mẹ khi mang
thai [36], [37]. Một nghiên cứu khác lại cho rằng việc sử dụng các dịch vụ
chăm sóc trước sinh có tác dụng nâng cao cân nặng của trẻ [38], thêm một lần


18

thăm khám khi mang thai sẽ làm tăng cân nặng của trẻ thêm 26 gram [38], cải
thiện chất lượng chăm sóc trước sinh có thể tăng cân nặng khi sinh của trẻ 21
gram [38], [39].
Từ quá trình phân tích trên, chúng tôi đã cho thấy có ba nhóm yếu tố chính
ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của bà mẹ khi mang

thai, đó là:
- Những yếu tố nhân khẩu học, kinh tế, xã hội: bao gồm các yếu tố học
vấn, gia đình, điều kiện sống của bà mẹ.
- Những yếu tố từ dịch vụ chăm sóc khi mang thai: sự sẵn có của dịch vụ,
khả năng tiếp cận thông tin của dịch vụ đó đến bà mẹ.
- Tiền sử mang thai và sức khỏe của bà mẹ khi mang thai.
Theo quy định của tổ chức Y tế thế giới và khuyến nghị của BYT, trong
quá trình mang thai thai phụ nên được thăm khám ít nhất 4 lần tuy nhiên việc
sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
1.6.1. Đặc điểm địa lý, nhân khẩu học
Huyện Nông Sơn là một huyện miền núi mới tách ra từ huyện Quế Sơn
theo nghị định 42/2008/NĐ-CP, là huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam với phần
lớn dân số người Kinh còn lại là một số ít các dân tộc khác như Cơ Tu, Xơ
Đăng và điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Dân số của huyện năm
2014 là 31.962 người với 31,8% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tương đương
với 8700 người, thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2014 là 14
triệu đồng/1 năm. Toàn huyện chia thành 7 xã bao gồm Phước Ninh, Quế
Lâm, Quế Lộc, Quế Ninh, Quế Phước, Quế Trung(huyện lỵ), Sơn Viên. Toàn
huyện có khoảng gần 500 bà mẹ có con dưới 1 tuổi.
Về vị trí địa lý, huyện Nông Sơn phía đông tiếp giáp với 2 huyện Duy
Xuyên, Quế Sơn, phía bắc tiếp giáp với Đại Lộc, phía Tây tiếp giáp với hai
huyện Nam Giang và Phước Sơn, phía Nam tiếp giáp với huyện Hiệp Đức.


×