Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

luận văn thạc sĩ hội chứng chuyển hóa và khẩu phần thực tế của khách hàng đăng ký khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện đại học y hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.02 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TÊ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN LIÊN HẠNH

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ KHẨU PHẦN
THỰC TÊ CỦA KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ KHÁM
SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y
HÀ NỘI NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SI
KHÓA 2017-2019

HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TÊ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN LIÊN HẠNH

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ KHẨU PHẦN
THỰC TÊ CỦA KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ KHÁM
SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y
HÀ NỘI NĂM 2018
Chuyên ngành: Dinh dưỡng


Mã số: 60720303
LUẬN VĂN THẠC SI DINH DƯỠNG
Người hướng dẫn khoa học
1.TS. Nghiêm Nguyệt Thu
2. PGS.TS. Trần Thị Phúc Nguyệt

HÀ NỘI – 2019

LỜI CÁM ƠN


Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự dạy bảo, giúp đỡ, động viên rất tận tình của các thầy cô, bạn bè và đồng
nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cám ơn:
TS. Nghiêm Nguyệt Thu và PGS.TS Trần Thị Phúc Nguyệt– người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn, dạy bảo về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu, tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm cùng các Thầy Cô trong Viện đào
tạo Y học Dự phòng – Y tế Công cộng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến
thức quý báu cho tôi suốt hai năm học qua.
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Y Hà Nội và Viện
đào tạo Y học Dự phòng – Y tế Công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cán bộ trung tâm đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh Viện Đại
Học Y Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài.
Xin trân trọng cám ơn sự cộng tác của các đối tượng nghiên cứu đã chấp
thuận đầy đủ các điều kiện trong quá trình thu thập số liệu của đề tài và cung
cấp cho tôi thông tin chân thực trong luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn ở bên cạnh, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn

trở ngại trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2019
Nguyễn Liên Hạnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
Phòng Đào tạo sau đại học Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Bộ môn Dinh dưỡng an toàn thực phẩm, Trường Đại Học Y Hà Nội.
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tôi là Nguyễn Liên Hạnh, học viên cao học khóa 26, trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Dinh dưỡng, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Nghiêm Nguyệt Thu và PGS.TS Trần Thị Phúc Nguyệt
1. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, Ngày 17 tháng 05 năm 2019

Nguyễn Liên Hạnh

DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT



AHA
BKLN

American Heart Association – Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ
Bệnh không lây nhiễm

CDC

Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm phòng chống

DASH

dịch bệnh Hoa Kỳ)
Dietary Approaches To Stop Hypertension (Chế độ ăn phòng chống

EGIR

tăng huyết áp)
European Group for the Study of Insulin Resistance (Nhóm nghiên

ESPEN

cứu kháng insulin Châu Âu)
European Society of Parenteral and Enteral Nutrition (Hiệp hội dinh

HCCH
HDL-C

dưỡng tĩnh mạch và tiêu hóa Châu Âu)

Hội chứng chuyển hóa
High Density Lipoprotein-Cholesterol (Lipoprotein trọng lượng phân

IDF
KCDC

tử cao)
International Diabetes Federation (Liên đoàn đái tháo đường quốc tế)
Korea Centers for Disease Control and Prevention

KNHAN

(Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hàn Quốc)
The Korea National Health and Nutrition Examination Survey

ES
NCEP-

(Khảo sát Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Hàn Quốc)
National Cholesterol Education Program, Adult Treatment Panel

ATPIII

(Chương trình giáo dục quốc gia Hoa Kỳ về kiểm soát Cholesterol

người trưởng thành lần thứ 3)
NHANES National Health and Nutrition Examination Survey
NHLB

(Khảo sát Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ)

National Heart, Lung, and Blood Institute
(Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ)

STEPS

Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm 2015

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Ngưỡng giá trị vòng eo theo chủng tộc............................................9
Bảng 2.1: Nhu cầu khuyến nghị người Việt Nam 30-60 tuổi..........................30
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................35
Bảng 3.2: Phân bố BMI theo giới, nhóm tuổi.................................................36


Bảng 3.3: Đặc điểm đối tượng mắc và không mắc Hội chứng chuyển hóa....37
Bảng 3.4 : Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa theo giới, BMI.........................39
Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa theo nhóm tuổi..........................40
Bảng 3.6: Tỷ lệ mắc thành tố Hội chứng chuyển hóa.....................................41
Bảng 3.7: Tổng thành tố Hội chứng chuyển hóa theo giới, BMI....................44
Bảng 3.8: Mối liên quan Hội chứng chuyển hóa và yếu tố tuổi, giới, BMI....46
Bảng 3.9: Mức tiêu thụ thực phẩm trung bình của người mắc HCCH............47
Bảng 3.10: Giá trị dinh dưỡng khẩu phần ăn hàng ngày ................................49
Bảng 3.11: Tần suất tiêu thụ thực phẩm của người mắc HCCH.....................53
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Xu hướng mắc HCCH ở Hàn Quốc từ 2007-2015.....................12
Biểu đồ 1.2: Xu hướng mắc HCCH ở Hoa Kỳ theo các giai đoạn..................13
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng theo giới, nhóm tuổi..................34
Biểu đồ 3.2: Phân bố thành tố Hội chứng chuyển hóa theo nhóm tuổi...........42
Biểu đồ 3.3: Phân bố thành tố HCCH theo BMI.............................................43

Biểu đồ 3.4: Tổng thành tố Hội chứng chuyển hóa theo nhóm tuổi...............45
Biểu đồ 3.5: Phân bố chất sinh năng lượng của người mắc HCCH...............51
Biểu đồ 3.6: Tổng bữa ăn trong ngày của người mắc HCCH.........................52
Biểu đồ 3.7: Số bữa ăn ngoài hàng trong ngày của người mắc HCCH...........52

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Đại cương về Hội chứng chuyển hóa.........................................................3


1.1.1. Sinh bệnh học Hội chứng chuyển hóa.............................................3
1.1.2. Khái niệm Hội chứng chuyển hóa.....................................................3
1.1.3. Nguy cơ bệnh tật do mắc Hội chứng chuyển hóa.............................5
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán........................................................................5
1.2. Nghiên cứu về Hội chứng chuyển hóa.....................................................10
1.2.1. Tình hình mắc Hội chứng chuyển hóa............................................10
1.2.2. Chế độ ăn và Hội chứng chuyển hóa..............................................17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........23
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:........................................................................23
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu...................................................................24
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................26
2.2.4. Các chỉ tiêu chí đánh giá.................................................................29
2.3. Sai số và khống chế sai số........................................................................31
2.4. Phương pháp xử lý số liệu:.......................................................................32

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................32
CHƯƠNG 3. KÊT QUẢ...............................................................................34
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...............................................................34
3.2. Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa của khách hàng đăng ký khám sức khỏe
định kỳ tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội năm 2018......................................37
3.3. Mô tả khẩu phần thực tế của người mắc Hội chứng chuyển hóa đăng ký
khám sức khỏe tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018............................47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................55


4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...............................................................55
4.2.Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa của khách hàng đăng ký khám sức khỏe
định kỳ tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội năm 2018........................................57
4.3. Mô tả khẩu phần thực tế của người mắc HCCH đăng ký khám sức khỏe
định kỳ tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội năm 2018........................................62
KÊT LUẬN....................................................................................................67
KHUYÊN NGHỊ............................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khi các bệnh lây nhiễm từng bước được khống chế thì các
Bệnh không lây nhiễm (BKLN) ngày càng trở nên phổ biến hơn. Theo thống
kê Bộ Y Tế từ năm 1976 đến 2012 trong số bệnh nhân nhập viện hàng năm, tỷ
lệ nhóm các Bệnh lây nhiễm giảm từ 55,5% xuống còn 22,9% trong khi tỷ lệ
của các BKLN tăng từ 42,6% lên 66,3% [1]. Xu hướng gia tăng và dần chiếm
ưu thế của các BKLN trong cơ cấu bệnh tật làm tăng gánh nặng bệnh tật và tỷ

lệ tử vong.
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một nhóm các yếu tố nguy cơ về
chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các BKLN như xơ vữa động mạch, bệnh
mạch máu ngoại vi, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh đái
tháo đường type 2, đây là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật
trên thế giới hiện nay. Theo 1 nghiên cứu tổng quan hệ thống HCCH và các
BKLN cho thấy những đối tượng mắc HCCH tăng nguy cơ mắc bệnh tim
mạch (CVD) lên 2,35 lần, tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch lên 2,4 lần, tử
vong do mọi nguyên nhân 1,58 lần, nhồi máu cơ tim gần 2 lần, và đột quỵ lên
đến 2,27 lần. Chiến lược quốc gia phòng chống các BKLN ở nước ta giai
đoạn 2015-2025 đưa ra các mục tiêu phòng chống các BKLN, trong đó có
mục tiêu khống chế tỷ lệ mắc HCCH [2]. Nguy cơ mắc HCCH tăng theo tuổi,
ít hoạt động thể lực, chế độ ăn không hợp lý. Thay đổi chế độ ăn và hoạt động
thể lực giúp phòng và điều trị HCCH. Chẩn đoán phát hiện sớm HCCH góp
phần làm giảm tỷ lệ mắc các BKLN. Nghiên cứu STEPs 2010 và 2015 về các
yếu tố nguy cơ của các BKLN cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Việt Nam
đang có xu hướng gia tăng, tăng ở cả thành thị và nông thôn [3]. Trong khi đó
theo tổng điều tra quốc gia về dinh dưỡng năm 2000 và 2010 [4] nhận thấy
mức năng lượng ăn vào tăng không nhiều nhưng có sự thay đổi trong cơ cấu


2

khẩu phần ăn của người dân như: tăng tiêu thụ protein, lipid, tăng tiêu thụ
muối, tăng tiêu thụ các chất béo bão hòa, đặc biệt tại các thành phố lớn. Hàng
năm bệnh viện ĐHYHN khám sức khỏe định kỳ cho khoảng 50,000 đối tượng
chủ yếu là cán bộ các cơ quan, công ty đây là trong độ tuổi lao động, có trình
độ văn hóa, quan tâm đến sức khỏe nhưng do đặc thù công việc như ngồi
nhiều, ít vận động, sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì, xu hướng thay đổi cơ
cấu khẩu phần ăn hiện nay… nên có thể là nằm trong những đối tượng có

nguy cơ mắc HCCH, đồng thời nếu phát hiện sớm từ những độ tuổi này sẽ có
thể có can thiệp giúp giảm nguy cơ mắc BKLN sau này, giúp giảm gánh nặng
bệnh tật và tỷ lệ tử vong. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Hội chứng
chuyển hóa và khẩu phần thực tế của khách hàng đăng ký khám sức khỏe định
kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018” với các mục tiêu sau đây:
1. Xác định tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa của khách hàng đăng ký khám
sức khỏe định kỳ tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội năm 2018.
2. Mô tả khẩu phần thực tế của người mắc HCCH đăng ký khám sức khỏe
định kỳ tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội năm 2018.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đại cương về Hội chứng chuyển hóa
1.1.1 Khái niệm Hội chứng chuyển hóa:
Hội chứng chuyển hóa (HCCH): là một nhóm các yếu tố nguy cơ gây
nguy hiểm tới tim mạch như tăng đường huyết lúc đói, béo bụng, Triglycerid
máu cao và tăng huyết áp [5].
1.1.2 Sinh bệnh học Hội chứng chuyển hóa:
Cơ chế của HCCH chủ yếu là do 2 yếu tố: Béo bụng và kháng insulin
[6]. Béo bụng: Mô mỡ là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các tế bào mỡ, tế
bào miễn dịch, và nội mô. Nó đáp ứng nhanh chóng với thay đổi khi cơ thể dư
thừa năng lượng thông qua tăng sản sinh các tế bào mỡ. Quá trình này làm
việc cung cấp máu cho tế bào mỡ bị giảm dẫn tới hậu quả thiếu oxy ở tế bào
mỡ. Thiếu oxy ở tế bào mỡ gây ra hoại tử và xâm nhập đại thực bào vào mô
mỡ dẫn đến sản xuất quá nhiều các chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học
được gọi là adipocytokine bao gồm glycerol, axit béo tự do (FFA), chất trung
gian tiền viêm (yếu tố hoại tử khối u alpha) và interleukin-6 (IL-6), chất ức
chế hoạt hóa plasminogen-1 (PAI-1), và protein phản ứng C (CRP). Từ tình

trạng viêm cục bộ trong mô mỡ dẫn tới tình trạng viêm toàn thân là yếu tố dẫn
đến sự phát triển các bệnh phối hợp liên quan đến béo phì. Cytokine mô mỡ
(adipocytokine) phát huy tác động thông qua hình thức cận tiết (paracrine- tác
động lên các tế bào đích trong không gian lân cận tiết), tự tiết (autocrine- tác
động trực tiếp lên chính nó thông qua các thụ thể trên bề mặt tế bào) ảnh
hưởng tới nhiều quá trình bao gồm nhạy cảm insulin, stress oxy hóa, chuyển
hóa năng lượng, đông máu và phản ứng viêm những yếu tố được cho là gây
nên tăng xơ vữa động mạch, vỡ mảng xơ vữa mạch. Nồng độ acid béo tự do


4

huyết tương cao gây quá tải lipid ở cơ và gan, làm tăng kháng insulin. Bằng
chứng cho thấy TNF-α gây ra chết tế bào mỡ và thúc đẩy sự đề kháng insulin
bằng cách ức chế con đường tín hiệu thụ thể insulin.
Kháng insulin: Hầu hết các giả thuyết đều cho rằng kháng insulin là
nguồn gốc của HCCH. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp mắc HCCH
đều có tình trạng kháng insulin. Theo ESPEN (2006) có khoảng 30% người
trưởng thành không bị tiểu đường có tình trạng kháng insulin [7]. Một vài yếu
tố liên quan tới tăng tình trạng kháng insulin bao gồm: yếu tố gien, thừa
cân/béo phì, các yếu tố môi trường (hoạt động thể lực, chế độ ăn). Những
người có tình trạng kháng insulin biểu hiện là rối loạn chuyển hóa glucose
hoặc tăng đường máu lúc đói, hoặc giảm hoạt động insulin. Bình thường tế
bào beta của tuyến tụy sản xuất insulin khi glucose bắt đầu được giải phóng
vào máu từ sự tiêu hóa chất bột đường chủ yếu trong chế độ ăn uống. Trong
điều kiện phản ứng bình thường, insulin kích thích glucose được đưa vào các
tế bào cơ thể, sử dụng sinh năng lượng, do đó làm giảm nồng độ glucose
trong máu. Kháng insulin là tình trạng tế bào cơ thể giảm đáp ứng với nồng
độ insulin bình thường trong máu. Các tế bào ở đây chủ yếu là mô mỡ, cơ, và
gan, ở trên những đối tượng kháng insulin glucose không vào được trong tế

bào, cơ thể điều chỉnh bằng cách tế bào beta phải sản xuất insulin nhiều hơn.
Sự tăng sản xuất insulin trong máu gây tác động quá mức lên các tế bào vẫn
nhạy cảm với insulin. Sự kết hợp giữa tác động quá mức này với tình trạng
kháng insulin ở một số tế bào đích gây ra triệu chứng lâm sàng của HCCH.
Khi tế bào beta cạn kiệt, không còn khả năng để sản xuất đủ insulin thì cơ thể
xuất hiện đái tháo đường.


5

1.1.3 Nguy cơ bệnh tật do mắc Hội chứng chuyển hóa:
Những nghiên cứu dịch tễ học gần đây chỉ ra rằng nên xem xét sự hiện
diện của HCCH hơn là từng thành tố của nó, vì nguy cơ tim mạch do HCCH
cao hơn nguy cơ tim mạch do từng thành phần riêng lẻ [8].
Một nghiên cứu tổng quan và phân tích hệ thống về HCCH và nguy cơ
mắc bệnh tim mạch trên 87 nghiên cứu, bao gồm 951,083 bệnh nhân cho thấy
HCCH có liên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) lên hơn 2
lần (RR: 2,35; CI 95% : 2,02 đến 2,73), tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch
lên hơn 2 lần (RR: 2,40; CI 95%: 1,87 đến 3,08), tử vong do mọi nguyên nhân
(RR: 1,58; CI 95%: 1,39 đến 1,78), nhồi máu cơ tim gần 2 lần (RR: 1,99; CI
95%: 1,61 đến 2,46), và đột quỵ lên đến 2,27 lần (RR: 2,27; CI 95%: 1,80 đến
2,85) [9]. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tăng gấp 2 lần nguy cơ mắc
bệnh tim mạch và tăng 5 lần nguy cơ mắc đái đường type 2 ở bệnh nhân mắc
HCCH [10], [11]. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng đề cập tăng nguy cơ mắc
ung thư [12], [13], bệnh thận mãn tính ở bệnh nhân mắc HCCH [14].
Bệnh gan nhiễm mỡ được cho thấy có mối liên quan tới HCCH, gan
nhiễm mỡ được cho là một biểu hiện của HCCH ở gan. Trong một nghiên cứu
cắt ngang từ Mexico, 87% nam giới và 76% nữ giới mắc HCCH có biểu hiện
gan nhiễm mỡ [15].
1.1.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Một số nhóm chuyên gia phát triển các tiêu chí chẩn đoán lâm sàng cho
hội chứng chuyển hóa bao gồm: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội
Châu Âu Nghiên cứu về kháng insulin (EGIR) và Chương trình giáo dục
Cholesterol của Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành (NCEP-ATP III). Tất cả
các nhóm đều nhất trí về cốt lõi thành phần của hội chứng chuyển hóa là bao


6

gồm: béo phì, kháng insulin, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp. Tuy nhiên,
hiện tại hướng dẫn hoặc là khó sử dụng hoặc đã đưa ra kết quả xung đột nhau
để xác định những người có HCCH.
Tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới
(WHO): WHO lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về hội chứng chuyển hóa là vào
năm 1998. Trong định nghĩa này tính kháng insulin được coi là yếu tố quan
trọng trong sinh bệnh học của hội chứng chuyển hóa, bằng chứng về tính
kháng insulin là một yêu cầu tuyệt đối trong định nghĩa của WHO. Được thể
hiện ở rối loạn glucose lúc đói, được xác định là mức glucose lúc đói trên
ngưỡng, thường là 100mg/dl. Hoặc rối loạn dung nạp glucose, được xác định
khi glucose máu 2 giờ sau làm thử nghiệm uống 75g glucose trong khoảng:
140 – 199mg/dL. Ngoài ra các bằng chứng khác về đề kháng insulin cũng
được đưa ra chẳng hạn như mô hình xác định kháng insulin bằng hằng định
nội môi, HOMA-IR là tỷ lệ giữa insulin lúc đói và mức đường lúc đói. Ngoài
yêu cầu tuyệt đối về đề kháng insulin, phải đáp ứng hai tiêu chí bổ sung.
Chúng bao gồm béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và microalbumin
niệu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo WHO [16], HCCH hiện diện khi có tình
trạng kháng insulin hoặc đái tháo đường kèm theo > 2 dấu hiệu sau:
- Béo bụng: xác định bằng tỉ số vòng eo/hông > 0,85 đối với nữ hoặc > 0,9
đối với nam và hoặc béo phì toàn thể xác định bằng BMI > 30 kg/ m2.

- Tăng huyết áp: HA≥140 /90 mmHg.
- Rối loạn chuyển hóa lipid: Triglyceride > 150 mg/dl và hoặc HDL-C < 35
mg/dL (nam) < 39 mg/dl (nữ).


7

- Đạm niệu vi thể, tốc độ thải Albumin qua nước tiểu ≥ 20 mg/ph hoặc tỉ lệ
Albumin /creatinin ≥ 30 mg/g.
Tiêu chuẩn của Nhóm nghiên cứu về kháng Insulin Châu Âu
(EGIR): Năm 1999 Nhóm nghiên cứu kháng insulin Châu Âu (EGIR) đã đề
xuất sửa đổi trong định nghĩa của WHO về HCCH. Giống như tiêu chuẩn của
WHO, EGIR cho rằng kháng insulin là quan trọng trong bệnh học của hội
chứng chuyển hóa. Trong trường hợp này, kháng insulin lại được xác định bởi
giá trị insulin máu lúc đói lớn hơn 75 percentile. Việc sử dụng insulin lúc đói
cao giúp rút gọn việc xác định tính kháng insulin trong chẩn đoán HCCH,
nhưng nó cũng có nghĩa là bệnh nhân đái tháo đường type 2 sẽ bị sót, vì
insulin lúc đói thường không được xác định ở những bệnh nhân này. Ngoài ra,
tương tự như định nghĩa của WHO, định nghĩa EGIR yêu cầu hai tiêu chí bổ
sung từ tiêu chí béo phì, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Các tiêu chí béo
phì đã được đơn giản hóa thành chu vi vòng eo, trong khi định nghĩa của
WHO sử dụng lựa chọn tỷ lệ vòng eo-hông hoặc chỉ số khối cơ thể.
Microalbumin niệu đã được loại bỏ trong tiêu chuẩn chẩn đoán này.
Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo EGIR [17] : tăng insulin máu lúc đói có
thêm 2 trong 3 tiêu chuẩn dưới đây:
- Béo bụng: Vòng eo ≥ 94cm (nam), ≥ 80 cm (nữ).
- Rối loạn chuyển hóa lipid: Triglycerides ≥177mg/dl và hoặc HDL-C
<39mg/dl
- Tăng huyết áp: HA ≥ 140 /90 mmHg.
Tiêu chuẩn của ATP III năm 2001 cập nhật năm 2005, thuộc chương

trình giáo dục Cholesterol quốc gia của Mỹ (NCEP): [18] đã đưa ra định


8

nghĩa cho hội chứng chuyển hóa, sau đó được cập nhật bởi Hiệp hội Tim
mạch Hoa Kỳ và Viện Quốc gia Phổi Tim và Máu năm 2005 [19]. Hội chứng
chuyển hóa xuất hiện nếu có từ ba tiêu chí sau đây trở lên: chu vi vòng eo trên
40inch (nam) hoặc 35inch (phụ nữ), huyết áp trên 130/85 mmHg, Triglycerid
lúc đói (TG) trên 150 mg/dl, HDL-C thấp hơn 40 mg/dl (nam) hoặc 50 mg/dl
(phụ nữ) và đường huyết lúc đói trên 100 mg/dl.
Định nghĩa NCEP ATP III là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng
rộng rãi nhất để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa. Nó kết hợp giữa đặc điểm
chính của HCCH là tăng đường huyết / kháng insulin, béo phì nội tạng, rối
loạn chuyển hóa lipid máu và tăng huyết áp. Nó sử dụng các phép đo và kết
quả xét nghiệm có sẵn, tạo điều kiện cho ứng dụng lâm sàng và dịch tễ học.
Nó cũng đơn giản và dễ nhớ. Quan trọng hơn, nó không yêu cầu bất kỳ tiêu
chí cụ thể nào; chỉ cần có ít nhất ba trong số năm tiêu chuẩn. Do định nghĩa
không xây dựng trên bất kỳ khái niệm lý tưởng nào về nguyên nhân của hội
chứng chuyển hóa, cho dù đó là kháng insulin hoặc béo phì [17].
Tiêu chuẩn của Liên đoàn tiểu đường quốc tế (IDF): Vào năm 2005,
IDF đã công bố các tiêu chí mới cho hội chứng chuyển hóa. Mặc dù nó bao
gồm các tiêu chuẩn chung giống như các định nghĩa khác, nó đòi hỏi có tiêu
chuẩn của béo phì, nhưng không nhất thiết phải có tiêu chuẩn của đề kháng
insulin. Tiêu chuẩn béo phì được đáp ứng bởi các điểm cắt cụ thể theo chủng
tộc. Điều này giải thích rằng các dân tộc và quốc tịch khác nhau có những
phân bố khác nhau về các chỉ tiêu trọng lượng cơ thể và chu vi vòng eo. Nó
cũng cho ra rằng mối quan hệ giữa các giá trị này và nguy cơ bị đáo tháo
đường type 2 hoặc các bệnh tim mạch là khác nhau ở các quần thể khác nhau.
Ví dụ, người Nam Á có nguy cơ cao hơn đối với đái tháo đường type 2 và

bệnh tim mạch do vòng eo nhỏ hơn, do đó nó sẽ không được coi là tiêu chí


9

chẩn đoán HCCH đối với người phương Tây. Mặc dù béo phì nội tạng hiện
được công nhận là một yếu tố quan trọng trong HCCH, nhưng định nghĩa IDF
đã bị chỉ trích vì sự nhấn mạnh về béo phì, hơn là kháng insulin, trong sinh lý
bệnh và chẩn đoán HCCH [17].
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo IDF [4], đối tượng phải có:
Béo bụng (được xác định là chu vi vòng eo ≥ 94 cm đối với nam giới châu
Âu và ≥ 80 cm đối với phụ nữ), tùy theo chủng tộc có các ngưỡng khác nhau
[bảng 1.1]. Cộng thêm 2 trong 4 yếu tố sau:
- Nồng độ Triglycerid cao: ≥ 150 mg/dl (1,7 mmol/l), hoặc đang được
điều trị.
- Nồng độ HDL-C thấp: <40 mg/dl (1,03 mmol/l) ở nam và <50 mg/dl
(1,29 mmol/L) ở nữ, hoặc đang được điều trị.
- Huyết áp cao: HA tâm thu ≥ 130mmHg hoặc HA tâm trương ≥
85mmHg, hoặc đang được điều trị tăng huyết áp.
- Nồng độ glucose huyết tương lúc đói cao ≥ 100 mg/dl (5,6 mmol/l)
hoặc tiểu đường type 2 được chẩn đoán trước đó. Nếu đường máu
huyết tương lúc đói cao hơn các giá trị đã nêu ở trên, thì nên làm
nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống nhưng không nhất thiết
phải làm để xác định sự hiện diện của hội chứng.
Bảng 1.1: Ngưỡng giá trị vòng eo theo chủng tộc [5]
Quốc gia/Nhóm chủng tộc
Châu Âu

Vòng eo
Nam


≥ 94 cm


10

Quốc gia/Nhóm chủng tộc

Nam Á

Trung Quốc

Nhật Bản

Nam và Trung Mỹ

Vòng eo
Nữ

≥ 80 cm

Nam

≥ 90cm

Nữ

≥ 80 cm

Nam


≥ 90 cm

Nữ

≥ 80 cm

Nam

≥ 85 cm

Nữ

≥ 90 cm

Sử dụng số liệu của người Nam Á cho đến khi
đầy đủ số liệu

Châu Phi Cận Sahara

Sử dụng số liệu người Châu Âu cho đến khi đầy
đủ số liệu

Đông Địa Trung Hải và Sử dụng số liệu người Châu Âu cho đến khi đầy
Trung Đông (Ả Rập)

đủ số liệu

1.2 Nghiên cứu về Hội chứng chuyển hóa:
1.2.1 Tình hình mắc Hội chứng chuyển hóa

Nghiên cứu trên thế giới:
Theo IDF ước tính rằng một phần tư dân số trưởng thành trên thế giới
mắc HCCH. Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mắc HCCH trên
các chủng tôc, giới tính, độ tuổi, các vùng khác nhau. Một nghiên cứu hệ
thống đăng năm 2017 về tỷ lệ mắc HCCH ở khu vực Châu Á-Thái Bình


11

Dương được thực hiện trên người trưởng thành. Nghiên cứu phân tích 18 bài
báo được đăng tới thời điểm tháng 4 năm 2016 [20]. Các nghiên cứu phần lớn
đều là khảo sát quốc gia, chẩn đoán HCCH dựa trên các tiêu chuẩn NCEPATP III, IDF, AHA/NHLB. Kết quả cho thấy có sự khác biệt lớn giữa tỷ lệ
mắc HCCH giữa các quốc gia. Tỷ lệ mắc HCCH thấp nhất là 11,9% được báo
cáo trong cuộc khảo sát quốc gia ở Philippines được tiến hành năm 2003 dựa
theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III. Ngược lại, tỷ lệ cao nhất trong khu vực là
49,0% từ một nghiên cứu được tiến hành ở vùng đô thị Pakistan. Tỷ lệ cao
nhất từ cuộc khảo sát quốc gia được thực hiện tại Malaysia trong năm 2008
(37,1%). Hầu hết các nghiên cứu trong nghiên cứu hệ thống này đều cho thấy
tỷ lệ mắc HCCH ở nữ cao hơn. Tỷ lệ cao nhất ở phụ nữ (47,2%, theo tiêu
chuẩn IDF) được thấy trong một nghiên cứu tiến hành vùng đô thị ở Ấn Độ,
trong khi tỷ lệ thấp nhất (3,7%, tiêu chuẩn IDF) ở một cuộc khảo sát quốc gia
được tiến hành tại Macau.
Sự gia tăng tỷ lệ mắc HCCH đã được quan sát ở cả ba quốc gia Hàn
Quốc, Trung Quốc, Mỹ:
Hội chứng chuyển hóa được xác định từ dữ liệu từ khảo sát Dinh dưỡng
và Sức khỏe Quốc gia Hàn Quốc (KNHANES) 2007-2015 do trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa bệnh tật Hàn Quốc thực hiện (KCDC), cho thấy tỷ lệ mắc
HCCH ở Hàn Quốc từ năm 2007 đến 2015, có sự gia tăng ổn định ở cả 2 giới.
Năm 2015 tỷ lệ mắc HCCH chung là 22,4%, nam 26,9%, nữ 17,9% [21]



12

Tỷ lệ(%)

Tổng

Nam

Nữ

Năm

.

Biểu đồ 1.1: Xu hướng mắc HCCH ở Hàn Quốc từ 2007-2015
Theo CDC, trong 1 nghiên cứu tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn
ATPIII, ở Hoa Kỳ từ năm 1988 đến năm 2012 [22], nghiên cứu phân tích dữ
liệu từ khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES). Dữ
liệu được phân tích trong 3 giai đoạn: 1988–1994, 1999–2006 và 2007–2012.
Mục tiêu của nghiên cứu này là ước tính tỷ lệ hiện mắc của hội chứng chuyển
hóa nói chung, theo chủng tộc và giới tính, và đánh giá các xu hướng về tỷ lệ
hiện mắc từ năm 1988 đến năm 2012. Tỷ lệ chung của HCCH trong giai đoạn
1988-1994 là 25,3%, giảm xuống còn 25,0% trong giai đoạn 1999-2006 và
sau đó tăng đáng kể lên 34,2% trong giai đoạn 2007–2012. Ở nam giới, tỷ lệ
mắc HCCH tăng từ 25,6% trong giai đoạn 1988–1994 lên 33,4% trong giai
đoạn 2007–2012. Tương tự như vậy, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa tăng ở
phụ nữ từ 25,0% trong giai đoạn đầu đến 34,9% trong giai đoạn thứ ba. Khi
phân tầng theo chủng tộc / dân tộc và nhóm tuổi, tỷ lệ hội chứng chuyển hóa
khoảng 10% trong nhóm tuổi từ 18 đến 29 cho tất cả các nhóm chủng tộc, dân



13

tộc và lên đến gần 70% ở phụ nữ >70 tuổi trong giai đoạn 2007–2012. Ngoài
ra HCCH gặp ở 5% nhóm đối tượng có cân nặng bình thường, 22% gặp ở
nhóm thừa cân và 60% ở nhóm béo phì.

% Tỷ lệ mắc HCCH

% Tỷ lệ mắc HCCH

Biểu đồ 1.2: Xu hướng mắc HCCH ở Hoa Kỳ theo các giai đoạn

Khảo sát quốc gia tại Đài Loan sử dụng NCEP- ATP III điều chỉnh,
cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ mắc HCCH từ 13,6% (1993–
1996) lên 25,5% (2005–2008).
Kết quả là tương tự nghiên cứu ở Trung Quốc, theo khảo sát quốc gia
về dinh dưỡng và sức khỏe ở Trung Quốc tỷ lệ mắc HCCH ở người trưởng
thành Trung Quốc là 13,7% năm 2000–2001 và 21,3% năm 2009, năm 20102012, tỷ lệ là 24,2% (24,6% ở nam và 23,8% ở nữ). Kết quả cũng cho thấy tỷ
lệ mắc hội chứng chuyển hóa có liên quan với tuổi tác [23].
Một nghiên cứu được tiến hành ở đô thị Pakistan báo cáocho thấy tỷ lệ
mắc HCCH cao nhất ở nam giới là (55,6% theo tiêu chuẩn NCEP ATP III điều


14

chỉnh. Kết quả trong nghiên cứu của Cameron et al cho thấy tỷ lệ mắc HCCH
(dựa trên các tiêu chuẩn NCEP-ATP III, 2001) dao động từ 8% đến 43% ở
nam giới và từ 7% đến 56% ở phụ nữ trên toàn thế giới [24].

Nghiên cứu về HCCH ở Châu Âu, dữ liệu từ 9 nghiên cứu trên người
châu ÂU ở 15521 đối tượng bao gồm 7782 nam và 7739 phụ nữ (tuổi từ 30–
89). Kết quả: 41% nam giới và 38% phụ nữ mắc HCCH theo tiêu chuẩn IDF
[25].
Theo 1 nghiên cứu tổng quan hệ thống về tỷ lệ mắc HCCH ở các nước
Trung Đông năm 2010, thì tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa dao động với nam
là từ 20,7% đến 37,2% (định nghĩa ATPIII) và từ 29,6% đến 36,2% (định
nghĩa IDF); và đối với phụ nữ, từ 32,1% đến 42,7% (định nghĩa ATPIII) và từ
36,1% đến 45,9% (định nghĩa IDF) [26].
Nghiên cứu HCCH trên độ tuổi lao động cũng được thực hiện ở nhiều
nước trên thế giới. Ở Trung Quốc, nghiên cứu của tác giả Wang (2015) trên
3324 đối tượng người lao động khám sức khỏe định kỳ ở vùng Đông Bắc
Trung Quốc, tuổi trung bình 43 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 22,9%, trong
đó tỷ lệ mắc tăng theo lứa tuổi, ở nam cao hơn nữ [27]. Tác giả Kang ở Hàn
Quốc (2013), trên 1545 người lao động khám sức khỏe ở Hàn Quốc, tuổi
trung bình 46 tuổi, tỷ lệ mắc HCCH là 21%, nam cao hơn nữ [28]. Nghiên
cứu trên các nhóm nghề ở người lao động Mỹ trên 20 tuổi, tỷ lệ mắc HCCH
chung ước tính là 20,6% (CI: 18,9–22,3%). Nghề có tỷ lệ mắc HCCH cao
nhất là các nghề vận tải, các nhà quản lý và giám sát viên: 27,4% [15,743,3%]. Tỷ lệ mắc HCCH thấp được tìm thấy ở các nhà văn, nghệ sĩ và vận
động viên: 6,9% [3,6% -12,8%]. Có thể giải thích cho mối quan hệ giữa công


15

việc vận tải và hội chứng chuyển hóa có thể là do lịch làm việc không đều đặn
và làm việc theo ca, khó ngủ và căng thẳng [29].
Ngoài các nghiên cứu trên cộng đồng, các nghiên cứu còn thực hiện
đánh giá tỷ lệ mắc HCCH trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Nghiên cứu
ở 150 bệnh nhân đái tháo đường type 2 và được thực hiện tại Trung tâm Tiểu
đường của Bệnh viện đại học Komfo Anokye ở Kumasi, Vùng Ashanti của

Ghana, từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 4 năm 2013, nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ
mắc mắc HCCH ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ cao là 58%.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra tỷ lệ tương tự trong những người đái đường
type 2 như ở Nigeria 62,5% [30] và Ethiopia 58% [31]. Một số nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ cao hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2 là 76% [32].
Ở Nepal (73,9%) [33], Malaysia (96,1%).
Nghiên cứu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, lần đầu tiên nghiên cứu về tình trạng mắc HCCH ở người
trưởng thành tại Thành phố HCM năm 2005, theo tiêu chuẩn ATPIII chuẩn
hóa theo tuổi, giới tính tỷ lệ này là 12,0% (CI 95%: 10,9–13,2). Tỷ lệ này tăng
theo tuổi và nghề nghiệp ít vận động. Đối tượng mắc HCCH có tỷ lệ phần
trăm mỡ cơ thể cao hơn đáng kể so với các đối tượng bình thường [34].
Kết quả điều tra của Lê Thị Hợp và cộng sự năm 2008 trên 8 vùng sinh
thái trong toàn quốc cho thấy tỉ lệ mắc HCCH là 13,1%. Nghiên cứu này cũng
đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc HCCH tăng theo tuổi, tuổi từ 24-34 là 5,9%; từ 35-44
tuổi là 12,1%; 45-54 là 19,4%; 55-64 là 26,7% và 65-74 là 27,4%. Bên cạnh
đó, tỷ lệ mắc HCCH cũng tăng theo BMI: nhóm có BMI từ 18,5-22,9 có tỷ lệ
là 13,5%; nhóm 23-14,9 có tỷ lệ mắc là 27,2%; trong khi đó nhóm có BMI từ


16

25-19,9 có tỷ lệ mắc là 54,5% và đặc biệt nhóm BMI > 29,9 thì có tỷ lệ mắc
là 72,1% [35].
Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và HCCH ở đối tượng 25-64 tuổi
tại 4 quận nội thành Hà Nội năm 2010 nhận thấy 21,4% đối tượng nghiên cứu
bị mắc HCCH. Tỷ lệ mắc này có xu hướng tăng lên theo tuổi, 6,5% ở lứa tuổi
25-34 tuổi, 33,7 % ở lứa tuổi 55-64 tuổi có mắc HCCH. Nữ có tỷ lệ mắc cao
hơn đáng kể so với nam 24,4% và 18,2% [36].
Nghiên cứu về tình trạng mắc HCCH ở đồng bằng Sông Hồng năm

2011, trên 2443 đối tượng từ 50-64 tuổi, cho thấy tỷ lệ hiện mắc HCCH là
16,3% (14,0 - 18,6). Tỷ lệ mắc HCCH tăng theo tuổi và đạt cao nhất ở nhóm
tuổi 60–64 gần 27% [37].Thành tố gặp nhiều nhất là tăng Triglyceride
(43,2%), tiếp theo là HDL-C thấp (42,0%), huyết áp tăng (29,2%), đường
máu lúc đói cao (14,3%) và béo phì trung tâm (12,3%). Chỉ có 17,6% đối
tượng không mắc bất kỳ thành tố nào của HCCH và hơn 40% có ít nhất hai
thành tố của HCCH.
Nghiên cứu về tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa của cán bộ viên
chức và một số yếu tố liên quan tại trường Đại Học Y Hà nội năm 2015, cho
thấy tỷ lệ mắc HCCH của các cán bộ này là 12,5%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa tỷ lệ mắc của 2 giới: nam 22,6%, nữ 6,8%. Tỷ lệ mắc HCCH
cũng có xu hướng tăng theo tuổi cao nhất ở nhóm ≥ 55 tuổi chiếm 31,5%,
thấp nhất nhóm < 25 tuổi chiếm 0% [38].
Nghiên cứu gần đây của Nguyễn Minh Ngọc (2017), xác định HCCH
trên đối tượng thừa cân, béo phì từ 50-69 tuổi tại 3 phường thành phố Hải
Phòng, cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 79,8%, tỷ lệ mắc ở nữ có xu hướng cao
hơn ở nam (80,4% và 76,3%, p>0,05). Nhóm béo phì BMI  30, có tỷ lệ mắc


17

BMI cao hơn khác biệt so với nhóm thừa cân BMI 25 – 29,9 (93,9% so với
77,7%; p<0,05) [39].
Tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn IDF, trên 114 bệnh nhân tăng huyết
áp khám tại bệnh viện đa khoa Đồng Hới- Quảng bình năm 2013 là 58,7%,
nam 49,2%, nữ 50,7%. Phối hợp các thành tố Tăng Triglycerid máu, tăng
huyết áp, tăng glucose máu là gặp nhiều nhất (17,9%) [40].
Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ mắc BKLN (STEPS) được tiến hành
năm 2015 thực hiện ở nhóm tuổi 18-69, trên 3750 người tham gia nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng trung bình của đối tượng nghiên cứu là

59,1±10,3kg. Chiều cao trung bình nam là 162,4 cm , nữ là 152,6cm. Vòng eo
trung bình là 76,5cm. BMI trung bình là 22,0 kg/m2. Huyết áp tâm thu là
120mmHg. HDL-C trung bình là 1,0mmol/l [3].
1.2.2 Chế độ ăn và Hội chứng chuyển hóa
Chế độ ăn và nguy cơ mắc HCCH:
Liên quan tần suất bữa ăn trong ngày và HCCH trên người lớn Hàn
Quốc từ khảo sát quốc gia về sức khỏe và dinh dưỡng Hàn Quốc
(KNHANES) cho thấy sau khi điều chỉnh độ tuổi, năng lượng, tình trạng hút
thuốc, uống rượu, hoạt động thể chất, thu nhập và trình độ học vấn, nam giới
ở nhóm tiêu thụ 2 bữa/ngày có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn so
với nam giới ở nhóm tiêu thụ 3 bữa/ngày (OR = 1,37, 95%, CI = 1,12-1,67).
Trong khi đó, tổng bữa ăn trong ngày không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc hội
chứng chuyển hóa ở phụ nữ sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu bao gồm
năng lượng tiêu thụ (OR = 1,09, 95% CI = 0,90-1,31). Trong nghiên cứu này,
nhóm tiêu thụ 2 bữa/ngày có lượng chất béo cao trong khẩu phần ăn cao hơn
và tỷ lệ béo phì cao hơn so với nhóm tiêu thụ 3 bữa/ngày ở cả hai giới. Có


×