Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Các tỉnh, thành uỷ ở đông nam bộ lãnh đạo công tác nội chính giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 205 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ KHÁNH HOÀN

CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NỘI CHÍNH
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC

HÀ NỘI - 2020


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ KHÁNH HOÀN

CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NỘI CHÍNH
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Mã số: 62 31 02 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Nguyễn Văn Giang

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

VŨ KHÁNH HOÀN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác nội chính

1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về Đảng lãnh đạo
các lĩnh vực đời sống xã hội và lãnh đạo công tác nội chính
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học có liên quan và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

7
7
15

21

Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở
ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NỘI CHÍNH HIỆN NAY

23

2.1. Các tỉnh, thành phố; tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ và công
tác nội chính của các tỉnh, thành uỷ hiện nay

23

2.2. Các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ lãnh đạo công tác nội
chính hiện nay - khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò

51

Chƣơng 3. CÔNG TÁC NỘI CHÍNH VÀ CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở
ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NỘI CHÍNHTHỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

65

3.1. Thực trạng công tác nội chính ở các tỉnh, thành phố vùng
Đông Nam Bộ

65

3.2. Các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ lãnh đạo công tác nội
chính-thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm


77

Chƣơng 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NỘI CHÍNH ĐẾN NĂM 2030

108

4.1.Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường sự
lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ đối với công tác
nội chính đến năm 2030

108

4.2. Giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành
uỷ ở Đông Nam Bộ đối với công tác nội chính đến năm 2030

114

KẾT LUẬN

150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

153


PHỤ LỤC

170


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ANCT

:

An ninh chính trị

BTVT,TU :

Ban Thường vụ tỉnh, thành uỷ

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CTQG

:

Chính trị quốc gia


CT-XH

:

Chính trị - xã hội

CTNC

:

Công tác nội chính

CQNC

:

Cơ quan nội chính

CNH, HĐH :

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

ĐNB

:

ĐNB

HTCT


:

Hệ thống chính trị

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

MTTQ

:

Mặt trận Tổ quốc

Nxb

:

Nhà xuất bản

PTLĐ


:

Phương thức lãnh đạo

QP,AN

:

Quốc phòng, an ninh

TC-XH

:

Tổ chức - xã hội

TT,ATXH :

Trật tự, an toàn xã hội

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

XHCN

:


Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác nội chính (CTNC) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc
giữ vững ổn định chính trị đất nước, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
(TT,ATXH), tác động trực tiếp đến hoạt động của tất cả các tổ chức trong xã
hội, đến hoạt động và đời sống của mọi người dân; tạo thuận lợi cho kinh tế xã hội (KT-XH) và công tác đối ngoại nước ta phát triển; củng cố, phát triển
và nâng cao uy tín của Đảng, Nhà nước ta trên trường quốc tế. CTNC chỉ có
thể đạt được kết quả và thể hiện rõ vai trò của mình khi được sự lãnh đạo của
Đảng; ở các địa phương là sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ, trước hết và
quan trọng hàng đầu là sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ. Đây là một trong
những nhân tố hàng đầu quyết định CTNC đạt chất lượng, hiệu quả, nhất là
trong giai đoạn hiện nay. Sự lãnh đạo ấy ngày càng phải được tăng cường
cùng với sự phát triển và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng nước ta, nhiệm vụ
chính trị ở các tỉnh, thành phố và sự phát triển mau lẹ, phức tạp của tình hình
chính trị thế giới, khu vực. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nói chung và
của các tỉnh, thành uỷ nói riêng, đối với CTNC thực sự là vấn đề rất cấp thiết
hiện nay.
Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, CTNC đã tập trung
vào những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm, như: đảm bảo an ninh chính trị
(ANCT) đất nước, giữ gìn TT,ATXH, tăng cường các hoạt động thực hiện
nhiệm vụ xây dựng Đảng; nắm bắt diễn biến tư tưởng trong nội bộ và tâm
trạng xã hội, đẩy mạnh công tác thông tin dưới nhiều hình thức không để xảy
ra “điểm nóng”... Chất lượng hoạt động của các cơ quan nội chính (CQNC) ở
tất cả các khâu từ phát hiện, ghi nhận và tham mưu về khen thưởng các tập
thể, cá nhân tiên tiến, đến điều tra, bắt giam, giữ, truy tố, xét xử và công tác



2
thanh tra đều có chuyển biến tích cực. Sự chuyển biến ấy góp phần rất quan
trọng giữ vững ANCT đất nước và bảo đảm TT,ATXH, tạo thuận lợi cho
công cuộc đổi mới phát triển đạt thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Tuy
nhiên, trong lãnh đạo CTNC, Đảng và nhất là các cấp uỷ, còn một số hạn chế,
yếu kém: lúng túng về nội dung, phương thức lãnh đạo (PTLĐ); việc lãnh
đạo, chỉ đạo sự phối hợp hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị
(HTCT) và các lực lượng trong CTNC của nhiều cấp uỷ chưa kịp thời và còn
bị động; việc xử lý một số vụ việc còn thiếu linh hoạt, gây phức tạp nhất định
ở một số địa phương...
Hơn ba thập kỷ qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các tỉnh,
thành uỷ ở Đông Nam Bộ (ĐNB) đã lãnh đạo CTNC đạt kết quả tích cực:
lãnh đạo thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ các CQNC ở địa phương;
kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ các CQNC; lãnh đạo sự phối hợp khá chặt
chẽ, hiệu quả trong công việc giữa các CQNC với các tổ chức trong HTCT.
Nhờ đó, các CQNC đã đóng góp tích cực vào sự lãnh đạo của các tỉnh, thành
uỷ trong thực hiện đạt kết quả các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về
phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các
vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan
tâm trên địa bàn các tỉnh, thành phố; chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án phức tạp
về ANCT, TT,ATXH trên địa bàn. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra,
kiểm toán được quan tâm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm...
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, sự lãnh đạo CTNC của các tỉnh,
thành uỷ ở ĐNB còn một số hạn chế, yếu kém, bất cập: sự lúng túng trong nội
dung và PTLĐ là khá phổ biến. Việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện một số
nghị quyết, chị thị, thông báo, kết luận của Đảng về CTNC có lúc, có nơi
chưa kịp thời, chất lượng nhiều văn bản cụ thể hoá còn thấp. Việc lãnh đạo,



3
chỉ đạo thực hiện có lúc chưa quyết liệt và còn có biểu hiện hình thức, kết quả
thực hiện chưa cao. Vẫn còn tình trạng cấp uỷ bao biện, làm thay công việc
của cơ quan nhà nước, buông lỏng sự lãnh đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Ở một số nơi, khi xảy ra vấn đề phức tạp, nhất là các vụ án, các vụ liên quan
đến trách nhiệm lãnh đạo của cấp uỷ chậm được trả lời trước dư luận. Việc xử
lý cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật chưa nghiêm, chưa đủ
sức răn đe... Tổ chức bộ máy một số CQNC chưa được lãnh đạo chỉ đạo đổi
mới, sắp xếp, hiện toàn mạnh mẽ, còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt
động chưa cao. Chất lượng đội ngũ cán bộ một số CQNC, trong đó có cán bộ
lãnh đạo, quản lý chủ chốt chưa ngang tầm nhiệm vụ; một số cấp uỷ viên và
cán bộ, đảng viên trong một số CQNC vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật, ảnh
hưởng đáng kể đến hoạt động của các CQNC và kết quả CTNC... Trước biến
phức tạp của tình hình thế giới khu vực, trong nước, nhất là những phức tạp
về an ninh, trật tự, tham nhũng ở ĐNB; yêu cầu ngày càng cao của công cuộc
đổi mới, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (HTCT) tinh,
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nhiệm vụ CTNC trong những năm tới
đòi hỏi các cấp uỷ đảng, nhất là các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB , phải tăng cường
lãnh đạo CTNC.
Nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống tìm giải pháp khả thi phát huy
ưu điểm, khắc phục hạn chế, yếu kém nêu trên, tăng cường sự lãnh đạo của
các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC trong những năm tới thực sự là vấn
đề rất cấp thiết.
Để góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn
và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ lãnh
đạo công tác nội chính giai đoạn hiện nay”.



4
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh, thành
uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC, luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp
chủ yếu, khả thi tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với
CTNCđến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài luận án; đánh giá khái quát kết quả đạt được, chỉ ra những nội dung
luận án tiếp thu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết.
- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn các tỉnh,
thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo công tác nội chính.
- Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, tổng kết những kinh nghiệm
các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo công tác nội chính (CTNC).
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh
đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC đến năm 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB
đối với CTNC giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở
ĐNB đối với CTNC từ năm 2005 đến năm, 2019; các phương hướng và giải
pháp được đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030.
- Về không gian: Luận án khảo sát sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ đối với
CTNC ở sáu tỉnh, thành phố: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước; Đồng
Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh; điều tra xã hội học một số cán bộ, công


5

chức các CQNC, các tổ chức của HTCT, đảng viên và nhân dân ở thành phố
Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nội chính, CTNC và
Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng CTNC và thực trạng các tỉnh,
thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC từ năm 2010 đến năm 2019.

4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các
phương pháp nghiên cứu khoa học: lịch sử kết hợp với logic, phân tích kết
hợp với tổng hợp, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh và
phương pháp chuyên gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Khái niệm: Các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC là toàn bộ hoạt
động của các tỉnh uỷ, thành uỷ trong việc quán triệt đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng về CTNC; xây dựng, ban hành các quyết định về CTNC của tỉnh,
thành uỷ; lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, nhất là các cấp uỷ trực
thuộc, chính quyền tỉnh, thành phố, MTTQ, các tổ chức CT-XH, các lực lượng
và nhân dân địa phương thực hiện thắng lợi các quyết định đó.
- Kinh nghiệm: Coi trọng và thực hiện tốt việc củng cố, kiện toàn tổ
chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban nội chính
tỉnh, thành uỷ thực sự là lực lượng nòng cốt trong CTNC sẽ bảo đảm việc
lãnh đạo CTNC của các tỉnh, thành uỷ đạt kết quả.


6

- Hai giải pháp: Một là, nâng cao năng lực xây dựng và lãnh đạo tổ
chức thực hiện các nghị quyết về CTNC của các tỉnh, thành uỷ; Hai là, xây
dựng đội ngũ cán bộ các CQNC đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về các tỉnh, thành
uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC giai đoạn hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB trong lãnh đạo CTNC trên địa bàn tỉnh,
thành phố.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu
tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Xây dựng
Đảng thuộc Học viện chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh, các trường
chính trị tỉnh, thành phố ở ĐNB.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương, 9 tiết, kết luận, danh mục công
trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục.


7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Các vấn đề của CTNC là những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia,
đối nội, đối ngoại, sự ổn định, phát triển của đất nước, do đó đã có nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước ở các góc độ, phạm vi khác nhau. Sau đây là
tổng quan các công trình tiêu biểu.

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC
NỘI CHÍNH

1.1.1. Các công trình khoa học ở Việt Nam
- Ban Nội chính Trung ương (2015), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác nội chính và phòng, chống tham nhũng [15].
Cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất, các tác giả trích dẫn những
đoạn nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các tác phẩm, bài nói chuyện và
bài viết về CTNC và phòng, chống tham nhũng. Phần thứ hai, gồm những bài
viết của các tác giả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTNC và phòng,
chống tham nhũng.
- Hoàng Chí Bảo (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác nội chính
và phòng, chống tham nhũng [3].
Tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về CTNC và nhấn mạnh:
trong CTNC - cả nội dung hoạt động, cách thức tổ chức đến phương pháp và
phong cách chỉ đạo, cho đến cán bộ..., đều phải quán triệt và vận dụng tư
tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả
chỉ rõ nội chính và CTNC là công tác bảo vệ chính trị nội bộ; là nội vụ và nội
trị, xét cả về tổ chức bộ máy, con người và các quan hệ con người; là hoạt
động tham chính, cầm quyền, hoạt động của chính quyền, của bộ máy hành
chính công quyền, thực thi pháp luật, là điều hành hoạt động chính trị trong
nước. Tương ứng với nó là đối ngoại, ngoại giao, bang giao quốc tế; CTNC
còn là hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thi hành chủ
trương, chính sách, luật pháp, có quan hệ với lợi ích của nhân dân, việc duy


8
trì sự ổn định chính trị - xã hội (CT-XH) để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi
mới và phát triển đất nước. CTNC và hoạt động nội chính dựa trên luật pháp
của nhà nước pháp quyền, thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của

người dân.
Tác giả luận giải và chỉ rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò CTNC đối
với thực hiện dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội, góp phần cùng với KTXH và văn hoá để kiến tạo môi trường hoà bình, ổn định, phát triển; giữ vững
vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, bảo vệ vững chắc chế độ; bảo đảm sự
tồn tại và phát triển của người dân, cộng đồng dân cư trong hoà bình, ổn định
và thịnh vượng.
- Ban Nội chính Trung ương (2016), Tổng kết một số vấn đề lý luậnthực tiễn 30 năm đổi mới về công tác nội chính (1986-2016) [16].
Các tác giả đã trình bày về quá trình hình thành, phát triển nhận thức
của Đảng ta về CTNC trong điều kiện mới hiện nay ở nước ta; phân tích sâu
sắc việc tiến hành CTNC của Đảng ta qua 30 năm đổi mới từ năm 1986 đến
nay; chỉ rõ thành tựu to lớn và những hạn chế, yếu kém, xác định đúng các
nguyên nhân của ưu điểm và của khuyết điểm, yếu kém, tổng kết được 5 bài
học kinh nghiệm có giá trị qua hơn 30 năm Đảng lãnh đạo CTNC; đặc biệt,
cuốn sách đã trình bày các quan điểm, phương hướng và đề xuất hệ giải pháp
đồng bộ, khả thi tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng ta đối với CTNC trong
những năm tới.
- Lê Hồng Anh (2016), Tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về nội
chính và phòng, chống tham nhũng [1].
Tác giả đã trình bày các quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với CTNC,
phòng, chống tham nhũng trong điều kiện hiện nay qua việc tổng kết công tác
này, trong năm 2015. Tác giả khẳng định những thành tựu, kết quả to lớn đạt
được trên 6 mặt công tác chủ yếu của của Ban Nội chính Trung ương; chỉ rõ
những hạn chế, khuyết điểm cụ thể trên 6 mặt cộng tác chủ yếu đó, và đề
xuất, phân tích sâu sắc 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung thực
hiện quyết liệt để thực hiện tốt nhiệm vụ CTNC, phòng, chống tham nhũng


9
trong năm 2016, trong đó có kinh nghiệm và giải pháp tăng cường việc phát
hiện, ngăn chặn và loại trừ; tăng cường pháp luật, điều tra, truy tố...

- Lê Được Trung (2016), Ban Nội chính Tỉnh uỷ Bắc Kạn: Làm tốt
công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền trong lĩnh vực nội chính và phòng,
chống tham nhũng [152].
Tác giả tổng kết quá trình hoạt động và những kết quả đạt được của
Ban Nội chính Tỉnh uỷ Bắc Kạn từ khi được tái lập đến nay, trong đó chỉ rõ
những cách làm đem lại hiệu quả trong CTNC, gồm: kết hợp chặt chẽ công
tác kiểm tra với công tác giám sát; kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra của Ban
theo quy định của Điều lệ Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán với việc
giám sát của các tổ chức CT-XH và nhân dân đối với các hoạt động nội chính
và phòng, chống tham nhũng.
- Ban Nội chính Trung ương (2016), Tổng kết một số vấn đề lý luậnthực tiễn qua 30 năm đổi mới, hoàn thiện hệ thống tư pháp(1986-2016)[20].
Cuốn sách đã chỉ ra chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về hệ thống tư pháp nước ta; nêu những thành tựu qua 30
năm đổi mới hệ thống tư pháp có giá trị tham khảo tốt cho hoạt động lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đối với các mặt của công tác tư pháp, nội chính và
phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Cuốn sách đã trình bày quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta về
đổi mới và hoàn thiện hệ thống tư pháp trong thời kỳ đổi mới; hoạt động và
kết quả công tác tư pháp qua hơn 30 năm đổi mới; chỉ rõ những hạn chế, yếu
kém và nguyên nhân cùng 5 bài học kinh nghiệm bổ ích về Đảng lãnh đạo
công tác tư pháp trong hơn 30 năm qua. Đặc biệt, cuốn sách nêu quan điểm,
phương hướng và hệ giải pháp đồng bộ, khả thi tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
-Viện Khoa học Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ (2013), Sổ tay công
tác phòng, chống tham nhũng [156].
Cuốn sách chỉ rõ, trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy
mạnh hơn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt kết quả to


10

lớn, góp phần phát triển KT-XH giữ vững ANCT và TT,ATXH ở nước ta. Nhiều
cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, đi đầu trong cuộc đấu
tranh này. Nhiều vụ án tham nhũng, trong đó có khá nhiều vụ án lớn, phức tạp,
gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, cán bộ đã được phát hiện, xử lý
nghiêm minh, kịp thời. Cuốn sách nhấn mạnh: cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí hiện tại còn nhiều hạn chế, cam go; tham nhũng, lãng phí
vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi
rộng lớn, thủ đoạn rất tinh vi, tính chất rất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều
mặt cho Đảng, Nhà nước, chế độ, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với
Đảng... Cuốn sách là cẩm nang cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tham
gia phòng, chống tham nhũng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả HTCT và
toàn dân trong cuộc chiến cam go này.
- Bùi Xuân Nam (2016), Xây dựng nền an ninh nhân dân, phong trào
“Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII
của Đảng [102].
Tác giả luận giải và chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây
dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, gồm; khái niệm, nội
dung, vai trò và phương thức xây dựng. Bám chắc vào quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vấn đề
này, tác giả chỉ ra những nội dung cơ bản về dựng nền an ninh nhân dân và
thế trận an ninh nhân dân ở nước ta hiện nay. Phân tích thực tiễn xây dựng an
ninh nhân dân và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong những
năm qua, tác giả đề xuất và luận giải 6 giải pháp chủ yếu xây dựng nên an
ninh quốc gia theo phương hướng, nhiệm vụ do Đại hội XII của Đảng đề ra.
Đây là công trình có giá trị tham khảo tốt đối với luận án.
- Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hoà Bình, Bùi Minh Thanh (2007),
Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam và trên thế giới (sách phục vụ công tác
phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng [159].
Cuốn sách gồm 4 phần: Phần I. Tham nhũng và tội phạm tham nhũng,
gồm các chương 1,2,3, trong đó nội dung của chương I có nhiều điểm có giá



11
trị tham khảo tốt đối với luận án. Đó là khái niệm tham nhũng, nguồn gốc;
khái niệm, đặc điểm, bản chất của tham nhũng được luận giải khá sâu sắc;
công tác phòng, chống hối lộ của các cấp, các ngành, địa phương làm lành
mạnh hoá bộ máy nhà nước, chính quyền các cấp ở nước ta hiện nay được
phân tích sâu sắc với tư liệu minh hoạ phong phú.
- Trần Đại Quang (2016), Đổi mới toàn diện công tác công an đáp ứng
yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập quốc tế của đất nước [108].
Bài viết đã chỉ ra và phân tích những kết quả đạt được của ngành công
an trong thời gian qua, chỉ ra những yêu cầu mới đối với ngành công an trước
tình hình hiện nay. Tác giả nhấn mạnh, việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội XII của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước là rất
cấp bách, lực lượng Công an là nòng cốt. Tác giả đã xuất 5 giải pháp cho vấn
đề này, trong đó nhấn mạnh giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng toàn
diện công tác giữ gìn TT,ATXH, tạo chuyển biến mạnh mẽ có kết quả trong
đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, đặc biệt là các tội phạm nguy hiểm
và các vi phạm pháp luật; triệt xoá kịp thời, dứt điểm các tụ điểm phức tạp về
trật tự xã hội, tệ nạn xã hội không để phát sinh các tụ điểm mới; kiềm chế đến
mức thấp nhất tình trạng gia tăng tội phạm, đẩy lùi một bước các tệ nạn xã
hội; tập trung cao độ để làm giảm các loại tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
-Trương Tấn Sang (2016), Cải cách tư pháp góp phần xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [121].
Công trình này, đã tập trung phân tích, chỉ rõ kết quả, hạn chế và những
kinh nghiệm của các cấp uỷ, chính quyền thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020”. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những vấn đề chủ yếu để thực hiện tốt

Chiến lược này, trong đó, tác giả tập trung làm rõ cơ chế thực hiện quyền tư
pháp; việc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước trong lĩnh vực
tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tư pháp, luật sư, bổ trợ tư
pháp; đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật, cán bộ


12
có chức danh tư pháp, coi trọng cập nhật những kiến thức mới; tăng cường
kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp; xây dựng và hoàn thiện
cơ chế, quy định về công việc này, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác giám sát hoạt động tư pháp; hạn chế oan sai, vi phạm pháp luật trong các
hoạt động tố tụng, xét xử ...
- Nguyễn Phú Trọng (2019), Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng
bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng [153].
Tác giả nêu khái quát nội dung chủ yếu của Chỉ thị số 35-CT./TW ngày
30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và nhấn mạnh về báo cáo kiểm điểm sự
lãnh đạo của cấp uỷ trong nhiệm kỳ vừa qua phải nhìn thẳng vào sự thật, nói
rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, chỉ ra những ưu, khuyết điểm và nguyên
nhân, đề cao tự phê bình và phê bình, không né tránh.
- Nguyễn Thị Kim Ngân (2018), Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ
chức bộ máy nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá
XII [103].
Tác giả nhấn mạnh, các văn bản của Nhà nước, như Hiến pháp năm
2013 và các văn bản pháp luật mới về tổ chức bộ máy của Nhà nước và chính
quyền các cấp có vai trò, tác dụng to lớn đối với việc sắp xếp, kiện toàn, nâng
cao chất lượng tổ chức bộ máy nhà nước và chính quyền các cấp, song vẫn
còn không ít hạn chế, yếu kém; Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII đã chỉ ra
những hạn chế. Đồng thời, tác giả đề xuất 5 nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện hệ
thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung

ương 6 nêu trên, trong đó một giải pháp được luận án quan tâm hơn: Các cấp
uỷ, các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là người đứng đầu
phải chủ động sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ở ngay
trong cơ quan, đơn vị mình theo tinh thần Nghị quyết nêu trên.
- Lê Quang Kiệm (2016), Công tác phòng, chống tham nhũng trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2016 [95].


13
Tác giả đã khát quát thực trạng, kết quả đạt được về công tác phòng,
chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2016, trong đó
đi sâu, làm rõ hạn chế, khuyết điểm và xác định 5 nguyên nhân xác thực của
hạn chế, khuyết điểm, đề xuất 4 giải pháp khả thi để thực hiện tốt công tác
phòng, chống tham nhũng ở tỉnh trong những năm tới. Đây là công trình khoa
học về một mặt của công tác nội chính ở một tỉnh điển hình ở ĐNB rất sát với
đề tài luận án và nằm trong địa bàn nghiên cứu của luận án, nên có giá trị
tham khảo cao đối với luận án.
- Phan Văn Tâm (2016), Một số vấn đề về công tác tham mưu của ban nội
chính tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương trong xử lý vụ việc, vụ án [122].
Từ việc phân tích hoạt động tham mưu cho cấp uỷ cấp tỉnh trong cả
nước thực hiện 5 nhiệm vụ chủ yếu của CTNC, phòng, chống tham nhũng, tác
giả đã đánh giá và đưa ra các nhận định có giá trị về hoạt động tham mưu của
các ban nội chính tỉnh, thành uỷ trong cả nước về CTNC, đặc biệt là 5 bài học
kinh nghiệm quý giá về vấn đề này, có giá trị lý luận đối với luận án.
- Phan Đình Trạc (2017), Đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng [150].
Tác giả phân tích thực trạng, kết quả đạt được và hạn chế trong công
tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua, chỉ ra nguyên nhân, đặc biệt là
nguyên nhân của khuyết điểm, hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả xác định mục
tiêu tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, ngăn chặn từng bước đẩy lùi tham nhũng

trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH,
củng cố QP,AN và xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng và đề xuất 3 quan điểm và 7 giải pháp để thực hiện tốt công tác phòng,
chống tham nhũng ở nước ta hiện nay nhằm đạt mục đích nêu trên.
- Bùi Thị Bích Liên (2016), Kinh nghiệm tham gia công tác cán bộ của
ban nội chính các tỉnh, thành uỷ [97].
Tác giả phân tích thực trạng việc thực hiện Quy định số 183-QĐ/TW
ngày 08-4-2013 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ


14
máy của ban nội chính các tỉnh, thành uỷ, chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, và các
nguyên nhân. Đặc biệt, tác giả đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm có giá trị.
1.1.2. Các công trình khoa học ở Trung Quốc và Lào
- Chu Húc Đông (2004), Kiên trì phương châm quản lý Đảng nghiêm
minh, triển khai cuộc xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống
tham nhũng [83].
Tác giả cho rằng, cùng với việc tăng cường củng cố, xây dựng, chỉnh
đốn Đảng cần quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để
phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái, tha hoá, cần đặc biệt coi
trọng việc chọn người và dùng người. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát
hiện, xử lý suy thoái, biến chất, tham nhũng ở các cấp, các ngành, tập trung
phát hiện suy thoái, tha hoá, biến chất, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý chủ chốt trên một số lĩnh vực trọng điểm như: đất đai,
năng lượng, bảo vệ môi trường, cấp vốn tái thiết các khu vực sau các thảm
hoạ thiên tai; nguồn tài chính của cán bộ lãnh đạo, quản lý gửi ra nước
ngoài cho con cháu ăn học; gia đình cán bộ, viên chức đi nước ngoài và sửa
chữa, mua sắm nhà cửa...
- Trương Vệ Quốc (2013), Tập trung giải quyết vấn đề nổi cộm mà
quần chúng nhân dân phản ánh gay gắt [118].

Từ việc phân tích thực trạng tham nhũng nghiêm trọng ở Trung Quốc,
tác giả khẳng định những vấn đề nổi cộm mà nhân dân phản ánh gay gắt, cần
nhận thức đúng và tập trung giải quyết tốt. Theo tác giả, những vấn đề này,
cần được giải quyết bằng những quyết sách lớn, tư duy chiến lược sâu rộng.
Tác giả đề xuất các giải pháp, gồm: tăng cường giáo dục tư tưởng, thường
xuyên “bổ sung canxi” cho Đảng; kiên trì kết hợp giáo dục tư tưởng và ràng
buộc chế độ, tức là vừa giải quyết tốt vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan,
giá trị quan, vừa phải tăng cường giám sát quyền lực; làm cho quan điểm
quần chúng bén rễ trong đầu của cán bộ, đảng viên; tăng cường dựa vào dân
để giải quyết những vấn đề nổi cộm được nhân dân phản ánh gay gắt.


15
- Chu Văn Chương (2013), Ràng buộc và giám sát quyền lực là then
chốt của phòng, chống tham nhũng [57].
Tác giả luận giải và chỉ rõ, sự cần thiết phải xây dựng phòng tuyến “tự
cảnh tỉnh vững chắc”; vai trò, tác dụng then chốt của của “cảnh tỉnh vững
chắc” trong phòng, chống tham nhũng; hiệu quả của nó đối với việc sử dụng
quyền lực một cách minh bạch trong phòng, chống tham nhũng. Đồng thời,
phải có quy định để quản lý quyền lực có hiệu quả.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO
CÁC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NỘI CHÍNH

1.2.1. Các công trình khoa học ở Việt Nam
1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu về Đảng lãnh đạo các lĩnh vực
đời sống xã hội
- Nguyễn Văn Huyên (2011), Đảng Cộng sản cầm quyền - nội dung và
phương thức cầm quyền của Đảng [91].
Các tác giả luận giải và khẳng định: vấn đề sống còn của Đảng, của chế
độ ta là đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng để trong điều kiện một

Đảng duy nhất cầm quyền mà không trở thành chuyên quyền, độc đoán. Từ
đó, các tác giả phân tích rõ yêu cầu đổi mới phương thức cầm quyền của
Đảng trong điều kiện đảng duy nhất cầm quyền để không mất dân chủ, gia
trưởng, độc đoán, chuyên quyền.
Bên cạnh đó, các tác giả đã quan tâm nghiên cứu về sự lãnh đạo của
cấp uỷ đảng đối với chính quyền địa phương cùng cấp và đề xuất năm giải
pháp đổi mới sự lãnh đạo.
- Nguyễn Hữu Nhân (2012), Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh lãnh
đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay [104].
Đây là công trình rất sát với đề tài luận án cả về nội dung, địa bàn
nghiên cứu. Tác giả luận giải và đưa ra khái niệm, chín nội dung và bảy
phương thức Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo cải cách hành chính
nhà nước rất có giá trị tham khảo đối với luận án. Tác giả đánh giá sâu sắc
thực trạng cải cách hành chính nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh và thực


16
trạng Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo cải cách hành chính nhà
nước trong những năm qua, chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, nhấn
mạnh các nguyên nhân của khuyết điểm, và tổng kết được 6 kinh nghiệm có
giá trị. Từ đó, tác giả đề xuất và phân tích phương hướng và sáu giải pháp chủ
yếu đồng bộ. khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Thành uỷ thành phố
Hồ Chí Minh đối với cải cách hành chính nhà nước trong những năm tới. Các
giải pháp có giá trị tham khảo tốt để thực hiện luận án, như: nâng cao chất
lượng lãnh đạo của Thành uỷ; củng cố kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao
chất lượng cán bộ công chức, viên chức các cơ quan chính quyền của thành
phố; phát huy vai trò của nhân dân trong cải cách hành chính Nhà nước trên
địa bàn thành phố; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của thành uỷ đối
với các cấp uỷ cấp huyện về lãnh đạo cải cách hành chính trên địa bàn...
- Nguyễn Xuân Hưng (2016), Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Hồng lãnh

đạo thực hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay [93].
Tác giả đã phân tích và xây dựng khung lý thuyết khá hoàn chỉnh, gồm
khái niệm “các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng
xã hội”; 5 nội dung lãnh đạo và 7 điểm thuộc PTLĐ của các tỉnh uỷ đối với
việc thực hiện công bằng xã hội; dựa chắc vào khung lý thuyết đã xây dựng
tác giả đã đánh giá thực trạng các tỉnh uỷ lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội
trong những năm, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và 5 kinh nghiệm có
giá trị. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất và phân tích 6 giải pháp chủ yếu, khả thi
tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Hồng đối với việc
thực hiện công bằng xã hội đến năm 2025.
- Bùi Văn Nghiêm (2017), Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay [106].
Tác giả đã luận giải khá tường minh những vấn đề liên quan trực tiếp
đến khung lý thuyết của công trình và xây dựng khung lý thuyết ấy, gồm: khái
niệm Tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp; nội dung và PTLĐ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của tỉnh uỷ. Tác giả đã đánh giá rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp đồng


17
bộ, khả thi tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp trong những năm tới.
1.2.1.2. Các công trình nghiên cứu về Đảng lãnh đạo công tác nội
chính và lãnh đạo đạo các mặt công tác nội chính.
- Đỗ Xuân Tuất (2011), Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng trong thời kỳ đổi mới - Lịch sử và kinh nghiệm [148].
Công trình này đã tập trung nghiên cứu tiến trình Đảng lãnh đạo công
tác phòng, chống tham nhũng trong 25 năm đổi mới (từ 1986-2011), trong đó
tập trung làm rõ và hệ thống hoá những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề tham nhũng và công
tác phòng, chống; nhấn mạnh các quan điểm của Đảng về vấn đề này, trong

thời kỳ đổi mới; phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra ưu, khuyết điểm, kết
quả và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân của khuyết điểm, rút ra những bài
học kinh nghiệm chủ yếu có giá trị về công việc này, đề xuất các giải pháp
đồng bộ có tính khả thi, nhằm góp phần đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo và
nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng ở nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
- Nguyễn Bình Ban (2003), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự
nghiệp bảo vệ an ninh chính trị trong những năm đổi mới [17].
Tác giả đã luận giải thuyết phục cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần
thiết Đảng lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ ANCT. Với cách xác định rõ khái niệm,
nội dung và PTLĐ của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ ANCT, tác giả đã đánh
giá đúng thực trạng Đảng lãnh đạo đối với sự nghiệp bảo vệ ANCT trong thời
kỳ đổi mới. Trên cơ sở đó, tác giả đã rút ra được 6 bài học kinh nghiệm quý
trong việc lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Nguyễn Bình Minh (2011), Tỉnh uỷ Bắc Ninh lãnh đạo công tác nội
chính trong giai đoạn hiện nay [101].
Tác giả đưa ra và phân tích sâu sắc 3 nội dung chủ yếu của Tỉnh uỷ Bắc
Ninh lãnh đạo CTNC, gồm: Tỉnh uỷ lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp
việc của Tỉnh uỷ, nhất là Ban Nội chính Tỉnh uỷ tham mưu cho Tỉnh uỷ ban


18
hành các nghị quyết, chị thị lãnh đạo hoạt động củng cố QP,AN, giữ vững
TT,ATXH, bảo vệ pháp luật và xây dựng bộ máy chính quyền; tham mưu cho
HĐND, UBND ban hành các nghị quyết, quyết định, biện pháp quản lý về
thực hiện các nghị quyết, quyết định của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ tỉnh uỷ về
CTNC; Tỉnh uỷ lãnh đạo chính quyền tỉnh thực hiện quản lý nhà nước một số
khâu của CTNC. Tác giả đưa ra 7 phương thức Tỉnh uỷ Bắc Ninh lãnh đạo
CTNC và đã xuất 5 giải pháp chủ yếu, khả thi tăng cường sự lãnh đạo của
Tỉnh uỷ đối với CTNC trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

- Vũ Thị Nghĩa (2013), Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo
phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay [105].
Tác giả đã xây dựng khung lý thuyết của luận án; đánh giá thực trạng
Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác phòng, chống tham
nhũng, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra sáu kinh nghiệm có giá
trị. Đồng thời, tác giả đề xuất bảy giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo
của Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác phòng, chống tham
nhũng. Đây là luận án nghiên cứu về sự lãnh đạo của Thành uỷ Thành phố Hồ
Chí Minh đối với một mặt rất quan trọng của CTNC trên địa bàn Thành phố,
nên có giá trị tham khảo cao đối với luận án.
- Nguyễn Quang Vinh (2016), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đấu
tranh chống các đối tượng cơ hội chính trị giai đoạn hiện nay [157].
Tác giả đã luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đấu tranh chống các đối tượng cơ hội chính trị
giai đoạn hiện nay, bao gồm: vị trí, vai trò, đặc điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong giai đoạn hiện nay - thực
hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân; mở cửa, hội nhập quốc tế, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước. Tác giả đưa các
khái niệm “cơ hội chính trị”, “đối tượng cơ hội chính trị”, các dấu hiệu nhận
diện và khái niệm “đấu tranh chống các đối tượng cơ hội chính trị”; từ đó đi
đến khái niệm “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đấu tranh chống các đối


19
tượng cơ hội chính trị giai đoạn hiện nay”; đưa ra và phân tích nội dung,
PTLĐ của Đảng. Tác giả cũng đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với việc đấu tranh chống các đối tượng cơ hội chính trị
trong những năm tới. Các giải pháp có giá trị tham khảo tốt đối với luận án,
nhất là các giải pháp về xác định nghị quyết, quyết định, xây dựng tổ chức bộ

máy cán bộ chuyên trách; phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức CT-XH và
toàn dân trong đấu tranh chống các đối tượng cơ hội chính trị.
1.2.2. Các công trình khoa học ở Trung Quốc và Lào
- Lưu Chấn Hoa (2010), Bàn về công tác xây dựng năng lực cầm quyền
của Đảng [85].
Tác giả phân tích, chỉ rõ, sự cần thiết nâng cao ý thức, trách nhiệm lãnh
đạo và củng cố vững chắc vị thế cầm quyền của Đảng, tập trung vào thực hiện
tốt 6 yếu tố: quần chúng, chính trị, tổ chức, vật chất, lý luận, giai cấp. Tác giả
kiến nghị: chuẩn hoá quan hệ giữa Đảng với chính quyền; chức năng, nhiệm
vụ của các cấp uỷ đảng với đại hội đại biểu nhân dân, chính hiệp và các tổ
chức quần chúng; cấp uỷ thể hiện vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị thông
qua tổ chức đảng, đảng viên trong các tổ chức này; v..v... Tác giả nhấn mạnh:
Đảng phải nâng cao nhận thức về quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản và
cầm quyền một cách khoa học, dân chủ và theo hiến pháp, pháp luật.
- Triệu Gia Kỳ (2004), Tăng cường xây dựng Đảng uỷ địa phương,
phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo [96].
Tác giả đã luận bàn và chỉ rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của PTLĐ của
đảng uỷ địa phương, đưa ra những kinh nghiệm về xây dựng Thành uỷ Bắc
Kinh để phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo để minh chứng cho nhận
định của mình. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh: nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của đảng uỷ địa phương là thúc đẩy KT-XH phát triển toàn diện, hài hoà và
bền vững và phải thể hiện rõ PTLĐ của mình về vấn đề này.
- Chu Húc Đông (2004), Kiên trì phương châm quản lý Đảng nghiêm
minh, triển khai cuộc xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống
tham nhũng [83].


20
Tác giả phân tích và khẳng định: đi liền với việc tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng cần quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các

cấp, nhất là cán bộ chủ chốt và người đứng đầu, chống, ngăn chặn và đẩy lùi
suy thoái, tha hoá trong những cán bộ này. Cần tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát, ngăn chặn suy thoái, biến chất, tham nhũng; phát hiện, xác minh và
xử lý kịp thời, nghiêm minh đủ sức răn đe, nhất là những cán bộ hoạt động
trong các lĩnh vực nhạy cảm như: đất đai, năng lượng, bảo vệ môi trường, tái
thiết các khu vực sau các thảm hoạ thiên tai; tài chính của cán bộ gửi ở nước
ngoài và cho con cháu du học; gia đình cán bộ đi nước ngoài, sửa chữa, mua
sắm nhà cửa và các tài sản có giá trị lớn...
- Mao Chiếu Huy (2013), Ý nghĩa quan trọng của sách lược trừng trị
tham nhũng “đánh cả hổ lẫn ruồi” [88].
Ba vấn đề của sách lược nêu trên được tác giả tập trung phân tích, gồm:
Một là, “đánh hổ” là kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm khắc những hành vi
tham nhũng của những cán bộ trung, cao cấp vi phạm kỷ luật đảng bất kỳ mức
độ nào; việc điều tra, xử lý có trọng điểm, tập trung vào những hành vi tham
nhũng tập thể có tổ chức. “Đánh ruồi” là tiêu diệt hành vi tham nhũng của các
“quan nhỏ nhưng tham nhũng lớn”; những hành vi tham nhũng trong lĩnh vực
dân sinh. Hai là, ý nghĩa của sách lược nêu trên là nâng cao lòng tin của toàn
dân vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng; xây dựng và thực hiện có hiệu quả
cơ chế về xây dựng liêm chính, chống tham nhũng; giảm bớt khả năng xảy ra
tham nhũng. Ba là, những vấn đề cần tập trung nhận thức sâu sắc và thực hiện
có hiệu quả sách lược nêu trên: dự báo đầy đủ, chính xác khó khăn trong
“đánh hổ”; mục tiêu của sách lược: có tham nhũng thì phải trừng trị; “hổ” và
“ruồi” là hai khái niệm tương đối, ở các cấp, các ngành đều có; “đánh hổ” và
“đánh ruồi” quan hệ mật thiết với nhau; biện pháp quan trọng là thực hiện
nghiêm chế độ chất vấn trách nhiệm của Đảng và chính quyền.
- Bun Thoong Chit-Ma-Ni (2011), Đảng Nhân dân cách mạng Lào
lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay [54].



×