Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

tiểu luận cao học môn quản lý nhà nước quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực trọng yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.86 KB, 43 trang )

A. MỞ ĐẦU
1.lý do chọn đề tài
Ở nuớc ta từ đại hội VI đến nay, Đảng ta luôn khẳng định vai trò của
Nhà nước trong việc định hướng phát triển nền kinh tế thị trường. Các lĩnh
vực khác nhau sẽ có những chiến lược phát triển khác nhau, tuy nhiên các lĩnh
vực trọng yếu đều được đặt duới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà
nước. Du lịch cũng không ngọai lệ, để du lịch thật sự trở thành một nền kinh
tế mũi nhọn thì điều kiện cần thiết không thể thiếu đó là vai trò quản lý của
nhà nước về du lịch. Thông qua sự quản lý của nhà nước sẽ giúp cho du lịch
phát triển về mọi mặt với mục tiêu khai thác tối đa những tiềm năng, lợi thế
của tỉnh về du lịch đóng góp ngày càng nhiều cho nền sự phát triển của kinh
tế trên cơ sở phát triển bền vững.
Lạng Sơn là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, giàu tài nguyên
thiên nhiên với tiềm năng du lịch rộng mở. Ngày nay cùng với nhịp phát triển
của đất nước Lạng Sơn cũng đang dần chuyển mình phát huy được những thế
mạnh du lịch vốn có, định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan
trọng để đóng góp vào sự phát triển chung của tòan tỉnh. Lạng Sơn là một tỉnh
vùng núi biên giới thuộc vùng Đông Bắc của đất nước với nhiều di tích lịch
sử như Ải Chi Lăng, thành nhà Mạc, Khu di tích cách mạng Bắc Sơn... Và
đuợc thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và đa
dạng như động Nhị-Tam Thanh, chùa Tiên giếng Tiên, hang Gió... Cùng với
đó là những nét văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc sinh sống
trên địa bàn tỉnh, những nét ẩm thực phong phú đa dạng mang đặc trưng
riêng của đồng bào dân tộc, đây là những đặc điểm quan trọng hấp dẫn khách
du lịch trong và ngòai nước đến với Lạng Sơn.
Cùng với sự phát triển của du lịch trong cả nước nói chung du lịch
Lạng Sơn những năm qua cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều
họat động phong phú độc đáo phục vụ khách du lịch đến tham quan, tiến hành
1



đầu tư xây dựng cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, cùng với đó là tiếp
tục đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thương mại phục vụ cho họat động du
lịch. Với cơ chế chính sách mở cửa tỉnh Lạng Sơn đã khuyến khích và tạo
nhiều điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngòai tỉnh đến hợp
tác đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, đồng thời bên cạnh đó
cũng thu hút đuợc nhiều lượt khách du lịch nội địa và quốc tế đến thăm quan
tìm hiểu, thông qua đó quảng bá những nét đặc sắc của văn hóa Lạng Sơn đến
với du khách. Sự phát triển của du lịch cũng góp phần quan trọng tích cực vào
sự phát triển chung của kinh tế xã hội, làm thay đổi diện mạo của Lạng Sơn
trong thời gian qua.
Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đã đạt đuợc thì hoạt động du
lịch của tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khó khăn như: Công tác quảng bá
xúc tiến du lịch, công tác nâng cấp các khu du lịch còn chậm và tồn tại nhiều
hạn chế, các sản phẩm du lịch còn ít chất lượng chưa thật sự đuợc cải thiện và
thu hút đuợc đông đảo luợt khách tới thăm quan hàng năm.Tiềm năng và lợi
thế du lịch của tỉnh chưa thật sự được khai thác tốt và mang lại hiệu quả chưa
cao...Đây là những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ngành du lịch
của tỉnh và từ đó đặt ra yêu cầu phải tăng cường vai trò quản lý sát sao hơn
nữa các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh đối với họat động phát triển du
lịch của địa phương.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch ở
tỉnh Lạng Sơn hiện nay” một mảng nhỏ trong vấn đề quản ly nhà nứơc về
kinh tế làm đề tài nghiên cứu kết thúc môn học “Quản lý nhà nước đối với
các lĩnh vực trọng yếu”.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc phát triển du lịch ở địa phuương trong tình hình hiện nay đang là
vấn đề được nhiều đối tượng khác nhau quan tâm và chọn làm đề tài nghiên
cứu khoa học, làm các bài tiểu luận họăc các bài báo được công bố rộng rãi ví
dụ như:
2



Trịnh Đăng Thanh (1004),”Một số suy nghĩ về công tác quản lý nhà
nước đối với ngành du lịch” Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 98
Trần Xuân Ảnh (2007), “ Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị
trường du lịch”, tạp chí Tổ chức nhà nước, số 132...
Nguyễn Ngọc Hồng “ Tiềm năng và định hướng khái thác phát triển
bền vững du lịch Lạng Sơn” khóa luận tốt nghiệp trường đại học Tây Bắc,
năm 2013.
Vấn đề nghiên cứu quản lý của nhà nước về du lịch được nghiên cứu
rộng rãi ở nhiều địa phương, với nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau,
nguồn thông tin vô cùng phong phú và đa dạng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cở sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đề xuất một số
phương hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả “Quản lý nhà
nước về du lịch ở tỉnh Lạng Sơn”.
3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về vấn đề nghiên cứu quản lý
nhà nước về du lịch hiện nay của tỉnh Lạng Sơn.
Thứ hai, kháo sát thực trạng từ đó nêu ra nguyên nhân của thực trạng
quản lý nhà nước về du lịch hiện nay của tỉnh lạng Sơn.
Thứ ba, đề xuất một số phương hướng và giải pháp giải quyết vấn đề.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài nghiên cứu : “Quản lý nhà nước về du lịch ở
tỉnh Lạng Son”.
Không gian nghiên cứu: Tỉnh Lạng Sơn.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và duy vật lich sử, đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác
giả trong nuớc về vấn đề quản lý nhà nước về du lịch.
3


Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nhiều phương pháp kết hợp với
nhau như phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích tổng hợp, thống kê số
lượng, so sánh... Đặc biệt là phương pháp điều tra xã hội học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Về lý luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ và cung cấp luận cứ khoa
học cho việc xác định các quan điểm và các chính sách về vấn đề quản lý nhà
nước về du lịch ở địa phương.
Đề tài còn góp phần cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu.
7. Kết cấu đề tài
Ngòai mở đầu, kết luận phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo đề
tài gồm có ba chương với

4


NỘI DUNG
CHUƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH
1.1. Khái quát chung về du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
trên tòan thế giới. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về
khái niệm du lịch với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Ở nước Anh du lịch
xuất phát từ tiếng “to tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi còn theo tiếng Pháp lại

bắt nguồn từ tiếng “ le tour” nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngọai.
Năm 1963 với mục đích quốc tế hóa, tại hội nghị Liên hiệp quốc về
du lịch họp ở Rôma đã đưa ra định nghĩa về du lịch: du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và họat động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngòai nơi ở thuờng xuyên của
họ hay ở ngòai nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú klhông
phải là nơi làm việc của họ.
Còn theo các học giả biên sọan Từ điển bách khoa tòan thư Viêt Nam
(1966) đã chia nội dung của khái niệm du lịch thành nhiều cách tiếp cận
khách nhau:
Thứ nhất, đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi: du lịch là một
dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ở ngòai nơi cư trú với
mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lăng thắng cảnh, di tích lịch sử, công
trình văn hóa nghệ thuật.
Thứ hai, đứng trên góc độ kinh tế thì du lịch là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt; nâng cao hiểu biết về thiên
nhiên, truyền thống văn hóa dân tộc góp phần làm tăng thêm tình yêu đối với
đất nước , đối với người nước ngòai là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt

5


kinh tế du lịch là ngành kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn có thể coi là
hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
Còn theo nhà sử học Trần Quốc Vương thì du lịch đuợc hiểu như
sau: “du’ có nghĩa là đi chơi, “lịch” có nghĩa là lịch lãm từng trải, hiểu biết.
Như vậy du lịch được hiểu là việc đi chơi để tăng thêm hiểu biết.
Ngòai ra khái niệm du lịch còn được tiếp cận theo cách nhìn nhận
của các đối tượng liên quan tới du lịch.
Đối với người du lịch thì du lịch là một cuộc hành trình và lưu trú

của họ ở ngòai nơi cư trú để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau: hòa bình, hữu
nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sồng hoặc thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và
tinh thần.
Đối với người kinh doanh du lịch thì đây là quá trình tổ chức các
điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn đáp ứng các nhu cầu của
người du lịch và đạt được lợi ích số một của mình là thu lợi nhuận .
Đối với chính quyền địa phương thì du lịch là việc tổ chức các điều
kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách
du lịch, là tổng hợp các họat động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách
du lịch trong việc hành trình và lưu trú là cơ hội để bán các sản phẩm của đia
phương, tăng thu nhập ngọai tệ, tăng thu nhập và đồng thời năng cao đời sống
của nhân dân.
Đối với cộng đồng dân cư sở tại thì du lịch là một hiện tượng kinh tế
xa hội mà họat động du lịch tại địa phương mình vừa đem lại những cơ hội để
tìm hiểu nền văn hóa, phong cảnh của những nơi ngòai địa phương mình vừa
là cơ hội để tìm kiếm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền tăng thu nhập,
nhưng họat động du lịch cũng gây ảnh hưởng phần nào tới đời sống của người
dân sở tại như về môi trường, về trật tự an ninh xã hội về nơi ăn chốn ở...
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về du lịch nhưng ta có thể đưa ra
khái niệm chung về du lịch theo như Điều 4, chương 1 luật du lịch Việt Nam
năm 2005: Du lịch là một họat động có liên quan của con người ngòai nơi cư
6


trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiêu giải trí,
nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định.
Việc nắm bắt khái niệm chung về du lịch và nội hàm của nó giúp
chúng ta có cái nhìn khái quát chung và có những định hướng ban đầu về du
lịch làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tìm hỉểu những nội dung tiếp theo
của đề tài.

1.1.2. Chức năng của du lịch
1.1.2.1. Chức năng xã hội
Chức năng xã hội của du lịch thể hiện vai trò của du lịch trong việc
giữ gìn phục hồi sức khỏe và tăng cường đời sống nhân dân. Các công trình
nghiên cứu về sinh học khẳng định, nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu
bệnh tật của nguời dân trung bình giảm 30%. Bên cạnh đó họat động du lịch
còn góp phần giúp đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với
những giá trị văn hóa lâu đời của các dân tộc khác nhau trên thế giới để từ đó
làm tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đòan kết quốc tế...Điều này góp phần
quyết định đến sự phát triển cân đối về nhân cách đối với mỗi cá nhân trong
tòan xã hội.
1.1.2.1. Chức năng kinh tế
Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai
trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Ngòai ra chức
năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau đó là dịch
vụ du lịch một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu
lao động của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Đây cũng là cơ sở quan trọng tạo
đà cho nền kinh tế phát triển.
Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế trọng bậc nhất, thông
qua họat động du lịch cũng thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo,
đóng góp vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế giới nói chung và
của các nước nói riêng. Chính vì vậy mà không ít quốc gia đã thành lập Bộ
Du lịch, họăc gắn du lịch với các bộ kinh tế lớn.
7


1.1.2.3. Chức năng sinh thái
Du lịch góp phần tạo môi trường ổn định về mặt sinh thái. Giữa xã
hội và môi trường trong du lịch có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Một mặt
xã hội đảm bảo cho sự phát triển tối ưu của du lịch mặt khác lại phải bảo vệ

môi trường tự nhiên khỏi các tác động tiêu cực của con người. Như vậy, giữa
du lịch và bảo vệ môi trường có mỗi liên hệ mật thiết gần gũi với nhau và
đây là điều kiện tạo nên chức năng sinh thái của du lịch.
1.1.2.4. Chức năng chính trị
Chức năng này thể hiện vai trò to lớn của du lịch như một yếu tố hòa
bình thúc đẩy các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc.
Du lịch quốc tế góp phần giúp con người xích lại gần nhau hơn xóa bỏ mọi
khỏang cách về địa lý, văn hóa, dân tộc, tôn giáo...
Trong tuyên bố Ô – Sa – Ka (Nhật Bản) của hội nghị Bộ truởng du
lịch thế giới năm 1994 đã khẳng định: Du lịch là con đẻ của hòa bình, là
phương tiện cân bằng cán cân thanh tóan quốc tế. Và trong kỳ họp lần thứ XI
của Đại hội đồng tổ chức du lịch thế giới tại Cai-rô (A Cập) đánh giá: Du lịch
là một nhân tố của hiểu biết, khoan dung và hòa bình.
Trong thời đại ngày nay thì du lịch đã và đang góp phần tích cực
vào việc mở rộng hợp tác giao lưu văn hóa, tăng cuờng tinh thân hữu nghị
đòan kết, tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau và góp phần gìn giữ bảo vệ
hòa bình thế giới.
1.2. Khái quát chung về quản lý nhà nuớc về du lịch cấp tỉnh
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nuớc về du lịch
Để hiểu về khái niệm quản lý nhà nước về du lịch ta phải đi tìm hiểu
về khái niệm quản lý và khái niệm quản lý nhà nuớc để từ đó đưa ra khái
niệm chung nhất về quản lý nhà nước về du lịch.
Về khái niệm quản lý thì theo lý thuết trong hệ thống giáo trình Khoa
học quản lý Tập 2 nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật năm 2001 định nghĩa:
Quản lý là sự tác động cá định huớng của chủ thể quản lý tới một hệ thống
8


nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên
lý phá vỡ hệ thống cũ tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống.

Còn về khái niệm quản lý nhà nước thì có nhiều ý kiến khác nhau
được nêu ra: Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì đây là hoạt động tổ chức điều hành
của bộ máy nhà nước. Hiểu theo cách này thì quản lý nhà nước được đặt trong
cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ”. Còn
hiểu theo nghĩa hẹp thì quản lý nhà nuớc chủ yếu là quá trình tổ chức, điều
hành của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi của con người theo pháp luật nhằm đạt đuợc những mục đích
yêu cầu của quản lý nhà nước.
Theo giáo trình quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu của
khoa Xây dựng Đảng – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2014:” Quản lý
nhà nước là quản lý mang tính quyền lực nhà nước đuợc sử dụng quyền lực
nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi họat động của con
nguời để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm
thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước”.
Họat động quản lý nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước từ
Trung ương tới địa phương tiến hành. Bất kỳ họat động kinh doanh nào cũng
cần có sự tổ chức và quản lý tương ứng, họat động kinh doanh du lịch cũng
không ngọai lệ.
Từ những khái niện trên có thể hiểu một cách khái quát nhất về quản
lý nhà nước về du lịch như sau: “Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động
cáo tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình, các
họat động du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày càng cao các
họat động du lịch trong nước và du lịch quốc tế nhằm đạt đuợc các hiệu quả
kinh tế xã hội do nhà nước đặt ra “.
Quản lý nhà nước về du lịch tạo ra sự thống nhất về tổ chức và
phối hợc các họat động của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, bên
cạnh đó còn giúp cho việc khai thác các thế mạnh của từng vùng từng địa
9



phương đạt hiệu quả tốt nhất, phát huy lợi thế du lịch của quốc gia, đồng
thời còn tạo ra những điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển, hạn chế những
tiêu cực phát huy tốt hững yếu tố tích cực của du lịch. Chính vì vậy, quản lý
nhà nước về du lịch tạo động lực cho sự phát triển góp phần giúp cho du lịch
đạt đuợc mục tiêu phát triển, phát huy hết mọi tiềm năng là ngành kinh tế
mũi nhọn của đất nước.
1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh
Chủ thể quản lý ở đây là các tổ chức hay cá nhân mang quyền lực
nhà nước trong quá trình tác động tới họat động quản lý.
Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm : Nhà nước, cơ quan nhà nước,
tổ chức hoặc cá nhân đuợc Nhà nước ủy quyền thực hiện hoạt động quản lý,
được phân thành hệ thống các cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có
thẩm quyền chuyên môn.
1.2.2.1. Các cơ quan có thẩm quyền chung
Đuợc quy định rõ tại Điều 11, chương 1 luật Du lịch Việt Nam năm
2005 gồm: Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm
vụ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương mình, cụ thể hóa các
chiến luợc, quy họach, kế họach phát triển du lịch phối hợp với các điều kiện
thực tế ở địa phương.
1.2.2.2. Các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn
Theo quy định trong luật du lịch Việt Nam hệ thống các cơ quan này
bao gồm: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch và các sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch. Theo đó các cơ quan này có thẩm quyền quản lý
chuyên môn về du lịch ở cấp tỉnh đó là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có
nhiệm vụ giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực
hiện chức năng quản lý nhà nứơc về du lịch trên địa bàn địa phương, đồng
thời chịu sự giám sát kiểm tra của Tổng cục du lịch về chuyên môn nghiệp vụ
du lịch.

10



1.2.3. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về du lich ở cấp tỉnh
Để họat động quản lý đuợc tiến hành có hiệu quả thì yêu cầu thiết
yếu đầu tiên là cơ sở pháp lý đầy đủ và chặt chẽ. Trong quản lý nhà nước về
du lịch thì có một số văn bản pháp lý tiêu biểu sau:
Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 đây là cơ sở pháp lý cơ bản và
quan trọng nhất quy định những nội dung xung quanh vấn đề du lịch trong đó
có vấn đề quản lý nhà nước về du lich.
Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy
ban Nhân dân số 11/2003/QH 11 quy định vai trò tính chất chức năng của Ủy
ban Nhân dân các cấp.
Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT_BVHTTDL_BNV hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch.
Nghị định 108/2013/NĐ/CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị
định số 92/2007/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch
Việt Nam .
Chỉ thị số: 14/ CT_TTg ngày 02/7/2015 về việc tăng cường hiệu lực
quản lý nhà nước tập chung khắc phục yếu kếm thúc đẩy du lịch phát triển...
Tất cả những nội dung trong các văn bản nêu trên đã tạo thành cơ sở
pháp lý cho họat động quản lý của nhà nước về du lịch nói trên cả nước nói
chung và ở cấp tỉnh nói riêng. Nhờ có những cơ sở pháp lý này mà họat động
quản lý của nhà nước về du lịch mới có thể quản lý một cách hiệu quả, ngành
du lịch mới có thể phát triển vững chắc đi đúng hướng.
1.2.2.4. Một số nội dung về quản lý nhà nước ở cấp tỉnh
theo điều 10 của Luật du lịch thì quản lý nhà nước về du lịch có
chín nội dung cụ thể đó là: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy
họach, kế họach và chính sách phát triển du lịch; xây dựng, ban hành, tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ

thuật trong họat động du lịch; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và
11


thông tin du lịch; Tổ chức quản lý họat động đào tạo , bồi dưỡng nguồn nhân
lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ; Tổ chức điều tra đánh giá tài
nguyên du lịch để xây dựng quy họach phát triển du lịch, xác định khu du
lịch điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch; Tổ chức thực hiện hợp tác
quốc tế về du lịch, họat động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngòai;
Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ
quan quản lý nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch; Cấp thu hồi
giấy phép, giấy chứng nhận về họat động du lịch; Kiểm tra, thanh tra, giải
quyết các khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
Để thúc đẩy sự phát triển nhanh về du lịch ở địa phương thì họat
động quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh gồm một số nội dung chủ yếu
sau:
Thứ nhất, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách
phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương thuộc thẩm quyền và tổ
chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của nhà nước liên quan tới
họat động du lịch.
Thứ hai, xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy họach, kế họach phát
triển du lịch ở địa bàn để giúp các đơn vi họat động trong lĩnh vực du lịch
định hướng phát triển.
Thứ ba, tạo lập sự gắn kết ngành, liên vùng, liên quốc gia trong họat
động du lịch; giữa địa phương và trung ương trong họat động quản lý nhà
nuớc về du lịch.
Thứ tư, tổ chức đào tạo, bồi duỡng và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân
lực cho họat động du lịch ở địa phương.
Thứ năm, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra họat động du lịch
và xử lý các sai phạm trong lĩnh vực du lịch.


12


CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DU LỊCH
Ở TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Lạng Sơn
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Lạng Sơn là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Đông Bắc của
tổ quốc, nằm ở vị trí đừơng quốc lộ 1A,1B, 4A, 4B, 279 đi qua là điểm nút
của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên,
Bắc Kạn, ở phía nam như Hà Nội, Bắc Giang, phía Băc tiếp giáp với Trung
Quốc với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới
.Ngòai ra còn có đường sắt liên vận quốc tế là điều kiện thuận lợi cho việc
giao lưu kinh tế - khoa học - công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nuớc
với Trung Quốc và thông qua đó sang các nước trong khu vực, châu Âu và
nhiều nuớc khác.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi núi thấp độ cao trung bình là
252m so với mực nuớc biển, nơi thấp nhất là 20m, nới cao nhất là đỉnh Phia
Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn cao 1541m. Địa hình đuợc chia làm ba vùng đó
là vùng núi phía Bắc; vùng núi đá vôi ; vùng đồi núi thấp phía Nam.
2.1.1.3. Khí hậu
Nét đặc trưng của khí hậu nơi đây là nền nhiệt không quá cao. Khí
hậu mang đặc thù của khí hậu á nhiệt đới. Độ ẩm cao ( trên 82%) và phân bố
đều trên năm, chính vì vậy đã cho phép Lạng sơn phát triển đa dạng phong
phú nhiều lọai cây trồng ôn đới, á nhiệt đới và ôn đới đặc biệt là các lọai cây
trồng dài ngày như hồi, trám, lê...
2.1.1.4.Sông ngòi

Chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm trong vùng
đất dốc thuộc khu miền núi Đông Bắc, Lạng Sơn có mạng luới sông ngòi khá
13


phong phú, mật độ thuộc lọai trung bình đến khá dày. Lạng Sơn có 5 sông
chính độc lập đó là sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục Nam, sông Tiên
yên – Ba Chẽ ( hay sông Nậm Luổi – Đồng Quy) và sông Nà Lang.
2.1.1.4. Dân cư
Lạng Sơn gồm có 1 thành phố ( thành phố Lạng sơn ) và 10 huyện
với khỏang 745 nghìn người theo thống kê của cục Thống kê tỉnh năm 2012.
Giống như các tỉnh miền núi phía Bắc khác Lạng Sơn là tỉnh có các
dân tộc ít nguời chiếm số đông ( chiếm 84,74 % dân số của tỉnh ) là nơi tập
chung của nhiều dân tộc anh em như Nùng, Tày, Dao, Kinh, Hoa, Sán Chay,
Mông...
2.1.2. Đặc đỉểm kinh tế - xã hội
Nền kinh tế tiếp tục có những bước phát triển mới, tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở mức độ cao và ổn định cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực và hiệu quả, từng buớc khai thác thế mạnh và tiềm năng của
tỉnh, sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục phát triển đảm bảo an ninh lương thực;
cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa,
các vùng sản xuất tập trung cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản có thế
mạnh của tỉnh tiếp tục được phát triển; chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng
phát triển bước đầu hình thành các mô hình chăn nuôi theo hướng công
nghiệp, giải quyết được nhu cầu thực phẩm trên địa bàn; kinh tế hộ gia đình
họat động ngày càng có hiệu quả, được chú trọng mở rộng và phát triển; sản
xuất công ghiệp và tiểu thủ công duy trì đuợc tốc độ tăng trưởng, năng lực sản
xuất mới được đầu tư; các ngành dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng theo
hướng đáp ứng tốt các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống
dân cư; họat động thương mại diễn ra sôi động nhất là khu vực đô thị và khu

vực cửa khẩu biên giới đặc biệt là họat động du lịch có nhiều khởi sắc, cơ sở
hạ tầng các khu du lịch, danh lam thắng cảnh đuợc chú trọng đầu tư, nâng cấp
và các lọai hình du lịch phát trỉển mạnh.

14


Trong nhiều năm trở lại đây vấn đề an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh
tưong đối ổn định đảm bảo cho sự phát triển về mọi mặt của tỉnh. Cùng với sự
phát triển của tỉnh thì đời sống nhân dân ngày càng đuợc nâng cao, tỉnh chú
trọng nhiều vào đầu tư cho phát triển giáo dục, y tế quốc phòng từ tỉnh đến
vơi cơ sở nhất là các xã thuộc vùng sâu vàng xa, các xã biên giới. Tiếp tục chú
trọng việc nâng cao dân trí, truyền bá , giáo dục có hiệu quả các chủ chương
chính sách, pháp luật của Nhà nước các kế họach, chương trình của tỉnh đến
với người dấn đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật, giữa vững an ninh trật tự
trên địa bàn tỉnh. Tạo môi trường xã hội ổn định thuận lợi cho sự phát triển
chung của tòan tỉnh.
2.2. Tiềm năng du lịch của tỉnh Lạng sơn
2.2.1. Khái quát chung
Là địa đầu của tổ quốc, là một tỉnh đuợc thiên nhiên ưu đãi tạo nên
cho Lạng Sơn nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình. Đốc trấn Ngô
Thì Sỹ ( thế kỷ XVIII ) đã tìm cho Lạng Sơn tám cảnh đẹp ông gọi đó là “
Trấn danh bát cảnh” đó là: Quán trọ Đòan Thành; Phố chợ Kỳ Lừa; chân núi
Thành Tâm; bến đá Kỳ Cùng; suối đá Nhị Tam Thanh; hang động Chùa Tiên;
thôn xóm Hòang Đường; chòi canh Dương Trấn. Ngòai ra Lạng Sơn còn có
nhiều di tích lịch sử, văn hóa khác như : Di tích khảo cổ - Cụm Văn hóa Bắc
Sơn; di tích lịch sử như Ải Chi Lăng, khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn, thành
nhà Mạc.. Cùng với đó là nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, hàng
năm vào những ngày sau dịp tết Nguyên Đán Lạng Sơn lại nhộn nhịp với
những lễ hội truyền thống như hội đầu pháo Kỳ Lừa, hội Lồng Tồng... Bên

cạnh đó du khách còn đuợc thưởng thức những món ăn truyền thống của các
dân tộc và những nét ẩm thực đặc sản của tỉnh như vịt quay, lợn quay, phở
chua, bánh cuốn trứng, rượu Mẫu Sơn.... Đó là những tiềm năng to lớn cho sự
phát triển du lịch của tỉnh.
Từ xa xưa nguời Việt đã có câu:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
15


Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu ruợu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò...
Câu ca dao lưu truyền từ bao đời cất lên như mời gọi du khách hãy một
lần đến thăm xứ Lạng để cùng khám phá vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên ban
tặng, được đắm mình trong những làn điệu Then, Sli, luợn Tày, Nùng đằm
thắm và khám phá những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây,
hay để nghiêng ngả say trong men rượu trên đỉnh Mẫu Sơn hùng vĩ...
2.2.2. Tiềm năng du lịch tự nhiên
Là một tỉnh vùng núi mảnh đất địa đầu của tổ quốc lạng Sơn được
thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan thơ mộng có thể kể đến như :
Quần thể khu danh thắng Nhị Tam Thanh nằm trong dãy núi đá vôi
phía Tây Bắc thành phố Lạng Sơn, thuộc phường Tam Thanh với diện tích là
50 ha. Nơi đây có nhiều hang động kỳ thú như: Động Nhị Thanh do quan đốc
trấn Lạng Sơn ( 1777 – 1780 ) Ngô Thì Sỹ khám phá và tạo dựng, tháng 5
năm 1779 ông đã thuê thợ khởi công xây dựng và tôn tạo khu động. Động bên
trái cao thế đât tốt làm chùa Tam Giáo thờ 3 vị thánh Khổng Tử - Lão Tử Phật Thích Ca. Động Nhị Thanh bên dưới chùa Tam giáo là một hang đá tự
nhiên từ cửa trước ra cửa sau dài hơn 500m, với nhiều cảnh đẹp tự nhiên kỳ
vĩ. Ngày nay tại đây còn có nhiều các văn bia tạc trên vách đá của danh nhân,

thi sĩ qua các thời kỳ lưu lại. Đây là nguồn sử liệu, những tác phẩm văn học
hết sức quý giá, thông tin về lịch sử và di tích Lạng Sơn, nơi đây còn có tượng
truyền thần của Ngô Thì Sỹ tạc cùng năm 1779 rất đẹp và có giá trị mỹ thuật
cao. Bên cạnh đó nơi đây còn gắn liền với danh thắng Nàng Tô Thị ( Núi
Vọng Phu ) đã đi vào ca dao dân tộc. Tượng đá nàng Tô Thị đứng chếch trên
sườn núi truớc mặt chùa Tam Giáo như một biểu tượng của lòng chung thủy
son sắc của người phụ nữ Việt Nam. Đây là di sản văn hóa quý báu của nước
16


ta nói chung và của tỉnh Lạng sơn nói riêng, khu di tích đã được xếp hạng cấp
quốc gia từ năm 1966.
Danh thắng núi Mẫu Sơn ở huyện Lộc Bình đây là điểm hội tụ của
nhiều yếu tố về cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học với độ cao 1541m
so với mực nứơc biển, là xứ sở của gió, mây và sương mù bao phủ. Hàng
trăm ngọn núi lớn nhỏ trùng điệp gối đầu tạo nên một Mẫu Sơn kỳ thú , có
sương mù và đôi khi có tuyết rơi vào mùa đông. Đây là điểm đến du lịch lý
tưởng của Lạng Sơn đặc biệt là lọai hình sinh thái nghỉ dưỡng.
Danh thắng Chùa Tiên, giếng Tiên ( thành phố Lạng Sơn ) cách cầu
Ký Cùng khỏang nửa cây số trên đường đi Mai Pha, có núi đá hình voi nhô
lên ngòai cánh đồng đó là núi Đại Tượng . Nơi đây có động chùa Tiên là một
trong bát cảnh mà Ngô Thì Sỹ đã ghi nhận. Trong động có nhiều thạch nhũ
với hình dáng đa dạng như: hình tiên ông, hình con voi họặc con dơi bay...
Những tấm bia ma nhai của các nhà văn, các danh nhân cũng được tìm thấy ở
đây. Đằng sau núi Voi – chùa Tiên ở lưng chừng núi trên mặt bằng đá rộng đó
là giếng Tiên, miệng giếng rộng 20 cm có mạch nuớc quý chảy quanh năm.
Trong chùa Tiên có cung Tam Bảo thờ Phật, phía ngòai thờ Mẫu, phía trong
thờ Đức Thánh Trần. Hiện nay chùa Tiên còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
như : chuông, hòanh phi, câu đối... Năm 1992 chùa Tiên đã đuợc Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.

Ngòai những danh thắng trên Lạng sơn còn nhiều danh thắng với
cảnh đẹp nên thơ như “ bát cảnh xứ Lạng”, hang Gió... là những điểm đến thu
hút khách du lịch đến thăm quan tìm hiểu cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt
vời mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Lạng Sơn.
2.2.3. Tiếm năng du lịch lịch sử
Lạng sơn còn có một hệ thống những di tích lịch sử phong phú và đa
dạng có thể kể đến như:
Thành Nhà Mạc thuộc phường Tam Thanh thành phố Lạng Sơn là di
tích lịch sử kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam suốt từ
17


cuối thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 17. Thành là căn cứ quân sự hiểm yếu chắn
con đường độc đạo nối từ ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung xây
dựng để chống lại Lê – Trịnh. Theo dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đọan
tường khỏang 300 m, mặt thành rộng một mét được xây bằng đá giữa hẻm
núi. Từ trên đỉnh núi thành nhà Mạc có thể phóng tầm mắt bao quát cả thành
phố Lạng Sơn. Đây là một di tích kiến trúc quân sự phản ánh một thời kỳ
chiến tranh tương tàn trong lịch sử Việt Nam.
Khu dị tích cách mạng Bắc Sơn thuộc huyện Bắc Sơn: Đến với Bắc
Sơn, mảnh đát được đặt tên cho một nền văn hóa cổ xưa gọi là “văn hóa Bắc
Sơn” là nơi mang trong mìmh những dấu tích của một nền văn hóa nổi tiếng
trong khảo cổ học. Đặc biệt tại đây vào ngày 27/9/1940 quân và dân địa
phương đã viết lên một bài lịch sử đấu tranh cách mạng quật cường đó là khởi
nghĩa Bắc Sơn. Khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn gồm 12 di tích, tiêu biểu như
di tích đèo Tam Canh ( thôn Lân Luông xã Long Đống); di tích đồn Mỏ Nhài,
di tích đình Nông Lục ( xã Hưng Vũ); di tích Khuổi Nọi...Ngòai ra khi đến
với khu di tích cách mạng Bắc Sơn du khách có thể đến thăm bảo tàng Bắc
Sơn để tìm hiểu rõ hơn về cuộc khởi nghĩa năm 1940, bên cạnh đó kết hợp
với việc đi thăm quan tìm hiểu các làng du lịch cộng đồng ở nơi đây.

Khu di tích lịch sử Chi Lăng nằm trong vùng Ải Chi Lăng (là một ải
thuộc xã Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn trên quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đi Hà Nội) bao
gồm 52 điểm kéo dài 20 km phần lớn thuộc xã Chi Lăng và Quang Lang chủ
yếu liên quan đến trận đánh ngày 10 tháng 10 năm 1427 giết chết Liễu Thăng,
chủ tướng quân xâm lược nhà Minh. Bia chiến thắng và Bảo tàng Chi Lăng
được xây dựng tại khu di tích này vào năm 1982 nhân kỷ niệm 555 năm chiến
thắng Chi Lăng. Tượng đài kỷ niệm chiến thắng cũng được xây dựng vào
những năm sau đó. Khu di tích Lịch sử chi Lăng được Bộ Văn hóa Thể thao
và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia năm 1962.
18


2.2.4. Tiềm năng du lịch văn hóa
Lạng Sơn – miền địa đầu của tổ quốc nơi sinh tụ của các dân tộc anh
em như: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa...cũng là quê hương vủa biết bao lễ hội
truyền thống hấp dẫn, thú vị:
Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức vào ngày 04 tháng giêng âm lịch
hàng năm, một trong những lễ hội lớn nhất với nghi lễ tín ngưỡng cầu thành
hòang và thần nông. Qua khảo sát sơ bộ của ngành văn hóa – thông tin Lạng
Sơn tòan tỉnh có khỏang hơn 200 lẽ hội Lồng Tồng với quy mô đuợc tổ chức
theo một thôn, bản một xã, hay một khu vực họăc vài xã. Mở đầu cho phần
hội là nghi lễ cầu thần nông là vị thần cai quản ruộng vườn, đất đai có thể hô
mưa gọi gió cho mùa màng cây cối tốt tuơi cho cuộc sống dân bản một năm
bình an, vụ mùa bội thu. Tiếp theo đó là các trò chơi dân gian như đánh đu,
bắn nỏ, tung còn...Thậm chí dân làng còn mời đội múa sư tử về tham gia lễ
hội với quan niệm ngày Tết có sư tử đến chúc mừng là dịp may mắn cho gia
đình báo hiệu một năm mới làm ăn phát đạt sức khỏe dồi dào.
Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa được tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng giêng
âm lịch tại đền Tả Phủ, chợ Kỳ Lừa xã Hòang Văn Thụ thành phố Lạng
Sơn.Trong lế hội này một đầu pháo dài khỏang 8 tấc to 1,5 phân đầu pháo có

vòng đồng đính sẽ được làm lễ đốt sau ngày khai hạ. Người nào cướp được
vòng đồng ở đầu pháo sẽ đựợc thưởng một con gà, một cân xôi, một cân rượu
và quan trọng hơn là cả năm ấy họ sẽ đuợc mạnh khỏe phát tài.
Lễ hội chùa Tam Thanh được tổ chức vào rằm tháng giêng, vào buổi
sáng các cụ già tập hợp trước Tam bảo tụng kinh, gõ mõ cầu đức Phật phù hộ
cho dân chúng một năm mới bình an mạnh khỏe...Lúc này các đội sư tử lên
chùa múa lễ người dân đi theo sau thắp hương lễ Phật, thánh, Mẫu trong chùa.
Về phần hội bao gồm nhữnh họat động phong phú như đấu cờ ngừời , ném
còn... và các làn điệu sli, lượn, then... tạo nên không khí ngày hội sôi động.
Trong cuộc sốnh hiện đại đầy lo toan bộn bề trở về với không khí lễ
hội du khách như bỏ lại đằng sau những mệt mỏi cùng hòa mình vào không
19


khí tưng bừng của lễ hội đắm mình trong những làn điệu dân ca, tham gia vào
những trò chơi dân gian thú vị hay trở lại với quan niệm tâm linh ngày xưa.
Tất cả đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng du khách khi đến với Lạng Sơn
cùng tham gia lễ hội truyền thống ở nơi đây.
2.2.5. Tiền năng du lịch ẩm thực
Bên cạnh những lễ hội truyền thống đặc sắc xứ Lạng còn mang trong
mình một dòng văn hóa ẩm thực đặc hấp dẫn ví dụ như:
Phở chua xứ Lạng đây được coi là đặc sản của xứ Lạng, được chế
biến cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua Lạng Sơn phải ăn
nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó. Phở chua là món ăn
hàn thực nên đựợc ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè.
Thịt lợn quay và thịt vịt quay đây là món ăn đặc sản du khách không thể
bỏ qua khi đến với Lạng Sơn. Đây là hai món ăn đặc sản của xứ Lạng không chỉ
ngon mà còn đựơc chế biến rất cầu kỳ, có hương vị rất riêng với vị ngọt béo
ngậy của thịt vùa chín tới, vị thơm của lá mác mật ăn một lần là nhớ mãi.
Món khâu nhục đây cũng là món ăn chế biến cầu kỳ từ thịt lợn, món

ăn này được tiếp nhận kỹ thuật của người Hoa ở Lạng Sơn và từ rất lâu đã trở
thành món ăn đặc sản, thường được dùng trong cỗ hoặc tiếp khách phương xa.
Rượu Mẫu Sơn nổi tiếng thơm ngon không quá cay nồng mà cũng
không quá nhạt. Rượu Mẫu Sơn mang cái ấm nóng xua tan không khí giá
lạnh, màg cái vị man mát của nú rừng Mẫu Sơn. Rượu được lên men từ lá cây
rừng (men lá ) và nguồn nước mạch tinh khiết từ trên đỉnh núi cao. Sau khi đã
ủ thành sẽ được chưng cất ở nhiệt độ cao trên đỉnh Mẫu Sơn trong lành quanh
năm mây mù phủ kín.
Vẻ đẹp của thiên nhiên, tấm lòng của những con người hiền hòa,
chân thật và mến khách cùng với đó là những nét lịch sử, văn hóa đặc trưng
được kế thừa và bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ các dân tộc anh em chung
sống trên mảnh đất Lạng Sơn như đang mời gọi bạn hãy một lần đến với Lạng
Sơn để cảnh nhận và khám phá.
20


2.2.6. Dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch
Cùng với sự phát triển của du lịch trong thời gian qua công tác xay
dựng, phát triển các dịch vụ du lịch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho họat
động du dịch cũng được tỉnh quan tâm và chú trọng. Từ năm 2012 đến nay
tỉnh đã dành 493 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng hòan thiện hệ thống cơ sở hạ
tầng tại các khu các điểm du lịch. Từ đó khai thác tốt tiềm năng, tạo nên
những sản phẩm du lịch chất lượng, đáp ứng nhu cầu của du khách, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch xứ Lạng.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, tỉnh đã tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà hàng khách sạn cao
cấp, tiêu biểu nhứ khách sạn Muờng Thanh, khách sạn Diamond...
Hiện nay tòan tỉnh có 176 cơ sở lưu trú du lịch trong đó có 16 khách
sạn đạt tiêu chuẩn từ 2 đến 4 sao, 24 khách sạn 1 sao, các cơ sở còn lại đều
đạt tiêu chuẩn kinh doanh.

Là một tỉnh vùng núi còn nhiều khó khăn trong vịệc di chuyển tỉnh
đã nhìn nhận và khắc phục đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thận lợi hơn
nhất là đối với các khu du lịch trọng điểm của tỉnh
Bên cạnh đó tỉnh cũng chú trọng đầu tư vào bảo tồn, trùng tu và có
kế họach khai thác hiệu quả đối với những di tích lịch sử, văn hóa, các danh
lam thắng cảnh đồng thời tiếp tục lữu giữ phát huy những bản săc văn hóa
độc đáo của Lạng Sơn. Tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh du lịch ở trên
địa bàn tỉnh phát triển, xây dựng được những tour du lịch cho du khách đến
tham quan với sự kết hợp tham quan tìm hiểu và thưởng thức văn hóa hấp
dẫn, phong phú và đa dạng góp phần tạo điều kiện thuận chơi cho du khách
khi đến với Lạng Sơn.
Ngày nay, Lạng sơn đã và đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp
hóa – hiện đại hóa tạo nên những đổi thay mạnh mẽ và tích cực, diện mạo
Lạng Sơn ngày một khởi sắc....Du khách hãy đến với Lạng Sơn để thấy một
21


miền quê thanh bình, giàu tiềm năng, giàu lòng mến khách đang vươn lên hòa
nhập với xu thế phát triển chung của đát nước và thời đại.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở Lạng Sơn hiện nay
2.3.1. Thành tựu đạt được
Với những đổi mới trong việc nâng cao hiệu quả của quản lý của
nhà nước đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trong những
năm qua ngành du lịch của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.
2.3.1.1. Công tác tuyên truyền, triển khai pháp luật, các kế họach phát
triển du lịch trên tòan tỉnh được chú trọng
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của du lịch thì công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giới thiệu các văn bản pháp luật của Nhà
nước đồng thời hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính
sách, đề án phát triển du lịch đến với người dân từ tỉnh đến các cơ sở được

chú trọng và có nhiều tiến bộ. Nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của
người dân, của các cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh các dịch vụ du lịch
trên địa bàn tỉnh, bên cạnh đó còn góp phần không nhỏ vào hiệu quả quản lý
nhà nước đối với du lịch ở Lạng Sơn hiện nay.
2.3.1.2. Bộ máy quản lý nhà nước ở cấp tỉnh ngày càng được kiện tòan
và có những cơ chế quản lý, xây dựng kế họach phát triển du lịch phù hợp có
nhiều đổi mới
Bộ máy quản lý của nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh đang từng
bước được sắp xếp lại cho phù hợp, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan
chuyên môn của tỉnh trong việc kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó thì chất lượng và hiệu quả làm việc của
đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch nhất là cán bộ chủ chốt được
nâng cao, cùng với đó tỉnh cũng chú trọng vào viêc đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực phục vụ cho ngành du lịch, có chính sách thu hút đối với các nhân
lực trẻ về làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, trong các tổ
chức kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian gần đây các thủ tục
22


hành chính đã được tinh giảm, gọn nhẹ công khai, mimh bạch tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân tham gia vào việc kiểm sóat thủ tục hành chính trong
lĩnh vực quản lý nhà nước đối với các cơ quan có thẩm quyền quản lý họat
động du lịch trong tòan tỉnh, đồng thời tạop điều kiệ thuận lợi cho sự phát
triển của du lịch.
Căn cứ vào các văn bản pháp lý quy định về việc quản lý của nhà
nước đối với du lịch, tỉnh đã quan tâm xây dựng các kế họach, các chương
trình phát triển du lịch phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh và có
nhiều đổi mới trong việc triển khai thực hịên. Quan tâm tới việc chú trọng đầu
tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xây dựng hệ thống giao thông
thuận lợi, xây dựng được các dịch vụ du lịch đáp ứng được nhu cầu ngày càng

cao của du khách đến tham quan Lạng Sơn với 39 cơ sở lưu trú đuợc xếp
hạng từ 1 đến 4 sao, tiêu biểu như khách sạn Mường Thanh, khách sạn Nam
Kinh...Quan tâm đào tạo bồi duỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người
lao động, nâng cao chất lượng phục vụ trong các họat động kinh doanh du
lịch trên địa bàn tỉnh, chú trọng đến các điều kiện cần thiết cho họat động du
lịch phát triển bền vững trong đó có việc quảng bá các sản phẩm du lịch đến
với du khách, đầu tư có trọng tâm vào các điểm các khu du lịch trọng yếu với
mục đích khai thác tối đa và có hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương,
nhờ đó mà tránh được hiện tượng đầu tư dàn trải không hiệu quả gây lãng phí
nguồn ngân sách.
Bên cạnh đó thì họat động xức tiến đẩy mạnh du lịch cũng được
quan tâm, đẩy mạnh quảng bá với nhiều hình thức khác nhau, Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch tích cực triển khai các chương trình quảng bá xúc tiến các
họat động quảng bá du lịch du lịch ngòai việc tuyên truyền quảng bá giới
thiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng hàng năm tỉnh Lạng Sơn
còn tổ chức các chương trình du lịch như: chương trình Lễ Hội Xuân được tổ
chức vào đầu năm sau dịp tết Nguyên Đán; Liên hoan du lịch Mẫu Sơn được
tổ chức vào đầu mùa hè thu hút hàng ngàn khách du lịch đến tham quan tạo
23


dấu ấn như một điểm hẹn hàng năm của du khách, không ngừng nâng cao
hình ảnh nói chung và văn hóa Lạng Sơn nói riêng thông qua các họat động,
các sự kiện lớn về văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức trong và ngòai
tỉnh góp phần quảng bá du lịch Lạng Sơn đến với du khách nội địa và quốc tế.
Tỉnh cũng đã đầu công nghệ xây dựng trang wed du lịch Lạng Sơnwww.dulichlangson.com.vn để giới thiệu về tiềm năng du lịch ,các yếu tố
phục vụ du khách của tỉnh và trong họat động quản lý nhà nước về du lịch
Với những cố gắng trong quản lý và đầu tư cho du lịch đã tạo đà cho
du lịch xứ Lạng phát triển, ngày càng thu hút khách du lịch. Theo số liệu
thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong năm 2015 tổng lượng

khách du lịch đến tham quan tỉnh đạt hơn 1,7 triệu lượt khách tăng 2,7% so
với năm 2014, doanh thu xã hội ước tính đạt 648 tỷ đồng tăng 2,5%. Cùng với
sự phát triển đi lên của du lịch đó là sự phát triển của các dịch vụ kinh doanh
phục vụ cho du lịch cũng phát triển vào kéo theo đó thì đời sống nhân dân
ngày càng được cải thiện và nâng cao.
2.3.1.3. Đẩy mạnh chương trình hợp tác du lịch giữa các tỉnh và đạt
đuợc nhiều thành tựu
Thông qua chương trình du lịch “ Qua những miền di sản Việt Bắc”
đây là một họat động thường niên được tổ chức luân phiên nhằm tuyên
truyền, quảng bá về miền đất, con người, văn hóa và tiệm năng du lịch của 6
tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang
trong vùng chiến khu Việt Bắc đã góp phần thúc đẩy họat động kinh tế xã hội
phát triển ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngòai nứớc đến
tham quan nghiên cứu tìm hiểu về tỉnh. Công tác cập nhật trao đổi thông tin
được nâng cao họat động quảng bá, xúc tiến du lịch qua các hội chợ, triển lãm
đuợc đẩy mạnh, cách doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của tỉnh có nhiều cơ
hội thực hiện trao đổi khách liên tour, tuyến với các tỉnh khác tương đối tốt và
bước đầu đạt được hiệu quả nhất định góp phần tích cực vào việc phát triển
các sản phẩm du lịch tại địa phưong.
24


2.3.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho họat động quản lý du
lịch ngày càng được nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng
Công tác đào tạo bồ dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho họat động
quản lý du lịch cũng như phục vụ cho các dịch vụ kinh doanh của tỉnh được
đẩy mạnh chú trọng tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo đa dạng hóa các
chuyên ngành đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn về văn hóa lịch sử,
ngọai ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch...
Hiện nay cùng với chính sách trẻ hóa cán bộ nâng cao chất lượng

cán bộ về mọi mặt, tỉnh Lạng Sơn đã và đang có nhiều chính sách đầu tư cho
phát triển nguồn nhân lực cùng với đó là việc thực hiện chính sách trẻ hóa
nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nuớc thu hút cán bộ trẻ về công
tác làm việc trong bộ máy nhà nước nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng,
góp phần tạo môi trường làm việc năng động chuyên nghiệp góp phần đẩy
mạnh đưa du lịch tỉnh phát triển đi lên.
2.3.1.5. Công tác thanh tra kiểm tra trong ngành du lịch được tiến
hành thường xuyên kịp thời
Công tác kiểm tra đối với các ngành du lịch được tiến hành thường
xuyên, đóng góp một phần quan trọng vào việc duy trì sự ổn định của thị
trường, đẩy mạnh các họat động kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó còn tăng
cường công tác quản lý về an ninh trật tự, an tòan cháy nổ tại các điểm, các
khu vực du lịch, các cơ sở lưu trú, các dịch vụ ăn uống phục vụ cho họat động
kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời kết hợp vớc các cơ quan quản
lý nhà nước khác xử lý nghiêm các vi phạm gây mất trật tự trong họat động
du lịch, tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định cho sự phát triển của du lịch,
thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngòai vào Lạng Sơn.
Thông qua công tác thanh tra kiểm tra đã kịp thời phát hiện và khắc
phục xử lý những lệch lạc, những sai phạm trong việc quản lý của các cơ
quan nhà nước đối với họat động du lịch, đưa việc thực hiên các họat động
25


×