Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Bài Tập Nhóm môn xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.5 KB, 32 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM
MÔN:

XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
ĐỀ BÀI: 1
Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng tác hại của
rượu, bia của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC:
PHẦN MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG

1

1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài.

1

1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1


1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài.

5

1.3 Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài

5

2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

6

3. Nguyên nhân của thực trạng

15

4. Một số giải pháp

17

KẾT LUẬN

19

PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Rượu, bia được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Người ta có thể sử dụng bia, rượu
trong mọi trường hợp như gặp gỡ đối tác, khi có chuyện vui, có chuyện buồn,
tình cờ gặp gỡ nhau hay thậm chí là chán thì uống. Có thể thấy, ngày càng có sự
lạm dụng bia, rượu gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc về sức khỏe, tài sản và trở
thành trở ngại lớn đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Ngoài
những hậu quả trên, rượu, bia còn tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực kinh tế xã hội. Cụ thể có thể kể đến bạo lực gia đình, mất trật tự an toàn xã hội, các chi
phí liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, rượu, bia còn có khả năng
làm giảm hoặc mất mất năng suất lao động và nhiều hậu quả khác cho xã hội.
Sinh viên là một lực lượng xã hội đông đảo, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự
phát triển của xã hội, là chủ tương lai của đất nước, nếu không có sự nhận thức
đúng đắn về tác hại của rượu, bia mà dẫn tới sự lạm dụng sẽ ảnh hưởng lớn tới
bản thân và xã hội. Thực trạng sinh viên sử dụng rượu, bia vẫn còn khá nhiều, để
góp phần giảm thiểu tình trạng sử dụng rượu, bia, nâng cao nhận thức về những
tác hại của rượu, bia là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhằm nâng cao nhận
thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của rượu, bia của sinh viên
nhóm 02 chúng em xin trình bày đề tài: “Nhận thức và thực hiện pháp luật về
phòng chống rượu, bia của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng
chống rượu, bia của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội” nhằm tìm hiểu mức
độ hiểu biết và thực hiện pháp luật về phòng chống rượu, bia của sinh viên
Trường Đại học Luật Hà Nội. Từ đó, đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức,
thực hiện pháp luật về phòng chống rượu, bia của sinh viên Trường Đại học Luật
1


nói riêng và sinh viên nói chung, bên cạnh đó, đề xuất ra các biện pháp giảm
thiểu sử dụng rượu, bia trong cuộc sống.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Đánh giá tình hình nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống rượu, bia
của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội trong thời gian vừa qua.
- Xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao nhận thức và thực hiện pháp luật về
phòng chống rượu, bia đối với sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
3. Giả thuyết nghiên cứu.
Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội có nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt
pháp luật về phòng chống rượu, bia. Do tính chất đặc thù về đào tạo nên sinh
viên Trường Đại học Luật Hà Nội có ý thức tự giác chấp hành tốt pháp luật cũng
như trong việc phòng chống rượu, bia.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp chung:
Trong quá trình nghiên cứu và bài làm báo cáo, nhóm chúng em có sử dụng các
phương pháp như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và
phân tích số liệu, phương pháp anket,…
4.2. Phương pháp thu thập thông tin:
Anket là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp được sử dụng rộng rãi rất
rộng rãi trong điều tra xã hội học. Phương pháp anket là hình thức hỏi đáp gián
tiếp dựa trên phiếu khảo sat ý kiến được soạn thảo trước. Điều tra viên tiến hành
phát phiếu, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi; người được hỏi tự đọc
các câu hỏi trong phiếu khảo sát rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu và gửi
lại cho điều tra viên.
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dựa trên sự hỏi – đáp
trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin; theo đó người
2


phỏng vấn nêu lên các câu hỏi, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận thông tin vào
bảng hỏi. Ngoài ra có thể chuẩn bị sẵn mẫu phiếu phỏng vấn, gửi cho người trả
lời để họ tự ghi ý kiến vào phiếu.

5. Chọn mẫu điều tra.
- Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên.
- Những người tham gia trả lời bảng hỏi: sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Số lượng phiếu phát ra: 100 phiếu.
- Số lượng phiếu thu về: 100 phiếu.
- Cách thức xử lý thông tin thu được: tính toán và trình bày số liệu dưới dạng
bảng.
NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài.
1.1Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.
- Rượu là gì: Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên
men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ
cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực
phẩm. (Theo Khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019).
- Bia là gì: Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men
từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch,
nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước. (Theo Khoản 2 Điều 2 Luật phòng
chống tác hại của rượu, bia năm 2019).
- Rượu, bia có chứa cồn, tên hoá học là ethanol (C2H5OH) là một chất gây
nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương.... Với
đa số, uống một lượng nhỏ rượu, bia không gây ra tác hại gì đáng kể, nhưng nếu
uống nhiều rượu, bia thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề về sức khoẻ cá nhân và
quan hệ xã hội.
3


- Phân biệt rượu và bia.
+ Sự giống nhau: chúng đều là thức uống có chứa cồn (Alcohol), đều trải qua
công đoạn lên men và đều có khả năng gây say, tác động tới thể trạng, thần kinh
của người uống ở một mức độ nhất định tùy theo lượng uống và cách uống. Dù

là uống bia hay rượu, nếu bạn uống “quá liều”, say xỉn thì đều khiến thần kinh
mất kiểm soát; gây cảm giác khó chịu, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi… sau cơn
say.
+ Sự khác nhau:
 Trước hết chúng khác nhau ở nguyên liệu và quy trình chế biến.
Bia chủ yếu dùng nguồn nguyên liệu là đại mạch và hoa bia (men bia), qua
quá trình lên men đường cho thành phẩm bia không chưng cất sau lên men. Quá
trình sản xuất bia được gọi là nấu bia.
Rượu dùng nguồn nguyên liệu chủ yếu như gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt, ngũ
cốc… và men rượu (nguồn thảo dược như cam thảo, quế chi, gừng, hồi, bạch
chỉ…). Sau quá trình ủ lên men, chưng cất cho ra thành phẩm rượu với nồng độ
cồn và hương vị khác nhau tùy vào nguồn nguyên liệu và công thức men rượu.
Các loại thức uống chứa cồn được làm từ sự lên men đường không phải từ
nguồn ngũ cốc (như nước hoa quả hay mật ong) không được gọi là "bia", mặc dù
chúng cũng được sản xuất từ cùng một loại men bia, dựa trên các phản ứng hóa
sinh học.
Điều đặc biệt là bia và rượu đều cho hương vị rất quyến rũ mà 1 khi cơ thể đã
chấp nhận dung nạp, người uống sẽ thấy nó thực sự hấp dẫn đến khó cưỡng.
 Rượu sẽ khiến bạn nhanh say hơn.
Nghiên cứu từ Đại học Texas Southwestern Medical Centre chỉ ra kết quả:
Rượu mạnh hòa vào huyết mạch nhanh nhất, dẫn đến nồng độ cồn trong máu cao

4


nhất. Kế đến là rượu thường, tăng lên mức cao nhất về nồng độ cồn trong máu
sau khi uống 54 phút. Sau đó là bia với mức tăng cao nhất của nồng độ cồn trong
máu là 62 phút sau khi uống.Như vậy, rất dễ hiểu vì sao người uống rượu thường
nhanh say hơn so với uống bia.
- Tác hại của rượu,bia là gì: Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại

của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao
thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác. (Theo Khoản 5
Điều 2 Luật phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019).
- Phòng chống tác hại của rượu, bia là: Phòng ngừa và chống lại những tác động
ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang
ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện nay.
1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài.
Vấn đề phòng chống tác hại của rượu, bia được đề cập và liên quan đến một số
văn bản pháp luật như:





Hiến pháp 2013
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Luật phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Nghị định 24/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng chống tác hại của rượu

bia.
 Quyết định 3400/QĐ-BYT năm 2019 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật
Phòng, chống tác hại của rượu, bia trong ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành.
1.3 Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài.
- Nhận thức là những kiến thức, tri thức, những am hiểu hiện thực được con
người tiếp thu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan. Như vậy, có thể
hiểu rằng, nhận thức pháp luật về việc nhận thức và phòng chống tác hại của

5



rượu, bia chính là những kiến thức, tri thức, am hiểu của sinh viên về tác hại của
rượu, bia .
- Quá trình nhận thức này được tiếp nhận thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng như báo chí, truyền hình, truyền thanh, sách, … và được thể hiện ở sự
hiểu biết của sinh viên về việc phòng chống tác hại của rượu, bia; sự quan tâm,
am hiểu của sinh viên về tác hại và hậu quả của rượu, bia gây ra.
- Việc tìm hiểu và phòng chống tác hại của rượu, bia chính là một quá trình hoạt
động nhằm biến các quy định về việc phòng chống tác hại của rượu, bia thành
những hành vi thực tế để các chủ thể có thể hiểu được và tự giác làm theo.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Bảng 1: Anh/Chị có quan tâm tìm hiểu về việc phòng chống tác hại của rượu, bia
hay không không?
STT
1
2

Phương án trả lời

Không
Tổng cộng

Số lượng
97
3
100

Tỷ lệ (%)
97
3

100

Qua bảng số liệu tỷ lệ sinh viên trường đại học Luật Hà Nội quan tâm đến tác
hại của rượu bia, trong 100 sinh viên được hỏi thì có 97 (97%) sinh viên quan
tâm đến vấn đề này, còn lại 3 sinh viên (3%) không quan tâm tới điều này. Điều
này cho thấy rằng đa số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đã thông qua tìm
hiểu và dành sự quan tâm nhất định nhất định đến việc phòng chống tác hại của
rượu, bia.
Bảng 2: Anh/Chị vui lòng cho biết pháp luật phòng chống tác hại rượu, bia được
quy định trong VBPL nào?
STT
1
2
3
4
5

Phương án trả lời
Hiến pháp 2013
Luật phòng chống tác hại rượu bia 2019
Luật giao thông đường bộ 2008
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Nghị định phòng chống tác hại rượu bia
6

Số lượng
41
67
45
35

45

Tỷ lệ (%)
16,4
27,8
19
17,8
19


6

Khác

0
100

Trên tổng số

0
100

Qua thống kê số liệu có tới (27,8%) sinh viên trường đại học Luật Hà Nội
được hỏi chọn văn bản Luật phòng chống tác hại rượu bia 2019; (19%) sinh viên
chọn nghị định phòng chống tác hại rượu bia và Luật giao thông đường bộ 2008;
(17,8%) sinh viên chọn Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; còn lại (16,4%)
sinh viên chọn Hiến pháp 2013. Từ số liệu trên ta có thể thấy rằng Luật phòng
chống tác hại rượu bia 2019 được sinh viên trường đại học Luật Hà Nội biết đến
nhiều nhất, điều này cũng dễ hiểu vì đây là luật mới có hiệu lực của nước ta và
được dư luận xã hội rất quan tâm từ khi Luật trong quá trình soạn thảo. Còn đối

với các văn bản pháp luật khác tuy cũng đươc khá nhiều sinh viên quan tâm
nhưng có thể do đã quá lâu và không thường được nhắc đến nên dẫn đến việc
sinh viên không thể nhớ được những quy định liên quan đến phòng chống tác hại
rượu, bia trong đó.
Bảng 3: Anh/Chị thường tiếp cận thông tin pháp luật về phòng chống tác hại
rượu, bia thông qua các hình thức phương tiện thông tin nào?
STT
1
2
3
4

Phương án trả lời
Qua tivi
Qua internet
Qua sách, báo, tạp chí
Qua loa đài phát thanh
Trên tổng số

Số lượng
60
86
40
22
100

Tỷ lệ (%)
30
43
20

7
100

Từ bảng thống kê trên cho thấy có tới 86 sinh viên trường đại học Luật Hà Nội
(43%) chọn hình thức tiếp cận thông tin phòng chống tác hại rượu bia là internet,
điều đó cũng phù hợp với cách tìm kiếm thông tin phổ biến của sinh viên hiện
nay.
Một nghiên cứu về “Sự tác động của thông tin truyền thông tới đạo đức, lối
sống thanh niên Việt Nam trước khi nhập ngũ” do Viện Nghiên cứu Khoa học Xã
hội và Nhân văn quân sự- Bộ Quốc Phòng tổ chức, với cỡ mẫu 3000 HS, SV tại
7


5 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.Hồ Chí Minh. Khi
được hỏi HS,SV tiếp cận thông tin từ các nguồn nào thì có đến 92,5% tiếp cận
thông tin qua mạng internet, 85,4% qua bạn bè, 45,6% qua thầy cô giáo, 25,3%
qua tivi, đài phát thanh nội bộ, chỉ có 17,6% HS,SV tiếp cận thông tin qua tổ
chức đoàn thể và gia đình. Qua nghiên cứu cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng
của internet đối với đời sống. Nó phản ánh đúng thực tiễn xã hội khi mà phương
tiện truyền thông, đặc biệt là trong thời đại 4.0 mạng internet đang phát triển
mạnh mẽ và phủ sóng khắp nơi.
Ngoài internet thì tivi, sách, báo, loa đài phát thanh chiếm tổng số 57% trong
việc tiếp cận thông tin pháp luật về phòng chống tác hại rượu, bia đối với sinh
viên trường đại học Luật Hà Nội. Tuy đây là những hình thức tiếp cận cũ những
chúng ta cũng không thể phủ nhận tầm ảnh ảnh hưởng của những phương tiện
truyền thông này.
Bảng 4: Anh/Chị đánh giá thế nào về việc phòng chống tác hại của rượu, bia?
STT
1
2

3
4

Phương án trả lời
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Rất không quan trọng
Tổng cộng

Số lượng
70
24
4
2
100

Tỷ lệ (%)
70
24
4
2
100

Đa số sinh viên trường đại học Luật Hà Nội đã nhận thức tầm quan trọng của
việc phòng chống tác hại mà rượu bia để lại. Qua thống kê có tới 70% sinh viên
được hỏi đã đánh giá việc phòng chống tác hại rượu bia là rất quan trọng; 24%
sinh viên được hỏi cho rằng việc phòng chống tác hại rượu bia là quan trọng; còn
lại chỉ 6% thì cho rằng việc phòng chống tác hại rượu bia là Không quan trọng
và rất không quan trọng. Qua đó chúng ta có thể thấy được một bộ phận nhỏ sinh

viên còn thờ ơ với việc phòng chống tác hại rượu bia.

8


Bảng 5: Anh/Chị có đồng tình với việc tất cả mọi người đều phải phòng chống
tác hại rượu, bia không?
STT
1
2
3
4

Phương án trả lời
Rất đồng tình
Đồng tình
Không đồng tình
Rất không đồng tình
Tổng cộng

Số lượng
55
40
2
3
100

Tỷ lệ (%)
55
40

2
3
100

Bảng thống kê số liệu trên cho thấy có tới 95% chọn rất đồng tình và đồng tình
với việc tất cả mọi người đều phải phòng chống tác hại rượu, bia; còn lại số rất ít
sinh viên không đồng tình và rất không đồng tình chỉ chiếm 5%. Có thể thấy
được sự tích cực và những hiểu biết nhất định của sinh viên trường đại học Luật
Hà Nội về vấn đề này.
Bảng 6: Anh/ Chị đã từng sử dụng rượu, bia bao giờ chưa?
STT
1
2

Phương án trả lời
Đã từng sử dụng
Chưa từng sử dụng
Tổng cộng

Số lượng
81
19
100

Tỷ lệ (%)
81
19
100

Từ bảng số liệu trên, có tới 81% sinh viên trường đại học Luật Hà Nội được

hỏi cho biết bản thân họ đã từng sử dụng rượu bia, còn lại 19% sinh viên cho
biết chưa từng sử dụng rượu bia. Sinh viên sử dụng rượu bia vì một số động cơ
mang tính chất tâm lý như: để giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực, để hòa nhập với
nhóm bạn bè, để phù hợp với yêu cầu của xã hội hoặc đôi khi là bị ép uống.
Chúng ta không thể cấm hoàn toàn cấm sinh viên việc uống bia, rượu vì bản chất
của bia, rượu không phải là xấu và đây cũng là phong tục của nước ta nhưng
cũng không thể để mặc mà cần tác động đến nhận thức cho sinh viên hiểu từ đó
mới có thể phòng chống tác hại rượu, bia.
Bảng 7: Ở câu trên nếu Anh /Chị ( Trả lời đã từng sử dụng) thì vui lòng cho biết
Anh / Chị sử dụng tại địa điểm nào?
9


STT
1
2
3
4

Phương án trả lời
Quán ăn
Phòng trọ
Lớp học
Phòng làm việc
Trên tổng số

Số lượng
75
40
16

17
91

Tỷ lệ (%)
52,5
28
11,2
8,3
100

Dựa vào bảng số liệu trên, quán ăn là chính là địa điểm được sinh viên trường
đại học Luật Hà Nội sử dụng rượu, bia nhiều nhất. Cụ thể có tới 75/91 (52,5%)
sinh viên được hỏi lựa chọn quán ăn là địa điểm sử dụng rượu, bia. Còn lại 28%
lựa chọn phòng trọ: 11,2% chọn lớp học và 8,3% chọn phòng làm việc để sử
dụng rượu, bia. Số liệu trên giúp chúng ta có thể đề ra những quy định phù hợp
cho các quán ăn có bán rượu, bia và đưa ra những biện pháp phù hợp đối với
sinh viên cố tình vi phạm nội quy khi uống rượu, bia trong lớp học, phòng làm
việc.
Bảng 8: Giả sử bạn của Anh/Chị thường xuyên sử dụng rượu, bia quá mức thì
Anh/Chị sẽ làm như thế nào?
STT
1
2
3
4

Phương án trả lời
Mặc kệ không quan tâm
Khuyên bạn dừng lại
Cùng bạn tham gia sử dụng rượu bia

Nhờ người quen khuyên nhủ
Trên tổng số

Số lượng
19
74
21
17
100

Tỷ lệ (%)
15,2
59,2
16,8
8,8
100

Số liệu cho thấy 59,2% và 8,8% số sinh viên trường đại học Luật Hà Nội được
hỏi sẽ khuyên bạn mình dừng lại và nhờ người quen khuyên nhủ. Đây chính là
những con số tích cực góp phần vào việc phòng chống tác hại rượu, bia. 15,2%
số sinh viên trường đại học Luật Hà Nội được hỏi sẽ mặc kệ không quan tâm nếu
bạn bè thường xuyên sử dụng rượu, bia quá mức: điều này là có thể hiểu được vì
liên quan đến tâm lí, thứ nhất là do tâm lí chủ quan không muốn can thiệp vào
đời sống riêng tư của người khác mặc dù đó là hành vi sai trái, thứ hai đó là tâm
lí lo sợ mất lòng bạn bè, vì vậy sinh viên vẫn chưa dám đối diện với những sự
10


việc phức tạp ảnh hưởng đến bản thân mình. Có 16,8% sinh viên chọn cùng bạn
tham gia sử dụng rượu bia; đây là thực trạng đáng báo động hiện nay.

Bảng 9: Anh/ Chị đánh giá về mức độ hiểu biết của sinh viên về việc phòng
chống tác hại rượu, bia hiện nay như thế nào?
STT
1
2
3
4
5

Phương án trả lời
Rất tốt
Tốt
Bình thường
Hạn chế
Rất hạn chế
Tổng cộng

Số lượng
15
25
51
8
1
100

Tỷ lệ (%)
15
25
51
8

1
100

Bảng số liệu trên cho thấy mức độ hiểu biết của sinh viên về việc phòng chống
tác hại rượu, bia hiện nay đa số ở mức độ thường với 51%, 15% ở mức độ rất tốt
và 25% ở mức độ tốt. Còn lại 8% ở mức độ hạn chế và 1% rất hạn chế. Hiện nay
vẫn còn tồn tại nhiều sinh viên sử dụng rượu, bia đến mức lạm dụng, coi thường
hậu quả rượu bia để lại. Họ chỉ biết rượu, bia giúp họ vui vẻ hơn trong mỗi bữa
nhậu, có hàng ngàn lí do để họ tìm đến rượu, bia. Nhiều người quan niệm sai lầm
rằng nhậu bia “mát” hơn nhậu rượu. Nhưng thực tế không có cái nào mát hơn cái
nào cả. Vì cái đưa vào cơ thể chính là cồn, là một loại chất độc. Có thể thấy rằng
việc nhận thức và mức độ hiểu biết chưa đầy đủ về tác hại rượu, bia sẽ làm cho
việc thực hiện phòng chống tác hại rượu, bia trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Bảng 10: Theo Anh/Chị nếu không tham gia phòng chống tác hại rượu,bia sẽ dẫn
đến hệ lụy gì?
STT
1
2
3
4

Phương án trả lời
Bạo lực leo thang
Tai nạn giao thông tăng
Sức khỏe bị giảm sút
Tất cả các ý trên
Tổng cộng

11


Số lượng
1
4
4
91
100

Tỷ lệ (%)
1
4
4
91
100


Có 91% sinh viên trường đại học Luật Hà Nội được hỏi đều cho rằng việc
không tham gia phòng chống tác hại rượu,bia sẽ dẫn đến hệ lụy như bạo lực leo
thang, tai nạn giao thông gia tăng, sức khỏe giảm sút. Những nghiên cứu, thống
kê của cả các tổ chức trong nước và nước ngoài cho thấy rượu, bia đứng trong số
10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Chi phí dành cho rượu, bia
đã tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là các nước đang phát triển. Ước tính, chi
phí cho rượu, bia và giải quyết hậu quả tác hại của rượu, bia chiếm 2-8% GDP
quốc gia. Theo thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4% người
dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại. Có thể
thấy rằng phần lớn các sinh viên đều nhận thấy hệ quả của việc không tham gia
phòng chống tác hại rượu,bia là như thế nào.
Bảng 11: Theo Anh/ Chị sau khi uống rượu bia ở (quán ăn, nhà hàng) thì nên làm
gì?
STT
1

2
3
4

Phương án trả lời
Lấy xe máy tự đi về
Ngủ luôn tại quán
Để xe ở lại và bắt taxi hoặc xe ôm về nhà
Nhờ người không uống rượu bia chở về
Tổng cộng

Số lượng
12
4
50
34
100

Tỷ lệ (%)
12
4
50
34
100

Qua số liệu trên có 50% sinh viên được hỏi chọn để xe ở lại và bắt taxi hoặc
xe ôm về nhà; 34% chọn nhờ người không uống rượu bia chở về; 4% chọn ngủ
luôn tại quán, cho thấy được ý thức chấp hành pháp luật của sinh viên trường đại
học Luật Hà Nội sau khi sử dụng rượu, bia là rất cao. Chỉ một bộ phận nhỏ 12%
sinh viên ý thức còn chưa tốt sau khi uống rượu, bia thì lấy xe máy tự đi về; đây

là hành động nguy hiểm gây mất an toàn giao thông đường bộ, vi phạm pháp luật
và làm ảnh hưởng tới hình ảnh của trường đại học Luật Hà Nội nói chung, sinh
viên của trường nói riêng.

12


Bảng 12: Mong Anh /Chị cung cấp một số thông tin cá nhân, chúng tôi đảm bảo
thông tin này sẽ chỉ phục vụ mục đích thiết kế khoa học:
Bảng 12.1 Giới tính
STT
1
2
3

Phương án trả lời
Nam
Nữ
Khác
Tổng cộng

Số lượng
45
55
0
100

Tỷ lệ (%)
45
55

0
100

Từ bảng số liệu trên cho thấy rằng tỉ lệ chênh lệch về giới tính của trường đại
học Luật Hà Nội là khá cao. Sinh viên có giới tính Nữ chiếm 55% trong số sinh
viên được hỏi; còn sinh viên có giới tính Nam chiếm 45% và không có sinh viên
nào thuộc giới tính khác. Do đó có thể khẳng định trường đại học Luật Hà Nội
có sinh viên Nữ nhiều hơn sinh viên Nam.
Bảng 12.2 Anh /Chị là sinh viên khóa?
STT
1
2
3
4

Phương án trả lời
K41
K42
K43
K44
Tổng cộng

Số lượng
10
15
56
19
100

Tỷ lệ (%)

10
15
56
19
100

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng tỷ lệ sinh viên khóa 43 trường đại học Luật
Hà Nội trả lời phiếu khảo sát là cao nhất chiếm 56% trong số sinh viên được hỏi;
khóa 44 chiếm 19%, khóa 42 chiếm 15% và cuối cùng thấp nhất là khóa 41 với
vỏn vẻn 10%.
12.3Anh/Chị đang sống ở đâu?
STT
1
2
3
4
5

Phương án trả lời
Khu nhà trọ
Ở cùng người thân họ hàng
Kí túc xá sinh viên
Nhà riêng
Ở nhà cùng bố mẹ
Tổng cộng

13

Số lượng
64

21
11
3
1
100

Tỷ lệ (%)
64
21
11
3
1
100


Có thể thấy được phần lớn sinh viên trường đại học Luật Hà Nội đều sống ở khu
nhà trọ với 64% trong số sinh siên được hỏi, 21% ở cùng người thân họ hàng;
chỉ một số nhỏ sinh viên sống ở kí túc xá với 11% sinh viên, 3% ở nhà riêng và
1% ở cùng bố mẹ
Bảng 12.4 Anh/ chị hiện đang sinh sống ở Quận nào tại Hà nội?
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12

Phương án trả lời
Hoàn Kiếm
Đống Đa
Ba Đình
Hai Bà Trưng
Hoàng Mai
Thanh Xuân
Long Biên
Nam Từ Liêm
Bắc Từ Liêm
Tây Hồ
Cầu Giấy
Hà Đông
Tổng cộng

Số lượng
3
49
4
13
2
5
0
2
3
2

15
2
100

Tỷ lệ (%)
3
49
4
13
2
5
0
2
3
2
15
2
100

Bảng số liệu cho thấy đa số sinh viên trường đại học Luật Hà Nội sống ở quận
Đống Đa nơi mà trường đại học Luật Hà Nội tọa lạc với 49% sinh viên được hỏi
lựa chọn; có 15% sống ở quận Cầu Giấy, 13% sống ở quận Hai bà Trưng; các
quận như Thanh Xuân, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ , Hoàng
Mai, Nam Từ Liêm, Hà Đông có dưới 6% sinh viên được hỏi sinh sống; chỉ có
duy nhất quận Long Biên không có sinh viên nào lựa chọn. Sở dĩ quận Đông Đa
có nhiều sinh viên của trường ở đến vậy do đây vốn là các sinh viên tỉnh ngoài
và đang thuê trọ tại đây.
3. Nguyên nhân của thực trạng.
Thực trạng sử dụng rượu bia của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội hiện nay
cho thấy, ngày càng nhiều sinh viên dễ dàng tiếp cận rượu bia hơn và văn hóa

14


uống rượu bia thái quá, xô bồ, gây ra nhiều tác hại, tổn thất cho bản thân người
uống, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Để tìm hiểu về các nguyên nhân, thực
trạng của dẫn đến bất cập trong việc nhận thức về phòng chống tác hại của rượu,
bia. Câu hỏi đặt ra của nhóm là: “Theo Anh/ Chị nguyên nhân nào dẫn đến bất
cập trong việc nhận thức về phòng chống tác hại của rượu, bia?”
STT
1
2
3
4
5

Phương án trả lời
Thiếu tính hiểu biết
Thiếu sự quản lý của nhà nước
Biện pháp xử phạt và ngăn ngừa chưa nghiêm khắc
Thiếu ý thức của chính bản thân
Tất cả các ý trên
Tổng cộng

Số lượng
15
3
2
15
65
100


Tỷ lệ (%)
15
3
2
15
65
100

Từ bảng số liệu trên cho thấy nguyên nhân dẫn đến bất cập trong việc nhận
thức về phòng chống tác hại rượu bia là việc thiếu tính hiểu biết, thiếu sự quản lí
của nhà nước, biện pháp xử phạt và ngăn ngừa chưa nghiêm khắc, thiếu ý thức
của chính bản thân với 65% chọn tất cả các nguyên nhân đó. Con số thống kê
trên đáng cho chúng ta phải suy nghĩ về nguyên nhân, thực trạng các bạn sinh
viên chưa quan tâm tới tác hại của rượu bia.
3.1 Nguyên nhân do thiếu tính hiểu biết, ý thức trách nhiệm của bản thân cá nhân
sinh viên.
Với câu trả lời của sinh viên được hỏi khi chọn không quan tâm tìm hiểu
phòng chống tác hại của rượu, bia. Thì các bạn sinh viên cho rằng không sử dụng
chất kích thích, không quan tâm hay không thích tìm hiểu đã cho thấy thái độ
thiếu ý thức của một bộ phận nhỏ của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội
trong việc tìm hiểu phòng chống tác hại của rượu, bia.
Những lý do khiến sinh viên thiếu ý thức trách nhiệm trong việc phòng chống
tác hại của rượu, bia là do bị ảnh hưởng bạn bè, bởi tập quán, chuẩn mực văn
hóa, nhu cầu giao tiếp hiện nay trong đời sống xã hội ở hầu hết trường hợp nó đã
trở nên biến tướng thành ép rượu, bia làm cho sinh viên sử dụng rượu bia đã
uống quá mức và từ những hành vi bồng bột, thích thể hiện bản thân của bộ phận
15



sinh viên đã dẫn tới việc tỉ lệ lạm dụng rượu, bia gia tăng dẫn đến việc uống đến
mất kiểm soát.
3.2 Nguyên nhân do thiếu sự quản lý của nhà nước.
Đối với các sản phẩm rượu, bia và đồ uống có cồn được quảng cáo như hàng
hóa, dịch vụ bình thường, không có bất kỳ quy định hạn chế nào về đối tượng
tiếp cận, nội dung, thời gian, không gian được phép quảng cáo. Báo chí và
truyền thông đại chúng, các hoạt động tiếp thị quảng cáo rượu, bia diễn ra tràn
lan hàng ngày.
Các hàng quán, nhà hàng… vẫn công khai bán sản phẩm rượu, bia dù chưa
được kiểm định. Dẫn đến việc sinh viên có thể sử dụng rượu, bia một cách thoải
mái không bị kiểm soát.
3.3 Nguyên nhân do biện pháp xử phạt và ngăn ngừa chưa nghiêm khắc.
Việc phòng, chống tác hại của rượu, bia và pháp luật quy định về phòng chống
tác hại của rượu, bia đã không được nhà nước chú trọng, xử lý nghiêm khắc
trong một thời gian. Tình trạng hối lộ, xin xỏ, lợi dụng có mối quan hệ với người
thi hành công vụ đã khiến cho việc xử lý các trường hợp sinh viên vi phạm trở
nên khó khăn hơn. Do đó dẫn đến việc uống rượu, bia lệch chuẩn đã trở thành
thói quen của không ít các bạn sinh viên. Tại trường học các biện pháp kỉ luật
ghi trong quy chế nhà trường đối với sinh viên sử dụng rượu, bia còn quá nhẹ
chưa đủ sức răn đe dẫn đến hiện tượng sinh viên của trường vẫn tiếp tục sử dụng
rượu, bia.
4. Một số giải pháp.
4.1 Đánh thuế cao các sản phẩm rượu, bia.
Các Bộ cần có những nghiên cứu đánh giá cụ thể về việc đánh thuế cao các sản
phẩm rượu bia, cần quy định đa dạng loại thuế suất và có mức thuế suất cao hơn
16


với các loại rượu, bia. Khi đánh thuế cao các sản phẩm rượu, bia sẽ làm các sản
phẩm rượu, bia có giá bán cao; khiến sinh viên khó có thể mua được, từ đó góp

phần phòng chống tác hại của rượu, bia.
4.2 Phạt nặng những hành vi sử dụng quá mức rượu bia.
Đối với sinh viên vi phạm quy định về sử dụng rượu, bia quá mức cần phải
được phạt nặng chỉ có đánh vào túi tiền mới khiến các sinh viên không dám tái
phạm.
4.3 Cơ quan chức năng cần thực hiện đúng và nghiêm chỉnh nhiệm vụ phòng
chống tác hại của rượu, bia.
Cần tăng cường quán triệt Cơ quan chức năng cần thực hiện đúng và nghiêm
chỉnh nhiệm vụ phòng chống tác hại của rượu, bia. Sẵn sàng mạnh tay đối với
cảnh sát giao thông, lực lượng chức năng có nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao
thông nhận tiền hối lộ của sinh viên vi phạm hay thả sinh viên vi phạm do có
quen biết.
4.4 Ngoài ra còn các biện pháp được nhóm đưa ra và được nhiều sinh viên
trường đại học Luật Hà Nội đồng ý, cụ thể thông qua câu hỏi sau: “Theo Anh/
Chị cần có biện pháp nào để nâng cao phòng chống tác hại của rượu,bia đối với
sinh viên trường đại học Luật Hà Nội ?”
STT
1

Phương án trả lời
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng

Số lượng
70

Tỷ lệ (%)
23,7

2


chống tác hại rượu, bia
Tăng cường phổ biến công tác phòng chống tác hại

65

19,6

3
4

của rượu, bia
Tăng cường vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội
Xử lí nghiêm minh các trường hợp sử dụng quá mức

62
65

18,7
19,6

5

về rượu bia
Sinh viên tự nâng cao ý thức, trang bị hiểu biết cho

61

18,4

6


mình
Khác

0
100

0
100

Trong tổng số
17


Theo thống kê trên ta thấy rằng, Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật về
phòng chống tác hại rượu, bia là 23,7%, Tăng cường phổ biến công tác phòng
chống tác hại của rượu, bia là 19,6%, Xử lí nghiêm minh các trường hợp sử dụng
quá mức về rượu bia là 19,6%, Tăng cường vai trò của gia đình, nhà trường, xã
hội là 18,7%, Sinh viên tự nâng cao ý thức, trang bị hiểu biết cho mình là 18,4%
và 0% cho ý kiến khác. Do vậy cần tiếp tục kết hợp các biện pháp trên với nhau
như: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng chống tác hại rượu, bia;
tăng cường phổ biến công tác phòng chống tác hại của rượu, bia; tăng cường vai
trò của gia đình, nhà trường, xã hội; xử lí nghiêm minh các trường hợp sử dụng
quá mức về rượu bia và sinh viên tự nâng cao ý thức, trang bị hiểu biết cho
mình. Để có thể nâng cao hơn nữa công tác phòng chống tác hại của rượu,bia
của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội.

KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu, điều tra, lấy ý kiến từ các bạn sinh viên trường đối
với đề tài “Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại rượu, bia

của sinh viên trường Đại hoc Luật Hà Nội” thì nhóm 02 chúng em cũng đã rút ra
được kết luận cho đề tài này.
Đầu tiên là dựa vào việc tìm hiểu chủ đề trên xoay quanh việc phòng chống
tác hại rượu bia của sinh viên trường, các thành viên trong nhóm chúng em cũng
đã có thêm sự hiểu biết, nhận thức sâu sắc, từ đó thực hiện pháp luật một cách
nghiêm chỉnh về phòng chống tác hại của rượu, bia. Đối với đề tài này đại đa số
câu trả lời là từ các bạn sinh viên K43 và K44, những ai chưa biết chưa tìm hiểu
thì qua việc điều tra của nhóm em sẽ hiểu thêm phần nào về việc phòng chống
tác hại rượu, bia.

18


Tuy nhiên bên cạnh đó còn một bộ phận nhỏ các sinh viên trong trường chưa
chú ý đến việc phòng chống tác hại rượu, bia hoặc họ biết nhưng cố tình làm sai
lệch về việc phòng chống tác hại của rượu, bia. Đây chính là cơ sở để chúng em
nhìn nhận khách quan về thực trạng nhận thức và thực hiện pháp luật về Luật
mới này.
Việc tìm hiểu về đề tài lần này là hết sức bổ ích, nó giúp chúng em biết cách
làm việc nhóm tốt hơn và giúp chúng em hiểu biết thêm về việc nhận thức và
thực hiện của những bạn sinh viên trong trường, nó không chỉ đòi hỏi lượng kiến
thức phong phú, tư duy năng động, sáng tạo; nhất là trong việc đặt câu hỏi điều
tra để tăng cường sự vận dụng trí óc mà nó còn đem lại kinh nghiệm cũng như
góp phần vào việc phổ biến rộng rãi Luật phòng chống tác hại rượu, bia 2019.

PHỤ LỤC
1) Bảng hỏi (Phiếu điều tra của nhóm).
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN
(Dành cho sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội)
19



Anh/ chị sinh viên Trường Đại học Luật thân mến!
Theo thống kê Việt Nam những năm gần đây Việt Nam luôn đứng đầu thế
giới về mức độ tiêu thụ rượu, bia. Việc sử dụng quá mức rượu, bia đã gây ra
nhiều tác hại đối với đời sống như: sức khỏe, kinh tế, gia đình, xã hội…Vì lẽ đó
mà nhà nước ta đã ban hành Luật phòng chống tác hại rượu bia 2019.
Vậy thực trạng nhận thức và thực hiện nhận thức tác hại của rượu, bia của
sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay đang ở mức độ nào? Nguyên
nhân do đâu? Để làm rõ vấn đề trên nhóm 02, lớp N05- TL3 chúng tôi triển khai
thực hiện đề tài : “Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng tác hại của rượu,
bia của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.”
Mong quý Anh/ Chị vui lòng bớt chút thời gian quý báu trả lời các câu hỏi
dưới đây. Anh/ chị đồng ý với ý kiến trả lời nào hãy tích vào ☐ này; Với câu hỏi
không có sẵn phương án trả lời xin vui lòng ghi ý kiến cá nhân vào các dòng
trống.
Trân trọng cảm ơn Anh/Chị đã đóng góp ý kiến cá nhân của mình!
Câu 1:Anh/Chị có quan tâm tìm hiểu về việc phòng chống tác hại của rượu, bia
hay không?
1. ☐ Có

2. ☐ Không

Câu 2: Ở câu 1 nếu Anh /Chị ( trả lời không ) thì vui lòng cho biết tại sao?
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….

Câu 3: Ở câu 1 nếu Anh/Chị vui lòng cho biết pháp luật phòng chống tác hại
rượu, bia được quy định trong phòng chống trong VBPL nào?

(Có thể chọn nhiều đáp án)
1. ☐ Hiến pháp 2013
20


2. ☐ Luật phòng chống tác hại rượu bia 2019
3. ☐ Luật giao thông đường bộ 2008
4. ☐ Luật xử lí vi phạm hành chính 2012
5. ☐ Luật hình sự năm 2015 ( sửa đổi bổ sung năm 2017)
6. ☐ Nghị định phòng chống tác hại rượu, bia
7. ☐ Văn bản khác nếu có ( Đề nghị nêu rõ)
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
Câu 4: Anh/Chị thường tiếp cận thông tin pháp luật về phòng chống tác hại rượu,
bia thông qua các hình thức phương tiện thông tin nào?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
1. ☐Qua tivi

3. ☐Qua sách, báo, tạp chí

2. ☐Qua internet

4. ☐Qua loa đài phát thanh

Câu 5: Anh/Chị đánh giá thế nào về việc phòng chống tác hại của rượu, bia?
1. ☐Rất quan trọng

3. ☐Không quan trọng


2. ☐Quan trọng

4. ☐Rất không quan trọng

Câu 6: Anh/Chị có đồng tình với việc tất cả mọi người đều phải phòng chống tác
hại rượu, bia không?
1. ☐Rất đồng tình

3. ☐Không đồng tình

2. ☐Đồng tình

4. ☐Rất không đồng tình

Câu 7: Anh/ Chị đã từng sử dụng rượu, bia bao giờ chưa?
1. ☐ Đã từng sử dụng

2. ☐ Chưa từng sử dụng

Câu 8: Ở câu 7 nếu Anh /Chị ( Trả lời đã từng sử dụng) thì vui lòng cho biết Anh
/ Chị sử dụng tại địa điểm nào?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
21


1. ☐Quán ăn

3. ☐Lớp học

2. ☐Phòng trọ


4. ☐Phòng làm việc

Câu 9: Giả sử bạn của Anh/Chị thường xuyên sử dụng rượu, bia quá mức thì
Anh/Chị sẽ làm như thế nào?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
1. ☐Mặc kệ không quan tâm

3. ☐Cùng bạn tham gia sử dụng bia, rượu

2. ☐Khuyên bạn dừng lại

4. ☐Nhờ người quen khuyên nhủ

Câu 10: Anh/ Chị đánh giá về mức độ hiểu biết của sinh viên về việc phòng
chống tác hại rượu, bia hiện nay như thế nào?
1.
2.
3.
4.
5.

☐Rất tốt
☐Tốt
☐Bình thường
☐Hạn chế
☐Rất hạn chế

Câu 11: Theo Anh/ Chị nguyên nhân nào dẫn đến bất cập trong việc nhận thức về
phòng chống tác hại của rượu, bia ?

1. ☐Thiếu tính hiểu biết
2. ☐Thiếu sự quản lí của Nhà nước
3. ☐Biện pháp xử phạt và ngăn ngừa chưa nghiêm ngặt
4. ☐Thiếu ý thức của chính bản thân
5. ☐Tất cả các phương án trên
Câu 12: Theo Anh/Chị nếu không tham gia phòng chống tác hại rượu,bia sẽ dẫn
đến hệ lụy gì ?
1. ☐Bạo lực leo thang

3. ☐Sức khỏe bị giảm sút

2. ☐Tai nạn giao thông gia tăng

4. ☐Cả 3 phương án trên

Câu 13: Theo Anh/ Chị sau khi uống rượu bia ở (quán ăn, nhà hàng) thì nên làm
gì?
( Xin vui lòng chọn một phương án)
22


1. ☐Lấy xe máy tự đi về

3. ☐Để xe ở lại và bắt taxi hoặc xe ôm về nhà

2. ☐Ngủ luôn tại quán

4. ☐Nhờ người không uống rượu bia chở về

Câu 14: Theo Anh/ Chị cần có biện pháp nào để nâng cao phòng chống tác hại

của rượu,bia đối với sinh viên trường đại học Luật Hà Nội?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
1. ☐Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng chống tác hại rượu,
2.
3.
4.
5.
6.

bia
☐Tăng cường phổ biến công tác phòng chống tác hại của rượu, bia
☐Tăng cường vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội
☐Xử lí nghiêm minh các trường hợp sử dụng quá mức về rượu bia
☐Sinh viên tự nâng cao ý thức, trang bị hiểu biết cho mình
☐Ý kiến khác
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………….…….

Câu 15: Anh/ Chị có kiến nghị gì để công tác thực hiện các quy định pháp luật về
phòng chống tác hại của rượu, bia đối với sinh viên trường đại học Luật Hà Nội
có hiệu quả hơn?
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..

Câu 16: Mong Anh /Chị cung cấp một số thông tin cá nhân, chúng tôi đảm bảo
thông tin này sẽ chỉ phục vụ mục đích thiết kế khoa học:
16.1: Giới tính
1. ☐Nam


2. ☐Nữ

3. ☐Giới tính khác (Xin vui lòng nêu rõ):
………………….……………………………………………………….

23


×