Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Nghiên cứu áp dụng clonidine trong hỗ trợ điều trị hội chứng cai ma túy dạng thuốc phiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 127 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ma túy là mối hiểm họa lớn của hành tinh chúng ta, nghiện ma túylan
tràn khắp các quốc gia trên thế giới với tốc độ nhanh. Đặc biệt, ma tuý tác
động đến lứa tuổi thanh thiếu niên, là lứa tuổi quyết định tương lai của mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc. Nghiện ma túy gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho
bản thân người nghiện, cho gia đình và xã hội; làm ảnh hưởng đến sức khoẻ
thể chất và tâm thần, gây thiệt hại về kinh tế, huỷ hoại đạo đức lối sống, làm
tan vỡ tình cảm và hạnh phúc gia đình, gây mất an ninh xã hội; làm suy thoái
giống nòi, giảm sức lao động xã hội. Nghiện ma tuý liên quan mật thiết với
tăng số lượng và mức độ nghiêm trọng của tội phạm, cũng như nhiễm
HIV/AIDS.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 230 triệu người lạm dụng ma túy và các chất gây nghiện, con số này thực tế còn cao hơn
nhiều. Ở Việt Nam, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội số người NMT
năm 2008 là 170.000 người nghiện có hồ sơ quản lý [2], [3], [12].
Phòng và chống nghiện ma túy là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ,
của mỗi quốc gia. Ngoài việc triệt phá các đường dây buôn bán vận chuyển
chất ma túy và các biện pháp khác để giảm cung thì còn phải chú ý đến các
giải pháp để giảm cầu, trong đó có việc nghiên cứu tìm ra phương pháp điều
trị nghiện ma túy [14].
Hiện nay, ở nước ta có nhiều phương pháp y học hiện đại điều trị hội
chứng cai chất dạng thuốc phiện, như sử dụng các thuốc hướng thần, liệu
pháp tâm lý… Song, mỗi phương pháp đều có hiệu quả nhất định trên những
nhóm đối tượng cụ thể, trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Việc hỗ trợ điều trị hội chứng cai heroin(các chất dạng thuốc phiện) bằng
thuốc Clonidine đã được thế giới nghiên cứu và ứng dụng từ đầu những năm
1960, nhưng ở Việt Nam hiện chưa có công trình nghiên cứu nào có hệ thống

17


và cụ thể về hiệu quả của thuốc clonidine này. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành đề


tài “Nghiên cứu áp dụng Clonidine trong hỗ trợ điều trị hội chứng cai ma túy
dạng thuốc phiện”. Trong các chất dạng thuốc phiện, chúng tôi chỉ tập trung
làm sáng tỏ hiệu quả của thuốc clonidin trên hội chứng cai ở những bệnh nhân
nghiện heroin là chính. Bởi vì, nghiện heroin là thường gặp ở đa số người
nghiện trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả của thuốc Clonidine hỗ trợ điều trị hội chứng cai
ma túy dạng thuốc phiện ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện sức khoẻ
Tâm thần.
2.

Mô tả tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của thuốc

Clonidine.
3. Xây dựng quy trình hướng dẫn hỗ trợ điều trị cắt hội chứng cai MT
dạng thuốc phiện bằng clonidine.

18


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ MA TUÝ
1.1.1. Chất ma tuý
Chất ma túy (CMT) là chất gây nghiện, đó là chất tự nhiên (nhựa thuốc
phiện, lá coca, hoa lá rễ cây cần sa), hoặc những chất bán tổng hợp (heroin)
hay chất tổng hợp như ATS (amphetamin và các chế phẩm cùng loại), LSD 25...
Những chất này tác động đặc biệt vào hệ thần kinh trung ương và nếu sử dụng
lặp lại nhiều lần sẽ gây ra trạng thái lệ thuộc về mặt tâm lý, sinh học cho
người sử dụng. Các chất này đều gây ra nhiều biến đổi tâm lý và cơ thể khác

nhau, như trạng thái bàng quang thờ ơ, đặc biệt trạng thái khoái cảm (rất dễ
chịu, khó quên, khó từ bỏ) [2], [15].
Các chế phẩm có thuốc phiện (opioid), có thể được sử dụng thay thế lẫn
nhau, bao gồm các thuốc có tác dụng giống morphine. Nhóm này có các
dẫn xuất từ thuốc phiện (các opiad), các chế phẩm tổng hợp (các opioid) và
nhiều loại polypeptid khác; các chất này được xem như chất dẫn truyền
thần kinh tự nhiên.
Heroin là chất bán tổng hợp từ morphine, là morphine có gắn thêm 2
gốc acetyl, thường dùng dưới dạng hút, hít và tiêm tĩnh mạch. Heroin có tác
dụng gây nghiện nhanh và mạnh gấp nhiều lần morphine nên đã nhanh chóng
thay thế morphine. Tác dụng dược lý của các chất dạng thuốc phiện
(Morphine) lên thần kinh trung ương: ngoài tác dụng giảm đau, còn có tác
dụng an thần, gây cảm giác phấn chấn, sảng khoái, lâng lâng. Khi người bệnh
sử dụng lặp lại nhiều lần thành nghiện.
Ở nước ta hiện nay Heroin là chất ma tuý chủ yếu được thanh thiếu niên
sử dụng dưới dạng tiêm chích, hút, hít. Đây cũng là một yếu tố liên quan đến
các tội phạm xã hội và cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm đại dịch HIV-SIDA,
viêm gan B, C. [19].
19


1.1.2. Phân loại chất ma tuý
Việc phân loại chất gây nghiện hết sức phức tạp và có nhiều cách khác
nhau [3].
- Phân loại theo mức độ chất gây nghiện:
 Chất gây nghiện mạnh là loại chất gây nghiện có phản ứng dược lý
mạnh, tất cả các nước đều cấm sử dụng: Morphin, Heroin...
 Chất gây nghiện trung bình là loại chất gây nghiện có phản ứng tâm lý
là chủ yếu, đồng thời có cả phản ứng sinh học: Amphetamin, các chất gây
loạn thần...

 Chất gây nghiện nhẹ là loại chất gây nghiện có phản ứng tâm lý là chủ
yếu, phản ứng sinh học là thứ yếu: thuốc lá, cafein,
- Phân loại theo nguồn gốc:
 Nguồn gốc thực vật: thuốc phiện,...
 Các dược phẩm đã được sản xuất: seduxen, amphetamin, barbiturate..
- Phân loại theo chính sách xã hội:
 Chất gây nghiện hợp pháp trong xã hội: rượu, cafe, thuốc lá...
 Chất gây nghiện hợp pháp trong y tế: morphin, codein, thuốc giải lo âu
benzodiazepin, thuốc ngủ barbiturate...
 Chất gây nghiện bất hợp pháp và bị giới bạn: chất dạng thuốc phiện
(thuốc phiện, heroin...), cannibis (cần sa, hashich...), cocain.
- Phân loại theo tác dụng của chất gây nghiện lên hệ thần kinh trung
ương:
 Các chất ức chế, giảm đau: rượu, benzodiazepin, các chất dạng thuốc
phiện (opioid), thuốc ngủ barbiturate, cần sa...
 Các chất kích thích, kích thần: amphetamin, nicotine, cocaine,
cafeine...
 Các chất gây ảo giác: LSD, Ketamine, Mescaline...

20


1.1.3. Nghiện ma tuý
Nghiện là sự lệ thuộc vào thuốc - dùng nhiều lần một thứ thuốc thành
quen, muốn bỏ mà không bỏ được, bỏ thì thèm, vật vã, khó chịu.
Nghiện là một trạng thái nhiễm độc thường xuyên hay từng thời kỳ do
dùng nhiều lần một thứ thuốc. Nó làm cho người nghiện không tự chủ được,
phải tìm mọi cách để có thuốc. Nghiện gây xu hướng tăng liều thuốc dùng,
gây ra sự lệ thuộc cơ thể và tâm thần vào thuốc, gây ra hậu quả xấu cho bản
thân, gia đình và xã hội.

Có ba thành tố của việc nghiện thuốc:
Phụ thuộc tâm lý: thèm và hành vi tìm kiếm thuốc.
Phụ thuộc sinh lý: Có các triệu chứng cai khi ngừng thuốc.
Độ dung nạp: Nhu cầu tăng liều đạt được hiệu quả sảng khoái. (Sự phụ
thuộc thuốc tuỳ thuộc vào khối lượng thuốc và thời gian sử dụng thuốc: Lượng thuốc: tuỳ theo loại thuốc và bản chất đặc trưng của người sử dụng; Tần
suất sử dụng hàng ngày, khoảng thời gian từ 2 - 3 tuần).
Nghiện heroin là vấn đề gắn liền với lịch sử loài ngoài, là một tệ nạn xã
hội. Theo WHO người nghiện heroin là một tội phạm đồng thời là một người
bệnh. Quan niệm cũ cho rằng người nghiện heroin là những người xấu, không
tự rèn luyện đạo đức và thích thoả mãn những ham muốn của cá nhân. Năm
1997, Leshner cho rằng nghiện là một bệnh tái phát, mạn tính của não bộ.
Quan niệm mới cho rằng người nghiện heroin là nạn nhân của hoàn cảnh xã
hội họ đang sinh sống. Đây được coi là quan điểm đúng đắn nhưng hoàn toàn
mới đối với công chúng, đối với nhiều nhà hoạch định chính sách và ngay cả
với nhiều người chuyên môn y tế. Khoa học đã chứng minh bộ não của người
bị nghiện khác biệt rõ rệt so với não của người không nghiện. Chính vì thế
vấn đề điều trị và phòng chống tái nghiện cần có vai trò đặc biệt của ngành y
tế. Nghiện heroin là một lĩnh vực của chuyên ngành tâm thần, nghiện heroin
và các rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng chất được xếp vào mục các rối
loạn tâm thần và hành vi của ICD-10. Cơ chế gây nghiện và tái nghiện là cơ
21


chế lệ thuộc về sinh học và mặt tâm lý. Vì vậy trong điều trị nghiện heroin,
các liệu pháp tâm lý (cá nhân, gia đình, nhận thức hành vi...) có vai trò quan
trọng và mang lại hiệu quả rõ rệt [24].
1.1.4. Cơ chế nghiện Heroin
Tác động của heroin qua các điểm tiếp nhận (hay thụ thể) morphin:
Heroin khi vào cơ thể được chuyển hoá thành morphin rồi vào máu.
Thời gian bán huỷ của morphin ở máu khoảng 2 giờ 30 phút. Sau 24 giờ, 90%

morphin bài tiết ra ngoài, chỉ một lượng nhỏ vào hệ thần kinh trung ương và
đến các điểm tiếp nhận morphin. Có nhiều điểm tiếp nhận morphin (muy,
kappa, sigma, delta, epsilon...), nhưng điểm tiếp nhận muy là cơ sở chủ yếu,
nằm rải rác ở não, tập trung nhiều nhất ở vùng dưới đồi, có một ít ở hệ thần
kinh thực vật.
Tại các điểm tiếp nhận muy có sẵn các peptide nội sinh (endorphine,
enkephaline). Các peptide này tác động cùng với morphin và dẫn truyền qua
hệ thần kinh đến các vùng khác nhau của cơ thể gây ra những tác dụng
chuyên biệt [19].
Morphin có nhiều tác dụng khác nhau, đặc biệt các tác dụng chữa bệnh
như giảm đau, gây bình thản giảm lo âu, ức chế hô hấp (chống ho), tăng
trương lực cơ trơn dạ dày, ruột (chống tiêu chảy), đặc biệt gây cảm giác sảng
khoái. Tuy nhiên, chính cảm giác sảng khoái đó đã sinh ra hiện tượng nghiện
với ba trạng thái: dung nạp, lệ thuộc cơ thể, lệ thuộc tâm thần.
Cơ sở sinh học của trạng thái dung nạp:
Morphin tác động liên tục vào các điểm tiếp nhận muy sẽ ức chế hoạt
động của men adenylcyclase là men kích thích ATP (adenosin-triphosphate)
để sản xuất AMP vòng (adenosin monophosphate cyclique) một chất có vai
trò thiết yếu trong quá trình sản sinh và dẫn truyền các xung động thần kinh,
năng lượng cơ bản của hoạt động thần kinh và tâm thần. Do cơ thể không thể
thiếu adenylcyclase được nên để bù vào lượng adenylcyclase do morphin làm
giảm, cơ thể phải liên tục tổng hợp adenylcyclase với nồng độ không ngừng
22


tăng lên. Vì vậy muốn làm giảm adenylcyclase để có được cảm giác sảng
khoái như lần trước, lượng morphin đưa vào cơ thể lần sau phải cao hơn và cứ
như thế người nghiện dần dần dung nạp liều morphin ngày càng cao.
Cơ sở sinh học của trạng thái lệ thuộc về mặt cơ thể (hội chứng cai):
Khi người nghiện ngừng sử dụng heroin, cơ thể vẫn duy trì phương thức

đáp ứng như khi có một lượng lớn heroin đưa vào cơ thể hàng ngày, nghĩa là
vần tiếp tục tổng hợp một lượng lớn men adenylcyclase. Các chất morphin
nội sinh (endorphine) được cơ thể sản xuất ra quá ít, không thể ức chế được
lượng adenylcyclase này, do đó nồng độ AMP vòng trong cơ thể tăng vọt,
kích thích mãnh liệt hệ thần kinh, gây nhiều triệu chứng rất khó chịu, còn gọi
là hội chứng cai (biểu hiện tình trạng thiếu morphin cấp diễn).
Cơ sở sinh học của trạng thái lệ thuộc về mặt tâm thần (thèm CMT
trường diễn):
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sự lệ thuộc vào chất ma tuý chủ yếu là sự lệ
thuộc về mặt tâm thần. Sự lệ thuộc về mặt cơ thể chỉ trong thời gian ngắn, cơ
thể tự điều chỉnh để chấm dứt các triệu chứng của hội chứng cai trong vòng 12 tuần. Cảm giác sảng khoái và bình thản do heroin gây ra là cơ sở sinh học
của thèm và nhớ trường diễn heroin. Đó là nguyên nhân làm cho hầu hết
người nghiện tái sử dụng lại heroin sau một thời gian ngắn điều trị hội chứng
cai nếu không được điều trị duy trì chống tái nghiện lâu dài. Các tác giả sử
dụng liệu pháp tập tính cho rằng trong thời gian dài sử dụng heroin gây ra
những phản ứng thường xuyên của bộ não đối với heroin, từ đó hình thành
một phản xạ có điều kiện mà việc xóa bỏ phản xạ này là rất khó. Cảm giác
thèm và nhớ sự dễ chịu, sảng khoái do heroin đem lại đã tồn tại tiềm tàng và
thường trực trong não. Bởi vậy, khi gặp một kích thích gợi nhớ heroin thì các
dấu vết của phản xạ có điều kiện lại được hoạt hóa. Xung động thèm heroin
xuất hiện trở lại và thúc đẩy người nghiện tái sử dụng. Chính vì thế, một số
người nghiện heroin đã điều trị hội chứng cai và không sử dụng nó trong một

23


thời gian dài, lại có thể tái nghiện sau khi ra khỏi trại cai nghiện một thời gian
ngắn.
1.1.5. Nguyên nhân nghiện Heroin
Chất gây nghiện

Các chất dạng thuốc phiện tự nhiên ở miền núi nước ta rất sẵn có và dễ
trồng. Mặc dù nước ta có chủ trương triệt phá cây thuốc phiện, chuyển đổi cây
trồng, nhưng vẫn còn diễn ra rất phức tạp. Do địa hình nước ta gần vùng tam
giác vàng, lượng ma tuý xâm nhập vào Việt Nam rất dễ dàng và có xu hướng
gia tăng. Càng ngày càng xuất hiện chất ma tuý (Heroin) bán tổng hợp mới,
dễ vận chuyển, sử dụng đơn giản và tiện lợi. Vì vậy việc kiểm soát sự lưu
thông và buôn bán heroin rất khó khăn.
Đối tượng có khuynh hướng nghiện
 Lứa tuổi thanh thiếu niên đang ở trong quá trình hình thành nhân cách,
dễ bị khủng hoảng tâm lý, dễ bị lợi dụng, bắt chước và thích tò mò mạo hiểm.
 Những người bị stress lâm vào trạng thái lo âu, trầm cảm có thể tìm
đến heroin.
Môi trường xã hội
 Gia đình có người thân nghiện heroin, nội bộ gia đình xung đột, không
quan tâm giáo dục hoặc quá nuông chiều con cái.
 Lối sống hưởng thụ, bạn bè rủ rê, áp lực nhóm
 Cơ chế thị trường, mở cửa, giao lưu quốc tế thuận lợi, luật pháp thiếu
nghiêm minh, nhận thức của người dân về heroin còn hạn chế.
1.16. Tác hại của nghiện Heroin
- Về sức khoẻ
Người nghiện heroin thường chán ăn dẫn đến gầy sút, sợ lạnh, lười vệ
sinh thân thể, dễ bị nhiễm khuẩn do tiêm chích không vô trùng. Có nguy cơ bị
sốc thuốc do tiêm thuốc nhanh và quá liều. Đặc biệt dùng chung bơm kim
tiêm và tình dục không an toàn dễ bị lây truyền các bệnh HIV/AIDS, bệnh
hoa liễu, viêm gan B, C. Về mặt tâm thần, người nghiện thường biến đổi

24


nhân cách, thiếu kìm chế cảm xúc, thường xuyên xung đột với gia đình, lừa

dối mọi người, không quan tâm đến người thân, thường xuyên trong tình
trạng nhiễm độc (lơ mơ, đi loạng choạng, dễ bị tai nạn và gây tai nạn cho
người khác). Ngoài ra có thể có các rối loạn tâm thần khác như lo âu, trầm
cảm, hoang tưởng, ảo giác…
- Về công việc
Người nghiện luôn dành phần lớn thời gian cho việc tìm kiếm và sử
dụng heroin, nên chểnh mảng, không tập trung vào công việc và học tập,
không tuân thủ giờ giấc và nội qui dẫn đến mất việc hoặc phải bỏ học.
- Về kinh tế
Số tiền mà người nghiện phải chi trả cho heroin ngày càng nhiều do phải
tăng liều và tăng số lần sử dụng trong khi thu nhập từ lao động ngày càng
giảm, thậm chí không kiếm ra tiền. Chính vì thế người nghiện phải lừa dối
mọi người để có tiền tiêu cho heroin, bán đồ đạc của bản thân, gia đình và
cuối cùng là phạm tội…Trên thế giới việc mua bán ma túy lên tới 500 tỷ
USD/năm, bằng 8% tỷ trọng thương mại toàn cầu. Phần lớn những người
nghiện ma túy kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn: 100% gia đình lâm vào
cảnh sa sút kinh tế, 12% chủ doanh nghiệp bị phá sản, 4% bị mắc nợ, 14% bị
đuổi việc. Tại Mỹ một người nghiện tiêu 200 USD mỗi ngày và hàng năm chỉ
tính riêng Valium đã sử dụng trị giá khoảng 200 triệu USD. Tại Canada hàng
năm chi khoảng 8 tỷ USD, Italia khoảng 10 tỷ USD. Ở nước ta, trung bình
một người NMT tiêu thụ từ 50.000 đến 200.000 đồng/ngày, tính ra cả nước sẽ
mất tới trên 10 tỷ đồng/ngày. Hàng năm nhà nước phải chi phí 50 tỷ đồng cho
công tác phòng chống tệ nạn xã hội trong đó có NMT [41].
- Về gia đình
Nạn ma túy làm đạo lý gia đình bị đảo lộn, vợ chồng ly dị, con cái hư
hỏng, lang thang, bụi đời. Qua các báo cáo điều tra xã hội học gần đây có
27% người nghiện vợ chồng ly dị, 16,6% ly thân, 24% thân nhân từ bỏ nghĩa

25



vụ đối với người nghiện, 8,33% con cái bị hư hỏng. Nạn ma túy còn làm xói
mòn thuần phong mỹ tục, phẩm giá, nhân cách đồi bại.
- Đối với xã hội
Nạn ma túy làm rối loạn trật tự an ninh và an toàn xã hội, cả cộng đồng
lo âu căng thẳng, những người sống bên cạnh người NMT cảm thấy không an
tâm, thường phải đề phòng trộm cắp, né tránh người NMT để khỏi phải tai
họa.
Theo báo cáo của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội: 70% người NMT có
liên quan đến trộm cắp, cướp giật, cờ bạc, mại dâm trong đó có 40% là tội
phạm hình sự. Hàng ngàn người bất chấp luật pháp lao vào con đường buôn
bán ma túy kiếm lời, tổ chức buôn bán ma túy thành những tụ điểm, nhiều đối
tượng đã lĩnh án tử hình, tù chung thân [3].
1.1.7. Các biểu hiện lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán của nghiện Heroin
theo ICD 10
- Hội chứng nghiện [17]:
Người nghiện heroin là người sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần heroin với
liều dùng ngày càng tăng, dẫn đến trạng thái nhiễm độc mạn tính, bị lệ thuộc
về thể chất và tâm thần vào heroin. Người nghiện heroin có những biểu hiện
lâm sàng đặc trưng như sau:
1. Ham muốn mạnh mẽ hoặc cảm giác buộc phải sử dụng heroin.
2. Tổn thương khả năng kiểm soát tập tính sử dụng heroin về mặt thời
gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng, được minh chứng bởi: heroin
thường được sử dụng với khối lượng lớn hơn và trong thời gian dài hơn dự
định, hoặc bởi sự thèm muốn dai dẳng hoặc những nỗ lực không thành để
giảm hoặc kiểm soát việc sử dụng heroin.
3. Một trạng thái cai sinh lý khi việc sử dụng heroin bị ngừng lại hoặc
giảm bớt, được minh chứng bởi hội chứng cai đặc trưng cho heroin, hoặc phải
sử dụng chất ma tuý cùng loại (hoặc gần giống) với ý định làm giảm nhẹ hoặc
tránh các triệu chứng cai.

26


4. Có bằng chứng về hiện tượng tăng dung nạp heroin, như là có nhu cầu
phải tăng đáng kể lượng heroin để đạt được các hiệu quả mong muốn hoặc
gây ngộ độc, hoặc giảm đáng kể tác dụng với việc sử dụng tiếp tục cùng một
khối lượng heroin.
5. Sao nhãng do sử dụng heroin biểu hiện bằng sự thay đổi nhiều các thú
vui hoặc những mối quan tâm bị từ bỏ hoặc giảm sút do sử dụng heroin, phần
lớn thời gian cần để tìm kiếm hay sử dụng heroin, hoặc hồi phục khỏi tác
động của heroin.
6. Tiếp tục sử dụng mặc dù có bằng chứng rõ ràng về các hậu quả có hại,
được minh chứng bởi việc tiếp tục sử dụng khi bệnh nhân biết hoặc có thể
xem như đã biết bản chất và mức độ tác hại.
- Hội chứng cai Heroin theo ICD 10 [17]:
Nét đặc trưng của hội chứng cai heroin gồm 12 triệu chứng sau:
1. Cảm giác thèm khát heroin
2. Ngạt mũi hoặc hắt hơi
3. Chảy nước mắt
4. Đau cơ hoặc chuột rút
5. Co cứng bụng
6. Buồn nôn hoặc nôn
7. Ỉa chảy
8. Giãn đồng tử
9. Nổi da gà hoặc ớn lạnh
10. Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp
11. Ngáp
12. Ngủ không yên
Ở người nghiện heroin khi cắt hoặc giảm lượng heroin đang sử dụng và
theo dõi sát đảm bảo không sử dụng chất được nữa, thì các triệu chứng của

hội chứng cai nhất định sẽ xuất hiện và tự nó sẽ mất đi sau 7-10 ngày.

27


- Biểu hiện lâm sàng của dùng heroin quá liều.
Người nghiện sững sờ, hôn mê với suy hô hấp, truỵ tim mạch, hạ thân
nhiệt, đồng tử co hẹp. Nếu không được cấp cứu kịp thời người nghiện sẽ tử
vong.
- Biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc heroin mạn tính.
 Rối loạn tiêu hoá: chán ăn buồn nôn, nôn, táo bón xen kẽ với ỉa chảy.
 Rối loạn tiết niệu: đái khó, đái rắt.
 Rối loạn thần kinh: nhức đầu chóng mặt, run, giật cơ, dị cảm.
 Nhiễm khuẩn các loại: ghẻ lở, apxe, loét tĩnh mạch, viêm gan B, C,
nhiễm HIV...
- Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện heroin (theo ICD -10).
Ba hoặc nhiều hơn trong số các biểu hiện trên (6 triệu chứng nghiện) cần
phải xảy ra cùng nhau trong vòng ít nhất một tháng hoặc nếu tồn tại trong
khoảng thời gian ngắn hơn một tháng, thì cần lặp đi lặp lại cùng nhau trong
khoảng thời gian 12 tháng.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai heroin (theo ICD-10).
 Phải có bằng chứng rõ ràng về việc mới ngừng hoặc giảm sử dụng
heroin sau khi đã sử dụng heroin lặp đi lặp lại, thường với liều cao và thời
gian kéo dài.
 Các triệu chứng và dấu hiệu tương ứng với các đặc điểm đã biết của
trạng thái cai heroin.
 Các triệu chứng và dấu hiệu không thể quy cho một bệnh nội khoa
không liên quan đến việc sử dụng heroin và không thể quy cho một rối loạn
tâm thần hoặc một rối loạn hành vi khác.
 3 trong số 12 triệu chứng của hội chứng cai nêu trên.

1.1.8. Điều trị nghiện heroin
Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thuộc cơ sở chuyên khoa tâm
thần.
- Có 2 cách tiếp cận rộng:
28


+ Các liệu pháp giảm hại thay thế bằng Methadone.
+ Điều trị cai có định hướng.
A. Các liệu pháp cai có định hướng đòi hỏi việc giải độc ban đầu và tiếp
theo là một số chương trình phục hồi chức năng.
- Việc giải độc tại cơ sở nội trú phụ thuộc vào độ nặng của trạng thái
nghiện và sự sẵn sàng có mặt của người bệnh và người thân.
* Nguyên tắc điều trị
- Các liệu pháp điều trị đa dạng, chọn liệu pháp nào phải phù hợp với
từng hoàn cảnh người bệnh.
- Điều trị hội chứng cai ban đầu là cần thiết, nhưng điều trị duy trì lâu
dài mới là chủ yếu.
- Điều trị toàn diện để giải quyết các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, gia đình và cộng đồng
trong quá trình điều trị
* Điều trị hội chứng cai heroin
- Phương pháp cắt ngang
Còn gọi là cai khô được áp dụng tại Mỹ năm 1938. Phương pháp này
thực hiện bằng cách cô lập bệnh nhân, ngừng hoàn toàn việc sử dụng các chất
ma túy, không dùng một loại thuốc nào hỗ trợ khi có hội chứng cai. Hội
chứng cai sẽ giảm dần sau 6-7 ngày và những di chứng còn kéo dài vài tháng
[2], [3], [19]. (Hiện nay rất ít nơi áp dụng phương pháp này)
- Phương pháp giảm dần
Bằng cách giảm liều lượng ma túy, mỗi ngày một ít trong thời gian 13 30 ngày, đồng thời tăng cường thuốc bổ và thuốc an thần. Phương pháp này

có ưu điểm là người nghiện thích nghi dần, hội chứng cai giảm từ từ, không
vật vã như phương pháp cắt ngang, nhưng nhược điểm là đòi hỏi phải dùng
chất ma túy, thời gian cắt cơn kéo dài [7], [11].

29


- Phương pháp dùng thuốc hướng thần
Phác đồ điều trị bằng thuốc an thần kinh đã được thế giới nghiên cứu và
đưa vào sử dụng từ thập kỷ 50 của thế kỉ trước và được phổ biến rộng rãi
trong chuyên ngành tâm thần. Tại Việt Nam (1995), phác đồ này đã được Bộ
Y tế phổ biến và triển khai điều trị trên toàn quốc. Các thuốc sử dụng thông
thường như thuốc giải lo âu (seduxen), thuốc an thần kinh (tisersin, nozinan),
thuốc chống trầm cảm (amitriptylin). Phương pháp này có ưu điểm giá thành
rẻ, tiện lợi, dễ sử dụng.
Thời gian điều trị hội chứng cai từ 7 - 10 ngày, liều lượng thuốc tùy
thuộc vào từng bệnh nhân và nhất thiết phải có bác sĩ chuyên khoa tâm thần,
hoặc bác sĩ đa khoa đã được tập huấn tham gia điều trị [7], [12], [18], [22].
- Phương pháp điều trị hội chứng cai heroin bằng Catapressan
(Clonidine)
Catapressan tác động vào thụ thể alpha 2 làm giảm lượng noradrenaline
giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng và mất hội chứng cai. Catapressan có
tác dụng phụ là giảm huyết áp và đau đầu [19].
- Liệu pháp tâm lý
Dùng liệu pháp tâm lý đơn thuần hay liệu pháp tâm lý kết hợp với
dùng thuốc hướng thần, phương pháp này đòi hỏi phải có bác sỹ chuyên
khoa tâm thần nắm vững kỹ năng điều trị tâm lý, vì vậy khó thực hiện ở các
tuyến cơ sở [7].
- Phương pháp châm cứu
Tùy theo từng thể bệnh mà chọn huyệt châm cứu cho thích hợp [4].

 Các huyệt thường dùng là: Thái xung, Kinh môn, Tâm du, Hành gian,
Suất cốc, Côn lôn...
 Kỹ thuật châm: dùng tả pháp là chính trong thực chứng và dùng bổ
pháp là chính trong hư chứng.
 Ưu điểm: phương pháp châm cứu thường rẻ tiền, đơn giản, có thể áp
dụng ngay ở tuyến cơ sở..
30


 Nhược điểm: cần phải châm theo triệu chứng khi nó xuất hiện, châm
nhiều lần trong ngày nên khó áp dụng khi bệnh nhân vật vã nhiều, nhất là
bệnh nhân không chịu hợp tác thì không thực hiện được.
- Phương pháp dùng thuốc y học cổ truyền
Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các thuốc YHCT để điều trị hội
chứng heroin như Trung Quốc, Malayxia, Thái Lan và một số nước Tây Âu
[58]. Hiện nay ở Việt Nam đang nghiên cứu thử nghiệm một số bài thuốc
YHCT như: Bông sen, Vinatidic, Cedemex...
Các bài thuốc YHCT kể trên đều tập trung giải quyết các triệu chứng của
hội chứng cai heroin theo lý luận của YHCT. Mỗi bài thuốc đều có tác dụng
hỗ trợ nhất định đối với từng triệu chứng.
- Phương pháp khí công
Li M. và cs. ở Viện Nghiên cứu Khí công, Đại học Tổng hợp Guangzhou
(Trung Quốc) đã ứng dụng khí công để điều trị hội chứng cai heroin cho 86
nam giới, tuổi đời từ 18 đến 52, có thời gian NMT từ 5 - 11 năm. Các tác giả
nghiên cứu trên 3 nhóm: khí công (n = 34), dùng thuốc (n = 26) và nhóm
chứng không điều trị gì (n = 26) và đánh giá NMT theo tiêu chuẩn hướng dẫn
chẩn đoán và thống kê về các bệnh rối loạn tâm thần. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các triệu chứng của hội chứng cai ở nhóm khí công giảm nhanh hơn.
1.1.9. Điều trị duy trì chống tái nghiện
Còn gọi là điều trị trạng thái phụ thuộc về mặt tâm thần hay trạng thái

đói ma túy trường diễn hoặc chống tái nghiện [7].
A.Điều trị thay thế bằng methadone
Methadone là chất dạng thuốc phiện có tác dụng giảm đau mạnh gấp 5
lần morphin nhưng thời gian tác dụng kéo dài từ 24 - 36 giờ. Methadone dung
nạp chậm hơn nhiều so với morphin và dung nạp chéo với các chất dạng
thuốc phiện cùng tác động trên một thụ thể. Do vậy nó được sử dụng thay thế
các chất dạng thuốc phiện khác.

31


Ưu điểm: quản lý được người nghiện,không ó hiện tượng tăng dung nạp,
cai methadone nhẹ nhàng hơn so với heroin tránh lây lan các bệnh truyền
nhiễm.
Nhược điểm: giá thành đắt, thời gian điều trị kéo dài. Thực chất là thay
thế một chất ma túy này bằng một chất ma túy khác ít nguy hại hơn [8]
B.Điều trị đối kháng bằng naltrexone (Abernil)
Naltrexone được Martin sử dụng từ năm 1973 để loại trừ trạng thái phụ
thuộc về mặt tâm thần của các đối tượng NMT. Naltrexone vào hệ thần kinh
trung ương tìm đến các thụ thể của heroin, cạnh tranh với heroin chủ vận ở
đấy, đẩy chất chủ vận ra ngoài hay triệt tiêu tác dụng của chất này ngay tại các
thụ thể. Khi đối tượng đang sử dụng heroin mà sử dụng naltrexone thì cơ chế
tác động nêu trên sẽ gây hội chứng cai heroin cấp, có thể gây tử vong. Do vậy
liệu pháp naltrexone chỉ được sử dụng sau khi đã điều trị hội chứng cai heroin
và đảm bảo trong cơ thể không còn heroin nữa. Liệu pháp naltrexon ít hấp
dẫn với nhiều đối tượng NMT. Nhưng với đối tượng có quyết tâm cao thì liệu
pháp này mang lại nhiều kết quả. Liệu pháp đối kháng naltrexon cần kết hợp
chặt chẽ với liệu pháp tâm lý hành vi nhận thức.
C.Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý trực tiếp và gián tiếp kết hợp với gia đình, tâm lý cá

nhân và tâm lý nhóm, phương pháp cộng đồng điều trị... tác động vào nhân
cách và làm thay đổi hành vi người nghiện [7], [2].
D.Biện pháplao động, tái thích ứng xã hội
Có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tái nghiện. Bằng các biện
pháp làm trong sạch môi trường không có ma túy, dạy nghề, tạo công ăn việc
làm ổn định cho người nghiện [3].
Xu hướng hiện nay của các nhà điều trị là lồng ghép các liệu pháp sinh
học, liệu pháp tâm lý và biện pháp xã hội nói trên.

32


1.1.10. Tình hình nghiện ma tuý trên thế giới và Việt nam
1.1.10.1. Tình hình nghiện ma tuý trên thế giới
Từ nguồn siêu lợi nhuận do sản xuất, chế biến và buôn bán các chất ma
túy mà nạn NMT đang lan tràn như một bệnh dịch rất nghiêm trọng ở khắp
các nước trên thế giới. Cuối thập kỷ 90, đã có 134 quốc gia và lãnh thổ phải
đương đầu với vấn đề lạm dụng ma túy và có khoảng 180 triệu người NMT.
Năm 1985, trên thế giới có 50 triệu người nghiện các loại thuốc gây nghiện.
Đến nay, ước tính có khoảng 230 triệu người NMT chiếm 4% dân số thế giới
[10], [13].
Tại Mỹ năm 2006, theo thống kê của Viện Chống ma túy hiện nay có 24
triệu người nghiện cần sa, 7 triệu người nghiện cocain. Tại Pháp năm 2005 có
1 triệu người nghiện, trong đó có 700.000 người nghiện cần sa. Tại Iran, năm
2003 có 80.000 người nghiện thuốc phiện, 50.000 người nghiện heroin. Tại
Peru, năm 2005 có 70.000 người NMT. Pakistan có 100.000 người nghiện
thuốc phiện và 50.000 người nghiện Canabis. Italia có 65.000 người nghiện
heroin. Brazin có 550.000 người nghiện canabis và 100.000 người NMT trong
đó có 15.700 người nghiện heroin. Thái Lan có 700.000 người nghiện, riêng
thành phố Băng Cốc có 300.000 người nghiện [44]. Đa số người NMT (79%)

ở lứa tuổi 17 - 35 tuổi và chủ yếu là nông dân (30%), người thất nghiệp
(45%). Zhao C. và cs cho rằng ngoài heroin, các loại ma tuý mới được sử
dụng ở Trung Quốc là Amphetamin và Ketamin ngày càng nhiều.
1.1.10.2. Tình hình nghiện ma túy ở Việt Nam
Cây thuốc phiện đã có ở Việt Nam từ lâu đời, được trồng phổ biến ở
vùng núi phía Bắc. Thế kỷ XIX, chính quyền thực dân Pháp đã tổ chức buôn
bán công khai và độc quyền thuốc phiện ở Việt Nam nên số người nghiện tăng
nhiều song tập trung vào giới thượng lưu, người già và một số nghệ sĩ. NMT
phát triển từ khi quân đội Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Từ đầu thập kỷ
90 của thế kỷ 20, NMT đã có đặc điểm của NMT hiện đại, đặc biệt nghiện
heroin đã trở thành một hiểm họa cho đất nước.
33


Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1975, Việt Nam có 100
nghìn người nghiện thuốc phiện và 30 nghìn người nghiện heroin. Ở Việt
Nam, theo thống kê của ngành công an, tính đến cuối năm 2002 có khoảng
142.000 người nghiện ma túy, tăng gần 28.100 người so cùng kỳ năm 2001.
Đến tháng 6 năm 2008 cả nước đã có 170.000 người nghiện có hồ sơ quản lý
[2], [3].
Theo Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tính đến 2012,
cả nước có 177.589 người nghiện, có ở hầu hết các tỉnh thành. Tỉnh Sơn La có
17.750 người nghiện và chỉ có 150 người đến trung tâm điều trị. Lào Cai có
10.000 người nghiện. Lạng Sơn có 3.000 người nghiện. Thành phố Hà Nội có
10.000 người nghiện, trong đó chỉ có 450 người đến trung tâm điều trị. Thành
phố Hồ Chí Minh có 25.000 người nghiện. Hải Phòng có 1.100 người nghiện
trong đó số có hồ sơ quản lý là 1.002 người... [3].
Mặc dù chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, luật pháp và đã có
nhiều chương trình, đề án, để phòng chống ma túy, nhưng số lượng người
NMT vẫn không ngừng tăng lên [9], [17]. Năm 2002, có l42.000 người

nghiện, năm 2003 có 152.899 người NMT, đến tháng 6 năm 2007 có 168.158
người nghiện, tuổi < 30 chiếm 68,31%. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia
của Bộ Y tế cũng như Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thì số lượng người
nghiện trên thực tế có thể gấp nhiều lần con số đã thống kê. Số người NMT
trong cả nước được điều trị còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số người nghiện,
tỷ lệ tái nghiện còn cao, số người nghiện mới gia tăng, tập trung ở giới trẻ.
1.2. TỔNG QUAN THUỐC CLONIDINE
1.2.1. Đại cương [26], [38], [40], [46], [53], [57]
Thuốc Clonidine là nhóm thuốc chủ vận α2- Adenergic trung ương. Vào
thập kỷ 1960 bước đầu thử nghiệm là một thuốc để thông mũi. Ở Mỹ, đầu tiên
clonidine được dùng để chữa bệnh tăng huyết áp và một số các rối loạn tâm
thần. Thuốc kích thích các Receptor α2 trong não gây giảm huyết áp, chậm
nhịp tim, giảm các phản ứng của cơ thể đối với các chất như rượu, opiate,
34


cocain và nicotin. Clonidin có đặc trưng là hướng tới các receptor α2 tiền
synap ở trung tâm vận mạch trong thân não, ức chế việc giải phóng
Norepinephine, giảm các tín hiệu giao cảm.
Clonidin rất có hiệu quả trong việc điều trị các hội chứng cai heroin, làm
giảm các triệu chứng của hệ thần kinh giao cảm, hạn chế các triệu chứng như
đổ mồ hôi, các cơn nóng/ lạnh, chảy nước mắt và nước mũi, tiêu chảy, bồn
chồn, dễ kích động, giảm thèm nhớ ma túy.

-

Công thức hoá học: C9H9CL2N3
Tên thương mại là catapres, Catapres-TTS, clonidin ER, Duraclon,

Jenloga, Kapvay….

- Là một chất đồng vận của thụ thể α2 aderenergic tiền synap, là chất
không màu, không mùi, hoà tan trong nước và rượu.
- Dẫn xuất Hydroclorid: Clonidium choratum, Clonidium hydroclorium
- Dạng viên nén: 0,075mg; 0,15mg; 0,2mg; 0,3mg
- Dạng dán: 0,075mg; 0,15mg; 0,2mg; 0,3mg
1.2.2. Cơ chế tác dụng
- Tác dụng đồng vận trên thụ thể α2 aderenergic tiền synap, làm giảm
giải phóng chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine vào khe synap.
- Tác động trên huyết áp và tâm thần đều qua tác động trên hệ thần kinh
trung ương hơn là ngoại biên.
- Hiệu quả điều trị hội chứng cai heroin là do tác động trên các noron hệ
Noraderenergic ở nhân lục.

35


1.2.3. Dược động học
- Hấp thu ở đường tiêu hoá, đạt nồng độ cao nhất sau khi uống 2-3h.
- Tính khả dụng: khoảng 75% ở người trưởng thành và có thể đạt 100%
ở một số bệnh nhân.
- Phân bố: rộng, vào não nhanh chóng, thời gian bán huỷ ngắn 6 - 20h,
không có chất chuyển hoá có hoạt tính.
- Thải trừ: chủ yếu thải trừ qua nước tiểu 65%, khoảng 35% chuyển hoá
ở gan.
Do tốc độ chuyển hoá nhanh làm cho thời gian tác dụng của thuốc ngắn,
tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng cai giữa các lần dùng thuốc.
1.2.4. Dược lực học
- Kích thích thụ thể α2 aderenergic tiền synap gây buồn ngủ và tác động
lên hành vi.
- Là chất đối vận α1 sau synap và tương tác đối với các vị trí giữa các

thụ thể của imidazone, có ái tính với thụ thể imidazone 11.
- Kích thích các noron thần kinh của nhân lục thông qua thụ thể
imidazone, có tác dụng hạ áp.
- Gây nên sự bài tiết hoormon tăng tưởng thông qua hoạt hoá các thụ

thể 2 ở đồi thị.
- Làm giảm trương lực giao cảm ngoại vi, hạ áp và làm chậm nhịp tim.
1.2.5. Tác dụng



-

Làm giảm các triệu chứng của hội chứng cai heroin.
Gây giãn đồng tử.
Làm giảm huyết áp, chậm nhịp tim.
Làm giảm vã mồ hôi, giảm gây ỉa chảy…
Tác dụng hạn chế với: đau cơ, dễ bị kích thích, mất ngủ.
Có thể điều trị hội chứng cai: methadone, benzodiazepin, rượu,

thuốc lá.
- Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý, hội chứng Tourette…

36


1.2.6. Chỉ định
- Các thể tăng huyết áp nhẹ và vừa.
- Hội chứng cai heroin.
- Một số hội chứng khác .

1.2.7. Chống chỉ định
-

Dị ứng với các thành phần của thuốc.
Huyết áp dưới 90/60 mmHg.
Loạn nhịp tim, chậm nhịp tim.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

1.2.8. Thận trọng
- Đối với người có bệnh não, thiểu năng động mạch vành, suy thận.
- Không dùng clonidine để làm giảm đau trong sản khoa, sau đẻ
hoặc xung quanh thời kỳ phẫu thuật hoặc ở những người không ổn định về
huyết áp.
- Nên thận trọng sử dụng thuốc ở bệnh nhân có bệnh tim, thận, hội
chứng Raynaud hoặc bệnh trầm cảm.
1.2.9. Tương tác thuốc
- Clonidine sử dụng cùng với thuốc chống trầm cảm 3 vòng: làm giảm
tác dụng của clonidine.
- Clonidine làm tăng tác dụng của Barbiturate, rượu, các thuốc gây yên
dịu khác.
- Làm tăng tác dụng của tất cả các thuốc gây hạ huyết áp.
1.2.10. Những tác dụng không mong muốn
* Các tác dụng thường gặp:
- Khô miệng, táo bón, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, mệt mỏi.
- Chóng mặt, hạ huyết áp.
- Khô mắt, rối loạn chức năng tình dục.
* Tác dụng phụ ít gặp
- Mất ngủ, ác mộng, ảo giác.
- Lo âu, trầm cảm.
- Bí đái.

1.2.11. Liều lượng
- Dạng viên nén: 0,15mg; 0,2mg; 0,3mg.
37


 Liều bắt đầu uống là 0,15mg x 2 lần/ngày.
 Tăng dần liều 0,15mg/ngày cho đến khi đạt điều thích hợp (0,6 0,9mg/ngày).
 Phối hợp thuốc tăng huyết áp khi cần thiết.
- Dạng băng dán trên da: 0,15mg; 0,2mg; 0,3mg.
 Bắt đầu dán là 0,15mg.
 Chuyển đổi từ uống sang dán từ 3-4 ngày.
1.2.12. Hội chứng cai Clonidine




-

Xuất hiện sau khi ngừng thuốc đột ngột 20 giờ.
Biểu hiện:
Lo âu, bồn chồn, bất an.
Run chân tay, đánh chống ngực.
Vã mồ hôi.
Đau bụng, đau đầu.
Có thể gây tăng huyết áp, tai biến mạch não, tử vong.

1.2.13. Quá liều và xử trí
- Triệu chứng:
 Hôn mê, đồng tử co nhỏ.
 Ức chế hô hấp và các chức năng sống còn (hạ huyết áp, mạch chậm,

hạ thân nhiệt, giảm phản xạ, co giật).
- Xử trí: Điều trị triệu chứng là chủ yếu. Truyền dịch, có thể dùng
Naloxone (dùng tiêm bắp, lặp lại sau 2 giờ).

38


1.2.14. Nơi sản xuất thuốc và đường nhập thuốc vào viện phục vụ nghiên
cứu.
- Thuốc Clonidine được sản xuất tại công ty dược phẩm Boehringer
Ingelheim - Binger Strasse 173- 55216 Ingelheim am Rhein- CHLB Đức Điện thoại + 49 - 6132 - 77 93640.
- Thuốc clonidine viên nén 0,15mg (chlorhydrate de clonidine), màu
trắng, có vạch dễ bẻ ở giữa, có biểu tượng công ty trên viên thuốc. Đóng hộp
30 viên.
- Thuốc nhập vào khoa Dược của Bệnh Viện Bạch Mai theo các quy định
của hội đồng thuốc Bệnh viện, quy định của Bộ Y Tế. Thực hiện đầy đủ các
quy định về sử dụng thuốc tại Việt Nam.
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CLONIDINE TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
1.3.1. Trên thế giới
- Shih-Ku Lin, John Strang, Lien-Wen Su, Chang-Jer Tsai and Wei [46]
tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng
giữa clonidine và lofexidine trong điều trị hội chứng cai heroin. Nghiên cứu
được tiến hành ở 80 bệnh nhân nghiện heroin và được phân bố ngẫu nhiên
vào 2 nhóm nghiên cứu. Các tác giả thấy rằng, clonidine và lofexidine đều có
hiệu quả trong điều trị hội chứng cai heroin, liều tối đa hàng ngày của
clonidine là 0,6mg và lofexidine là 1,6mg. Họ cũng nhận thấy tác dụng không
mong muốn (hạ huyết áp) của clonidine cao hơn đáng kể so với nhóm
lofexidine.
- Gossop M (Vương Quốc Anh) [33] đã tiến hành nhiều thử nghiệm lâm

sàng có nhóm chứng của clonidine trong điều trị hội chứng cai heroin, liều
clonidine dùng trong ngày tùy từng người bệnh, có thể tăng liều clonidine tối
đa cho người bệnh hết hội chứng cai, liều dùng trong các cỡ mẫu nghiên cứu
từ 0,6mg-0,9mg/ trong 24 giờ cho các liều duy trì. Tối đa có thể dùng
2,1mg/24 giờ và giảm vào các ngày sau của hội chứng cai. Các tác giả còn so

39


sánh với phương pháp điều trị Methadone giảm dần về cả hiệu quả điều trị và
tác dụng không mong muốn trên lâm sàng. Họ nhận thấy clonidine với liều
0,9mg đến 1,2mg/ ngày làm giảm các triệu chứng cai Heroin nhưng không
loại bỏ hoàn toàn được và các tác dụng không mong muốn như hạ huyết áp
được ghi nhận đáng kể, họ cũng khẳng định đây là phương pháp có hiệu quả
để tiếp tục cho việc sử dụng Naltrexone về sau.
- Kahn và cộng sự (1997) [41], đã nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi so
sánh hiệu quả điều trị hội chứng cai heroin giữa clonidin và lofexidin. Các tác
giả đều nhận thấy rằng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về hiệu quả làm
giảm các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng cai. Tuy nhiên, có sự khác
biệt đáng kể về tác dụng không mong muốn trên lâm sàng là tỷ lệ hạ huyết áp
ở nhóm clonidin cao hơn đáng kể so với nhóm lofexidin (93% ở nhóm
clonidin và 57% ở nhóm lofexidin).
- Tom Carnwath và Jo-anne Hardman tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên,
mù đôi so sánh clonidine và lofexidine ở 50 bệnh nhân nghiện ma tuý ngoại
trú. Họ thấy clonidine đạt 58% hiệu quả điều trị hội chứng cai, ít gặp các
tác dụng phụ hay các tác dụng không mong muốn của cả hai nhóm nghiên
cứu. Tác dụng phụ của clonidine chủ yếu là chóng mặt khi người bệnh
dùng liều trên 1,5mg, loạng choạng hay kêu nhức đầu, có đến 5% số người
bệnh hay có biểu hiện nôn khan, lợm giọng, không có sự khác biệt đáng kể
giữa 2 nhóm [29].

1.3.2. Ở Việt Nam
Mặc dù đã có một số cơ sở nghiên cứu về clonidine trong điều trị hội
chứng cai heroin nhưng cho tới nay vẫn chưa có một nghiêm cứu nào có hệ
thống cụ thể về hiệu quả điều trị và các tác dụng phụ, tác dụng không mong
muốn trên lâm sàng của thuốc này.

40


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được khám và chẩn đoán nghiện heroin theo tiêu chuẩn của
phân loại bệnh Quốc tế (ICD-10,1992), tự nguyện điều trị tại đơn vị điều trị
nghiện chất- Viện Sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện heroin (theo Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ
10).
 Lâm sàng: có ít nhất 3 trong 6 nhóm triệu chứng sau:
 Thèm muốn mãnh liệt dùng heroin, không thể cưỡng lại được.
 Mất khả năng kiểm soát dùng heroin.
 Ngừng sử dụng heroin sẽ xuất hiện hội chứng cai.
 Dùng heroin ngày càng tăng liều để thỏa mãn cơn đói ma túy.
 Luôn tìm kỳ được heroin, sao nhãng nhiệm vụ và các thích thú khác.
 Biết tác hại nặng nề mà vẫn sử dụng.
 Cận lâm sàng: xét nghiệm nước tiểu có Opiates (dương tính).
+ Chấp hành các quy định của đơn vị điều trị nghiện chất
- Tuổi từ 18 trở lên.
- Bệnh nhân được điều trị bằng clonidin.
- Bệnh nhân và gia đình tự nguyện tham gia điều trị nội trú tại Phòng

điều trị Nghiện chất, Viện Sức khoẻ Tâm thần: tuân thủ các nội qui, quy chế
quản lý điều trị bệnh nhân nghiện của phòng. Trong thời gian điều trị, bệnh
nhân không được đi ra vào tiếp xúc, giao lưu với môi trường ngoài.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân sau bị loại ra khỏi nhóm nghiên cứu:
- Bệnh nhân có bệnh tim mạch. Bệnh phổi
41


×