Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

ĐáNH GIá tác DụNG của điện CHÂM kết hợp bài THUốC độc HOạT TANG ký SINH TRONG điều TRị hội CHứNG THắT LƯNG HÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 100 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng thắt lưng hông là một khái niệm lâm sàng bao gồm có các
triệu chứng biểu hiện bệnh lý của cột sống thắt lưng và bệnh lý của dây thần
kinh hông, là bệnh lý thường gặp trong lâm sàng thần kinh, thể hiện bằng đau
vùng thắt lưng lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông.
Bệnh chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh cơ thần kinh. Theo thống kê ở
Liên Xô cũ thì số bệnh nhân bị đau dây thần kinh hông chiếm 50% tổng số bệnh
nhân bị bệnh dây thần kinh ngoại biên [43]. Còn ở Mỹ, trong một năm có
khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc vì bệnh này[17].
Ở Việt Nam, mặc dù chưa có con số thống kê toàn diện nhưng theo điều
tra của Phạm Khuê 13.392 người trên 60 tuổi ở miền Bắc thì có tới 17,1% số
người bị mắc bệnh hội chứng thắt lưng hông [44].
Thống kê của bệnh viện châm cứu trung ương, số bệnh nhân đau thần
kinh hông to hàng năm đến viện điều trị chiếm khoảng 50% số bệnh nhân tổn
thương dây thần kinh ngoại vi và khoảng 10% số bệnh nhân được nhận điều
trị nội trú [11].
Theo Nguyễn Văn Thu, bệnh chiếm 31,1% tổng số bệnh nhân điều trị tại
khoa thần kinh Viện 103 trong 10 năm [43].
Điều trị hội chứng thắt lưng hông YHHĐ có nhiều phương pháp như:
dùng thuốc chống viêm, giảm đau, dãn cơ nhẹ, các vitamin nhóm B liều cao,
dùng hỗn dịch Corticoid tiêm ngoài màng cứng - tiêm cạnh sống, các phương
pháp vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, hay phương pháp kéo dãn cột sống… khi
các phương pháp trên chỉ định đúng mà không đạt hiệu quả một số trường hợp
hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm phải phẫu thuật, phương pháp này
đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn kém, đôi khi có tai biến trầm trọng [12].
YHCT mô tả bệnh này từ nhiều năm trước với các tên: yêu cước thống,
toạ cốt phong, toạ đồn phong, thấp cước khí…v.v.



2
Về điều trị cũng như YHHĐ, YHCT có nhiều phương pháp điều trị khác
nhau như: châm cứu, xoa bóp, dùng thuốc Y học cổ truyền cũng đem lại những
kết quả nhất định.
Tuy nhiên cả YHHĐ và YHCT không có phương pháp nào là tuyệt đối
ưu điểm, việc áp dụng nhiều phương pháp nhằm rút ngắn thời gian điều trị,
giảm chi phí cho người bệnh là điều cần thiết.
Để nâng cao hiệu quả điều trị YHCT thường kết hợp nhiều phương pháp
khác nhau, trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu điều trị hội chứng thắt lưng
hông bằng điện châm kết hợp với bài thuốc cổ phương “ Độc hoạt tang ký sinh
thang” nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm kết hợp bài thuốc Độc
hoạt tang ký sinh thang trong điều trị hội chứng thắt lưng hông.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị kết
hợp của điện châm và bài Độc hoạt tang ký sinh thang.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình mắc hội chứng thắt lưng hông ở Việt Nam và trên thế giới.
* Trên thế giới
- Ở Liên Xô cũ (1971), theo thống kê của Bộ Y tế, số bệnh nhân đau dây
thần kinh hông chiếm 50% tổng số bệnh nhân bị bệnh dây thần kinh ngoại biên
phải nằm điều trị tại bệnh viện.
- Ở Mỹ, theo Toufexis.A có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau
thắt lưng hông trong 1 năm.
- Ở Tây Ban Nha, theo Aragones (1979), điều tra trên 29.258 công nhân
cho thấy ngày nghỉ lao động do đau thắt lưng hông chiếm tỷ lệ cao nhất (3,38%)

trong các tai nạn lao động phải bỏ hẳn việc làm.
- Theo Cailiet.R (1980) thì 90% nhân loại phải chịu ít nhất 1 lần trong đời
những đau đớn do hội chứng thắt lưng hông gây ra.
* Ở Việt Nam:
- Theo điều tra của Phạm Khuê (1981) về sức khoẻ của 13.392 người già
trên 60 tuổi ở Miền Bắc Việt Nam thì hội chứng thắt lưng hông chiếm 17,1%.
- Theo Ngô Thanh Hồi (1986), điều tra 250 công nhân lái xe tải nặng (có
trọng tải trên 27 tấn) tại công trường thuỷ điện Hoà Bình thấy 18% công nhân
có tuổi nghề trên 4 năm bị đau dây thần kinh hông [20].
- Theo Nguyễn Văn Thu và cộng sự (1986), qua thống kê cơ cấu bệnh tật
nằm điều trị tại khoa thần kinh - Quân y Viện 103, trong 10 năm thấy đau dây
thần kinh hông chiếm tỷ lệ 31,1% tổng số bệnh nhân [43].


4
- Theo Trần Ngọc Ân hội chứng thắt lưng hông là một hội chứng thường
gặp ở nước ta, bệnh chiếm 2% dân số và chiếm 17% số người trên 60 tuổi
- Tại khoa xương khớp Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991- 2000)
bệnh này chiếm 11,42% bệnh nhân vào điều trị, đứng hàng thứ hai sau viêm
khớp dạng thấp [3].
1.2. Quan niệm của YHHĐ về hội chứng thắt lưng hông
1.2.1. Khái niệm chung về hội chứng thắt lưng hông.
Hội chứng thắt lưng hông là một hội chứng đau rễ thần kinh thắt lưng 5
(L5) và cùng 1 (S1), có đặc tính lan theo đường đi của dây thần kinh hông [7],
[8], [11], [12].
1.2.2. Đặc điểm về giải phẫu
Dây thần kinh hông được tạo thành bởi đám rối thắt lưng cùng gồm rễ
thắt lưng L4-L5 và S1-S2-S3. Sau khi các rễ hợp lại thành dây thần kinh hông,
đi chếch qua nhiều đốt sống tới lỗ tiếp tương quan thì thoát ra khỏi ống sống. Ra
khỏi ống xương sống, đi phía trước khớp cùng chậu, sau đó qua lỗ mẻ hông to

đi ra phía sau mông, nằm giữa hai lớp cơ mông. ở mông, dây thần kinh nằm
giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn, rồi đi xuống mặt giữa sau của đùi, đến đỉnh
trám kheo thì chia làm 2 nhánh: nhánh thần kinh chày (dây thần kinh hông kheo
trong) và nhánh mác chung (dây thần kinh hông kheo ngoài).
+ Nhánh thần kinh chày: Sau khi chui qua vòng cơ dép vào cẳng chân
sau gọi là thần kinh chày sau, đi giữa hai động mạch, nằm trên cơ cẳng chân sau
theo trục bắp chân tới mắt cá trong chia làm 2 ngành cùng là thần kinh gan chân
trong và thần kinh gan chân ngoài. Thần kinh chày chi phối vận động cơ phía
sau cẳng chân, cơ gan bàn chân, chi phối phản xạ gân gót, cảm giác vùng gan
bàn chân và một ngón rưỡi phía ngoài mu chân, cảm giác một phần mặt sau
cẳng chân.


5
+ Nhánh thần kinh mác chung: Sau khi ở kheo chạy dọc theo bờ trong
cơ nhị đầu, tới chỏm xương mác chia làm 2 ngành cùng: dây mác nông và
dây mác sâu.
- Dây mác nông (dây cơ bì) chạy vào khu cẳng chân ngoài xuống mu bàn
chân và ngón chân.
- Dây mác sâu (dây thần kinh chày trước) chạy vào khu cẳng chân trước
qua khớp cổ chân vào mu bàn chân và ngón chân.
Thần kinh mác chung chi phối vận động cơ cẳng chân trước ngoài và cơ
mu chân, cảm giác một phần mặt sau đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, 3 ngón
rưỡi phía trước mu chân và một phần phía sau cẳng chân [31], [35].
Các rễ đi ra ngoài ống sống qua một khe hẹp: Khe gian đốt - đĩa đệm –
dây chằng.
Các thành phần cấu tạo nên khe này dễ bị tổn thương do nhiều nguyên
nhân. Khi bị tổn thương xuất hiện hiện tượng viêm, viêm thì phù nề chèn ép vào
rễ gây đau. Các nguyên nhân gây tổn thương thì gặp thường xuyên vì vậy khó
tránh làm bệnh hay tái đi, tái lại, các tổ chức bị sơ hóa càng chèn ép gây đau.



6

Đám rối thắt lưng (35)


7

Dây thần kinh hông (35)


8
1.2.3. Nguyên nhân gây bệnh hội chứng thắt lưng hông [12], [21], [31],
[53], [59]
- Thoát vị đĩa đệm: là nguyên nhân hay gặp nhất chiếm 60 - 90% các
trường hợp. Bệnh thường xảy ra đột ngột sau vận động quá mức ở một tư thế
nào đó ảnh hưởng đến cột sống.
Thoát vị đĩa đệm diễn biến qua 2 thời kỳ: Đau thắt lưng cục bộ và đau
dây thần kinh hông; lâm sàng có hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh.
Cận lâm sàng: Chụp X quang bao rễ thần kinh có cản quang: có hình ảnh khuyết
bao rễ thần kinh, cắt cụt rễ. Chụp CTS Canner và MRI thấy:
- Dị dạng bẩm sinh của cột sống thắt lưng:
+ Cùng hoá thắt lưng 5; trên phim X - Quang còn 4 đốt sống thắt lưng.
+ Thắt lưng hoá cùng 1.
+ Gai đôi.
+ Hẹp ống sống thắt lưng.
- Bệnh lý mắc phải của cột sống thắt lưng:
+ Thoái hoá cột sống: các ga4i xương kích thích vào rễ thần kinh.
+ Trượt đốt sống L5 ra trước.

+ Ung thư đốt sống tiên phát hoặc di căn.
+ Lao đốt sống.
+ Chấn thương đốt sống.
+ Viêm đốt sống do tụ cầu, liên cầu.
+ Viêm cột sống dính khớp.
Ngoài những nguyên nhân về xương khớp do chẩn đoán hình ảnh thấy
được, thì hội chứng thắt lưng hông còn do những nguyên nhân như:
- Bệnh rối loạn chuyển hoá: đái tháo đường, viên nhiễm thần kinh ngoại vi.
- U tuỷ và màng tuỷ chèn ép vào rễ thần kinh hông.
- Viêm màng nhện tuỷ khu trú, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng.
- Viêm thần kinh do lạnh.
- Bệnh nghề nghiệp: lái xe, thợ may, khuân vác.


9
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng [8], [11], [12], [58], [59]
1.2.4.1. Triệu chứng chủ quan
* Triệu chứng đau
. Hướng lan
- Đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông:
+ Đau dây thần kinh hông kheo ngoài (tổn thương kích thích rễ L5).
Đau từ vùng thắt lưng xuống mặt sau đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mu
chân, ngón cái.
+ Đau dây thần kinh hông kheo trong: Đau thắt lưng lan xuống mặt sau
đùi, mặt sau cẳng chân, xuống gót chân tận cùng ở ngón út.
. Tính chất đau:
Tự nhiên hoặc sau vận động quá mức cột sống.
Đau âm ỉ hoặc dữ dội.
Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
* Rối loạn cảm giác: bệnh nhân có cảm giác tê bì, kim châm dọc theo

đường đi của dây thần kinh hông.
1.2.4.2. Triệu chứng khách quan:
* Hội chứng cột sống:
- Các cơ cạnh cột sống có phản ứng co cứng bên đau. Có điểm đau ở
cột sống hoặc điểm cạnh cột sống tương ứng.
- Tư thế cột sống:
+ Luôn có các tư thế đứng vẹo sang bên lành, dấu hiệu nghẽn của De Sèze.
+ Đường cong sinh lý cột sống biến đổi: cong sang trái, phải hoặc gù, uốn.
- Giảm tầm hoạt động của cột sống thắt lưng: Độ giãn cột sống thắt
lưng giảm (Schobber giảm).
* Hội chứng rễ thần kinh:
Các nghiệm pháp phát hiện tổn thương rễ và dây thần kinh.


10
- Dấu hiệu Lasègue: bệnh nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, thầy thuốc
từ từ nâng gót chân bệnh lên khỏi giường đến mức nào đó xuất hiện đau dọc
theo đường đi của dây thần kinh toạ thì dừng lại tính góc tạo thành giữa đùi
và mặt giường. Bình thường   700. Đây là dấu hiệu quan trọng và thường
có, dấu hiệu này còn được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị.
- Dấu hiệu Bonnet: Bệnh nhân nằm ngửa, gấp cẳng chân vào đùi, vừa
ấn đùi vào bụng mình xoay vào trong. Xuất hiện đau ở mông hoặc từ mông
xuống mặt sau đùi và cẳng chân.
- Dấu hiệu Neri: Bệnh nhân đứng thẳng, từ từ cúi xuống để hai ngón
tay trỏ chạm đất, xuất hiện đau dọc dây thần kinh toạ, chân đau co gối lại.
(Ba dấu hiệu trên bổ sung cho nhau, có chung mục đích là làm căng
dây thần kinh toạ gây đau).
- Điểm Wallex:
Wallex 1: Chính giữa ụ ngồi và mấu chuyển
Wallex 2: Chính giữa nếp lằn mông

Wallex 3: Chính giữa mặt sau đùi
Wallex 4: Chính giữa kheo
Wallex 5: Chính giữa cẳng chân sau
(Chỉ cần một điểm đau là có thể chẩn đoán xác định).
- Dấu hiệu bấm chuông: ấn dọc hai bên cột sống thắt lưng tương ứng
chỗ chui ra của rễ thần kinh, xuất hiện đau lan theo đường đi của dây thần
kinh toạ.
- Rối loạn cảm giác:
+ Tổn thương rễ L5: Giảm cảm giác mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài
cẳng chân, mu chân, ngón chân (còn gọi là hội chứng thắt lưng hông đau
kiểu L5).
+ Tổn thương S1: Giảm cảm giác mặt sau đùi, mặt ngoài cẳng chân, bờ
ngoài bàn chân (còn gọi là hội chứng thắt lưng hông đau kiểu S1).


11
- Rối loạn phản xạ gân xương:
+ Tổn thương L4-L5: phản xạ gân gối giảm, phản xạ gân gót bình thường.
+ Tổn thương S1: phản xạ gân gót giảm hoặc mất, phản xạ gân gối
bình thường.
- Rối loạn vận động:
+ Tổn thương rễ L5: Gây yếu các cơ duỗi chân và các cơ xoay bàn
chân ra ngoài làm bàn chân rũ xuống và xoay trong. Bệnh nhân không đi
được bằng gót chân.
+ Tổn thương rễ S1 gây yếu cơ gấp bàn chân và các cơ xoay bàn chân
vào trong làm cho bàn chân có hình “bàn chân lõm”. Bệnh nhân không đi
được bằng mũi chân.
- Trương lực cơ: giảm trương lực cơ và teo cơ ở vùng bị tổn thương.
+ Cơ mông: nhìn xệ, nhẽo, nếp lằn mông mất.
+ Cơ sau đùi, khối cơ cẳng chân trước, cẳng chân sau: nhẽo và mất độ

săn chắc.
- Có thể gặp rối loạn thần kinh thực vật: Rối loạn bài tiết mồi hôi, nhiệt
độ da giảm, phản xạ bài tiết vùng thần kinh hông kém, da, cơ loạn dưỡng, teo.
* Cận lâm sàng:
- Chụp X-Quang cột sống thắt lưng thông thường ở tư thế thẳng
nghiêng: Dấu hiệu mất đường cong sinh lý, dấu hiệu chèn, hình ảnh thoái hoá
cột sống: mỏm gai, cầu xương.
- Chụp bao rễ thần kinh: có giá trị chẩn đoán xác định hội chứng thắt
lưng hông do thoát vị đĩa đệm (hình khuyết lõm bao rễ, cắt cụt rễ).
- Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ cột sống: phát hiện được
tất cả các tổn thương về cột sống.
- Điện cơ đồ: Giúp cho chẩn đoán và đánh giá một số cơ do dây thần
kinh toạ chi phối.


12
1.2.5. Chẩn đoán:
1.2.5.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào các triệu chứng cơ năng và thực thể
[7], [8], [11], [12], [31], [53]
1.2.5.2. Chẩn đoán nguyên nhân bằng cận lâm sàng.
1.2.5.3. Chẩn đoán phân biệt:
Phân biệt với các trường hợp sau:
* Viêm khớp cùng chậu:
- Ấn khớp cùng chậu bệnh nhân đau.
- Nghiệm pháp Wassermann dương tính: bệnh nhân nằm sấp thầy thuốc
nâng đùi bệnh nhân lên khỏi mặt giường, bệnh nhân sẽ đau ở khớp cùng
chậu.
- X- quang: Mờ khớp cùng chậu.
* Viêm cơ thắt lưng chậu (còn gọi là viêm cơ đái chậu):
Bệnh nhân có tư thế nằm co, không duỗi thẳng chân được, có hội

chứng nhiễm trùng.
* Viêm khớp háng:
- Nghiệm pháp Patrick dương tính: để gót chân bên đau cố định ở
đầu gối bên kia, vận động dạng và khép đùi bên đau, bệnh nhân sẽ đau
vùng khớp háng.
- X-Quang: mờ, hẹp khe khớp háng.
* Đau dây thần kinh đùi:
- Đau mặt trước đùi.
- Phản xạ gân gối giảm hoặc mất.
- Chẩn đoán xác định bằng điện cơ đồ.
1.2.6. Điều trị:
* Điều trị nguyên nhân[8], [11], [12], [16], [31]
* Điều trị triệu chứng: [8], [11], [12], [16], [31]


13
- Giai đoạn cấp:
+ Nằm nghỉ trên giường có ván cứng.
+ Thuốc giảm đau (Aspirin, Salixylat, Indometacin …)
+ Vitamin B1, B6, B12 liều cao.
+ Thuốc giãn cơ.
+ Tiêm ngoài màng cứng bằng Novocain, Hydrocortison.
- Giai đoạn bán cấp:
+ Lý liệu pháp: Sóng ngắn, nhiệt điện …
+ Xoa bóp, bấm nắn.
+ Liệu pháp vận động.
+ Vitamin B1, B6, B12 liều cao tiêm hoặc phóng bế
+ Thuốc giãn cơ Mydocam
+ Tiêm ngoài màng cứng bằng Novocain, Hydrrocortison.
- Giai đoạn mạn tính:

+ Lý liệu pháp: Sóng ngắn, nhiệt điện …
+ Xoa bóp, bấm nắn.
+ Liệu pháp vận động.
+ Kéo dãn cột sống thắt lưng nếu nguyên nhân là do thoát bị đĩa đệm.
* Điều trị phẫu thuật:
Chỉ định trong các trường hợp hội chứng thắt lưng hông do khối u
chèn ép, viêm dầy dính màng nhện và các trường hợp thoát vị đĩa đệm không
đáp ứng với điều trị nội khoa, và có chỉ định phẫu thuật:Có hội chứng đuôi
ngựa. [7], [8], [11], [12], [31], [38], [53]
1.3. Quan niệm của YHCT về hội chứng thắt lưng hông
1.3.1. Bệnh danh
Trong các y văn cổ đã mô tả hội chứng thắt lưng hông với các bệnh
danh sau: [6], [45], [47], [48],[50]
- Yêu cước thống (đau lưng - chân).


14
- Yêu thoái thống (đau lưng - đùi).
- Yêu cước toan đông (đau lưng, chân vào mùa đông).
- Toạ cốt thống (đau xương hông).
- Toạ đồn phong (đau từ mông xuống chân).
- Thấp cước khí (phong thấp ở chân)
1.3.2. Nguyên nhân:
1.3.2.1. Do ngoại nhân:
- Do phong tà: Phong là gió, chủ về mùa Xuân, có tính chất di chuyển,
xuất hiện đột ngột. Vì thế chứng “toạ cốt phong” cũng xuất hiện đột ngột,
diễn biến nhanh và đau lan truyền theo đường đi của kinh Bàng quang và
kinh Đởm (tương ứng với đường đi của dây thần kinh hông).
- Do hàn tà: chủ khí về mùa đông, hàn có tính chất ngưng trệ, làm cho
khí huyết kinh lạc bị ngưng tắc [3].

Do bản thân người bệnh sẵn có tình trạng ngưng trệ khí huyết ở kinh
lạc, gặp thêm hàn tà nên bệnh nhân dễ có điều kiện phát sinh, huyết trệ nặng
hơn thành huyết ứ. Tính co rút của hàn rất cao gây ra co rút cân cơ, ngoài ra
gây cảm giác đau buốt như xuyên. Hàn cực sinh nhiệt nên thỉnh thoảng bệnh
nhân có cảm giác nóng ở nơi đau [45].
- Do thấp tà: Là chủ khí về cuối mùa hạ, có xu hướng phát triển từ
dưới lên (thấp tà là âm tà) Do thấp xâm phạm vào bì phu kinh lạc làm kinh
lạc bị tắc trở gây nên cảm giác tê bì, nặng nề, ra mồ hôi chân, rêu lưỡi
nhờn dính [52].
1.3.2.2. Do nội nhân:
Do chính khí hư, tà khí thừa cơ xâm phạm vào bì phu kinh lạc làm cho
khí huyết lưu thông ở kinh lạc bị ứ trệ gây ra đau và hạn chế vận động.
1.3.2.3. Do bất nội ngoại nhân:
Do chấn thương, trật đả làm huyết ứ gây bế tắc kinh lạc, kinh khí
không lưu thông gây đau và hạn chế vận động.


15
1.3.3. Các thể lâm sàng:
1.3.3.1.Thể phong hàn:(đau dây thần kinh tọa do lạnh) [2],[3],[13],[17],
[22],[23],[26], [28], [29,[40].
* Triệu chứng:
- Sau khi bị nhiễm lạnh, đau từ thắt lưng hoặc từ mông xuống chân,
đau tăng khi trời lạnh, chườm nóng dễ chịu, thích ăn nóng, uống nước ấm,
đại tiện có thể bình thường hoặc nát, tiểu tiện trong;
- Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng;
- Mạch phù hoặc phù khẩn.
* Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
* Châm cứu: Thư pháp Cứu hoặc ôn châm, ôn điện châm các huyệt:
- Nếu bị kinh bàng quang:Đơn huyệt. Giáp tích L4-L5; L5-S1, Thứ

liêu, Trật biên, Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn.
- Nếu bị kinh đởm: Đơn huyệt: Giáp tích L4-L5; L5-S1, Phong thị,
Dương lăng tuyền, Huyền chung.
* Xoa bóp[41],[42]:
- Day, lăn, bóp từ thắt lưng xuống chân dọc theo kinh bị bệnh, mỗi thủ
thuật 3 lần.
- Bấm các huyệt như trên.
- Vận động cột sống, vận động chân.
- Phát từ thắt lưng xuống chân đau 3 lần.
* Bài thuốc: Can khương thương truật linh phụ thang gia vị.
Can khương

03g

Tế tân

06g

Thương truật

16g

Bạch chỉ

12g

Bạch linh

16g


Cam thảo

06g

Phụ tử chế

04g

Xuyên khung

08g

Liều dùng: Sắc uống ngày một thang, uống ấm sau ăn 1-2h.


16
1.3.3.2.Thể phong thấp:[2],[3],[13],[17],[22],[23],[26],[28], [29,[40].
Đau dây thần kinh do thoái hoá cột sống, cùng hoá L5, thắt lưng
hoá cùng 1.
* Triệu chứng: Sau khi nhiễm phải phong hàn thấp, đau từ thắt lưng lan
xuống chân, đi lại khó khăn, đau tăng khi trời lạnh và ẩm thấp, chân tay lạnh
và ẩm, toàn thân sợ lạnh, nặng nề, chân có cảm giác tê bì hoặc kiến bò, thích
uống ấm, ăn ấm.
Đại tiện nát, tiểu tiện trong; rêu lưỡi trắng nhớt; mạch phù hoặc phù
hoạt.
Nếu bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến can, thận và tỳ; thấp lâu ngày hoá
hoả, lúc đó có triệu chứng: đau lưng, ù tai, mỏi gối, hoa mắt chóng mặt,
người mệt mỏi, ăn ngủ kém, teo cơ, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng,
chất lưỡi đỏ, mạch trầm tế hơi sác.
* Pháp điều trị: Khu phong, trừ thấp, tán hàn, thông kinh hoạt lạc hoặc

khu phong, kiện tỳ, trừ thấp, bổ can thận thông kinh lạc.
* Châm cứu (Giống thể phong hàn)
* Xoa bóp (Giống thể phong hàn)
* Thuốc: Ý dĩ nhân thang gia vị
Khương hoạt

12g

Đương quy

12g

Độc hoạt

12g

Cam thảo

16g

Phòng phong

12g

Kim ngân hoa

16g

Ngưu tất


16g

Ké đầu ngựa

16g

Ý dĩ

16g

Thổ phục linh

16g

- Liều dùng: Ngày sắc uống 1 thang.
1.3.3.3. Thể phong nhiệt: :[2],[3],[13],[17],[22],[23],[26],[28], [29,[40].
* Triệu chứng: Đau từ thắt lưng hoặc từ mông lan xuống chân, đi lại
khó khăn, đau có cảm giác nóng rát, chườm nóng khó chịu, chân nóng, da


17
khô, chân có cảm giác tê bì, kiến bò, miệng khô, háo khát, đại tiện táo, tiểu
tiện vàng, rêu vàng lưỡi, chất lưỡi đỏ, mạch hoạt sác.
* Pháp điều trị: Khu phong , thanh nhiệt, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
* Điều trị:
- Điện châm (Các huyệt giống thể phong hàn)
- Xoa bóp (Phương pháp giống như thể phong hàn)
- Bài thuốc: Quế chi thược dược tri mẫu thang
Quế chi


08g

Bạch thược

12g

Ma hoàng

08g

Sinh khương

05g

Bạch truật

16g

Cam thảo

06g

Phụ tử chế

04g

Phòng phong 12g
Tri mẫu

06g


- Liều dùng: Ngày sắc uống 1 thang.
1.3.3.4: Thể huyết ứ
- Đau dữ dội từ thắt lưng qua mông xuống chân, không đi lại được
hoặc đi lại khó khăn, nằm ngửa trên giường cứng ở tư thế chùng gối đỡ đau.
- Đau tăng khi hắt hơi, ho, khi đi ngoài hoặc vận động đi lại;
- Ăn ngủ kém, đại tiểu tiện bình thường;
- Lưỡi có điểm ứ huyết.
* Pháp điều trị: Hành khí hoạt huyết thông ứ.
* Điều trị:
- Châm cứu các huyệt giống thể phong hàn và thêm huyệt: Huyết hải.
- Xoa bóp: Không làm động tác gập đùi vào ngực, còn các động tác
khác giống thể phong hàn. Xoa bóp xong nằm bất động trên giường cứng.
- Có thể kết hợp thủy châm: Đại trường du, thừa sơn, phong thị, dương
lăng tuyền, bằng các thuốc Vitamin B12, Vitamin B1, Vitamin B6,
Novocain…. [24].
- Bài thuốc: Thân thống trục ứ thang


18
Đào nhân

08g

Cam thảo

06g

Một dược


08g

Ngũ linh chi

12g

Ngưu tất

16g

Xuyên khung

10g

Hồng hoa

08g

Khương hoạt

12g

Hương phụ

08g

Đương quy 12g
Địa long

05g


- Liều dùng: Ngày sắc uống 1 thang.
Người ta có thể phân thể theo đường kinh bị bệnh:
- Thể bàng quang kinh.Đau thắt lưng lan xuống mặt sau đùi, mặt sau
cẳng chân, xuống gót chân tận cùng ở ngón út.
- Thể đởm kinh: Đau từ vùng thắt lưng xuống mặt sau đùi, mặt trước
ngoài cẳng chân, mu chân, ngón cái
1.4. Tình hình nghiên cứu điều trị hội chứng thắt lưng hông bằng phương
pháp YHCT
- Đề tài: “Điều trị đau dây thần kinh toạ bằng điện châm” của Nguyễn
Văn Pha, Nguyễn Quang Thạc, năm 1979. Điều trị 96 bệnh nhân trong đó có
58 bệnh nhân có lasègue(+), có 84 bệnh nhân có waleix(+), sau khi điều trị
còn 38 bệnh nhân có lasègue(+), có 12 bệnh nhân có waleix(+) [36].
- Đề tài: “Điều trị đau dây thần kinh toạ thể phong hàn bằng điện
châm” của Lê Thị Minh Hoà, năm 1997. Sau 10 đến 16 ngày điều trị, tất cả
các bệnh nhân đều tiến triển tốt, 34 bệnh nhân khỏi hoàn toàn, 6 bệnh nhân
đỡ nhiều thỉnh thoảng còn đau khi vận động [19].
- Đề tài: “Phân tích kết quả điều trị đau thần kinh toạ thể phong hàn
bằng bài thuốc kinh nghiệm của lương y Nam Thành” của Mai Xuân Tường,
năm 1994. Kết quả đỡ nhiều 19 bệnh nhân, không đỡ 2 bệnh nhân [30],[46].
- Đề tài: “So sánh điều trị hội chứng thắt lưng hông bằng điện châm 1
huyệt và châm phối hợp nhiều huyệt” của Nguyễn Văn Hồng.


19
Tác giả châm cứu trên hai nhóm bệnh nhân, một nhóm châm huyệt thứ
liêu và một nhóm châm nhóm huyệt Đại trường du, Trật biên, Uỷ trung, Côn
lôn. Kết quả điều trị: Với nhóm châm một huyệt (52 bệnh nhân), tốt là 23
bệnh nhân (42%), khá là 25 bệnh nhân (48%). Với nhóm châm nhiều huyệt
(22 bệnh nhân) tốt là 7 bệnh nhân (31,8%), khá là 14 bệnh nhân (63,6%),

không kết quả là 1 bệnh nhân (4,6%) [24].
- Đề tài: “Điều trị đau dây thần kinh toạ với 2 huyệt Thái Xung, Túc
lâm thấp” của Nguyễn Thị Bình, năm 1981:
Với phương pháp điều trị chỉ châm hai huyệt Thái xung và Túc lâm
khấp bên đau, không châm thống điểm và các huyệt khác, kết quả điều trị 50
bệnh nhân: ngày điều trị trung bình là 26 trong đó số bệnh nhân khỏi là 8, đỡ
nhiều là 17 (hết đau, ngồi xổm, cúi khi thay đổi thời tiết đau nhẹ), đỡ là 20
(giảm đau rõ, ngồi, cúi còn đau), đỡ ít hoặc không đỡ là 5 [1].
- Đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị bệnh đau dây thần kinh hông to
do lạnh và do thoái hoá cột sống bằng ôn điện châm kết hợp với xoa bóp”
của Trần Quang Đạt, Tarasenco Oleksaudr, năm 2011:
Kết quả điều trị 35 bệnh nhân: Khỏi 8 bệnh nhân (22,9%), đỡ nhiều là
18 bệnh nhân (51,3%), đỡ ít 8 bệnh nhân (22,9%), không đỡ là 1 bệnh nhân
(2,9%) [10],[34],[37].
- Đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị đau dây thần kinh toạ thể phong
hàn bằng điện châm các huyệt giáp tích (từ L3-S1)” của Nguyễn Thị Thu
Hương năm 2003:
Kết quả điều trị trên hai nhóm bệnh nhân cho thấy: kết quả điều trị đau
dây thần kinh toạ thể phong hàn bằng điện châm các huyệt giáp tích có kết
quả tốt (66,7%), cao hơn điện châm các huyệt không có giáp tích (kết quả tốt
40%) [25].


20
- Đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị đau dây thần kinh toạ thể phong
hàn bằng điện mãng châm” của Đỗ Hoàng Dũng năm 2001. Kết quả: loại tốt
chiếm 63,6%, loại khá chiếm 36,4% [9].
1.5. Tổng quan về bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh
1.5.1. Xuất sứ bài thuốc:
Độc hoạt tang ký sinh: Thiên kim phương [5]

1.5.2. Thành phần bài thuốc:
Độc hoạt

09g

Đỗ trọng

09g

Tế tân

03g

Phục linh

09g

Nhân sâm

09g

Phòng phong

09g

Đương quy

09g

Thục địa


16g

Tang ký sinh

16g

Ngưu tất

09g

Tần giao

06g

Quế tâm

03g

Xuyên khung

09g

Cam thảo

05g

Bạch thược

09g


1.5.3. Cách bào chế [4], [27], [32],[51]
Thuốc được sản xuất tại Khoa Dược – Bệnh viện YHCT tỉnh Ninh
Bình các vị thuốc được bào chế và chế biến theo đúng các quy định của Bộ Y
tế và quy định theo phương pháp YHCT.
1.5.4. Công dụng: Bài thuốc có tác dụng trừ phong hàn thấp, chỉ tý thống, ích
can thận, bổ khí huyết.
- Chữa đau nhức mỏi các khớp và đau dây thần kinh có kèm theo can
thận hư và khí huyết hư (Chủ yếu các chứng đau từ lưng trở xuống chi dưới).
1.5.5. Cơ sở dùng bài thuốc:
“Độc hoạt tang ký sinh” là bài thuốc cổ phương trải qua hàng trăm
năm kinh nghiệm của các y gia trong và ngoài nước đã được dùng điều trị
có hiệu quả tốt trên lâm sàng. Tại bệnh viện Y học cổ truyền Ninh Bình
chúng tôi đã đưa bài thuốc này vào phác đồ điều trị hội chứng đau thắt


21
lưng hông qua nhiều năm trên lâm sàng thấy hiệu quả điều trị của bài
thuốc là rất khả quan.
1.5.6. Các vị thuốc [4], [33]
1.5.5.1. Phòng phong:
- Tên khoa học: Ligusticum brachylobum Franch họ hoa tán (Umbelliferae)
- Bộ phận dùng: Dùng rễ – Ridix Ligustici brachylobi.
- Tính vị – quy kinh : vị cay ,ngọt, ôn tính.Vào 5 kinh can, phế , tỳ, vị
và kinh bàng quang.
- Thành phần hóa học: có chất manit, glucozit đắng, các chất đường.
- Tác dụng: giải biểu khu phong, trừ thấp
- Công dụng: chữa cảm mạo, đau nhức xương khớp, đầu choáng.
- Liều lượng: 4-20g/ ngày
1.5.5.2. Đẳng sâm:

- Tên khoa học: Codonopsis sp thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae).
- Bộ phận dùng: Rễ – Ridix Codonopsis
- Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính bình vào hai kinh tỳ và phế.
- Thành phần hóa học : có tinh dầu, tinh bột
- Tác dụng: bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát.
- Công dụng: Ăn uống kém, chân tay mềm yếu, đoản hơi ho suyễn, khí
hư, phù thũng.
- Liều lượng: 12-30g/ ngày
1.5.5.3. Cam thảo
- Tên khoa học: Glycyrhiza uralensis Fish thuộc họ Cánh bướm
(Papilionaceac).
- Bộ phận dùng: Rễ – Radix Glycyrhiza uralensis fish
- Tính vị – quy kinh : vị ngọt, tính bình vào 12 kinh.


22
- Thành phần hóa học : có glucose (2-8%), sacarose (2,4-6,5%), tinh
bột (25-30%), tinh dầu, vitaminC, các chất nhựa gồm hoạt chất chính là
Glyxiridin, sắc tố màu vàng liquiritin.
- Tác dụng : Bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các
vị thuốc.
- Công dụng: Chữa viêm loét dạ dày, ruột, điều hòa các vị thuốc.
- Liều lượng: 3-6g/ ngày
1.5.5.4. Bạch thược:
- Tên khoa học: Paeonia Lactiflora Pall thuộc họ Mao lương
(Ranunculaceae)
- Bộ phận dùng: Rễ- Radix Paeoniae
- Tính vị – quy kinh : vị hơi đắng, chát, chua , hơi hàn vào ba kinh tỳ,
phế, can.
- Thành phần hóa học : có tinh bột, tanin, canxi oxalat, một ít tinh

dầu,axit benzoic, chất béo, nhầy.
- Tác dụng : Bổ huyết, giảm đau, nhuận can, lợi tiểu, liễm hãm, chữa
cơn đau nội tạng.
- Công dụng: Chữa đau bụng, tả lị, kinh nguyệt không đều, mồ hôi
trộm,tiểu tiện khó.
- Liều lượng: 6-12g/ ngày
1.5.5.5. Xuyên khung:
- Tên khoa học: Ligustium Wallichiifranch thuộc họ Hoa tán
(Umbelliferae)
- Bộ phận dùng: Thân rễ – Radix Ligustium Wallichiifranch
- Tính vị – quy kinh : vị cay, tính ôn vào kinh can, đởm, tâm bào
- Thành phần hóa học : Có 4 chất chủ yếu sau:
+ 1 alcaloid dễ bay hơi C27H37N3
+ 1 axit (C10H10O4 ) gần giống axit ferulic


23
+ 1 chất có tính phenol (C24H46O4)
+ 1 chất trung tính (C26H28O4)
Xuyên khung còn có tinh dầu là chất lacton
- Tác dụng : khu phong, lí khí, hoạt huyết, chỉ thống.
- Công dụng: chữa bán thân bất toại, chân tay co quắp, đau đầu, kinh
nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt.
- Liều dùng: 6-12g/ ngày.
1.5.5.6. Nhục quế :
- Tên khoa học: Cinnamomum loureirii nees thuộc họ Long não
(Laruaceae).
- Bộ phận dùng: Vỏ thân cây quế.
- Tính vị – quy kinh : vị cay, ngọt, tính đại ôn, vào hai kinh can, thận.
- Thành phần hóa học : có tinh bột, tanin, chất nhầy, chất mầu, đường,

tinh dầu.
- Tác dụng : Ôn trung, tán hàn.
- Công dụng: Chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, bế kinh, trên
nóng dưới lạnh.
- Liều lượng: 3-6g/ ngày.
1.5.5.7. Bạch linh:
- Tên khoa học: Poria cocos wolf thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
- Bộ phận dùng: Toàn cây nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông.
- Tính vị – quy kinh : vị ngọt nhạt, tính bình vào 5 kinh tâm, tỳ, phế,
thận, vị.
- Thành phần hóa học : có chất đường pachymona, glucoza, fructoza,
chất khoáng.
- Tác dụng : Lợi thủy,thẩm thấu, kiện tỳ, định tâm.
- Công dụng: Tiểu tiện khó, tiết tả, thủy thũng, an thần.
- Liều lượng: 5-10g/ ngày.


24
1.5.5.8. Tang kí sinh:
- Tên khoa học: Lorauthus pasiticus merr thuộc họ Tầm gửi
(Loranthaceae).
- Bộ phận dùng: Toàn cây.
- Tính vị – quy kinh : vị hơi đắng, tính bình vào 2 kinh can thận.
- Thành phần hóa học : Thân và lá có queritrin, avicularin, lá còn chứa
d- catechin, queritrin và hyperoid (Thoe Trung dược từ hải II 1996).
Theo Chen Xihong và cộng sự năm 1992: Tang ký sinh chứa lectin với
hàm lượng đường 14%. Hàm lượng acid amin gốc acid cao còn các acid bazơ
ít không thấy có arginin.
- Tác dụng: Bổ gan thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa.
- Công dụng: Chữa phong thấp, gân cốt tê bại nhức mỏi, lưng gối

đau, động thai, đau bụng, phụ nữ sau đẻ không có sữa, chữa đại tiện ra
máu, đau lưng.
- Liều lượng:12-24g/ ngày.
1.5.5.9. Tế tân:
- Tên khoa học: Asarum Sieboldii Miq thuộc họ Mộc thông
(Asitolochiaceae).
- Tính vị - quy kinh : vị cay, tính ấm vào bốn kinh tâm, phế, can và thận
- Thành phần hóa học : Tế tân chứa 2,75% tinh dầu, trong đó thành
phần chủ yếu là peni, methyl- èugnola, 1hợp chất phenola, 1 hợp chất xeton,
1 lượng nhỏ axit hữu cơ, trong đó có chừng 0,2% chất trung bình với công
thức (C10H9O30).
- Tác dụng : Thông khiếu, trừ phong, tán hàn, hành thủy.
- Công dụng: Dùng trong trường hợp phong hàn, phong thấp, đau
nhưc, ho khí đưa ngược lên, đau răng, ngạt mũi, bí mồ hôi, huyết ứ.
- Liều dùng: 1-4g/ ngày.


25
1.5.5.10. Tần giao:
- Tên khoa học: Gentiana dakuria Fisch thuộc họ Ôrô (Acnthaceae).
- Bộ phận dùng: Rễ- Radix Gentiana dakuria Fisch.
- Tính vị – quy kinh : vị đắng, tính lương vào kinh vị, đại tràng, can, đởm.
- Thành phần hóa học : có chứa 1 alcaloid là justixin và tinh dầu.
- Tác dụng : Thanh nhiệt, trừ phong thấp, lợi tiểu, hòa huyết.
- Công dụng: Chữa phong tê thấp, đại tiện ra máu, vàng da, lao nhiệt
cốt chưng, trẻ con cam nóng.
- Liều lượng: 10-16g/ ngày.
1.5.5.11. Ngưu tất :
- Tên khoa học: Achyrantheo bidentata blume thuộc họ Dền
(Amaranthaceae).

- Bộ phận dùng: Rễ- Radix Achyranthis bidentatae.
- Tính vị – quy kinh : vị chua đắng, tính bình vào 2 kinh can, thận.
- Thành phần hóa học : có Sapomin, inokosteron, muối kali.
- Tác dụng : Phá huyết hành ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt.
- Công dụng: Đau sưng xương khớp, đau bụng kinh.
- Liều lượng: 3-9g/ ngày.
1.5.5.12. Đỗ trọng:
- Tên khoa học: Radix Heracleum lanatum Michx thuộc họ Đỗ trọng
(Eucommiaceae).
- Bộ phận dùng: Vỏ cây – Radix Heracleum lanatum Michx.
- Tính vị – quy kinh : vị ngọt hơi cay, tính ôn vào 2 kinh can và thận
- Thành phần hóa học : có chất gutta pecka cách điện cao, chất màu,
tinh dầu, muối vô cơ.
- Tác dụng : Bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai.
- Công dụng: Chữa thận hư, đau lưng, đi tiểu nhiều, động thai.
- Liều lượng: 5-12g/ ngày.


×