Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài tập môn lịch sử triết học phương tây trước mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.33 KB, 11 trang )

Họ và tên học viên

: Lê Đức Thọ

Lớp

: K25.TRI.ĐN

Giảng viên giảng dạy

: PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng

Chuyên đề

: Lịch sử triết học Phương Tây trước Mác

Đề bài:
Câu 1: Trình bày các quan điểm về Hạnh phúc trong triết học Hi Lạp cổ
đại
Câu 2: Phân tích quan điểm chính trị của Aristotle
Câu 3: Phân tích lập luận 5 cách của Thomas Aquinas nhằm chứng minh
sự tồn tại của Thượng đế
Câu 4: So sánh chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý ở Phương Tây
thế kỷ XVII - XVIII
Câu 5: Phân tích và nhận xét quan điểm của Holbach về vấn đề tôn giáo.
Bài làm:
Câu 1: Trình bày các quan điểm về Hạnh phúc trong triết học Hi Lạp
cổ đại
Triết học Hi Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, khẳng định con
người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới. Mặc dù vậy, con người ở
đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía cạnh đạo đức,


giao tiếp và nhận thức.
Theo Heraclit, con người là sự thống nhất cả hai mặt đối lập ẩm ướt và lửa.
Linh hồn của con người là biểu hiện của lửa. Lửa đưa con người đến điều thiện,
làm cho con người trở nên hoàn hảo, lửa là thôi thúc ở trong tim để ngăn ngừa
những cám dỗ vì chống lại khoái cảm còn khó hơn chống lại sự giận dữ. Theo
ông, hạnh phúc không phải là sự hưởng lạc về mặt thể xác thoả mãn dục vọng
Bài làm này có 08 trang

Trang số 1/08


mà ở chỗ phải biết vượt lên trên mình biết nói, biết suy nghĩ, hành động theo
logos.
Đêmôcrit đứng trên lập trường của chủ nô dân chủ, bảo vệ nền dân chủ
Aten chống lại chế độ chuyên chính. Ông cho rằng “cái nghèo trong chế độ dân
chủ cũng quý hơn cái hạnh phúc của công dân dưới thời quân chủ y như là tự do
quý hơn nô lệ”. Nhưng do xuất thân từ tầng lớp chủ nô nên ông chỉ đề cập đến
dân chủ của chủ nô và công dân tự do; còn nô lệ phải biết tuân theo người chủ.
Ông coi nhà nước là trụ cột của xã hội, cần phải xử lý nghiêm khắc những kẻ vi
phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức.
Ông ca ngợi tình thân ái, tính ôn hoà và lợi ích chung và quyền lợi chung
của công dân tự do. Đương nhiên, do xuất thân và bản thân thuộc giai cấp chủ
nô, ông chỉ đấu tranh để bảo vệ cho nền dân chủ và quyền lợi của chủ nố, cũng
như của công dân tự do. Theo ông, dù sống nghèo khổ trong chế độ dân chủ còn
hơn cuộc sống được gọi là hạnh phúc trong chế độ quân chủ. Ông khẳng định,
hạnh phúc là sự thanh thản trong tâm hồn và được tự do. Ông khẳng định, nền
tảng của hạnh phúc hay bất hạnh, giàu sang hay nghèo hèn, thành công hay thất
bại trong cuộc sống là do kinh tế, cụ thể là ở thương mại và thủ công nghiệp.
Đêmôcrit đề cao vai trò của trí tuệ đối với đời sống hạnh phúc của con
người. Ông thừa nhận, người hạnh phúc là người có trí tuệ và năng lực tinh thần.

Ông khuyên mọi người “vạch ra khuyết điểm của mình tốt hơn là vạch ra khuyết
điểm của người khác”, “trung thành với nghĩa vụ trong cảnh bất hạnh là việc
làm vĩ đại”, “muốn nhận biết người trung thực và người không trung thực phải
căn cứ không những vào việc làm của họ, mà còn cả vào ý muốn của họ nữa”.
Đạo đức học được Arixtốt xếp vào loại khoa học quan trọng sau triết học.
Trong đạo đức học ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề phẩm hạnh.
Theo ông phẩm hạnh là cái tốt đẹp nhất, là lợi ích tối cao mà mọi công dân cần
phải có. Phẩm hạnh của con người thể hiện ở quan niệm về hạnh phúc. Xã hội
có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức, song, theo Arixtốt, hạnh phúc phải
gắn liền với hoạt động nhận thức, với ước vọng là điều thiện.
Bài làm này có 08 trang

Trang số 2/08


Platon - Đạo đức học của ông được xây dựng trên học thuyết về linh hồn
bất tử là một hình thức của lý luận tôn giáo, là bộ phạn quan trọng nhất của ý
thức tư tưởng của tầng lớp chủ nô quý tộc.
Triết học Êpiquya (341- 270, TCN) là một trào lưu triết học chiếm địa vị
thống trị trong đời sống tinh thần của người Hy Lạp cổ đại ở thời kỳ suy thoái
của xã hội chiếm hữu nô lệ (thế kỷ III – I trước CN). Ở thời kỳ này, các mâu
thuẫn cơ bản của xã hội chiếm hữu nô lệ ngày một trở nên gay gắt, các cuộc
chiến tranh xâm lược thường xuyên diễn ra đã dẫn đến tình trạng khủng bố,
cướp bóc triền miên, tạo ra các hình thức áp bức chính trị và tinh thần thô bạo.
Trong giai đoạn này, những vấn đề cấp bách đặt ra là thái độ của con người đối
với chế độ nô lệ, vấn đề tự do, hạnh phúc và số phận của con người trong thế
giới. Ở đây, việc Êpiquya luận chứng cho sự không phụ thuộc của con người vào
số phận đã trở thành một tư tưởng chủ đạo trong triết học thời kỳ này. Khi giải
quyết vấn đề trên, Êpiquya đã đưa ra một quan điểm mang đậm sắc thái đạo đức. Khi khẳng
định sự không phụ thuộc của con người vào số phận, ông đã tập trung phân tích các điều

kiện đảm bảo cho hạnh phúc của con người, nhất là các điều kiện không phụ thuộc vào một
bối cảnh chính trị – xã hội cụ thể. Với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực này, ông
được coi là “người đã xây dựng nên một học thuyết độc đáo về vu trụ, là người khát khao
tìm ra trong đó vị trí xứng đáng của cá nhân con người mà ông tin tưởng sâu sắc vào các giá
trị của nó”. Êpiquya đặt ra nhiệm vụ tìm hiểu các cách thức mà con người sử đụng để đạt tới
phương thức sinh tồn tốt nhất, các cách thức mà con người sử đụng để thiết lập mối quan hệ
với thế giới xung quanh nhằm đạt tới trạng thái không sợ hãi trước các hiện tượng tự nhiên
và tạo lập một cuộc sống nội tâm yên ổn. Ông coi điều kiện chung cần thiết để con người đạt
tới trạng thái đó là sự tự nhận thức về thế giới. Bởi vì, theo ông, chỉ có tri thức mới là cái có
khả năng bảo đảm cho con người có được một sự tồn tại yên ổn.

Bài làm này có 08 trang

Trang số 3/08


Câu 2: Phân tích quan điểm chính trị của Aristotle
Là bộ óc bách khoa, trong lý luận về chính trị , xã hội Aristotle cũng đem
lại cho lịch sử triết học những đóng góp đặc sắc. Khi nghiên cứu về vấn đề chính
trị, Aristotle đã dùng phương pháp luân lý quy nạp, đi từ đơn vị xã hội nhỏ nhất
là gia đình tới xã hội và cuối cùng là quốc gia, để tìm ra những đặc tính thiết yếu
mà nhà nước phải có để trở thành một nhà nước lý tưởng. Đồng thời, Aristotle
cũng so sánh giữa mô hình nhà nước “lý tưởng” và mô hình nhà nước trong thực
tế và đưa ra những nguyên lý xây dựng một nền chính trị mang lại “điều tốt
nhất” cho con người.
Theo Aristotle, nhà nước ra đời từ gia đình. Gia đình là tế bào của nhà
nước. Song, đó là gia đình chủ nô. Ông cho rằng, một số gia đình hợp thành
“xã”, một số “xã” hợp thành nhà nước. “Xã” là hình thức quá độ từ gia đình để
hình thành nhà nước. Cơ cấu tổ chức của nhà nước bao gồm các cơ quan: lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Công dân phải thuộc về nhà nước, phải phục tùng

và tuân thủ pháp luật của nhà nước. Song, không phải mọi công dân đều thuộc
về nhà nước mà chỉ có dân tự do mới thuộc nhà nước, còn nô lệ chỉ là “công cụ
biết nói”
Aristotle cho rằng, bản chất nhà nước là một hình thức giao tiếp cao nhất
giữa con người. Hình thức giao tiếp nói chung có rất nhiều: giao tiếp trong gia
đình, giao tiếp trong hoạt động kinh tế, trao đổi của cải. Các hình thức giao tiếp
đó đều rất cần cho sự xuất hiện của nhà nước, nhưng chưa đủ, Theo ông, nhà
nước chỉ xuất hiện khi có sự giao tiếp về lợi ích cuộc sống giữa nhiều gia đình
và họ hàng về một cuộc sống đầy đủ và hoàn thiện; gia đình và cá nhân là “thiên
chất tự nhiên” của nhà nước. Vì vậy, con người về bản chất phải thuộc về nhà
nước. Nếu vượt ra khỏi khuôn khổ nhà nước, con người không phải là con người
phát triển về đạo đức, hoặc đó là động vật hoặc đó là thượng đế. “Con người là
một động vật có tính xã hội”
Theo Aristotle sứ mệnh của nhà nước, là phải đảm bảo cho người sống
hạnh phúc không chỉ về mặt vật chất, mà cả mặt đảm bảo công lý. Hạnh phúc
trong quan niệm của ông chỉ thuộc về giới chủ nô vì nô lệ không phải là người.
Bài làm này có 08 trang

Trang số 4/08


Ông coi mức độ phúc lợi mà nhà nước đem lại cho công dân trong xã hội là tiêu
chuẩn đánh giá nhà nước. Aristotle đã nêu ra tư tưởng trong việc xem xét nhà
nước trên ba phương diện lập pháp, hành pháp và phân xử.
Hạn chế trong quan niệm xã hội của Aristotle là ông đứng trên lập trường
của giai cấp chủ nô, khinh miệt người nô lệ, không xem nô lệ là người. Về triết
học, ông dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm (chủ nghĩa nhị
nguyên)

Bài làm này có 08 trang


Trang số 5/08


Câu 3: Phân tích lập luận 5 cách của Thomas Aquinas nhằm chứng
minh sự tồn tại của Thượng đế
Aquinas không đồng ý với luận điểm hữu thể luận này vì nếu như vậy
không khác gì bảo rằng sự hiện hữu của Thiên Chúa là hiển nhiên đối với chúng
ta và như vậy không cần phải chứng minh nữa. Ông cho rằng mọi nhận thức
phải bắt đầu bằng kinh nghiệm của chúng ta về các đối tượng khả giác. Đặc tính
chính của đối tượng khả giác là sự tồn tại của chúng đòi hỏi một nguyên nhân.
Đó là điều mà lý trí con người biết được khi kinh nghiệm các biến cố.
Vì vậy ngược với con đường của Anselm, Aquinas bắt đầu từ dưới lên. Từ
những kinh nghiệm khả giác đi ngược lên những khái niệm siêu hình. Ông đưa
ra 5 luận cứ logic để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa:
1/ Chứng minh bằng chuyển động:
Nhờ kinh nghiệm giác quan, chúng ta biết chắc rằng trong thế giới có một
số sự vật chuyển động. Chúng ta cũng chắc chắn rằng cái gì chuyển động thì
được tác động bởi một cái gì khác. Một vật đứng yên sẽ chỉ chuyển động khi bị
một vật khác tác động vào nó. Một vật đứng yên, do vậy, chỉ ở trong trạng thái
chuyển động tiềm tính. Khi bị tác động, vật đứng yên sẽ chuyển từ trạng thái
chuyển động tiềm tính sang trạng thái chuyển động hiện tính.
Aquinas kết luận “không gì có thể chuyển từ tiềm tính sang hiện tính, trừ
phi nó được tác động bởi một một cái gì đang ở trạng thái chuyển động thực
sự”. Hơn nữa không thể có vật gì đồng thời vừa ở tiềm tính, vừa ở hiện tính về
phương diện chuyển động. Một vật đang đứng yên không thể đồng thời đang
chuyển

động.


Hãy nhìn một dãy quân bài Domino : Khi chúng được xếp thành hàng sát cạnh
nhau, có thể nói chúng đang ở trạng thái chuyển động tiềm tính, mặc dù chúng
đang đứng yên. Một quân bài nào đó sẽ chỉ chuyển động nếu nó bị tác động bởi
chuyển động của một quân bài khác đứng trước nó. Đến lượt quân đứng trước
cũng sẽ chỉ chuyển động nếu có một quân bài đứng trước nó nữa cũng chuyển
động và tác động vào nó. Nhưng chúng ta không thể đi ngược mãi lên dãy quân
bài đứng trước về vô hạn được. Sẽ có một quân bài mà trước nó không có quân
Bài làm này có 08 trang

Trang số 6/08


bài nào cả. Nó cũng sẽ mãi mãi chỉ là một quân bài ở dạng chuyển động tiềm
tính, cho đến khi nó bị tác động bởi một chuyển động thực sự nào đấy, ví dụ khi
ta búng ngón tay. Cùng một thể ấy, sự chuyển động trong vũ trụ cũng được cắt
nghĩa là phải có một động cơ khởi thủy tác động vào, để làm vũ trụ từ trạng thái
chuyển động tiềm tính sang hiện tính. Động cơ đó có thể chuyển động nhưng
chính nó không cần tác động bởi một cái gì khác để chuyển động. Động cơ khởi
thủy là hiện tính thuần túy không có chút tiềm tính nào. Đó chính là Thiên Chúa.
2/ Chứng minh bằng nguyên nhân tác thành đầu tiên :
Chúng ta kinh nghiệm có nhiều hệ quả và đối với mỗi hệ quả, chúng ta
nhận thấy có một nguyên nhân tác thành. Pho tượng có nguyên nhân tác thành là
nhà điêu khắc. Nếu không có nhà điêu khắc sẽ không có pho tượng. Nhưng có
một bậc thang các nguyên nhân tác thành pho tượng. Cha mẹ nhà điêu khắc là
nguyên nhân tác thành trực tiếp của anh. Các người thợ trong xưởng là nguyên
nhân tác thành ra khối đá, để nó sẵn sàng đến tay nhà điêu khắc. Như vậy có
nhiều nguyên nhân tác thành của sự vật, có thể xếp thành một chuỗi các nguyên
nhân liên quan. Phải có chuỗi nguyên nhân này, vì không có sự vật nào là
nguyên nhân cho chính mình. Mỗi sự vật có những nguyên nhân trước nó.
Nhưng ta không thể đi ngược mãi lên chuỗi nguyên nhân đến vô hạn, vì mọi

nguyên nhân tác thành đều phải tùy thuộc vào nguyên nhân tác thành trước nó,
đã khiến nó thành nguyên nhân hiện thực. Vì vậy phải có một nguyên nhân tác
thành đầu tiên. Đó chính là Thiên Chúa. Nói Thiên Chúa là nguyên nhân tác
thành đầu tiên, có nghĩa Ngài là nguyên nhân của chính mình.
3/ Chứng minh bằng hiện hữu tất yếu và hiện hữu tùy thuộc :
Trong thiên nhiên chúng ta thấy các vật có thể tồn tại hoặc không tồn tại.
Các vật này gọi là khả hữu ( có thể có) hay tùy thuộc ( ngẫu nhiên), vì chúng
không phải luôn luôn tồn tại, chúng được sinh ra và bị hủy diệt. Có một thời cái
cây này không tồn tại. Thế rồi nó tồn tại. Và đến một lúc nào đó, nó hết tồn tại.
Vì thế nói một cái cây tồn tại cũng phải có nghĩa là nó cũng có thể không tồn tại.
Sự thể một cái cây có thể không tồn tại có thể hiểu theo 2 cách : Cách thứ nhất,
cái cây đó có thể không bao giờ tồn tại. Cách thứ hai, một khi nó tồn tại, nó có
Bài làm này có 08 trang

Trang số 7/08


thể

hết

tồn

tại.

Vậy nói một vật gì là khả hữu phải có nghĩa là ở cả 2 đầu của sự tồn tại của nó.
Nghĩa là trước khi nó chưa hiện hữu và sau khi nó hết hiện hữu, thì nó không tồn
tại. Cái hiện hữu khả hữu có đặc điểm này : đó là nó có thể không tồn tại. Nó có
thể không tồn tại không chỉ sau khi nó hết tồn tại mà quan trọng nhất là trước
khi nó được sinh ra, tạo thành hay chuyển động. Vì vậy một vật khả hữu là một

vật có thể không tồn tại trong thực tế, vì “đã có lúc nó không tồn tại”. Nói cách
khác, mọi vật khả hữu đã có lúc chưa tồn tại, rồi có lúc tồn tại một thời gian và
cuối cùng hết tồn tại.
Nhưng Aquinas đưa ra lập luận này : đó là sự tồn tại của các vật khả hữu
không có tính chất tự tại hay tồn tại vì bản chất của chúng là tồn tại. Bởi vì mọi
vật trong thực tế chỉ là khả hữu thì ta có thể nói nó có thể không tồn tại cả trước
khi nó hiện hữu lẫn sau khi nó hết hiện hữu.
Vậy thì đã có lúc không có vật gì tồn tại. Nhưng nếu có lúc không có vật
nào tồn tại thì không vật nào có thể bắt đầu tồn tại, và ngay cả bây giờ cũng
không có vật nào tồn tại, bởi “cái không tồn tại chỉ bắt đầu tồn tại nhờ một cái
gì đó đã tồn tại”. Nhưng kinh nghiệm cho chúng ta thấy có sự vật tồn tại. Điều
đó phải có nghĩa là không phải tất cả mọi sự vật tồn tại đều là khả hữu thuần túy.
Từ đó Aquinas đi đến kết luận là “phải tồn tại một cái gì đó mà sự tồn tại của
nó là tất yếu”.
Nói cách khác, chúng ta phải chấp nhận “sự tồn tại của một cái hiện hữu
tự nó có sự tồn tại tất yếu, không nhận sự tồn tại từ cái hiện hữu nào khác, mà
tạo sự tồn tại cho những cái hiện hữu khác. Cái hiện hữu này gọi là Thiên
Chúa”
4/ Chứng minh bằng các cấp độ hoàn hảo:
Trong kinh nghiệm chúng ta thấy có một số sự vật hiện hữu tốt hơn hay
kém, đúng hơn hay kém, và cao quí hơn hay kém một số sự vật hiện hữu khác.
Nhưng các cách so sánh có được là bởi vì các sự vật giống một sự vật có những
phẩm chất tối đa nào đó theo những kiểu khác nhau. Nghĩa là phải có một cái gì
đó tốt nhất, đúng nhất, cao quí nhất….Tương tự, vì có thể nói về các sự vật rằng
Bài làm này có 08 trang

Trang số 8/08


chúng có hiện hữu hơn hay kém, thấp hơn hay cao hơn, như khi chúng ta so

sánh một cục đá với một con người, nên phải có một cái gì là “hiện hữu cao
nhất”. Rồi Aquinas lập luận rằng cái tốt nhất trong một giống là nguyên nhân
của mọi cái trong giống đó, như lửa là cái tối đa của nhiệt, là nguyên nhân của
mọi vật nóng. Và từ đó Aquinas kết luận rằng “cũng phải có một cái gì đó đối
với mọi cái hiện hữu, là nguyên nhân của mọi cái hiện hữu, là nguyên nhân của
sự tốt lành, và mọi sự hoàn hảo khác của mọi sự vật ; nguyên nhân này gọi là
Thiên Chúa”.
5/ Chứng minh bằng trật tự của vũ trụ:
Chúng ta thấy rằng mọi sự vật trong vũ trụ từ thiên nhiên đến cơ thể con
người, đều hoạt động một cách trật tự, có qui luật chặt chẽ, theo những cách đặc
biệt của riêng chúng, nhắm đến những mục đích hay chức năng nhất định và có
thể đoán trước được. Vì những sự vật này hoạt động để đạt đến những mục đích
luôn luôn hay hầu như luôn luôn theo cùng một cách, và để đạt được những kết
quả tốt nhất, nên rõ ràng “chúng đạt mục đích của chúng không phải một cách
tình cờ, mà theo một ý định có trước”. Nhưng các sự vật không có trí tuệ. Chúng
không thể thực hiện một chức năng hay hướng tới một mục đích, nếu không
được hướng dẫn bởi một cái gì khác có trí tuệ, như mũi tên được định hướng bởi
người xạ thủ. Vì thế Aquinas kết luận rằng “Hiện hữu trí tuệ đó tồn tại và
hướng dẫn mọi sự vật trong vũ trụ đến các đích của chúng ; Hiện hữu này ta gọi
là Thiên Chúa”.

Bài làm này có 08 trang

Trang số 9/08


Câu 4: So sánh chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý ở Phương
Tây thế kỷ XVII - XVIII
Trong triết học, chủ nghĩa kinh nghiệm hay chủ nghĩa duy nghiệm là
một lý thuyết về tri thức với đặc điểm nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm. Trải

nghiệm có thể được hiểu là bao gồm tất cả các nội dung của ý thức hoặc nó có
thể được giới hạn trong dữ liệu của các giác quan mà thôi.
Trong triết học khoa học, chủ nghĩa kinh nghiệm là một lý thuyết về tri
thức nhấn mạnh đến các khía cạnh của tri thức khoa học có quan hệ chặt chẽ với
trải nghiệm, đặc biệt khi được tạo ra qua các sắp đặt thử nghiệm có chủ ý. Một
yêu cầu căn bản của phương pháp khoa học là tất cả các giả thuyết và lý thuyết
đều phải được kiểm nghiệm bằng các quan sát về thế giới tự nhiên thay vì chỉ
dựa trên lập luận tiên nghiệm, trực giác, hay mặc khải. Do đó, về bản chất, khoa
học được xem là theo lối kinh nghiệm một cách có phương pháp luận.
Sự khác nhau giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý:
Chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý là hai khuynh hướng nhận thức
đối lập đối tranh gay gắt với nhau trong suốt chiều dài lịch sử triết học. Cho đến
thế kỷ XVII, trước những biến đổi to lớn của xã hội Tây Âu, sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học, sự đối lập của hai khuynh hướng nhận thức này ngày càng thể
hiện rỏ nét.
Tuy nhiên chúng lại có những điểm chung. Cả hai đều là thế giới quan của
giai cấp tư sản, là tiếng nói của giai cấp tư sản chống lại triết học kinh viện, thế
giới quan của chế độ phong kiến. Các nhà duy lý cũng như các nhà kinh nghiệm
đều ủng hộ khoa học, coi khoa học là chìa khoá giúp con người làm chủ tự
nhiên. Họ đều chú ý đi tìm phương pháp luận mới cho các khoa học.
Mặt khác, tuy đấu tranh với nhau gay gắt nhưng có khi chúng lại chịu ảnh
hưởng của nhau. Leibniz thừa nhận bên cạnh những chân lý của lý trí còn có cả
các chân lý của sự kiện bắt nguồn từ kinh nghiệm. Locke trong phi phê phán gay
gắt học thuyết về tư tưởng bẩm sinh của Descartes thì vẫn chịu ảnh hưởng của
Descartes khi ông phân chia các đặc tính của sự vật thành “chất có trước” và
“chất có sau”.
Bài làm này có 08 trang
10/08

Trang số



Câu 5: Phân tích và nhận xét quan điểm của Holbach về vấn đề tôn
giáo.
Holbach cũng đứng trên quan điểm “quyết định luận” duy vật để giải
thích thế giới và chống lại tôn giáo. Theo ông, mọi hiện tượng đều có nguyên
nhân trong bản thân nó. Tuy nhiên, ông lại cho rằng: ngẫu nhiên là những hiện
tượng mà chúng ta không biết nguyên nhân.
Theo ông, đức tin vào cá nhân Chúa hoặc tin vào một phần thưởng hay
hình phạt sau khi chết, không có mục đích hữu dụng, cũng như giải thích thế
giới hoặc như cơ sở hạnh kiểm tốt.
Holbach kịch liệt phê phán tôn giáo. Ông chỉ ra nguồn gốc của tôn giáo là
sự ngu dốt, lo sợ và đau khổ của con người. Về sau, các nhà tư tưởng mới tạo ra
các giáo lý, các tín điều, các luật lệ để ràng buộc con người. Ông cho rằng tôn
giáo là công cụ áp bức nhân dân của bọ quý tộc và bọn thống trị, và làm cho
người ta quên mất bản chất con người, quên đi những lợi ích chân chính. Vì vậy,
để thoát khỏi tôn giáo, con người phải nhìn thấy những nguyên nhân thật sự của
bất hạnh của mình, phải tìm được những liều thuốc do bản thân mang lại chứ
không phải tìm ở tôn giáo.

Bài làm này có 08 trang
11/08

Trang số



×