Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

đánh giá về căn cứ pháp lý của hoạt động đầu tư vào ngành công nghiệp môi trường ở việt nam giai đoạn 2009 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.78 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ
-------------------

TIỂU LUẬN
ĐÁNH GIÁ VỀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH
CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2009-2014
Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh
Lớp: KTE311.6

Hà Nội – 09/2018


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO CÔNG
NGHIỆP MÔI TRƯỜNG.....................................................................................2
1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................2
2. Sự cần thiết phải ban hành pháp luật về hoạt động đầu tư vào ngành công nghiệp
môi trường...........................................................................................................4
CHƯƠNG II. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH
CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2014...6
1. Các căn cứ pháp lý được thông qua năm 2009..............................................6
2. Các căn cứ pháp lý được thông qua năm 2010..............................................9
3. Các căn cứ pháp lý được thông qua năm 2012............................................10
4. Các căn cứ pháp lý được thông qua năm 2013............................................11
5. Các căn cứ pháp lý được thông qua năm 2014............................................13
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM...................16
1. Đánh giá về căn cứ pháp lý của hoạt động đầu tư vào ngành công nghiệp môi


trường ở Việt Nam.............................................................................................16
2. Những đề xuất giải pháp phát huy và cải tiến, khắc phục...........................17
KẾT LUẬN.............................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................21


LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp môi trường là một khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần
đây, tuy nhiên lại có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của toàn cầu. Song hành
cùng xu thế đó, Việt Nam phát triển hướng tới mục tiêu đến năm 2025, ngành công
nghiệp môi trường trở thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong nền kinh
tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường trong nước; từng bước tiến tới xuất
khẩu các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm bảo vệ môi trường có lợi thế cạnh
tranh.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, Việt Nam cần xây dựng môi trường đầu tư
bình đẳng, hấp dẫn và hiệu quả. Một trong những yêu cầu bắt buộc để xây dựng môi
trường đầu tư đó là phải có những văn bản làm căn cứ pháp lý chặt chẽ, phù hợp với
điều kiện thực tế tại Việt Nam cũng như hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước.
Nhìn nhận tình hình thực tế và đánh giá xu hướng phát triển của Việt Nam trong
tương lai, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá về căn cứ
pháp lý của hoạt động đầu tư vào ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam”. Bài
nghiên cứu của nhóm gồm: Chương I: Cơ sở lý thuyết về hoạt động đầu tư vào công
nghiệp môi trường. Chương II: Căn cứ pháp lý của hoạt động đầu tư vào ngành
công nghiệp môi trường ở Việt Nam. Chương III: Thực trạng của việc áp dụng các
căn cứ pháp lý vào ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam.
Dù đã cố gắng trong quá trình soạn thảo, tìm hiểu cũng như đánh giá để đưa ra cái
nhìn tổng quan nhất nhưng chắc chắn bài nghiên cứu của nhóm không tránh khỏi việc
thiếu và có phần sai sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy
cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!
1


2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO CÔNG
NGHIỆP MÔI TRƯỜNG.
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1 Khái niệm về đầu tư, vốn đầu tư
Theo sách giáo trình kinh tế đầu tư, đầu tư được hiểu là sự hi sinh các nguồn lực
ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhất định nhằm thu về các kết quả trong
tương lai lơn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Theo đó, vốn
đầu tư là vốn được sử dụng vào một hoạt động nhất định nhằm thu hút lợi nhuận và/hoặc
lợi ích kinh tế xã hội. 1
Theo Luật đầu tư 2005 của Việt Nam (Số: 59/2005/QH11):
 Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
 Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động
đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

1.2 Công nghiệp môi trường là gì?
Theo định nghĩa của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (USEPA):
Ngành công nghiệp môi trường bao gồm tất cả các hoạt động mang lại thu nhập
gắn liền với (1) sự tuân thủ các quy định luật pháp về môi trường; (2) đánh giá, phân
tích và bảo vệ môi trường; (3) kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và phục sinh các tài
sản đã bị ô nhiễm; (4) cung cấp và vận chuyển các tài nguyên môi trường như nước, các

vật liệu được thu hồi và nguồn năng lượng sạch; và (5) các công nghệ và các hoạt động

1, PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh, TS Nguyễn Thị Việt Hoa; 2016; Giáo trình Kinh tế đầu tư; Nhà xuất bản Lao động

3


góp phần tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên, tăng năng suất sản xuất và
tăng trưởng kinh tế bền vững (có khả năng ngăn ngừa ô nhiễm).
(The environmental industry includes all revenue-generating activities associated
with (1) compliance with environmental regulations; (2) environmental assessment,
analysis, and protection; (3) pollution control, waste management, and remediation of
contaminated property; (4) provision and delivery of the environmental resources of
water, recovered materials, and clean energy; and (5) technologies and activities that
contribute to increased energy and resource efficiency, higherproductivity, and
sustainable economic growth (enabling pollution prevention2.)
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 giải thích thuật ngữ: “Công nghiệp môi
trường là một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục
vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường” và phát triển công nghiệp môi trường là “đầu tư
xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật xử lý và tái chế chất thải; hình thành và phát triển
các khu xử lý chất thải tập trung; sản xuất, cung cấp thiết bị, sản phẩm phục vụ các yêu
cầu bảo vệ môi trường”3.
Thực ra, ở Việt Nam, đối với các chuyên gia và các nhà khoa học môi trường, khái
niệm "công nghiệp môi trường" cũng không phải là quá mới mẻ. Điều này dễ hiểu bởi lẽ
họ là những người đầu tiên tiếp cận đến vấn đề này thông qua nghiên cứu, tham gia thảo
luận tại các hội nghị chuyên ngành quốc tế. Tuy nhiên, để khái niệm này được xã hội,
các doanh nghiệp và người dân tiếp nhận và vận dụng linh hoạt trong thực tế là một
chặng đường dài. Sau hàng loạt vụ việc gây bức xúc như Vedan, Miwon, Hào Dương, và
mới nhất là Fomusa, các vùng đô thị cũng như nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng… thì
công nghiệp môi trường mới lại càng là vấn đề cấp thiết hiện nay.


2 David R.Berg, Grant Ferrier, 1998, “The U. S. Environmental Industry: Meeting the Challenge: U. S. Industry
Faces the 21st Century”, U.S. Dept. of Commerce, Office of Technology Policy
3 Điều 153, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, số 55/2014/QH13, 23/6/2014 Quốc hội

4


1.3 Căn cứ pháp lý là gì?
Theo quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ,
căn cứ pháp lý làm cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra và xử lý văn
bản QPPL là những văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có
hiệu lực hoặc đã được ký ban hành, thông qua tại thời điểm kiểm tra văn bản. Theo đó
những văn bản sử dụng làm căn cứ để ban hành văn bản QPPL là những văn bản QPPL,
có giá trị pháp lý cao, nghĩa là các văn bản hành chính thông thường như (công văn, tờ
trình, kế hoạch, thông báo…) không phải là căn cứ để ban hành văn bản QPPL.
Nói một cách dễ hiểu, căn cứ pháp lý của một hoạt động là những văn bản quy
phạm pháp luật có hiệu lực trong đó có đề cập đến những thẩm quyền, chức năng, nhiệm
vụ, quy định, hướng dẫn, các điều kiện,…liên quan trực tiếp đến hoạt động đó.
2. Sự cần thiết phải ban hành pháp luật về hoạt động đầu tư vào ngành công
nghiệp môi trường
Môi trường luôn là vấn đề cấp thiết hiện nay. Qua hàng loạt các vụ việc bê bối
trong việc xử lý nước thải làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường thì công nghiệp môi
trường lại càng trở nên cấp bách hơn. Không chỉ có vậy, đây còn là một ngành kinh tế
phụ thuộc rất nhiều, chịu tác động lớn vào các chính sách của Nhà nước, ví dụ như
những ưu đãi (thuế, phí) và hỗ trợ (quỹ đất, cơ sở hạ tầng, thông tin phát triển thị trường,
phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự
án xử lý môi trường trọng điểm) đều là những điều kiện cần thiết để khuyến khích các
doanh nghiệp làm về công nghiệp môi trường phát triển, tạo động lực cho việc sử dụng
bền vững tài nguyên, phục hồi môi trường.

Trên thực tế, nhiều Nghị định của Chính phủ có lồng ghép các chính sách ưu đãi,
hỗ trợ cho phát triển CNMT như: Nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt
động BVMT; hay hiều quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng đã được ban hành để
thúc đẩy phát triển ngành CNMT: Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20/7/2009 phê
5


duyệt “Đề án phát triển ngành CNMT đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”,
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 phê duyệt “Chiến lược BVMT quốc gia
đến năm 2020”,...
Có thể nói, công nghiệp môi trường đang ngày được quan tâm và đầu tư phát triển.
Vì vậy, việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đầu tư vào ngành
này là hết sức cần thiết.

6


CHƯƠNG II. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH
CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2014
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp môi trường đang dần được chính
phủ Việt Nam quan tâm, và đã có rất nhiều nghị quyết, nghĩ định cũng như các đề án đã
được phê duyệt liên quan đến công nghiệp môi trường. Do vậy, tiểu luận này sẽ chỉ ra
những căn cứ pháp lý của hoạt động đầu tư vào môi trường trong những năm gần đây,
trình bày theo từng năm.
1. Các căn cứ pháp lý được thông qua năm 2009
Theo Nghị định số 04/2009/NĐ-CP4 của Chính phủ: Về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động
bảo vệ môi trường, Chính phủ có chủ trương ưu đãi đối với các Tổ chức, cá nhân có dự
án đầu tư mới; dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh,
đổi mới công nghệ trong việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường; dự án đầu tư
nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công

nghệ thân thiện với môi trường và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di
dời.
Chương 2 của Nghị định đã nêu ra các ưu đãi, hỗ trợ với các hoạt động đầu tư vào
bảo vệ môi trường về: (1) cơ sở hạ tầng và đất đai; (2) vốn, thuế và phí; (3) trợ giá và hỗ
trợ tiêu thủ sản phẩm; và (4) các ưu đãi và hỗ trợ khác (Điều 8 đến Điều 21).
Tại Điều 22 của Nghị định đã liệt kê các Thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ, cụ thể là:
“1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện không phải đăng ký đầu tư và dự án thuộc diện
đăng ký đầu tư quy định tại Điều 45 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư căn cứ vào ưu đãi, hỗ
trợ hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên
quan tự xác định hình thức và mức độ ưu đãi, hỗ trợ để làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4 Nghị định số 04/2009/NĐ-CP của Chính phủ

7


2. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi, hỗ trợ thì làm thủ tục đăng
ký ưu đãi, hỗ trợ để cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi, hỗ trợ vào Giấy chứng
nhận đầu tư.
3. Đối với dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra đầu tư quy định tại Điều 47 của Luật
Đầu tư đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, hỗ trợ quy định tại Nghị định này, cơ quan
nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi, hỗ trợ vào Giấy chứng nhận đầu tư.
4. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi,
hỗ trợ quy định tại Nghị định này, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư
vào Giấy chứng nhận đầu tư.”
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được hưởng ưu đãi, hỗ trợ được thể hiện ở
Điều 26:
“1. Thực hiện đúng dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường được hưởng ưu đãi,
hỗ trợ theo quy định của Nghị định này.

2. Hằng năm, trước ngày 31 tháng 12 báo cáo kết quả hoạt động cho Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để phối hợp quản lý, thanh tra và
kiểm tra theo quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông
tin báo cáo.
3. Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này, phải thực
hiện báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường
khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Mẫu báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ
Tài nguyên và Môi trường.”

8


2. Các căn cứ pháp lý được thông qua năm 2010
Ngày 10/02/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển dịch vụ
môi trường đến năm 2020” với số 249/QĐ-TTg đã khẳng định vai trò của dịch vụ môi
trường đến sự phát triển kinh tế nói riêng và đất nước nói chung. Vì thế “Nhà nước
khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát
triển dịch vụ môi trường.” (Điều 1). Quyết định đã nêu ra cái giải pháp phát triển ngành
dịch vụ môi trường, với rất nhiều những ưu đãi mở cửa cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước5, cụ thể như sau:
“Giải pháp về ưu đãi, hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ môi
trường được hưởng các chính sách hỗ trợ về đất đai, vốn; ưu đãi về tín dụng; trợ cấp;
miễn giảm thuế, phí ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật.”
“ Giải pháp về nguồn lực:
a) Huy động nguồn lực của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát
triển dịch vụ môi trường;
b) Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn vốn đầu tư khác từ
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện Đề

án;
c) Phê duyệt về nguyên tắc 5 dự án thành phần để thực hiện các nội dung,
nhiệm vụ của Đề án (Phụ lục kèm theo). Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước để thực hiện Đề án trên cơ sở từng dự án thành phần cụ thể được
cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.”
“Giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế:
a) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về dịch vụ môi
trường;

5 “Quyết định về việc phê duyệt “Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020”, Thủ tướng Chính phủ, số 249/QĐTTg, 10/02/2010

9


b) Thu hút tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
về dịch vụ môi trường; tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển dịch vụ môi
trường;
c) Tranh thủ nguồn tài trợ từ các nước, tổ chức quốc tế trong việc phát triển
dịch vụ môi trường.”

3. Các căn cứ pháp lý được thông qua năm 2012
Theo Nghị quyết của Chính phủ số 95/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 về việc quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ công thương đã ghi rõ
vai trò của Bộ Công thương trong việc đầu tư vào công nghiệp môi trường như sau:
a) Quản lý, kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác kỹ thuật an toàn và bảo vệ môi
trường trong ngành Công Thương theo quy định của pháp luật;
b) Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động đặc thù của ngành Công Thương để Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội ban hành;
c) Ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm

ngặt về an toàn lao động đặc thù của ngành Công Thương sau khi có ý kiến
thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
an toàn kỹ thuật công nghiệp và bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên
quan trong việc chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường theo quy
định của pháp luật.6

6 “Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức”, Bộ Công Thương, số 95/2012/NĐ-CP,
12/11/2012

10


4. Các căn cứ pháp lý được thông qua năm 2013
Theo Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, số: 699/QĐ-BCT ngày
31/01/2013 của Bộ Công thương có nêu lên vai trò của quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp với việc bảo vệ môi trường như sau7:
a) Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch,
dự án, đề án bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
b) Giúp Bộ trưởng quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường từ ngân sách
nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
d) Chủ trì tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo
đánh giá tác động môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, dự án thuộc
thẩm quyền phê duyệt của Bộ theo quy định của pháp luật;
e) Hướng dẫn thực hiện quan trắc môi trường, thống kê nguồn thải; xây dựng
và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ công tác quản lý của

Bộ;
f) Đầu mối hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt
động xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa và phế liệu;
g) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan phát triển ngành công nghiệp
môi trường theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường; phổ biến các thông tin về các sản phẩm, công nghệ thân thiện môi
trường.
Ngày 11/07/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Phê duyệt Chiến lược
công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản
hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trong đó đặt mục tiêu phát triển 06 ngành công
nghiệp ưu tiên, trong đó có công nghiệp môi trường.

7 “Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục kỹ thuật an toàn và môi trường công
nghiệp”, Bộ Công thương, số 699/QĐ-BCT, 31/01/2013

11


Đến ngày 01/08/2014, kế hoạch hành động phát triển công nghệ môi trường trong
khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến 2020, tầm nhìn 2030 đã được làm
rõ thông qua Quyết định Số 1292/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với định hướng
“Phát triển mạnh ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng đến năm 2020
trở thành ngành công nghiệp chủ lực, có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, đủ năng
lực đáp ứng yêu cầu xử lý ô nhiễm, môi trường, sử dụng năng lượng bền vững”. Quyết
định đã đề ra mục tiêu của Chính phủ là hoàn thiện thể chế chính sách, tạo môi trường
hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào ngành công nghiệp môi trường. Kế
hoạch phát triển đã nêu rõ những vấn đề chiến lược việc phát triển đầu tư vào công
nghiệp môi trường:
“1. Môi trường đầu tư, bao gồm khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính, chính sách

khuyến khích, ưu đãi của Chính phủ và các yếu tố khác như thông tin, nhận thức của
cộng đồng, năng lực thực hiện, giám sát thực thi các quy định đã ban hành v.v.. đóng vai
trò hết sức quan trọng trong việc thu hút đầu tư. Vì vậy, để thực hiện thành công Chiến
lược công nghiệp hóa và Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp môi trường
và tiết kiệm năng lượng, cần thiết phải hoàn thiện cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển,
tạo môi trường thuận lợi và hấp dẫn để thu hút đầu tư. Các cơ chế, chính sách cần đồng
bộ và nhất quán, được hình thành trên cơ sở có sự tham vấn của doanh nghiệp, vừa tạo
được động lực thu hút đầu tư, vừa tạo được áp lực lên các cơ sở sản xuất để tạo cầu của
thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các nhà đầu tư.
2. Trên cơ sở môi trường đầu tư thuận lợi đã được ban hành, cần công bố thông tin
rộng rãi và tập trung thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp tiềm năng để thực hiện
được mục tiêu của Kế hoạch hành động.
3. Huy động tối đa sự tham gia của các bên: Chính phủ - doanh nghiệp - nhà khoa
học và các chuyên gia đến từ các viện, trường và các chuyên gia quốc tế vào quá trình

12


xây dựng, thực hiện và đánh giá kết quả phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết
kiệm năng lượng.
4. Tăng cường giám sát thị trường và tình hình thực hiện các quy định, công bố kết
quả giám sát định kỳ.”
Để đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra, văn bản Kế hoạch hành động đã
xây dựng lên một tiến trình với những mục tiêu cần đạt tại các giai đoạn ngắn cùng sự
chỉ đạo về trách nhiệm của các Bộ, ngành trong bộ máy Nhà nước.”

5. Các căn cứ pháp lý được thông qua năm 2014
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 số 55/2014/QH13, 23/6/2014 Quốc hội
đã ban hành những luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động đầu tư vào
ngành công nghiệp môi trường như sau8:

a) Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường, đa dạng hóa các nguồn
vốn đầu tư
 Khuyến khích các tổ chức và cá nhân lập quỹ bảo vệ môi trường, phát
triển các công cụ kinh tế để đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi


trường;
Tạo lập và phát triển thị trường thuận lợi cho các hoạt động thuộc lĩnh
vực công nghiệp môi trường.

b) Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường
c) Bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
 Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân chủ động đáp ứng
yêu cầu về môi trường để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa,
dịch vụ trên thị trường khu vực và quốc tế
8 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 số 55/2014/QH13, 23/6/2014, Quốc hội

13




Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hội nhập kinh tế quốc tế có trách
nhiệm phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường trong
nước.

d) Hợp tác quốc tế và phát triển nguồn nhân lực:
 Tăng cường việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài,
dự án hợp tác với các nước tiên tiến nhằm phát triển bền vững ngành



công nghiệp môi trường Việt Nam;
Thu hút và có chính sách ưu đãi đối với chuyên gia nước ngoài, nhất là
người Việt ở nước ngoài tham gia vào việc phát triển ngành công nghiệp



môi trường nước ta;
Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực ở trong nước và
ngoài nước cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi
trường.

e) Chiến lược thực hiện
 Thực hiện lồng ghép việc phát triển ngành công nghiệp môi trường vào
các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành; chiến lược, quy hoạch phát


triển kinh tế - xã hội vùng và địa phương;
Xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong



lĩnh vực công nghiệp môi trường;
Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thu hút, tăng cường và đa dạng hóa các
nguồn lực đầu tư để phát triển bền vững ngành công nghiệp môi trường;
đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp công nghiệp môi




trường thuộc khu vực nhà nước;
Khuyến khích việc thành lập các tổ chức dịch vụ tư vấn môi trường phục
vụ phát triển bền vững ngành công nghiệp môi trường.

14


CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1. Đánh giá về căn cứ pháp lý của hoạt động đầu tư vào ngành công nghiệp môi
trường ở Việt Nam
Năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trường 52/2005 / QH11 giao nhiệm vụ cho Bộ Công
Thương phát triển ngành công nghiệp môi trường, nhưng lúc đó khái niệm “ngành công
nghiệp môi trường” vẫn chưa được xác định trong các văn bản pháp lý của Việt Nam
dẫn đến những hiểu biết khác nhau về phạm vi điều chỉnh cũng như giới hạn áp dụng
của “ngành công nghiệp môi trường”.
Năm 2014, khi thuật ngữ “công nghiệp môi trường” được xác định tại Điều 3,
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014 / QH13 “Công nghiệp môi trường là một ngành
kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về
bảo vệ môi trường” và tại Điều 153, Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014 / QH13, phát
triển công nghiệp môi trường, quy định “Nhà nước đầu tư và có chính sách hỗ trợ tổ
chức, cá nhân phát triển công nghiệp môi trường; xây dựng đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ
thuật xử lý và tái chế chất thải; hình thành và phát triển các khu xử lý, tái chế chất thải
tập trung; sản xuất, cung cấp thiết bị, sản phẩm phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường” 9 thì
thảo luận xoay quanh những vấn đề trên đã giảm bớt. Ngành công nghiệp môi trường đã
được chính thức hợp pháp hoá, là nền tảng cho việc xây dựng các văn bản pháp lý cho
phát triển công nghiệp môi trường
Trong những năm qua, thông qua những văn bản pháp luật có liên quan, Chính
phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều ưu đãi (thuế, phí) và các biện pháp hỗ
trợ (đất đai, cơ sở hạ tầng, thông tin thị trường, phát triển nghiên cứu khoa học và

chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án xử lý môi trường trọng điểm)
cho ngành công nghiệp môi trường nhằm khuyến khích phát triển ngành công nghiệp
9 Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014 / QH13

15


môi trường tại Việt Nam nhưng các ưu đãi và phương pháp hỗ trợ đã không mang lại kết
quả như mong đợi. Ngành công nghiệp môi trường chỉ đáp ứng 2-3% nhu cầu xử lý
nước thải đô thị, 15% xử lý chất thải rắn, 14% xử lý chất thải nguy hại; nhiều lĩnh vực
như tái chế dầu, rác thải nhựa, chất thải điện và điện tử chưa phát triển 10. Bộ Công
Thương đã được giao nhiệm vụ nhưng không được giao chức năng quản lý nhà nước về
phát triển ngành công nghiệp môi trường. Chính phủ vừa ban hành các quy định về
chính sách khuyến khích và hỗ trợ và không có văn bản pháp lý làm căn cứ để so sánh,
phân loại và xác định các đối tượng có thể được hưởng các chính sách hỗ trợ. Kết quả là,
mặc dù nguồn lực khuyến khích và hỗ trợ có sẵn, cả hai cơ quan quản lý nhà nước và
các nhà đầu tư đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực.

2. Những đề xuất giải pháp phát huy và cải tiến, khắc phục
Biện pháp của một số nước trên thế giới:
 Xây dựng các chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm dịch vụ ngành
CNMT: Ngoài các văn bản luật và vấn đề cưỡng chế, nhằm tạo thị trường
cho ngành CNMT, Chính phủ các nước cũng khuyến khích doanh nghiệp xây
dựng, lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm thông qua ban hành hàng loạt
các biện pháp giảm thuế, khấu hao ưu đãi và hệ thống giải thưởng đối với
các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngành.
 Hỗ trợ các dự án nghiên cứu về CNMT từ ngân sách quốc gia: Các nước
trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và các khu vực khác cũng có các
hoạt động thúc đẩy ngành CNMT bằng cách xây dựng các dự án nghiên cứu
sử dụng kinh phí hỗ trợ của nhà nước.


10 “Thực trạng và chính sách phát triển ngành môi trường ở Việt Nam”, 2015, MSc. Phạm Sinh Thành (Ministry of Industry
and Trade), Tạp chí môi trường

16


 Phát triển CNMT thông qua chính sách chuyển giao công nghệ: đại đa số các
nước đang phát triển không tự xây dựng công nghệ, sản phẩm mới mà
thường tập trung vào hoạt động tìm kiếm chuyển giao công nghệ từ các nước
phát triển.
 Mở rộng thị trường ngành CNMT thông qua chính sách ODA: Thông qua
các hỗ trợ về ODA đối với các nước đang phát triển, các nước phát triển
cũng có chính sách hỗ trợ đối với ngành CNMT trong nước bằng cách có
chính sách ưu tiên đối với việc các dự án ODA sử dụng công nghệ, sản phẩm
và tư vấn từ nước tài trợ. Ví dụ Nhật Bản đã sử dụng hệ thống hỗ trợ ODA
của mình ở các nước đang phát triển để tăng thị phần ngành CNMT của mình
tại đây.
 Tổ chức các hội thảo, triển lãm, hội trợ quốc tế để quảng bá sản phẩm, dịch
vụ CNMT: Các nước tiên tiến thường tổ chức các hội thảo, hội trợ, triển lãm
về các công nghệ, sản phẩm, tư vấn môi trường. Ví dụ tại Hoa Kỳ, hàng năm
có hàng chục hội thảo quốc tế, hội chợ, triển lãm khác nhau liên quan đến
ngành này được tổ chức bởi các hiệp hội chuyên ngành như Hiệp hội xử lý
nước thải, Hiệp hội đánh giá tác động môi trường v.v… Các hoạt động này
không chỉ giúp quảng bá đối với các nước khác thông qua việc tạo điều kiện,
tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp nước ngoài tham dự các triển lãm trong
nước, cũng như giúp tổ chức các triển lãm ở nước ngoài.
Từ những kinh nghiệm phát triển ngành CNMT của các nước đi trước và điều
kiện cụ thể của nước ta, có thể rút ra một số bài học cho sự phát triển của ngành
CNMT của Việt Nam như sau:

 Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý song song với việc nâng cao
năng lực thực thi, cưỡng chế, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy
17


định về bảo vệ môi trường. Từ đó, doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm các
giải pháp công nghệ, sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng, làm thúc đẩy sự
phát triển của ngành CNMT. Đồng thời, Nhà nước cần có sự đầu tư thích
đáng đối với hoạt động nghiên cứu và triển khai liên quan đến ngành
CNMT thông qua các cơ chế hỗ trợ tài chính, tổ chức các hội chợ triển
lãm liên quan đến ngành.
 Chính phủ phải có các tiêu chuẩn quốc gia và trình độ kỹ thuật áp dụng
cho từng sản phẩm và thiết bị do ngành công nghiệp môi trường thực
hiện. Dựa trên các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc so
sánh và đánh giá chi phí và chất lượng là minh bạch và đáng tin cậy.
 Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ và các ban ngành có liên quan, bản
thân các doanh nghiệp cũng cần nâng cao tính tự lực trong phát triển sản
xuất kinh doanh thông qua tiếp nhận những công nghệ hiện đại, tạo dựng
môi trường kinh doanh, thị trường sản phẩm, khai thác các hoạt động liên
kết khoa học và công nghệ. Đồng thời, cần xác định BVMT là trách
nhiệm xã hội của DN. Ngoài ra, DN cần phối hợp với các cơ sở đào tạo
nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho hoạt động sản xuất
của DN
 Nâng cao nhận thức toàn dân về bảo vệ môi trường, nhận thức về sự tuân
thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Ý thức bảo vệ môi trường được
nâng cao sẽ tạo ra các luồng dư luận và sức ép của cộng đồng trong xã hội
đòi hỏi các tổ chức, các nhân gây ô nhiễm phải đầu tư xử lý môi trường.
 Cần tận dụng tốt nguồn vốn hỗ trợ ODA để chuyển giao công nghệ cho
ngành CNMT trong nước.


18


KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu này được hoàn thành trên cơ sở đóng góp của các thành viên với
vốn kiến thức được đúc kết ra từ quá trình học tập và nghiên cứu môn Kinh tế đầu tư.
Trong bài tiểu luận, nhóm đã đưa ra những cơ sở lý thuyết khái quát; tổng hợp các
căn cứ pháp lý của hoạt động đầu tư vào ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam qua
các năm 2009, 2010, 2012, 2013 và năm 2014; tự nhìn nhận và đánh giá căn cứ pháp lý
cho hoạt động đầu tư vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam hiện nay. Đồng
thời tìm hiểu hướng đi của các quốc gia đã thành công, xem xét và chọn lọc tự rút ra một
số bài học phù hợp với điều kiện phát triển và hướng đi của Việt Nam sau này: xây dựng
một cách có hệ thống và đồng bộ các đạo luật về bảo vệ môi trường; quan tâm, thực hiện
tốt việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, nhận thức về sự tuân thủ các quy định
về bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng người dân trong xã hội; cần có cơ chế, chính
sách và quan tâm đúng mức tới việc thúc đẩy phát triển thị trường về tư vấn, dịch vụ,
công nghệ, thiết bị… cho ngành CNMT; có sự đầu tư thích đáng cho việc xây dựng và
triển khai các chương trình ưu tiên của Chính phủ về nghiên cứu triển khai, nâng cao
năng lực quản lý môi trường ngoài ra cũng cần tận dụng tốt nguồn vốn hỗ trợ ODA để
chuyển giao công nghệ cho ngành CNMT trong nước.
Do thời gian nghiên cứu không nhiều và năng lực còn nhiều hạn chế nên bài nghiên
cứu của chúng em còn nhiều thiết sót. Mong cô và các bạn có thể cho chúng em những ý
kiến đóng góp để bài nghiên cứu của nhóm hoàn thiện hơn.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David R.Berg, Grant Ferrier, 1998, “The U. S. Environmental Industry: Meeting
the Challenge: U. S. Industry Faces the 21st Century”, U.S. Dept. of Commerce,

Office of Technology Policy:
/>id=HO2wKHufJDkC&dq=The+environmental+industry+includes+all+revenuegenerating+activities+associated+with+(1)+compliance+with+environmental+regulat
ions%3B+(2)+environmental+assessment,+analysis,+and+protection
%3B+(3)+pollution+control,+waste+management,
+and+remediation+of+contaminated+property
%3B+(4)+provision+and+delivery+of+the+environmental+resources+of+water,
+recovered+materials,+and+clean+energy
%3B+and+(5)+technologies+and+activities+that+contribute+to+increased+energy+a
nd+resource+efficiency,+higher+productivity,+and+sustainable+economic+growth+
(enabling+pollution+prevention)&hl=vi&source=gbs_navlinks_s
2. Luật Bảo vệ môi trường 2014, số 55/2014/QH13, 23/6/2014 Quốc hội:
/>ItemID=29068
3. “Nghị định về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bải vệ môi trường”, Chính phủ, số
04/2009/NĐ-CP, 14/01/2009.
4. “Quyết định về việc phê duyệt “Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm
2020”, Thủ tướng Chính phủ, số 249/QĐ-TTg, 10/02/2010.
5. “Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức”, Bộ
Công Thương, số 95/2012/NĐ-CP, 12/11/2012.
6. “Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục
kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp”, Bộ Công thương, số 699/QĐ-BCT,
31/01/2013.

20


7. “Quyết định phê duyệt chiến lược công nghiệp hóa của việt nam trong khuôn khổ
hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Thủ tướng Chính
phủ, số 1043/QĐ-TTg, 01/07/2013.
8. “Quyết định phê duyệt kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp môi
trường và tiết kiệm năng lượng thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của việt nam

trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030”,
Thủ tướng Chính phủ, số 1292/QĐ-TTg, 01/08/2014.
9. Luật đầu tư Việt Nam 2005, Số: 59/2005/QH11, Quốc hội:
/>ItemID=16736cbin.login.em4.oraclecloud.com
10. PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh, TS Nguyễn Thị Việt Hoa; 2016; Giáo trình Kinh tế
đầu tư; Nhà xuất bản Lao động.
11. “Thực trạng và chính sách phát triển ngành môi trường ở Việt Nam”, 2015, MSc.
Phạm Sinh Thành (Ministry of Industry and Trade), Tạp chí môi trường:
/>12. Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong phát triển công nghiệp môi trường,
TS. Nguyễn Văn Phương, Tạp chí Môi trường số 6/2016:
/>%C6%B0%E1%BB%9Dng-vai-tr%C3%B2-c%E1%BB%A7a-doanh-nghi%E1%BB
%87p-trong-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-c%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-m
%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-41510
13. Ngành công nghiệp môi trường. Phần 1: Tổng quan ngành công nghiệp môi
trường, 2012, Trung tâm môi trường công nghiệp :
/>
21



×