Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

thực trạng thu hút và sử dụng vốn oda tại việt nam giai đoạn 2016 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.92 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Báo cáo: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Đề tài:
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN NAY

Lớp:
Môn học: Đầu tư quốc tế
Giảng viên:

Hà Nội, tháng 3 - 2019


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, vốn đầu tư cho phát triển là một trong những
yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam,
một quốc gia có nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, các nguồn lực trong
nước hạn chế, tích lũy chưa cao, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư để thực hiện quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa trở thành chiến lược quan trọng của nền kinh tế. Nguồn
vốn đầu tư phát triển xã hội được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà
nước; tín dụng nhà nước; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI,…), các khoản hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) ,… Trong đó các khoản hỗ trợ phát triển chính thức ODA đóng
góp một phần rất lớn vào tiến trình phát triển của đất nước.
Trong nhiều năm qua, dòng vốn ODA chảy vào Việt Nam khá dồi dào và đã đóng góp
tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội. Nhiều chương trình, công trình, dự án hoàn thành
đã đi vào khai thác phục vụ đời sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế. Theo
thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2016 – 2020, tổng nguồn vốn ODA


có thể đàm phán, ký kết đạt khoảng 20 – 25 tỷ USD và giải ngân đạt khoảng 25 – 30 tỷ
USD (bao gồm cả 22 tỷ USD đã đàm phán, ký kết của các giai đoạn trước chưa kịp giải
ngân). Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng nguồn vốn này đang còn nhiều đáng phải lưu ý.
Chúng ta chưa quản lý hiệu quả và sử dụng hết được nguồn vốn quý giá này; giải ngân
chậm là một vấn đề mà cả Chính phủ và các nước đều quan tâm; việc quản lý và sử dụng
nguồn vốn ODA vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, một câu hỏi được đặt ra là: “Thực trạng
thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam thời gian qua như thế nào? Việt Nam
sẽ làm gì để tiếp tục có được nguồn vốn này trong thời gian tới? Cần có những giải pháp
nào để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA?”
Để trả lời những câu hỏi trên và nghiên cứu sâu thêm về ODA, nhóm chúng em đã chọn
thực hiện đề tài: “Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn
2016 đến nay”. Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót,


nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của cô để bài tiểu luận của em
được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!


Khái niệm và đặc điểm của nguồn vốn ODA
1.

Khái niệm

Theo quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của
Chính phủ: "ODA được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ
nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên
chính phủ". Như vậy, Vốn ODA viết tắt của cụm từ Official Development
Assistance là một hình thức đầu tư nước ngoài gọi là ‘Hỗ trợ phát riển chính thức’. Vì
các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp

với thời gian vay dài.

2.

Đặc điểm
2.1.

Vốn ODA mang tính ưu đãi

Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn (chỉ trả lãi,
chưa trả nợ gốc). Đây cũng chính là một sự ưu đãi dành cho nước nhận viện trợ.
Thông thường, trong ODA, có thành tố viện trợ không hoàn lại (tức là cho không).
Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Thành tố cho không
được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh mức lãi suất viện
trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại. Sự ưu đãi này ở đây là so sánh với tín dụng
thương mại trong tập quán quốc tế. Cho vay ưu đãi hay còn gọi là cho vay “mềm”. Các
nhà tài trợ thường áp dụng nhiều hình thức khác nhau để làm “mềm” khoản vay, chẳng
hạn kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng gần với điều kiện
thương mại tạo hành tín dụng hỗn hợp.

2.2.

ODA mang tính ràng buộc

ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần, hoặc ràng buộc) nước nhận.
Mỗi nước cung cấp viện trợ có thể đưa ra những ràng buộc khác nhau và nhiều khi các
ràng buộc này chặt chẽ đối với nước nhận. Ví dụ, Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật
(hoàn lại và không hoàn lại) đều được thực hiện bằng đồng yên Nhật Bản… Bỉ, Đức và
Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nước mình.



2.3.

Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước nhận và lợi
ích của nước viện trợ

Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là viện trợ giúp hữu nghị, mà
còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho
nước tài trợ. Các nước nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho
mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện được xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tư
vấn vào nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi ích của
bên tài trợ. Do đó, khi nhận viện trợ, các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều
kiện của các nhà tài trợ.

2.4.

ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ

Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần
thường không thấy ngay. Một số nước vì mải ham tính ưu đãi của vốn ODA, nhận ODA
không tính toán lại sử dụng kém hiệu quả nên có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời,
nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ.
Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần
thường chưa xuất hiện. Thông thường, vốn ODA không được đầu tư trực tiếp cho sản
xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Một
số nước do sử dụng không hiệu quả ODA, có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời, nhưng
sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Do đó, trong khi
hoạch định chính sách sử dụng ODA, phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức
mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.


3.

Nguồn luật điều chỉnh về tạo lập, quản lí và sử dụng nguồn vốn ODA tại
Việt Nam
3.1

Các chủ thể tham gia quá trình tạo lập nguồn vốn ODA

- Ở cấp trung ương: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc
Chính phủ, các cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề
nghiệp, các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao.
- Ở cấp địa phương: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.


Ngoài ra, tham gia quá trình tạo lập nguồn vốn này còn có các cơ quan chủ quản
chương trình, dự án ODA; chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và đa
phương, các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ cung cấp các khoản viện trợ không
hoàn lại hoặc có hoàn lại cho Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

3.2

Căn cứ, khoản vay, điều kiện và nội dung thỏa thuận vay vốn ODA

3.2.1 Căn cứ
Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của cả nước,
ngành, vùng và các địa phương; Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm
nghèo; Chiến lược quốc gia vay và trả nợ nước ngoài và Chương trình quản lý nợ trung
hạn của quốc gia; Định hướng thu hút và sử dụng ODA; Các chương trình đầu tư công;

các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu của các ngành, các địa
phương; Chiến lược, chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ
(Nghị định số 132/2018/NĐ-CP).
3.2.2 Khoản vay
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì vận động, xây dựng danh mục yêu cầu tài trợ vốn
ODA, tổ chức đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về vay ODA, phân bổ vốn ODA
cho chương trình, dự án và quản lý nguồn vốn.
3.2.3 Điều kiện
Hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được
vốn ODA là: GDP bình quân đầu người thấp (dưới 1.000 USD) và Mục tiêu sử dụng vốn
ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét
trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận vốn ODA.

3.3

Lãi suất

Vốn ODA cung cấp qua hình thức vay thường có lãi suất ưu đãi (tín dụng ưu đãi).
Đối với việc cho vay lại vốn vay ODA, lãi suất được tính như sau:
- Cho vay lại bằng ngoại tệ: Trường hợp vay lại bằng ngoại tệ gốc vay nước ngoài,
lãi suất cho vay lại bằng 2/3 lãi suất thương mại tham chiếu tương ứng với thời hạn cho
vay lại tại thời điểm xác định điều kiện cho vay lại.


- Cho vay lại bằng Đồng Việt Nam: Lãi suất cho vay lại được xác định bằng lãi
suất cho vay bằng ngoại tệ cộng với tỷ lệ rủi ro tỷ giá giữa ngoại tệ và Đồng Việt Nam.
Ngoài ra, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lãi suất ưu đãi theo mức bằng 30% mức lãi
suất cho vay lại bằng ngoại tệ hoặc Đồng Việt Nam tương ứng, nhưng không thấp hơn lãi
suất vay nước ngoài.
3.4


Hoàn trả vốn vay ODA

Việc hoàn trả vốn vay thực chất là việc trả nợ chính phủ và thực hiện trên cam kết
Chính phủ bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ trực tiếp.
Pháp luật quy định thứ tự ưu tiên hoàn trả vốn vay như sau: Đối với các khoản trả gốc,
lãi, và phí ghi trong thỏa thuận cho vay lại, người vay lại phải hoàn trả theo thứ tự ưu tiên
ngang bằng với bất kỳ khoản vay cùng loại khác. Trong trường hợp người vay lại chỉ trả
được một phần các nghĩa vụ đến hạn, thứ tự để ưu tiên trừ nợ như sau: lãi phạt chậm trả,
lãi quá hạn, lãi đến hạn, phí cho vay lại, gốc quá hạn, gốc đến hạn.

3.5

Phân cấp quản lý, sử dụng vốn ODA

Cấp phát từ nguồn vốn vay trong nước và vay ưu đãi của nước ngoài cho chương
trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và chương trình, dự án thuộc các lĩnh
vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà
nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Về Đầu tư theo Chương trình mục tiêu, việc quản lý chuẩn bị thực hiện chương
trình, dự án đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng công
trình, có tính đến một số yêu cầu có tính đặc thù đối với chương trình, dự án ODA (di
dân, tái định cư, giải phóng mặt bằng; đánh giá tác động môi trường; đánh giá tác động
xã hội) trên cơ sở Điều ước quốc tế về ODA ký kết với nhà tài trợ.
Về Đầu tư phát triển, việc sử dụng nguồn vốn ODA chi cho đầu tư phát triển được
căn cứ vào mục tiêu đầu tư của dự án. Mục tiêu đầu tư khác nhau thường dẫn tới sự khác
nhau của các dự án trong áp dụng chế độ kế toán dự án, báo cáo tài chính dự án; hay các
quy định về giải ngân, chi tiêu, mua sắm.

3.6


Nội dung quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA

Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng ODA


- ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ
thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở tập trung dân chủ,
công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp, gắn quyền hạn với trách nhiệm, đảm bảo
sự phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phát huy tính chủ động của các cấp,
các cơ quan quản lý ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện.
- Thu hút ODA đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm khả năng trả
nợ nước ngoài, phù hợp với năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA của các Bộ, ngành, địa
phương và các đơn vị thực hiện. Bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán của các quy định về
quản lý và sử dụng ODA; bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan; hài hòa
quy trình thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt
Nam và điều ước quốc tế về ODA mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quy trình quản lý, sử dụng vốn ODA
Quy trình quản lý, sử dụng vốn ODA bao gồm: Xác định dự án; chuẩn bị và thẩm
định dự án; thực hiện chương trình, dự án; theo dõi và đánh giá chương trình, dự án .
Vướng mắc, bất cập trong quy định về quản lý sử dụng vốn ODA thể hiện ở sự
chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư. Nhiều dự án cùng một lúc phải
thực hiện 2 hệ thống thủ tục, một thủ tục để giải quyết vấn đề nội bộ trong nước, một thủ
tục với nhà tài trợ. Điều này làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, gia tăng chi phí, tăng
khả năng rủi ro cho đơn vị tiếp nhận ODA.
Giám sát sử dụng vốn ODA
Các chủ thể tham gia giám sát sử dụng vốn ODA
- Quốc hội: Các cơ quan của Quốc hội được phân công giám sát cụ thể gồm Ủy ban


thường vụ Quốc hội, Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc
và một số ủy ban khác của Quốc hội.
- Cơ quan của Chính phủ: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Các Sở Tài chính.
- Các cơ quan chủ quản, chủ chương trình, dự án ODA.
Quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia giám sát


4.

Vai trò của vốn ODA
4.1

Đối với nước tài trợ vốn ODA (nước xuất khẩu vốn)

- Trong hoạt động kinh doanh, kinh tế, tài chính các nước cho vay đều nhằm mục
đích riêng. Với những nước tài trợ thường nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác, theo đuổi
mục tiêu chính trị, theo đuổi giá trị thương mại… Có một thực tế rằng các nước đi vay
vốn ODA thường phải gỡ bỏ dần rào cản thuế quan cho các nước mình đã đi vay. Đây
cũng chính là điều người bỏ tiền mong muốn.
- Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của nước tài trợ vốn hoạt
động thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp. Cùng với sự gia tăng
của vốn ODA, các dự án đầu tư của những nước viện trợ cũng tăng theo với những điều
kiện thuận lợi, đồng thời kéo theo sự gia tăng về buôn bán giữa hai quốc gia. Các nước
cho vay vốn ODA dưới hình thức chuyên gia hỗ trợ hoặc hình thức nhà thầu sẽ có thể
tham gia gián tiếp vào việc sử dụng nguồn vốn của dự án. Rất nhiều khoản cho vay vốn
ODA thường đi cùng nhiều điều kiện như mua trang thiết bị, mua dịch vụ, thuê dịch vụ,
nhân sự… của nước tài trợ vốn. Điều này đóng góp rất lớn vào thúc đẩy kim ngạch
thương mai giữa hai quốc gia.


4.2

Đối với các nước tiếp nhận vốn ODA

Vốn ODA tạo điều kiện cho những nước phát triển nên có nguồn vay thấp, phổ
biến nhất là dưới 2% trong 1 năm. Chính vì thế có thể coi ODA là một trong những
nguồn vốn cực kỳ quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển cho xã hội. Một ưu điểm
khác nữa của vốn ODA đó là thời gian vay có thể kéo dài từ 24 – 40 năm, thời gian ân
hạn thường kèo dài tối thiểu từ 8 năm đến 10 năm. Trong vốn vay ODA được gọi là hỗ
trợ chính thức về tài chính là bởi vì có đến 25% là vốn mềm nghĩa là không cần phải
hoàn lại 25% này.
Nguồn bổ sung vốn quan trọng cho các nước đang phát triển: Tất cả các quốc gia
khi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đều cần đến một lượng vốn đầu tư rất lớn và
đây là thách thức đối với các nước đang phát triển. Với nội lực còn hạn chế thì vốn trong
nước không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư, do đó việc huy động vốn từ nước
ngoài trở nên tất yếu. Đặc biệt, nguồn ODA tập trung đầu tư cho các lĩnh vực cơ sở hạ


tầng ở các nước đang phát triển là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục sự thiếu vốn. Tại
Việt Nam, khoảng 80% lượng vốn ODA được dành cho đầu tư vào lĩnh vực cơ sở

Thực trạng thu hút và sử dụng ODA
(giai đoạn 2016 đến nay)
1.

Tình hình ODA trên thế giới năm gần đây

Trong năm 2016, dòng chảy ODA từ các quốc gia thành viên của Ủy ban hỗ trợ
phát triển (DAC) của OECD đã đạt đến đỉnh cao mới ở mức 142,6 tỷ USD. Điều này thể
hiện ở mức tăng 8,9% so với năm 2015 sau khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái và lạm phát.

Ngoài ra, tỷ lệ ODA/GNI cũng tăng lên 0,32% do khối lượng viện trợ tăng ở hầu hết các
nước tài trợ.
Bảng 1: ODA ròng từ DAC và các nhà tài trợ khác năm 2015-2016


(Nguồn: Development aid rises again in 2016, 2017, OECD)
Đồ thị 1: ODA ròng từ DAC năm 2016


(Nguồn: Development aid rises again in 2016, 2017, OECD)
Một phần của sự tăng ODA trong năm 2016 là do chi phí cho người tị nạn tăng
cao, tuy nhiện, nếu chi phí này được loại trừ, ODA vẫn tăng 7,1%. Cụ thể, ODA chi cho
việc lưu trữ người tị nạn trong các quốc gia tài trợ đã tăng 27,5% theo giá trị thực từ năm
2015 để đạt 15,4 tỷ USD. Con số này tương đương với 10,8% tổng ODA ròng, tăng từ
9,2% năm 2015 và 4,8% vào năm 2014. Nhiều quốc gia tài trợ đã phải chứng kiến dòng
người tị nạn chưa từng có trong hai năm qua, và DAC đang làm việc để làm rõ các quy
tắc báo cáo ODA của mình để đảm bảo chi phí tị nạn không ăn vào quỹ phát triển.


Ngoài ra, trong tổng số ODA ròng, đóng góp DAC cho các tổ chức đa phương đã
tăng gần 10% theo giá trị thực. Khối lượng hỗ trợ cho các dự án song phương cũng tăng
gần 3% trong năm 2016, tuy nhiên tỷ trọng của nó trong tổng ODA ròng đã giảm từ 58%
trong giai đoạn 2010 đến 2012 xuống 49% trong năm 2016. Viện trợ nhân đạo tăng 8%
lên 14,4 tỷ USD
Đồ thị 2: Thành phần ODA ròng của DAC giai đoạn 2000-2016

(Nguồn: Development aid rises again in 2016, 2017, OECD)
Nhìn chung, tổng ODA ròng đã tăng ở 22 quốc gia trong năm 2016, với mức tăng
lớn nhất ở Cộng hòa Séc, Đức, Ý, Ba Lan, Cộng hòa Slovak, Slovenia và Tây Ban Nha
với nguyên nhân chính là chi phí tị nạn tăng cao. ODA đã giảm ở 7 quốc gia, với sự sụt

giảm lớn nhất được thấy ở Úc, Phần Lan, Hà Lan và Thụy Điển. Trong số thành viên
không phải là thành viên của DAC báo cáo dòng viện trợ của họ cho cơ quan OECD, các
Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã công bố tỷ lệ ODA/GNI cao nhất năm 2016 là
1,12%.
Đến năm 2017, ODA ròng đạt mức 146,6 tỷ USD, tương đương 0,31% GNI, con
số này phản ánh mức giảm nhẹ - 0,6% so với năm 2016, đây là kết quả của việc giảm
cường độ của cuộc khủng hoảng tị nạn.
Mỹ tiếp tục là nhà tài trợ lớn nhất (35,3 tỷ USD), tiếp theo là Đức (24,7 tỷ USD),
Vương quốc Anh (17,9 tỷ USD), Nhật Bản (11,5 tỷ USD) và Pháp (11,4 tỷ USD). Ngoài


ra, một số nước đã đạt mức hoặc vượt chỉ tiêu cung cấp ODA mà Liên Hợp Quốc đặt ra
(0,7%): Đan Mạch (0,72%), Luxembourg (1,00%), Na Uy (0,99%), Thụy Điển (1,01%)
và Vương quốc Anh (0,70%).
Bảng 2: ODA ròng từ DAC và các nhà tài trợ khác năm 2016-2017

(Nguồn: Development aid stable in 2017 with more sent to poorest countries, 2018,
OECD)
Đồ thị 3: ODA ròng từ DAC năm 2017


(Nguồn: Development aid stable in 2017 with more sent to poorest countries, 2018,
OECD)
Do cuộc khủng hoảng tị nạn đã có dấu hiệu đi xuống vào đầu năm 2017, ODA
dành cho việc tị nạn đã giảm 13,6% so với năm 2016 xuống còn 14,2 tỷ USD. Chi phí tị
nạn chỉ còn chiếm 9,7% trong tổng ODA so với 11% vào năm 2016.
Bảng 3: Chi phí tị nạn trong tổng vốn ODA năm 2016-2017


(Nguồn: Development aid stable in 2017 with more sent to poorest countries, 2018,

OECD)
Mặt khác, tin tốt là nhờ Nhật Bản và Thụy Điển, viện trợ song phương cho các
nước kém phát triển nhất (LDCs) đã gia tăng 4%, đảo ngược xu hướng giảm trong những
năm gần đây. ODA cho một số quốc gia có nguy cơ bị bỏ lại phía sau (ví dụ Yemen,
Syria, Bangladesh và Nigeria) đã tăng đáng kể vào năm 2017. Có thể giải thích rằng, điều
này được thúc đẩy bởi sự gia tăng trong viện trợ nhân đạo – tăng 6,1% so với năm 2016
lên đến 15,5 tỷ USD.
Đóng góp cho các tổ chức đa phương đã giảm 1,7% so với năm 2016 và chiếm
khoảng 30% tổng vốn ODA, một mức độ không thay đổi đáng kể trong những năm cuối
cùng. Trong khi đó hỗ trợ cho các chương trình, dự án song phương tiếp tục tăng 4% so
với năm 2016, và chiếm 51% tổng vốn ODA.
Hầu hết các quốc gia DAC cung cấp ODA dưới dạng tài trợ, nhưng khối lượng cho
vay song phương đối với các nước đang phát triển đã tăng 13% so với năm 2016. Dữ liệu
sơ bộ cho thấy đối với một số người các quốc gia cho vay ưu đãi chiếm một phần đáng kể
trong tổng vốn ODA song phương của họ. Đối với một số nhà tài trợ, các khoản vay ưu
đãi chiếm hơn một phần tư ODA song phương.


Đồ thị 4: Thành phần ODA ròng của DAC giai đoạn 2000-2017

(Nguồn: Development aid stable in 2017 with more sent to poorest countries, 2018,
OECD)
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, ODA cho ngành Y tế cao hơn bất kỳ ngành nào,
và ODA cho các ngành liên quan đến nhân lực đã bị tụt lại phía sau.
Đồ thị 5: Cơ cấu sử dụng vốn ODA năm 2017

(Nguồn: Final ODA data for 2017 – persistent trends raise concerns, 2018,
Development Initiatives)
Y tế, cơ sở hạ tầng, viện trợ nhân đạo, quản trị và an ninh chiếm 49% tổng vốn
ODA trong năm 2017. Tài trợ cho y tế được tăng cường nhờ mức tài trợ cao cho HIV /



AIDS. Những bệnh này chiếm 32% vốn ODA dành cho sức khỏe. Việc tập trung vào HIV
/ AIDS này chủ yếu là do Mỹ dành 64% ODA cho Y tế / AIDS.
Đồ thị 6: ODA vào Y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác 2002-2017

(Nguồn: Final ODA data for 2017 – persistent trends raise concerns”, 2018
Development Initiatives)
ODA vào các lĩnh vực quan trọng khác liên quan đến vốn nhân lực đã tăng trưởng
chậm hơn nhiều, với chi tiêu cho giáo dục và các dịch vụ xã hội khác phần lớn bị đình trệ
trong những năm gần đây. ODA cho giáo dục, một lĩnh vực quan trọng để phát triển
nguồn nhân lực, đã giảm 325 triệu USD so với năm 2016.
Nhìn chung, tổng ODA ròng đã tăng ở 11 quốc gia trong năm 2016, với mức tăng lớn
nhất ở Pháp, Ý, Nhật Bản và Thụy Điển. ODA đã giảm ở 18 quốc gia, trong nhiều trường
hợp là do số lượng người tị nạn đến thấp hơn, với sự sụt giảm lớn nhất được thấy ở Úc,
Áo, Hy Lạp, Hungary, Na Uy, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. ODA chiếm hơn hai
phần ba tài chính bên ngoài cho các nước kém phát triển nhất, do đó, DAC đã và đang
thúc đẩy việc sử dụng ODA tốt hơn để tạo ra đầu tư tư nhân ở các nước nghèo để giúp đạt
được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA
 Tỉ lệ giải ngân (khả năng hấp thụ nguồn vốn ODA)


(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
- Nhìn chung, vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân tăng dần qua các năm
2001-2012. Tuy nhiên mức giải ngân vẫn chưa tương xứng với mức cam kết.trong đó có
nhiều chương trình, dự án được hưởng các điều kiện tài chính ưu đãi cao phải chuyển tiếp
sang thời kỳ 2011 – 2015.Số vốn tồn đọng này cùng với các khoản vốn ODA ký kết mới
trong thời kỳ 2011 - 2015 sẽ tạo áp lực lớn đối với nhiệm vụ giải ngân nguồn vốn này
trong 5 năm 2011 – 2015.

 Cam kết, ký kết, giải ngân vốn ODA giai đoạn 2011-2015

- Năm 2010, Việt Nam đã chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình, do
đó nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam có thể giảm bởi vì nguồn vốn này chủ yếu dành
cho các nước nghèo, chậm phát triển, theo đó điều kiện về vay vốn cũng khó khăn hơn.
Giai đoạn 2011-2015, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, vì
thế cần có những chính sách thu hút và sử dụng ODA cho phù hợp với tình hình mới
- Thống kê số liệu về vốn ODA giai đoạn 2011 đến 2015 cho thấy, lượng vốn
cam kết giai đoạn này có xu hướng giảm qua các năm.


(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
- Những năm gần đây, giải ngân của một số nhà tài trợ quy mô lớn (Nhật Bản,
Ngân hàng Thế giới - WB) đã có tiến bộ vượt bậc.
- Tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ nhì và
năm 2012 đứng thứ nhất thế giới, tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm
2011 lên 19% năm 2012.
- ODA đóng vai trò quan trọng trong tổng đầu tư xã hội. Giai đoạn 2011-2015,
ODA đóng góp vào tổng đầu tư thấp hơn so với giai đoạn 2006-2010 (12-13%) do Việt
Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Theo tính toán sơ bộ, từ năm 2011 đến 9
tháng đầu năm 2014, tỷ trọng ODA trong tổng đầu tư xã hội vào khoảng 8,5-10%/năm.
Bảng: ODA đóng góp vào tổng đầu tư xã hội giai đoạn 2011-2015
Năm

Tỷ trọng ODA trong
tổng đầu tư XH(%)

2011

Tổng đầu tư toàn XH ODA thực hiện

chuyển đổi sang USD (tỷ USD)
(tỷ USD)
41,810
3,650

2012

47,110

3,579

8,71

2013

51,957

5,137

9,89

9 tháng đầu năm 40,678
2014

4,105

10,09

8,73



- Nguồn vốn ODA chỉ chiếm khoảng 4% GDP, song lại chiếm tỷ trọng đáng kể
trong tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bình quân chiếm khoảng 1517%).Có thể nói, ODA là nhân tố xúc tác cho phát triển, giúp Việt Nam thực hiện thành
công các chiến lược phát triển 10 năm và các kế hoạch 5 năm. Cụ thể:


Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: có các chương trình dự án
ODA ký kết trong thời kỳ 1993 – 2008 đạt tổng giá trị khoảng 5,5 tỷ USD, trong
đó có rất nhiều dự án quy mô lớn. Các chương trình và dự án ODA đã góp phần
cải thiện và phát triển sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam,
như: các chương trình phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn, nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn, phát triển lưới điện nông thôn…

- Các dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn đã góp phần cải thiện đời sống người
dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới
các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục..., góp phần quan trọng vào công tác
xoá đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn. Theo báo cáo, kết quả thực hiện các chỉ tiêu
về giảm nghèo giai đoạn 2005 – 2010 (áp dụng chuẩn nghèo cũ): Tỷ lệ hộ nghèo cả nước
đã giảm từ 22% (năm 2005) xuống còn 18,1% (năm 2006); 14,75% (năm 2007); 12,1%
(năm 2008); 11,3% (năm 2009) và 9,45% (năm 2010). Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 62
huyện nghèo giảm xuống còn 37%.
- Đối với giai đoạn 2010- 2013 (áp dụng chuẩn nghèo mới): Tỷ lệ hộ nghèo cả nước
đã giảm từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 11,76% (năm 2011) và 9,6% (năm 2012), năm
2013 còn khoảng 7,6%-7,8%. Tuy nhiên các kết quả của các chương trình giảm nghèo
chưa được đánh giá cao khi mà tỷ lệ tái nghèo vẫn rất cao, có thể thấy các kết quả của
chương trình dự án chưa đảm bảo được tính bền vững.
- Bên cạnh đó, các chương trình, dự án ODA cũng đã hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa
học, công nghệ nông nghiệp giúp nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp,
tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.



Về năng lượng: Nhờ có ODA, Việt Nam đã xây dựng hàng loạt các dự án nguồn
thuỷ điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo, lưới điện và trạm phân phối... góp phần
nâng cao năng lực sản xuất, truyền tải, phân phối, quản lý hệ thống điện, đáp ứng
nhu cầu tăng trưởng phụ tải cao với tốc độ 15%-17%/năm.



Về giao thông vận tải: Đây là ngành tiếp nhận vốn ODA nhiều nhất. Trong thời kỳ
1993-2013, ngành Giao thông Vận tải đã hoàn thành và đang thực hiện 132 dự án
với tổng vốn ODA hơn 17 tỷ USD, trong đó đã hoàn thành 83 dự án với vốn ODA


đạt 5 tỷ USD và đang thực hiện 49 dự án với số vốn ODA khoảng 12 tỷ USD. Các
chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực này đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn
thiện hệ thống giao thông quốc gia cũng như giao thông vùng và tại các tỉnh,
thành. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều dự án đi vào hoạt động cho thấy sự xuống cấp
nhanh chóng của các công trình, không đảm bảo như những mục tiêu đề ra. Như
các dự án tiêu biểu là tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng chiều dài
50km, với mức đầu tư giai đoạn đầu là 3734 tỷ đồng đã tăng lên 8974 tỷ đồng,
được báo cho là thiết kế đạt loại chuẩn loại A1, có 6 làn xe, hiện đại nhất Việt
Nam, tuy nhiên đường mới lưu thông xe hơn 1 năm nay, nhưng đã xuất hiện
những điểm lún mang tính chất tử thần, có nhưng nơi trông như mặt ruộng mới
cày xong. Tuyến đường cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Dây dài 55km tổng
vốn đầu tư 20530 tỷ đồng cũng diễn ra tình trạng tương tự. Tuyến đường cao tốc
Pháp Vân – Cầu Giẽ có tổng chiều dài 29 km với vốn đầu tư 6731 tỷ đồng , hiện
cũng xuống cấp trầm trọng, mặt đường bị nứt, lún dường như trên toàn tuyến. Có
tháy các dự án ODA không đạt được tính Hiệu quả và duy trì tính bền vững của
nó.



Trong giáo dục và đào tạo: Tất cả các cấp học đều nhận được sự hỗ trợ thông qua
các chương trình và dự án ODA, giúp tăng cường năng lực dạy và học, hỗ trợ trẻ
em bị thiệt thòi được đến trường, đẩy mạnh giáo dục cho tất cả mọi người. Bên
cạnh đó, còn phải kể đến các dự án hỗ trợ kỹ thuật, chủ yếu bằng viện trợ không
hoàn lại, đã đào tạo và đào tạo lại cho hàng vạn cán bộ Việt Nam ở các cấp về
nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quản lý kinh tế, tài chính ngân hàng,
quản trị công...

Các chương trình và dự án ODA đưa tới Việt Nam những chuyên gia quốc tế từ
khu vực và thế giới, thông qua đó, cán bộ Việt Nam đã học hỏi được không những
về chuyên môn mà còn phong cách làm việc chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm
đối với công việc được giao.
• Về y tế: các chương trình, dự án ODA đã tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho
công tác khám và chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, xây dựng cơ sở sản
xuất kháng sinh, trung tâm truyền máu quốc gia...
Ngoài ra, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phòng chống HIV/AIDS và các
bệnh truyền nhiễm được thực hiện bằng vốn ODA đã đem lại hiệu quả tích cực.Sự hỗ trợ
của ODA đối với ngành y tế trong thời gian qua đã góp phần vào những tiến bộ đạt được
trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) liên quan tới y tế.


Trong phát triển đô thị và bảo vệ môi trường: Từ nguồn vốn ODA, hầu hết các
thành phố, thị xã, thị trấn đã được xây dựng mới, cải tạo hoặc mở rộng hệ thống
cung cấp nước sinh hoạt, thoát nước và một số nhà máy xử lý nước thải. Nhiều
thành phố ở Việt Nam đã được cải thiện về môi trường bằng các dự án vốn ODA,
điển hình thành công là dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở thành phố Hồ Chí
Minh, với sự hỗ trợ vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), dòng kênh tưởng như
đã chết này lại hồi sinh, trở thành con kênh xanh, sạch, đẹp.
• Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ: Nhiều kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên

tiến được chuyển giao cho các cơ quan, các trung tâm nghiên cứu, cũng như các
bộ, ngành và địa phương với sự hỗ trợ của các chương trình, dự án ODA về công
nghệ cao, tiên tiến trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu, công nghệ xây dựng... Dự án phát triển hạ tầng khu công nghệ
cao và Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội do
Nhật Bản tài trợ là một thí dụ điển hình.
• Về xây dựng thể chế: Thông qua việc tiếp nhận nguồn vốn ODA, Việt Nam đã học
hỏi được những kiến thức, kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện môi trường thể chế,
pháp lý trong quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
và khu vực, nhất là quá trình chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Nhiều dự thảo luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật đã được xây
dựng với sự hỗ trợ của nguồn vốn ODA, như: Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật
Thương mại, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp…


Có thể thấy, vốn ODA đã được tập trung cao để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và
xã hội, góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn
của khu vực tư nhân, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân... và đóng vai trò
quan trọng trong tổng đầu tư xã hội. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng ODA, vốn vay
cũng như vốn viện trợ, không phải là "thứ cho không".Nếu không được sử dụng hiệu quả,
gánh nặng nợ sẽ càng nặng thêm. Hơn nữa, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập
trung bình, thì các ưu đãi của nguồn vốn ODA không còn như trước. Vì thế, trong bối
cảnh nguồn lực hạn chế, việc tiếp tục huy động vốn ODA vẫn rất cần thiết, nhưng cần
phải cân nhắc để nguồn vốn quý giá này được sử dụng hiệu quả nhất.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LÝ VÀ
SỬ DỤNG
1.

Hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách



Kể từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý
cho việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Song vẫn còn tồn tại những vấn đề như
thiếu một số hướng dẫn thực thi các văn bản cụ thể, hoặc chưa có những nghị định phù
hợp về quản lý tài chính, hoặc còn những khác biệt giữa quy định của Chính phủ với quy
định của nhà tài trợ… Do đó, trong thời gian tới Chính phủ cần: xúc tiến rà soát lại hệ
thống các văn bản pháp quy có liên quan đến quản lý vốn ODA nhằm bổ sung những quy
phạm mới mà thực tế đòi hỏi, đồng thời chỉnh sửa những bất cập trong các văn bản đã
ban hành. Cần sớm ban hành nghi định mới về tái định cư và giải phóng mặt bằng nhằm
giải quyết cơ bản những vướng mắc về vấn đề này.
Chính phủ cần tiếp tục làm hài hòa thủ tục tiếp nhận và thực hiện chương trình, dự
án ODA giữa Việt Nam và các nhà tài trợ thông qua việc hài hòa về khuôn khổ thể chế,
pháp lý và tổ chức hội nghị liên quan đến việc quản lý, sử dụng ODA để xác định và tháo
gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện chương trình dự án. Để
khuôn khổ pháp lý về ODA có tính ổn định cao và có khả năng điều chỉnh tốt đối với
hoạt động quản lý và sử dụng ODA cần quán triệt một số những yêu cầu sau:
Thứ nhất, phải thiết lập được chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của người
ra quyết định đầu tư. Các chế tài này phải rõ ràng cụ thể tới mức: (i) Người quyết định
đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát phải bị xử lý ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ
sai phạm, có thể xử phạt hành chính, có thể bị cách chức hoặc miễn nhiệm; (ii) Chủ đầu
tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lượng dự án, chấm dứt tình trạng
giao cho người không đủ điều kiện năng lực chuyên môn nghiệp vụ thực hiện quản lý dự
án; (iii) Sắp xếp lại các ban quản lý dự án theo đúng tiêu chí và tiêu chuẩn phù hợp; (iv)
Chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên các ban quản lý dự án,
phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh và đề xuất các biện pháp xử lý.
Thứ hai, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan hữu trách trong việc ra quyết
định quản lý vốn ODA, nên lựa chọn một cơ quan chịu trách nhiệm hoàn toàn từ khâu
chuẩn bị dự án đến khõu thực hiện, vận hành và khai thác dự án. Nên thành lập tổ chức
liên ngành làm nhiệm vụ tổng hợp, phân tích thông tin, đánh giá tình hình trong mối quan

hệ với các chỉ tiêu vĩ mô như: dư nợ quốc gia, dư nợ chính phủ, tốc độ tăng sản phẩm
trong nước, kim nghạch xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, bội chi ngân sách nhà nước.
Tập trung công tác quản lý và sử dụng vốn ODA vào một đầu mối theo hướng hình thành
một cơ quan quản lý nợ công, trong đó chủ yếu là ODA. Cần khắc phục tình trạng yếu
kém trong công tác điều phối và chia sẻ thông tin giữa các bộ, cũng như giữa Trung ương
và địa phương. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới tất cả các công đoạn phối hợp và triển khai


ODA: từ khâu xây dựng các công trình quốc gia mang tính chất liên ngành, liên đới cao
cho đến việc quản lý ở cấp cơ sở như vấn đề giải phóng mặt bằng, tái định cư…
2.

Hoàn thiện cơ chế và mô hình quản lý phù hợp ; quản lý chặt chẽ các dự
án chống thất thoát lãng phí

Cần cải tiến cơ chế quản lý theo hướng sau:
Một là, tạo lập một cơ chế quản lý sao cho ban quản lý dự án phải chịu trách
nhiệm toàn diện về dự án từ khâu chuẩn bị cho tới khâu thực hiện, nghiệm thu và vận
hành dự án trước chủ đầu tư và đối tượng thụ hưởng. Xác định rõ ràng tính pháp lý của
ban quản lý dự án theo hướng đảm bảo tính chuyên nghiệp, tăng cường tính minh bạch,
chống khép kín và tự chịu trách nhiệm.
Hai là, chủ đầu tư với tư cách là người đại diện pháp nhân của Nhà nước trong
việc sử dụng nguồn vốn, phải chịu trách nhiệm cụ thể trước Nhà nước về công trình của
mình cả về tiến độ cũng như chất lượng. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người
đứng đầu ra quyết định. Từ đó buộc chủ đầu tư phải phải lựa chọn ban quản lý dự án thực
sự có chất lượng phù hợp với yêu cầu của công việc, tránh tình trạng khép kín trong quản
lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Ba là, xây dựng quy chế làm việc của ban quản lý dự án một cách chặt chẽ, có
chính sách đãi ngộ, có kinh phí hoạt động rõ ràng, minh bạch. Đồng thời, có chế độ
thưởng, phạt nghiêm minh: khi công trình không bị thất thoát, đạt yêu cầu chất lượng,

đúng tiến độ thì chủ đầu tư có chế độ khen thưởng. Ngược lại, qua thanh tra, kiểm tra,
nếu công chức hoặc cán bộ ban quản lý dự án có sai phạm thì xử lý kỷ luật nghiêm khắc,
trong đó người lãnh đạo cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

3.

Chuẩn bị cẩn thận , chi tiết các khâu chuẩn bị dự án để đảm bảo thuận
lợi trong quá trình thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng :

Để đảm bảo tiến độ thực hiện cũng như đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội của dự
án thì công tác quy hoạch chuẩn bị dự án trong thời gian tới cần được chú trọng hơn,
trong đó cần nhấn mạnh hơn tới các khía cạnh sau:


×