Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

xây dựng dự án đầu tư và đánh giá tính khả thi của dự án cửa hàng trà sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.49 KB, 23 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



Mục lục

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

I. Phân tích môi trường
tư 4

KHOA TÀI CHÍNH

1. Môi trường kinh

kinh doanh và cơ hội đầu
doanh. 4

2. Cơ hội đầu tư..................................................................................................5
II. Xây dựng chi tiết.................................................................................................6
1. Thông tin cơ bản:

............6
2.

BÀI TẬP LỚN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2

Thông
tin chi


tiết 6

XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN
DỰ ÁN: CỬA HÀNG TRÀ SỮA
giá tính khả
11

Giảng viên bộ môn: ThS. Bùi Thị Lan Hương

III.
Phân tích
và đánh
thi của dự án

1. Điểm

mạnh

11

2. Điểm

yếu

11

3. Cơ hội

12


4. Thách

thức

IV.

Thẩm định tài chính của dự án.......................................................................12

1. Dự toán chi phí.............................................................................................12
2. Dự toán doanh thu.......................................................................................18
3. Số liệu tính toán về độ khả thi của dự án đầu tư.......................................19

12


Mở đầu
Đầu những năm 2000, những khách hàng ở Việt Nam lần đầu biết đến một thức
uống với tên gọi là “trà sữa trân châu” đến từ Đài Loan bên cạnh những món đồ
uống quen thuộc khác như trà và cà phê. Tưởng như trà sữa đã hoàn toàn bị tẩy
chay sau những thông tin tiêu cực về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm vào cuối
năm 2009, thế nhưng từ năm 2013 trở đi, thị trường trà sữa lại trở nên sôi động hơn
bao giờ hết với hàng trăm nhãn hiệu lớn nhỏ đổ về Việt Nam. Trà sữa trở thành một
món đồ uống quen thuộc với giới trẻ và ngày nay, cứ mỗi khi một nhóm bạn hẹn
với nhau ra ngoài uống nước thì câu cửa miệng đa phần là “đi trà sữa đi”.
Mặc dù đã có những dấu hiệu bão hòa của thị trường nhưng nhóm chúng em nhận
thấy đây vẫn là một “miếng bánh” lớn và nhiều tính khả thi. Với số vốn ban đầu
không cần quá lớn, chúng em quyết định sẽ lựa chọn dự án thành lập một cửa hàng
trà sữa. Đồng thời, chúng em sẽ áp dụng các kỹ thuật phân tích hiệu quả của dự án
đồng thời phân tích các khía cạnh thực tế trong xã hội để hoàn thiện vấn đề nghiên

cứu này.
Với vốn kiến thức và kinh nghiệm hạn chế, bài nghiên cứu còn chứa đựng nhiều
thiếu sót. Vì vậy chúng em rất mong nhận được ý kiến nhận xét và đóng góp từ cô
giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
I.

2


II.

Phân tích môi trường kinh doanh và cơ hội đầu tư

1. Môi trường kinh doanh
1.1.

Yếu tố khách quan

 Cấp độ nền kinh tế quốc dân
- Trong mười năm từ 2008-2018 nền kinh tế Hà Nội tăng và phát triển ổn định
đã dần chứng tỏ vị trí đầu tàu, là động lực phát triển vùng kinh tế của khu
vực phía Bắc, nền kinh tế tăng trưởng bình quân 7,41%/năm gấp gần 1,3 lần
bình quân chung của cả nước là 6%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng
tích cực tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ tăng cả về số lượng và chất
lượng, ngành nông nghiệp giảm. Thu hút đầu tư nước ngoài tăng cải thiện tốt
môi trường kinh doanh, đầu năm 2018 dẫn đầu FDI và số DN trên địa bàn
không ngừng tăng lên. Chính sách an sinh xã hội đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo
giảm đời sống con người cải thiện và chi tiêu nhiều hơn. Cùng với đó là sự
phát triển của thương mại điện tử, các app mua sắm đặt đồ ăn trên mạng

ngày càng nhiều và đa dạng với nhiều chính sách khuyến khích người tiêu
dùng mua sắm. Luật doanh nghiệp đã thể hiện rõ đường lối đổi mới toàn
diện nền kinh tế cho phép các loại hình doanh nghiệp ra đời tự do cạnh tranh
trong khuôn khổ pháp luật, thủ tục hành chính được điều chỉnh khá nhiều tạo
ra cơ chế thông thoáng giúp cho việc đăng kí kinh doanh trở nên dễ dàng và
nhanh chóng hơn rất nhiều.
- Ngoài là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp công ty, Hà Nội còn là nơi tập
trung hầu hết các trường đại học của khu vực phía Bắc. Số lượng nhân viên
văn phòng và sinh viên chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong doanh thu của các cửa
hàng ăn uống tiện lợi. Phần lớn nhân viên văn phòng sẽ thích đến những
quán café những nơi có không gian trang trọng phù hợp với hoàn cảnh công
việc, còn lại học sinh sinh viên và phần nhỏ nhân viên văn phòng có thu
nhập thấp thường đến những nơi được trang trí bắt mắt để gặp mặt nói
chuyện, checkin và là nơi nghỉ ngơi sau những giờ tan ca và địa điểm đầu
tiên được đề xuất luôn là quán trà sữa.
 Cấp độ ngành
- Đối tượng khách hàng: học sinh cấp 3, sinh viên và nhân viên văn phòng
nhưng phần lớn tập trung vào sinh viên.
3


- Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều hãng trà sữa tên
tuổi như Royal, Tocotoco, The Alley, Dingtea… Đây là những hãng mà có lẽ
không một giới trẻ nào không biết tới vì họ có hệ thống quy mô bao phủ
rộng rãi toàn quốc và trải đều trong khu vực trung tâm tp Hà Nội. Thế nhưng
do tính chất nhượng quyền thương hiệu nên các hãng tên tuổi này không thể
kiểm soát được chất lượng của sản phẩm mình, dạo gần đây chúng ta luôn
bắt gặp những bài review với ấn tượng không tốt về cả chất lượng sản phẩm
và dịch vụ. Và cũng không thể bỏ qua các đối thủ tiềm ẩn như các hàng quán
ăn nhanh tiện lợi như Circle K.

- Nhà cung ứng: chọn nguyên liệu ở những nơi đảm bảo chất lượng và rõ
nguồn gốc và có đầy đủ giấy tờ kiểm định chất lượng. Hiện nay thì trên thị
trường có rất nhiều nhà cung cấp luôn public thông tin và cạnh tranh hấp
dẫn.
1.2. Yếu tố chủ quan
 Khả năng tài chính
Sử dụng 100% vốn tự có từ các thành viên nên không bị áp lực trong việc trả
nợ ngân hàng và rút gọn quá trình xây dựng đầu tư.
 Đội ngũ chuyên môn quản lý
Các thành viên đều là những sinh viên trẻ năng động, ham học hỏi và sáng
tạo, hầu hết đều là sinh viên khối ngành kinh tế. Nhân viên được học việc
đào tạo một cách bài bản, đúng quy trình.
2. Cơ hội đầu tư
- Cửa hàng sẽ đưa ra một menu với những món đồ uống đa dạng, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và mức giá sản phẩm từ 25.000VNĐ đến
50.000VNĐ phù hợp với túi tiền của phân khúc khách hàng chúng tôi hướng
tới. Quán sẽ nâng cao chất lượng về dịch vụ như wifi mạnh và không hạn
chế giờ truy cập cho khách hàng, nhà vệ sinh luôn luôn được đảm bảo sạch
sẽ, nhân viên thân thiện với khách hàng để đảm bảo luôn làm khách hàng hài
lòng.
- Mặt bằng được thuê ở phố Nam Đồng dễ tìm đi lại thuận tiện gần nhiều
trường cấp 3, trường Đại học và nhiều doanh nghiệp lân cận ví dụ như
trường cấp 3 Lê Quý Đôn, Kim Liên; trường Học viện ngân hàng, trường đại
học Công Đoàn; .v.v. nên quán sẽ tập trung vào việc thiết kế, bài trí cửa hàng
theo phong cách hiện đại, đơn giản, tinh tế với gam màu chủ đạo là màu
4


trắng, be và nâu để thu hút các đối tượng khách hàng mong muốn đến trải
nghiệm không chỉ ở đồ uống mà còn cả không gian cửa hàng.

- Chúng tôi cũng sẽ áp dụng liên kết với các app cung cấp dịch vụ ship đồ như
Now.vn, Grab Food để tăng doanh thu và tăng sự tiện lợi cho khách hàng.
Ngoài ra cửa hàng cũng có dịch vụ nhân viên ship theo yêu cầu để đảm bảo
được chất lượng của sản phẩm và nhu cầu của khách hàng.

III.

Xây dựng chi tiết
1. Thông tin cơ bản:
- Tên dự án: dự án quán trà sữa
- Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ ăn uống
- Đối tượng chủ yếu: học sinh sinh viên và người đi làm
- Ngành nghề: kinh doanh đồ uống
- Thời gian của dự án: 8 năm
- Địa chỉ: mặt tiền phố Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
- Hình thức đầu tư: 100% vốn tự có
2. Thông tin chi tiết
2.1. Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn: 210 triệu, 100% là vốn tự góp của các thành viên. Với kinh
nghiệm đã từng làm trong các quán trà sữa và hiểu biết về thị trường, các
thành viên muốn thành lập cửa hàng mới với nguồn vốn ban đầu là 100%
vốn tự có để có thể giảm thiểu được chi phí của dự án mà vẫn đem lại lợi
nhuận mong muốn của mình.
2.2. Sản phẩm và dịch vu
- Đồ uống cho học sinh sinh viên và người đi làm.
- Hình thức: bán trực tiếp và online, bao gồm cả dịch vụ ship cho khách hàng
ở xa thông qua các ứng dụng đặt đồ: Foody, Now, Grab…
- Với xu hướng phát triển cũng như nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là ở
giới trẻ cũng như dân văn phòng ngày càng tăng đối với mặt hàng trà sữa thì
khả năng quán xâm nhập được thị trường và chiếm được lòng người tiêu

dùng là khá cao.
- Đặc biệt là tất cả nguồn nguyên liệu đều được đảm bảo kiểm tra chất lượng
trước khi nhập cũng như được nhập từ những nhà cung cấp đã có tiếng, đảm
bảo cho khách hàng có một li đồ uống an toàn và thơm ngon.
2.3. Nhà cung cấp
5


Cửa hàng sẽ kí hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu có tiếng và đã có
mặt trên thị trường nhiều năm và đặt tiêu chí sạch, đảm bảo an toàn và cũng
như giá cả hợp lí. Và nhà cung cấp chúng tôi đặt niềm tin đó là Beemart và
VietBlend.
CÔNG TY CỐ PHẦN BEEMART
Số 5, ngõ 26 Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội
Hotline: 1900 636 546
Email:
FB: Beemart - Thế giới đồ làm bánh
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐỒ UỐNG
VIETBLEND
Số 10, ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 1900685166
Email:
Website: Vietblend.vn
2.4. Địa điểm
- Mặt tiền phố Nam Đồng
- Diện tích: 45m2, 3 tầng, mặt tiền 5m, có đủ chỗ để xe
- Giá thuê: 30tr/ tháng
2.5. Thiết kế thi công
Vì thuê mặt bằng còn thô sơ nên chúng tôi đã tự lên thiết kế lại từ đầu và
thuê một công ty thiết kế để lắp đặt theo thiết kế có sẵn

- Quẩy bar: rộng 20m2, có quẩy đặt order, thanh toán và pha chế
- Khu khách ngồi: 3 tầng, mỗi tầng sẽ có 5 bộ bàn ghế 4 người, tầng 1 và tầng
2 sẽ có 1 bộ bàn ghế 8 người
- Kho để đồ: tầng 3, chia làm 2 khu, 1 khu dùng để nấu nguyên liệu và một
khu để nguyên liệu dự trữ hàng ngày
- Khu vệ sinh: gồm 1 buồng rửa tay chung bên ngoài và 2 phòng vệ sinh nam,
nữ riêng biệt
- Nội thất: sử dụng chủ yếu là gỗ và cây xanh, đèn trang trí và sử dụng cửa
kính hầu như toàn bộ khung cửa hàng để tận dụng tối đa ánh sang ngoài trời.
6


- Vẽ tường: ở quẩy bar và các khu phục vụ khách hàng sẽ được trang trí bằng
các hình ảnh nghệ thuật việt nam
- Cây: các chậu cây sẽ được bố trí hợp lý xung quanh nơi khách hàng ngồi, bố
trí 1 bàn dài đặt các chậu cây sát với cửa kính (không giới hạn)
- Đèn trang trí
- Trên tầng thượng: 1 quầy bar di động
 Một dàn sắt trên cao bao trọn diện tích tầng thượng để treo bóng đèn và
trồng hệ thống cây leo để tạo cảm giác trong lành, đặt chậu cây ở bốn
xung quanh góc tầng thượng cũng như quanh quầy bar
 Các vị trí ngồi bao gồm: một chỗ ngồi tập trung ở khoảng giữa với việc
đặt các ghế sofa xung quanh một chậu cây; 3 mặt bàn dài chạy sát theo
hàng lang theo 3 mặt tầng thượng hướng về quầy bar. Trước quầy bar sẽ
là một chỗ đặt mic và hệ thống âm thanh để tổ chức cho việc giao lưu âm
nhạc cuối tuần vào mỗi tối thứ 7.
Công ty thiết kế mà chúng tôi tin tưởng lựa chọn đó là Nội Thất My House,
chịu trách nhiệm tư vấn và thi công theo thiết kế đã có sẵn. Nội thất
Myhouse chuyên thiết kế thi công nội thất trọn gói trên toàn quốc. Tạo
không gian tinh tế với nhiều phong cách thiết kế ấn tượng.

CÔNG TY NỘI THẤT MY HOUSE
Tòa nhà New Skyline, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Email:

Website:
Hotline: 096 504 82 86
2.6. Nhân sự: 12 người
- Quản lý (1 người): Quản lý sẽ trực tiếp giám sát các ca làm việc của nhân
viên đồng thời kiểm tra sát sao về việc kinh doanh hằng ngày của cửa hàng,
kiểm tra kho nguyên liệu, quầy bar.
- Pha chế (2 người): là nhân viên quầy bar giúp cho khách hàng khi bước vào
đến order đồ uống, nhận những đơn đặt hàng từ điện thoại và thanh toán,
thực hiện pha chế tại quầy với những nguyên liệu sẵn có.
7


- Nhân viên order, thanh toán (5 người): nhân viên order đồ uống và dưới sự
điều hành của quản lý.
- Nhân viên phục vụ, dọn dẹp: Nhân viên trực tiếp chăm sóc khách hàng và
chịu trách nhiệm dọn dẹp cửa hàng.
- Bảo vệ (1 người): nhân viên bảo vệ có trách nghiệm trông giữ xe cho khách
hàng khi khách vào quán, đảm bảo an ninh cho quán hoạt động.
2.7. Khung giá
Công ty định giá dựa trên 2 tiêu chí: giá cả mặt bằng chung của các cửa hàng
và chi phí sản xuất. Các li đồ uống có giá dao động từ 25.000- 50.000 nghìn
đồng, đây là mức giá hợp lí. Mặc dù chi phí cho những nguyên liệu pha chế
sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng có giá khá cao nhưng cửa hàng vẫn đưa ra
một mức giá cạnh tranh, phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng. Nếu so
sánh những lợi ích khách hàng nhận được với mức giá này, hẳn nhiều khách
hàng sẽ hài lòng. Điều này cho thấy phần nào mức độ khả thi của dự án.

2.8. Tài sản cố định
-

Điều hòa
Đèn
Bàn ghế 4 người
Bàn ghế 8 người
Tủ làm mát
Bình ủ trà
Khay đựng topping
Cốc pha chế
Nồi nấu trân châu tự động

-

Bình đun nước điện
Cân điện tử
Camera
Máy tính order đồ
Tủ đựng đồ cho nhân viên
Máy in hóa đơn
Điện thoại bàn
Wifi

2.9. Chiến lược marketing
- Bất cứ cửa hàng nào cũng cần có một kế hoạch marketing và loại hình kinh
doanh nhà hàng, quán ăn không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên dù áp dụng chiến
lược marketing nào đi chăng nữa cũng không nên bỏ qua phương pháp
marketing truyền miệng bởi theo nghiên cứu đây là phương pháp quảng cáo
tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm.

- Khi khai trương cửa hàng sẽ chạy sự kiện 200 cốc trà sữa đầu tiên với giá 0đ
trong 3 ngày với điều kiện phải đến và check in tại quán, không áp dụng cho
các đơn đặt hàng online.
- Đặt chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook,
Instagram, liên hệ với những gương mặt có sức ảnh hưởng trong cộng đồng
8


hiện nay và nhờ quảng cáo thương hiệu cũng như cửa hàng qua những bài
post trên mạng hay những video của những food blogger, …
- Đăng kí cộng tác với các ứng dụng đặt hàng giao hàng như Foody, Now,
Grab, Be, …. Đối với tuần đầu tiên và tuần kế tiếp có thể triển khai chương
trình giảm giá 40-50% khi đặt hàng trên các ứng dụng giao hàng. Sau đó
mỗi tháng sẽ có những đợt giảm giá hoặc mua 1 tặng 1 v.v… nhằm tiếp cận
đến khách hàng nhanh và mạnh hơn. Đồng thời qua những ứng dụng giao
hàng có thể giới thiệu đến những đồ uống đặc trưng mang thương hiệu riêng
của cửa hàng.
2.10. Chiến lược cạnh tranh
- Hiện nay có rất nhiều những quán trà sữa xunh quanh Hà Nội được mở ra,
và có mức giá với từng phân khúc rõ rệt. Như trà sữa The Alley, Royal Tea
là phân khúc cao thường có giá >= 50,000đ, Trà sữa BobaBop, DingTea,
v.v…. với phân khúc tầm trung ở mức giá vừa phải từ 35,000-40,000đ và
một số loại hình cửa hàng trà sữa khác kết hợp cả hình thức bán đồ ăn nhanh
(fast food) như Yu Tang, .v.v. Sức ép từ thị trường rất lớn nên khi muốn bước
chân vào thị trường đòi hỏi một sức cạnh tranh cao và có sự nổi bật riêng
của cửa hàng.
- Hiện nay cả xã hội đang có xu hướng nhận thức về sự ảnh hưởng không tốt
của đường hóa học đến với sức khỏe con người và những nhóm (group) trên
các mạng xã hội phản hồi về đồ ăn , thức uống cho mọi người đang ngày
càng nhiều và tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn từ phong thái phục vụ của

nhân viên cho đến đồ ăn đồ uống .v.v. Nắm được những điểm yếu của thị
trường sẽ là lợi thế của cửa hàng khi đưa vào hoạt động. Khi biết khách hàng
sẽ và đang quan tâm đến lượng đường hoặc loại đường nào có trong ly trà
sữa cũng như những nguyên liệu đầu vào, cửa hàng sẽ công khai toàn bộ quy
trình lấy nguyên liệu pha chế ở một bảng lớn in đằng sau những pha chế
đứng ở quầy bar, đặc biệt đối với đường, cửa hàng sẽ cho in khổ lớn các kiến
thức về đường đối với cơ thể, hàm lượng đường và độ ngọt, khả năng chống
oxy hóa của từng loại đường mà cửa hàng sử dụng, chỉ số đường huyết và
phân loại đường được sử dụng cho khách hàng tìm hiểu và lựa chọn phù
hợp. Đồng thời đào tạo nhân viên bài bản phục vụ khách hàng nhằm tạo cho
khách hàng một cảm giác thoải mái nhất.
- Đặc biệt hiện nay đang vấn nạn về việc sử dụng đồ nhựa làm ô nhiễm rất
nặng tới môi trường. Hiểu được vấn đề đó, khi khách hàng có thể tự mang
9


cốc, ly của mình đến cửa hàng sẽ được giảm giá từ 10-20%, đặc biệt trong
những đợt khuyến mãi khách hàng có thể chỉ trả một ly trà sữa size L thường
có mức giá là 45,000đ nhưng nếu mang bình chứa của mình có thể lấy đầy
mặc dù thể tích lớn hơn. Đối với khách hàng dùng tại quán sẽ được sử dụng
cốc gỗ thay cho cốc nhựa như những cửa hàng trà sữa khác và ống hút giấy
đảm bảo thân thiện với môi trường.

IV. Phân tích và đánh giá tính khả thi của dự án
1. Điểm mạnh
- Vốn đầu tư 100% là vốn tự có, không có vốn vay. Khi sử dụng nguồn vốn
này, dự án sẽ khả thi hơn khi tận dụng được những thế mạnh của vốn chủ sở
hữu, đó là:
- Tận dụng nguồn vốn nhàn dỗi của chủ đầu tư, không bị phụ thuộc bởi nguồn
vốn bên ngoài, chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định sử dụng vốn.

- Không mất thời gian huy động vốn, mặc khác nếu là vốn vay ngân hàng thì
thủ tục sẽ rất phức tạp và cần có tài sản đảm bảo.
- Không bị mất chi phí trả lãi vay hàng kì.
- Vị trí địa lý: Cửa hàng nằm trên con phố Nam Đồng – nơi được giới trẻ biết
đến như một khu thiên đường ăn uống, mua sắm (cụ thể là đường Đặng Văn
Ngữ, Hồ Đắc Di). Ngoài ra, vị trí này đi lại khá thuận tiện, đường xá rộng
rãi, lại giao với các con đường lớn như Xã Đàn, Phạm Ngọc Thạch. Cửa
hàng khá gần với các tòa nhà làm việc, khu văn phòng, các ngân hàng lớn
như Agribank, ACB, PVbank, Vietcombank,… và đặc biệt gần các trường
đại học như Học viên Ngân Hàng (500m), Đại học Bách Khoa Hà Nội và
Đại học Xây Dựng (1,5km) và các trường THCS, THPT. Đây sẽ là một điều
kiện khá thuận lợi trong việc tìm kiếm một nguồn khách hàng lớn.
- Nguồn nguyên liệu: Cửa hàng đã ký hợp đồng lâu dài với nhà cung cấp
nguyên liệu pha chế trà sữa Vietblend và Beemart. Đây là hai cơ sở lâu năm
chuyên cung cấp nguyên liệu cho các cửa hàng trà sữa trên địa bàn thành
phố Hà Nội, có uy tín về chất lượng cũng như giá cả rất hợp lý. Trong
trường hợp không may xảy ra các sự cố về nguồn nguyên liệu của bên cung
cấp thì cửa hàng vẫn tiếp tục hoạt động nhờ vào nguồn nguyên liệu của bên
còn lại.

10


- Cửa hàng đầu tư một hệ thống, thiết bị pha chế hiện đại, nhân viên pha chế
của cửa hàng được đào tạo bài bản, điều đó sẽ giúp sản phẩm của cửa hàng
chất lượng hơn.
- Chúng tôi rất chú trọng trong việc sửa chữa lại cửa hàng, thay mới điều hòa,
quạt treo tường…, trang trí cửa hàng qua hệ thống đèn trang trí, cây xanh, và
vẽ các hình ảnh rất bắt mắt lên tường làm cho không gian quán trở nên rất
sinh động, bắt mắt tạo view đẹp cho khách hàng đến quán có thể check in.

2. Điểm yếu
- Nhóm các thành viên đầu tư là sinh viên năm 4, mặc dù đã học qua một số
lớp đào tạo thêm khi quyết định mở cửa hàng, song lại chưa có nhiều kinh
nghiệm.
- Chủ cửa hàng không trực tiếp quản lý mà thuê 1 nhân viên quản lý cửa hàng,
chịu trách nhiệm nhiều công việc: làm việc với bên cung cấp nguyên liệu,
theo dõi page của cửa hàng trên facebook, quản lý nhân viên cấp dưới, quản
lý luồng tiền ra vào, quản lý sổ sách, chứng từ nên có thể dẫn đến việc quản
lý chưa thực sự hiệu quả, biển thủ tiền.
- Cửa hàng không mua thương hiệu, mà tạo một thương hiệu trà sữa mới nên
sẽ tốn nhiều chi chí marketing ban đầu để đưa thương hiệu đến gần hơn với
khách hàng.
- Cửa hàng chưa phát triển thêm được nhiều loại trà sữa, thức uống khác, mà
mới chỉ tập trung ban đầu vào một số vị trà sữa nên menu cửa hàng chưa
phong phú, đa dạng.
3. Cơ hội
Kinh tế và xã hội ngày càng phát triển, đó là điều kiện giúp cho thu nhập
cùng mức sống của người dân ngày càng tăng cao. Bên cạnh những sản
phẩm thiết yếu, giới trẻ Hà Nội luôn tìm đến những thức uống ngon, mới lạ
trong đó có trà sữa. Đó là cơ hội lớn để cửa hàng phát triển lâu dài. Khi tạo
dựng được thương hiệu của mình, nhà đầu tư hoàn toàn có thể phát triển
thêm nhiều chi nhánh khác trong địa bàn thủ đô Hà Nội và một số thành phố
khác. Cửa hàng có thể liên kết với các bên thứ 3 như Food Now, Grab –
Food, Go – Food, … để tìm kiếm khách hàng cũng như tăng doanh số bán
hàng.
4. Thách thức
- Cửa hàng chọn kinh doanh trà sữa, là thức uống đã rất quen thuộc với nhiều
các thương hiệu trong và ngoài nước, vì vậy một thách thức lớn đặt ra đó là
cần phải cạnh tranh đối với các đối thủ cùng ngành và cùng phân khúc khách
11



hàng. Điển hình là các hãng trà sữa như The Alley, Dingtea, Tocotoco, Gong
cha, Tiger suger, …
- Vì đặc điểm mùa vụ nên trà sữa sẽ bán chạy vào mùa nóng, song khi thời tiết
trở lạnh thì doanh thu sẽ giảm. Vậy, vấn đề đặt ra là cửa hàng cần bán song
song thêm một số thức uống nóng.
V. Thẩm định tài chính của dự án
1. Dự toán chi phí
1.1. Ước tính chi tiết
 Tài sản cố định
Đơn vị: nghìn đồng
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22

Thiết bị, vật dụng
Điều hòa
Đèn
Bộ bàn ghế 4 người
Bộ bàn ghế 8 người
Tủ làm mát 450l
Bình ủ trà 8l
Nồi nấu trân châu tự động 5l
Bình đun nước điện 20l
Cân điện tử
Camera
Máy tính order đồ
Tủ đựng đồ cho nhân viên
Máy in hóa đơn
Điện thoại bàn
Wifi
Cốc pha chế
Cốc nhựa
Khay đựng topping
Quạt treo tường
Thùng rác
Biển cửa hàng
Thi công, thiết kế, trang trí

(dán tường, cây cối ,..)
Tổng

Đơn
vị
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

Số lượng

Đơn giá


Thành tiền

3
5
15
2
1
5
1
1
1
2
1
1
1
1
3
2
1000
4
3
3
1

15.000
400
2.500
1.500
9.000

700
4.000
1.700
770
1.200
3.000
2.000
700
300
300
55
1
45
300
100
2.000

45.000
2.000
37.500
3.000
9.000
3.500
4.000
1700
770
2.400
3.000
2.000
700

300
900
110
1000
180
900
300
2.000
33.560
153.820
12


Vậy tổng tài sản cố định hữu hình để hình thành nên cửa hàng là 153,82 triệu đồng



Thuê mặt bằng
Từ năm 1- năm 3: Chi phí thuê hàng thàng 30 triệu đồng , 360 triệu/ năm
Từ năm 4- năm 6 : chi phí thuê hàng tháng 33 triệu đồng, 396 triệu/ năm
Từ năm 7- năm 8 : Chi phí thuê hàng tháng 36 triệu đồng, 432 triệu/ năm
Nguyên vật liệu
Đơn vị: Nghìn đồng

Stt
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Nguyên vật liệu

Đơn
vị
Kg
Lít
Túi
Túi
Túi
Túi
Túi
Túi
Chai
Kg
Kg
Kg

Kg
Kg
Kg
Túi
Kg
Kg

Số lượng

Đơn gía

Thành tiền

Bột sữa
25
265
6.625
Sữa tươi anchor
25
46
1.150
Trà xanh nhài 600gr
20
300
6.000
Trà đen earl grey 600gr
20
320
6.400
Trà ô long 600gr

20
295
5.900
Bột matcha latte 500gr
20
400
8.000
Trà thiết quan âm 700gr
20
470
9.400
Trà ô long 4 mùa 600gr
20
450
9.000
Syrup các vị
8
210
1.680
Trân châu đen
5
140
700
Trân châu trắng
6
80
180
Bột làm thạch pudding trứng
4
190

760
Thạch đường nâu
4
70
280
Thạch nha đam
4
40
160
Thạch trà xanh
4
70
280
Đá
300
15
4.500
Đường trắng
20
24
480
Đường nâu
20
30
600
Tổng
62.095
Tổng chi phí nguyên vật liệu hàng tháng là 62,095 triệu nên chi phí nguyên vật liệu
hàng năm là 745,14 triệu. do sự thay đổi về giá nguyên vật liệu đầu vào và sự tăng
lên về só lượng khách đến cửa hàng nên dự tính chi phí nguyên vật liệu đầu vào

như sau:
- Tổng chi phí nguyên vật liệu năm 1 – năm 3: 745,14 triệu/năm
- Tổng chi phí nguyên vật liệu năm 4- năm 7: 819,65 triệu/năm
- Tổng chi phí nguyên vật liệu đầu vào năm 8-10: 901,62 triệu/ năm
13


 Chi phí marketing
Đơn vị: Nghìn đồng
Stt
1
2

Chi phí Marketing
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chạy FBADS
Tháng
12
5.000
60.000
In tờ rơi
Tháng
3
500
1.500
Tổng
61.500

Tổng chi phí quảng cáo trong năm đầu tiên là 61.500. Chi phí in tờ rơi chỉ trong 3
tháng đầu tiên và chi phí quảng cáo fbads sẽ ít dần qua các năm do đã tạo dựng
được thương hiệu nên các năm sau dự tính chi phí marketting là :
- Năm 1 – năm 3: Trung bình 60 triệu/ năm
- Năm 4 – năm 8 : Trung bình 48 triệu/ năm
 Chi phí nhân công hàng tháng
Đơn vị: Nghìn đồng
Stt

Chi phí nhân công hàng
tháng
1 Nhân viên quản lý fulltime
2 Nhân viên pha chế fulltime
3
Nhân viên order, thanh
toán
4 Nhân viên phục vụ dọn dẹp
parttime
5
Bảo vệ fulltime
Tổng
Tổng lương trung bình 1 năm

Số lượng
1
2
3

Lương/tháng/nhân
viên

7.000
6.000
2.200

Tổng lương
năm
84.000
144.000
79.200

5

2.200

132.000

1

5.000

60.000
499.200

- Từ năm 1 – năm 3: 499,2 triệu
- Từ năm 4- năm 6: mức lương tăng 10% nên tổng lương 1 năm là 549,12
triệu
- Từ năm 7- năm 8: mức lương tăng thêm 10% nên tổng lương hàng năm là
604,03 triệu

14



 Chi phí sinh hoạt
Đơn vị: Nghìn đồng
Stt
1
2
3
4

Chi phí sinh hoạt hàng tháng Đơn vị
Đơn giá
Tổng hàng năm
Tiền điện
Tháng
3.500
42.000
Tiền nước
Tháng
2.000
24.000
Tiền điện thoại
Tháng
250
3.000
Tiền internet
Tháng
275
3.300
Tổng

72.300
- Tổng chi phí sinh hoạt năm 1- 3 là 72,3 triệu/năm
- Tổng chi phí sinh hoạt năm 4- năm 6: dự tính chi phí sinh hoạt tăng trung
bình 10% là 79,53 triệu/năm
- Tổng chi phí sinh hoạt năm 7- năm 8: dự tính chi phí sinh hoạt tăng trung
bình 10% là 87,483 triệu/năm
 Dự phòng và các khoản phải chi khác
Dự phòng sửa chữa, nâng cấp, bổ sung thêm TSCĐ công cụ dụng cụ, nguyên
vật liệu, các khoản tiền thưởng cho nhân viên, …
- Năm 1- năm 3: Ước tính dự phòng 30 triệu/ năm
- Năm 4 – năm 6: Ước tính dự phòng 40 triệu/ năm
- Năm 7- năm 8: Ước tính dự phòng 50 triệu/ năm
 Chi phí thành lập doanh nghiệp
Các khoản chi thủ tục đăng ký kinh doanh, nghiên cứu thiết kế cửa hàng: 25
triệu đồng

15


 Vốn lưu động
- Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
- Tài sản ngắn hạn = Tiền + Hàng tồn kho + các khoản phải thu
 Tiền: Để đảm bảo kinh doanh hoạt động trôi chảy, liên tục thì cần đảm
bảo khả năng thanh toán nhanh chóng cho khách hàng. Lượng tiền mặt
cần duy trì là 20 triệu đồng tiền mặt và 30 triệu trong tài khoản ngân hàng
 Hàng tồn kho: Hàng tồn kho chủ yếu trong nhà hàng là các nguyên vật
liệu dùng để chế biến ra sản phẩm của cửa hàng. Dự tính hàng tồn kho là
40 triệu
 Nợ ngắn hạn: Là các khoản chiếm dụng được từ bên thứ 3, không kể nợ
vay tín dụng. Có thể gồm các khoản sau Nọ tiền lương nhân viên, tiền

đóng bảo hiểm xã hội, thuế TNDN. Ước tính nợ ngắn hạn là 30 triệu
 Tài sản ngắn hạn = 20 + 30 + 40 -30 =60
 Vốn lưu động ròng =Tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn = 60- 30 = 30 triệu
1.2. Tổng hợp
 Bảng tổng hợp chi phí đầu tư ban đầu
Đơn vị: Triệu đồng
Loại chi phí
Chi phí thành lập doanh nghiệp
Chi phí TSCD
Vốn lưu động
Tổng

Chi
25
153,82
30
208,82

 Bảng tính chi phí sản xuất kinh doanh hằng năm
- Chi phí khấu hao từ năm 1 – năm 8 (Khấu hao theo phương pháp đường
thẳng)
- Chi phí khấu hao 1 năm =

= 19,2275 triệu đồng
Đơn vị: Triệu đồng

ST
T
1
2


Chỉ tiêu

Năm 1 – năm 3

Năm 4- năm 6

Năm7 –năm 8

Chi phí thuê mặt
bằng
Chi phí khấu hao

360

396

432

19,2275

19,2275

19,2275


3
4
5
6

7

Chi phí dự phòng
Chi phí nhân công
Chi phí nguyên vật
liệu
Chi phí sinh hoạt
Chi phí quảng cáo
Tổng

30
499,2
745,14

40
549,12
819,65

50
604,03
901,62

72,3
60
1.785,8675

79,53
48
1951,5275


87,483
48
2.142,3605

2. Dự toán doanh thu
Ước tính mỗi thực khánh đến ăn tại quán hoặc ship về tận nhà:
- Trong 3 năm đầu: bán được 100 cốc (40.000 đồng / cốc) mỗi ngày
- Từ năm 4 đến năm 7: bán được 140 cốc (45.000 đồng / cốc) mỗi ngày
- Từ năm 8 đến năm 10: bán được 150 cốc (50.000 đồng / cốc) mỗi ngày
Sức chứa tối đa của quán tại 1 thời điểm là 76 người, vì mặt hàng cung cấp
chủ yếu là trà sữa nên nhu cầu của khách là liên tục trong ngày nhưng chủ
yếu là buổi chiều (14h-17h) hoặc buổi tối do nhu cầu đi chơi của các bạn trẻ
(19h-22h) nên lượng khách ước tính trung bình hằng ngày tại quán là: 120
người.
 Bảng doanh thu dự kiến:
Dự báo doanh thu hoạt động tính trung bình hàng năm của dự án như sau:
Năm

Số ly trà sữa bán
được trong ngày

Cách tính
Năm 1-3
Năm 4-7
Năm 8-10

(1)
100
140
150


Gía trung
bình 1 ly
(triệu đồng)
(2)
0.04
0.045
0.05

Tổng doanh
thu 1 ngày
(triệu đồng)
(3) = (1) * (2)
4
6.3
7.5

Tổng doanh thu 1
năm (triệu đồng)
(4) = (3) * 340
1360
2142
2550

 Bảng lợi nhuận dự kiến hàng năm :
Đơn vị: Triệu đồng
ST
T
1


Chỉ tiêu

Năm 1 đến năm 3 Năm 4 đến năm 7 Năm 8 đến năm 10

Doanh thu

1360

2142

2550


2

Tổng chi phí

1785,8675

1951,5275

2142,3605

3

Lợi nhuận
trước thuế
Số thuế thu
nhập doanh
nghiệp (20%)

Lợi nhuận sau
thuế

-425.8875

190.4725

407.6395

0

38.0945

81.5279

-425.8875

152.378

326.1116

4

5

3. Số liệu tính toán về độ khả thi của dự án đầu tư
3.1. Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng
Tỷ suất sinh lời kì vọng của dự án được xác định theo mô hình CAPM theo
công thức:
Ri = rf + ßi x (rm – rf)

Trong đó:
rf = 4,3% tỷ suất sinh lời của tài sản phi rủi ro
rm = 7,15% tỷ suất sinh lời kì vọng của thị trường
ßi = 2 hệ số rủi ro của tài sản
Tỷ suất sinh lời kì vọng của dự án ri = 4,3% + 2 x (7,15% - 4,3%) = 10%
3.2.

Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư

Trong đó:
(triệu
đồng)
(đơn vị: triệu đồng)
- Khấu hao hàng năm: 19,2275













VĐT năm 1: 208.82
VĐT năm 2: 208.82 – 19,2275
VĐT năm 3: 208.82 – (19,2275*2)

VĐT năm 4: 208.82 – (19,2275*3)
VĐT năm 5: 208.82 – (19,2275*4)
VĐT năm 6: 208.82 – (19,2275*5)
VĐT năm 7: 208.82 – (19,2275*6)
VĐT năm 8: 208.82 – (119,2275*7)
VĐT năm 9: 208.82 – (19,2275*8)
VĐT năm 10: 208.82 – (19,2275*9)

=189.5925
= 170.365
= 151.1375
= 131.91
= 112.6825
= 93.455
= 74.2275
= 55
= 35.7725
(triệu đồng)





3.3.

Thời gian hoàn vốn đầu tư

VĐT ban đầu: 208.82
Khấu hao hàng năm: 19,2275
- Dòng tiền thuần năm 1 đến năm 3: -425.8875 + 19,2275 = -406.66

- Dòng tiền thuần năm 4 đến năm 7: 152.378 + 19,2275 = 171.6055
- Dòng tiền thuần năm 8 đến năm 10: 326.1116 + 19,2275 = 345.3391
Đơn vị: Triệu đồng
Năm

Dòng tiền thuần

VĐT còn phải thu cuối năm

0

(208.82)

(208.82)

1

(406.66)

(615.48)

2

(406.66)

(1022.14)

3

(406.66)


(1428.8)


4

171.6055

(1257.1945)

5

171.6055

(1085.589)

6

171.6055

(913.9835)

7

171.6055

(742.378)

8


345.3391

(397.0389)

9

345.3391

(51.6998)

10

345.3391

Vậy thời gian hoàn vốn của dự án là:

3.4.

Gía trị hiện tại thuần
Đơn vị: triệu đồng

- Dòng tiền thuần năm 1-3: -406.66
- Dòng tiền thuần năm 4-7: 171.6055
- Dòng tiền thuần năm 8-9: 345.3391
- Dòng tiền thuần năm 10: 345.3391+30 (VLĐ) =375.3391
- Vốn đầu tư ban đầu: 208.82



= 67.9015 > 0



 Nên đầu tư
3.5.

Chỉ số sinh lời

 Nên đầu tư


KẾT LUẬN
Hiện nay, thị trường trà sữa Việt Nam với hàng trăm cửa hàng và muôn vàn nhãn
hiệu mở ra mỗi năm thực sự là một thị trường đầy sức hấp dẫn. Nhưng bên cạnh đó
là vô vàn những thách thức cho những cửa hàng, những thương hiệu trà sữa mới
sau này, đó là vấn đề về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, việc cạnh tranh
với những thương hiệu nổi tiếng, việc xây dựng thương hiệu trong lòng người tiêu
dùng. Nhưng không thể phủ nhận rằng, kinh doanh cửa hàng trà sữa là một lựa
chọn tương đối tiềm năng cho những cá nhân hoặc đơn vị có nguồn vốn hạn chế.
Sau một thời gian tìm hiểu, thu thập cũng như phân tích các thông tin liên quan đến
việc xây dựng một cửa hàng trà sữa, dự án đã cho thấy được tính khả thi và tiềm
năng của nó. Do đó, nhóm chúng em quyết định lựa chọn thực hiện dự án.
Với vốn kiến thức còn hạn chế, bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em mong sẽ nhận được ý kiến góp ý từ cô giáo để bài viết này của chúng
em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô.



×