Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Phân tích mô hình liên kết doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.51 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

------------------------------

TIỂU LUẬN
Phân tích mô hình liên kết doanh nghiệp tư
nhân trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Hà Nội, tháng 09 năm 2019


20

Phân công nhiệm vụ:
Trưởng nhóm:
Lời mở đầu:
Chương 1: Nguyễn Xuân Khuê, Võ Thị Hương Trà, Tô Thị Hoài
Chương II: Phạm Nguyễn Uyên Nhi, Hoàng Minh Thu, Nguyễn Thị Hằng, Dương
Thị Hương Ly
Phân tích mối quan hệ giữa mối liên kết doanh nghiệp và các yếu tố
khác: Nguyễn Xuân Khuê
Chương III: Phan Thị Hà Phương, Phan Thị Phương Thảo
Kết luận:


20

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................4



1.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI:.................................................................4

2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM:...............................................................5

3.

KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU:...............................................................................6

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU......................................................................................................................................................7

1.

MÔ HÌNH LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.......................................................7

2.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU..................................................................................................10

3.

MÔ HÌNH LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ

HẬU ....................................................................................................................................


................................................................................................................................10
4.

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA MỐI LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ

KHÁC CỦA DOANH NGHIỆP:..........................................................................................14

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP MÔ HÌNH LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG BỐI
CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...........................................................................................................................17
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.................................................................................................................................1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu gây ra thiên tai và các hiện tượng khí hậu
cực đoan khác, đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới. Nhiệt độ và mực nước
biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của
các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia giáp biển như Việt Nam. Theo đánh
giá của Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu lần thứ III (1999-2001), biến đổi khí
hậu tác động đến những yếu tố cơ bản của đời sống nhân loại trên phạm vi toàn cầu
như nước, lương thực, sức khỏe, năng suất lao động và môi trường. Sự gia tăng của
nhiệt độ, thay đổi lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan cùng với mực nước
biển dâng sẽ làm cho khu vực thích hợp với sản xuất nông nghiệp hiện nay bị thu hẹp,
độ dài của mùa sinh trưởng thay đổi và có thể ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói
chung. Khí hậu có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội. Khí hậu thay đổi làm thay đổi phương thức sản xuất, hoạt động của con người.
Thực tiễn cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, mưa lớn diện rộng, hạn
hán xảy ra nhiều hơn, lũ lụt và xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Tài nguyên
nước ở trên thế giới cũng có sự biến động. Hạn hán xuất hiện ở một số khu vực, trong
khi một số khu vực khác bị ngập lụt. Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản bị ảnh

hưởng về giống loài, trữ lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản do thay đổi môi trường
sống. Các di tích, danh lam thắng cảnh, các khu công nghiệp, các công trình dân dụng,
đường sá và khu dân cư ven biển bị hủy hoại do nước biển dâng. Trong bối cảnh đó,
các doanh nghiệp, cùng với chuỗi cung ứng mà họ tham gia vào đang chịu ảnh hưởng
và những tác động tiêu cực từ các yếu tố bị huỷ hoại hoặc làm suy yếu do tác động của
biến đổi khí hậu.
Việc nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu nói chung và tác động của nó đối
với doanh nghiệp và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nói riêng không chỉ dừng lại ở


việc tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng mà phải
xác định được nguy cơ tổn thương mà nó gây ra cho quá trình vận hành của doanh
nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong
đó việc các doanh nghiệp liên kết lại cũng là một trong các giải pháp giúp doanh
nghiệp thích ứng được, thông qua sự lấp đầy các thiếu sót mà mỗi doanh nghiệp gặp
phải, trong khi các doanh nghiệp khác lại có thể giải quyết tốt vấn đề đó. Việc phân tích
mô hình liên kết doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã được công
bố trong nhiều công trình nghiên cứu, trong khi tác động của biến đổi khí hậu đến điều
kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội ngày càng rõ rệt.
2. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định
tính kết hợp định lượng thông qua bộ số liệu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu đề tài: Đối tượng nghiên cứu được xác định là: mô hình
liên kết doanh nghiệp tư nhân
Phạm vi nghiên cứu đề tài:
● Bối cảnh biến đổi khí hậu
● Phạm vi: Doanh nghiệp tư nhân
4. Kết cấu nghiên cứu:
Nghiên cứu được thiết kế thành:
Lời mở đầu

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng vấn đề liên kết doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh biến
đổi khí hậu
Chương 3: Giải pháp
Kết luận



CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Tác phẩm “The Economic Institutions of Capitalism” (1985), của Williamson đã
chỉ ra 3 cơ chế quản lý nhằm thay đổi mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối tác mậu
dịch: thị trường giao ngay, hợp đồng dài hạn (Tức liên kết kinh tế) và quan hệ thứ bậc
(Tức kế hoạch tập trung). Rút ra từ những nghiên cứu đó, liên kết kinh tế được nhấn
mạnh là có tính sở hữu độc lập, dựa trên quan hệ lâu dài, sự tin cậy và chia sẻ lợi ích,
gánh nặng một cách công bằng.
Bài báo “Towards strategic stakeholder management? Integrating perspectives on
sustainability challenges such as corporate responses to climate change” (2007, Ans
Kolk và Jonatan Pinkse), đăng trên tạp chí Corporate Governance đã chỉ ra biến đổi khí
hậu có ảnh hưởng rất rõ ràng đến tình hình kinh doanh của các công ty, những thay đổi
đột ngột của điều kiện khí hậu có thể làm gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của
các công ty do những thay đổi về kiểu hình đặc trưng của thời tiết hoặc các thảm hoạ
về thời tiết. Bài nghiên cứu tập trung phân tích các tác động mang tính chất “thị
trường”, nghĩa là không phải do quy định của Nhà nước, bắt buộc phải làm theo quy
định của luật pháp, mà là do tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến môi trường sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết nhắc đến chuỗi cung ứng (supply chain),
là một hình thức liên kết chặt chẽ của doanh nghiệp với các đối tác cung ứng và tiêu
thụ sản phẩm của họ, đã bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và qua đó tác động đến tất
cả các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đó. Bài viết cũng đã trình bày về
hình thức liên kết theo chiều dọc giữa một doanh nghiệp và những nhà cung cấp của

họ, nhằm nhấn mạnh sự phụ thuộc và mối quan tâm của các doanh nghiệp này đối với
các rủi ro gây ra bởi biến đổi khí hậu trong chuỗi cung ứng mà họ tham gia vào.
Bài nghiên cứu “Firm and industry adaptation to climate change: a review of
climate adaptation studies in the business and management field” (2013) của Martina
K. Linnenluecke, Andrew Griffiths và Monika I. Winn trình bày kết quả nghiên cứu về


hành vi của các doanh nghiệp nhằm thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh, như biến
đổi khí hậu hoặc các tác động tiêu cực của môi trường. Một trong những quan điểm mà
bài viết nêu ra là sự thích ứng của doanh nghiệp diễn ra dưới nhiều hình thức, trước
tiên có thể thấy ở cắt giảm chi phí, cải tiến hệ thống sản xuất, và đặc biệt là hình thành
nên các khối liên kết công nghiệp; đó là một trong những biện pháp được ưu tiên sử
dụng hàng đầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Bài nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng
biến đổi khí hậu sẽ làm thúc đẩy rộng rãi quá trình thay đổi một cách hệ thống trong
điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và tạo nên sự liên kết làm thay đổi cách thức vận
hành của doanh nghiệp. Bài viết cũng chỉ ra một dòng nghiên cứu mới nổi tập trung
vào vai trò của sự hợp tác, sắp xếp thể chế và quan hệ đối tác trong việc đóng góp cho
thích ứng khí hậu, không chỉ ở cấp độ công ty hoặc ngành công nghiệp, mà còn trên
phạm vi rộng hơn ở cấp xã hội. Bài viết dẫn nghiên cứu của một tổ chức tự điều chỉnh
trong lĩnh vực bảo hiểm, và lập luận rằng như vậy quan hệ đối tác có tiềm năng để điều
khiển sự thích ứng giữa các tiểu bang, công ty và cá nhân; cho thấy sự hợp tác có thể
nắm giữ những cơ hội quan trọng cho sự thích ứng của doanh nghiệp trong điều kiện
biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển; tuy nhiên, bài viết cũng cho
thấy rằng sự tham gia của công ty vào những quan hệ đối tác này vẫn còn trong giai
đoạn trứng nước và thường giới hạn trong việc lấp đầy tài nguyên và khoảng cách học
tập.
2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:
Luận án tiến sỹ “Liên kết kinh tế trong ngành nuôi ong” (1984) của Trần Đức
Thịnh. Trong tác phẩm này tác giả đã xem liên kết kinh tế vừa là hình thức tổ chức sản
xuất vừa là cơ chế quản lý; sự cần thiết khách quan của liên kết kinh tế là do yêu cầu

của quá trình tái sản xuất mở rộng, yêu cầu phải phát huy và kết hợp mọi lực lượng
kinh tế - xã hội; chỉ ra lợi ích của liên kết kinh tế; nhấn mạnh nguyên tắc cùng có lợi
trong liên kết kinh tế và đề cập đến nhiều hình thức liên kết kinh tế.


Một nghiên cứu đáng chú ý trong giai đoạn này là của GS.TS. Nguyễn Đình Phan
trong đề tài nghiên cứu cấp bộ “Phát triển và hoàn thiện cơ chế hoạt động, các hình
thức liên kết kinh tế giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất - kinh doanh công
nghiệp” (1992) nghiên cứu tính tất yếu khách quan trong quan điểm chủ trương của
Đảng, Nhà nước, kinh nghiệm nước ngoài, cùng với thực trạng và các giải pháp nhằm
phát triển liên kết kinh tế giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh công
nghiệp. Đóng góp lớn của nghiên cứu này là đã chỉ ra sự khác biệt giữa liên kết kinh tế
và quan hệ kinh tế; xem sự phối hợp giữa các chủ thế kinh tế mới là thực chất của liên
kết kinh tế; chú trọng nghiên cứu liên kết kinh tế giữa các thành phần kinh tế chứ
không chỉ giữa các doanh nghiệp.
Tiếp theo những nhà nghiên cứu chính về liên kết kinh tế nêu trên, đã có một loạt
các tác giả khác tiếp tục nghiên cứu về đề tài này như: Vũ Minh Trai (1993) trong
“Phát triển và hoàn thiện liên kết kinh tế của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay” nêu lên vai trò của sự phát triển lực lượng sản
xuất và quan hệ cạnh tranh trong việc hình thành liên kết kinh tế; Nguyễn Hữu Tài
(2002) với đề tài “Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh
nghiệp lớn trong nền kinh tế thị trường", tập trung luận giải các vấn đề lý luận nhất là
chú ý làm rõ nhiều loại hình liên kết kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và đi sâu phân
tích thực tiễn và giải pháp về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ.
Bài báo “Khối tư nhân đóng vai trò quan trọng ứng phó với biến đổi khí hậu và
phát triển bền vững” (2017) của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cục biến đổi khí hậu
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khối tư nhân trong việc ứng với biến đổi khí hậu và
phát triển bền vững với vai trò vừa là chủ thể chịu tác động của biến đổi khí hậu vừa là
đối tượng trực tiếp tham gia, chuyển các thách thức thành cơ hội từ tác động của biến
đổi khí hậu

3. Khoảng trống nghiên cứu:


Trên thực tế còn rất nhiều nghiên cứu khác liên quan trong cùng lĩnh vực, tuy
nhiên các nghiên cứu còn tập trung nhiều về phân tích lý do các doanh nghiệp liên kết
với nhau, như một trong những giải pháp mang tính ngắn hạn, hoặc thử áp dụng mang
tính định tính trong rất nhiều các giải pháp khác đặt ra để thích ứng với bối cảnh biến
đổi khí hậu. Phần nhiều nghiên cứu gộp chung lợi ích của liên kết đối với khối doanh
nghiệp chứ chưa phân tách được cụ thể động lực tham gia của doanh nghiệp thuộc các
nhóm ngành khác nhau. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chưa thể đặt ra một phương thức
liên kết tổng quát nhằm áp dụng cho từng nhóm doanh nghiệp cụ thể, với năng lực tài
chính và sử dụng nhân công có tính đặc trưng khác nhau ở các vùng khác nhau (ví dụ
nguồn nhân lực ở Việt Nam sẽ khác so với nguồn lao động ở Mỹ…). Điều này đòi hỏi
cần có thêm nhiều nghiên cứu cho từng nhóm đối tượng cụ thể để từ đó có thể kết hợp
các ý tưởng đó lại, hệ thống hoá và xây dựng được một phương thức liên kết cụ thể và
mang tính đột phá, được xem nhưng nhân tố quyết định giúp doanh nghiệp thích ứng
tốt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, so với cách nhìn nhận như là một trong những giải
pháp có thể áp dụng hoặc không như ở hiện tại.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Mô hình liên kết doanh nghiệp tư nhân
1.1. Doanh nghiệp tư nhân
Sự phát triển và bùng nổ của các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam bắt nguồn từ
sự ban hành của Luật doanh nghiệp năm 1999. Quyền tự do kinh doanh của người dân
Việt Nam chính thức được công nhận, các doanh nghiệp tư nhân cũng như quyền sở
hữu tư nhân của các doanh nghiệp được luật pháp bảo vệ. Theo đó, số lượng doanh
nghiệp đăng kí có sự thay đổi đáng kể. Các doanh nghiệp tư nhân đầu tiên đã được
thành lập vào năm 1991. Nhưng vào thời điểm đó, việc thành lập một công ty tư nhân
vẫn còn rất phức tạp và tốn kém. Tuy nhiên sau đó những hạn chế và điều kiện về gia
nhập thị trường đã được nới lỏng và giảm thiểu. Kể từ đó tới nay, số lượng các doanh



nghiệp đăng kí liên tục tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Đến cuối năm 2017, đã có hơn
1 triệu doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được đăng kí.

Hình 1: Số lũy kế về doanh nghiệp được đăng kí, doanh nghiệp đang hoạt động và
mức tăng số lượng doanh nghiệp đang hoạt động mỗi năm
Trong năm 2016, khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành yếu tố chính đốivới tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam. Khu vực tư nhân trong nước chiếm 38,6% GDP năm2016
(trong tỷ lệ này, doanh nghiệp đăng kí chính thức chiếm 8,2%, khu vực hộ kinh doanh
chiếm 30,43%).

Hình 2: Cơ cấu GDP năm 2016


Khu vực kinh tế tư nhân cũng chiếm trên 85% lao động đang làm việc của nền
kinh tế; thu hút khối lượng vốn khá lớn từ nền kinh tế để đầu tư, phát triển sản xuất,
kinh doanh (năm 2002, tổng nguồn vốn đăng ký hoạt động của các doanh nghiệp tư
nhân khoảng 3,842 triệu tỷ đồng, năm 2015 là 11,469 triệu tỷ đồng, tỷ trọng trong vốn
đầu tư toàn xã hội tăng lên lần lượt là 25,3% và 38,7%). Đội ngũ doanh nhân ngày
càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao
năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,
đạo đức, văn hoá kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.
Mặc dù các doanh nghiệp tư nhân đã có những bước phát triển mang tính chất đột
phá trong suốt thời gian qua nhưng trên thực tế khu vực tư nhân vẫn còn tồn tại những
hạn chế. Cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển còn nhiều bất cập,
thiếu đồng bộ, kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng
của nền kinh tế. Trình độ công nghệ, quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm
và sức cạnh tranh thấp. Cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và
với các thành phần kinh tế khác. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa

đáp ứng yêu cầu tham gia các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu. Quyền tự do
kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa
thực sự bình đẳng so với các thành phần kinh tế khác...
1.2. Mô hình liên kết doanh nghiệp tư nhân
Một thực tế cho thấy, trong nhiều năm trở lại đấy, mô hình liên kết doanh nghiệp
tư nhân đã có sự chuyển biến tích cực. Một ví dụ điển hình của mô hình liên kết doanh
nghiệptư nhân phải kể đến tập đoàn lớn mạnh Vingroup. Trong năm 2016, “gã khổng
lồ” này đã kí kết hợp tác với gần 250 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình
“Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa”. Theo đó, Vingroup là doanh nghiệp
tiên phong trong việc liên kết doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo
nguồn thực phẩm sạch và hàng tiêu dùng đảm bảo chất lượng cuộc sống cho cộng
đồng. Trong mô hình liên kết các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp lớn đóng vai


trò là người dẫn dắt, thúc đẩy tăng trưởng của cả một ngành hay một khu vực. Ví dụ
tiêu biểu có thể kể đến trường hợp của Vingroup, THACO, TH True milk, Hòa Phát,…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân lớn thường có trình độ quản trị công ty tốt hơn,
yêu cầu sự minh bạch về mặt thông tin. Do đó, các doanh nghiệp này có cơ hội tiếp cận
tốt hơn với các nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực. Từ đó các doanh nghiệp nhỏ
được hưởng lợi từ mối liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp đứng đầu.
Tuy nhiên, có một thực tế rằng, việc liên kết các doanh nghiệp tư nhân ở Việt
Nam đang còn rất hạn chế. Hiện nay, Nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước ở những ngành, những lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ
toàn bộ để đẩy lượng tài sản, năng lực sản xuất sang khu vực tư nhân cùng với việc xây
dựng mới ở khu vực tư nhân. Từ đó giúp cho khu vực này lớn lên và liên kết với nhau
trở thành những dây chuyền sản xuất, chuỗi giá trị nhằm tạo ra được những thực thể
kinh tế tư nhân có tầm vóc, có thể trở thành động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam.
2. Biến đổi khí hậu
Theo số liệu thống kê từ NASA Global Climate Change cho thấy, nhiệt độ Trái
đất đã bắt đầu nóng lên từ những năm cuối thế kỷ 19. Từ năm 2001 đến 2018 đang

được xem là 18 năm trên tổng số 19 năm nóng nhất bề mặt trái đất. Năm 2010 được
xem là năm bắt đầu giai đoạn mà tốc độ tăng nhiệt độ Trái đất nhanh kỷ lục. So sánh
với lượng khí thải đã phân tích ở phần trên, cũng từ năm 2010 lượng khí thải bắt đầu
tăng nhanh. Năm 2018, Trái Đất đã nóng lên 0.960C đạt mức nóng đỉnh điểm nhất và
chưa có dấu hiệu dừng lại. Lấy ví dụ ở Việt Nam là một trong số các nước chịu ảnh
hưởng sớm bởi biến đối khí hậu: Là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km nên biến
đổi khí hậu làm nước biển dâng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với Việt Nam.
3. Mô hình liên kết doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh biến đổi khí hậu
3.1. Trong ngành nông nghiệp
Trong nông nghiệp, mô hình liên kết 4 nhà "Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học Nhà doanh nghiệp" từ lâu được xem là xu thế phát triển tất yếu của nền nông nghiệp


hiện đại và bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phối hợp giữa "4 nhà" vẫn chưa thực
sự phát huy hiệu quả. Ví dụ có thể kể đến như là trồng mía để sản xuất đường, trồng
lúa, trồng mì, chăn nuôi thuỷ hải sản,…

Từng mắt xích liên kết phải thực sự bền vững thì mô hình này mới mang lại hiệu
quả về kinh tế, tận dụng mọi nguồn lực. Ví dụ, với sự liên kết giữa nhà khoa học và
nông dân, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ phát triển. Nông dân sẽ được sử
dụng những loại máy móc có hiệu suất cao, tốn ít nhiên liệu, vậy nên rất bảo vệ môi
trường. Ngoài ra, việc phát triển các loại phân bón hữu cơ sẽ giúp ích rất nhiều trong
việc bảo vệ môi trường đất, giữ cho đất canh tác không bị nhiễm các hoá chất độc hại.
Bên cạnh đó, các quy trình xử lý phần còn lại không sử dụng đến của các loại cây nông
nghiệp như vỏ cây lúa, rơm, rạ, phần thân cây,… chưa được chú trọng để tận dụng, cải
tiến thành chất đốt, phân bón mà không gây hại cho môi trường. Thực tế cho rằng tất
cả những phần còn lại sẽ bị đem đi tiêu huỷ bằng cách đốt, thải rất nhiều khí CO 2 vào
không khí.
Liên kết nông dân và doanh nghiệp nhìn chung cũng đang là một liên kết lỏng
lẻo, dẫn đến ngành nông sản rơi vào tình trạng khó khăn: ùn tắc đầu ra, mất giá, vỡ quy
hoạch cây trồng, thu nhập nông dân bấp bênh… Nguyên nhân là do chưa bắt kịp thông

tin thị trường, chạy theo thời vụ và không có kế hoạch trồng trọt dài hạn, chạy theo lợi
ích trước mắt, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn giống, thâm canh, áp
dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến chăm sóc và thu hoạch. Rất nhiều chiến dịch


“giải cứu nông sản” đã được tiến hành, nhưng vẫn gây lãng phí, phải đổ bỏ rất nhiều
nông sản. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là hiện tại vẫn có một số trường hợp liên
kết mang lại kết quả tích cực: Vineco, góp phần giải quyết đầu ra cho rất nhiều nông
dân và quản lý tốt chất lượng sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ. Bên cạnh đó, việc
quản lý và sử dụng những loại phân bón, kỹ thuật chăm sóc hợp lý, hiện đại cũng góp
phần bảo vệ môi trường, nâng cao về cả sản lượng và chất lượng.
3.2. Trong ngành công nghiệp
Theo Báo cáo cập nhật định kỳ hai năm lần thứ nhất (BUR1) năm 2014 của Việt
Nam đã kiểm kê tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010 là 246,8
triệu tấn CO2. Trong đó lĩnh vực năng lượng phát thải 141,1 triệu tấn CO2 tương
đương 53%, dự báo đến năm 2030 là 648,5 triệu tấn, tương đương khoảng 85% tổng
lượng phát thải quốc gia.
Các doanh nghiệp sản xuất năng lượng tiến hành liên kết chuyển đổi công nghệ
tiên tiến cho nhau làm nâng cao hiệu suất phát điện và giảm phát thải khí nhà kính tại
tất cả các nhà máy nhiệt điện xây mới, các khu công nghiệp, chế xuất triển khai ứng
dụng hệ thống phát điện cỡ nhỏ dùng khí mê-tan thu hồi từ các bãi chôn lấp rác thải và
các nguồn khác; thu hồi khí đốt, tận dụng nhiệt thừa của các nhà máy sản xuất công
nghiệp để phát điện và đốt chất thải rắn phát điện. Việc gia tăng tỷ lệ đóng góp sản
lượng năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng của mỗi quốc gia sẽ làm giảm
tỷ lệ năng lượng hoá thạch tương ứng trong điều kiện tổng nhu cầu không đổi.
Khái niệm “Doanh nghiệp xanh” là doanh nghiệp không gây ra tác động tiêu cực
đối với môi trường địa phương hoặc trái đất, đối với cộng đồng hay nền kinh tế. Doanh
nghiệp xanh đặc biệt cuốn hút người tiêu dùng vì các doanh nghiệp này nổi tiếng bởi
sự quan tâm bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường, đảm bảo đời sống của người lao
động và những nhà cung cấp của họ, đồng thời liên tục cải thiện cách tiếp cận để

hướng tới sự bền vững và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.


Hiện nay, tại Việt Nam đang áp dụng chủ yếu 4 loại tiêu chuẩn công trình xanh
bao gồm LEED (Hội đồng công trình xanh Mỹ), LOTUS (Hội đồng công trình xanh
Việt Nam), EDGE (IFC Tổng công ty tài chính quốc tế – một thành viên của Nhóm
Ngân hàng Thế giới), BCA – GREEN MARK (Hội đồng công trình xanh Singapore).
Các chứng chỉ công trình xanh đem lại sự cam kết về môi trường và sức khỏe cho
người lao động, là dấu ấn của các thương hiệu thúc đẩy đóng góp ý nghĩa cho xã hội,
cho cộng đồng. Hai công trình đầu tiên là Nhà máy Colgate Pamolive (Chứng chỉ
LEED Bạc 2010) và Trung tâm kho vận của công ty YCH Postrate Distripark (LEED
Bạc 2011). Hai công trình này đánh dấu bước chuyển quan trọng cho việc nhìn nhận,
thức tỉnh về tầm quan trọng của chứng chỉ công trình xanh cho các công trình công
nghiệp Việt Nam. Trong các năm từ 2012 - 2017 có 43 nhà máy xây dựng mới và mở
rộng đăng ký và xây dựng theo các tiêu chuẩn công trình xanh. Nổi bật trong đó là
công ty thép tiền chế ATAD, công ty may Đồng Phú Cường, công ty Canifa… Các
công ty Việt Nam đã ngày càng nhận thức được tầm quan trọng khi quan tâm và sử
dụng các chứng chỉ xanh cho các nhà máy của chính mình
3.3. Trong ngành dịch vụ
Là điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực, Việt Nam đang xác lập những bước
tăng trưởng ngoạn mục và mạnh mẽ về du lịch. Thế nhưng, cùng với đó là không ít
thách thức trong khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, nhất là ở những nơi du lịch
phát triển “nóng”. Để giải quyết vấn đề này, du lịch xanh được xác định là “chìa khóa”
cho sự phát triển bền vững.
Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, du lịch xanh được hiểu là du lịch dựa
trên nền tảng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển gắn với bảo
vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với
biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, du lịch xanh đã trở thành xu hướng của ngành
công nghiệp không khói ở nhiều nước trên thế giới, bởi có vai trò to lớn trong bảo vệ
đa dạng sinh học, văn hóa cộng đồng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế -



xã hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu từ Tổ chức Trip Advisor cho thấy 34% số du khách
sẵn sàng chi trả thêm để ở những khách sạn thân thiện với môi trường, 50% số du
khách quốc tế sẵn sàng chi trả thêm cho những công ty mang lại lợi ích cho cộng đồng
địa phương và hoạt động bảo tồn. Ðiều này khẳng định, du lịch xanh không những là
sự bảo đảm cho phát triển du lịch bền vững, mà còn là giải pháp giúp gia tăng lượng
khách có mức chi tiêu cao và có ý thức, hành động văn minh khi tham gia du lịch.
Ngành thực phẩm và đồ uống toàn cầu nói chung và châu Á nói riêng cũng đang
nằm dưới sức ép của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các nhóm vận động về vấn
đề sử dụng những lượng lớn chất nhựa, đặc biệt cho mục tiêu đóng gói khi các nhóm
hoạt động này liên tục tung ra các chiến dịch lớn trong năm 2018. Các tên tuổi lớn
ngành F&B như as Nestle, Coca-Cola và PepsiCo hứng chịu nhiều chỉ trích nhất, đặc
biệt là khi nhóm vận động Greenpeace triển khai chiến dịch Break Free from Plastic
với 239 đợt dọn dẹp và kiểm định lượng rác thải nhựa do tiêu dùng các thương hiệu
F&B lớn trên khắp 42 nước. Greenpeace cho rằng chiến dịch này là “đợt rà soát nhanh
toàn diện nhất về các công ty gây ô nhiễm nhựa tồi tệ nhất trên thế giới”, và trực tiếp
chỉ ra Coca-Cola, Perfetti van Melle và Mondelez là những “nguồn gây ô nhiễm hàng
đầu châu Á”. PepsiCo thông báo mục tiêu năm 2025 nhằm “thiết kế tất cả các giải pháp
đóng gói sản phẩm có thể tái chế, làm phân bón tổng hợp hoặc tự phân hủy sinh học”
trong số các mục tiêu khác.
4. Phân tích mối quan hệ giữa mối liên kết doanh nghiệp và các yếu tố khác của
doanh nghiệp:
Dưới đây là các kết quả phân tích cơ bản về các liên kết doanh nghiệp sử dụng dữ
liệu Khảo sát doanh nghiệp của World Bank.
(Nguồn số liệu: World Bank, Điều tra Doanh nghiệp của Tổng cục thống kê)
Chất lượng: Việc thiếu vắng các nhà cung cấp tiềm năng có đủ năng lực cạnh tranh,
đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng được xác định là một trong những trở ngại
chủ yếu đối với việc hình thành liên kết doanh nghiệp ở Việt Nam (theo Ngân hàng



Thế giới và Bộ KH&ĐT 2016). Qua số liệu, ta thấy rằng trong khi một nửa số doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chứng chỉ về chất lượng được quốc tế công nhận,
như ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, thì chưa đến 10% doanh nghiệp trong
nước có được các chứng chỉ này. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong các doanh nghiệp có liên
kết là gần ¼ (Biểu đồ 1).

Biểu đồ 1. Sử dụng chứng chỉ chất
lượng

Biểu đồ 2. Tỷ lệ đầu vào nhập khẩu
Nguồn số liệu: World
Bank

Tiếp cận tài chính: Tiếp cận tài chính được xem là một trong những khó khăn hàng đầu
đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, với tỷ lệ doanh nghiệp cho biết điều này là trở
ngại chính của họ cao hơn đáng kể so với Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc (Biểu đồ
3). Tuy nhiên, ở Việt Nam không có sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp liên kết và
các doanh nghiệp không liên kết, và tỷ lệ các doanh nghiệp không liên kết đang có
khoản vay/tín chấp, hoặc thấu chi ở Việt Nam cao hơn so với các nước so sánh, cho
thấy khó khăn tiếp cận tài chính có lẽ không phải là một trở ngại lớn cho doanh nghiệp
thiết lập liên kết.


Biểu đồ 3. Tiếp cận tài chính

Biểu đồ 4. Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn
trong tìm kiến nguồn cung kỹ năng

Biểu đồ 5. Một số mục tiêu chính

của các chương trình đào tạo chính
thức

Năng lực đổi mới sáng tạo: Năng lực đổi mới có thể là một trong những lý do tại sao
một số công ty trong nước có khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng nước ngoài về
đa dạng sản phẩm, chất lượng và giá cả. Ngoài ra, các công ty trong nước có liên quan
đến các tập đoàn đa quốc gia có động lực lớn hơn để đổi mới nhằm đáp ứng các tiêu
chuẩn được chấp nhận trên toàn cầu đối với sản phẩm của họ. Về vấn đề này, các biện
pháp đổi mới chủ quan của doanh nghiệp, số doanh nghiệp liên kết cho biết trong 3
năm vừa qua họ đã đưa ra đổi mới sản phẩm/quy trình và dành ngân sách cho R&D
nhiều gấp đôi doanh nghiệp không liên kết (Biểu đồ 6). Ngoài ra, cũng có nhiều doanh
nghiệp liên kết hơn cho biết họ đã hợp tác với đối tác bên ngoài để đổi mới sản
phẩm/quá trình, trong khi các doanh nghiệp không liên kết chủ yếu dựa vào những nỗ
lực của chính họ (Biểu đồ 7). Điều này cho thấy các doanh nghiệp kết nối có nhu cầu
cao hơn trong việc tìm kiếm đối tác bên ngoài để có thể thực hiện hoạt động đổi mới


đạt kết quả chất lượng cao hơn và các doanh nghiệp không liên kết thiếu động lực để
thực hiện đổi mới thực sự. Kết quả này cũng chỉ ra rằng chất lượng đổi mới cao hơn
khi được thực hiện với các đối tác bên ngoài.

Biểu đồ 6.Năng lực đổi mới sáng tạo

Biểu đồ 7.Nguồn phát sinh đổi mới sáng tạo

Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đang đổi mới, có vẻ như sự đối mới đó ít liên quan
đến các sản phẩm hoặc công nghệ mới. Đổi mới dường như cũng ít dựa vào đầu tư vào
đầu vào và kiến thức được cấp phép hơn là ở một số nước châu Á, và cần có cơ chế
khuyến khích doanh nghiệp dành nhiều nguồn lực hơn cho nghiên cứu và phát triển,
cấp phép cho các công nghệ nước ngoài… Dữ liệu cho thấy nỗ lực đổi mới dường như

được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp lớn, và điều này chứng minh cho sự cần thiết của
các chương trình hỗ trợ mục tiêu nhằm giúp các doanh nghiệp này đổi mới theo cách
phù hợp hơn với các mối liên kết và khuyến khích các liên doanh thúc đẩy đổi mới.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP MÔ HÌNH LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Dưới đây là một số giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện để đẩy mạnh
triển khai và tận dụng hiệu quả mô hình liên kết doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh
biến đổi khí hậu:
- Doanh nghiệp tư nhân cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, vai trò và trách
nhiệm của mình trong nền kinh tế với bối cảnh biến đổi khí hậu; tích cực, chủ động
trong việc liên kết, phát triển khối doanh nghiệp tư nhân theo cả chiều dọc và chiều


ngang để vừa giải quyết những cản trở chung của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế
vừa tạo nên những đột phá trong phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần hạn chế, xoá bỏ các mô hình kinh tế truyền thống không còn
phù hợp với điều kiện mới; tích cực triển khai, thúc đẩy hình thành các mô hình liên
kết doanh nghiệp tư nhân hiệu quả (tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu) với tiềm lực và
năng lực cạnh tranh lớn mạnh trong khu vực và cả quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để
kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành và lĩnh vực. Theo đó, thúc đẩy phát triển
mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo mạng sản
xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa các doanh nghiệp kinh tế tư nhân nhằm tiếp nhận,
chuyển giao, tạo sự lan toả rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại.
- Các mô hình liên kết doanh nghiệp tư nhân cần chú trọng vai trò của công nghệ,
nhất là công nghệ thông tin, công nghệ xanh và công nghệ sạch trong việc nâng cao
chất lượng và giá trị của các sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; đổi
mới, sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực thông qua việc đầu
tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ; kết nối doanh
nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư; thúc đẩy
hình thành và phát triển các khu công nghệ cao, các vườn ươm công nghệ cao và các

doanh nghiệp khoa học công nghệ.
- Các doanh nghiệp trong mô hình liên kết cần đẩy mạnh sự kết nối và trao đổi
thông tin, hình thành sự hợp tác chặt chẽ hơn để phát huy tối đa hiệu quả của mô hình
liên kết doanh nghiệp tư nhân. Những doanh nghiệp có quy mô lớn, có năng lực quản
lý tốt sẽ hoạt động kinh doanh ở những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh
tế và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là những vệ tinh cho
những doanh nghiệp lớn tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Đây là nhân tố quan trọng
để nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và toàn
bộ hệ thống.


Để những giải pháp trên phát huy hiệu quả tối đa trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các
nhóm giải pháp cụ thể cho từng ngành kinh tế được đề ra như sau.
● Nông nghiệp
-

Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp tư nhân để cùng triển khai ứng dụng, thúc đẩy

và nhân rộng mô hình nông nghiệp thông minh, giải quyết các bài toán ứng phó với
biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu với nhiều hiện tượng thời tiết cực
đoan, hoạt động sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải giảm khí nhà kính, đây là một loại
hình nông nghiệp vẫn còn khá mới nhưng là một xu thế quan trọng không chỉ đối với
nền kinh tế Việt Nam mà còn ở quy mô toàn cầu.
-

Liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp cần phải tận dụng các thành quả của công

nghệ để có sự chuyển đổi thích hợp, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu mới. Cụ thể, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ vào xây dựng hệ thống nhà kính, tưới tiêu tự động, tiết kiệm
nước, hệ thống tưới nhỏ giọt, kiểm soát côn trùng theo phương pháp sinh học, giống

chất lượng cao, đảm bảo hạn chế tối đa việc sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên,
năng lượng và gây ra những tác động xấu đến môi trường.
- Thực hiện tái cấu trúc lại các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở nông
thôn, phát triển các hộ gia đình cá thể trở thành doanh nghiệp nhỏ, hoặc liên kết hộ gia
đình dưới sự quản lý của một doanh nghiệp lớn. Xây dựng chuỗi giá trị, từ nhà sản xuất
cho đến các nhà hàng, siêu thị là đầu ra cho sản phẩm. Tổ chức liên kết sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp thông minh, đặc biệt là mô hình “liên kết 4 nhà”; có chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp, giúp người nông dân tăng thu nhập cùng với việc hình thành các vùng nông
nghiệp thông minh.
-

Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp thông minh. Tận dụng tối đa

những cơ hội liên kết, hợp tác cải thiện môi trường đầu tư vào nông nghiệp, tăng cường
hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả việc thực hiện nông nghiệp thông minh ở trong
nước trong thời gian tới, hướng đến phát triển bền vững.


● Công nghiệp
-

Các doanh nghiệp trong mô hình liên kết đẩy mạnh giảm thiểu đốt khí flare và

xả nguội tại các công trình dầu khí; tận dụng và thu hồi, sử dụng hiệu quả khí đồng
hành tại các công trình khai thác dầu khí; tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng
lượng tại các tòa nhà, nhà máy, hệ thống công nghệ tại các công trình dầu khí…
-

Các doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng lại nguyên liệu thô (thủy điện, năng


lượng mặt trời, điện gió, sinh khối, khí sinh học, địa nhiệt, thủy triều,…), tái chế sản
phẩm chưa đạt chất lượng để giảm chất phế thải. Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất
năng lượng tiến hành liên kết chuyển đổi công nghệ tiên tiến cho nhau làm nâng cao
hiệu suất phát điện và giảm phát thải khí nhà kính tại tất cả các nhà máy nhiệt điện xây
mới, các khu công nghiệp, chế xuất triển khai ứng dụng hệ thống phát điện cỡ nhỏ
dùng khí mê-tan thu hồi từ các bãi chôn lấp rác thải và các nguồn khác; thu hồi khí đốt,
tận dụng nhiệt thừa của các nhà máy sản xuất công nghiệp để phát điện và đốt chất thải
rắn phát điện.
-

Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng phương thức ‘‘Sản xuất sạch hơn’’ :

⮚ Ðối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất
cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
⮚ Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực
trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
● Dịch vụ
-

Các doanh nghiệp du lịch tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các chiến dịch "Vì một môi

trường du lịch sạch" trên khắp các tỉnh, thành, những điểm du lịch nổi tiếng, tập trung
đông du khách như: TP Hồ Chí Minh, Huế, Lào Cai, Nha Trang,...
-

Tuyên truyền chiến dịch ‘’mua sắm xanh’’: bao gồm các biện pháp như sử dụng

giấy sinh học, sử dụng các sản phẩm có nhãn sinh thái, hỗ trợ những sản phẩm hữu cơ.



-

Khuyến khích các nhà hàng, khách sạn tiết kiệm điện bằng cách sử dụng bóng

đèn compact thay vì bóng đèn sợi đốt, thực hiện tiết kiệm nước,... Không chỉ vậy, các
cơ sở du lịch cần nghiêm túc thực hiện phân loại, xử lý rác thải theo quy định, tăng
cường tuyên truyền, nâng cao ý thức toàn bộ nhân viên cũng như khách du lịch về tầm
quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.


KẾT LUẬN
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất rõ ràng đến tình hình kinh doanh của các công ty,
những thay đổi đột ngột của điều kiện khí hậu có thể làm gián đoạn nghiêm trọng các
hoạt động của các công ty do những thay đổi về kiểu hình đặc trưng của thời tiết hoặc
các thảm hoạ về thời tiết.
Trong bối cảnh đó, việc các doanh nghiệp tư nhân liên kết lại là một trong các giải
pháp giúp doanh nghiệp thích ứng được, thông qua sự lấp đầy các thiếu sót mà mỗi
doanh nghiệp gặp phải, trong khi các doanh nghiệp khác lại có thể giải quyết tốt vấn đề
đó. Việc liên kết kinh doanh trước hết sẽ có khả năng khắc phục được những hạn chế
về mặt quy mô, bên cạnh đó còn giúp cho doanh nghiệp phản ứng nhanh với những
thay đổi của thị trường, giảm bớt rủi ro.
Hiện nay, mô hình liên kết doanh nghiệp tư nhân được triển khai trong 3 lĩnh vực: nông
nghiệp, công nghiệp và du lịch. Mô hình liên kết trong ngành nông nghiệp còn nhiều
hạn chế, từng mắt xích liên kết chưa thực sự bền vững nên chưa đạt hiệu quả cao về
kinh tế và chưa tận dụng hết mọi nguồn lực. Tuy nhiên, thời gian gần đây nền nông
nghiệp được chứng kiến một tín hiệu đáng mừng từ một số trường hợp liên kết đã
mang lại kết quả tích cực góp phần giải quyết đầu ra cho rất nhiều nông dân và quản lý
tốt chất lượng sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ. Bên cạnh tín hiệu tích cực từ mô

hình trong ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp cũng đang
có những hành động quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường, liên kết cùng nhau thực
hiện mô hình doanh nghiệp xanh thực hiện mô hình sản xuất và tiêu dùng nhằm phát
thải các-bon thấp và phát triển bền vững. Trong ngành dịch vụ, doanh nghiệp có sự liên
kết với nhau trong từng loại hình dịch vụ (nhà hàng, lưu trú, ngành thực phẩm và đồ
uống,...).
Như vậy, qua bài nghiên cứu trên, đã cho thấy rằng việc liên kết các doanh nghiệp tư
nhân lại với nhau chính là cơ hội để các doanh nghiệp biến thách thức thành cơ hội


×