Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hãy trình bày vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế đánh giá thực trạng vai trò của vốn với phát triển kinh tế của việt nam trong giai đoạn vừa qua để sử dụng hiệu quả việt nam cần quan tâm những vấn đề gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.81 KB, 11 trang )

Đề bài thuyết trình 01
Hãy trình bày vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế. Đánh giá thực
trạng vai trò của vốn với phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai
đoạn vừa qua. Để sử dụng hiệu quả Việt Nam cần quan tâm những vấn
đề gì?


Bài làm.
I, Các khái niệm
1.Khái niệm về tài sản quốc gia và vốn sản xuất
- Tài sản quốc gia theo nghĩa rộng: bao gồm TNTN của đất
nước; các loại tài sản được sản xuất ra và tích luy lại; nguồn vốn
con người.
- Tài sản quốc gia theo nghĩa hẹp: là các loại tài sản được
sản xuất ra và tích luy lại.
Tài sản được sản xuất ra: của cải vật chất được tạo ra và tích luy
trong quá trình phát triển, bao gồm 9 nhóm:

Công xưởng, nhà máy.

Trụ sở cơ quan, thiết bị văn phòng.

Máy móc, thiết bị.

Cơ sở hạ tầng.

Tồn kho hàng hoá.

Các công trình công cộng.

Các công trình kiến trúc quốc gia.



Nhà ở.

Các công trình quân sự.
Trong đó 5 nhóm đầu tiên trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất.
- Vốn sản xuất (K): là giá trị tài sản trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế.
+ Tồn tại dạng hiện vật : tài sản cố định.
+ Tồn tại dạng giá trị : vốn.
2. Khái niệm đầu tư và vốn đầu tư
- Đầu tư là hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai.


- Vốn đầu tư (I): là giá trị các nguồn lực được sử dụng trong hoạt
động đầu tư hay giá trị tài sản được hình thành từ hoạt động đầu tư.
- Phân loại đầu tư:
+ Theo tính chất và mục đích: đầu tư tài chính, đầu tư thương
mại, đầu tư phát triển (bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu
động)
+ Theo cách thức đầu tư:
•BOT: xây dựng-kinh doanh-chuyển giao.
•BTO: xây dựng-chuyển giao-kinh doanh.
•BT: xây dựng-chuyển giao.
•Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư
trực tiếp tham gia vào quản lý quá trình đầu tư và khai thác kết
quả đầu tư.
•Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu

tư không trực tiếp tham gia vào việc quản lý và khai thác kết quả
đầu tư.
- Sự cần thiết của hoạt động đầu tư:
+ Bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn và duy trì nguyên vật liệu cho
giai đoạn
sản xuất tiếp theo
+ Bổ sung thêm TSCĐ mới và tăng TSLĐ nhằm mở rộng sản
xuất
+ Đầu tư thay thế mới máy móc và các tài sản bị hao mòn vô
hình do tác
động của tiến bộ công nghệ


- Tổng đầu tư: là tổng giá trị xây lắp, thiết bị và các chi phí xây
dựng cơ bản khác được thực hiện trong nền kinh tế trong một khoảng
thời gian nhất định.
Công thức:

I = Ni+ Dp

Trong đó: Ni: Vốn đầu tư thuần gồm đầu tư mở rộng, đầu tư mới
và hiện đại hoá
Dp: Vốn khấu hao nhằm đầu tư khôi phục, bù đắp giá
trị tài sản cố định bị hao mòn và sửa chữa TSCĐ
II.Vai trò của vốn với phát triển kinh tế
1.Vai trò của vốn trong mô hình Harrod-Domar:
Gọi Y: Sản lượng đầu ra (GDP, GNP)
K: Vốn (t bản)
Y= K
k: hệ số ICOR

k

∆K
∆Y =
k
- Gọi g: tốc độ tăng trưởng
g=

∆Y
Y

∆K 1
=
Y k

(1)

- Gọi s: tỷ lệ tiết kiệm, giả định I = S = ∆K
s=

S
Y

- (1) và (2) ta có:

(2)
g=

s
k



Nhận xét:
- Hệ số ICOR (k) phản ánh lượng vốn đầu tư cần thiết để tạo ra
thêm một đơn vị sản lượng đầu ra; đồng thời, phản ánh lượng vốn sản
xuất cần tăng thêm để có thêm một đơn vị sản lượng đầu ra.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tích lũy trong nền
kinh tế. Tỷ lệ tích lũy , tiết kiệm càng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế
càng nhanh (giả sử k không đổi). Trong khi đó, nếu càng tốn kém
nhiều vốn cho một đơn vị sản lượng tăng thêm thì tốc độ tăng trưởng
càng chậm lại
III.Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tư.
1.Khái niệm:
Cầu về vốn đầu tư là số lượng vốn đầu tư mà các đơn vị kinh tế
có nhu cầu và sẵn sàng sử dụng để thay thế và tăng thêm giá trị tài sản
cố định hay dự trữ tài sản lưu động, tương ứng với các mức giá cả
khác nhau.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đầu tư:
- Lãi suất tiền vay.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (Tdc).
- Chu kỳ kinh doanh.
- Môi trường đầu tư
IV.Các nguồn hình thành vốn đầu tư.
1.Khái niệm:
- Cung về vốn đầu tư là lượng vốn đầu tư có khả năng và sẵn
sàng cung ứng với mức giá cả khác nhau của cung đầu tư.
- Giá cả của cung đầu tư là lãi suất tiền gửi.
2.Các nguồn hình thành vốn đầu tư:
a) Vốn đầu tư trong nước



Có được từ tiết kiệm trong nước bao gồm: tiết kệm từ ngân sách
chính phủ, doanh nghiệp, dân cư.
Id= Sd= Sg+ Se+ Sh
- Tiết kiệm của ngân sách nhà nước (Sg):
• Chênh lệch giữa tổng thu ngân sách và tổng chi ngân sách
• Thu ngân sách chủ yếu từ thuế và một số khoản thu khác như:
phí, lệ phí, cho thuê, thanh lý tài sản nhà nước…
• Chi ngân sách của Chính phủ bao gồm: Chi mua hàng hoá dịch
vụ (gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển); Các khoản trợ
cấp; Chi trả lãi suất tiền vay của Chính phủ.
• Chi thường xuyên: gồm các khoản chi cho bộ máy quản lý nhà
nước, văn hoá giáo dục, y tế, khoa học, an ninh quốc phòng…để vận
hành guồng máy quản lý kinh tế xã hội.
• Chi đầu tư phát triển: gồm các khoản chi xây dựng cơ sở hạ
tầng, chi để phát triển một số ngành mũi nhọn
- Tiết kiệm của doanh nghiệp (Se):
•Bao gồm phần giá trị của Quy khấu hao và phần lãi sau thuế
được các doanh nghiệp để lại (lợi nhuận không chia)
Se = Prdl + Dp
Pr – Tdc = Prst
Prst – Prcp = Prdl.
Trong đó: Prdl : lợi nhuận để lại.
Prst : lợi nhuận sau thuế.
Prcp : lãi cổ phần.
• Chịu tác động bởi quy mô và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp; chính sách của Nhà nước đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, và chính
sách phân phối lợi nhuận của mỗi công ty.



- Tiết kiệm của hộ GĐ ( Sh ):
+ Nguồn thu :
- Thu nhập quốc dân sử dụng (DI)
- Thu khác : được viện trợ, bán tài sản, thừa kế, vay nợ

+Các khoản chi ( C ):
- Chi mua hàng hoá, dịch vụ.
- Các khoản chi chuyển giao.
Sh = DI - C
b) Vốn nước ngoài
- Viện trợ phát triển chính thức ODA:

Khái niệm:
Nguồn vốn ODA là nguồn tài chính do các cơ quan chính
thức của một nước hoặc một tổ chức viện trợ quốc tế viện trợ cho
các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
phúc lợi xã hội của các nước này.

Một số hình thức ưu đãi:
+ Viện trợ không hoàn lại ( thường chiếm 25% ).
+ Một số khoản cho vay không phải trả lãi suất hoặc trả với
lãi suất rất thấp.
+ Hợp tác ky thuật.

Vai trò của ODA đối với các nước tiếp nhận:
 Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội được cải thiện.
 Trình độ dân trí, chất lượng lao động được nâng cao.

Đặc điểm của ODA:

 Phụ thuộc lớn vào các nhà tài trợ.
 Quản lý và sử dụng chưa hiệu quả.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI :



Khái niệm: FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân
nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm
mục đích thu lợi nhuận.





Bản chất của FDI :
Hình thức quan hệ KT giữa 2 nước.
FDI mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
FDI không trở thành món nợ cho nước tiếp nhận.









Vai trò của FDI đối với các nước tiếp nhận:
Bù đắp sự thiếu hụt về vốn cho tăng trưởng.
Bù đắp sự thiếu hụt về ngoại tệ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển giao khoa học công nghệ.
Nâng cao trình độ quản lý.
Tạo việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực.

- Nguồn vốn các tổ chức phi CP (NGO):

Đặc điểm của NGO :
 Phương thức đa dạng.
 Quy mô viện trợ nhỏ, thủ tục đơn giản, thực hiện
nhanh.
 Khả năng cung cấp viện trợ và thực hiện mang tính
nhất thời.
 Khó quản lý do các mục đích khác nhau của các tổ
chức viện trợ.
Nguồn vốn tín dụng thương mại:

Đặc điểm nguồn vốn tín dụng thương mại:
 Đối tượng thường là DN, rủi ro cao.
 DN toàn quyền sử dụng vốn vay.
 Chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận thông qua lãi
suất theo khế ước vay.
 Các nước tiếp nhận không chịu ràng buộc về chính
trị, xã hội và toàn quyền sử dụng vốn.


V. Đánh giá thực trạng vai trò vốn với phát triển kinh tế Việt
Nam
1.Với nguồn lực tài chính trong nước


Huy động từ thu NSNN: Trong giai đoạn 2006-2018,
quy mô và cơ cấu thu NSNN có sự chuyển biến tích cực. Quy
mô thu NSNN giai đoạn 2011 - 2015 bằng 2 lần giai đoạn 2006 2010. Tính riêng 3 năm (2016 – 2018), quy mô thu NSNN tiếp
tục đạt nhiều kết quả khả quan (bình quân tăng khoảng 10%/năm
so với dự toán), góp phần đảm bảo nguồn lực cho phát triển
KTXH giai đoạn vừa qua.

Huy động từ TPCP: Để tạo thuận lợi cho việc huy
động nguồn lực tài chính qua phát hành TPCP, các giải pháp huy
động vốn linh hoạt, hiệu quả phù hợp với tình hình thị trường
trong từng thời điểm đã được thực hiện như tăng tần suất phát
hành; đa dạng hóa các kỳ hạn tín phiếu, trái phiếu; thay đổi cơ
chế điều hành lãi suất... Kết quả huy động từ phát hành TPCP
giai đoạn 2011-2018 đạt trên 1.350 nghìn tỷ đồng (trung bình
huy động khoảng 200 nghìn tỷ đồng/năm), đưa TPCP trở thành
kênh huy động vốn hiệu quả để bù đắp bội chi NSNN phục vụ
cho đầu tư phát triển.

Huy động vốn từ nguồn ODA: Kết quả giai đoạn
2011- 2018 thu hút vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài đạt khoảng
42 tỷ USD, bằng số huy động giai đoạn 10 năm trước. Nguồn
vốn ODA đã, đang trở thành một trong những nguồn lực chủ yếu
cho đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là cho các các dự án quan
trọng, trọng điểm, có sức lan tỏa lớn đến KTXH.
2. Với nguồn lực tài chính ngoài nước

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Nguồn vốn FDI
trong những năm qua đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành
một trong những nguồn lực tài chính quan trọng trong phát triển
kinh tế đất nước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn



2011-2018 theo xu hướng tăng, từ 15,6 tỷ USD lên 35,5 tỷ USD,
bình quân mỗi năm Việt Nam thu hút được khoảng 22 tỷ USD
vốn FDI cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ
tăng trưởng trung bình 15%/năm. Bên cạnh đó, vốn giải ngân
cũng theo xu hướng tăng, từ 11 tỷ USD năm 2011 lên trên 19 tỷ
USD năm 2018 – mức cao nhất từ trước tới nay.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): Nguồn lực tài chính từ
FPI trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chưa thực sự trở
thành kênh huy động vốn quan trọng cho phát triển kinh tế trong giai
đoạn vừa qua. Năm 2018, dòng vốn FPI hút ròng vào Việt Nam đạt
khoảng 4,1 tỷ USD (tính đến 30/6/2018). Tuy nhiên, quá trình tái cấu
trúc TTCK đã, đang được triển khai mạnh mẽ và tạo ra những kết
quả tích cực, góp phần củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài
trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới.


Kiều hối: Nguồn kiều hối là một trong những nguồn
lực tài chính ngày càng có đóng góp quan trọng cho phát triển
kinh tế đất nước. Lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về Việt Nam
trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Bình quân giai đoạn
2011 – 2018 đạt trên 12 tỷ USD/năm, đặc biệt năm 2018 đạt trên
16 tỷ USD, đã và đang góp phần không nhỏ vào việc cung ứng
nguồn vốn cho đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, cũng như gia
tăng nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam.


Để thực hiện vốn có hiệu quả, Việt nam cần quan tâm tới
những vấn đề sau:

- Về nguồn lực tài chính nhà nước: Tập trung hoàn thiện các
chính sách thuế, phí, lệ phí; Phát triển thị trường TPCP; Nâng cao
hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA; Nâng cao hiệu quả huy động
nguồn lực từ tài sản công, từ quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà
nước tại DN nhằm nuôi dưỡng nguồn thu, hỗ trợ thúc đẩy phát triển
DN, qua đó góp phần tạo nguồn thu cho NSNN để phát triển KTXH


- Thứ hai, về huy động nguồn lực tài chính ngoài nhà nước:
Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách “xã hội hóa” đầu tư trong một
số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao; Hoàn thiện và điều
chỉnh chính sách thu hút vốn FDI vào khu vực công nghiệp chế biến,
lĩnh vực công nghệ cao, nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực có
khả năng tạo giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế trên cơ sở đảm bảo
sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi
trường; Rà soát và tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách tài
chính để khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công và trong đầu
tư vào các lĩnh vực ưu tiên như đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.



×