Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TRÁCH NHIỆM vật CHẤT của CÔNG CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.36 KB, 5 trang )

NHÓM 3
TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT CỦA CÔNG CHỨC
I.
-

-

-

-

-

KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT CỦA CÔNG CHỨC
1) Khái niệm:
Khái niệm “trách nhiệm” theo Từ điển tiếng Việt là “Điều phải làm, phải gánh vác
hoặc phải nhận lấy về mình”; hay “được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành
vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả”; hoặc
“là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn,
nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”. Và “trách nhiệm là phải
bảo đảm làm tròn những sự việc được giao cho. Nếu kết quả không tốt thì phải
gánh chịu hậu quả”.
''Trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức'': là trách nhiệm bồi thường bằng
tiền của cán bộ, công chức cho cơ quan, tổ chức, đơn vị bị thiệt hại về tài sản do
cán bộ, công chức đó làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra.
2) Đặc điểm trách nhiệm vật chất của công chức:
a) Cơ sở pháp sinh trách nhiệm là có thiệt hại gây ra cho Nhà nước ( trực
tiếp hoặc gián tiếp) do hành vi trái pháp luật, có lỗi.
Trách nhiệm vật chất của công chức là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về tài sản. Cũng giống như các dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác, trách
nhiệm vật chất của công chức chỉ được xác định khi có thiệt hại xảy ra. Tài sản bị


thiệt hại có thể là tài sản của nhà nước hoặc tài sản của bất kỳ chủ sở hữu hợp
pháp nào khác được pháp luật bảo vệ.Có thiệt hại xảy ra là một trong những yếu tố
quan trong để xác định có trách nhiệm vật chất của công chức hay không.
b) Chủ thể của quan hệ trách nhiệm là cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước.
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chúc vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.( Khoản 1 Điều 4 của Luật cán bộ, công chức)
Công chức quy định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm
vào ngành, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,
đỏn vị thuộc Quân đội Nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà
nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp


công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự ngiệp công lập theo
quy định của pháp luật. (Khoảng 2, Điều 4 Luật cán bộ, công chức )
c) Đối tượng được “bồi thường” hoặc “hoàn trả” thiệt hại về tài sản là Nhà
nước.
d) Trách nhiệm này không được áp dụng độc lập
- Việc truy cứu trách nhiệm hành chính phải được thực hiện trên cơ sỏ các quy định
của pháp luật hành chính. Truy cứu trách nhiệm hành chính phải được tiến hành
theo thủ tục hành chính do pháp luật hành chính quy định. Khi tiến hành việc truy
cứu trách nhiệm hành chính, các chủ thể có thẩm quyền bắt buộc phải tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định về thủ tục do pháp luật đặt ra
e) Khác với trách nhiệm dân sự.

2) Các hình thức của TNVCCC
1.2) Trách nhiệm bồi thường:
1)
Đối tượng áp dụng:
Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, làm mất mát,
hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng
chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. ( Khoảng 1, Điều 1 NĐ 118/2006/CP về
hướng dẫn thi hành trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức)
2)
Thẩm quyền:
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị sử dụng và quản lí cán bộ, công chức
gây ra thiệt hại phải thành lập Hội đồng trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày cán
bộ, công chức gây ra thiệt hại hoặc từ ngày nhận được văn bản kết luận của cở quan có
thẩm quyền, trừ trường hợp qui định tại khoản 6, Điều 3 nghị định 118 về xử lí trách
nhiệm vật chất đv cán bộ, công chức.
2. Trường hợp cán bộ, công chức gây ra thiệt hại là người đứng đầu hoặc cấp phó
của người đứng đầu,tổ chức, đơn vị thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên
trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này. Chủ tịch Hội
đồng phải là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
cấp trên trực tiếp của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại.
3. Khi thành lập Hội đồng, mời chuyên gia hoặc thuê tư vấn giám định, không
được cử, mời hoặc thuê những người có quan hệ gia đình với cán bộ, công chức đã gây ra
thiệt hại như: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi (bên
vợ hoặc bên chồng), vợ (hoặc chồng), con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh, chị, em ruột
(bên vợ hoặc bên chồng), cháu nội, cháu ngoại tham gia Hội đồng, làm chuyên gia hoặc
giám định.
- Thủ tục xử lí:
1. Chuẩn bị xử lý
2. Xem xét của hội đồng:
- Xem xét đánh giá tính chất của hành vi gây thiệt hại; mức độ thiệt hại.

- Xác định trách nhiệm của cán bộ công chức gây ra thiệt hại, cán bộ công chức có
liên quan.


- Trường hợp hội đồng phát hiện hành vi của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại vật
chất có dấu hiệu của tội phạm thì Hội đồng kiến nghị với người có thẩm quyền chuyển hồ
sơ lên cơ quan chức năng để xử lí theo qui định của pháp luật.
3. Ra quyết định bồi thường:
- Căn cứ kiến nghị Hội đồng, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền
quản lý cán bộ, công chức ra quyết định bồi thường thiệt hại; trong quyết định phải
ghi rõ mức, phương thức và thời hạn bồi thường.
- Nếu ý kiến của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền khác với
kiến nghị của Hội đồng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó.
4. Khiếu kiện và giải quyết quyết định bồi thường:
Cán bộ, công chức bị xử lý trách nhiệm vật chất có quyền khiếu nại về quyết định
bồi thường thietj hại của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về
khiêu nại, tố cáo. ( Điều 4, NĐ118 về hướng dẫn thi hành trách nhiệm vật chất của cán
bộ, công chức)
5. Thu,nộp, quản lí và sử dụng tiền, tài sản bồi thường:
- Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại và các bộ phận chức năng của cơ quan, tổ
chức, đơn vị có tài sản bị thiệt hại phải thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức bồi
thường ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thu và nộp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, đơn
vị tại Kho bạc nhà nước số tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Số tiền hoặc tài sản bồi thường phải thu của cán bộ, công chức để hoàn trả cho cơ
quan, tổ chức, đơn vị phải được theo dõi, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của
pháp luật.
( Điều 13, NĐ 118 của CP về hướng dẫn thi hành trách nhiệm vật chất đối với cán

bộ công chức)
3)
Nguyên tắc:
Nguyên tắc giả quyết bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm vật chất của
công chức không thể là nguyên tắc thỏa thuận, tự định đoạt mức bồi thường giữa Nhà
nước và công chức gây thiệt hại như nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong giao dịch dân
sự mà phải là nguyên tắc quyết định hành chính dựa trên cơ sở thiệt hại thực tế kết hợp
xem xét các yếu tố hoàn cảnh, nhân thân công chức. Sở dĩ phải áp dụng nguyên tắc đó vì
tài sản phải bồi thường, bồi hoàn trong trách nhiệm vật chất của công chức là tài sản nhà
nước. Công chức với tư cách là người hoạt động phục vụ công quyền, Nhà nước là thiết
chế chính trị đại diện cho dân chúng, tài sản nhà nước là tài sản của toàn dân. Nếu áp
dụng nguyên tắc thỏa thuận, tự đinh đoạt mức bồi thường thiệt hại trong TNVCCCC sẽ
không đảm bảo tính khách quan, không đảm bảo nguyên tắc đặc quyền đặc lợi của công
chức. Mặt khác nếu áp dụng nguyên tắc thỏa thuận, tự định đoạt mức bồi thường thiệt hại
trong TNVCCCC còn có thể tạo điều kiện cho việc lạm dụng quyền lực nhà nước để trục
lợi cá nhân.


2.2) Trách nhiệm hoàn trả
1)
Nghĩa vụ hoàn trả:
Cán bộ, công chức Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp lụt trong
khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho người khác quy định tại khoản 5 Điều 39 của Pháp
lệnh Can bộ, công chức thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức số tiền mà cơ quan, tổ
chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật. ( Điều 5, NĐ 118
Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức)
2)
Căn cú mức hoàn trả:
1.
Mức độ lỗi của người thi hành công vụ;

2.
Mức độ thiệt hại đã gây ra;
3.
Điều kiện kinh tế của người thi hành công vụ. trên cơ sở các căn cứ mà
Luật TNBTCNN quy định, Nghị định số 16 hướng dẫn cụ thể hơn 03 nguyên tắc được áp
dụng đồng thời khi xác định mức hoàn trả bao gồm:
(1)
Phân biệt tính chất, mức độ lỗi của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt
hại;
(2)
Xác định mức tối đa của việc hoàn trả đối với các trường hợp cụ thể;
(3)
Cá biệt hóa quy định về xác định mức hoàn trả trong trường hợp người thi
hành công vụ bị truy cứu TNHS.
3)
Thẩm quyền:
Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường là người có thẩm quyền ra
quyết định hoàn trả.
Đối với trường hợp thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường là người
có nghĩa vụ hoàn trả thì thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đó có thẩm
quyền ra quyết định hoàn trả.
4)
Thủ tục xử lý:
1. Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả:
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường,
cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả
để xác định trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả đối với người thi hành công vụ đã gây ra
thiệt hại.
2. Trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác
nhau gây ra thiệt hại thì Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải có sự tham gia của

đại diện các cơ quan liên quan để xác định trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả đối với
từng người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
3. Ra quyết định hoàn trả:
- Người có thẩm quyền ra quyết định hoàn trả phải ban hành quyết định hoàn trả
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường.


- Quyết định hoàn trả phải được gửi đến người có nghĩa vụ hoàn trả, cơ quan cấp
trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
- Quyết định hoàn trả được ban hành trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng xem xét
trách nhiệm hoàn trả, vì vậy, để bảo đảm sự ràng buộc trách nhiệm khi không thống nhất
ý kiến, người có thẩm quyền ra quyết định hoàn trả có quyền quyết định việc hoàn trả và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung quyết định đó, trong trường hợp họ có ý
kiến khác với ý kiến của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả.
II) THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC VÀ ÁP DỤNG THỰC TIỄN
Trên thực tế việc khuyến khích, động viên, khen thưởng, đề bạt công chức thường
được quan tâm nhiều hơn so với việc kỷ luật công chức hoặc việc bồi thường thiệt hại do
công chức gây ra. Mãi đến năm 1996, khi Bộ luật dân sự ra đời, nghị định 47/1997 mới
cụ thể hóa hai điều 623, 624 của bộ luật này "về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do
công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây
ra". Tiếp đến là pháp lệnh cán bộ công chức (năm 1998) và nghị định 97/CP qui định về
xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất của công chức nhà nước.
Tuy nhiên, các văn bản trên còn qui định khá chung chung nên trong thực tế hầu như
chưa có công chức phải bồi thường, chịu trách nhiệm vật chất khi làm sai, vi phạm… Cụ
thể các văn bản chỉ đề cập đối với mức bồi thường, hoàn trả, thủ tục… chưa đề cập đến
cách xác định thiệt hại như thế nào, chủ yếu vẫn là dựa vào qui định của pháp luật dân sự.
Thực tế thiệt hại do công chức gây ra cho người dân hết sức đa dạng và phức tạp,
diễn ra dạng này hay dạng khác, hình thức này hay hình thức khác. Vì vậy, các qui định
của pháp luật về xác định thiệt hại phải vừa có tính khái quát cao, vừa có tính cụ thể để

vận dụng một cách thống nhất và hiệu quả.
Cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức
làm sai, trái qui định hay ban hành những quyết định gây xáo trộn hoặc tác động tiêu cực
đến đời sống xã hội. Có như thế mới đảm bảo được tính công bằng, khuyến khích tài
năng cũng như sẽ tinh lọc được những cán bộ, công chức có đầy đủ năng lực, tâm huyết
phục vụ cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.



×