Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

ĐẶC điểm DỊCH tễ học BỆNH sởi tại hà nội năm 2018 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.75 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

CHU THỊ PHÚC

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỞI TẠI HÀ NỘI
NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành : Y học dự phòng
Mã số
: 8720163
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Hoàng Đức Hạnh

TS. Hoàng Thị Hải Vân

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới: TS. Hoàng Thị Hải Vân – Phó trưởng bộ môn Dịch tễ học
Trường Đại học Y Hà Nội người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và
tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành khóa luận này. Sự tận tâm và
kiến thức của cô là tấm gương sáng cho em noi theo trong suốt quá trình học


tập, nghiên cứu.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo của Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y
tế công cộng đã luôn luôn quan tâm, dạy bảo và giúp đỡ chúng em hoàn
thành khóa học .
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo và các bạn bè đồng
nghiệp tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tận tình giúp
đỡ em và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành và kính trọng nhất đến
những người thân trong gia đình. Những người đã luôn chăm sóc, lo lắng,
tạo mọi điều kiện mỗi khi em gặp khó khăn để em có được ngày hôm nay.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy, cô
nhưng luận văn còn nhiều thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các
thầy cô, bạn bè để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019
Chu Thị Phúc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Chu Thị Phúc, học viên cao học khóa 27 Trường Đại học Y Hà Nội,
chuyên ngành Y học dự phòng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Hoàng Thị Hải Vân
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019
Chu Thị Phúc



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................3
MỤC LỤC................................................................................................................ 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...........................................................................................6
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3

2.3.1.Thiết kế nghiên cứu:......................................................................24
2.7.Sai số và biện pháp khắc phục............................................................28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................29

4.2.1. Một số yếu tố liên quan với mắc sởi ở nhóm tuổi từ 9 tháng trở
lên tại Hà Nội năm 2018................................................................60
4.2.2. Một số yếu tố liên quan với mắc sởi ở trẻ < 9 tháng tại Hà Nội
năm 2018........................................................................................65
KẾT LUẬN............................................................................................................68
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................71
PHỤ LỤC...............................................................................................................71


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

95% CI

: 95% Confidence Interval (Khoảng tin cậy 95%)


DTH

: Dịch tễ học

PXN

: Phòng xét nghiệm

SPB

: Sốt phát ban

TCMR

: Tiêm chủng mở rộng

TCYTTG

: Tổ chức Y tế Thế giới

TTKSBT

: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

TTYT

: Trung tâm Y tế

WHO


: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Bản đồ phân bố bệnh nhân sởi năm 2018 trên thế giới .................12
Bảng 1.1: Bảng các nước có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất năm 2018 ...........12
Bảng1.2: Bảng các 10 nước có số mắc sởi cao nhất năm 2018 ...........................12
Biểu đồ 1.2: Tình hình bệnh sởi tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2018.................16
Biểu đồ 1.3: Tình hình bệnh sởi tại Hà Nội từ năm 2000 – 2017........................16
Sởi là bệnh truyền nhiễm lưu hành, hầu như năm nào cũng ghi nhận các
trường hợp bệnh tản phát và có năm bùng lên gia tăng thành dịch có tính chu
kỳ. Từ năm 2000 trở lại đây, ghi nhận 03 đợt dịch: năm 2000 dịch nhỏ (149
trường hợp), 2009 dịch vừa (837 trường hợp) và năm 2014 dịch lớn nhất (1.741
trường hợp, 14 tử vong). Trong đó, đặc điểm vụ dịch sởi năm 2014 là: diễn ra
trên diện rộng: 100% quận, huyện với trên 90% xã, phường, thị trấn. Lứa tuổi
mắc bệnh chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi (57%). Đối tượng mắc bệnh chủ yếu do
chưa tiêm chủng và chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi (74,4%) , ..........................16
Bảng 2.1: Bảng biến số, chỉ số...............................................................................24
Bảng 3.1. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới, nơi sống (n=881).....29
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân loại ca sốt phát ban nghi mắc sởi (n=881)................30
Bảng 3.2. Bảng phân bố các ca mắc sởi xác định và tỷ suất mắc sởi/100.000 dân
theo địa dư (n=571)................................................................................................31
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân sởi xác định tại Hà Nội năm 2018 (n=571).. . .33
Biểu đồ 3.3. Phân bố các ca sởi xác định tại Hà Nội năm 2018 theo tuần mắc
(n=571)....................................................................................................................34
Bảng 3.3. Số ca sởi xác định theo tháng và hệ số mùa dịch theo tháng năm 2018
(n=571).................................................................................................................... 35
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc sởi tại Hà Nội năm 2018 theo giới tính (n=571).............36
Bảng 3.4. Tỷ suất mắc/100.000 dân theo giới tại Hà Nội năm 2018 (n=571).....36
Bảng 3.5. Tỷ suất mắc sởi/100.000 dân theo nhóm tuổi tại Hà Nội năm 2018

(n=571)....................................................................................................................37
Bảng 3.6. Phân bố mắc sởi theo nhóm tuổi và tình trạng tiêm chủng tại Hà Nội
năm 2018 (n=571)..................................................................................................38
Biểu đồ 3.5. Lí do không tiêm chủng ở bệnh nhân sởi xác định tại Hà Nội năm
2018 (n=456)...........................................................................................................39


Bảng 3.7. Tiền sử di chuyển của các trường hợp sởi xác định tại Hà Nội năm
2018 (n=571)...........................................................................................................40
Biểu đồ 3.6. Lý do vào bệnh viện trước khi mắc sởi của các trường hợp..........40
sởi xác định tại Hà Nội năm 2018 (n=165)..........................................................40
Biểu đồ 3.7. Phân bố tuyến bệnh viện bệnh nhân sởi đến trong vòng 3 tuần
trước khi mắc sởi tại Hà Nội năm 2018 (n=165)..................................................41
Biểu đồ 3.8. Phân bố tiền sử tiếp xúc với ca SPB trong vòng 3 tuần trước mắc
sởi tại Hà Nội năm 2018 (n=571)..........................................................................42
Bảng 3.8. Phân bố các ca sởi xác định và không mắc sởi theo giới tại Hà Nội
năm 2018 (n=719)..................................................................................................42
Bảng 3.9. Phân bố các ca sởi xác định và không mắc sởi theo nhóm tuổi tại Hà
Nội năm 2018 (n=719)............................................................................................43
Bảng 3.10. Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trong nhóm sởi xác định và không mắc sởi tại
Hà Nội năm 2018 (n=517)......................................................................................43
Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan đến mắc sởi ở trẻ từ 9 tháng trở lên tại Hà
Nội năm 2018 qua phân tích đơn biến (n=517)....................................................44
Bảng 3.12. Các yếu tố liên quan đến mắc sởi ở nhóm tuổi từ 9 tháng trở lên
trong phân tích đa biến (n=517)...........................................................................46
Bảng 3.13. Một số yếu tố liên quan với mắc sởi của trẻ em <9 tháng tại Hà Nội
năm 2018 qua phân tích đơn biến (n=202)...........................................................47
*Yếu tố liên quan đến mắc sởi ở nhóm trẻ < 9 tháng tuổi trong phân tích đa
biến.........................................................................................................................49
Khi đưa vào phân tích đa biến 8 yếu tố có thể có liên quan với mắc sởi ở nhóm

trẻ dưới 9 tháng tuổi trở lên vào mô hình hồi quy tuyến tính có điều kiện sử
dụng phương pháp stepwise (p=0,2). Kết quả ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi chỉ
có một yếu tố có liên quan thực sự với mắc sởi là tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân
SPB nghi sởi trong bệnh viện (OR hiệu chỉnh: 28,4; 95%CI: 3,8 - 214,1). Còn
lại các yếu tố khác đều chưa thấy rõ mối liên quan với mắc sởi........................49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút sởi gây nên, sau khi
mắc bệnh sẽ để lại miễn dịch lâu dài. Trên lâm sàng bệnh có biểu hiện sốt, nổi
ban đặc trưng và kèm theo viêm long đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá, viêm
kết mạc mắt . Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh thành dịch theo đường hô
hấp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ do
làm suy giảm miễn dịch, gây biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não,
màng não đặc biệt ở những đối tượng chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng
không đầy đủ ,.
Vi rút sởi lưu hành chỉ có một týp kháng nguyên duy nhất, sau khi mắc
bệnh người bệnh sẽ có miễn dịch bền vững suốt đời. Nhờ vậy vắc xin sởi là
một thành công lớn góp phần kiểm soát và giảm gánh nặng tử vong, bệnh tật
do sởi gây ra trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), trước khi
có vắc xin dự phòng, hơn 90% trẻ dưới 10 tuổi mắc bệnh sởi. Ước tính mỗi
năm thế giới có khoảng 30 triệu ca mắc sởi và 2,6 triệu người tử vong. Từ sau
những năm 1960, nhờ việc đưa vắc xin sởi vào chương trình tiêm chủng mở
rộng (TCMR), số trường hợp mắc và tử vong do sởi đã giảm đáng kể . Tuy
nhiên, đến thời điểm điểm hiện tại các vụ dịch sởi vẫn xảy ra với diễn biến
phức tạp kể cả những nước phát triển và có tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi cao.
Năm 2012 có 15 quốc gia xảy ra dịch lớn, cùng thời điểm đó, Tổ chức Y tế
Thế giới đã đưa ra Kế hoạch Chiến lược Toàn cầu về phòng chống sởi để tiến

tới mục tiêu kiểm soát và loại trừ sởi vào năm 2015 và 2020 . Trong năm
2018 vẫn có trên 100 nước lưu hành dịch sởi, có sự bùng phát dịch tại một số
nước châu Âu, châu Mỹ; một số nước đã công bố loại trừ sởi như Nga, Nhật
Bản lại ghi nhận có vụ dịch .


2

Tại Việt Nam, từ khi triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm
vắc xin miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi vào năm 1985, bệnh sởi đã được kiểm
soát tốt, số mắc và tử vong do sởi năm 2010 đã giảm hàng chục lần so với
năm 1984 . Mặc dù chương trình tiêm chủng mở rộng đã tổ chức nhiều chiến
dịch tiêm vắc xin bổ sung quy mô lớn, tuy nhiên các mục tiêu tiến tới loại trừ
sởi vào hai cột mốc trong 2 khoảng thời gian là 2012 và 2017 đã không thể
thực hiện. Năm 2018, cùng với tình hình gia tăng sởi trở lại trên toàn cầu,
miền Bắc Việt Nam ghi nhận hơn 5.000 ca nghi sởi và khoảng 2.000 ca sởi
xác định .
Tại Hà Nội, sởi là bệnh truyền nhiễm lưu hành, các trường hợp bệnh
thường tản phát và có năm bùng lên gia tăng thành dịch có tính chu kỳ. Từ năm
2000 đến nay ghi nhận 03 đợt dịch: năm 2000, 2009 và năm 2014 . Năm 2018,
tại Hà Nội ghi nhận số mắc tăng so với cùng kỳ 3 năm trước đó. Để trả lời câu
hỏi dịch tễ học có gì đặc trưng và những yếu tố nào liên quan đến số mắc
nhằm đưa ra các bằng chứ khoa học góp phần vào công tác phòng chống dịch
sởi tại Hà Nội trong thời gian tới, đưa ra các giải pháp can thiệp chính xác,
hiệu quả tiến tới mục tiêu loại trừ sởi trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại Hà Nội năm 2018 và một
số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại Hà Nội năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sởi tại Hà Nội năm 2018.



3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan chung về bệnh sởi
1.1.1. Đặc điểm bệnh sởi
1.1.1.1. Khái niệm
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, do vi rút sởi gây
ra. Bệnh lây lan nhanh và dễ gây thành dịch, chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi,
hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được
tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ .
Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết
mạc mắt và phát ban, có thể xuất hiện các hạt koplick ở niêm mạc miệng.
Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai
giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy,... có thể gây tử vong.
1.1.1.2. Tác nhân gây bệnh
Vi rút sởi thuộc loài Morbillivirus họ Paramyxoviridae có cấu trúc hình
cầu với đường kính 120-250 nm. Vỏ bao bên ngoài bản chất là protein gồm 2
loại glycoprotein, nhân là chuỗi xoắn ARN và 3 protein.
Kháng nguyên bề mặt quan trọng trong cơ chế bệnh sinh là protein H
(Hemagglutinin) và protein F (Fusion) . Vi rút chỉ có một týp huyết thanh duy
nhất và bền vững. Nhờ vậy, hiệu quả của vắc xin trong phòng bệnh cao, miễn
dịch quần thể có thể đạt trên 99% nếu được tiêm đủ hai liều vắc xin.
Vi rút sởi là một vi rút có sức chịu đựng kém, nhạy cảm với các chất
tẩy rửa hoặc các chất hòa tan lipit như aceton, ether hoặc pH axit, nó có thể
tồn tại một thời gian ngắn (ít hơn 2 giờ) ở không khí, vật thể hoặc các bề mặt .
Chúng bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°c trong 30 phút, ở 37°c thời gian bán hủy là
2h, ở 4°C chúng có thể tồn tại đến 2 tuần. Tính không bền vững nhiệt được
cho là do ảnh hưởng nhiệt lên các cấu trúc bên trong của vi rút sởi.



4

1.1.2. Qúa trình dịch
1.1.2.1. Nguồn bệnh
Người bệnh là nguồn truyền nhiễm vi rút sởi duy nhất. Không có tình
trạng người lành mang vi rút. Không có ổ chứa ở thú và vật nuôi, không có
trung gian truyền bệnh. Thời kỳ ủ bệnh, thường là 12-14 ngày, nhưng có thể
kéo dài đến 21 ngày. Thời kỳ lây truyền thông thường khoảng 4 ngày trước
khi phát ban đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban, ít nhất là sau ngày thứ 2 phát
ban. Vắc xin sởi là vi rút sống giảm độc lực, không có khả năng lây truyền.
1.1.2.2. Đường lây truyền
Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của
mũi họng bệnh nhân. Đôi khi có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị
nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân trong thời gian khoảng 2
giờ sau khi ra khỏi vật chủ tùy theo nhiệt độ bên ngoài.
1.1.2.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được gây miễn dịch
đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có cảm nhiễm với bệnh sởi. Miễn dịch sau mắc
sởi là bền vững suốt đời. Bệnh sởi nguy hiểm nhất đối với trẻ em nhỏ tuổi,
bệnh làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo biến
chứng như phế quản phế viêm, viêm tai, tiêu chảy gây nên bởi vi khuẩn gây
bệnh có điều kiện.
Trẻ em được sinh từ người mẹ trước đây đã bị bệnh sởi thì trẻ đó sẽ
được miễn dịch thụ động do kháng thể mẹ truyền cho trong khoảng từ 6 đến 9
tháng tuổi tùy thuộc vào số lượng kháng thể mẹ tồn dư trong thời gian có thai.
Kháng thể mẹ còn tồn tại ở trẻ em sẽ ngăn cản sự đáp ứng miễn dịch khi tiêm
vắc xin sởi ở lứa tuổi này. Nếu gây miễn dịch cho trẻ vào lúc 15 tháng tuổi thì
sẽ đạt được tỷ lệ đáp ứng miễn dịch cao từ 94 - 98%. Việc gây miễn dịch lại
bằng một liều bổ sung có thể làm tăng mức độ miễn dịch tới 99% . Trẻ em



5

sinh ra từ người mẹ đã được gây miễn dịch bằng vắc xin sởi thì trẻ đó cũng có
kháng thể thụ động của mẹ truyền cho, nhưng chỉ ở mức độ thấp và vẫn còn
cảm nhiễm với bệnh sởi. Vì vậy, những trẻ này cần được gây miễn dịch sớm
hơn.
1.1.2.4. Tính chất chu kì của bệnh sởi
Trước khi có chương trình tiêm chủng vắc xin sởi, cứ mỗi năm trung
bình có 1 vụ dịch nhỏ và 2 đến 3 năm có 1 vụ dịch lớn. Sau khi có chương
trình tiêm chủng, cứ khoảng 3 đến 4 năm số lượng ca bệnh lại tăng cao hơn
hẳn tương ứng với một vụ dịch và tiếp sau đó lại giảm [14]. Khoảng thời gian
giữa các vụ dịch là thời gian cần thiết để tích lũy một số lượng đủ lớn những
trẻ không có miễn dịch.
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng
1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Thời kỳ ủ bệnh: Thông thường từ 8 – 11 ngày, ở trẻ sơ sinh có thể kéo
dài 14 -15 ngày.
- Thời kỳ khởi phát: gọi là thời kỳ viêm long. Đây là thời kỳ lây lan
nhiều nhất, kéo dài 3 - 5 ngày. Thời kỳ này có sốt nhẹ sau đó tăng dần thân
nhiệt kèm mệt mỏi, uể oải, nhức đầu đau khớp và viêm long: gây chảy nước
mắt và sưng phù mi mắt, hắt hơi, sổ mũi, khàn giọng và tiêu chảy.
- Thời kì toàn phát: Còn gọi là thời kỳ phát ban, thường vào ngày 4- 6
của bệnh. Nốt ban màu đỏ rất đặc trưng. Đầu tiên ban mọc ở sau tai, lan dần
ra mặt, cổ, ngực, bụng và 2 tay, 1 ngày sau ban lan dần ra sau lưng, hông và 2
chân. Ban màu hồng nhạt, ấn vào biến mất, có khuynh hướng kết dính lại
nhưng xen kẽ có những khoảng da lành. Khi bắt đầu phát ban thì nhiệt độ tăng
đột ngột nhưng khi ban đã mọc đến chân thì nhiệt độ bắt đầu giảm. Ban tồn
tại đến ngày thứ sáu kể từ ngày bắt đầu phát ban. Sau khi đã phát ban 2 - 3

ngày mà vẫn còn sốt thì nên đề phòng biến chứng.
- Thời kì lui bệnh: Khi ban mọc đến chân thì hết sốt nếu như không có


6

bội nhiễm. Ban bay theo trình tự mọc ban, sau khi bay để lại vết thâm trên da,
trên mặt phủ phấn trắng giống vết vằn da hổ.
1.1.3.2. Chẩn đoán mắc sởi
 Trường hợp nghi sởi: Là trường hợp có các biểu hiện sốt, phát ban và
kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng: ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc,
nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp .
 Chẩn đoán phòng xét nghiệm (PXN):
Trường hợp xác định sởi PXN là trường hợp được chẩn đoán xác định
mắc sởi bằng một trong các xét nghiệm sau:
+ Xét nghiệm ELISA có kháng thể IgM đặc hiệu kháng vi rút sởi.
+ Xét nghiệm PCR xác định được đoạn gen đặc hiệu của vi rút sởi.
+ Phân lập được vi rút sởi.
 Chẩn đoán dịch tễ học (DTH):
Là trường hợp nghi sởi không được lấy mẫu nhưng có liên quan dịch tễ
với trường hợp sởi được chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm hoặc trường
hợp sởi được chẩn đoán xác định bằng dịch tễ học (có tiếp xúc hoặc có khả
năng tiếp xúc tại cùng một không gian và thời gian, trong đó khoảng cách
giữa ngày phát ban của hai trường hợp từ 7 - 21 ngày) .
1.1.3.3. Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có phát ban dạng sởi:
- Rubella: Phát ban không trình tự, ít khi có viêm long và thường có hạch cổ.
- Nhiễm Entero vi rút: phát ban không có trình tự, thường là nốt phỏng,
hay kèm rối loạn tiêu hóa.
- Nhiễm kawasaki: sốt cao khó hạ, môi lưỡi đỏ, hạch cổ, phát ban không

theo thứ tự.
- Phát ban do các vi rút khác.
- Ban dị ứng: kèm theo ngứa, tăng bạch cầu ái toan.
1.1.2.4. Biến chứng
- Biến chứng đường hô hấp: viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế
quản phổi, viêm phổi tiên phát do vi rút sởi hoặc bội nhiễm vi khuẩn thứ phát.


7

- Biến chứng thần kinh: viêm não hoặc viêm màng não- não và tủy. Viêm
não gặp ở khoảng 1/1000 trẻ mắc sởi, đây là biến chứng nặng nhất có thể dẫn
tới co giật, điếc và tử vong.
- Biến chứng đường tiêu hóa: viêm miệng, viêm dạ dày ruột gây tiêu
chảy kéo dài.
- Biến chứng hiếm gặp: viêm cơ tim, viêm đài bể thận, xuất huyết giảm
tiểu cầu, lao tiến triển…
1.1.3.4. Nguyên tắc điều trị:
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh nhân tự hồi phục là chính. Cần vệ
sinh răng, miệng, da, mắt, dinh dưỡng tốt, bổ sung vitamin A, vitamin C và
nước để tăng cường thể lực, tránh xảy ra các biến chứng. Chỉ định IVIG
(Intravenous Immunoglobulin) khi có tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc tình
trạng suy hô hấp tiến triển nhanh, viêm não .
1.1.4. Biện pháp dự phòng và chống dịch
1.1.4.1. Định nghĩa trường hợp bệnh tản phát, ổ dịch
- Trường hợp bệnh tản phát là trường hợp bệnh sởi đơn lẻ không phát
hiện liên quan về dịch tễ (đường lây, nguồn lây) với các trường hợp khác.
- Ổ dịch sởi xuất hiện khi có từ 3 trường hợp sởi chẩn đoán xác định trở
lên tại một huyện trong vòng 1 tháng, các trường hợp này có liên quan dịch tễ
hoặc vi rút học (thời gian giữa ngày phát ban của hai trường hợp từ 7 - 21

ngày), trong đó ít nhất có 2 trường hợp được chẩn đoán xác định phòng xét
nghiệm. Ổ dịch chấm dứt khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng
21 ngày.
- Hệ số mùa dịch: Là tỷ số giữa số mắc sởi trung bình các ngày trong
một tháng với chỉ số mắc trung bình của các ngày trong 12 tháng của năm,
được tính theo công thức: Hệ số mùa dịch (%) = Chỉ số mắc sởi trung bình
ngày trong tháng/ Chỉ số mắc sởi trung bình ngày trong năm x 100. Khi hệ số
mùa dịch >100% chỉ ra bệnh đã gây dịch và tháng có hệ số này >100% là
tháng xảy dịch trong năm quan tâm.


8

1.1.4.2. Biện pháp dự phòng
- Biện pháp dự phòng không đặc hiệu: Tuyên truyền trong cộng đồng
về bệnh sởi, cách nhận biết và biện pháp phòng chống.
Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng cách: ăn uống đủ chất dinh dưỡng,
bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất.
- Biện pháp dự phòng đặc hiệu:
+ Đối với người đã tiếp xúc với người bệnh: dùng globulin miễn dịch
tiêm bắp trong vòng 6 ngày sau khi phơi nhiễm có thể ngăn ngừa được bệnh
hoặc làm giảm độ nặng của bệnh .
+ Đối với người chưa tiếp xúc với người bệnh: tiêm vắc xin phòng
bệnh sởi là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất. Có thể sử dụng vắc xin
dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella).
1.1.4.3. Biện pháp chống dịch
 Đối với bệnh nhân:
Cách ly và chăm sóc bệnh nhân trong 7 ngày kể từ khi phát ban.
Trường hợp bệnh nhẹ cho cách ly tại nhà (nghỉ học, nghỉ làm việc, không
tham gia các hoạt động tập thể, tập trung đông người). Trường hợp bệnh nặng

lên hoặc có dấu hiệu biến chứng phải điều trị và cách ly tại các cơ sở y tế.
Trong thời gian cách ly, bệnh nhân phải đeo khẩu trang y tế.
 Đối với cộng đồng:
- Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về bệnh sởi: cách nhận biết và các
biện pháp dự phòng.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân: đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa
tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi,
miệng. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các
dung dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với
bệnh nhân (người sống cùng nhà, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị).


9

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc với người
mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế
và các trang bị phòng hộ cá nhân. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc
biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch. Không cho trẻ
em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, cốc, chén, bát, đũa…),
đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng.
- Khử trùng và vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính
để đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều
trị hàng ngày. Thường xuyên làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm
dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông
thường. Lau sàn nhà, cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung và bề mặt của đồ
vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng các chất tẩy
rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.
- Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh để được khám,
điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.
1.2. Tình hình dịch tễ học dịch sởi trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1. Tình hình dịch tễ học dịch sởi trên thế giới:
Sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến trên toàn thế giới và là một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ. Bệnh sởi xảy ra có tính
chất mùa, tại vùng khí hậu ôn đới thì dịch bệnh xuất hiện nhiều vào cuối mùa
đông và đầu mùa xuân, vùng nhiệt đới thì dịch xảy ra nhiều vào mùa khô.
Trước khi có vắc xin phòng bệnh, ước tính hằng năm thế giới có
khoảng 100 triệu trường hợp mắc, 6 triệu trường hợp tử vong do sởi và
khoảng 15.000-16.000 trường hợp bị mù ở trẻ nhỏ . Nhờ việc sử dụng rộng rãi
vắc xin sởi trong hơn 50 năm qua, tỷ lệ mắc và tử vong do sởi đã giảm đáng
kể trên toàn cầu . Trong giai đoạn 2000 - 2017, mức độ bao phủ mũi 1 vắc xin
sởi ước tính tăng trên toàn cầu từ 72% lên 85%. Tỷ lệ mắc bệnh sởi được báo
cáo hàng năm giảm 83% (giảm từ 145 xuống 25 trường hợp trên một triệu
dân) và ước tính hàng năm giảm 80% trường hợp tử vong do bệnh sởi. Trong


10

thời gian này, tiêm chủng vắc xin phòng sởi đã ngăn chặn được khoảng 21,1
triệu ca tử vong . Trước những thành quả do vắc xin sởi đem lại, năm 2012
TCYTTG đã thông qua Kế hoạch Toàn cầu với mục tiêu loại trừ bệnh sởi tại
bốn trong sáu khu vực vào năm 2015 và năm khu vực vào năm 2020.
Châu Mỹ: Là khu vực sớm nhất thực hiện được mục tiêu loại trừ sởi, đã
đạt được mục tiêu từ năm 2002. Suốt 12 năm, từ 2000- 2011 châu Mỹ luôn
duy trì được tỷ lệ mắc sởi dưới 5/1.000.000 dân. Có được kết quả đó là nhờ
những hành động tích cực trong việc bao phủ vắc xin sởi cho toàn bộ trẻ nhỏ
trong khu vực. Năm 2000, đã có 92% trẻ nhỏ trong khu vực châu Mỹ được
chủng ngừa liều 1 vắc xin sởi, cùng thời điểm đó ở châu Phi mới đạt 54% và
Đông Nam Á mới là 61% . Tại Mỹ, mặc dù sởi đã được công bố loại trừ vào
năm 2000 nhưng vẫn ghi nhận các trường hợp mắc trong những năm gần đây.
Năm 2014 số mắc tăng với 667 trường hợp, năm 2018 ước tính khoảng 370

ca, tất cả các trường hợp này đều chưa được tiêm phòng vắc xin sởi và liên
quan đến sự di cư của người nước ngoài vào Mỹ .
Khu vực châu Phi: Trước khi có vắc xin sởi, châu Phi là một khu vực có
tỷ lệ mắc và tử vong do sởi cao nhất. Nhờ thực hiện các chiến lược kiểm soát,
độ bao phủ của vắc xin khu vực tăng từ 54% năm 2001 lên đến 73% năm
2008 . Từ năm 2000 đến 2006, số ca tử vong do sởi ở châu Phi giảm 91%, từ
mức ước tính từ 396.000 xuống 36.000. Những thành tựu ngoạn mục đạt được
ở châu Phi đã giúp giảm mạnh tỷ lệ tử vong do bệnh sởi toàn cầu, giảm 68%
trên toàn thế giới từ mức ước tính 757.000 xuống 242.000 trong giai đoạn này .
Tuy nhiên giai đoạn 2007 - 2010, ước tính toàn cầu về tỷ lệ tử vong do bệnh sởi
không giảm thêm và bùng phát mạnh ở Nam Phi trong năm 2009 – 2010 . Năm
2011, TCYTTG đã đặt mục tiêu loại trừ sởi tại châu Phi vào năm 2020, đến
năm 2013 xác nhận tỷ lệ mắc sởi ở châu Phi đã giảm xuống còn 27,9/1.000.000
dân và duy trì trong suốt giai đoạn 2013-2016 .
Tại châu Âu, dịch sởi đang bùng phát tại Ucraina, trong 2 tuần đầu năm
2018 đã ghi nhận ít nhất 1.285 trường hợp mắc sởi (67% là trẻ em) và 5


11

trường hợp tử vong trong đó có 3 trường hợp là trẻ em. Ucraina là nước có tỷ
lệ tiêm phòng vắc xin sởi thấp nhất trong các nước khu vực châu Âu. Tại Anh,
đầu năm 2018 cũng đã ghi nhận sự gia tăng bệnh sởi tại 5 khu vực với 100
trường hợp mắc sởi. Dịch sởi tại Anh xảy ra trong bối cảnh nhiều quốc gia tại
châu Âu cũng đã ghi nhận sự gia tăng của sởi trong năm 2017, trong đó
Romania (8.274 trường hợp), Italy (4.885 trường hợp), Đức (919 trường hợp),
Hy Lạp (968 trường hợp),... Hầu hết các trường hợp mắc đều chưa được tiêm
vắc xin phòng sởi . Theo thống kê của WHO năm 2016, có 20/27 quốc gia tại
châu Âu có tỷ lệ tiêm phòng sởi mũi thứ 2 dưới 95%, trong khi đó theo yêu
cầu của khu vực tỷ lệ này phải trên 99% .

Khu vực Tây Thái Bình Dương: từ năm 2008-2011 số ca bệnh đã giảm
86%, tỷ lệ mắc từ 81,6/100.000 dân xuống 11,6/100.000 dân . Mặc dù đã triển
khai rất nhiều biện pháp để hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi năm 2020,
trong đó quan trọng nhất là tiêm vắc xin sởi phòng bệnh cho trẻ em từ 9 tháng
tuổi. Tuy nhiên, theo ước tính của TCYTTG, năm 2016 có khoảng 89.780
trường hợp tử vong do sởi, hầu hết xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đến năm
2017, sởi vẫn còn ghi nhận tại 118 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngay
trong những tuần đầu của năm 2018, dịch sởi đã bùng phát tại một số địa
phương của nhiều quốc gia . Năm 2017 các nước khu vực Đông Nam Á đã
tập trung nỗ lực để kiểm soát bệnh sởi. Tuy nhiên, từ tháng 11/2017 đến tháng
1/2018, tại thành phố Davao, Philippines đã ghi nhận sự gia tăng của các
trường hợp mắc sởi. Trong vòng hơn 2 tháng, tại Thành phố Davao đã ghi
nhận 222 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong. Hầu hết các trường
hợp mắc được ghi nhận tại khu vực thành thị có mật độ dân cư cao và có sự di
biến động dân cư từ các khu vực khác vào thành phố lớn. Cùng thời điểm đó,
tại Papua một khu vực hẻo lánh của Indonesia cũng đã ghi nhận ổ dịch sởi
kéo dài từ tháng 9/2017 có ít nhất 59 trường hợp đã tử vong .


12

Biểu đồ 1.1: Bản đồ phân bố bệnh nhân sởi năm 2018 trên thế giới .
Bảng 1.1: Bảng các nước có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất năm 2018 .
TT
1
2
3
4
5
6


Quốc gia
Số ca mắc sởi
Sê-bi-a
5.076
Gru-gia
2.203
A-ba-nia
1.466
Li-bê-ria
1.902
I-xa-ren
2.919
Mông –ten-gô
203

Tỷ lệ (/100.000)
575,50
561,22
500,97
412,24
356,33
322,93

Bảng1.2: Bảng các 10 nước có số mắc sởi cao nhất năm 2018 .
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10

Quốc gia
Ấn Độ
Ucraina
Pakistan
Philippin
Yê men
Ma-đa-ga-xca
Brazil
Ni-gê-ria
Vê-nê-zê-la
Công-gô

Số bệnh nhân sởi
64.972
53.218
33.224
20.755
12.617
12.052
10.262
6.836
5.643
5.494


1.2.2. Tình hình dịch tễ học dịch sởi ở Việt Nam

Tỷ lệ (/100.000)
49,07
1197,56
171,96
200,88
457,40
484,12
49,42
36,75
178,76
69,78


13

Tình hình dịch sởi ở Việt Nam trước khi có vắc xin triển khai trong
chương trình TCMR cũng tương tự các nước trên thế giới. Bệnh sởi lưu hành
địa phương có mặt ở khắp nơi trên cả nước. Độ tuổi mắc bệnh thấp, chủ yếu
là trẻ dưới 5 tuổi, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch và
phát triển nhiều vào mùa Đông –Xuân.
Bình quân giai đoạn 1976-1984 số mắc sởi hàng năm là 82.364 ca, số
trường hợp tử vong do sởi hàng năm là 332 ca. Ở miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ
mắc bệnh/100.000 dân thấp nhất là 65 vào năm 1981, tỷ lệ mắc cao nhất là
137,7 vào năm 1979 và tỷ lệ 125,7 vào năm 1983, đây là hai đỉnh của một chu
kì dịch sởi cách nhau khoảng 4-5 năm .
Chương trình TCMR do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của WHO
(Tổ chức Y tế Thế giới) và Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc chính thức triển khai

cho trẻ 9-11 tháng tuổi từ năm 1985. Bằng việc đưa vắc xin vào sử dụng rộng
rãi thì bệnh sởi đã được kiểm soát tốt. Tỷ lệ tiêm chủng liên tục tăng qua các
năm, luôn đạt trên 90% từ năm 1989 đến năm 2012 . Tỷ lệ mắc sởi của Việt
Nam đến năm 2010 đã giảm hàng chục lần so với năm 1984. Liên tục trong 8
năm từ năm 2003, không ghi nhận ca tử vong do sởi trên toàn quốc. Tuy nhiên
bệnh sởi vẫn tản phát ở nhiều nơi và dịch có quy mô nhỏ hơn so với thời kỳ
trước tiêm chủng, điều này cho thấy hạn chế của đáp ứng miễn dịch của cộng
đồng đối 1 liều vắc xin. Chiến dịch tiêm vắc xin sởi liều thứ 2 cho trẻ từ 9
tháng đến 10 tuổi đã được triển khai vào năm 2002 - 2003. Sau chiến dịch
này, tỷ lệ mắc sởi năm 2004 giảm mạnh so với năm 2001, có 12 tỉnh thành có
tỷ lệ mắc 10 ca/100.000 dân thời điểm trước chiến dịch thì sau chiến dịch hầu
hết giảm còn dưới 1 ca/100.000 dân. Năm 2005 số mắc sởi lại tăng nhẹ tại Lai
Châu (293 ca) và Lào Cai (91 ca), độ tuổi mắc trên 15 tuổi chiếm 51% và
46% . Năm 2006, dịch sởi tập trung ở 2 tỉnh miền núi phía Bắc là Điện Biên
và Lai Châu; dịch lớn hơn năm 2005 với 1.978 ca nghi sởi, đặc điểm dịch tễ
học có thay đổi so với năm 2005, chủ yếu là phân bố ở trẻ dưới 10 tuổi. Cũng


14

trong năm này, vắc xin sởi mũi 2 được chính thức đưa vào tiêm chủng thường
xuyên cho trẻ 6 tuổi. Tới năm 2007 ghi nhận 17 trường hợp mắc sởi, là năm
ghi nhận số trường hợp mắc thấp nhất so với những năm trước đó.
Trong giai đoạn 2008-2012, dịch sởi xảy ra ở nhiều tỉnh trên toàn
quốc,dịch tập trung nhiều ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh miền núi
phía Bắc với 4.851 trường hợp (2,6/100.000 dân) . Năm 2010 nhóm tuổi mắc
chủ yếu là 1- 6 tuổi, điều này cho thấy sự tồn tại và tích lũy những nhóm trẻ
nhỏ cảm nhiễm cao nhưng chưa đến tuổi tiêm chủng mũi 2 có thể là yếu tố
giúp cho vi rút sởi lưu hành kéo dài trong cộng đồng. Chính sách tiêm nhắc
xin sởi mũi 2 được điều chỉnh tiêm cho trẻ 18 tháng tuổi vào năm 2011, đồng

thời triển khai chiến dịch toàn quốc tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trên 7 triệu
trẻ từ 1-5 tuổi, đạt 96,5% vào năm 2010. Trước tình hình diễn biến phức tạp
của dịch sởi, cột mốc thời gian loại trừ sởi vào năm 2012 của Tổ chức Y tế
khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam đã được dịch chuyển
sang năm 2017 ,.
Giai đoạn 2013 - 2014, bệnh dịch sởi ở Việt Nam đã lan truyền nhanh
và xảy ra trên diện rộng với 17.000 trường hợp mắc sởi trên toàn quốc, tỷ lệ
mắc sởi trung bình hàng năm trong giai đoạn này là 9,35/100.000 dân. Tính từ
tháng 01/2013 đến hết tháng 04/2014, đã có 1.975 trường hợp chẩn đoán xác
định trong số 4.110 trường hợp sốt phát ban nghi sởi ở 28 tỉnh thành miền
mắc Việt Nam . Nếu năm 2013, dịch tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc,
vụ dịch đầu tiên tại 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu xảy ra phần lớn ở những xã
vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận; hầu hết các ca mắc không được tiêm chủng
hoặc chỉ được tiêm 1 liều vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi
(80,4%) . Thì tới 2014, dịch đã tăng lên ở những thành phố lớn, đông dân cư.
Nhóm dưới 1 tuổi là nhóm có tỷ lệ mắc cao nhất, nhóm không tiêm chủng
chiếm số trường hợp mắc cao 16,9 lần so với nhóm tiêm chủng đủ hai mũi .


15

Trước tình hình đó, năm 2014-2015 Việt Nam đã tiến hành chiến dịch
tiêm chủng vắc xin sởi bổ sung cho nhóm đối tượng từ 1-14 tuổi; đến ngày
15/12/2014, đã có trên 12 triệu trẻ 1-14 tuổi được tiêm vắc xin sởi. Tiếp đó,
năm 2016 hơn 19 triệu đối tượng trong nhóm 16-17 được tiêm chủng theo
chiến dịch. Đây là một nỗ lực lớn của Việt Nam nhằm tiến tới mục tiêu loại
trừ bệnh sởi vào năm 2017 cùng các nước trong khu vực . Qua đánh giá kết
quả chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella năm 2014-2015 tại Hà Nội của
Hoàng Đức Hạnh và cộng sự cho thấy tỷ lệ tiêm trong chiến dịch đạt 96,9%
trên toàn thành phố, tuy nhiên tỷ lệ tiêm và tỷ lệ quản lý được trẻ ở khu vực

nội thành đều thấp hơn ở khu vực ngoại thành .
Trên thực tế sởi là một bệnh dịch có diễn biến hết sức phức tạp, phụ
thuộc rất nhiều vào quy luật chu kỳ dịch có tính tự nhiên cũng như vào diễn
biến của tình hình khí hậu thay đổi từng năm, chứ không chỉ tuân theo quy
luật về mức độ miễn dịch thu được chủ yếu do tiêm chủng hệ thống. Phải rất
nỗ lực thì mục tiêu loại trừ sởi mới có thể đạt được. Phấn đấu tiến tới loại trừ
bệnh sởi của TCYTTG, trong năm 2017 dự án TCMR đã thực hiện được
chiến lược duy trì tỷ lệ miễn dịch sởi trong cộng đồng trên 95%. Tỷ lệ trẻ
dưới 1 tuổi được tiêm vắc xin sởi mũi 1 trong tiêm chủng thường xuyên, đạt
97,4% và tỷ lệ trẻ 18 tháng tuổi được tiêm vắc xin sởi trong tiêm chủng
thường xuyên đạt tỷ lệ 92,7% . Tuy nhiên, mục tiêu loại trừ sởi vào năm 2017
vẫn chưa đạt với 204 ca mắc sởi trên toàn quốc (0,22/100.000 dân) được ghi
nhận; số mắc sởi tăng so với năm 2016 (46) ca, phân bố tại 27/63 tỉnh/ thành
phố. Các tỉnh mắc cao nhất là Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nghệ An.
Nhóm đối tượng mắc sởi cao nhất là nhóm trẻ dưới 5 tuổi chiếm đến 94,5%
tổng ca mắc . Điều này cho thấy có một số lượng trẻ đã bị bỏ sót trong tiêm
chủng.


16

Biểu đồ 1.2: Tình hình bệnh sởi tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2018.
(* Nguồn số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới)
1.2.3. Tình hình dịch bệnh sởi tại Hà Nội

Biểu đồ 1.3: Tình hình bệnh sởi tại Hà Nội từ năm 2000 – 2017.
Sởi là bệnh truyền nhiễm lưu hành, hầu như năm nào cũng ghi nhận các
trường hợp bệnh tản phát và có năm bùng lên gia tăng thành dịch có tính chu
kỳ. Từ năm 2000 trở lại đây, ghi nhận 03 đợt dịch: năm 2000 dịch nhỏ (149
trường hợp), 2009 dịch vừa (837 trường hợp) và năm 2014 dịch lớn nhất (1.741

trường hợp, 14 tử vong). Trong đó, đặc điểm vụ dịch sởi năm 2014 là: diễn ra


17

trên diện rộng: 100% quận, huyện với trên 90% xã, phường, thị trấn. Lứa tuổi
mắc bệnh chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi (57%). Đối tượng mắc bệnh chủ yếu do
chưa tiêm chủng và chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi (74,4%) , .
1.3. Một số nghiên cứu về dịch sởi và yếu tố liên quan
Mặc dù đã có vắc xin trong công cuộc kiểm soát và loại trừ sởi, tuy
nhiên các vụ dịch trên toàn cầu vẫn xảy ra. Gánh nặng bệnh tật và tử vong do
sởi ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội là vô cùng lớn. Các nghiên cứu
về dịch tễ học và tác động của tiêm chủng vắc xin sởi được tiến hành khá phổ
biến, các nghiên cứu góp phần tìm ra các chiến lược can thiệp chính xác và
hiệu quả để tiến tới thanh toán và loại trừ sởi.
Các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra được nguyên nhân bùng phát dịch
sởi là do không tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ. Tại Ấn Độ,
nghiên cứu của Raoot.A và cộng sự năm 2014 về bùng phát bệnh sởi tại khu
vực nguy cơ cao ở Delhi chỉ ra rằng: Có mối quan hệ đáng kể giữa tuổi của
trường hợp mắc sởi và tình trạng tiêm chủng; tỷ lệ mắc cao hơn các nhóm tuổi
trên 5 tuổi và dưới 9 tháng tuổi; sự bùng phát dịch sởi chủ yếu là cục bộ tại
các khu vực có nguy cơ cao là các khu ổ chuột đô thị của thành phố . Trong
nghiên cứu của Ben-Chetrit E1 trên 161 bệnh nhân nhập viện trong vụ dịch
sởi năm 2018 ở Israel đã ảnh hưởng đến >2000 bệnh nhân ở Jerusalem cho
thấy: 86 ca (53,4%) là <5 tuổi, 16 ca (10%) là ≥ 5 tuổi <20 tuổi và 59 ca
(36,6%) là ≥ 20 tuổi; phần lớn (114/135 ca (85%)) không được tiêm chủng.
Tình trạng suy giảm miễn dịch được xác định ở 12/161 (7,5%) bệnh nhân,
20/161 (12,4%) có các bệnh lý kèm theo và bốn người đang mang thai . Tại
Nigeria, Babalola.O.J và cộng sự đã báo cáo kết quả nghiên cứu bệnh – chứng
vụ dịch sởi tháng 3/2015 tại bang Kaduna, trong đó các yếu tố nguy cơ tăng

mắc sởi trong vụ dịch là không tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đủ (OR
hiệu chỉnh: 28,3; 95%CI: 2,1- 392,0), tiếp xúc với các trường hợp mắc sởi


18

(OR hiệu chỉnh:7,5; 95%CI: 2,9- 19,7) và có người chăm sóc trẻ dưới 20 tuổi
(OR hiệu chỉnh: 5,2; 95% CI: 1,2- 22,5) . Trong nghiên cứu của Hagan JE và
cộng sự về yếu tố nguy cơ mắc sởi trên người trưởng thành tại Ulaanbaatar,
Mông Cổ năm 2015 bao gồm: không được tiêm phòng (OR hiệu chỉnh: 2,0;
p<0,01), không học đại học (OR hiệu chỉnh: 2,6; p<0,01), tiếp xúc với cơ sở
chăm sóc sức khỏe nội trú (OR hiệu chỉnh: 4,5; p<0,01) và sinh ra bên ngoài
Ulaanbaatar (OR hiệu chỉnh: 1,8; p=0,02) .
Trong giai đoạn 2007-2011 tại miền Bắc Việt Nam tỷ lệ mắc sởi cao ở
nhóm tuổi 20-24 và 0-4 tuổi tương ứng là 28,1% và 25,6%, đây là nhóm phần
lớn mới được tiêm một mũi vắc xin sởi . Nhóm không tiêm chủng vắc xin sởi
có tỷ lệ mắc sởi cao hơn 12,9 lần so với nhóm tiêm chủng ≥ 2 mũi và 3,3 lần
so với nhóm tiêm một mũi, cho thấy hiệu quả của việc tiêm chủng 2 mũi vắc
xin sởi . Trong vụ dịch sởi năm 2013-2014 tại miền Bắc Việt Nam cũng liên
quan đến sự bao phủ của tiêm chủng; các tỉnh miền núi dịch xuất hiện thành
những ổ dịch tập trung ở qui mô thôn bản, nơi tỷ lệ bao phủ tiêm chủng thấp.
Lứa tuổi mắc chủ yếu trong đợt dịch này là trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm
trẻ dưới 9 tháng tuổi . Trong vụ dịch sởi ở miền Trung, Việt Nam năm 2014:
Nhóm có tiền sử tiếp xúc với ca SPB nghi sởi trong vòng 21 ngày có nguy cơ
mắc bệnh lớn hơn so với nhóm không có tiền sử này; trẻ chưa đến tuổi tiêm
chủng có nguy cơ mắc sởi khá lớn, có sự trì hoãn hoặc không tiêm chủng khi
trẻ đến độ tuổi tiêm chủng (≤1 tuổi) . Vụ dịch đó tại khu vực phía Nam Việt
Nam, dịch khởi phát tại Thành phố Hồ Chí Minh và lan ra các tỉnh lân cận,
nơi có khu công nghiệp, đông dân cư như Bình Dương, Đồng Nai, Long An;
trong đó 64,3% ca sởi chưa được tiêm vắc xin và 12,4% chỉ tiêm mũi 1 mà

chưa nhắc mũi 2 lúc 18 tháng tuổi; bệnh chủ yếu ở trẻ em <10 tuổi (SPB
81,3%; sởi IgM+ 82,1%), tập trung cao nhất ở nhóm trẻ<18 tháng (SPB
45,0%; sởi IgM(+)) .


×