Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

NGHIÊN cứu GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG ác TÍNH của SIÊU âm kết hợp với CHẤT CHỈ điểm u (CA 12 5 và HE4) TRONG các KHỐI u BUỒNG TRỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.82 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN QUYẾT

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG ÁC TÍNH
CỦA SIÊU ÂM KẾT HỢP VỚI CHẤT CHỈ ĐIỂM U
(CA 12.5 VÀ HE4) TRONG CÁC KHỐI U BUỒNG TRỨNG
Chuyên ngành : Ung thư
Mã số
: 60720149

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuyên

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Văn Tuyên ,
người thầy, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin
trân trọng cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Quảng, Chủ nhiệm Bộ môn
Ung thư - Trường Đại học Y Hà Nội, trưởng khoa Ung Bướu và Chăm sóc
giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người thầy đã tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn


tập thể các anh, các chị khoa ngoại E bệnh viện K đã tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình làm luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc,
Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện K đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập số liệu và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn những đồng
nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm sâu sắc nhất tới bố mẹ, vợ, con và những
người thân trong gia đình đã luôn bên cạnh, sẻ chia khó khăn và là nguồn
động lực lớn nhất để tôi vững bước trên con đường sự nghiệp.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Văn Quyết


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Văn Quyết, học viên cao học khóa 26, chuyên ngành ung
thư, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS.Nguyễn Văn Tuyên
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Văn Quyết



CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
AJCC
American Joint Committee Cancer
BN
CS
DFS
Disease Free Survival
FIGO
Federation International
FSH
GOG
HC
LH
OS
PT
UT
UTBT
UTBMBT

Gynecology Obstetric
Follicle Stimulating Hormon
Gynecologic Oncology Group
Luteinizing Hormone
Overal Survival

Tiếng Việt
Hội Ung thư Hoa Kỳ

Bệnh nhân
Cộng sự
Sống thếm không bệnh
Liên đoàn Sản-Phụ khoa
Quốc tế
Hormon kích nang trứng
Hội ung thư phụ khoa
Hóa chất
Hormon hoàng thể hóa
Sống thêm toàn bộ
Phẫu thuật
Ung thư
Ung thư buồng trứng
Ung thư biểu mô buồng
trứng

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
1.1. GIẢI PHẪU CỦA BUỒNG TRỨNG....................................................3


1.2. DỊCH TỄ HỌC.......................................................................................5
1.2.1. Trên thế giới....................................................................................5
1.2.2. Tại Việt Nam...................................................................................5
1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ...............................6
1.3.1. Tiền sử bệnh tật...............................................................................6
1.3.2. Tiền sử sinh sản...............................................................................6
1.3.3. Tiền sử nội tiết.................................................................................7
1.3.4. Tuổi.................................................................................................7

1.3.5. Yếu tố gen.......................................................................................7
1.4. NGUỒN GỐC CÁC KHỐI U BUỒNG TRỨNG..................................9
1.4.1. U biểu mô bề mặt............................................................................9
1.4.2. U tế bào mầm................................................................................11
1.4.3. U dây sinh dục - mô đệm của buồng trứng .................................11
1.5. PHÂN LOẠI U BUỒNG TRỨNG THEO GIẢI PHẪU BỆNH VÀ
LÂM SÀNG........................................................................................11
1.5.1. Phân loại u buồng trứng theo mô bệnh học ..................................11
1.5.2. Phân loại u buồng trứng theo lâm sàng.........................................15
1.6. CHẨN ĐOÁN......................................................................................16
1.6.1. Sàng lọc và phát hiện sớm.............................................................16
1.6.2. Triệu chứng lâm sàng....................................................................17
1.6.3. Cận lâm sàng.................................................................................19
1.6.4. Chẩn đoán giai đoạn......................................................................29
1.7. ĐIỀU TRỊ.............................................................................................33
1.7.1. Điều trị phẫu thuật ........................................................................33
1.7.2. Điều trị hóa chất............................................................................33
1.7.3. Điều trị tia xạ.................................................................................33
1.7.4. Điều trị nội tiết.................................................................................33
1.8. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ VAI TRÒ
CỦA SIÊU ÂM, CHẤT CHỈ ĐIỂM U (CA 12.5 VÀ HE4) TRONG
CHẨN ĐOÁN UTBT.........................................................................33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................37
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................37


2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.....................................................37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................38
2.2.1. Cỡ mẫu..........................................................................................38

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................38
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin....................................................38
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu.....................................................38
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................42
2.4. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..........................................42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................43
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SIÊU ÂM, CHẤT CHỈ ĐIỂM U.....43
3.1.1. Tuổi...............................................................................................43
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi...............................................43
3.1.3. Tình trạng kinh nguyệt..................................................................44
3.1.4. Đặc điểm giải phẫu bệnh...............................................................45
3.1.5. Đặc điểm của u buồng trứng trên siêu âm.....................................47
3.1.6. Đặc điểm CA 12.5 huyết thanh.....................................................49
3.1.7. Đặc điểm nồng độ HE4 huyết thanh.............................................52
3.2. VAI TRO DỰ DOAN U BUỒNG TRỨNG AC TINH CỦA LAM SANG,
SA VA CA12.5, HE4............................................................................55
3.2.1. Vai trò của siêu âm........................................................................55
3.2.2. Giá trị dự đoán ung thư buồng trứng của CA 12.5 huyết thanh....55
3.2.3. Vai trò của HE4 huyết thanh trong chẩn đoán ung thư buồng trứng.....56
3.2.4. Phối hợp CA 12.5 và HE4 huyết thanh.........................................57
3.2.5. Giá trị phối hợp của SA và ROMA test trong chẩn đoán khả năng
ác tính của u buồng trứng..............................................................58
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................59
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ PHÂN BỐ BỆNH NHÂN
NGHIÊN CỨU....................................................................................59
4.1.1. Tuổi và nhóm tuổi.........................................................................59
4.1.2. Tình trạng kinh nguyệt..................................................................61


4.1.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh...............................................................62

4.1.4. Đặc điểu u buồng trứng trên SA và giá trị của SA trong chẩn đoán
UTBT............................................................................................64
4.2. ĐẶC DIỂM VA GIA TRỊ CỦA CA 12.5 HUYẾT THANH TRONG
CHẨN DOAN UTBT.........................................................................69
4.3. GIA TRỊ DỰ DOAN AC TINH U BUỒNG TRỨNG CỦA HE4
HUYẾT THANH................................................................................72
4.4. ROMA TEST.......................................................................................75
4.5. GIA TRỊ TIEN LƯỢNG AC TINH CAC KHỐI U BUỒNG TRỨNG
DỰA VAO SA KẾT HỢP VỚI CHẤT CHỈ DIỂM U.........................76
KẾT LUẬN.....................................................................................................77
KIẾN NGHỊ....................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Phân loại giai đoạn theo TNM (AJCC) và của FIGO năm 2014.....30

Bảng 2.1:

Bảng số liệu 2x2..........................................................................41

Bảng 3.1:

Tuổi trung bình............................................................................43

Bảng 3.2:

Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.............................................43


Bảng 3.3.

Tình trạng kinh nguyệt................................................................44

Bảng 3.4.

Phân bố bệnh nhân theo giải phẫu bệnh......................................45

Bảng 3.5.

Phân bố u buồng trứng theo phân GPB nhóm bệnh nhân lành tính....45

Bảng 3.6.

Phân bố u buồng trứng theo phân loại GPB nhóm bệnh nhân
UTBT..........................................................................................46

Bảng 3.7.

Vị trí, cấu trúc, kích thước của u trên SA theo thể bệnh.............47

Bảng 3.8.

Các dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên SA.......................................48

Bảng 3.9.

Giá trị trung bình của CA 12.5 huyết thanh................................49


Bảng 3.10. Giá trị trung bình CA 12.5 theo giai đoạn bệnh..........................49
Bảng 3.11. Tỷ lệ tăng CA 12.5 theo giai đoạn bệnh......................................49


Bảng 3.12: Liên quan giữa nồng độ CA 12.5 huyết thanh với thể giải phẫu
bệnh trong nhóm lành tính..........................................................50
Bảng 3.13: Liên quan giữa nồng độ CA 12.5 huyết thanh với thể giải phẫu
bệnh trong nhóm UTBT..............................................................51
Bảng 3.14. Giá trị trung bình HE4 ở u lành và u ác......................................52
Bảng 3.15. Nồng độ trung bình HE4 trong các giai đoạn ung thư................52
Bảng 3.16. Liên quan giữa nồng độ HE4 huyết thanh với các thể giải phẫu
bệnh nhóm bệnh nhân lành tính..................................................53
Bảng 3.17. Liên quan giữa nồng độ HE4 huyết thanh với các thể giải phẫu
bệnh nhóm bệnh nhân UTBT......................................................54
Bảng 3.18. Vai trò của SA dự đoán u buồng trứng ác tính............................55
Bảng 3.19. Vai trò của CA 12. 5 trong dự đoán ung thư buồng trứng...........55
Bảng 3.20. Vai trò của HE4 trong dự đoán ung thư buồng trứng..................56
Bảng 3.21. Giá trị của ROMA test................................................................57
Bảng 3.22. Giá trị phối hợp của SA và ROMA test.......................................58
Bảng 4.1.

So sánh phân bố mô bệnh học trong nhóm UTBT......................63

Bảng 4.2:

Giá trị dự báo ác tính của các dấu hiệu trên SA..........................67

Bảng 4.3.

So sánh giá trị của siêu âm chẩn đoán UTBT với các tác giả khác.....68


Bảng 4.4:

So sánh kết quả độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị
dự báo âm tính của CA 12.5 của các tác giả trong và ngoài nước.......70

Bảng 4.5:

Đối chiếu kết quả dự báo ác tính của HE4 với các tác giả khác.....75

Bảng 4.6:

Đối chiểu giá trị dự báo ác tính của ROMA test với các tác giả khác......76

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tử cung và các phần phụ...................................................................3



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
U buồng trứng là một trong những khối u thường gặp của hệ sinh dục nữ,
đứng thứ hai về tần suất sau u xơ tử cung. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ
trẻ em chưa thấy kinh đến người già sau mãn kinh.
Ung thư buồng trứng (UTBT) là một trong những ung thư phụ khoa gây
tử vong hàng đầu của phụ nữ. UTBT đứng thứ 3 trong ung thư phụ khoa sau
ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 40 - 60 tuổi, chiếm khoảng 4% các
ung thư ở nữ giới, tỷ lệ mắc mới dao động 5-15 /100.000 phụ nữ hàng năm ở
các nước phương Tây. Theo GLOBOCAN (2012), tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam

là khoảng 3-4,5/100.000 phụ nữ/năm [1].
Buồng trứng là 1 trong số những cơ quan phát sinh ra nhiều loại u nhất
trong cơ thể. Các khối u của buồng trứng có thể có nhiều nguồn gốc khác
nhau nhưng chủ yếu xuất phát từ ba thành phần: biểu mô bề mặt, tế bào mầm
và dây sinh dục – mô đệm, trong mỗi loại u lại được chia thành nhiều nhóm
nhỏ. Trong UTBT, có tới 80 - 90% UTBT là loại biểu mô, 5- 10% là u tế bào
mầm, và khoảng 5% u có nguồn gốc mô đệm [2].
UTBT là bệnh khó chẩn đoán sớm, phần lớn được phát hiện ở giai đoạn
muộn, khi bệnh đã lan tràn, gieo rắc vùng chậu và ổ bụng, khoảng 70% các
trường hợp UTBT phát hiện ở giai đoạn tiến triển và tỷ lệ sống sót sau 5 năm
dưới 30% [3]. Vì vậy chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng là yếu tố then chốt
giúp cải thiện tiên lượng bệnh.
Chẩn đoán sớm và sàng lọc UTBT thường phải kết hợp lâm sàng với
phương tiện chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm chất chỉ điểm u. CA 12.5 là
dấu ấn sinh học được sử dụng rộng rãi nhất trong ung thư biểu mô buồng
trứng . Tuy nhiên, độ nhạy và độ đặc hiệu của CA 12.5 dù khá cao (khoảng
80%) trong tất cả các giai đoạn của UTBT nhưng giảm xuống 50% hoặc thậm


2

chí thấp hơn ở những bệnh nhân giai đoạn sớm. Hơn nữa, CA 12.5 có thể tăng
trong một loạt các bệnh lành tính phổ biến như lạc nội mạc tử cung và viêm
vùng chậu, cũng như trong các khối u lành tính ở buồng trứng [4]. Gần đây,
HE4 (Human Epididymis protein 4) đã được xác nhận là một trong những
dấu ấn sinh học hứa hẹn nhất để chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. HE4 đã
được tìm thấy trong hơn một nửa khối u buồng trứng mà không có biểu hiện
tăng CA12.5 [5], và ít gặp hơn trong các khối u lành tính của ung thư buồng
trứng, thường thấy ở phụ nữ tiền mãn kinh [6]. Sự kết hợp của các giá trị HE4
và CA125 dẫn đến thuật toán đánh giá sự ác tính của buồng trứng - ROMA

[7], có thể cung cấp độ nhạy và độ đặc hiệu cao để phát hiện sớm UTBT.
Tại Việt Nam, HE4 bước đầu được áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi
UTBT. Xét nghiệm chất chỉ điểm CA 12.5 và HE4 đã được áp dụng tại bệnh
viện K trong chẩn đoán và theo dõi UTBT. Tuy nhiên các nghiên cứu về giá
trị của chẩn đoán hình ảnh và các chất chỉ điểm u trong việc dự báo khả năng
ác tính của một khối u buồng trứng còn hạn chế và chưa đầy đủ. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giá trị tiên lượng ác tính
của siêu âm kết hợp với chất chỉ điểm u (CA 12.5 và HE4) trong các khối u
buồng trứng”.
1. Mô tả một số đặc điểm của siêu âm và chất chỉ điểm u của bệnh
nhân u buồng trứng được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện K từ
1/2018 đến 8/2019.
2. Tìm hiểu giá trị tiên lượng ác tính các khối u buồng trứng dựa vào siêu
âm kết hợp với chất chỉ điểm u (CA 12.5 và HE4) tại Bệnh viện K.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU CỦA BUỒNG TRỨNG
Buồng trứng là một tạng nằm trong ổ phúc mạc, hai buồng trứng nằm
sát hai thành bên của chậu hông bé, sau dây chằng rộng. Buồng trứng có hình
hạnh nhân hơi dẹt, màu hồng nhạt. Hình dáng kích thước của buồng trứng
thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể.
Mặt ngoài liên quan với động mạch chậu ngoài, động mạch chậu trong
và động mạch tử cung. Mặt trong liên quan với manh tràng, ruột thừa, ruột
non ở bên phải và đại tràng sigma ở bên trái.

Hình 1.1. Tử cung và các phần phụ

(Trích trong Atlas - Giải phẫu người của Frank H. Netter)


4

Buồng trứng được định vị bởi 4 dây chằng. Các dây chằng này treo giữ
buồng trứng một cách tương đối:
+ Dây chằng tử cung - buồng trứng.
+ Dây chằng thắt lưng - buồng trứng.
+ Mạc treo buồng trứng.
+ Dây chằng vòi trứng - buồng trứng.
Mạch máu và thần kinh buồng trứng:
* Động mạch: Buồng trứng được cấp máu từ hai nguồn
- Động mạch buồng trứng: tách ra từ động mạch chủ bụng ở ngang
mức các động mạch thận. Sau khi bắt chéo động mạch chậu ngoài, động mạch
buồng trứng chia làm 3 nhánh ở đầu trên của buồng trứng gồm: nhánh vòi
ngoài, nhánh buồng trứng ngoài và nhánh nối.
- Động mạch tử cung: tách ra các nhánh tận tiếp nối với các nhánh của
động mạch buồng trứng tạo thành cung mạch máu nuôi dưỡng buồng trứng.
- Tại rốn buồng trứng: Động mạch buồng trứng chia ra 10 nhánh tiến
sâu vào vùng tủy.
- Tại vùng chuyển tiếp: Các động mạch và tiểu động mạch tạo thành
một đám rối, từ đó tạo ra các mạch thẳng nhỏ hơn tiến vào vùng vỏ buồng
trứng, ở lớp vỏ trong của nang noãn có một mạng lưới mao mạch dày đặc.
* Tĩnh mạch: Tĩnh mạch buồng trứng phải đổ về tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh
mạch buồng trứng trái đổ về tĩnh mạch thận trái.
* Hệ thống bạch huyết: Dẫn lưu vào các thân bạch mạch lớn hơn để tạo thành
đám rối ở rốn buồng trứng, chúng đi qua mạc treo buồng trứng để dẫn lưu tới
các hạch quanh động mạch, các nhánh khác dẫn lưu vào các hạch chậu trong,
chậu ngoài, giữa động mạch chủ, động mạch chậu chung và hạch bẹn.

* Thần kinh: Tách ra từ đám rối liên mạc treo và đám rối thận.


5

1.2. DỊCH TỄ HỌC
1.2.1. Trên thế giới
UTBT là một trong những bệnh UT phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ
da trắng, đặc biệt một số quốc gia ở Bắc Mỹ và Bắc Âu. Tỷ lệ mắc thấp ở
Nhật Bản và phụ nữ châu Phi. Tỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau tuỳ theo từng
quốc gia, từng chủng tộc và từng thời kỳ. Đã có những thông báo về sự gia
tăng tần xuất mắc bệnh và tử vong do UTBT tại Singapore, Anh, Tây Ban
Nha, Nhật Bản [8].
Năm 2007, tại Mỹ ghi nhận 22.430 trường hợp mới mắc, 15.280 phụ nữ
tử vong vì căn bệnh này. Ở Singapore UTBT đứng hàng thứ 6 trong các bệnh
UT [9].
UTBM buồng trứng chiếm 85% trong tổng số UTBT, có tỷ lệ mắc tăng
dần theo tuổi, ít gặp ở độ tuổi dưới 40. Tỷ lệ mắc bệnh tăng từ 1,4/100.000 phụ
nữ ở độ tuổi dưới 40 lên đến 38/100.000 phụ nữ trên 60 tuổi. UTBT loại không
biểu mô hay gặp ở tuổi trẻ, thường được chẩn đoán ở độ tuổi dưới 20 [8].
Từ năm 1973 trở đi, tỷ lệ mắc bệnh UTBMBT ở phụ nữ da trắng tăng
bình quân hàng năm 0,1% ở độ tuổi dưới 50, 0,5% ở độ tuổi già hơn; ở phụ
nữ da đen tăng hàng năm 0,5% ở nhóm dưới 50 tuổi, 0,4% ở độ tuổi già hơn.
Tỷ lệ mắc trung bình ở phụ nữ da trắng là 13 - 15/100.000 phụ nữ, trong khi
đó tỷ lệ mắc trung bình ở phụ nữ da đen là 10/100.000 phụ nữ [8].
Về tỷ lệ mắc theo tuổi, UTBT thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh,
nhóm phụ nữ 40-44 tuổi tỷ lệ mắc 15.5/100.000 tỷ lệ này tăng dần theo tuổi
và đạt đỉnh cao ở nhóm 70-74 với tỷ lệ mắc 57/100.000 [8].
1.2.2. Tại Việt Nam
Năm 2004, theo ghi nhận UT tại thành phố Hồ Chí Minh UTBT đứng

hàng thứ 3 trong UT cơ quan sinh dục nữ với tần suất là 4,4/100.000 dân [8].


6

Theo Nguyễn Bá Đức, Đào Ngọc Phong, giai đoạn 2001 - 2004 tỷ lệ
mắc UTBT ở Hà Nội là 3,7/100.000 dân [10].
Theo ghi nhận UT năm 2006 tại Việt Nam, trong số 10 bệnh UT thường
gặp nhất ở phụ nữ, UTBT đứng hàng thứ 7. Căn bệnh khó này đang thực sự là
gánh nặng sức khỏe đối với phụ nữ bởi khả năng phát hiện và chẩn đoán sớm
là rất khó [8].
1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ [11]
Hiện nay người ta vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn đến UTBT,
tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ sau được xác định có liên quan đến bệnh.
1.3.1. Tiền sử bệnh tật
Phụ nữ có tiền sử mắc ung thư nội mạc tử cung, ung thư dạ dày, ung thư
đại tràng có nguy cơ mắc UTBMBT cao hơn những người bình thường .
1.3.2. Tiền sử sinh sản
Nguyên nhân của UTBT chưa thực sự rõ ràng, nhưng các tác giả đều cho
rằng tiền sử sinh sản là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với UTBT.
Những phụ nữ đã từng mang thai giảm được từ 30% - 60% nguy cơ
mắc UTBMBT, càng sinh nhiều con càng giảm thiểu nguy cơ mắc UTBMBT.
Thời gian cho con bú càng dài, nguy cơ mắc UTBMBT càng giảm, do
sự phóng noãn bị đình chỉ trong thời gian cho con bú ở một số phụ nữ.
Có kinh sớm, mãn kinh muộn cũng là yếu tố nguy cơ tăng khả năng
mắc UTBT. Về lý thuyết, bề mặt biểu mô của buồng trứng liên tục quá trình
bị tổn thương - rụng trứng và sửa chữa - làm sẹo. Quá trình này làm tăng khả
năng phát sinh đột biến gen dẫn đến việc xuất hiện UT. Trong thời gian mang
thai và cho con bú quá trình này bị ngưng lại, yếu tố này được cho là giảm
nguy cơ mắc bệnh.



7

1.3.3. Tiền sử nội tiết
* Hormon ngoại sinh:
- Sử dụng thuốc tránh thai với thời gian dài giảm nguy cơ mắc bệnh.
Người ta cho rằng nếu dùng thuốc tránh thai 5 năm làm giảm nguy cơ ở người
chưa chửa đẻ xuống còn như người đã đẻ, nếu dùng 10 năm làm giảm nguy
cơ ở người có tiền sử gia đình bị UTBMBT xuống còn như người không có
tiền sử gia đình bị UTBMBT.
- Ở những phụ nữ phải dùng thay thế hormon, nguy cơ UTBMBT cũng
giảm đi. Dùng thuốc kích thích rụng trứng như clomiphen citrat làm tăng
nguy cơ 2-3 lần nếu dùng trên 12 chu kỳ.
* Hormon nội sinh:
- Nồng độ Androgen cao, FSH và LH thấp làm tăng nguy cơ UTBMBT.
1.3.4. Tuổi
UTBM buồng trứng thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Tuổi mắc trung
bình là 60. Nhóm phụ nữ 40 - 44 tuổi tỷ lệ mắc 15-16 /100.000 phụ nữ, tỷ lệ
này tăng dần theo tuổi và gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 70 - 74 với tỷ lệ mắc là
57/100.000 phụ nữ. Trái lại ung thư tế bào mầm buồng trứng hay gặp ở người
trẻ dưới 30 tuổi [8].
1.3.5. Yếu tố gen [11]
Có khoảng 5 - 10% UTBM buồng trứng có tính di truyền, thường xảy
ra sớm hơn 10 năm so với UTBM buồng trứng không có tính di truyền, tuy
nhiên tiên lượng có vẻ tốt hơn. UTBM buồng trứng di truyền nằm trong 2 hội
chứng chính bao gồm:
- Hội chứng ung thư vú-buồng trứng gia đình: chiếm khoảng 90% trong
UTBT di truyền, thường ảnh hưởng tới liên quan phả hệ bậc 1 và 2. Hội chứng
này thường gặp ở phụ nữ trẻ, thường ở cả hai bên vú và hoặc buồng trứng. Ở

những phụ nữ này, nguy cơ bị mắc ung thư vú trong suốt cuộc đời là 50-85%,


8

UTBT là 15-40 %. Về cấp độ phân tử hội chứng liên quan đến đột biến của 2
gen BRCA1 và hoặc BRCA2. Locus gen hiện diện trên chromosome 17 q12-21
của gen BRCA1, chromosome 13 q12-13 của gen BRCA2. Nguy cơ mắc
UTBMBT trong cuộc đời người phụ nữ mang những đột biến trên là 20-60%
những người mang đột biến gen BRCA1, 10-35 % những người mang đột
biến BRCA2. Đa số UTBT liên quan đến đột biến gen BRCA1 là ung thư
biểu mô tuyến thanh dịch, thời điểm chẩn đoán ở độ tuổi trung bình 40 tuổi,
ngược lại độ tuổi trung bình của UTBT liên quan đến đột biến gen BRCA2 là
60 tuổi. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiên lượng của UTBMBT di truyền
tốt hơn so với không di truyền. Theo Rubin [12] thời gian sống thêm trung vị
của UTBT di truyền giai đoạn tiến triển liên quan đến đột biến gen BRCA1 là
77 tháng so với 29 tháng của nhóm chứng. Cass [13] cũng ghi nhận lợi ích
sống thêm tương tự qua một nghiên cứu thuần tập và gợi ý rằng có sự cải thiện
đáp ứng với hóa chất có platium của các bệnh nhân mang đột biến gen BRCA1
và hoặc BRCA2 so với các bệnh nhân không mang những đột biến gen này. Cơ
chế được giải thích là do tế bào u không có khả năng sửa chữa những tổn
thương ADN do platinum gây ra [12], [14].
- Hội chứng Lynch II: chiếm khoảng 5-10% trong UTBT di truyền, biểu
hiện ở nhiều cơ quan, hiện diện đồng thời ung thư ở đại tràng, buồng trứng,
nội mạc tử cung, vú và những ung thưu khác của đường sinh dục. Người ta đã
tìm thấy hội chứng này liên quan đến đột biến một trong năm gen: hMSH2,
hMLH1, hPMS1, hPMS2, hMSH6, nhưng chủ yếu là hai gen: hMSH2,
hMLH1. Nguy cơ mắc UTBT gấp 3,5 lần ở những phụ nữ thành viên trong
những gia đình này [11],[12].
- Các phụ nữ liên quan đến UTBT di truyền nên được theo dõi một cách

chặt chẽ thông qua tư vấn về gen học, khám sàng lọc định kỳ hàng năm bởi
các bác sỹ ung thư phụ khoa. Cắt phần phụ hai bên dự phòng sau tuổi 35 hoặc


9

sau kết thúc một lần sinh đẻ, được chứng minh làm giảm đáng kể nguy cơ
UTBT và ung thư vú ở những bệnh nhân này. Một nghiên cứu trên 259 bệnh
nhân mang gen đột biến ung thư vú-buồng trứng trải qua phẫu thuật cắt phần
phụ hai bên, kết quả cho thấy giảm 96% UTBT và 50% ung thư vú so với
nhóm chứng. Tuy nhiên vẫn có một nguy cơ thấp cho ung thư thanh dịch của
phúc mạc, được coi là cùng nguồn gốc với UTBMBT [11],[15].
1.4. NGUỒN GỐC CÁC KHỐI U BUỒNG TRỨNG
1.4.1. U biểu mô bề mặt [16], [17], [18]
Cho đến nay, có nhiều giả thuyết còn đang tranh luận nhưng đa số các
tác giả thừa nhận và ủng hộ thuyết phát sinh từ “ Nang vùi biểu mô và dị sản
biểu mô bề mặt buồng trứng”. Nói chung nguồn gốc của sự hình thành các
nang vùi biểu mô còn chưa thống nhất hoàn toàn. Sự hình thành thể trắng, các
nang noãn thoái triển và xơ hóa buồng trứng làm cho buồng trứng trở nên nhỏ
hơn, trên bề mặt có những xoắn vặn, nhăn nhúm. Quá trình này kéo biểu mô
phủ khoang cơ thể nằm ở phía trên vào mô đệm, dần dần tạo ra những ổ biểu
mô nằm sâu trong mô đệm. Những ổ biểu mô này dần dần phân cách với biểu
mô bề mặt bằng một lớp mô đệm để tạo thành các nang biểu mô khoang cơ
thể vùi trong vùng vỏ buồng trứng.
Các nang vùi còn có thể được hình thành sau phóng noãn - tạo hoàng
thể. Sau đó hoàng thể thu nhỏ, xơ tăng sinh tạo nên thể trắng kéo theo biểu
mô phủ ở phía trên xuống tạo ra ổ biểu mô nằm trong phần vỏ. Các nang vùi
này cũng có thể được hình thành thứ phát do sự sát nhập của phần cuối tua
vòi trứng với trung mô phúc mạc phủ buồng trứng, do sự dính vòi trứng –
buồng trứng. Quá trình này được hỗ trợ bởi dịch nang noãn. Sau đó vùng này

tổ chức hóa, bề mặt buồng trứng được tái tạo lại, có thể dẫn đến hiện tượng
biểu mô phủ bề mặt buồng trứng vùi vào mô đệm vùng vỏ buồng trứng.


10

Sau cùng, các nang vùi có thể là sự phát triển gợi lại ống Muller trong
thời kỳ bào thai.
Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau cắt nghĩa sự hình thành nang vùi
biểu mô nhưng quan trọng hơn là các nang vùi đã xuất hiện trong vỏ buồng
trứng và chúng có thể dị sản hoặc quá sản tiếp theo dẫn tới hình thành các u
nang biểu mô buồng trứng.
Như vậy, sự hình thành các nang biểu mô buồng trứng là do dị sản –
tăng sản của biểu mô khoang cơ thể, loại biểu mô này có chung nguồn gốc
ống Muller - mẹ đẻ của tử cung và vòi tử cung nên khi biến đổi dị sản tạo ra.
 Nang nước (Tương tự biểu mô vòi tử cung)
 Nang nhầy (Tương tự biểu mô ống cổ tử cung)
 Nang dạng nội mạc (Như biểu mô nội mạc tử cung)
 Ở vùng chuyển tiếp là u Brenner
Quá trình dị sản xảy ra hoặc ở biểu mô bề mặt trước khi các nang vùi
hình thành hoặc xảy ra ở biểu mô phủ nang vùi.
Với UTBT, về nguyên nhân gây ra loại ung thư này, đang tồn tại hai
khuynh hướng được các nhà nghiên cứu ủng hộ: đó là sự “chấn thương” trên
biểu mô vỏ buồng trứng do quá trình phóng noãn được lặp đi lặp lại trong cuộc
đời người phụ nữ. Giả thuyết này tỏ ra có lý vì UTBM không gặp ở trẻ em và
phụ nữ teo đét buồng trứng. Ở phụ nữ dùng thuốc chống phóng noãn, phụ nữ
đang có thai và cho con bú liên tục, tỷ lệ UTBT giảm xuống 1,5 – 3,2 lần so với
phụ nữ không có thai. Nhóm giả thuyết thứ 2 (Yaker 1975) cho rằng: các chất
gây UT đi qua âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng rồi tác động lên biểu mô bề
mặt buồng trứng cũng như tác động lên các nang vùi biểu mô. Nhiều nghiên cứu

cho thấy: UTBM buồng trứng chủ yếu phát sinh từ các tuyến vùi biểu mô hơn là


11

trực tiếp từ biểu mô bề mặt và coi sự biệt hóa ống Muller là bước đầu trong sự
hình thành ung thư.
1.4.2. U tế bào mầm [19]
Theo một số tác giả (Simard L.C 1975, Frederick K 1994), u tế bào
mầm là do đơn tính sinh của tế bào mầm tạo ra. Các tế bào sinh dục dù chỉ có
23 nhiễm sắc thể vẫn có thể sinh ra các bộ phận và tổ chức trong cơ thể trong
đó tuyệt đại đa số là lành tính bao gồm: u quái thành thục và hay gặp nhất là u
nang bì (95% là u nang bì lành tính), có một tỷ lệ nhỏ là ác tính (1% - 3%
theo Smith J.P 1973, Robert R.S 1982, Philip B Clement 2000) bao gồm u tế
bào mầm nguyên thủy, u xoang nội bì (u túi noãn hoàng), ung thư bào thai,
ung thư nguyên bào nuôi tiên phát ở buồng trứng, u quái chưa thành thục.
1.4.3. U dây sinh dục - mô đệm của buồng trứng [18].
Người ta cho rằng: các khối u mô đệm sinh dục có thể có nguồn gốc từ
trung mô tuyến sinh dục là nơi có khả năng phát triển thành cơ cấu tuyến sinh
dục của nam và nữ tạo thành các khối u nam hóa và nữ hóa. Các u này thường
gây rối loạn nội tiết, rối loạn sự phát triển giới tính hay kinh nguyệt. Các khối
u này bao gồm u tế bào hạt ác tính, u tế bào vỏ ác tính, u tế bào SertoliLeydig, u tế bào Steroid.
1.5. PHÂN LOẠI U BUỒNG TRỨNG THEO GIẢI PHẪU BỆNH VÀ
LÂM SÀNG
1.5.1. Phân loại u buồng trứng theo mô bệnh học [19]
Năm 2003, tổ chức y tế thế giới WHO – World Health Organization đã
đưa ra một bảng phân loại khối u buồng trứng như sau:
* U mô đệm biểu mô bề mặt
1.1. U thanh dịch:


Lành tính
U giáp biên
Ác tính


12

1.2. U nhầy:

Lành tính
U giáp biên
Ác tính
U nang chế nhầy với các nốt vách nang
U nang chế nhầy giả u nhầy phúc mạc

1.3. U dạng nội mạc tử cung gồm các biến thể biệt hóa vảy:
Lành tính
U giáp biên
Ác tính
1.4. U tế bào sáng:

Lành tính
U giáp biên
Ác tính

1.5. U tế bào chuyển tiếp: Lành tính
U giáp biên
Ác tính
1.6. U tế bào vảy:
- UTBM tế bào vảy

- Nang dạng biểu bì
1.7. U biểu mô hỗn hợp (Nêu các thành phần):
- Lành tính
- U giáp biên
- Ác tính
1.8. U không phân loại và không biệt hóa
- UTBM không biệt hóa
- UTBM tuyến không cần ghi chú thêm
* U mô đệm – dây sinh dục
* U tế bào đệm - hạt


13

2.1. Nhóm u tế bào hạt
2.2. Nhóm u xơ – u vỏ
2.3. U tế bào đệm Sertoli
2.4. U mô đệm – dây sinh dục của các typ tế bào hỗn hợp hoặc không
xếp loại
2.5. U tế bào Steroid
* U tế bào mầm
3.1. U tế bào mầm nguyên thủy
3.2. UT biểu mô bào thai
3.3. U quái 2 hoặc 3 pha
3.4. U quái đơn bì và các u quái typ tế bào thân, kết hợp với nang bì
3.5. Các loại khác
* U mô đệm – dây sinh dục tế bào mầm
* Những u của vết tích bào thai ở buồng trứng
* Những u linh tinh
* Những tổn thương dạng u

* Những u tạo máu và u Lympho
* U thứ phát – Krukenberg
Trong những năm gần đây, nhờ những tiến bộ mới về sinh bệnh học, gen
học, mà bảng phân loại MBH của TCYTTG tiếp tục được cập nhật và xuất
bản năm 2014. Các nghiên cứu gần đây về giải phẫu bệnh lâm sàng và sinh
học phân tử chỉ ra rằng UTBM thanh dịch độ thấp và UTBM thanh dịch độ
cao không cùng biểu hiện một hình thái mô bệnh học từ mức độ biệt hóa cao
đến trung bình và kém biệt hóa. Hơn thế nữa, các nghiên cứu cho thấy các
khối u độ thấp và độ cao phát triển theo hai con đường khác hoàn toàn nhau.
Bởi vậy, hệ thống phân chia 3 mức độ biệt hóa: cao, vừa và kém biệt hóa


14

được thay thế bằng hai loại riêng biệt là “UTBM thanh dịch độ thấp” và
“UTBM thanh dịch độ cao” [19], [20].
Tuy nhiên cũng có một số rất hiếm các trường hợp u thanh dịch giáp
biên và UTBM thanh dịch độ thấp có thể tiến triển thành UTBM thanh dịch
độ cao. Trong phân loại mới này không còn thứ típ UTBM tế bào chuyển tiếp,
các típ của nhóm u biểu mô ác tính được rút gọn hơn so với phân loại năm
2003. Mặt khác, các UTBM được trình bày chi tiết hơn về sinh bệnh học, tạo
mô học và đặc biệt là các biến đổi về sinh học phân tử. Phần chi tiết của phân
loại xin được trình bày ở bảng phụ lục, dưới đây chúng tôi chỉ nêu về các
UTBM của buồng trứng:
U thanh dịch
Ác tính
UTBM thanh dịch độ thấp

8460/3


UTBM thanh dịch độ cao

8461/3

U chế nhầy
Ác tính
UTBM nhầy

8480/3

U dạng nội mạc
Ác tính
UTBM dạng nội mạc

8380/3

U tế bào sáng
Ác tính
UTBM tế bào sáng

8310/3

U Brenner
Ác tính
U Brenner ác tính
U nhầy thanh dịch
Ác tính

9000/3



15

UTBM nhầy thanh dịch

8474/3

UTBM không biệt hóa
1.5.2. Phân loại u buồng trứng theo lâm sàng
1.5.2.1. U nang buồng trứng
*Các khối u cơ năng: [16]
Khối u cơ năng BT sinh ra do tổn thương chức năng của BT . U thường
lớn nhanh, chỉ tồn tại trong vài chu kỳ kinh, không cần điều trị.
Nang bọc noãn: Do nang De Graaf vỡ muộn, tiếp tục tiết estrogen.
Dịch trong nang thường có màu vàng chanh và chứa nhiều estrogen.
Nang hoàng tuyến hay gặp ở những bệnh nhân chửa trứng hoặc ung thư
nguyên bào nuôi, có thể gặp ở những bệnh nhân vô sinh đang được điều trị
bằng hormon hướng sinh dục liều cao, là hậu quả của β hCG tăng quá cao. U
thường có cả hai bên buồng trứng, nhiều thùy, vỏ mỏng, chứa nhiều lutein.
Nang hoàng thể: sinh ra từ hoàng thể, chỉ gặp trong giai đoạn hoàng thể
và thời kỳ thai nghén, nhất là trong trường hợp đa thai. Nang chứa nhiều
estrogen và progesteron.
*Các khối u thực thể: [16]
U nang nước: thường lành tính,vỏ mỏng, có thể có cuống dài, trong
chứa dịch trong. Nang thường không dính vào xung quanh, có thể có nhú ở
mặt trong hay mặt ngoài của vỏ nang, nếu có nhú thường ác tính.
U nang nhầy: Nang có nhiều thùy nên có thể rất to, thành nang dày
gồm hai lớp: Lớp ngoài là tổ chức xơ, ở trong là lớp thượng bì trụ đơn,
trong nang chứa dịch nhầy màu vàng. U nang nhầy có thể dính vào các tạng
xung quanh.

U nang bì: Thường gặp nhất là u quái (teratome) và các khối u tế bào
mầm, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, 10% teratome gặp khi mang thai. Thành nang


16

có cấu trúc như da gồm lớp sừng, mỡ, tuyến mồ hôi, trong nang chứa tóc,
răng, bã đậu.
U nang dạng nội mạc tử cung: Nang thường là một thùy ở một hoặc hai
bên BT, thành mỏng, dính, bên trong chứa dịch màu nâu sẫm.
Các nang cơ năng tồn tại trên 3 chu kỳ đều được coi là nang thực thể.
1.5.2.2. UTBT và các khối u buồng trứng khác
* Khối u có nguồn gốc biểu mô: Chiếm khoảng 70% các khối u buồng trứng
(75% là u thanh dịch, 20% là u nhầy, 2% là u dạng lạc nội mạc tử cung).
* Khối u tế bào mầm: Chiếm khoảng 15 – 20% tất cả các loại khối u buồng
trứng. Khối u tế bào mầm thường gặp ở bệnh nhân dưới 20 tuổi.
* Khối u mô đệm buồng trứng: Chiếm khoảng 5% tất cả các loại khối u
buồng trứng.
1.6. CHẨN ĐOÁN
1.6.1. Sàng lọc và phát hiện sớm [11]
Nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trên thế giới đã chỉ ra rằng
chưa có một phương pháp nào thực sự có hiệu quả trong việc sàng lọc UTBT
một cách rộng rãi như ung thư vú hoặc ung thư cổ tử cung. Sự tiến triển
nhanh của bệnh cùng với độ tin cậy của các test sàng lọc không cao là những
nguyên nhân chính ảnh hưởng tới hiệu quả sàng lọc của bệnh. Hầu hết các
nghiên cứu sự dụng nồng độ CA 12.5 huyết thanh hoặc siêu âm đầu dò âm
đạo hoặc kết hợp cả hai.
CA 12.5 huyết thanh không hữu ích khi sử dụng đơn độc bởi vì sự tăng
không đặc hiệu cho UTBT, nó có thể tăng trong các bệnh lành tính khác như:
u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, các bệnh viêm nhiễm

vùng chậu, tràn dịch màng phổi, màng bụng bất cứ nguyên nhân gì; và các
bệnh ác tính như: ung thư vú, phổi, đại-trực tràng, tụy, dạ dày… Mặt khác CA
12.5 chỉ tăng trong khoảng 50% các trường hợp UTBMBT giai đoạn sớm.


×