Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

KIẾN THỨC, THÁI độ về VIÊN THUỐC TRÁNH THAI KHẨN cấp của SINH VIÊN nữ tại TRƯỜNG đại học NGOẠI NGỮ đại học QUỐC GIA hà nội năm 2019 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.48 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MAI LAN

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ VIÊN THUỐC
TRÁNH THAI KHẨN CẤP CỦA SINH VIÊN NỮ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ MAI LAN

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ VIÊN THUỐC
TRÁNH THAI KHẨN CẤP CỦA SINH VIÊN NỮ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN


Chuyên ngành : Y học dự phòng
Mã số

: 8720163

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành đề tài này em đã nhận được sự giúp đõ tận tình
của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Y Hà Nội, Ban
lãnh đạo Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng quản lý đào tạo
sau đại học Trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong
qua trình học tập vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị
Thúy Hạnh, cô đã tận tình hướng dẫn, động viên em trong quá trình học tập và hoàn
thành đề tài này. Cô là người giúp em hiểu hơn về nghiên cứu khoa học cũng như
giúp em ý thức hơn về trách nhiệm, tinh thần tự giác, chủ động trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng Công tác sinh viên trường
Đại học Ngoại ngữ- Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em
trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện đề tài tại trường.
Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Mai Lan



LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Mai Lan, học viên cao học khóa 27 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Y học dự phòng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được

công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực

và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Mai Lan


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCS
BPTT
DCTC
ĐTNC
FDA
QHTD
SAVY
TTN
VTN
VTTTKC
WHO

Bao cao su
Biện pháp tránh thai
Dụng cụ tử cung
Đối tượng nghiên cứu
Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ
(Food and Drug Administration)
Quan hệ tình dục
Điều tra Quốc gia về Vị thành niên/ Thanh niên
(Survey Assessment of Vietnamese Youth)
Thanh thiếu niên
Vị thành niên
Viên thuốc tránh thai khẩn cấp
Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)


8


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, tình dục được coi là một lĩnh
vực riêng tư, nhạy cảm và thường bị né tránh. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế
và những vận động tự nhiên của thời đại khiến lối sống phóng khoáng cùng quan
niệm cởi mở về vấn đề giới tính và tình dục ngày một phổ biến trong giới trẻ Việt
Nam [1], nhất là với sinh viên - những người bắt đầu bước vào cuộc sống tự lập, xa
gia đình. Vấn đề quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân và QHTD không an toàn
ở sinh viên ngày càng càng trở thành mối quan tâm lớn của xã hội.
Theo Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên, tại Việt Nam tỷ lệ
thanh thiếu niên có QHTD trước hôn nhân đang tăng và độ tuổi QHTD lần đầu có
xu hướng giảm (từ 19,6-SAVY1 tuổi xuống còn 18,2-SAVY2) [2],[3].Việc QHTD
trước hôn nhân trong khi kiến thức chưa đầy đủ, tâm sinh lý chưa phát triển ổn định
có thể để lại những hậu quả xấu cho sức khỏe và ảnh hưởng về tâm lý như mắc các
bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là mang thai ngoài ý muốn, từ đó có
thể dẫn đến các hậu qủa như nạo phá thai và các nguy cơ tiềm ẩn của phá thai
không an toàn [4].
Hàng năm, mang thai ngoài ý muốn dẫn đến ít nhất 50 triệu ca phá thai trên
toàn thế giới và dẫn đến khoảng 80 000 ca tử vong mẹ [5]. Theo số liệu của Tổ
chức y tế thế giới (WHO), khoảng 40% trong tổng số 19 triệu ca phá thai không an
toàn trên toàn thế giới thực hiện bởi nữ giới độ tuổi 15-24 tuổi [6]. Việt Nam là một
trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai lớn nhất [7],[8]. Theo thông tin từ viện Khoa
học thống kê- Tổng cục thống kê (2012): trung bình cả nước có khoảng 300 000 ca
nạo hút thút thai ở lứa tuổi 15-19, trong đó 60- 70% là học sinh, sinh viên. Riêng tại
Hà Nội, tỷ lệ nạo phá thai trên thanh thiếu niên chiếm trên 22% [9]. Việc mang thai
và phá thai ngoài ý muốn ở lứa tuổi học sinh, sinh viên đang rất đáng báo động.
Nhiều nghiên cứu lớn trên nhiều quốc gia đã được thực hiện và đều khẳng
định kiến thức, thái độ, hành vi đúng về các biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại
trong QHTD giúp tránh được mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và nguy cơ lây
truyền các bệnh lây qua đường tình dục [10]. Thế nhưng, không nhiều trong số các



9

phương pháp đó được các bạn sinh viên sử dụng. Hầu như mọi người được hỏi đều
biết một biện pháp tránh thai nào đó (trên 97%) tuy nhiên việc sử dụng thực tế lại
không cao ngay cả đối với bao cao su là biện pháp có tỷ lệ sử dụng cao nhất cũng
chỉ đạt 72,7% trong lần QHTD đầu tiên [2] dẫn đến hệ lụy là việc mang thai ngoài ý
muốn. Đa số các BPTT đòi hỏi người quan hệ phải chủ động sử dụng trước khi
quan hệ, riêng viên thuốc tránh thai khẩn cấp (VTTTKC) được chỉ định sau khi
QHTD, mang lại cơ hội thứ hai để tránh mang thai ngoài ý muốn [11]. Tuy nhiên,
muốn dùng đạt hiệu quả cao, ít tác dụng phụ là điều không phải dễ đối với các bạn
sinh viên. Thực tế từ nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ có kiến thức, thái độ của sinh
viên về VTTTKC còn thấp: tại trường đại học Buea, Cameroon (2007) chỉ có 5,7%
sinh viên có kiến thức đúng [12], tại Ghana University (2002) là 11,3%[13]; 52,8%
số nữ sinh viên tại Đại học Botswana (2016) có kiến thức tốt nhưng có tới 54,7% số
người được hỏi có thái độ tiêu cực với VTTTKC [14]. Chỉ có 36,5% nữ sinh trường
Cao đẳng kiến trúc tại Ấn Độ (2012) cho rằng VTTTKC là an toàn cho người sử dụng
[15]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu tại các trường đại học ở Cần Thơ chỉ có 10,3%
sinh viên có kiến thức đúng về VTTTKC [16]. Vì hành vi tình dục ở thanh thiếu niên
có tính ngẫu hứng và có khả năng sử dụng VTTTKC sau các mối quan hệ này do
không chuẩn bị BPTT nên sự hiểu biết về VTTTKC càng trở nên cần thiết [2]. Cho
đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này trên đối tượng sinh viên ở Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế trên và nhằm góp phần giúp các nhà quản lý giáo dục có
cái nhìn toàn diện hơn, từ đó có kế hoạch phù hợp hỗ trợ và cung cấp các kiến thức
tình dục an toàn, hạn chế các nguy cơ đối với sức khỏe tình dục ở sinh viên,chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ về viên thuốc tránh thai khẩn
cấp của sinh viên nữ tại trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
năm 2019 và một số yếu tố liên quan” với những mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ về viên thuốc tránh thai khẩn cấp của sinh viên

nữ tại trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về viên thuốc
tránh thai khẩn cấp của sinh viên nữ tại trường Đại học Ngoại ngữ- Đại
học Quốc gia Hà Nội năm 2019.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu
-

Sinh viên là người đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học. Họ là một
nhóm dân số xã hội lớn với các đặc điểm được xác định rõ bởi vai trò, vị trí của
hệ thống tái sản xuất và phát triển xã hội [17].

-

Quan hệ tình dục hay còn gọi giao hợp, giao cấu có thể xảy ra với những người
đồng giới, khác giới, lưỡng giới với việc thực hiện quan hệ bằng những bộ phận
khác, không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ bằng đường miệng, hậu môn hay
bằng ngón tay). QHTD có thể được phân ra là hành vi tình dục thâm nhập hoặc
không thâm nhập. QHTD đường âm đạo, hậu môn, đường miệng là QHTD thâm
nhập. Những hành vi tình dục khác và thủ dâm là tình dục không thâm nhập. Trong
nghiên cứu này đề cập đến QHTD thâm nhập [18].

-

Tình dục an toàn là tình dục không dẫn đến thụ thai và không bị các bệnh do QHTD

gây ra [19].

-

Biện pháp tránh thai là các biện pháp nhằm ngăn cản việc tinh trùng thụ thai với
trứng khi QHTD. Có rất nhiều BPTT hiện nay, thường gặp nhất là bao cao su
(BCS), viên tránh thai hằng ngày, viên tránh thai khẩn cấp, dụng cụ tử cung, thuốc
diệt tinh trùng, xuất tinh ngoài âm đạo, tính vòng kinh…[20].

-

Phá thai là biện pháp can thiệp y học hoặc dùng thuốc để loại bỏ thai còn trong
bụng mẹ. Tai biến do phá thai không an toàn thường dẫn đến những hậu quả có hại
cho sức khỏe của phụ nữ như gây nhiễm trùng, chấn thương do phá thai [21].

-

Kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình học tập và
kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Kiến thức là cơ sở, nền tảng quan trọng
hàng đầu chi sự hình thành hành vi sức khỏe [22].

-

Thái độ là quan điểm, cách ứng xử trước một tình huống cụ thể, cơ sở để tạo ra thái
độ là suy nghĩ và cảm xúc của con người. Thái độ rất quan trọng vì nó quyết định
cách ứng xử của con người với những kiến thức mới, phương pháp thực hành mới.


11


Con người sẽ có cách ứng xử khác nhau khi có thái độ khác nhau. Thái độ giúp con
người hình thành sự hứng thú, sự quan tâm đến việc làm của chính mình [22]. Thái
độ thường được biểu hiện dưới dạng quan tâm/không quan tâm, đồng ý/không đồng
ý, ủng hộ/phản đối hoặc đôi khi trung tính [23]. Thái độ rất quan trọng vì dẫn đến
hành vi của mỗi người. Sinh viên ở những vùng địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội khác
nhau cũng có cách nhìn nhận khác nhau trước những quan điểm, ý kiến về sử dụng
VTTTKC.
1.2. Biện pháp tránh thai khẩn cấp
1.2.1. Khái niệm
Tránh thai khẩn cấp là việc sử dụng một số phương pháp để tránh thai sau
khi người phụ nữ đã có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai
hoặc khi phương pháp tránh thai đang sử dụng không thành công [24].
Các BPTT khẩn cấp bao gồm: [21]

- Viên thuôc tránh thai khẩn cấp chỉ chứa progestin (Ví dụ: Postinor…)
- Viên thuốc tránh thai kết hợp
- Dụng cụ tử cung (DCTC) chứa đồng
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến viên thuốc tránh thai
khẩn cấp chỉ chứa progestin.
1.2.2. Lịch sử tránh thai khẩn cấp
Từ thời điểm dịch tinh dịch được biết đến là nguyên nhân mang thai, nhiều
phương pháp đã được sử dụng để tránh thai sau giao hợp. Các bằng chứng ghi nhận
từ khoảng 1500 năm trước công nguyên. Người ta khuyến cáo phụ nữ nên nín thở
vào thời điểm xuất tinh và rút cơ thể lại để dịch tinh dịch không thể vào tử cung,
nhảy lò cò, hắt hơi, lau sạch âm đạo và uống nước lạnh [25].
Hỗn hợp dầu mỡ, thảo mộc và rượu bia đã được sử dụng bởi người Ai Cập
cổ đại. Vào thế kỷ thứ IV, rượu vang và hoa bắp cải, hạt lựu, phân voi và các loại
thảo dược khác cũng đã được sử dụng [25].
Thụt rửa rất phổ biến trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX khi nó được thúc
đẩy bởi bác sĩ người Mỹ Charles knowlton. Ông đề nghị sử dụng thụt rửa có chứa

phèn, kẽm sunfat, natri bicarbonate, giấm và muối [25].


12

Trong những năm 60-70 của thế kỉ XX, Diethylstilbesterol (DES) được dùng
để tránh thai khẩn cấp. Thế nhưng,viên thuốc này hiện nay không còn được sử dụng
vì nguy cơ quái thai cao [26],[27].
Năm 1974, công thức Yuzpe ra đời. Phương pháp này sử dụng chính những
viên tránh thai phối hợp liều thấp uống hằng ngày để tránh thai khẩn cấp, uống 3-7
viên cùng 1 lúc (tổng liều khoảng 100 mcg ethinylestradiol +0,75 levonorgestrel) và
được chứng minh là có hiệu quả như DES.Tuy nhiên qua một thời gian sử dụng
phương pháp này, các nhà khoa học nhận thấy tác dụng phụ nhiều do
ethinnylestradiol gây ra. Năm 1977, công thức Yuzpe cả tiến ra đời vẫn giữ nguyên
tổng liều 100 mcg ethinylestradiol, nhưng được chia thành 2 liều nhỏ cách nhau 12
giờ. Đến năm 1984, công thức Yuzpe đã được phổ biến rộng rãi ở Châu Âu [27].
Cuối những năm 1998, Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã
công nhận tính an toàn và hiệu quả của các thuốc tránh thai khẩn cấp. Năm 1999,
FDA chính thức cho lưu hành trên thị trường 2 loại thuốc tránh thai khẩn cấp là
Preven(estrogen+progestatif) và Plan B(chỉ có Progestatif) [26].
Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới, cũng chứng minh tính an toàn và hiệu quả
của Levorgestrel trong tránh thai khẩn cấp [27].
Năm 2001, Plan B® được bán rộng rãi trong các cửa hiệu thuốc mà không
cần phải kê toa. Năm 2009, FDA chấp thuận Plan B® được phép sử dụng cho phụ
nữ trên 17 tuổi. Cùng năm đó Next Choice® cũng được FDA cho phép lưu hành
trên thị trường.Năm 2010. Ella® là TTKC chứa 30mg ulipristal acetate, là một
kháng Progesterone thế hệ 2 cho hiệu quả tránh thai cao sau 120 giờ giao hợp, chính
thức được FDA chấp thuận. Năm 2011, FDA tiếp tục cấp phép cho Teve® lưu hành
trên thị trường [28].
1.2.3. Cơ chế tác dụng của viên thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp là phương pháp có thể được sử dụng để tránh
mang thai ngoài ý muốn nếu chúng được sử dụng trong một thời gian nhất định
[29]. VTTTKC còn được gọi là “viên thuốc tránh thai sau giao hợp”, “viên uống
tránh thai ngày hôm sau”.


13

Cơ chế tác dụng của VTTTKC [30] dựa vào 3 cơ chế chính:
- Thay đổi chất nhầy cổ tử cung
- Ngăn cản sự rụng trứng (trong 60% trường hợp). Khi dùng vào đầu hoặc giữa
pha noãn, nguy cơ có thai ít hơn 20%. Nếu dùng trong vòng 48h quanh rụng, nguy
cơ có thai khoảng 30%. VTTTKC không cho thấy hiệu quả trong ức chế rụng trứng.
- Thay đổi trên nội mạc tử cung (làm mỏng nội mạc tử cung ), chưa có bằng
chứng cho thấy VTTTKC cản trở sự làm tổ.
1.2.4. Hiệu quả tránh thai của thuốc tránh thai khẩn cấp [31]

- Hiệu quả tránh thai không cao, nói chung khoảng 70 - 80%
- Thời gian uống thuốc sớm hay muộn sau giao hợp không được bảo vệ có ảnh
-

hưởng đến hiệu quả tránh thai.
Không sử dụng quá 2 lần trong 1 kỳ kinh.
Phục hồi có thai sau sử dụng viên tránh thai khẩn cấp:


Không trở ngại, có thể có thai trở lại ngay sau sử dụng viên tránh thai
khẩn cấp.




Sử dụng viên tránh thai khẩn cấp chỉ có tác dụng ngăn ngừa mang thai
đối với lần giao hợp không được bảo vệ trong vòng 5 ngày trước,
không có tác dụng tránh thai đối với những lần giao hợp sau. Để tránh
thai, cần phải sử dụng ngay một biện pháp tránh thai khác.

1.2.5. Chỉ định, chống chỉ định, thời điểm thực hiện, cách sử dụng thuốc tránh
thai khẩn cấp
Chỉ định [21]:

- Phụ nữ sau giao hợp không được bảo vệ.
- Sử dụng BPTT thất bại, như rách bao cao su, quên uống thuốc,
-

tiêm thuốc muộn..
Bị cưỡng ép tình dục.

Chống chỉ định [24]:
Không có chống chỉ định y tế tuyệt đối với việc sử dụng biện pháp tránh
thai khẩn cấp. Không có giới hạn độ tuổi cho việc sử dụng biện pháp tránh thai
khẩn cấp.
Thời điểm thực hiện [21]


14

Sử dụng BPTT khẩn cấp càng sớm càng tốt sau giao hợp: với viên thuốc
tránh thai khẩn sử dụng trong vòng 72 giờ. Hiệu quả tránh thai khẩn cấp giảm dần
mỗi 24 giờ.
Cách sử dụng [21]


- Viên thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ chứa progestin (Postinor,Excapelle...)
Loại một viên: chứa 1,5 mg levonorgestrel hoặc 3 mg norgestrel: uống một viên
(liều duy nhất).
Loại 02 viên: mỗi viên chứa 0,75 mg levonorgestrel. Uống hai lần, mỗi lần
một viên cách nhau 12 giờ hoặc uống một lần cả 02 viên.
1.2.6. Những vấn đề khó khăn khi sử dụng tránh thai khẩn cấp và cách xử trí [21]

- Nôn trong vòng 2 giờ sau uống thuốc


Uống lại liều thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt.



Có thể sử dụng thuốc chống nôn trước khi uống liều lặp lại cho những
người hàng uống viên thuốc tránh thai kết hợp, hoặc liều lặp lại có thể
được đặt đường âm đạo nếu vẫn tiếp tục nôn nhiều.



Chú ý là phác đồ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ có
levonorgestrel để tránh thai khẩn cấp ít gây buồn nôn và nôn hơn so
với viên thuốc kết hợp vàkhông khuyến cáo phải sử dụng thuốc chống
nôn một cách thường qui trước khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp.



Tác dụng phụ bao gồm ra huyết âm đạo bất thường, buồn nôn, nôn,
căng ngực, nhức đầu và chóng mặt.


- Chậm kinh
• Cần thử thai hoặc tái khám tại cơ sở y tế nếu chậm kinh.
• Không có bằng chứng về nguy cơ lên thai khi sử dụng thuốc tránh
thai khẩn cấp và mang thai.

- Ra máu thấm giọt
• Đây không phải dấu hiệu bất thường, và sẽ tự hết không cần điều trị [21].


15

1.2.7. Sử dụng các biện pháp tránh thai sau sử dụng biện pháp tránh thai khẩn
cấp
Trừ BPTT khẩn cấp bằng cách đặt DCTC có đồng, các BPTT khẩn cấp có
dùng thuốc chỉ có tác dụng bảo vệ tránh thai trong lần giao hợp đó. Do các BPTT
khẩn cấp có dùng thuốc ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của hệ nội tiết nên
không được dùng như là một BPTT thường xuyên. Nhân viên y tế cần tư vấn cho
khách hàng bắt đầu sử dụng một BPTT khác sau khi dùng BPTT khẩn cấp:

- Viên thuốc tránh thai kết hợp, viên thuốc tránh thai chỉ có progestin
• Bắt đầu ngay sau ngày uống thuốc tránh thai khẩn cấp, không cần chờ đến
kỳ kinh sau.

• Sử dụng tiếp theo vỉ thuốc đang sử dụng (nếu khách hàng đang sử dụng) hoặc
bắt đầu vỉ thuốc mới (nếu khách hàng chưa sử dụng BPTT này trước đó).

• Sử dụng BPTT hỗ trợ trong vòng 7 ngày kế tiếp sau uống thuốc.
- Thuốc tiêm tránh thai
• Bắt đầu ngay trong ngày uống thuốc tránh thai khẩn cấp, hoặc có thể bắt

đầu trong vòng 7 ngày sau khi có kinh lại (nếu khách hàng yêu cầu).

• Sử dụng BPTT hỗ trợ trong vòng 7 ngày kế tiếp sau tiêm thuốc.
• Nhắc khách hàng tái khám nếu có dấu hiệu nghi ngờ có thai.
- Thuốc cấy
• Sử dụng thuốc cấy trong vòng 7 ngày đầu của kỳ kinh kế tiếp (vào trong
vòng 5 ngày đối với Implanon) hoặc bất kỳ thời điểm nào nếu chắc chắn là
không có thai, nhưng phải sử dụng một BPTT trong vòng 7 ngày sau khi
cấy thuốc.


16
• Cung cấp các BPTT hỗ trợ hoặc thuốc tránh thai uống bắt đầu từ ngay sau
ngày uống thuốc tránh thai khẩn cấp, trong thời gian chờ đợi đến thời
điểm cấy thuốc.

- Đặt DCTC
• Tiếp tục sử dụng DCTC nếu khách hàng đã sử dụng DCTC để tránh thai
khẩn cấp hoặc

• Bắt đầu ngay trong ngày khách hàng uống thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Bao cao su, màng ngăn âm đạo, phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo
• Ngay lập tức.
- BPTT tính theo vòng kinh
• Bắt đầu tính ngay sau khi khách hàng có kinh trở lại
1.3. Một số nét về tâm sinh lý ở đối tượng nghiên cứu
Theo tổ chức Y Tế thế giới (1998), vị thành niên (VTN) là những người
trong độ tuổi 10-19, thanh thiếu niên (TTN) là những người trong độ tuổi 15-24. Tại
Việt Nam, đối tượng sinh viên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học thường
có độ tuổi từ 18-24 [20]. Một số ít có thể ở độ tuổi 17 do đi học sớm so với tuổi quy

định hoặc trên 24 tuổi với một lí do nào đó mà học muộn. Do vậy đối tượng sinh
viên là một bộ phận của nhóm đổi tượng TTN.
Theo từ điển tiếng Việt (NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội, 1997) chỉ rõ sinh
viên Việt Nam là công dân Việt Nam đang theo học tại các trường Cao đẳng và Đại
học. Họ là một nhóm dân số xã hội lớn, với các đặc điểm được xác định rõ bởi vai
trò, vị trí của hệ thống tái sản xuất và phát triển xã hội [32].
Cuốn “Tâm lý học sư phạm Đại học” của Phạm Minh Hạc đã chỉ ra thuật
ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “students” nghĩa là người làm việc
nhiệt tình, người tìm hiểu, khai thác tri thức. Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã
hội đặc thù, đại đa số là thanh niên đang chuẩn bị những tri thức, những phương
pháp và kinh nghiệm cần thiết để có thể tham gia vào quá trình sản xuất vật chất
hay tinh thần của xã hội sau khi tốt nghiệp [33].


17

Nét đặc trưng tâm sinh lý ở lứa tuổi này là năng động, sáng tạo, thích thử
nghiệm, có sự phát triển tự đánh giá, tự ý thức [34] nên cần được cung cấp, rèn
luyện kỹ năng sống với những thông tin y tế chính xác tin cậy, phù hợp.
Đây là giai đoạn mà các bạn mong muốn thể hiện và tự khẳng định thái độ
của mình, biết phê phán và bắt đầu định hướng tương lai. Đồng thời, đây vẫn là thời
kỳ mà mọi tác động sẽ có ảnh hưởng lâu dài trong việc hình thành thái độ và quan
điểm của mình.
Ở lứa tuổi này, có sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ của mỗi người
ngoài cha mẹ và gia đình; đặc biệt là quan hệ với các bạn đồng lứa và người lớn
tuổi hơn trong cộng đồng được mở rộng. Đây là cơ hội mà sinh viên tiếp nhận
những ảnh hưởng mới, kinh nghiệm tác động tới hành vi của mình. Ở giai đoạn tình
cảm phát triển này, các bạn dễ rung động trước bạn khác giới, dễ thay đổi bạn tình
mà ít hoặc không ý thức được hậu quả từ hành vi của mình.
Một trong những ưu thế của lứa tuổi này là sức khoẻ, nhưng do chưa thực sự

trưởng thành nên vẫn thuộc vào nhóm "dễ bị tổn thương" bởi mọi tác động xấu từ
môi trường xung quanh. Đặc biệt, trong giai đoạn này, sự kiểm soát từ cha mẹ, gia
đình giảm đi. Với mong muốn khẳng định cái "tôi" nên rất dễ bị tác động và du
nhập những cái mới lạ, kể cả những thói hư tật xấu như hút thuốc lá, uống rượu,
nghiện hút, cờ bạc, quan hệ tình dục sớm, mang thai, nạo phá thai... Tất cả đều ảnh
hưởng tới sức khoẻ sinh sản sau này. Việc thiếu các cơ hội tiếp cận đến các dịch vụ xã
hội và cộng đồng sẽ tác động tới sức khoẻ thể chất và tinh thần. Trong những trường
hợp này thì các sinh viên nữ còn chịu các tác động và nguy cơ lớn hơn, đó là sự phân
biệt xã hội, lạm dụng và bạo lực tình dục, mang thai ngoài ý muốn,… Vì vậy, họ cần
trang bị những kiến thức về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục nhất định.
1.4. Các nghiên cứu về kiến thức của sinh viên về viên thuốc tránh thai khẩn cấp
1.4.1. Trên thế giới
Nhiều nghiên cứu cho thấy kiến thức về VTTTKC ở sinh viên còn hạn chế.
Nghiên cứu của Miller L.M. (2011) trên 692 sinh viên ở Pennsylvania, Edinboro,
Mỹ cho thấy 74% SV đại học, cao đẳng đã nghe nói về tránh thai khẩn cấp. Tuy


18

nhiên, ít hơn một phần ba biết tình trạng đơn thuốc, tác dụng phụ phổ biến hoặc các
cơ chế của BPTT khẩn cấp [35].
Khảo sát kiến thức, thái độ về VTTTKC trên nữ sinh viên tại Đại học
Botswana có 52,8% có kiến thức tốt nhưng chỉ có 38,2% xác định chính xác giới
hạn thời gian được khuyến nghị dùng TTTKC sau khi quan hệ tình dục, 20,3% biết
số liều và 17,9% biết khoảng thời gian giữa các liều [14].
Một nghiên cứu tại Addis Ababa (2010) trên 660 sinh vên nữ có 309 (46,8%)
từng nghe về VTTTKC. Các nguồn thông tin là đồng nghiệp / bạn bè 148 (47,7%),
câu lạc bộ trường học 80 (25,8%), phương tiện thông tin đại chúng 66 (21,3%) và
nhân viên y tế 42 (13,5%). Trong số những người đã từng nghe nói về VTTTKC,
chỉ có 43,7% xác định chính xác VTTTKC; 19,1% xác định chính xác thời gian sử

dụng VTTTKC trong vòng 72 giờ sau khi QHTD không an toàn. Khi được hỏi về
chỉ định cho VTTTKC, chỉ 13. 9% đã đề cập đến chỉ định chính xác (sau khi quan
hệ tình dục không được bảo vệ) trong khi phần còn lại đưa ra các phản ứng không
chính xác khác nhau bao gồm sau khi mang thai ngoài ý muốn (24,2%), sử dụng
biện pháp tránh thai thường xuyên (33,9%) và 28,4% không biết sử dụng VTTTKC
trong tình huống nào. Trong số trường hợp biết về VTTTKC có 54% số người được
hỏi nói rằng họ có thể mua VTTTKC từ nhà thuốc, 42,7% cho rằng từ các bệnh
viện và trung tâm y tế và 19% cho biết họ có thể từ các tổ chức y tế tư nhân. Đánh
giá kiến thức chung, chỉ có 27,2% có kiến thức tốt trong khi 72,8% có kiến thức
chưa tốt về VTTTKC [36].
Nghiên cứu tại một trường đại học ở Nam Phi (2012) cũng cho thấy có
49,8% đã nghe về VTTTKC, rất ít thông tin được cung cấp bởi các phương tiện
truyền thông, chủ yếu nguồn thông tin biết từ bạn bè (55,2%). Chưa đến một phần
ba (30,4%) biết rằng có thể mua VTTTKC mà không cần kê đơn từ các dược sĩ. Có
29,5% sinh viên cho biết có thể sử dụng tới 72 giờ sau QHTD không an toàn, có
8% cho biết thuốc có thể được sử dụng ngay trước khi quan hệ. Các tác dụng phụ
chủ yếu mà các sinh viên liên quan đến VTTTKC là vô sinh và chảy máu tương ứng
là 34,9% và 25,7% [37].


19

Trong một khảo sát ở đại học Jimma, Tây Nam Ethiopia trong số 389 sinh
viên nữ tốt nghiệp có 41,9% đã nghe nói về tránh thai khẩn cấp. Trong số những
người có nghe nói đó chỉ có 27,1% xác định liều khuyến nghị rằng chỉ nên sử dụng
tối đa 2 lần 1 tháng và 26,6% biết thời gian khuyến nghị giữa các liều tương ứng [38].
Cũng trong một nghiên cứu ở Ethiopia tại trường đại học lớn nhất, nằm ở thủ
đô của đất nước, Addis Ababa trên 368 sinh viên nữ ở Ethiopia cho thấy có 84,2%
trường hợp đã nghe về VTTTKC; 82,1% đồng ý rằng VTTTKC sử dụng sau khi bị
cưỡng ép tình dục; 49,5% sau khi bao cao su bị vỡ; 11,1% khi quên uống thuốc

tránh thai [39].
Tại châu Á, chưa có nhiều nghiên cứu về VTTTKC trên đối tượng sinh viên
nữ. Nghiên cứu nhận thức về VTTTKC trong giới trẻ ở thành phố Viêng Chăn -Lào
ghi nhận chỉ có 17,9% số người được hỏi biết khung thời gian chính xác để sử dụng
VTTTKC hiệu quả. Khoảng một phần ba số người được hỏi (35,7%) biết rằng thuốc
không phải là thuốc phá thai [40].
Như vậy có thể thấy trong các nghiên cứu trên đối tượng có kiến thức về
TTTKC còn hạn chế, đặc biệt là kiến thức về thời gian sử dụng thuốc hiệu quả sau
QHTD không an toàn.
1.4.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam có ít nghiên cứu về kiến thức, thái độ cụ thể về sử dụng
VTTTKC trên đối tượng sinh viên nữ. Các nghiên cứu trên sinh viên nữ chủ yếu đề
cập đến các kiến thức, thái độ về các BPTT nói chung. Nghiên cứu về VTTTKC
được thực hiện nhưng trên các đối tượng chung cả nam và nữ sinh viên, riêng nam
sinh viên, phụ nữ đến phá thai,...
Theo một nghiên cứu trên sinh viên các trường đại học tại thành phố Cần Thơ
năm 2012 có 46,7% các bạn sinh viên đã từng nghe qua VTTTKC, chỉ có 18,9% trả lời
đúng hiệu quả tránh thai VTTTKC, có 64,8% cho rằng khi sử dụng sớm VTTTKC có
thể phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chỉ có 13,2% biết được
VTTTKC còn hiệu quả cao sau 72 giờ giao hợp không an toàn [16].


20

Một nghiên cứu khác nghiên cứu trên nam sinh viên trường Cao đẳng và
Trung học chuyên nghiệp tại Kiên Giang năm 2011 ghi nhận 58,6% nam sinh viên
biết được chỉ định của VTTTKC, 16% biết thời gian tối đa VTTTKC còn hiệu quả,
18,7% biết rằng chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần/tháng, 8% biết rằng VTTTKC có thể
gây rối loạn kinh nguyệt [41].
Khảo sát 396 sinh viên Y khoa năm thứ nhất đại học y dược thành phố Hồ

Chí Minh có tỷ lệ kiến thức đúng về VTTTKC là 12,6% [42].
Qua các nghiên cứu của tác giả trong nước cũng cho thấy kiến thức của các
đối tượng về thời gian sử dụng VTTTKC cũng cho kết quả thấp.
Như vậy, trong các nghiên cứu các tác giả đánh giá kiến thức dựa vào những
kiến thức cơ bản với các thang đo khác nhau. Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy sinh
viên còn thiếu kiến thức về VTTTKC.
1.5. Các nghiên cứu về thái độ của sinh viên về viên thuốc tránh thai khẩn cấp
1.5.1. Trên thế giới
Theo kết quả cuộc khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành tránh thai khẩn
cấp ở các sinh viên đại học ở Cameroon cho thấy mặc dù các sinh viên thường có
thái độ tích cực về thuốc tránh thai khẩn cấp; có 69,9% đối tượng nghiên cứu
(ĐTNC) đồng ý sẽ sử dụng VTTTKC trong tương lai khi cần; 38,4% cho rằng nên
cung cấp VTTTKC cho người sử dụng BCS. Tuy xét thái độ chung có 65% sinh viên
có thái độ tích cực đối với VTTTKC nhưng có tới 70,1% tin rằng VTTTKC là không
an toàn [12].
Nghiên cứu thực hiện tại một trường đại học ở Nam Ấn Độ (2015) cho
thấy có 68% người sinh viên ủng hộ thông tin về VTTTKC sẽ được cung cấp
trong các tổ chức giáo dục, và đa số, 186 (48,4%), cho biết họ sẽ giới thiệu
VTTTKC cho bạn bè của họ [43].
Trong số 163 nữ sinh tốt nghiệp ở đại học Jimma, Tây Nam Ethiopia biết về
VTTTKC, có 116 (71,2%) đồng ý sử dụng khi họ thực hiện quan hệ tình dục ngoài
ý muốn, 103 (63,2%) đã đưa ra ý kiến để khuyên bạn bè sử dụng VTTTKC, 125
(76,7%) đồng ý với sự gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV / AIDS và các bệnh lây truyền qua


21

đường tình dục khác khi VTTTKC sử dụng trong xã hội tăng lên; 29,4% sợ tác
dụng phụ khi sử dụng VTTTKC [38].
Nghiên cứu trong giới trẻ ở Lào cũng cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ sẽ

không sử dụng VTTTKC trong tương lai, chiếm 32,2% ĐTNC. Nguyên do có
63,8% lo ngại vì VTTTKC ảnh hưởng sức khỏe, 12,6% cho rằng thuốc thiếu hiệu
quả thực tế và 7,8% do không được cung cấp thông tin về VTTTKC; 6,6% còn lại
chỉ ra lý do vì hạn chế thông tin liên quan đến việc sử dụng thuốc [40].
1.5.2. Tại Việt Nam
Trong nghiên cứu của Đặng Minh Đức (2012) cho thấy có 68,6% sinh
viên cho rằng VTTTKC là một BPTT thường xuyên; 72,2% cho rằng VTTTKC
không an toàn và không hiệu quả cho người sử dụng. Chỉ có 47,7% đồng ý rằng
VTTTKC có thể ngăn ngừa tình trạng phá thai và 40% có ý định sử dụng
VTTTKC khi cần [16].
Theo nghiên cứu của Trần Thị Thu Tuyết (2006) cho thấy có 30,05% đồng ý
VTTTKC an toàn và hiệu quả; 49,75% đồng ý sử dụng TTTKC khi cần; 67,49%
đồng ý giới thiệu lợi ích của VTTTKC cho người thân, bạn bè [44].
Thực hiện nghiên cứu tại 10 hiệu thuốc và bệnh viện Từ Dũ 333 thanh niên
đều đã có sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp đặc biệt là học sinh, sinh viên, thanh
niên khoảng 60% thanh niên cho rằng thuốc ngừa thai khẩn cấp là thuốc tốt nhất để
ngừa thai, hiệu quả ngừa thai 100% nếu sử dụng đúng cách (71,5%) [45].
Trong nghiên cứu của Lê Hồng Cẩm (2013) ghi nhận 58,2% phụ nữ đồng ý
dùng VTTTKC trong tương lai khi cần. Ít người đồng ý thuốc an toàn và hiệu quả
chiếm tỷ lệ 25,9%. Có đến 48,5% phụ nữcho rằng VTTTKC là BPTT thường
xuyên. 83,5% phụ nữ không thấy mắc cỡ khi mua VTTTKC. 65,6% phụ nữ đồng ý
giới thiệu VTTTKC cho bạn bè [46].
Như vậy, các dữ liệu nghiên cứu tại các nước khác nhau cho thấy đa số
ĐTNC dù có kiến thức đúng có thể không cao nhưng thường có thái độ tích cực.
Ngược lại nghiên cứu của các tác giả trong nước cho thấy thái độ đúng về
VTTTKC không cao.


22


1.6. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ đối về viên thuốc tránh
thai khẩn cấp
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân,
xã hội với kiến thức, thái độ đối với các BPTT nói chung và VTTTKC nói riêng.
Có sự khác biệt về giới ở các ĐTNC về các BPTT. Các BPTT tuy đã được
tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng nhưng đối tượng chính vẫn là nữ giới khiến cho
mọi người cả nam và nữ đều quan niệm rằng đây là vấn đề chỉ riêng nữ giới, vô
hình chung nam giới đã bị đặt ra ngoài, không có sự tham gia và chia sẻ của họ dẫn
đến sự khác biệt về kiến thức giữa hai giới [47].
Các yếu tố địa lý, xã hội, tuổi tác cho thấy mối liên quan với kiến thức, thái
độ đối với VTTTKC. Trong nghiên cứu ở đại học Ethiopia, nữ giới lớn tuổi (>20
tuổi) có kiến thức cao hơn gấp 6.09 lần so với nữ giới trẻ tuổi hơn[48]. Một số
nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương đồng [16],[36]. Những người ở thành thị
hiểu biết nhiều hơn người sống ở nông thôn, những người có thu nhập cao hiểu biết
nhiều hơn người có thu nhập thấp, dân tộc có nền văn hóa khép kín có mức độ hiểu
biết về VTTTKC ít hơn dân tộc có nền văn hóa cởi mở [41], [49],[50].
Nghiên cứu trong nước của Đặng Minh Đức trên sinh viên các trường đại
học tại thành phố Cần Thơ (2012) cũng cho thấy có mối liên quan giữa năm học,
tình trạng hôn nhân, quê quán với kiến thức, thái độ đối với VTTTKC. Sinh viên
năm 3 có kiến thức và thái độ đúng cao hơn lần lượt là 1,9 và 1,57 lần so với sinh
viên năm 1. Sinh viên sống ở thành thị có kiến thức và thái độ đúng cao hơn sinh
viên sống ở nông thôn [16].
Nghiên cứu trên nữ sinh viên Đại học Jimma, Tây Nam Ethiopia cũng cho
thấ những người được hỏi từ khu vực thành thị có nhiều khả năng tiếp cận với các
nguồn thông tin khác nhau về VTTTKC giúp họ nhận thức cao hơn tương đối [38].
Có mối liên quan giữa kiến thức và trình độ học vấn, khi số năm học tăng lên
kiến thức về VTTTKC tăng. Một nghiên cứu ở Ethipia cho thấy năm học tăng lên


23


có sự tăng tương đối về thái độ với VTTTKC. Sinh viên năm 2 và năm 3 có thái độ
tích cực hơn so với sinh viên năm nhất lần lượt là 1,5 và 1,9 lần [36]. Khảo sát trên
sinh viên đại học tại Cần Thơ cho thấy sinh viên năm 3 có kiến thức đúng cao gấp
1,62 lần sinh viên năm nhất [16].
Khảo sát ở 3 tổ chức đại học ở Dessie cũng cho thấy có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa tình trạng hôn nhân và kiến thức về VTTTKC. Những người đã
kết hôn có kiến thức cao gấp 2,09 lần so với những người trả lời chưa kết hôn [51].
Tình trạng QHTD cũng được ghi nhận có mối liên quan đến kiến thức, thái
độ về VTTTKC. Những người đã QHTD có nhu cầu tìm hiều các thông tin về sức
khỏe sinh sản, các BPTT nên có kiến thức và thái độ cao hơn so với nhóm còn lại.
Trong nghiên cứu của Dejene Tilahun (2010) các sinh viên nữ có quan hệ tình dục
được tìm thấy có khả năng hiểu biết về VTTTKC cao hơn 4,9 lần so với sinh viên
nữ chưa QHTD. Thái độ tích cực đối với VTTTKC cao hơn đáng kể trong số những
người được hỏi đã từng sử dụng BPTT. Những sinh viên nữ có QHTD có thái độ
tích cực gấp 6,8 lần so với nhóm còn lại [36]. Kết quả này trong khảo sát trên nữ
sinh viên đại học ở KwaZulu-Natal, Nam Phi là 2,1 lần [37].
Những sinh viên sống với gia đình ngoài việc dễ dàng tiếp cận với các
phương tiện truyền thông còn có thể nhận được sự giáo dục trực tiếp từ người thân
có thể có kiến thức và thái độ tốt hơn[16], [37].
Một vài nghiên cứu ghi nhận tôn giáo có thể ảnh hưởng đến kiến thức và thái
độ của đối tượng nghiên cứu [36],[52].
Ngoài ra một vài yếu tố khác cũng được ghi nhận như kinh nghiệm sử dụng
các BPTT, sự tiếp cận thông tin từ cơ sở y tế, phương tiện truyền thông, trình độ học
vấn của bố mẹ…


24

1.7. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu


Hình 1.1. Trường đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Ngoại ngữ - là một trong 7 trường thành viên thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội, tiền thân là Trường Ngoại ngữ thành lập năm 1955 tại Việt Nam
Học xá (nay thuộc phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trải qua 64
năm xây dựng và phát triển, trường trở thành trung tâm đào tạo giáo viên và cán bộ
ngoại ngữ lớn nhất, với vị trí là trường đầu ngành về ngoại ngữ của cả nước.
Trụ sở chính của trường đặt tại số 2 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, thành
phố Hà Nội.
Trường được trang bị cơ sở vật chất khang trang và đầy đủ đáp ứng được nhu
cầu sử dụng của sinh viên và đội ngũ giảng viên. Sinh viên được tạo nhiều cơ hội để
học tập, thực hành ngoại ngữ thực tế qua các tiết học thực hành, hoạt động ngoại
khóa, trao đổi sinh viên, học bổng các khóa học hoặc giao lưu ngắn hạn tại nước
ngoài, học bổng du học, học chuyển tiếp tại nước ngoài và đặc biệt là các chương
trình thực tập tại nước ngoài. Phong trào Đoàn Hội phát triển mạnh là một trong
những ưu điểm của trường.


25

Năm học 2018 - 2019, trường Đại học Ngoại ngữ- ĐH Quốc gia HN có 6059
sinh viên phân bố 18 khoa, số lượng sinh viên cụ thể ở từng khoa như sau:
Bảng 2.1. Số lượng sinh viên trường Đại học ngoại ngữ- ĐHQGHN
Khoa
Sư phạm tiếng Anh
Ngôn ngữ Anh
Sư phạm Nga
Ngôn ngữ Nga
Sư phạm Pháp
Ngôn ngữ Pháp

Sư phạm Trung
Ngôn ngữ Trung
Sư phạm Đức
Ngôn ngữ Đức
Sư phạm Nhật
Ngôn ngữ Nhật
Sư phạm Hàn Quốc
Ngôn ngữ Hàn Quốc
Ngôn ngữ ẢRập
Ngôn ngữ Trung Quốc CLC
Ngôn ngữ Nhật CLC
Ngôn ngữ Hàn Quốc CLC
Tổng

Năm 1
191
327
16
50
19
91
26
91
24
76
27
109
27
78
26

101
112
109
1500

Năm 2
211
341
22
52
32
120
25
152

Năm 3
355
567
14
40
33
107
55
290

Năm 4
212
289
30
49

36
55
44
78

100
31
138
28
115
26

154
56
221

60
36
115

146
39

85

1393

2077

1089


Tổng
969
1524
82
191
120
373
150
611
24
390
150
583
55
424
91
101
112
109
6059

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học quốc gia Hà Nội, số 2 Phạm Văn Đồng,
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2019 đến tháng 09/2019.

- Hoàn thành bộ câu hỏi trước 31/4/2019.


×