Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH và THỰC TRẠNG về QUẢN lý CHẤT THẢI rắn y tế và một số yếu tố LIÊN QUAN tại BỆNH VIỆN tâm THẦN TỈNH VĨNH PHÚC năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.5 KB, 81 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

LÊ GIANG LINH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ THỰC TRẠNG
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI - 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

LÊ GIANG LINH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ THỰC TRẠNG
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN


TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2018
Chuyênngành
Mã số

: Quản lý bệnh viện
: 60720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS VŨ KHẮC LƯƠNG
2. TS. TRẦN QUỲNH ANH

HÀ NỘI - 2019


3

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý bệnh
viện này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình
và hỗ trợ tích cực của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà
Nội, phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế
công cộng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô trong bộ môn Tổ chức và quản lý y tế , bộ môn Sức khỏe môi trường
đặc biệt là hai người Thầy: PGS.TS Vũ Khắc Lương và TS. Trần Quỳnh Anh.
Hai thầy cô là người hướng dẫn tôi làm nghiên cứu này, đã luôn động viên,

tận tình hướng dẫn từng bước cụ thể và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp của mình.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn BSCKII. Nguyễn Khánh Hải- Giám đốc
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc , người đã đưa ra những gợi ý ban đầu rất
quan trọng để tôi phát triển nghiên cứu của mình. Đồng cảm ơn phòng Điều
dưỡng, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, cùng toàn thể các khoa, phòng của
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Sau cùng tôi xin dành tình cảm và lòng biết ơn vô hạn đến gia đình và
những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ và chia sẻ
khó khăn trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2019
HỌC VIÊN
Lê Giang Linh


4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Quản lý đào tạo trường Đại học Y Hà Nội
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng,
- Bộ môn Tổ chức và quản lý y tế
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
-


Tôi tên là: Lê Giang Linh – Học viên: CH26 Quản lý bệnh viện, Viện
đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng,Trường đại học Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp là quá trình nghiên cứu thực sự

của cá nhân và thực hiện một cách trung thực. Các số liệu và kết quả trong
nghiên cứu của tôi là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan này!

Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2019
HỌC VIÊN

Lê Giang Linh


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBYT

: Cán bộ y tế

CT

: Chất thải

CTR

: Chất thải rắn


CTRYT

: Chất thải rắn y tế

CTYT

: Chất thải y tế

CTYTNH

: Chất thải y tế nguy hại

DD

: Dinh dưỡng

KSNK

: Kiểm soát nhiễm khuẩn

QLCTYT : Quản lý chất thải y tế
BVTTVP : Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Phúc


6

MỤC LỤC



7

DANH MỤC BẢNG


8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải y tế (CTYT) là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn cư trú, phát
triển và rất dễ gây ô nhiễm. Theo số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới,
thành phần chất thải rắn y tế (CTRYT) tại các nước đang phát triển thì lượng
chất thải rắn y tế nguy hại chiếm 22,5% trong phần lớn là chất thải rắn lây
nhiễm [1]. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các bệnh viện không
chỉ phát triển về quy mô và còn phát triển theo hướng chuyên khoa sâu nên
chất thải y tế cũng tăng nhanh về số lượng và phức tạp về thành phần. Nếu
không được quản lý, xử lý an toàn sẽ gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê, các cơ sở y tế trên cả nước
phát sinh khoảng 450 tấn/ ngày là chất thải rắn y tế nguy hại [2]. Ước tính đến
năm 2020 lượng chất thải rắn y tế (CTRYT) phát sinh sẽ là 800 tấn/ngày.
Trong đó có từ 10 - 25% là chất thải nguy hại [3], nó chứa các tác nhân vi
sinh, chất phóng xạ, hóa chất, các kim loại nặng và các chất độc gây đột biến
tế bào là dạng chất thải có thể gây những tác động tiềm tàng tới môi trường và
sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là cán bộ y tế, nhưng người phải tiếp xúc trực

tiếp hàng ngày [4].
Tại Việt Nam, nhận thức của cộng đồng nói chung và cán bộ y tế nói
riêng về những nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải bệnh viện còn kém. Phương
tiện thu gom, vận chuyển chất thải còn thiếu, chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt
tiêu chuẩn, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy khi vận chuyển
chất thải y tế nguy hại [4]. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định
quản lý chất thải y tế, gần đây nhất là thông tư liên tịch số 58/2015/TTLTBYT-BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015 về quy định quản lý
CTYT, áp dụng với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có
hoạt động liên quan đến chất thải y tế trên lãnh thổ Việt Nam [5].


10
Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Phúc (BVTTVP) được thành lập và đi vào
hoạt động từ năm 2006. Năm 2017, bệnh viện đã khám, điều trị cho 12000
lượt người bệnh, trong đó có 11000 người bệnh nằm nội trú. Theo báo cáo của
BVTTVP, hiện nay bệnh viện đang tập trung phát triển chuyên môn, nâng cấp
cơ sở hạ tầng của các khu điều trị nên trang bị và cơ sở vật chất, hạ tầng phục
vụ quản lý CTRYT còn nhiều hạn chế như: Kho lưu giữ chất thải chưa được
đảm bảo; các thùng đựng chất thải còn thiếu về màu sắc. Vẫn còn tồn tại tình
trạng CBYT chưa thực hiện đúng quy định về quản lý CTRYT như: Phân loại
sai; xử lý ban đầu chưa đúng; thu gom, vận chuyển chưa đảm bảo [6]. Xử lý
CTRYT tốt sẽ góp phần giảm thiểu được sự lãng phí về kinh tế cho bệnh viện
và đồng thời giảm được nguy cơ rủi do cho CBYT liên quan và cho cộng
đồng nói chung. Phải chăng kiến thức và thực hành về quản lý CTRYT của
cán bộ tại đây còn thiếu hụt nên dẫn tới tình trạng trên. Để trả lời cho câu hỏi
này đề tài: “Kiến thức, thực hành và thực trạng về quản lý CTRYT và một
số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018”
được tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức,thực hành và thực trạng về quản lý CTRYT của
CBYT tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của các
CBYT trên đây


11

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm về chất thải y tế
Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động
của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông
thường và nước thải y tế [5].
Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH) là chất thải y tế chứa yếu tố lây
nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao
gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm [5].
Quản lý chất thải y tế (QLCTYT) là quá trình giảm thiểu, phân định,
phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám
sát quá trình thực hiện [5].
Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát
sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên
cơ sở y tế [5].
Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi
lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử
lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập
trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất
thải y tế [5].
1.2. Phân loại chất thải y tế
Phân loại chất thải y tế tại Việt Nam
Theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT - BTNMT quy định về
quản lý CTYT thì CTYT bao gồm 3 nhóm là: Chất thải lây nhiễm, chất thải

nguy hại không lây nhiễm và chất thải thông thường [5].


12
Chất thải lây nhiễm: Chất thải lây nhiễm là loại chất thải chứa các
mầm bệnh (vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hoặc nấm) có khả năng gây bệnh
cho con người [5].
Chất thải lây nhiễm được phân thành 4 loại, bao gồm:
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các
vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc
nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh; cưa
dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác.
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính,
chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể, các chất thải phát sinh từ buồng bệnh
cách ly.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các
phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định
số 92/2010.NĐ - CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh
học tại phòng xét nghiệm;
Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác
động vật thí nghiệm.
Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy
hại từ nhà sản suất.
Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và
các kim loại nặng,
Chất hàn răng amalgam thải bỏ.



13
Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT –
BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
quản lý chất thải nguy hại [5].
Chất thải y tế thông thường bao gồm:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con
người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế.
Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc danh
mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại
nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại [5].
1.3. Kiến thức, thực hành và thực trạng quản lý CTRYT trên thế giới và
tại Việt Nam
1.3.1.Trên thế giới
* Kiến thức về quản lý CTRYT
Một nghiên cứu tại Ấn độ năm 2005 cho thấy: Kiến thức đúng của bác
sỹ là 61%, điều dưỡng là 57% [7].
Kết quả nghiên cứu của Viện chăm sóc sức khỏe Johannesburg Nam Phi
năm 2009 cho thấy: Kiến thức đạt 98,5% [8].
Nghiên cứu tại một bệnh viện đại học y tế Bangalorecho thấy: Kiến thức
chung đạt là 95,8%, trong đó kiến thức của bác sỹ 76,8% và y tá 81,9% [9].
Một nghiên cứu khác ở hai vùng phía Nam và phía Đông Ấn Độ năm
2014 cho thấy 41,7% CBYT có kiến thức đạt về thu gom CTYT để đảm bảo
sức khoẻ, ngăn ngừa lây nhiễm cho cộng đồng. Nghiên cứu phân tích sâu về
kiến thức của CBYT đối với thu gom rác thải [10].
* Thực hành về quản lý CTRYT
Một nghiên cứu tại Ấn độ năm 2005 cho thấy: Thực hành đúng của bác
sỹ là 77%, điều dưỡng là 100%, [7].



14
Kết quả nghiên cứu tại Viện chăm sóc sức khỏe Johannesburg Nam Phi
năm 2009cho thấy: Thực hành tốt đạt 95% [8].
Nghiên cứu kiến tại một bệnh viện Đại học y tế Bangalore năm 2012 cho
thấy: Nhận thức đạt của bác sỹ 76,8%, của y tá 81,9%, nhận thức chung đạt là
95,8% [9].
Một nghiên cứu khác ở hai vùng phía Nam và phía Đông Ấn Độ năm
2014 cho thấy: Ở khu vực phía nam và phía đông CBYT có thực hành đạt về
thu gom CTYT lần lượt là 58,3% và 58,9% [10].
Với một nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Cairo năm 2014cho thấy tỷ lệ
thực hành đạt của: Y tá là 84%, bác sỹ là 63% [11].
* Thực trạng về quản lý CTRYT
Trên thế giới, công tác quản lý CTYT được nhiều quốc gia quan tâm và
tiến hành một cách triệt để. Họ có một loạt những chính sách quy định về
quản lý CTYT đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ việc quản lý
CTYT. Cụ thể có các hiệp ước quốc tế, các quy định về quản lý chất thải, đa
số các chất thải đều là loại chất thải nguy hại, trong đó có cả CTRYT cũng
được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận CTRYT có nguy cơ tiềm ẩn
có thể gây hại tới môi trường và con người. Số lượng CTYT phát sinh phụ
thuộc vào mức thu nhập của quốc gia các nước thu nhập trung bình và thấp có
lượng CTYT phát sinh thấp hơn nhiều so với các nước thu nhập cao [34].
Theo thống kê, một giường bệnh phát sinh 10kg chất thải mỗi ngày ở một
bệnh viện tại nước có thu nhập cao [35].
CTYT phát sinh ở các quốc giacó thu nhập cao thì tổng lượng CTYT
hàng năm từ 1,1- 12 kg/ người/ năm, trong đó lượng chất thải nguy hại là từ
0,4- 5,5 kg/ người/ năm, các nước có thu nhập trung bình thì tổng lượng
CTYT hàng năm từ 0,8- 6 kg/ người/ năm, trong đó lượng chất thải nguy hại



15
là từ 0,3- 0,4 kg/ người/ năm và các nước có thu nhập thấp thì có lượng CTYT
hàng năm từ 0,5- 3 kg/ người/ năm [36].
Theo ước tính của WHO, trung bình mỗi ngày mỗi giường bệnh phát
sinh 0,5kg chất thải nguy hại, ở các nước thu nhập thấp thì con số thống kê
thấp hơn nhiều, trung bình khoảng 0,2kg/giường/ngày [37]. Lượng CTYT
phát sinh một giường bệnh mỗi ngày tại Bắc Mỹ từ 7-10kg, Tây Âu là 3-6kg,
Trung Đông từ 1,3-3kg, Mỹ Latin từ 3kg, Ấn Độ là 1-2kg, Đông Âu là 1,42kg, Đông Á 2,5-4kg ở nước thu nhập cao và 1,8-2,2kg ở nước thu nhập trung
bình [36],[38].
Theo kết quả điều tra tại 44 bệnh viện công và 15 bệnh viện chuyên khoa
tại Iran cho thấy: Khối lượng chất thải rắn phát sinh trên một giường bệnh một
ngày là 3,16kg/giường/ngày tại bệnh viện công và 3,7kg/giường/ngày tại bệnh
viện chuyên khoa. Tỷ lệ các loại chất thải rắn tại bệnh viện công là 56% chất
thải chung, 42% chất thải y tế, 25% chất thải sắc nhọn; ở bệnh viện chuyên
khoa là 63% chất thải chung, 36% chất thải y tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra các
vấn đề về quản lý chất thải tại đây là tình trạng phân loại chất thải rất kém, các
loại chất thải nguy hại được phân loại và xử lý với chất thải thông thường [39].
1.3.2. Tại Việt Nam
* Kiến thức về quản lý CTRYT
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2015 cho
thấy: Tỷ lệ CBYT đạt kiến thức về quản lý CTRYT và kiến thức thugom có tỷ
lệ lần lượt là 47,8% và 49,7%, đạt kiến thức về phân loại chất thải và mã màu
dụng cụ đựng chất thải là 96,1% [12].
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng II năm 2008 do Khúc Thị Kim
Nguyệt và cộng sự cho thấy: Kiến thức chung đạt 79,5% [13].
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2011cho
thấy: Kiến thức chung đạt về quản lý CTRYT 86,6% [14],[32].


16

Nghiên cứu tại 10 bệnh viện khu vực phía bắc năm 2012 cho thấy:
CBYT có kiến thức về quản lý CTRYT đạt chiếm 79,4%, trong đó tỷ lệ kiến
thức đạt ở bác sỹ và điều dưỡng lần lượt là 82,4% và 76,8% [15].
Một nghiên cứu tại bệnh viện II Lâm Đồng năm 2013 cho thấy: Kiến
thức về quản lý CTRYT của điều dưỡng và hộ lý đạt lần lượt là 99,4% và
97,4% [16].
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh cho
thấy:CBYT có kiến thức phân loại CTRYT đạt 61% [17].
Theo nghiên cứu tại bệnh viện tim Hà Nội năm 2016 cho thấy: có
89,5% CBYT có kiến thức về quản lý CTRYT đạt 81,5% [18].
* Thực hành về quản lý CTRYT
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2015 cho
thấy: Các chất thải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh tỷ lệ CBYT các
khoa thực hành phân loại đạt 65% [12].
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng II năm 2008 cho thấy: tỷ lệ
CBYT thực hành quản lý CTRYT đạt 82,9% [13].
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2011 cho
thấy: Tỷ lệ CBYT có thực hành tốt về phân loại chất thải đạt 82,4% [14];[32].
Nghiên cứu tại 10 bệnh viện khu vực phía Bắc năm 2012 cho thấy: Tỷ
lệ CBYT có thực hành về quản lý CTRYTđạt là 71,9%, trong đó tỷ lệ đạt thực
hành tốt ở bác sỹ và điều dưỡng lần lượt là 76,8% và 67,8% [15].
Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2013 cho thấy:
98,3% các khoa, phòng phân loại chất thải theo đúng quy định của Bộ Y tế,
đạt 96,7% thực hiện thu gom CTRYT, toàn bệnh viện sử dụng dụng cụ bao bì
đạt 13,3% [17].
Theo nghiên cứu tại bệnh viện Tim Hà Nội năm 2016 cho thấy: CBYT
thực hành đúng về quản lý CTRYT trong phân loại rác thải khi tiêm, thay
băng là 81,5%, thực hành đúng khi phân loại chai, lọ đựng thuốc là 6,9% và
CBYT thực hành đúng thu gom chất thải là 75% [18].



17
Qua nghiên cứu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng năm 2012
cho thấy: Tỷ lệ CBYT thực hành phân loại CTRYT đạt91,7%, thực hành đúng
về thu gom rác thải đạt 91,6% [19].
Theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm
2014 cho thấy: cán bộ điều dưỡng có kiến thức và thực hành đạt về phân loại,
thu gom CTRYT là 78,3% [20].
* Thực trạng về quản lý CTRYT
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2015 cho:
các chất thải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh, tuy nhiên chất thải
chưa được phân loại chính xác, chỉ có 65% khoa thực hiện phân loại đúng
theo quy định về quản lý CTRYT [12].
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Đông Anh, Hà Nội năm 2011
cho thấy: Việc thu gom CTRYT, tất cả các khoa đều có thùng thu gom tương
ứng nhưng việc thực hiện thu gom riêng chỉ đạt 66,1% và thu gom đúng
lượng chất thải đầy ¾ túi chỉ đạt 70,1%. Hầu hết chất thải tại các khoa lâm
sàng đều được vận chuyển ≥ 1 lần/ngày nhưng buộc kín miệng túi khi thu
gom chỉ đạt 53,6%, không làm rơi vãi chất thải chỉ đạt 94,6%, không có xe
vận chuyển và đường quy định riêng [14].
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2013 cho
thấy: Có 98,3% các khoa, phòng phân loại chất thải theo đúng quy định của Bộ
Y tế, thực hiện thu gom CTRYT đạt 96,7% và toàn bệnh viện sử dụng trang thiết
bị, dụng cụ bao bì theo quy định quản lý CTRYT chỉ đạt 13,3% [17].
Nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa năm 2013 cho thấy:
100% các khoa trong bệnh viện đã thực hiện việc phân loại CTRYT tại thời
điểm phát sinh và phân loại CTRYT nguy hại riêng biệt với CTRYT thông
thường theo quy định của Bộ Y tế. 100% các khoa có thùng thu gom CTRYT
tại nơi làm thủ thuật, có bảng hướng dẫn quy định nơi đặt thùng thu gom và



18
tiến hành thu gom đúng quy định, 70% các khoa phòng có xe vận chuyển
CTRYT [21].
Một nghiên của Sở Y tế Hà Nội tiến hành từ năm 2009 đến 2010 với 74
bệnh viện tại Hà Nội tỷ lệ tuân thu đạt lần lượt là: Túi đựng chất thải đúng
quy cách về bề dày và dung tích 66,67%, túi đựng chất thải đúng quy cách về
màu sắc 30,67%, túi đựng chất thải đúng quy cách về buộc đóng gói 81,33%,
hộp đựng sắc nhọn đúng quy cách 93,9%, thùng đựng có nắp đậy 58,33%,
thùng đựng có ghi nhãn 66,67% [22].
1.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành trong quản lý CTRYT:
1.4.1. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
Sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo bệnh viện là yếu tố quan trọng
trong công tác quản lý CTRYT của bệnh viện.
Khi có sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện thì việc đề xuất các
khóa học, tập huấn và trang bị những phương tiện làm việc cùng với trang bị
bảo hộ lao động được đầu tư hơn. Còn ngược lại nếu không được quan tâm
dẫn đến tâm lý làm cho có, để báo cáo nhưng thực chất không có hiệu quả.
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK), hội đồng KSNK bệnh viện đưa
ra đường lối, chính sách phát triển. Mạng lưới KSNK với các thành viên phần
lớn là cán bộ điều dưỡng trưởng các khoa, phòng có nhiệm vụ giám sát, đề
xuất các biện pháp quản lý chất thải y tế…Ngoài ra còn có phòng (tổ) quản lý
chất lượng bệnh viện với những tiêu chí đánh giá theo từng khoa phòng.
1.4.2. Công tác kiểm tra, giám sát
Công tác kiểm tra giám sát có vai trò quan trọng trong công tác quản lý
CTYT nói chung và quản lý CTRYT nói riêng. Khoa KSNK của bệnh viện có
nhiệm vụ, trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác quản lý và xử lý CTRYT…
định kỳ báo cáo lên Sở Y tế theo quy định.



19
Công tác kiểm tra, giám sát còn có vai trò trong việc lập kế hoạch thực
tiễn trong việc cung cấp kiến thức, đánh giá thực hành phát hiện ra những tồn
tại để có biện pháp khắc phục kịp thời.
1.4.3. Công tác tổ chức đào tạo, tập huấn
Do đặc thù ngành y tế, việc học tập, cập nhật kiến thức mới trong công
tác luôn được chú trọng và khích lệ. Nếu việc đào tạo, tập huấn không hoặc
chưa được triển khai sẽ có thể dẫn đến thiếu hụt kiến thức CBYT, cũng như
ảnh hưởng đến kết quả điều trị chăm sóc cho người bệnh [23].
1.4.4. Trình độ học vấn của CBYT
Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng năm
2012 cho thấy, tỷ lệ người trong nhóm có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên
có kiến thức và thực hành đúng trong phân loại, thu gom cao hơn nhóm có
trình độ học vấn là trung cấp [19].
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014
cho thấy: Những CBYT có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên có kiến thức
đạt cao gấp 2,2 lần so với những người có trình độ trung cấp trở xuống [20].
Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2016 cho thấy: Có
mối liên quan CBYT có trình độ chuyên môn từ đại học, sau đại học được tập
huấn hướng dẫn thực hành quản lý CTRYT cao hơn 1,5 lần so với nhóm
CBYT có trình độ chuyên môn là cao đẳng, trung cấp [24].
1.4.5. Giới tính
Nghiên cứu tại 10 bệnh viện khu vực phía Bắc năm 2012, nghiên cứu
cho thấy nữ giới có tỷ lệ kiến thức đạt cao gấp 1,4 lần nam giới [15]
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014
cho thấy: CBYT nữ có kiến thức về phân loại và thu gom CTRYT cao hơn 1,2
lần so với CBYT nam [20].


20

Một nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2016 và một
số yếu tố liên quan cho thấy nữ giới có tỷ lệ kiến thức đạt cao gấp 2,01 lần
nam giới [24].
1.4.6. Bộ phận công tác
Theo tính chất công việc của từng khoa phòng mà sự tiếp xúc nhiều hay
ítvới CTYT có thể ảnh hưởng đến kiến thức cùng với công tác thực hành của
CBYT.
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóanăm 2014
cho thấy: Tỷ lệ CBYT ở các khoa phòng như; phòng nội soi, khoa truyền
nhiễm có kiến thức đạt cao hơn 1,1 lần so với phòng xét nghiệm [20].
Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2016 cho thấy:
Yếu tố liên quan của CBYT có kiến thức về quản lý CTRYT trong phân loại
CTYT ở khối cận lâm sàng chiếm tỷ lệ đạt cao gấp 6,4 lần so với khối lâm
sàng [24].
1.4.7. Thâm niên công tác của CBYT:
Theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2011 cho thấy:
CBYT có thâm niên công tác trên 10 năm thì có kiến thức không đạt cao gấp
2,08 lần so với cán bộ y tế có thâm niên công tác từ 10 năm trở xuống [14].
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, Hải Phòng năm
2012 cho thấy: Kiến thức về phân loại, thu gom chất thải có mối liên quan chặt
chẽ tới thời gian công tác tại bệnh viện. Người có thời gian công tác càng lâu
thì có kiến thức cao hơn so với những người có thời gian công tác ít hơn [19].
Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2016 cho thấy:
CBYT có thâm niên công tác trên 10 năm thì có kiến thức đạt cao gấp 1,04
lần so với cán bộ y tế có thâm niên công tác từ 10 năm trở xuống [24].


21
1.4.8. Tham gia các khóa đào tạo chuyên môn
Theo kết quả nghiên cứu tại 10 bệnh viện khu vực phía bắc năm 2012

cho thấy: Những đối tượng có thâm niên công tác lâu năm, trình độ học vấn
cao, được tập huấn thường xuyên thì có kiến thức và thực hành về quản lý và
xử lý chất thải tốt hơn [15].
Một nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2016 cho
thấy: CBYT được hướng dẫn quy chế quản lý CTYT cókiến thức đạt cao gấp
8,1 lần so với CBYT không được hướng dẫn về quy chế quản lý CTYT [24].
Nghiên cứu tại ba bệnh viện đa khoa: Huyện Hòn Đất, huyện Châu
Thành, huyện An Biên của tỉnh Kiên Giang năm 2012 cho thấy: Có mối liên
quan giữa tập huấn về quản lý CTRYT với kiến thức. Những CBYT chưa tập
huấn quản lý CTYT có kiến thức không đạt cao gấp 2,09 lần so với CBYT
tham gia tập huấn [25].
1.5. Đặc điểm của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
Bệnh viện tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo quyết định số:
5058/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2003 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Trải qua nhiều năm khó khăn và chính thức thu dung điều trị người bệnh từng
bước đi vào hoạt động từ năm 2006. Là một bệnh viện chuyên khoa của tỉnh
Vĩnh Phúc, bệnh viện được xếp hạng III với quy một 120 giường bệnh, tổng
số 106 CBYT. Năm 2017, bệnh viện đã khám, điều trị cho 12000 lượt người
bệnh, trong đó có 11000 người bệnh nằm nội trú. Đồng thời bệnh viện thường
xuyên tổ chức các chương trình y tế cộng đồng tới 137 xã, phường, thị trấn,
trên 5000 người bệnh [6].


22
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu
-Kiến thức về phân loại
đúng CTRYT
- Kiến thức về thu gom

đúng CTRYT
- Kiến thức đúng về lưu
giữ đúng CTRYT
- Kiến thức về vận
chuyển đúng CTRYT
- Kiến thức đúng về xử
lý đúng CTRYT

- Phân loại
- Thu gom
- Vận chuyển
- Lưu giữ
- Xử lý

Kiến thức về
quản lý CTRYT

- Thông tư liên
tịch số 58/BYTBTNMT
- Quy định, quy
chế, quy trình
được bệnh
- Cơ sở vật chất
- Hoạt động lưu
trữ, vận chuyển
và xử lý CTRYT

Thực hành về
quản lý CTRYT


Thực trạng về
quản lý CTRYT

Kiến thức, thực hành và thực trạng quản lý
CTRYT của CBYT
Kiến thức, thực hành và thực trạng quản lý CTRYT của CBYT và một số yếu tố
liên quan tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức,
thực hành quản lý CTYT

Yếu tố liên quan đến kiến
thức quản lý CTRYT
- Tuổi
- Giới tính
- Nghề nghiệp
-Trình độ học vấn
- Thâm niên công tác
- Đào tạo tập huấn
- Cơ sở vật chất, trang thiết
bị

Yếu tố liên quan đến thực
hành quản lý CTRYT
- Tuổi
- Giới tính
- Nghề nghiệp
-Trình độ học vấn
- Thâm niên công tác
- Đào tạo tập huấn

- Cơ sở vật chất, trang
thiết bị

Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết của nghiên cứu


23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
-

Địa điểm: Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, khối hành chính và khoa Dược
thuộc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc.

-

Thời gian nghiên cứu: Từ 1/9/2018 đến 30/3/2019, trong đó thu thập số liệu từ
tháng 9 năm 2018 đến tháng 01/2019.
2.3. Đối tượng nghiên cứu:
Bảng 2.1. Bảng đối tượng nghiên cứu
STT

1

2

Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn
Cán bộ y tế
- Toàn bộ CBYT (106)
đang công tác tại các

khoa, phòng của bệnh
viện tại thời điểm
nghiên cứu.
- Đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Sổ sách tài liệu , hồ sơ Các sổ sách, tài liệu,
quy định có liên quan hồ sơ, tạp chí, bài báo,
tới quản lý CTYT
báo cáo có liên quan
tới nội dung và chủ đề
nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trư
-CBYT không có mặt
tại bệnh viện trong
thời gian nghiên cứu.
- Không đồng ý tham
gia nghiên cứu

Các sổ sách, tài liệu,
hồ sơ, tạp chí, bài
báo, báo cáokhông
liên quan tới nội
dung và chủ đề
nghiên cứu

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu:
-


Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định tính và định
lượng.


24
2.4.2. Cỡ mâu nghiên cứu:
Bảng 2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Đối tượng
Cỡ
TT nghiên
mẫu
cứu
1

Cách chọn mẫu

CBYT

106 Toàn bộ

2

Cán bộ
quản lý

11

3

Điều

dưỡng, hộ


5

4

Sổ sách,
tài liệu,
hồ sơ,
quy định;
thông tư

-Phó giám đốc phụ trách
chuyên môn;
-Lãnh đạo khoa Kiểm
soát nhiễm khuẩn
(KSNK)
Lãnh đạo khoa lâm sàng
Khoa cận lâm sàng
Hành chính
Khoa Dược
- 3 khoa lâm sàng
-2 khoa cận lâm sàng

Chủ Liên quan tới nội dung
đích và chủ đề nghiên cứu.

Phương
pháp thu

Công cụ thu
thập thông thập thông tin
tin
Tự điền

Bộ câu hỏi tự
điền

Thảo luận
nhóm

Biên bản ghi
chép/Ghi âm.

Quan sát Bảng đánh giá
thực hành phân loại thực
quản lý
hành quản lý
CTRYT của
CTRYT
điều dưỡng
và hộ lý
Thống kê
Bảng trống
trong 3 năm
từ năm
2016 đến
2018



25
2.5. Chỉ số nghiên cứu
* Thông tin chung củaCBYT
Bảng 2.3: Các biến số và chỉ số nghiên cứu
T
T

Biến số/Chỉ số

1

Tỷ lệ nhóm tuổi

2

Tỷ lệ giới

3
4
5

Phương
pháp
thu thập

Định nghĩa/Cách tính
Tỷ lệ CBYT nhóm tuổi x bằng

Bằng bộ
câu hỏi


Tỷ lệ CBYT giới nam/nữ bằng

Tự điền

Tỷ lệ CBYT có nghề nghiệp x bằng
Tỷ lệ nghề
nghiệp
Tỷ lệ trình độ học Tỷ lệ CBYT có trình độ học vấn x bằng
vấn
Tỷ lệ CBYT có thâm niên công tácnăm
Tỷ lệ thâm niên
bằng
công tác
Tỷ lệ tập huấn

6

Tỷ lệ CBYT có tập huấn quy chếquản lý
CTRYTx bằng

quy chế quản lý
CTRYT
Tỷ lệ CBYT được Tỷ lệ CBYT có số lần tập huấn x bằng
7 tập huấn quản lý
CTRYT
* Mục tiêu 1: Mô tả kiến thức, thực hành và thực trạng về quản lý
CTRYT của CBYT
Bảng 2.4: Nhóm chỉ số mô tả kiến thức về quản lý CTRYT của CBYT
Nhóm

biến số
Mô tả
kiến thức
về quản
lý CTYT
của CBYT

Các chỉ số

Định nghĩa/ cách tính

Tỷ lệ kiến thức
Số lượng CBYT trả lời đúng
của CBYT về phân kiến thức về phân nhóm
nhóm CTRYT
CTRYT/ Tổng số CBYT tham
gia nghiên cứu
Tỷ lệ kiến thức
Số lượng CBYT trả lời đúng
của CBYT về màu kiến thức về màu sắc của
sắc túi nilon,
túi nilon, thùng đựng
thùng đựng
CTRYT/ Tổng số CBYT tham

Phương
pháp thu
thập

Công

cụ

Tự điền

Bộ câu
hỏi

Tự điền

Bộ câu
hỏi


×