Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nhiều bất cập trong đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.05 KB, 3 trang )

NHIỀU BẤT CẬP TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 
VÀ QUẢN LÝ VỐN
Đầu giờ chiều 21­5, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã đọc báo cáo kiểm 
toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Báo cáo cho thấy, nhiều khâu trong 
công tác đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý vốn đầu tư còn nhiều bất cập.
Cụ thể, công tác phê duyệt chủ trương đầu tư  một số dự án chưa căn cứ  theo kế hoạch  
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016­2020 hoặc chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát  
triển kinh tế  ­ xã hội của địa phương, chưa xác định rõ nguồn vốn và khả  năng cân đối  
vốn.
Còn tình trạng phê duyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa  
đủ  thủ  tục, không phù hợp với quy hoạch vùng, không thuộc giai đoạn 2016­2020 hoặc 
trùng lắp với dự  án khác đã được phê duyệt, có trường hợp phê duyệt vượt định mức;  
quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; xác định tổng  
mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị  lớn, cá biệt 
có Dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh tăng 
36 lần (từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng).
Một số dự án thực hiện đầu tư khi chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ 
khảo sát còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác, chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và quy  
trình thiết kế; thiết kế  kỹ  thuật chưa tuân thủ  thiết kế  cơ  sở  hoặc chưa sát với thực tế 
dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thi công tại nhiều dự án; phê duyệt dự  toán còn  
sai sót, có trường hợp tổng giá trị dự toán được duyệt vượt tổng mức đầu tư.
Hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu) của một số dự án chưa đầy đủ theo quy định; phê duyệt 
hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu chưa đúng quy định; hồ  sơ  dự  thầu (hồ  sơ đề  xuất) 
của một số nhà thầu chưa tuân thủ  đầy đủ  yêu cầu của hồ  sơ mời thầu; quá trình chấm  
thầu vẫn còn sai sót; áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng quy định; công tác  


thương thảo, ký kết hợp đồng chưa bảo đảm theo quy định, một số điều khoản hợp đồng  
ký kết còn thiếu chặt chẽ  gây thất thoát NSNN; tổ  chức thi công trước khi hợp đồng  
được ký kết chưa đúng quy định; phương án bồi thường còn sai sót, chưa sát thực tế; bồi  
thường, hỗ trợ không đúng quy định; xây dựng khu tái định cư tập trung vượt quy mô cần 


thiết gây lãng phí .
Hồ sơ quản lý chất lượng công trình còn thiếu sót, không đầy đủ  xảy ra tại hầu hết các 
dự án; công tác giám sát thi công tại một số dự án không chặt chẽ theo quy định; tỷ lệ dự 
án được kiểm tra, giám sát còn thấp; một số chủ đầu tư không thực hiện chế độ  báo cáo  
giám sát đầu tư, đặc biệt tại hạng mục công trình Cầu Ô Rô, tỉnh Cà Mau đã để xảy ra sự 
cố sập cầu trong quá trình thi công; chất lượng thi công một số hạng mục chưa đảm bảo, 
có hiện tượng xuống cấp, hư hỏng...
Tiến độ thực hiện tại một số dự án còn chậm so với kế hoạch ban đầu hoặc chậm được  
đưa vào sử dụng làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Công tác nghiệm thu, thanh toán tại hầu hết các dự án còn sai sót; còn tình trạng nghiệm 
thu , thanh toán, quyết toán khối lượng chưa thi công hoặc không đúng thực tế... qua kiểm  
toán 1.497 dự án, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 10.125 tỷ đồng.
Ngoài ra, qua kết quả kiểm toán một số dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA, vốn của các  
tập đoàn, tổng công ty nổi lên một số  vấn đề  như: Việc lập và giao kế  hoạch vốn còn  
chưa sát thực tế, có trường hợp không giao kế  hoạch vốn nhưng vẫn được giải ngân; 
chậm thu hồi vốn  ứng trước; bố  trí vốn đối  ứng cho các dự  án chưa kịp thời; còn tình 
trạng sử dụng vốn của dự án sai mục đích, không đúng đối tượng; chưa có cơ chế kiểm 
soát tỷ giá giữa đồng ngoại tệ  và Việt Nam đồng để  rút vốn giải ngân làm tăng số  tiền  
ngoại tệ vay nợ nước ngoài; một số dự án còn dư vốn không sử dụng hết nhưng chưa kịp  
thời báo cáo các cơ  quan có thẩm quyền xử  lý gây lãng phí; lựa chọn nhà thầu còn hạn 
chế do bị ràng buộc bởi quy định của nhà tài trợ; còn nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản ...
Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác (vốn tập đoàn, tổng công ty), chủ đầu tư chưa  
huy động đủ vốn theo cơ cấu vốn trong phương án tài chính được duyệt; thẩm định, phê 


duyệt dự  án đầu tư  khi chưa có ý kiến tham gia của các cơ  quan liên quan, không đúng  
quy hoạch ngành; phê duyệt dự án khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường; một  
số dự án lập tổng mức đầu tư  không sát thực tế  dẫn đến trong quá trình thực hiện phải  
điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn; không thực hiện đúng cam kết với Thủ tướng Chính 
phủ  về  tiến độ  khi xin chỉ  định thầu, Tập đoàn TKV áp dụng lựa chọn nhà thầu không 

đúng quy định và ký kết hợp đồng vượt giá gói thầu, ký giá trị  hợp đồng EPC vượt tổng  
mức đầu tư; ký kết hợp đồng không đúng quy định, khi chưa có bảo lãnh của Chính phủ; 
tiến độ hoàn thành dự án còn chậm so với kế hoạch, còn để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ 
bản, chậm quyết toán dự  án hoàn thành. Một số  dự  án có hiệu quả  đầu tư  thấp do trữ 
lượng không đạt như khảo sát, giá sản phẩm tiêu thụ giảm mạnh hoặc đang thua lỗ lớn,  
tiềm ẩn nguy cơ mất toàn bộ vốn đầu tư.
Ngoài ra, Tổng Kiểm toán Hồ  Đức Phớc cho biết, qua kiểm toán 40 dự  án đầu tư  theo 
hình thức BOT, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị  giảm thời gian thu phí hoàn vốn 120 
năm so với phương án tài chính ban đầu và giảm giá trị  đầu tư  1.467 tỷ  đồng. Năm 2016 
trở  về  trước, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị  giảm 107,4 năm của 27 dự  án). Đồng  
thời, qua kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính  
thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, Kiểm toán Nhà nước đã xác định tăng giá 
trị thực tế vốn nhà nước 9.639 tỷ đồng, trong đó kiểm toán toàn diện 07 doanh nghiệp xác  
định tăng 9.140 tỷ đồng và rà soát báo cáo của bảy doanh nghiệp tăng 499 tỷ đồng.



×