Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tới
hoạt động các ngân hàng Việt Nam Những khó khăn và Giải pháp
Hoạt động của ngân hàng liên quan mật thiết với m ọi bi ến động c ủa t ổ
chức và cá nhân trong xã hội. Đặc biệt khi th ị tr ường tài chính Vi ệt Nam
còn sơ khai, kênh dẫn vốn từ thị trường cổ phiếu và trái phiếu v ẫn còn
non yếu, điều này dẫn đến ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ đạo cho
nền kinh tế (chiếm hơn 60% tổng lượng vốn). Do đó, trước diễn biến và
mức độ tác động của dịch bệnh Covid-19 được đánh giá là nghiêm tr ọng,
phức tạp và khó lường, ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt đ ộng ngân hàng
là khó tránh khỏi và trên thực thế những ảnh hưởng đó đã bộc lộ rõ nét
(Bộ KH&ĐT, 2020).
Trước diễn biến và mức độ tác động của dịch bệnh Covid-19 đ ược đánh
giá là nghiêm trọng, phức tạp và khó lường (Chính Ph ủ 2020), ảnh h ưởng
của Covid-19 tới hoạt động ngân hàng đã bộc lộ rõ nét, có th ể ghi nh ận
đến thời điểm này ở một số khía cạnh: i) Hoạt động tác nghiệp hàng ngày;
ii) Tăng trưởng dư nợ tín dụng; iii) Lợi nhuận; và iv) Nợ xấu. Mỗi m ột khía
cạnh chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đều có nh ững c ơ h ội và thách th ức.
Bảng phân tích những ảnh hưởng, từ đó nhận định rõ nh ững c ơ hội và đề
ra giải pháp để vượt qua những thách thức mà dịch bệnh Covid-19 gây ra
cho hoạt động ngân hàng.
Với hoạt động tác nghiệp hàng ngày
Mức độ lây lan nhanh chóng theo cấp lũy th ừa của dịch bệnh khiến
cho các hoạt động tác nghiệp cũng như cơ cấu vận hành của tất cả các
ngân hàng từ Hội sở đến các chi nhánh/phòng giao dịch đều bị ảnh h ưởng.
Chỉ cần một thành viên ngân hàng bị nhiễm Covid-19 (Fo), ho ặc tiếp xúc
chủ đích hoặc ngẫu nghiên với người thuộc nhóm Fo, có th ể khi ến c ả ngân
hàng bị ảnh hưởng. Khi ngân hàng có nhân viên nhiễm Covid 19 ho ặc b ị
cách ly, công việc và hoạt động nghiệp vụ của cá nhân bị đình tr ệ ngay lập
tức, từ đó ảnh hưởng đến chuỗi các công việc khác của ngân hàng, ảnh
hưởng đến đến tâm lý và hiệu quả làm việc của nh ững nhân viên khác và
cả hệ thống. Mặc khác, khi thông tin ngân hàng có nhân viên nhiễm Covid
19 hoặc bị cách ly bị lan truyền ra bên ngoài, điều này ch ắc ch ắn sẽ ảnh
hưởng đến tâm lý của khách hàng giao dịch tại ngân hàng, đặc bi ệt là
khách hàng cá nhân, họ sẽ e ngại khi phải đến tiếp xúc tr ực tiếp t ại ngân
hàng, từ đó, các hoạt động nhận gửi tiền/mở tài khoản/m ở th ẻ/cho vay
vốn/và các dịch vụ ngân hàng khác chắc chắn bị ảnh hưởng.
Với tăng trưởng tín dụng
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN, 2020) cho bi ết tín d ụng
đến 16/3/2020 tăng 0.43% so với 31/12/2019, th ấp h ơn m ức tăng 1.52%
cùng kỳ năm trước. Cũng là mức tăng trưởng thấp nh ất trong 6 năm tr ở l ại
đây. Cầu tín dụng giảm do nhu cầu tín dụng của hộ gia đình th ấp h ơn. Tính
thời điểm này, kịch bản xấu hơn được Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự đoán
trước đó đã xảy ra, dịch không được không chế trong quý II, nh ư v ậy GDP
cả năm dự tính tăng khoảng 5.8 - 6%, thậm chí 4.8% nếu d ịch b ệnh kéo
dài hơn. Tính đến giữa tháng 3/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã cơ
cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng với tổng dư nợ 21.753 tỷ đồng, đồng thời
miễn giảm lãi cho khoảng 8000 khách hàng với số tiền trên 350 tỷ đồng. Các
ngân hàng cũng đang xem xét miễn giảm lãi cho vay đối với 34.350 khách hàng
với dư nợ 185.000 tỷ đồng; đồng thời tiếp tục hoàn thiện hồ sơ mới, cho vay
mới cho khoảng 5.493 khách hàng với doanh số cho vay dự kiến khoảng 24.000
tỷ đồng. Bên cạnh đó, trước ảnh hưởng của bệnh dịch Covid-19, các lĩnh
vực chịu ảnh hưởng nặng nhất gồm (Bộ KH&ĐT, 2020): i) chi phí y tế
trong phòng-chống dịch; ii) du lịch, lữ hành, khách sạn; iii) giao thông v ận
tải; iv) thương mại; (v) đầu tư; (vi) các ngành sản xuất theo chu ỗi; và (vi)
dịch vụ tài chính. Cùng với đó, dịch bệnh này có th ể khiến GDP toàn c ầu
giảm khoảng 0,3-0,5% năm 2020 khiến cho xuất khẩu c ủa chúng ta ti ếp
tục giảm 20% và nhập khẩu giảm 16% trong quý II, do đó m ục tiêu tăng
trưởng tín dụng 14% trong năm 2020 khó có thể đạt được k ế hoạch.
Với dư nợ tiêu dùng, hiện tại tổng vay tiêu dùng trên dư nợ của Vi ệt
Nam là 11,4%, khoảng 0.93 triệu tỷ đồng. Theo báo cáo c ủa Infocus
Mekong (Ella Zoe Doan 2020), Covid sẽ làm chi tiêu h ộ gia đình gi ảm bình
quân 15% với các lĩnh vực như giáo dục, nhà cửa, ăn uống, giải trí… Khi
tổng chi tiêu của người dân sụt giảm, nhu cầu vay tiêu dùng cũng sẽ gi ảm
tương ứng. Nên trước sự suy giảm chi tiêu của hộ gia đình được ghi nh ận
ở mức đáng kể là 15%, mục tiêu đạt mốc 1 triệu tỷ đồng cho vay tiêu dùng
trong năm 2020, rồi tiến tới mục tiêu xa hơn là nâng tỷ trọng vay tiêu dùng
trên dư nợ lên mức 40-50% tổng dư nợ để đạt mức tỷ trọng của các n ước
phát triển là điều không thể thực hiện được.
Với lợi nhuận ngân hàng
Điều này là hệ quả tất yếu khi tỷ trọng thu của tín dụng v ẫn chiếm
đa số trong tổng thu của ngân hàng. Ngày 12/3/2020 Ngân hàng Nhà n ước
đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN hướng dẫn các TCTD c ơ cấu l ại
thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng
chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Cùng với đó, hàng loạt các m ức lãi su ất
cơ bản được NHNN điều hành giảm từ 17/3/2020. Do vậy, số tiền giảm đi
do áp dụng các ưu đãi này sẽ làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Các
chính sách hỗ trợ, cùng san sẻ rủi ro với khách hàng như vậy chắc chắn sẽ làm
giảm đáng kể nguồn thu nhập từ tín dụng. Ngoài ra, nguồn thu nhập của các
ngân hàng không những chỉ chịu ảnh hưởng từ sự giảm sút của hoạt động tín
dụng, mà nguồn thu phí cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi mọi giao dịch trong nền
kinh tế bị chậm lại.
Với nợ xấu
Theo Ngân hàng nhà nước, tổng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid19 theo thống kê sơ bộ từ các TCTD ước tính lên tới khoảng 900 ngàn tỷ
đồng. Đại dịch Covid-19 bùng phát làm hàng hóa trở nên ách tắc, sản xuất kinh
doanh đình trệ, hàng xuất đi không bán được hoặc nếu có đầu ra thì lại thiếu
nguồn nguyên liệu đầu vào do các thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu đều
dừng hoạt động. Như vậy có thể thấy, với việc nền kinh tế rơi vào tình trạng trì
trệ, chuỗi cung ứng bị gián đoạn thì doanh nghiệp là những đối tượng sẽ gặp
khó khăn đầu tiên, từ đó ảnh hưởng đến năng lực trả nợ vay cho các ngân hàng.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và
chờ giải thể tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến khách hàng không có
khả năng trả nợ đúng hạn, và từ đó gia tăng tỷ lệ n ợ quá hạn, gia tăng n ợ
xấu. Nhiều ngành như nông, lâm nghiệp & thủy sản, doanh nghiệp có hoạt
động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, th ực phẩm, đồ uống, v ận
tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo d ục, cùng các
doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu và nguồn nguyên liệu nhập khẩu
chính từ Trung Quốc… đều là những nhóm chịu ảnh h ưởng n ặng n ề t ừ
dịch bệnh. Những doanh nghiệp trong các lĩnh vực này chiếm l ượng khá
lớn trong số các khách hàng của các ngân hàng, do đó nguy c ơ gia tăng n ợ
xấu là khó tránh khỏi.
Những thách thức và giải pháp đối với các ngân hàng Việt Nam
Với những diễn biến khó lường của tình hình dịch bệnh, các ngân hàng
cần xem xét các kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh và ứng phó v ới
những khó khăn đã và sẽ phải đối mặt, đồng thời biến nguy thành c ơ bằng
tận dụng những cơ hội mà những khó khăn mà đại d ịch Covid-19 gây ra,
bao gồm:
Thứ nhất, dịch bệnh Covid-19 là cơ hội để các ngân hàng ki ểm đ ịnh tính
hiệu quả của các chính sách đã xây dựng về quản trị rủi ro, trong đó có r ủi
ro hoạt động. Đây là cơ hội tốt để ngân hàng biết được quy trình hoạt
động và hệ thống nhân sự hiện tại có vận hành hiệu quả không, có ch ỗ
nào có thể điều chỉnh để tối ưu hóa hơn không. Đặc bi ệt là v ề v ấn đ ề
nhân sự, khi hiện tại chúng ta luôn bị đánh giá là quốc gia có năng su ất lao
động thấp, rất nhiều lao động trong bộ máy không có hi ệu qu ả, nên đây sẽ
là thời cơ để các ngân hàng xác định được ai là nhân sự tốt, nhân sự nào có
thể cắt giảm, từ đó tối ưu hóa được chi phí hoạt động. Ngoài ra, d ịch bệnh
còn là thời cơ giúp ban lãnh đạo nhìn nhận lại các chính sách đói phó v ới
các loại rủi ro, chủ động điều chỉnh hoặc xây dựng lại các kịch bản có th ể
gặp phải, từ đó hình thành các phương án hoạt động đ ối phó v ới nh ững
khủng hoảng hoặc sự kiện bất ngờ hiệu quả hơn.
Thứ hai, dịch bệnh Covid-19 là động lực để đẩy m ạnh ti ến trình chuy ển
đổi số ngân hàng. Việc số hóa từ văn bản, thủ tục, phương th ức làm việc,
phương thức giao dịch trong nội bộ cũng như với khách hàng qua giai đo ạn
dịch bệnh này được nhìn nhận là việc làm hết sức cấp thi ết. Đẩy nhanh
hoàn thiện hệ thống big data và nhanh chóng đưa vào s ử dụng các s ản
phẩm ngân hàng số, các giao dịch ngân hàng điện t ử, đặc biệt v ới nhóm
ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ
để giảm giao dịch trực tiếp với nhóm khách hàng này. Mức độ sử dụng
internet và giao dịch online của Việt Nam hiện nay vượt trội. Tính đến tháng
1/2020, Việt nam có 145,8 triệu thuê bao di động, trong đó 93% dùng smart
phones, 68,17 triệu thuê bao internet, 65 triệu người dùng các mạng xã hội
(Datareportal, 2020). Do vậy, trong bối cảnh bệnh dịch lấy nguy để chuyển
thành cơ nhằm thúc đẩy nhanh và mạnh hơn nữa việc phát triển giao dịch số dựa
trên internet banking, mobile banking là phù hợp.
Thứ ba, việc giảm tăng trưởng tín dụng là cơ hội tốt để các ngân hàng đi ều
chỉnh danh mục cho vay hướng tới một khẩu vị rủi ro m ới an toàn và bền
vững hơn. Thậm chí, đây là thơi cơ để các ngân hàng h ướng tới đi ều ch ỉnh
danh mục tài sản, tiến tới giảm tỷ trọng tín dụng, tăng các tài s ản khác,
mặc dù đây là điều không hề dễ dàng vì tín dụng luôn đ ược coi là tài s ản
cơ bản nhất của kinh doanh ngân hàng nhưng nó cũng mang l ại nhiều t ổn
thất nhất nếu rủi ro tín dụng xảy ra. Do đó, giảm tỷ trọng tín dụng, gi ảm
thu lãi từ tín dụng, tăng tỷ trọng các hoạt động dịch v ụ t ừ đó tăng thu t ừ
những hoạt động phi tín dụng luôn là mục tiêu của nhiều ngân hàng.
Thứ tư, để giảm thiểu nợ xấu, các ngân hàng cần kiên trì tuân th ủ các ch ỉ
đạo của Ngân hàng Nhà nước trong việc cơ cấu lại thời gian trả n ợ, mi ễn
giảm lãi vay cho khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Việc này sẽ khiến các
ngân hàng phải hi sinh mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra, nh ưng chung l ưng
cùng doanh nghiệp và cá nhân đang gặp khó khăn vì Covid-19 sẽ giúp h ọ
sớm phục hồi hoạt động, từ đó, không chỉ khách hàng mà cả ngân hàng và
nền kinh tế sẽ hồi phục bền vững. Ngược lại, nếu ngân hàng theo đu ổi
mục tiêu lợi nhuận, không duy trì những chính sách h ỗ tr ợ khách hàng khi
họ đang gặp khó khăn thì có thể ngân hàng và cả nền kinh tế sẽ bị ảnh
hưởng nhiều khi giải quyết bài toán phải xử lý nợ xấu trong nhiều năm
hậu dịch.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo số 628/BC-BKHĐT, Báo cáo
đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của dịch bệnh Corona đối với kinh tế-xã
hội Việt Nam.
2. Chính Phủ (2020), Chỉ thị 11/CT-TTg, của Thủ tướng Chính Phủ về
các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
3.
Datareportal
(2020),
Digital
2020:
Vietnam,
/>
truy
cập
tại:
4. Ella Zoe Doan (2020), Concern due to Covid-19 among businesses in
Vietnam
2020,
truy
cập
tại:
/>5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020), Báo cáo số 74/BC-NHNN, Báo
cáo đánh giá tác động của dịch Covid-19 lên kinh tế, tiền tệ và các
giải pháp về tiền tệ, tín dụng ngân hàng.
6.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020), Báo cáo số 67/BC-NHNN, Báo
cáo tác động của dịch Covid-19 lên kinh tế, tiền tệ; định h ướng gi ải
pháp thời gian tới.