Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Thương mại quốc tế Buổi Thảo luận số 2 Bài tập Lý thuyết và nhận định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.01 KB, 9 trang )

LÝ THUYẾT
1. Hãy trình bày nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc không phân biệt đối xử trong
thương mại đối với quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Cho biết sự khác biệt giữa đãi
ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia.
Nội dung của nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại:
- Là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của pháp luật thương mại quốc tế.
- Nguyên tắc này thiết lập sự không phân biệt đối xử giữa hàng hóa, dịch vụ trong nước
với hàng hóa, dịch vụ nước ngoài và giữa hàng hóa, dịch vụ của các nước với nhau.
- Gồm 2 quy chế pháp lý: đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia.
Ý nghĩa: tạo ra lợi ích kinh tế đặc biệt cho các quốc gia khi tiến hành các hoạt động
thương mại trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương.
Sự khác biệt giữa đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia.
I.

Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN)

Đãi ngộ quốc gia (NT)

Nội dung

Quốc gia không phân biệt đối xử Quốc gia không phân biệt
hang hóa nhập khẩu giữa các đối xử hang hóa nhập
quốc gia khác với nhau
khẩu từ quốc gia khác và
hang hóa nội địa.

Phạm vi

Các biện pháp ảnh hưởng đến Thuế và các quy định nội
thương mại hang hóa, dịch vụ và địa.
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ



Đối tượng

Hàng hóa, dịch vụ và nhà cung Sản phẩm “tương tự”,
cấp dịch vụ “tương tự”
“cạnh tranh trực tiếp hay
có thể trực tiếp thay thế”

Ngoại lệ

Thiết chế thương mại khu vực,
quy chế đối xử đặc biệt và khác
biệt dành cho các quốc gia đang
phát triển

Mua sắm chính phủ, các
khoản trợ cấp chỉ dành
cho các nhà sản xuất nội
địa, phim trình chiếu, đảm
bảo thực hiện việc đánh
hoặc thu thuế trực tiếp đối
với dịch vụ hoặc người
cung cấp dịch vụ của


thành viên khác.
2. Lợi ích của việc được hưởng MFN ngay lập tức và vô điều kiện khi trở thành
thành viên WTO là gì?
“Ngay lập tức và vô điều kiện” là cụm thuật ngữ được nhắc lại trong cả điều I GATT,
điều II GATS và điều 4 Hiệp định TRIPS khi nói đến việc áp dụng quy chế đối xử MFN.

Lợi ích của việc được hưởng MFN ngay lập tức và vô điều kiện khi trở thành thành viên
WTO là giúp cho quá trình tự do hóa thương mại diễn ra nhanh và minh bạch. Các thành
viên WTO, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, có thể hưởng lợi từ điều này. Các
thành viên không phải tham gia đàm phán với tất cả các thành viên khác, mà chỉ cần một
số thành viên đàm phán thành công thì các quốc gia khác cũng hưởng lợi.
3. Hãy trình bày nội dung và cơ sở pháp lý của ngoại lệ trong quy chế MFN của
WTO đối với các thiết chế thương mại khu vực. Phân tích và đánh giá ảnh hưởng
của ngoại lệ này đối với sự phát triển của hệ thống thương mại thế giới.
Thiết chế thương mại khu vực: Là những thỏa thuận liên minh thương mại giữa hai hoặc
một nhóm các quốc gia nhằm xúc tiến tự do hóa thương mại và triệt tiêu các rào cản
thương mại giữa các thành viên của khối liên minh.
CSPL: Các rào cản trong quan hệ thương mại giữ các thành viên bị triệt tiêu, ít nhất là về
cơ bản được qui định tại Điều XXIV (4,8) GATT; V(1,3) GATS; khoản 2c điều khoản khả
thể. Điều kiện ngoại biên nhằm giảm thiểu những thiệt hại mà việc thành làm các hiệp
định thương mại khu vực có thể gây ra cho hệ thống thương mại đa phương, khi thành lập
hiệp định thương mại khu vực các thành viên không được tạo thêm rào cản thương mại
với các bên thứ 3 được quy định tại Điều XXIV (4,5) GATT; Điều V(4) GATS; khoản 3b
điều khoản khả thể.
+

Khu vực tự do mậu dịch FTA: Rào cản thương mại bị triệt tiêu một cách đáng kể

Mỗi quốc gia có mức thuế riêng, chính sách thương mại riêng cho hàng nhập khẩu từ
nước không phải là thành viên.
+

Liên minh thuế quan CU: Rào cản thương mại bị triệt tiêu đáng kể.

Các quốc gia thành viên có chung một mức thuế áp dụng chung cho hàng hóa xuất khẩu
từ nước không phải là thành viên.

+

Đối xử với các quốc gia ĐPT:

Giảm thấp nhất mức độ nghĩa vụ.


Tạo một thời gian biểu mềm đẻo để các QG ĐPT hoàn thiện các cam kết thương mại.
Cân nhắc lợi ích của các QG ĐPT.
Thiết lập những điều kiện và chế độ Thương Mại thuận lợi.
Ảnh hưởng của ngoại lệ này:
Tích cực:


Các rào cản thương mại bị triệt tiêu đáng kể góp phần thúc đẩy tự do hóa thương
mại, phát triển kinh tế.



Các nước thành viên được hưởng các ưu đãi như nhau.



Xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các nước.



Tạo dựng môi trường cạnh tranh cho các quốc gia thành viên một cách lành mạnh.

·

Hạn chế:


Các nước đang phát triển thì cho rằng các nước phát triển đang tạo ra 1 sự hạn chế
trá hình còn các nước kém phát triển lại cho rằng thiết chế thương mại khu vực
này kìm hãm sự phát triển của họ.



Dễ tạo cơ hội tạo ra các sự hạn chế trá hình nhằm kìm hãm sự phát triển của các
nước khác.



Việc thiết lập ngoại lệ này còn tạo ra các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các khu
vực mậu dịch.

4. Việc áp dụng chế độ GSP cho các quốc gia đang phát triển và kém phát triển có
phải là nghĩa vụ của các quốc gia phát triển theo quy định của Điều khoản khả thể?
Tại sao?
Trả lời:
Việc áp dụng chế độ GSP cho các quốc gia đang phát triển và kém phát triển không phải
là nghĩa vụ của các quốc gia phát triển theo quy định của Điều khoản khả thể.
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là kết quả cuộc đàm phán liên Chính phủ được
tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội nghị Thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc


(UNTAD). Hệ thống này dành ưu đãi về thuế nhập khẩu cho hàng hoá có xúât xứ từ các
nước chậm phát triển và đang phát triển xuất khẩu vào các nước có chế độ GSP trên cơ sở
đơn phương (Không đòi hỏi có đi, có lại). Mức thuế GSP thấp hơn thuế MFN, và có thể

đến 0% tuỳ theo quy định của nước cho hưởng.
Như vậy, việc một quốc gia phát triển có áp dụng chế độ GSP cho các quốc gia đang phát
triển hay kém phát triển hay không là tùy thuộc vào quốc gia đó, nó không phải nghĩa vụ
bắt buộc của mọi quốc gia phát triển. Bởi đây là quyết định mang tính đơn phương, xét
thấy các quốc gia đang phát triển hay kém phát triển thỏa mãn những điều kiện mà quốc
gia phát triển đặt ra thì các quốc gia này có quyền có/không áp dụng chế độ GSP cho các
nước đó khi họ nộp đơn.
5. Nguyên tắc tối huệ quốc yêu cầu một nước đối xử bình đẳng với mọi nước khác.
Vậy khi các nước ASEAN dành cho nhau thuế suất thấp hơn với thuế suất đánh vào
hàng hóa của các nước ngoài ASEAN thì sao? Có phải là một sự vi phạm nguyên tắc
tối huệ quốc không?
Trả lời: Khi các nước ASEAN dành cho nhau thuế suất thấp hơn thuế suất đánh vào hàng
hóa của các nước ngoài ASEAN thì không phải là một sự vi phạm tối huệ quốc. Vì mặc
dù nguyên tắc tối huệ quốc (hay MFN) đòi hỏi một quốc gia thành viên phải dành cho
một quốc gia khác một sự ưu đãi hoặc miễn trừ về các lĩnh vực thương mại thì cũng phải
dành cho các quốc gia thành viên sự ưu đãi hoặc miễn trừ đó. Tuy nhiên, WTO cũng quy
định những trường hợp ngoại lệ đối với MFN trong các lĩnh vực thương mại, trong đó có
ngoại lệ liên quan đến các thiết chế thương mại khu vực, phân thành hai nhóm: khu vực
tự do mậu dịch (FTA) và liên minh thuế quan. Theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều
XXIV GATT 1994 thì khu vực mậu dịch tự do được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều
lãnh thổ theo đó thuế quan và các quy tắc hạn chế thương mại được triệt tiêu một cách
đáng kể trong giao lưu thương mại giữa các thành viên của khu vực. Như vậy, các thành
viên của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)- với Hiệp định ưu đãi về thuế quan có
thể thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi thương mại và không phải áp dụng các ưu đãi
này cho các thành viên khác của WTO. Do đó, khi các nước ASEAN dành cho nhau thuế
suất thấp hơn đối với thuế suất đánh vào hàng hóa của các nước ngoài ASEAN thì không
phải là sự vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc.
NHẬN ĐỊNH
1. Điều XX hiệp định GATT chỉ tạo nên ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ
II.



quốc.
Đây là nhận định sai. Điều XX GATT không chỉ tạo nên ngoại lệ đối với nguyên
tắc đối xử tối huệ quốc mà còn đối với quy chế đãi ngộ quốc gia (NT). Quy chế đãi ngộ
quốc gia nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa
được sản xuất trong nước. Trong khuôn khổ GATT, các thành viên cũng chấp nhận một
số ngoại lệ tương đương đối với nguyên tắc MFN. Cụ thể như các ngoại lệ chung nhằm
bảo vệ những lợi ích không mang tính phi thương mại được quy định tại Điều XX.
2. Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) nhằm tạo sự công bằng và bình đẳng giữa
hàng hóa nhận khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước.
Đây là nhận định sai. Khi áp dụng quy chế MFN trong luật WTO, theo quy định tại Điều
I GATT, mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào
dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác
sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác.
Như vậy, nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) nhằm tạo sự công bằng và bình đẳng
giữa hàng hóa nhập khẩu giữa các quốc gia với nhau.
3. Để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều XX GATT, các nước chỉ cần chứng minh
thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a đến điểm j Điều XX.
Đây là nhận định sai. Theo Điều XX GATT, để được hưởng ngoại lệ chung, các quốc gia
cần phải thỏa mãn hai điều kiện:
Thứ nhất: Biện pháp được đưa ra thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a đến
điểm j Điều XX
Thứ hai: xem xét biện pháp đưa ra có phù hợp với yêu cầu được đề cập ở lời mở đầu hay
không, có tạo ra bất cứ sự phân biệt đối xử nào không.
Thỏa mãn hai điều kiện trên thì một quốc gia mới được hưởng ngoại lệ chung theo Điều
XX.
4. Khu vực tự do thương mại (FTA) hoặc một Liên minh Hải quan được thành lập
là được hưởng ngay ngoại lệ MFN theo Điều XXIV GATT.
Đây là nhận định sai. Khu vực tự do thương mại (FTA) hoặc một Liên minh Hải quan

(CU) để được hưởng ngoại lệ MFN theo Điều XXIV GATT cần phải thỏa mãn các điều


kiện về hình thức và nội dung nhất định mà không được hưởng ngay khi thành lập:
(1)
Về hình thức, để đảm bảo cơ chế minh bạch, các thành viên của các hiệp định
thương mại khu vực phải thông báo và báo cáo thường xuyên về sự thành lập, các thay
đổi
cũng
như
chấm
dứt
hiệp
định.
(2)
Về nội dung, các hiệp định thương mại khu vực phải thỏa mãn cả điều kiện nội
biên và ngoại biên. Điều kiện nội biên đòi hỏi sự nghiêm túc của các thành viên hiệp định
thương mại khu vực, các rào cản trong quan hệ thương mại giữa các thành viên này phải
được triệt tiêu, ít nhất về cơ bản ( Điều XXIV (4,8)). Điều kiện ngoại biên nhằm giảm
thiểu thiệt hại mà các hiệp định thương mại khu vực có thể gây ra cho hệ thống thương
mại đa phương, khi thành lập các hiệp định thương mại khu vực các bên không được tạo
thêm rào cản trong quan hệ thương mại với các bên thứ ba (Điều XXIV(4,5)).

5. Phong trào kêu gọi “Người Việt dùng hàng Việt” là vi phạm nguyên tắc NT.
Nhận định sai. Việc Việt Nam kêu gọi “Người Việt dùng hàng Việt” không vi phạm
nguyên tắc NT.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là vận động hết thảy mọi
tổ chức, cá nhân người Việt Nam dành sự ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam thay
vì sử dụng hàng nhập khẩu từ nước ngoài có chất lượng, giá cả, công dụng sản phẩm
tương đương; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất

kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng và đóng góp cho ngân sách nhà nước. “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam” không phải là hành vi phân biệt đối xử đối với sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ nhập khẩu từ nước ngoài, vì đây chỉ là một phong trào và không bắt buộc người Việt
Nam không được sử dụng hàng hóa nước ngoài mà chỉ được sử dụng hàng của nước
mình.
Kinh nghiệm từ một số nước có nền kinh tế phát triển như: Hàn Quốc, Nhật Bản… cũng
đã từng có cuộc vận động ưu tiên dùng hàng nội địa, giúp các quốc gia này nhanh chóng
vượt qua khó khăn về kinh tế. Hàn Quốc coi việc sử dụng hàng nội địa là một tiêu chí
đánh giá phẩm chất đạo đức công chức, đạo đức của người lãnh đạo, quản lý.
Vì vậy, phong trào này không vi phạm nguyên tắc NT.
III.

TÌNH HUỐNG


1. Bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn: Theo như lập luận của bị đơn (quốc gia A) thì việc
đánh bắt cá ngừ của quốc gia B đã dẫn đến việc cá heo cũng bị bắt do mắc lưới đánh bắt
cấ ngừ, do đó đã ra lệnh cấm nhập khẩu cá ngừ và các sản phẩm liên quan đến cá ngừ từ
quốc gia B, đồng thời viện dẫn Điều XX(g) của GATT là không thỏa đáng. Vì những lý
do như sau:
- Thứ nhất, việc quốc gia A áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu cá ngừ của quốc gia B là
để gìn giữ nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt (cá heo) theo như khoản g Điều XX của
GATT là không phù hợp. Bởi lẽ, việc quốc gia A đưa ra biện pháp cấm nhập khẩu này
(mà quốc gia A cho là cần thiết) không phải để bảo tồn nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt
mà thực chất, đây chính là tạo ra một sự hạn chế trá hình trong thương mại quốc tế nhằm
mục đích không nhập khẩu cá ngừ của Mexico .
- Thứ hai, biện pháp của quốc gia A được tạo ra như công cụ để phân biệt đối xử phi lý
đối với quốc gia B trong thương mại quốc tế. Quốc gia A không chỉ ra được một cách cụ
thể các rủi ro đối với cá heo phát sinh từ kỹ thuật khai thác cá ngừ của nguyên đơn (quốc

gia B), trong khi nguyên đơn đã tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về đánh bắt cá ngừ.
- Thứ ba, quốc gia A lại thực hiện sự khoan dung hơn trong việc nhập khẩu cá ngừ của
các quốc gia ở ngoài vùng ETP, mặc dù các đội tàu cá ngừ ở ngoài vùng này thực hiện
các kỹ thuật khai thác dẫn đến thiệt hại cho cá heo một cách đáng kể. Như vậy, quốc gia
A đã có một sự không công bằng đối với sản phẩm cá ngừ từ quốc gia B, tạo ra một sự
phân biệt đối xử độc đoán giữa các quốc gia có cùng điều kiện như nhau, vi phạm Điều
XX của GATT.
2.
a. Việc A hạn chế nhập khẩu đối với các quốc gia khác mà vẫn cho phép nhập

khẩu lốp xe tái chế từ các thành viên trong nhóm MECOSUR có phù hợp với
quy định của WTO không?
Việc A hạn chế nhập khẩu đối với các quốc gia khác mà vẫn cho phép nhập khẩu lốp xe
tái chế từ các thành viên trong nhóm MECOSUR là không phù hợp với quy định của
WTO. Căn cứ vào đoạn đầu của Điều XX Hiệp định GATT - điều khoản về ngoại lệ
chung của WTO thì biện pháp cấm nhập khẩu của quốc gia A đã tạo ra công cụ phân biệt
đối xử độc đoán hay phi lý giữa các quốc gia có cùng điều kiện như nhau. Lý do mà quốc
gia A đưa ra vì vấn đề ô nhiễm môi trường chính là tạo ra sự hạn chế trá hình với thương
mại quốc tế do vẫn tạo sự ưu đãi hơn cho các quốc gia trong nhóm MECOSUR (vẫn nhập


khẩu lốp xe tái chế của các quốc gia này mà cấm nhập khẩu đối với quốc gia ngoài
nhóm), trong khi đây cũng chính là nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường và dịch
bệnh. Như vậy, ngoại lệ mà quốc gia A viện dẫn là không có căn cứ theo Điều XX của
GATT, vi phạm nguyên tắc MFN.
b. Giả sử, quốc gia A vẫn cho phép nhập khẩu lốp xe cũ để dùng làm nguyên liệu

sản xuất lốp xe tái chế ở thị trường trong nước trong khi không cho phép
nhập khẩu lốp xe tái chế có tạo ra một sự phân biệt đối xử (theo quy định tại
phần mở đầu của Điều XX Hiệp định GATT) với các quốc gia sản xuất và

kinh doanh lốp xe tái chế với A không?
Ta cần chứng minh có hay không sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia nhập xuất khẩu
lốp xe cũ dùng làm nguyên liệu sản xuất lốp xe tái chế với lốp xe đã tái chế.
Do đối tượng là sản phẩm của 2 nước xuất khẩu nên xét xem nó có vi phạm MFN hay
không. Theo nguyên tắc MNF thì để biết có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia khác
nhau thường dựa vào 2 điều kiện: hàng hóa xem xét là “tương tự”; quốc gia có áp dụng
biện pháp thương mại.
Thứ nhất, hàng hóa đang nói đến có phải là “tương tự” hay không.
Do WTO chưa có một định nghĩa cụ thể và bao quát về khái niệm “tương tự” trong việc
áp dụng quy chế MFN. Do đó, việc xác định tính tương tự, đưa ra các tiêu chí để xác định
tính tương tự cũng như tầm quan trọng của tiêu chí này phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của
cơ quan nhà nước và cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp rút ra một số tiêu chí thường được sử dụng nhằm xác định
tính tương tự của sản phẩm. Từ những tiêu chí đó, ta có thể áp dụng vào bài tập này.


Thành phần, tính chất vật lý sản phẩm: lốp xe cũ và lốp xe đã tái chế đều có thành
phần là cao su ( tự nhiên, tổng hợp ), than đen, thép, các loại phụ gia… có tính đàn
hồi.



Tính năng sử dụng cuối cùng: dùng để lắp vô bánh xe



Thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng: người tiêu dùng trong nước không có
thói quen sử dụng thay thế khi không có lốp xe tái chế được sản xuất trong nước
với lốp xe tái chế nhập khẩu từ nước ngoài ----> không thỏa mãn




Vị trí trên biểu thuế: Cùng nằm tại 1 vị trí trên biểu thuế (40.12)


Xét tất cả các tiêu chí trên thì 2 loại hàng này không phải hàng hóa tương tự do không
thỏa yếu tố về thị hiếu & thói quen của người tiêu dùng.
Thứ hai, quốc gia A đã áp dụng biện pháp thương mại: cấm nhập khẩu đối với lốp xe tái
chế từ quốc gia khác.
Vậy, việc A áp dụng biện pháp thương mại không tạo ra sự phân biệt đối xử do đây không
phải hàng hóa “tương tự”.



×