Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường đại học khối ngành kinh tế sau tự chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.73 KB, 80 trang )

1
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài:" Nghiên cứu sự hài lòng của sinh
viên về chất lượng dịch vụ và đào tạo của các trường đại học khối ngành kinh tế sau tự
chủ", nhóm đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía khoa Quản Trị Nhân Lực,
trường đại học Thương Mại, các bạn sinh viên, đặc biệt là những lời khuyên chân
thành cùng sự góp ý và hướng dẫn tận tình của cô giáo Đinh Thị Hương- Cô có kinh
nghiệm nhiều năm trong nghiên cứu khoa học. Cô đã cung cấp và trang bị cho nhóm
chúng tôi những kiến thức nền tảng, giúp chúng tôi có nền móng vững chắc cho cuộc
nghiên cứu sau này. Hơn nữa, khi thực hiện nghiên cứu nhóm chúng tôi đã gặp phải
khá nhiều hạn chế về mặt thời gian và kiến thức chuyên sâu của các thành viên. Mặc
dù khó khăn vậy nhưng nhóm chúng tôi đã cố gắng để hoàn thành thật tốt bài báo cáo
này. Nhóm rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía khoa và nhà trường để
nhóm có thêm kinh nghiệm cho những môn học sau này. Nhóm chúng tôi xin gửi đến
quý thầy cô lời chúc sức khỏe và thành công! Xin chân thành cảm ơn!


2
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm xin cam đoan đây là bài nghiên cứu do chính nhóm chúng tôi thực hiện.
Số liệu trong bài báo cáo này có xuất xứ rõ ràng, các kết luận trong công trình nghiên
cứu chưa từng được công bố trong bài nghiên cứu nào khác. Chúng tôi xin chịu trách
nhiệm về nghiên cứu của mình.


3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 1
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ............................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................8


1.1. Tóm lược................................................................................................................ 8
1.2. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................8
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu..........................................................................9
1.3.1. Những nghiên cứu về “Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của các
trường đại học”...........................................................................................................10
1.3.2. Những nghiên cứu về “Tự chủ trong các trường đại học”.............................13
1.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................15
1.4.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................15
1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................15
1.5. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................15
1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................16
1.6.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................16
1.6.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................16
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu......................................................................................16
6. Kết cấu của đề tài...................................................................................................17
2.1. Tóm lược.............................................................................................................. 18
2.2. Khái niệm, bản chất và điều kiện thực hiện tự chủ của các trường Đại học.......18
2.2.1. Khái niệm tự chủ Đại học.................................................................................18
2.2.2. Bản chất của tự chủ đai học.............................................................................21
2.2.3. Điều kiện thực hiện tự chủ của các trường Đại học........................................22
2.3. Yêu cầu của chất lượng đào tạo của các trường Đại học sau tự chủ tự..........25
2.3.1. Tính hiệu quả....................................................................................................25
2.3.2. Tính linh hoạt...................................................................................................25
2.3.3. Tính khoa học...................................................................................................25
2.3.4. Tính xu hướng..................................................................................................25
2.4. Khung lý luận sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường Đại
học sau tự chủ............................................................................................................. 26


4

2.4.1. Một số khái niệm và thang đo nghiên cứu.......................................................26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..............................33
3.1. Tóm lược.............................................................................................................. 33
3.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu.....................................................................33
3.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu...............................................................................33
3.2.2. Mô hình nghiên cứu........................................................................................33
3.3. Thu thập dữ liệu và mẫu nghiên cứu.................................................................35
3.3.1. Thu thập dữ liệu................................................................................................35
3.3.2. Mẫu nghiên cứu................................................................................................35
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................36
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.................................................................36
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng..............................................................38
3.4.3. Mô hình tích hợp KANO-IPA...........................................................................39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG KHỐI NGÀNH
KINH TẾ SAU TỰ CHỦ...........................................................................................42
4.1. Tóm lược.............................................................................................................. 42
4.2. Giới thiệu về các trường đại học công lập thuộc khối ngành kinh tế trên địa
bàn thành phố Hà Nội đang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm...........43
4.3. Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên về chất lượng
đào tạo của các trường Đại học kinh tế sau tự chủ.................................................45
4.4. Kết quả nghiên cứu từ mô hình hồi quy tuyến tính..........................................46
4.4.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo....................................................................46
4.4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)....................................................50
4.4.3. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA....................................................53
4.4.4. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu........................................................56
4.4.5. Kiểm định mô hình bằng phân tích Bootstrap.................................................58
4.5 Kết quả nghiên cứu từ mô hình tích hợp KANO- IPA......................................58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ....................................61
5.1. Tóm lược.............................................................................................................. 61

5.2. Kết quả sau nghiên cứu......................................................................................61


5
5.3. Định hướng hoạt động cho các trường ĐH công lập thuộc khối ngành kinh tế trên
địa bàn thành phố Hà Nội khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm..............63
5.4. Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với
chất lượng dịch vụ đào tạo........................................................................................64
5.4.1. Hàm ý với đội ngũ giảng viên...........................................................................64
5.4.2. Hàm ý với cơ sở vật chất...................................................................................66
5.4.3. Hàm ý về chương trình đào tạo........................................................................67
5.4.4. Hàm ý về dịch vụ phi học thuật........................................................................69
5.5. Những đóng góp mới của đề tài.........................................................................72
5.5.1. Hạn chế của đề tài............................................................................................72
5.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


6
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Chương trình đào tạo...................................................................................27
Bảng 2.2: Cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ sinh viên...................................................28
Bảng 2.3: Giảng viên...................................................................................................29
Bảng 2.4: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo.............................30
Bảng 2.5: Sự tin tưởng của sinh viên...........................................................................31
Bảng 2.6: Thang đo lòng trung thành của sinh viên về ĐTTT.....................................32
Bảng 3.1: Ma trận Tầm quan trọng - Mức độ thể hiện (Importance Performance

Analysis) với các chiến lược tương ứng.......................................................................40
Bảng 4.1: Giới thiệu các trường đại học......................................................................43
Bảng 4.2: Bảng thống kê giới tính trong tổng phiếu khảo sát......................................45
Bảng 4.3: Thống kê tỷ lệ sinh viên từ năm 1 đến năm 4..............................................46
Bảng 4.4: Thống kê tỷ lệ mẫu tại các trường...............................................................46
Bảng 4.5: Thang đo nhân tố CT...................................................................................47
Bảng 4.5a: Thống kê độ tin cậy...................................................................................47
Bảng 4.5b: Thống kê tổng - biến quan sát....................................................................47
Bảng 4.6: Thang đo nhân tố VC...................................................................................47
Bảng 4.6a: Thống kê độ tin cậy...................................................................................47
Bảng 4.6b: Thống kê tổng - biến quan sát....................................................................48
Bảng 4.7: Thang đo nhân tố GV..................................................................................48
Bảng 4.7a: Thống kê độ tin cậy...................................................................................48
Bảng 4.7b: Thống kê tổng - biến quan sát....................................................................48
Bảng 4.8: Thang đo nhân tố HL...................................................................................49
Bảng 4.8a: Thống kê độ tin cậy...................................................................................49
Bảng 4.8b: Thống kê tổng - biến quan sát....................................................................49
Bảng 4.9: Thang đo nhân tố TT...................................................................................49
Bảng 4.9a: Thống kê độ tin cậy...................................................................................49
Bảng 4.9b: Thống kê tổng - biến quan sát....................................................................49
Bảng 4.10: Thang đo nhân tố TTH..............................................................................50
Bảng 4.10a: Thống kê độ tin cậy.................................................................................50


7
Bảng 4.10b: Thống kê tổng - biến quan sát..................................................................50
Bảng 4.11: KMO and Bartlett's Test............................................................................50
Bảng 4.12: Tổng phương sai được giải thích...............................................................51
Bảng 4.13: Pattern Matrixa...........................................................................................52
Bảng 4.14: Standardized Regression Weights (Group number 1 - Default model)......55

Bảng 4.15: Trọng số hồi quy- Regression Weights......................................................58
Bảng 4.16: Kiểm định bằng Bootstrap.........................................................................58
Bảng 4.17: Thống kê mức độ quan trọng các yêu cầu chất lượng dịch vụ đào tạo của
các trường ĐH khối ngành kinh tế sau tự chủ..............................................................59
Bảng 4.16: Thống kê mức độ thực hiện các yêu cầu chất lượng dịch vụ đào tạo của các
trường ĐH khối ngành kinh tế sau tự chủ....................................................................59
Hình 4.6: Đồ thị Scatter plot phân bố các nhóm đặc tính theo mức độ quan trọng
(Importance) và mức độ thể hiện (Performance).........................................................60
Bảng 5.1: Thống kê kết quả kiểm định giả thuyết........................................................61
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu..................................................................................38
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu.....................................................................................34
Hình 4.4: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA (chuẩn hóa).............................54
Hình 4.5: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM....................................56
Hình 4.5: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (chuẩn hóa)................57


8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tóm lược
Trong chương đầu tiên, nhóm tác giả đi vào việc hình thành đề tài nghiên cứu.
Hay nói cách khác là đặt ra mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu này. Trước hết là tính cấp
thiết của đề tài được thể hiện như thế nào? Thứ hai, tác giả tổng hợp một số công trình
nghiên cứu có liên quan trong nước và nước ngoài nhằm tổng hợp kết quả nghiên cứu
trước đó cũng như tìm ra những giá trị, hạn chế của nghiên cứu, từ đó bổ sung để hoàn
thiện đề tài. Thứ ba, nhóm tác giả đưa ra mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu và các câu
hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, nó cho biết đề tài bắt nguồn từ đâu và hướng

đến trả lời cho những câu hỏi nào. Cuối cùng là phạm vi, đối tượng và khách thể
nghiên cứu. Nội dung chi tiết sẽ được cụ thể hóa trong từng phần dưới đây:
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quản lý chất lượng hiện đại, triết lý hướng đến khách hàng đang đóng vai
trò chủ đạo. Một trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của các
đơn vị kinh doanh nói chung và các đơn vị trong lĩnh vực giáo dục nói riêng là sự hài
lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ - sản phẩm mà đơn vị cung ứng. Chất
lượng phải được đánh giá bởi chính những khách hàng đang sử dụng chứ không phải
bởi các đơn vị. Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục việc đánh giá chất lượng dịch vụ qua
ý kiến của khách hàng, trong đó khách hàng trọng tâm - người học (sinh viên) đang trở
lên hết sức cần thiết. Qua đó, các đơn vị đào tạo nói chung và các trường đại học nói
riêng có các nhìn nhận khách quan về những gì mình đã cung cấp, những gì mình kỳ
vọng thay vì chỉ quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất, trình độ đầu vào - đầu ra và kết
quả học tập của sinh viên và các yếu tố khác trong quá trình đào tạo.
Xét trên góc độ kinh tế học giáo dục thì giáo dục đại học hiện nay được coi là
một loại hình dịch vụ quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ đào tạo để thu hút sinh
viên đến với trường của mình. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo
là một quá trình cần được thực hiện liên tục trong chiến lược phát triển của mỗi trường
đại học. Thông qua những ý kiến nhìn nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo từ phía sinh
viên, những người đang trực tiếp hưởng dịch vụ đào tạo là một thành phần đóng góp
không thể thiếu trong việc thực hiện cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo của các
trường đại học, đặc biệt là các trường đại học địa phương trong xu thế hội nhập, toàn
cầu hóa hiện nay.
Theo Điều 32 Luật giáo dục ĐH ban hành năm 2012 (số 08/2012/QH13) quy
định về quyền tự chủ của các cơ sở GDDH như sau: “Cơ sở giáo dục ĐH tự chủ chủ
yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, KH&CN, hợp
tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH. Cở sở giáo dục ĐH thực hiện quyền tự


9

chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định
chất lượng giáo dục”. Các trường ĐH, ĐH khối ngành kinh tế phải được tự chủ vì phải
đáp ứng các quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Để tồn
tại trong một thế giới không ngừng thay đổi, các trường đại học phải nắm bắt thị
trường, phải hướng đến và đáp ứng nhu cầu khách hàng - sinh viên. Nadiri, H.,
Kandampully, J & Hussain, K. (2009) cho rằng các nhà quản lí giáo dục cần phải vận
dụng các nguyên tắc và chiến lược thị trường đang được sử dụng bởi các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh. Do vậy, các trường đại học nói chung và khối ngành kinh tế tự
chủ tự chịu trách nhiệm nói riêng đã nhận thức được vai trò của mình là một ngành
dịch vụ, có trách nhiệm thỏa mãn sự mong đợi và nhu cầu của SV (Elliott & Shin,
2002). Haves (1992) đã đưa ra các yếu tố về chất lượng dịch vụ giáo dục như thư viện,
trang thiết bị phục vụ thực hành, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy của
giảng viên, các dịch vụ hành chính phục vụ sinh viên…
Các trường Đại học sau tự chủ phải tìm hiểu những mong đợi và suy nghĩ của SV
về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, từ đó có thể phục vụ đúng nhu cầu
của họ. Grönroos (1989) cho rằng các chính sách tiếp thị nên hướng vào việc phát triển
một mối quan hệ lâu bền với “khách hàng” bởi vì họ là nguồn lực vô giá của trường
đại học. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo? Nhiều tài liệu cho thấy
các trường đại học ngày nay quan tâm nhiều đến tầm quan trọng của sự hài lòng của
sinh viên - khách hàng. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sự hài lòng của
SV có tác động tích cực đến sự khích lệ trong học tập, số lượng tuyển sinh mới và
thậm chí là kêu gọi tài trợ. Theo Elliott & Shin (2002), việc quan tâm đến sự hài lòng
của SV không chỉ giúp các trường đại học thay đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
sinh viên, mà còn giúp nâng cao vị thế, uy tín, hiệu quả hoạt động của trường. Trong
các trường ĐH thuộc khối ngành kinh tế có ba trường được Chính phủ giao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm: Trường ĐHNT, Trường ĐHKTQD, Trường ĐHTM. Để đánh
giá chất lượng dịch vụ đào tạo có làm hài lòng chính sinh viên đang theo học không và
nó còn tồn tại những hạn chế gì khiến sinh viên không hài lòng thì chúng tôi quyết
định nghiên cứu sâu hơn về đề tài: “Nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng dịch vụ
đào tạo của các trường đại học khối ngành kinh tế sau tự chủ”.

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, với sự thay đổi liên tục của chiến lược giáo dục thì đề
tài này lại càng nóng hổi hơn, đặc biệt trong giáo dục ở bậc đại học vì đây là nơi đào
tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cao, lao động tiếp thu khoa học- kĩ thuật tiên tiến
để kịp phát triển kịp theo thời đại mới. Các trường đại học khối ngành kinh tế sau tự
chủ đã có những biện pháp mới về quản lý, về việc dạy, về việc học để phù hợp với
hình thức đào tạo mới- đào tạo theo tín chỉ. Không chỉ hình thức đào tạo được thay đổi
mà chất lượng dịch vụ cũng không ngừng được cải tiến và kết quả là sự hài lòng về


10
chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường đại học khối ngành kinh tế sau tự chủ trở
thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với các phạm vi,
mức độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu điển hình được đề cập.
1.3.1. Những nghiên cứu về “Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của
các trường đại học”
Nghiên cứu “Đo lường sự hài lòng của khách hàng trong trường đại học” cho
rằng SV chỉ hài lòng với môi trường học tập trong trường khi họ được cung cấp: thức
ăn ngon & giá cả hợp lý, SV có quyền tham gia vào các t chức đoàn thể, SV được tạo
cơ hội tập huấn/đào tạo, SV được tham gia vào các tổ chức và các hoạt động lấy kiến
phản hồi về khóa học và dịch vụ liên quan (Aldridge, S. Và Rowley, J., 1998). Elliot
và Healy (2001) khi nghiên cứu “Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV
có liên quan đến công tác tuyển sinh và duy trì hoạt động học tập” cho rằng yếu tố có
ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV gồm: môi trường học thuật hiệu quả, khuôn
viên/quang cảnh nhà trường, môi trường sống trong nhà trường, các dịch vụ h trợ trong
khuôn viên nhà trường, mối quan tâm của nhà trường đến SV, hiệu quả của hoạt động
giảng dạy, chính sách/học bổng hiệu quả, nhà trường thực hiện cam kết hiệu quả, đảm
bảo an ninh trật tự trong khu vực nhà trường, dịch vụ hoàn hảo và sự công nhận của
SV (Elliot và Healy, 2001).
Kết quả được rút ra từ nghiên cứu về “Tiếp thị/Thu hút/Quảng bá (Marketing)

giáo dục đại học: Kì vọng về dịch vụ h trợ SV” của nhóm tác giả Raposo và Alves
(2003) nhóm các yếu tố môi trường học tập trong trường đại học có khả năng ảnh
hưởng đến kì vọng của SV là: hoạt động đánh giá học tập và nghề nghiệp, danh tiếng
và điều kiện của trường, mức độ sẵn sàng và đồng cảm của nhân viên (Raposo và
Alves, 2003). Theo kết quả các cuộc điều tra khảo sát hàng năm tại các trường/viện
Bristish Columbia cho thấy để tạo được môi trường học tập hiệu quả và đáp ứng nhu
cầu của người học cần tập trung vào các yếu tố: chương trình, hoạt động giáo dục, kĩ
năng cho SV kỹ năng phân tích, giao tiếp, xã hội) (Bristish Columbia College &
Institue Student Ontcome, 2003).
Nghiên cứu về “Sự hài lòng của SV ngành kinh doanh, những mục đích và sự
duy trì học tập - một điều tra thực nghiệm” đã tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của SV và mối quan hệ giữa sự hài lòng với việc duy trì học
tập. Bằng một thực nghiệm trên 160 SV ngành kinh doanh tại một trường đại học ở
phía nam bang ennsylvania, Ali Kara và Oscar . DeShields đã chỉ ra ba nhân tố chính
có ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV: đội ngũ GV, chương trình khóa học, đội ngũ
nhân viên (Ali Kara và Oscar W. DeShields, 2 4). Khi nghiên cứu về “Đo lường sự hài
của SV khoa Công nghệ thông tin ở y Lạp” Chr, Koilias đề cập đến chất lượng môi
trường học tập trong trường để thỏa mãn nhu cầu người học cần tập trung vào các nội


11
dung: chương trình đào tạo, đội ngũ GV, CSVC, dịch vụ hỗ trợ, hình ảnh của nhà
trường (Chr, Koilias, 2005).
Nghiên cứu khảo sát ý kiến SV thuộc 10 Khoa/Bộ môn của 4 đơn vị thành viên
của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí inh trong đánh giá chất lượng giảng dạy.
Nghiên cứu đã chỉ ra những điểm mạnh của chất lượng giảng dạy ở Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: việc cung cấp tài liệu học tập vào đầu khoá học,
chất lượng GV nói chung (về kiến thức, sự nhiệt tình, trách nhiệm, việc sử dụng thời
gian hiệu quả và việc khuyến khích sự tham gia của SV). Những điểm chưa mạnh là:
sự thiếu thông tin về tài liệu và thiết bị h trợ học tập, nội dung của tài liệu học tập chưa

cập nhật, thiếu thiết bị h trợ giảng dạy, thiếu chú trọng phát triển kỹ năng diễn đạt và
tư duy phê phán cho SV, chưa chú trọng đến việc kiểm tra đánh giá trong quá trình
học. Nhìn chung kết quả nghiên cứu cho thấy “độ hài lòng của SV Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh đối với chất lượng giảng dạy hiện nay chỉ mới đạt mức trung
bình khá, và không có sự chênh lệch đáng kể nào giữa các đơn vị.
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của SV trường cao đẳng của M.Joseph Sirgy,
Stephan Grzeskowiak & Don Rahtz (2006) cho rằng nâng cao chất lượng cuộc sống
SV nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, sinh hoạt của SV là vấn đề cấp thiết. Do đó,
trường đã tập trung vào chất lượng của các lĩnh vực: 1) mặt học thuật khoa đào tạo,
phương pháp giảng dạy, không gian lớp học, khối lượng chương trình) 2) mặt xã hội kí
túc xá, chương trình và dịch vụ quốc tế, các hoạt động thuộc về tinh thần, câu lạc bộ và
đội nhóm, hoạt động thể dục thể thao, hoạt động giải trí) 3) cơ sở vật chất và dịch vụ
cơ bản dịch vụ thư viện, giao thông, dịch vụ trông xe, dịch vụ y tế, nhà sách, hệ thống
viễn thông, trung tâm giải trí) (M.Joseph Sirgy, Stephan Grzeskowiak & Don Rahtz,
2006).
Hishamuddin Fitri Abu Hasan et al. (2008) xác nhận có một mối quan hệ có ý
nghĩa giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của SV cho nên việc cải tiến chất lượng
dịch vụ cũng dẫn đến việc tăng cường sự hài lòng của SV (Hishamuddin Fitri Abu
Hasan, Azleen Ilias Rahida & Abd Rahman Mohd Zulkeflee Abd Razak, 2 ). Tương tự,
khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ lên sự hài lòng của SV, các tác
giả cho rằng chất lượng dịch vụ có một sự ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của SV.
Bản chất sự hài lòng của SV nằm ở chất lượng giảng dạy và môi trường học tập của cơ
sở giáo dục (Ehsan Malik, 2010).
Nghiên cứu về “Cấu trúc thang đo của hoạt động giảng dạy, động cơ học tập và
sự hài lòng đối với việc học tại các Trường Đại học Kỹ thuật Đài Loan”, W.S. Tai et al.
đưa ra thang đo lường sự hài lòng đối với việc học: hoạt động giảng dạy của GV, sự
biên soạn chương trình, môi trường học tập, thiết bị giảng dạy, kết quả học tập. Kết


12

quả nghiên cứu cho thấy tất cả nhân tố trong mô hình thang đo đều đạt độ tin cậy và độ
giá trị (W.S. Tai et al, 2010).
Kết quả nghiên cứu trường hợp của trường Cao đẳng dạy nghề - Bách khoa
Belgrade, tác giả đề xuất các tiêu chí đánh giá sự hài lòng của SV về chất lượng môi
trường học tập trong nhà trường, bao gồm 13 thông số: chất lượng chương trình đào
tạo, quá trình giáo dục, chất lượng không gian học tập, thư viện, chất lượng hệ thống
thông tin điện tử, chất lượng chăm sóc sức khỏe SV, chất lượng dịch vụ SV, dịch vụ
hành chính, hỗ trợ kỹ thuật, chất lượng dịch vụ tài chính, tiêu chuẩn của SV, sự tham
gia của SV vào các hoạt động trong trường, mối quan hệ của GV đến quá trình giảng
dạy (Koviljka Banjecvic, Aleksandra Nastasic, 2010).
Nghiên cứu “Khảo sát mức độ hài lòng của SV về chất lượng giảng dạy và quản
lý của một số trường Đại học Việt Nam” cho thấy mức độ hài lòng của SV đang học và
SV tốt nghiệp của Việt Nam đang ở khoảng từ trung bình đến trên trung bình, một số
trường có chỉ số hài lòng khá thấp. Ngoài ra, mức độ hài lòng của SV đối với chất
lượng đào tạo là khác nhau tùy theo từng trường, từng đối tượng khảo sát. Sự khác
nhau này phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đào tạo mà trường đó cung cấp cho SV
của mình (Nguyễn Kim Dung, 2010).
Trong nghiên cứu đánh giá về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ giáo dục đại
học và sự hài lòng của SV, các tác giả tìm thấy một bằng chứng rõ ràng là: chất lượng
dịch vụ có mối quan hệ thuận với sự hài lòng của SV nên sự hài lòng của SV có thể
được tăng cường thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ (Basheer A.Al-Alak &
Ahmad Salih Mheidi Alnaser, 2012).
Nghiên cứu về “Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về sự hài lòng của
sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại một số trường đại học thuộc khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long” của Lê Thị Linh Giang (2015) đánh giá mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo đại học nhằm hướng
đến nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Mẫu nghiên cứu gồm 1.447 sinh viên đại học
hệ chính quy tại 4 trường đại học công lập thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả
thống kê từ các phân tích hồi quy đa biến xác định rằng 3 thành tố của hoạt động đào
tạo (Chương trình đào tạo, Năng lực chuyên môn của giảng viên, Phẩm chất trách

nhiệm của giảng viên) và 2 yếu tố liên quan đặc điểm cá nhân của sinh viên (Kì vọng
của sinh viên, Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên) ảnh hưởng đến sự
hài lòng của sinh viên. Những khuyến nghị, dựa trên kết quả nghiên cứu, được đề xuất
và thảo luận.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo với sự hài lòng của sinh
viên trường Đại học Tân Trào của tác giả Nguyễn Khải Hoàn, Nguyễn Phương Thảo
(2017) về xác định các thành phần tác động vào sự hài lòng của sinh viên về chất


13
lượng dịch vụ đào tạo của Trường Đại học Tân Trào; xây dựng và đánh giá các thang
đo lường các thành phần. Để khẳng định sự tác động của các thành phần này vào sự
hài lòng của sinh viên, một mô hình lý thuyết được xây dựng và kiểm định. Mô hình lý
thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của
sinh viên và các thành phần tác động vào sự hài lòng.
Nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào
tạo: Một nghiên cứu từ cựu sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí
Minh” của Võ Văn Việt (2017) khẳng định việc nâng cao sự hài lòng của SV đã trở
thành thách thức lớn đối với nhiều trường đại học và họ đã nhận thấy rằng sự hài lòng
của SV là lợi thế cạnh tranh chính của trường ĐH. Sự hài lòng cũng sẽ dẫn đến việc
SV tiếp tục theo học, thu hút nhiều SV mới và ảnh hưởng tích cực đến công tác quảng
bá của trường. Kết quả xử lí số liệu điều tra cho thấy có 4 nhóm nhân tố chính ảnh
hưởng đến sự hài lòng của sinh viên: các dịch vụ bổ trợ, chương trình đào tạo, hoạt
động ngoại khóa và giảng viên. Để nâng cao sự hài lòng của sinh viên, nhà trường cần
quan tâm đến một hệ thống các giải pháp từ việc thiết kế các chương trình đào tạo đáp
ứng nhu cầu của xã hội, đến việc nâng cao chất lượng, phương pháp giảng dạy của đội
ngũ giảng viên, đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ thực hành, thực tập và tổ
chức các hoạt động ngoại khóa, nâng cao chất lượng của các hoạt động Đoàn, Hội, tạo
sân chơi hữu ích cho sinh viên.
Nhìn chung các nghiên cứu trên tập trung vào đánh giá các khía cạnh: 1) chương

trình đào tạo, (2) giáo trình, tài liệu học tập, 3) tổ chức đào tạo, 4) đội ngũ GV, (5)
CSVC và các trang thiết bị, 6) dịch vụ hỗ trợ qua đó nhận thấy có sự tương đồng giữa
các nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá các khía cạnh liên quan đến sự hài
lòng đối với hoạt động đào tạo. Như vậy, từ các kết quả của các nghiên cứu trên ta thấy
được mức độ hài lòng của SV đối với chất lượng đào tạo ở từng trường phụ thuộc chủ
yếu vào chất lượng đào tạo mà nơi đó cung cấp cho SV. Chính điều này tạo cho nhóm
nghiên cứu động lực để tiến hành các nghiên cứu khác, trên một đối tượng khác để tìm
ra những điểm mới, điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước đó nhằm góp phần gia
tăng sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường đại học khối ngành kinh
tế sau tự chủ.
1.3.2. Những nghiên cứu về “Tự chủ trong các trường đại học”
Tự chủ đại học -Thực trạng và giải pháp của tác giả Nguyễn Minh Thuyết tại
Diễn đàn thường niên Đối thoại Giáo dục Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề Cải cách
giáo dục đại học ở Việt Nam, diễn ra trong hai ngày 31/07 và 01/08/2014 tại TP Hồ
Chí Minh. Tác giả phân tích hai khía cạnh rất quan trọng đã ảnh hưởng đến tự chủ đại
học với thực trạng còn nhiều bàn cãi. Cụ thể tác giả khẳng định chính những bất cập
xét từ hạn chế của pháp luật và thiếu năng lực và sự sẵn sàng của các cơ sở chính là
yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Xét về mặt hạn chế của pháp luật, các yếu tố cụ thể gồm:


14
có thể các nhà lập pháp chưa hiểu hết chiều sâu của những quy định này và các nhà
quản lý chưa sẵn sàng thực hiện chúng. Bởi vì ngay trong Luật Giáo dục có thể tìm
thấy những quy định trái chiều, các nhà quản lý cũng chưa nhận thức rõ quyền của
mình để thực thi theo luật hoặc quá lúng túng trước các điểm chồng nhau hay mâu
thuẫn nhau về pháp luật có liên quan.
Đổi mới cơ chế tự chủ giáo dục đại học công lập giai đoạn 2015 – 2017: kết quả
và kiến nghị chính sách, (Đồng Thế Hiển, Tạp chí Tài chính, tháng 12/2017). Bài viết
đã tập trung phân tích những kết quả bước đầu đạt được của 23 trường đại học trên cả
nước có đề án thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ trên tinh thần

Nghị quyết số 77 năm 2014 của Chính Phủ. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã nêu lên các
hạn chế của các trường như việc thành lập và tổ chức của Hội đồng trường, các chính
sách pháp luật cho việc thực hiện quyền tự chủ chưa đồng bộ. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường quyền tự chủ cho các trường đại học theo hướng tiếp tục
thí điểm và mở rộng quyền được tự chủ.
Lý thuyết hệ thống và áp dụng trong phân tầng và xếp hạng đại học ở Việt Nam,
(PGS.TS. Trần Khánh Đức, 2018). Bài viết tập trung phân tích các tiêu chí phân tầng
và xếp hạng đại học theo thông lệ quốc tế, đồng thời đưa ra các tiêu chí mang tính
khuyến nghị cho việc phân tầng và xếp hạng đại học ở Việt Nam. Theo đó các cơ quan
quản lý Nhà nước chỉ cần đưa ra các tiêu chí phân tầng và xếp hạng để các cơ sở giáo
dục đại học tự xác định vị trí của mình trong từng tầng và thứ hạng nhất định.
Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Tuấn (2018), “Quyền tự chủ của các cơ sở giáo
dục Đại học công lập ở nước ta hiện nay” trình bày những vấn đề lý luận về tự chủ,
quyền tự chủ, bản chất, vai trò, nội dung quyền tự chủ của các trường ĐH, đặc biệt là
các trường đại học công lập. Phân tích đánh giá thực trạng thực hiện quyền tự chủ của
các trường đại học theo quy định của pháp luật hiện hành. Từ đó rút ra những nguyên
nhân, bất cập, những yếu kém, tồn tại trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm ở các trường đại học. Đưa ra các giải pháp, kiến nghị có cơ sở lý luận, thực tiễn
và có tính khả thi nhằm thực hiện quyền tự chủ của các trường ĐH công lập Việt Nam.
Nghiên cứu về “Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện tự chủ”
(2017) của tác giả Trương Thị Hiền. Công trình đã chỉ ra cở sở khoa học về quản lý tài
chính tại các trường ĐHCL trong điều kiện tự chủ; thực trạng quản lý và giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trực thuộc Bộ GD&ĐT trên
địa bàn thành phố HCM trong điều kiện tự chủ. Bên cạnh công trình của Trương Thị
Hiền thì Nguyễn Chí Hướng với công trình “Tự chủ tài chính ở Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh” (2017) đã nêu cơ sở lý luận và thực tiễn về tự chủ tài chính tại
đơn vị sự nghiệp công lập. Thực trạng và giải pháp nâng cao tự chủ tài chính ở Học
viện Chính trị Quốc gia HCM. Tác giả Trần Văn Tùng trong nghiên cứu: “Đổi mới cơ



15
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ
độc lập ở Việt Nam” (2016) đã chỉ ra hạn chế cơ bản và đưa ra giải pháp của vấn đề
đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các tổ chức KH&CN
công lập ở Việt Nam xuất phát từ phân tích thực trạng cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính đối với các tổ chức KH&CN công lập ở Việt Nam hiện nay.
Như vậy, trong các nghiên cứu về tự chủ thì việc quản lý các trường ĐH sao cho
hiệu quả là một bài toán đặt ra cho chính các trường nói chung, các nhà quản lý, giáo
dục ĐH nói riêng. Trong đó sự hài lòng của SV về chất lượng dịch vụ đào tạo sau tự
chủ, tự chịu trách nhiệm sẽ là một trong những nội dung quan trọng của quản trị đại
học sau tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
1.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.4.1. Mục đích nghiên cứu
Kiểm định mối quan hệ và tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của SV tại các
trường ĐH khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm nhằm hướng đến việc
nâng cao chất lượng đào tạo đại học của các trường này.
1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu các nhiệm vụ nghiên cứu được xác định:
(i) Xác lập khung lý luận về sự hài lòng của SV tại các trường ĐH, xác lập các
khái niệm nghiên cứu, xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu về sự hài lòng của
SV tại các trường ĐH.
(ii) Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ đào tạo tại các trường ĐH
khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm.
(iii) Kiểm định chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng
của SV tại các trường ĐH khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm.
(vi) Nghiên cứu định hướng, quan điểm về sự hài lòng của SV tại các trường ĐH
khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm. Trên cơ sở đó mạnh dạn đề xuất
giải pháp nâng cao sự hài lòng của SV tại các trường ĐH khối ngành kinh tế sau tự chủ
tự chịu trách nhiệm.

1.5. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:
(1) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV tại các trường ĐH
khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm?
(2) Mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của SV tại các trường ĐH
khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm?
(3) Thực trạng chất lượng dịch vụ đào tạo tại các trường ĐH khối ngành kinh tế
sau tự chủ tự chịu trách nhiệm như thế nào?
(4) Có những định hướng, quan điểm về sự hài lòng của SV tại các trường ĐH
khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm?


16
(5) Cần phải làm gì để nâng cao sự hài lòng của SV tại các trường ĐH khối
ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm?
1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự hài lòng của SV tại các trường ĐH khối
ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm
1.6.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian
Nghiên cứu thực trạng tại các trường Đại học khối ngành kinh tế sau tự chủ tự
chịu trách nhiệm. Khảo sát thực tế tại các trường Đại học: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH
Ngoại Thương, ĐH Thương mại.
- Phạm vi về thời gian: Phân tích dữ liệu về sự hài lòng của SV tại các trường ĐH
khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm trong đó: dữ liệu thứ cấp từ năm 2013 2019, dữ liệu sơ cấp thu thập từ khảo sát điều tra từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020.
Khoảng thời gian này đảm bảo cho thu thập, phân tích dữ liệu thấy được tính xu hướng
của sự hài lòng của SV tại các trường ĐH khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách
nhiệmđể đề xuất các giải pháp giai đoạn đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài

lòng của SV tại các trường ĐH khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu
Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài có một số ý nghĩa như sau:
* Về mặt khoa học:
Một là, nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết về các yếu tố có khả năng ảnh
hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại các trường ĐH khối ngành kinh tế sau tự chủ
tự chịu trách nhiệm.
Hai là, nghiên cứu đã xây dựng được bộ công cụ đánh giá hài lòng sinh viên đối với
hoạt động đào tạo đại học tại các trường ĐH khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách
nhiệm đồng thời nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo đại học tại các trường ĐH khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm.
* Về mặt thực tiễn:
Một là, nghiên cứu xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo đại học
sau tự chủ tự chịu trách nhiệm có khả năng ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV làm cơ
sở để cải tiến và nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường sau tự chủ tự
chịu trách nhiệm.
Hai là, nghiên cứu đã xác định các định hướng, quan điểm về sự hài lòng của SV
tại các trường ĐH khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm.


17
Ba là, nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo hướng đến nâng cao sự hài lòng SV đối với hoạt động đào tạo đại học
sau tự chủ tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH khối ngành kinh tế.
6. Kết cấu của đề tài
Nội dung chính của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ
lục được cấu trúc thành các chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về sự hài lòng của SV tại các trường ĐH khối

ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm
Chương 4: Định hướng và một số khuyến nghị nâng cao sự hài lòng của SV tại
các trường ĐH khối ngành kinh tế sau tự chủ tự chịu trách nhiệm


18
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT SỰ HÀI LÒNG VỀ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAU TỰ CHỦ
2.1. Tóm lược
Chương 2 này nhóm tác giả đã hệ thống hóa một số khái niệm, bản chất và điều
kiện tự chủ đại học; các yêu cầu về chất lượng dịch vụ đào tạo Đại học sau tự chủ;
Tiến hành xây dựng 6 đo nghiên cứu (Chương trình đào tạo, cơ sở vật chất và dịch vụ
hỗ trợ, giảng viên, sự hài lòng, sự tin tưởng, lòng trung thành của sinh viên về chất
lượng dịch vụ đào tạo) để chuyển tải các ý đồ nghiên cứu của đề tài thành các kết luận
hiện thực, cho phép đánh giá ở mỗi phần, mỗi mục và toàn bộ đề tài.
2.2. Khái niệm, bản chất và điều kiện thực hiện tự chủ của
các trường Đại học
2.2.1. Khái niệm tự chủ Đại học
Theo từ điển tiếng Việt: “Đại học là bậc học trên trung học, dưới cao học”. Với ý
nghĩa này có thể hiểu đại học là một cấp học cao có sự thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ
năng được truyền tải bởi người thầy hoặc từ sách vở.
Trên cơ sở thực tiễn của Hoa Kỳ và châu Âu, trường đại học nói chung được hiểu
là cộng đồng của những người theo đuổi tri thức, tức giảng viên và sinh viên. Nó được
xem là “nơi cung cấp kiến thức”, “ngôi đền của tri thức”, “trung tâm của quyền lực trí
tuệ”, “nơi bảo vệ quyền lực của mọi loại tri thức”, và là một “trung tâm sáng tạo tri
thức, xem xét lại mọi tri thức, phổ biến tri thức, chuyển giao và ứng dụng tri thức”.
Còn theo Luật Giáo dục Đại học 2012 định nghĩa đại học là cơ sở giáo dục đại
học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học
thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo
các trình độ của giáo dục đại học.

Tự chủ được hiểu theo nghĩa đời thường là khả năng tự làm chủ bản thân của một
sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Hay nói cách khác, tự chủ là tự mình có quyền và
có thể kiểm soát được những công việc của mình.
Theo từ điển tiếng Việt thì: “Tự chủ là tự điều hành, quản lí mọi công việc của
mình, không bị ai chi phối”. Như vậy, tự chủ là khả năng tự điều hành, quản lý công
việc của một cá nhân hay một nhóm người trong tổ chức để đạt được hiệu quả trong
công việc.
Theo hai tác giả Anderson and Johnson, Tự chủ đại học (university autonomy)
được định nghĩa là sự tự do của một cơ sở giáo dục đại học trong việc điều hành các
công việc của trường mà không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ bất cứ cấp chính quyền
nào. Còn theo báo cáo đề dẫn của Debreczeni (2002) trong Hội thảo quốc tế “Tự chủ
và tự chịu trách nhiệm của tổ chức” thì tự chủ thể chế (institutional autonomy) là điều
kiện cho phép một tổ chức giáo dục đại học điều hành hoạt động của tổ chức mà


19
không có sự can thiệp từ bên ngoài. Tự chủ của cơ sở giáo dục đại học hoàn toàn
không có nghĩa là nó nằm ngoài sự chi phối của luật pháp. Nó là tự chủ có điều kiện và
các điều kiện này được xác định bởi mối quan hệ giữa Nhà nước, xã hội và cơ sở giáo
dục đại học.
Tự chủ đại học được quy định tại Khoản 1, Điều 32 của Luật Giáo dục đại học
năm 2012 như sau: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc
các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ,
hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực
hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết
quả kiểm định chất lượng giáo dục”.
Tại Việt Nam, Nghị định số 16/2015/ND-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 có nêu
rõ: “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của
đơn vị sự nghiệp công”. Theo đó, các trường đại học công lập là một đơn vị sự nghiệp

công lập thì đồng nghĩa với việc các trường cũng có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính.
Còn theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết tại diễn đàn giáo dục quốc gia năm 2017
thì tự chủ đại học là quyền của cơ sở giáo dục đại học quyết định sứ mạng và chương
trình hoạt động của mình, cách thức và phương tiện thực hiện sứ mạng và chương
trình hoạt động đó, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước công chúng và pháp luật về
mọi quyết định cũng như hoạt động của mình.
Một khái niệm khác cho rằng: “Tự chủ là một hệ giải pháp có cấu trúc chặt chẽ
nhắm đến việc cải thiện môi trường giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học. Hạt
nhân của khái niệm tự chủ là văn hoá quản lý phân quyền. Sự phân cấp về trách nhiệm
công việc và trách nhiệm giải trình trong học thuật cũng như là trong các chức năng
quản lý được tiến hành đồng thời là điều thiết yếu để đảm bảo sự thành công trong tự
chủ”. Trong thực tế của giáo dục đại học thế giới, chúng ta đã nhìn thấy những cơ sở
giáo dục đại học tự chủ hóa thành công nhờ vào năng lực lãnh đạo, thiết lập được các
nền tảng vững chắc và hoạch định được lộ trình, trong khi một số trường khác không
dám dấn thân vào cuộc thử nghiệm.
Tóm lại, tự chủ là khả năng tự điều hành và quản lý mọi công việc của một cá
nhân hay một tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Tự chủ được phân loại như sau:
- Tự chủ thực chất (substantive autonomy): trường đại học có quyền xác định các
chương trình học tập và mục đích của những chương trình này.


20
- Tự chủ thủ tục (Procedural autonomy): trường đại học có quyền xác định các
phương tiện cần thiết để hoàn thành các ưu tiên đáp ứng với các nhiệm vụ nằm trong
chính sách quốc gia.
- Tự chủ tổ chức (Organic autonomy): trường đại học có quyền xác định các tổ
chức học thuật của mình, nên dựa vào các Khoa và Phòng/Ban hay các trường, các
viện nghiên cứu,...

Các lĩnh vực mà Nhà nước có vẻ như đang giảm dần sự kiểm soát quá trình tập
trung vào các mảng như phân bố chương trình, hồ sơ chuyên ngành đào tạo, phân bố
sinh viên giữa các chuyên ngành, các điều kiện, các phương tiện và các nguồn lực
tham gia vào quá trình đào tạo. Tuy nhiên các hình thức cấp kinh phí sau thẩm định,
giám sát thực hiện và thực hiện đánh giá chất lượng được sử dụng nhiều hơn lại thể
hiện rằng có sự gia tăng kiểm soát sản phẩm.
Như chúng ta đã biết, các yếu tố cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục là
năng lực, thái độ học tập của sinh viên; tầm nhìn và tính năng động của hệ thống quản
lý, đồng thời là sự tín nhiệm của xã hội đối với sản phẩm đào tạo sau khi tốt nghiệp.
Bản thân sự tự chủ không phải là một bảo đảm về chất lượng cao và không tự chủ
không có nghĩa là ngăn trở các cải cách. Tự chủ với một ý nghĩa là cho phép và tạo ra
một nền tảng để phát triển những năng lực của cá nhân và tập thể nhà trường hơn là
một hệ thống phụ thuộc lẫn nhau với tất cả những điều kiện mâu thuẫn làm kéo giảm
chất lượng giáo dục đại học. Như vậy, tự chủ là một hệ giải pháp có cấu trúc chặt chẽ
nhằm đến việc cải thiện môi trường giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học trên
cơ sở năng lực của từng trường.
Như vậy, có nhiều quan điểm xung quanh về vấn đề tự chủ đại học để có thể giúp
chúng ta hiểu thêm về tự chủ đại học. Từ những quan niệm đó, có thể chốt lại tự chủ
đại học có những điểm mấu chốt như sau:
- Tiến trình tự chủ đặt dưới sự kiểm soát nội bộ của các trường đại học.
- Tự chủ bao gồm tự chủ trong học thuật, trong quản lý tài chính và trong quản
trị. Lẽ đương nhiên, mọi sự giới hạn về tự chủ có nghĩa là sự giới hạn hoạt động của
trường đại học.
- Sự can thiệp của chính quyền vào những vấn đề quan trọng như là bầu chọn phó
hiệu trưởng, chức năng của ban quản trị và hội đồng khoa học.
- Tự chủ trong việc thực hiện quyền hạn theo luật định của Hiệu trưởng.
- Tự chủ để bầu chọn các vị trí, chức vụ trong trường đại học
. - Tự chủ trong việc quy định về việc tổ chức các dịch vụ trong trường đại học.
- Tài chính có vai trò thúc đẩy tự chủ đại học.
- Sự can thiệp thường xuyên của các quan quản lý vào những công việc liên

quan đến các công việc của trường đại học.


21
Trước hết, chúng ta cần thiết phải hiểu tự chủ xuất hiện cùng với sự ra đời của
các trường đại học trên thế giới. Với lịch sử phát triển như thế thì rất khó để tìm ra
được một khái niệm cơ bản về tự chủ đại học nói chung và quyền tự chủ của các cơ sở
giáo dục đại học công lập nói riêng. Giao quyền tự chủ cho các trường đại học công
lập là xu thế tất yếu để phát triển giáo dục và hội nhập với quốc tế. Giao quyền cho các
trường đại học công lập là một xu thế tất yếu bởi 3 lý do chính sau đây:
Thứ nhất, vì phải đáp ứng các quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh của nền kinh
tế thị trường.
Thứ hai, để có sản phẩm đa dạng, có phổ chất lượng phù hợp, nhằm đáp ứng với
mọi nhu cầu của thị trường.
Thứ ba, vì không còn được bao cấp nguồn lực hoàn toàn.
Thứ tư, để các cơ sở giáo dục chủ động trong việc nâng cao không ngừng chất
lượng, hiệu quả và hiệu suất của mình.
2.2.2. Bản chất của tự chủ đai học
Bản chất của quyền tự chủ đại học thể hiện mối quan hệ giữa nhà và nhà trường
thông qua mối quan hệ kiểm soát và mức độ kiểm soát thể hiện mức độ tự chủ của nhà
trường. Bản chất của quyền tự chủ đại học được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, thể hiện tính độc lập của nhà trường trong việc quyết định các vấn đề
liên quan đến vận mệnh của mình. Như đã trình bày phần trên thì đại học vốn là “ngôi
đền của tri thức”, là nơi tập hợp tự nguyện của các nhà khoa học, giáo viên và sinh
viên cùng nhau sáng tạo ra tri thức dẫn dắt sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, sự ra
đời của các trường đại học đầu tiên trên thế giới từ thời trung cổ đến phong kiến đều
gắn chặt với sự ảnh hưởng, kiểm soát bởi giáo hội, nhà thờ và nhà nước để phục vụ
cho các mục tiêu xây dựng, phát triển lợi ích của giáo hội và nhà nước. Do đó, để thực
hiện được mục tiêu ban đầu của mình là “sáng tạo ra tri thức” phục vụ cộng đồng và
dẫn dắt xã hội thì các trường đại học phải có tính độc lập cao trong mối quan hệ với

nhà nước, đó chính là thực thi quyền tự chủ của mình.
Thứ hai, quyền tự chủ của các trường đại học gắn liền với quá trình hạn chế sự
can thiệp của nhà nước vào các công việc của trường. Xu hướng phát triển chung của
giáo dục đại học trên thế giới là tăng cường quyền tự chủ gắn với đổi mới phương thức
quản lý của nhà nước đối với giáo dục đại học. Các Nhà nước trên thế giới có xu
hướng giảm can thiệp sâu vào các công việc của nhà trường, mà chủ yếu kiểm soát
hoạt động của trường thông qua việc cấp ngân sách, tài trợ học bổng, định hướng chiến
lược phát triển giáo dục đại học và hoạt động kiểm soát chất lượng đào tạo.
Thứ ba, quyền tự chủ đại học gắn liền với tự do học thuật của nhà trường. Các
trường đại học thường có giới hạn của quyền tự chủ trong các hoạt động như: tự chủ


22
quyết định mục tiêu, phương hướng phát triển của trường và tự chủ trong triển khai,
vận hành các hoạt động của trường.
Thứ ba, quyền tự chủ đại học gắn liền với tự do học thuật của nhà trường. Các
trường đại học thường có giới hạn của quyền tự chủ trong các hoạt động như: tự chủ
quyết định mục tiêu, phương hướng phát triển của trường và tự chủ trong triển khai,
vận hành các hoạt động của trường.
Thứ tư, quyền tự chủ đại học gắn liền với tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải
trình của các trường đại học. Nhà nước có xu hướng mở rộng quyền tự chủ cho các
trường đại học, bên cạnh đó họ cũng đ i hỏi các trường đại học phải chịu trách nhiệm
giải trình về các hoạt động của mình. Trách nhiệm giải trình được thực hiện với các
bên liên quan như các bên cấp ngân sách đào tạo (nhà nước, sinh viên) và các thực thể
xã hội có liên quan. Mức độ tự chủ của các trường càng cao thì vấn đề tự chịu trách
nhiệm và giải trình trách nhiệm của các trường càng cao, chính điều này sẽ thúc đẩy
các trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của mình để có thể
tồn tại và phát triển trong điều kiện thực hiện quyền tự chủ.
Thứ năm, quyền tự chủ đại học không có nghĩa là các trường tự lo việc tồn tại mà
không có sự hỗ trợ của nhà nước. Ngược lại nhà nước vẫn đầu tư về kinh phí, nguồn

lực cho mọi hoạt động của trường căn cứ vào chất lượng kết quả đào tạo đầu ra của
nhà trường. Nếu các trường thực hiện tốt quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của
mình thì sẽ được nhà nước tập trung đầu tư tốt hơn.
Thứ sáu, quyền tự chủ đại hoc gắn liền với quá trình xã hội hóa giáo dục đại học.
Giáo dục đại học là một dịch vụ công với sản phẩm đặc thù là nguồn nhân lực chất
lượng, quyết định thành công của nền kinh tế xã hội. Do đó để giáo dục đại học phát
triển cần có sự tham gia của các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiện nhiệm vụ
của các trường. Chỉ khi nào để các trường đại học có được quyền tự chủ rộng rãi thì
việc huy động các nguồn lực xã hội mới hiệu quả và thiết thực. Đây chính là bản chất
xã hội của quyền tự chủ đại học.
2.2.3. Điều kiện thực hiện tự chủ của các trường Đại học
(i) Năng lực của các cơ sở giáo dục đại học công lập
Quyền tự chủ không phải là thuộc tính tự thân của các trường đại học mà nó phản
ánh mối quan hệ giữa nhà nước với nhà trường trong việc thực thi các nhiệm vụ đào
tạo của trường. Do đó để một cơ sở giáo dục đại học được giao quyền tự chủ trong các
hoạt động thì nó phải đáp ứng nhiều đ i hỏi từ phía nhà quản lý, đây như là một yêu
cầu bắt buộc. Một trong những yêu cầu đó là cơ sở giáo dục đại học phải có đủ năng
lực để thực hiện quyền tự chủ của mình. Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và
cả vấn đề chính trị của mình mà mỗi quốc gia có những quy định về điều kiện năng lực
tự chủ khác nhau cho các trường. Các điều kiện này tựu trung lại bao gồm các năng


23
lực về uy tín đào tạo, năng lực nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, năng lực tài
chính, năng lực về tổ chức, năng lực về quản trị điều hành…
Ở Việt Nam hiện nay việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học chủ yếu dựa
vào năng lực tự chủ về tài chính của các trường. Nghị định 43/2006, nghị định 16/2015
và nghị quyết số 77/2014 về cơ chế tự chủ cho các trường đại học công lập hiện nay
đều dựa vào khả năng tự chủ về kinh phí hoạt động thường xuyên cũng như chi đầu tư
của các trường. Đặc biệt điều 32 luật giáo dục đại học năm 2012 quy định các cơ sở

giáo dục đại học được thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực,
kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. Điều này cho thấy các
trường nếu lo được 100% kinh phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư thì sẽ được
quyền tự chủ cao hơn là hoàn toàn chưa phù hợp bởi lẽ hiện nay 23 trường được thực
hiện cơ chế thí điểm tự chủ hầu hết là các trường thuộc khối kinh tế, xã hội, kỹ thuật,
công nghệ nên hầu hết không phải đầu tư nhiều về thiết bị, máy móc, ph ng thí nghiệm
nhiều và có nhiều ngành đào tạo đang có nhu cầu cao từ xã hội. Ngược lại thì các
trường đại học thuộc khối sư phạm hoặc khoa học cơ bản thì khả năng trong vấn đề tự
chủ tài chính không cao, do đó khó có thể được quyền tự chủ cao nhưng nhóm các
trường khác.
(ii) Kiểm định và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học công lập
Kiểm định và xếp hạng trường đại học là một công việc chuyên môn của các tổ
chức độc lập hoặc do Nhà nước thành lập nhằm đánh giá về năng lực đào tạo của các
trường, chất lượng đào tạo cũng như vị thế và uy tín khoa học của từng trường. Theo
quy định của pháp luật các quốc gia trên thế giới thì kết quả kiểm định và xếp hạng
trường đại học là căn cứ cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa trong việc giao quyền tự chủ
trong quản trị trường, phân bổ và cấp phát ngân sách Nhà nước trong thực hiện nhiệm
vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra kết quả kiểm định và xếp hạng trường
cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các trường
đại học, tạo ra vị thế quan trọng cho các trường trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Điển hình như ở Mỹ về kiểm định hiện nay Quốc gia này có trên 50 tổ chức kiểm định
quốc gia làm nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục bên cạnh đó c n có các tổ chức
kiểm định trong các vùng của trường. Đây là các tổ chức chuyên môn đặc thù, đặt ra
các tiêu chí riêng để công nhận chất lượng đào tạo tại các trường. Kiểm định giáo dục
tại Mỹ là một cơ chế giám sát hữu hiệu để đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trong
bối cảnh quyền tự chủ đại học được thực hiện rộng rãi ở quốc gia này. Về xếp hạng
trường đại học hiện nay các quốc gia đều có những tiêu chí cụ thể riêng cho việc xếp
hạng hoặc xếp hạng quốc tế thì do các tổ chức xếp hạng uy tín độc lập tiến hành. Các
tiêu chí tựu chung lại gồm năng lực đào tạo, năng lực nghiên cứu khoa học, tỷ trọng
giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học... Hiện nay trên thế giới đang có 3 bảng xếp hạng



24
đại học uy tín nhất gồm: Times Higher Education (THE) là tạp chí về tin tức và các
vấn đề giáo dục, có trụ sở tại Vương Quốc Anh; bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds
(QS) của Vương Quốc Anh và Shanghai Academic Ranking of World Universities
(ARWU) là bảng xếp hạng đại học thế giới của Đại học Giao thông Thượng Hải
(Trung Quốc).
Theo quy định tại điều 32 Luật giáo dục đại học 2012 về quyền tự chủ đại học thì
một cơ sở giáo dục đại học được giao quyền tự chủ mức độ cao hay thấp hoặc bị tước
quyền tự chủ của mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố kiểm
định và xếp hạng trường đại học. Trích điều 32 Luật giáo dục đại học 2012: “Cơ sở giáo
dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài
chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng
giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù
hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục”.
(iii) Cơ chế giải trình trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học công lập
Tự chủ đại học là quyền lợi thiết thân của các trường để thực hiện quyền tự do
học thuật của mình, nhằm nâng hiệu quả hoạt động và chất lượng của mình. Tuy nhiên
quyền tự chủ đại học cần phải hiểu rằng đó là một nội dung có điều kiện trong mối
quan hệ giữa nhà nước và nhà trường. Các trường mong muốn có quyền tự chủ như là
một quyền đương nhiên, tất yếu. Tuy nhiên, trên thế giới điều này không phải là hiển
nhiên, nó được quy định với các điều kiện và mức độ khác nhau. Như ở Mỹ quyền tự
chủ đại học ở các bang cũng có sự khác nhau. Một trong những điều kiện bắt buộc đi
kèm với việc thực hiện quyền tự chủ của đại học đó là trách nhiệm giải trình. Trách
nhiệm giải trình của đại học gồm trách nhiệm báo cáo với hội đồng trường, với cơ
quan quản lý nhà nước và với xã hội về chất lượng đào tạo của mình trong quá trình
thực hiện quyền tự chủ đại học. Đây là một điều kiện được coi như mang tính đánh đổi
hoặc có thể hiểu là tương quan, bổ sung cho nhau, tức là các trường đại học muốn có
quyền tự chủ thì phải thực hiện tốt trách nhiệm giải trình xã hội của mình, càng minh

bạch, công khai trong trách nhiệm giải trình thì nhà trường càng có quyền tự chủ rộng
rãi nhất. Có thể nói việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học là một xu thế tất yếu
(như đã trình bày ở phần trên) thì việc các trường thực hiện trách nhiệm giải trình xã
hội cũng là một yêu cầu bắt buộc bởi các lý do sau:
Thứ nhất, vì yêu cầu của dân chủ hoá, xã hội hoá giáo dục.
Thứ hai, vì yêu cầu của các nhà tài trợ nguồn lực (nhà nước, các công ty, các phụ
huynh... ).
Thứ ba, vì kinh tế thị trường đ i hỏi “nhà sản xuất” phải chịu trách nhiệm về chất
lượng sản phẩm đào tạo của mình để đáp ứng các quy luật giá trị và quy luật cạnh
tranh.


25
Thứ tư, gắn liền với trách nhiệm xã hội của nhà trường trước nhà nước, trước xã
hội và trước người học cũng như đối với chính bản thân đội ngũ tham gia giáo dục đại
học mới tạo nên sự phát triển bền vững.
2.3. Yêu cầu của chất lượng đào tạo của các trường Đại học sau tự chủ tự
2.3.1. Tính hiệu quả
Chất lượng đào tạo của các trường Đại học sau tự chủ phải mang lại hiệu quả
cao. Hiệu quả của đào tạo của các trường Đại học sau tự chủ không chỉ dừng lại ở tấm
bằng hay giấy chứng nhận mà người đăng ký học nhận được, hơn hết là hiệu quả
chuyển biến từ phía người học trên cả hai yếu tố: Tính cách (sự tích cực, chủ động,
độc lập) và kiến thức. Thêm vào đó, đào tạo của các trường Đại học sau tự chủ giúp
cho việc đào tạo hiệu quả tới được nhiều đối tượng người học khác nhau trên toàn cầu,
có thể cắt giảm được chi phí in ấn, xuất bản và phân phối khi áp dụng việc đào tạo.
2.3.2. Tính linh hoạt
Đào tạo của các trường Đại học sau tự chủ cần linh hoạt từ khi đăng kí học đến
lúc hoàn tất, người học có thể học theo thời gian biểu mình định ra, không bị gò bó bởi
thời gian và không gian lớp học. Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định hướng” và “tự
điều chỉnh”. Người học có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù

hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân, chương trình khóa học theo
yêu cầu của mình, theo định hướng hay theo nhu cầu kiến thức của nhân viên.
2.3.3. Tính khoa học
Chất lượng đào tạo của các trường Đại học đảm bảo tính khoa học như về mở
ngành đào tạo, quá trình để trường mở một ngành đào tạo mới hiện nay mất nhiều thời
gian, phức tạp, khó khăn và trải qua nhiều giai đoạn. Các trường đại học muốn mở
ngành phải đáp ứng các điều kiện, cụ thể: Ngành và chuyên ngành đăng ký đào tạo
phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
vùng, cả nước cũng như của từng lĩnh vực; đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ
hữu bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu; cơ sở vật chất, thiết bị, thư
viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập; chương trình đào tạo bảo đảm
chuẩn kiến thức và kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp và đáp ứng yêu cầu liên
thông giữa các trình độ và vớicác chương trình đào tạo khác;… Tuy nhiên, Luật Giáo
dục đại học cũng quy định Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể điều
kiện, trình tự, thủ tục mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ cao đẳng,
đại học và ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; quyết định cho
phép mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, ngành
hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. …
2.3.4. Tính xu hướng
Việc ứng dụng CNTT đã làm cuộc cách mạng trong việc cá nhân hóa ước mơ học


×