Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thực trạng khám chữa bệnh và nhận thức, thực hành của người cao tuổi về thông tuyến bảo hiểm y tế tại 4 xã thuộc huyện kiến xương tỉnh thái bình năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN HÀ MY

THỰC TRẠNG KHÁM CHỮA BỆNH VÀ NHẬN THỨC,
THỰC HÀNH CỦA NGƢỜI CAO TUỔI VỀ THÔNG TUYẾN
BẢO HIỂM Y TẾ TẠI 4 XÃ THUỘC HUYỆN KIẾN XƢƠNG
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI BÌNH – 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH

NGUYN H MY

THựC TRạNG KHáM CHữA BệNH Và NHậN THứC, THựC HàNH
CủA NGƯờI CAO TUổI Về THÔNG TUYếN BảO HIểM Y Tế TạI 4 Xã
THUộC HUYệN KIếN XƯƠNG TỉNH THáI BìNH NĂM 2017

LUN VN THC S Y T CễNG CNG


Mó s : 8720701

Cỏn b hng dn: 1. PGS.TS. Nguyn c Thanh
2. GS.TS. Lng Xuõn Hin

THI BèNH - 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu,
Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế Công cộng Trƣờng Đại học Y
Dƣợc Thái Bình cùng các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hƣớng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Nhà giáo
Nhân dân GS.TS. Lƣơng Xuân Hiến và PGS.TS. Nguyễn Đức Thanh đã dành
nhiều tâm huyết và trách nhiệm của mình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu để tôi hoàn thành bản luận văn này một cách tốt nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Y tế Công
cộng cùng bạn bè đồng nghiệp nơi tôi đang làm việc đã luôn động viên, hỗ trợ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè thân thiết
của tôi - những ngƣời đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt cả quá trình
học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hà My



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Hà My, học viên khóa đào tạo trình độ Thạc sỹ năm
2016-2018, Chuyên ngành Y tế Công cộng của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái
Bình, xin cam đoan:
1. Đây là bản luận văn do bản thân tôi trực tiếp tham gia thực hiện
trong khuôn khổ đề tài cấp Tỉnh do đơn vị tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Đức Thanh và GS.TS. Lƣơng Xuân Hiến.
2. Các số liệu và thông tin công bố trong nghiên cứu là hoàn toàn chính
xác, trung thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của nơi
nghiên cứu.
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hà My


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

CSSK

Chăm sóc sức khoẻ

CSYT


Cơ sở y tế

DVYT

Dịch vụ y tế

KCB

Khám chữa bệnh

NCT

Ngƣời cao tuổi

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTYT

Trung tâm y tế

TYT

Trạm y tế


WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm ngƣời cao tuổi .................................................................... 3
1.1.2. Khái niệm về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe.................................... 4
1.1.3. Khái niệm về Bảo hiểm y tế ................................................................ 4
1.2. Già hoá dân số .......................................................................................... 6
1.2.1. Tình hình già hoá dân số trên thế giới ................................................ 6
1.2.2. Tình hình già hoá dân số tại Việt Nam ............................................... 9
1.3. Mô hình bệnh tật của ngƣời cao tuổi trên Thế giới và Việt Nam .......... 12
1.3.1. Mô hình bệnh tật NCT trên Thế giới ................................................ 12
1.3.2. Mô hình bệnh tật NCT ở Việt Nam .................................................. 13
1.4. Thực trạng khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi .................................... 15
1.4.1. Trên thế giới ...................................................................................... 15
1.4.2.

Việt Nam ....................................................................................... 17

1.5. Tình hình tham gia BHYT của ngƣời cao tuổi Việt Nam...................... 19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23
2.1. Địa bàn, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu........................................... 23
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu. .......................................................................... 23
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 24

2.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 25
2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .................................................. 25
2.3. Các chỉ số trong nghiên cứu ................................................................... 27


2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin áp dụng trong nghiên cứu ................... 29
2.5. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu .................. 30
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu...................................................................... 31
2.7. Hạn chế sai số......................................................................................... 31
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................... 32
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 33
3.1. Thực trạng khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi .................................... 33
3.2. Nhận thức, thực hành về thông tuyến và phí vận chuyển khi chuyển
tuyến Bảo hiểm y tế của ngƣời cao tuổi................................................ 42
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 58
4.1. Thực trạng khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi .................................... 58
4.2. Nhận thức, thực hành về thông tuyến và phí vận chuyển khi chuyển
tuyến Bảo hiểm y tế của ngƣời cao tuổi................................................ 66
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố giới và độ tuổi của ngƣời cao tuổi ................................ 33


Bảng 3.2.

Phân bố trình độ học vấn của ngƣời cao tuổi ............................. 34

Bảng 3.3.

Tình trạng hôn nhân và điều kiện kinh tế của ngƣời cao tuổi .... 34

Bảng 3.4.

Nguồn thu nhập chính của ngƣời cao tuổi .................................. 35

Bảng 3.5.

Thu nhập trung bình/tháng của ngƣời cao tuổi trong 1 năm qua 35

Bảng 3.6.

Khoảng cách trung bình từ nhà của ngƣời cao tuổi đến các cơ sở
y tế .............................................................................................. 36

Bảng 3.7.

T lệ ngƣời cao tuổi bị ốm trong 1 năm qua .............................. 36

Bảng 3.8.

T lệ ngƣời cao tuổi khám, chữa bệnh khi bị ốm trong 1 năm qua 37


Bảng 3.9.

Mối liên quan giữa trình độ học vấn và hành vi đến cơ sở y tế
khám, chữa bệnh khi bị ốm của ngƣời cao tuổi .......................... 37

Bảng 3.10. Số lần bị ốm và khám chữa bệnh trung bình của ngƣời cao tuổi
trong 1 năm qua .......................................................................... 38
Bảng 3.11. Hình thức khám, chữa bệnh của ngƣời cao tuổi trong lần gần nhất 41
Bảng 3.12. T lệ ngƣời cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế và ý kiến của ngƣời cao
tuổi về việc tham gia bảo hiểm y tế ............................................ 42
Bảng 3.13. Lý do không có bảo hiểm y tế của ngƣời cao tuổi...................... 43
Bảng 3.14. T lệ ngƣời cao tuổi biết về thông tuyến bảo hiểm y tế ............. 43
Bảng 3.15. Nguồn cung cấp chính các thông tin về thông tuyến bảo hiểm y tế
cho ngƣời cao tuổi....................................................................... 44
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa giới tính, nhóm tuổi với việc không biết về
quy định thông tuyến .................................................................. 44
Bảng 3.17. T lệ ngƣời cao tuổi biết về tuyến thăm khám bảo hiểm y tế áp
dụng quy định thông tuyến ......................................................... 45
Bảng 3.18. Đánh giá của ngƣời cao tuổi về quy định thông tuyến Bảo hiểm y tế 46


Bảng 3.19. T lệ ngƣời cao tuổi biết về các nhóm đối tƣợng đƣợc thanh toán
phí vận chuyển khi chuyển tuyến ............................................... 48
Bảng 3.20. T lệ ngƣời cao tuổi sử dụng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh
trong 1 năm qua .......................................................................... 49
Bảng 3.21. Số lần khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trung bình của ngƣời CAO
tuổi trong 1 năm qua .................................................................. 49
Bảng 3.22. T lệ ngƣời cao tuổi theo nhóm xã khám chữa bệnh thông tuyến
Bảo hiểm y tế trong 1 năm qua ................................................... 50
Bảng 3.23. Số lần khám, chữa bệnh thông tuyến bảo hiểm y tế trung bình của

ngƣời cao tuổi trong 1 năm qua ................................................. 51
Bảng 3.24. Hình thức thông tuyến lần gần nhất của ngƣời cao tuổi ............. 51
Bảng 3.25. Lý do khám, chữa bệnh thông tuyến của ngƣời cao tuổi............ 52
Bảng 3.26. Lý do chuyển tuyến trong lần gần đây nhất của ngƣời cao tuổi . 53
Bảng 3.27. Đánh giá của ngƣời cao tuổi về khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
hiện nay ....................................................................................... 54
Bảng 3.28. Lý do ngƣời cao tuổi cho rằng việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y
tế chƣa tốt .................................................................................... 55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

T lệ các cơ sở y tế ngƣời cao tuổi lựa chọn khám chữa bệnh
trong lần gần nhất ................................................................... 40

Biểu đồ 3.2.

Lý do chọn cơ sở y tế để khám chữa bệnh trong lần gần nhất
của ngƣời cao tuổi .................................................................. 41

Biểu đồ 3.3.

Lý do ngƣời cao tuổi cho rằng quy định thông tuyến bảo hiểm
y tế là thuận tiện ..................................................................... 46

Biểu đồ 3.4.

T lệ ngƣời cao tuổi theo trình độ học vấn biết quy định một số
đối tƣợng bảo hiểm y tế đƣợc thanh toán phí chuyển tuyến ...... 47


Biểu đồ 3.5.

Mối liên quan giữa nhận thức và thực hành khám, chữa bệnh
thông tuyến trong 1 năm qua ................................................. 50

Biểu đồ 3.6.

T lệ ngƣời cao tuổi chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong 1
năm qua .................................................................................. 53

Biểu đồ 3.7.

T lệ ngƣời cao tuổi đƣợc bảo hiểm y tế thanh toán phí vận
chuyển khi chuyển tuyến lần gần nhất ................................... 54


DANH MỤC HỘP

Hộp 3.1: Ý kiến của ngƣời cao tuổi về dịch vụ khám, chữa bệnh tại
địa phƣơng ...................................................................... 38
Hộp 3.2:

Nhận xét của lãnh đạo về các loại hình khám, chữa bệnh ............ 39

Hộp 3.3:

Khó khăn ngƣời cao tuổi gặp phải khi đi khám, chữa bệnh tại trạm
y tế xã ............................................................................................ 40


Hộp 3.4:

Những bất cập khi thanh toán bảo hiểm y tế ................................ 56

Hộp 3.5:

Mong muốn để bảo hiểm y tế đáp ứng tốt việc khám, chữa bệnh
cho ngƣời cao tuổi tại trạm y tế xã ............................................... 56

Hộp 3.6:

Mong muốn về những chính sách khám, chữa bệnh cho ngƣời
cao tuổi ......................................................................................... 57


-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, già hóa dân số là một trong những xu
hƣớng dân số quan trọng nhất của thế k 21 và trở thành một vấn đề xã hội có
tác động rất lớn đến tiến trình phát triển chung của tất cả các nƣớc trên nhiều
lĩnh vực kinh tế, xã hội trong đó có y tế [27].
Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự phát triển của kinh tế, xã
hội, đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng lên, tuổi thọ trung
bình ngày càng tăng, dân số Việt Nam đang có xu hƣớng già hoá nhanh cả về
t lệ và số lƣợng tuyệt đối. Số liệu thống kê dân số cho thấy Việt Nam đang ở
cuối của thời kỳ „quá độ dân số‟, so với các nƣớc trong khu vực và trên thế
giới, thời gian để Việt Nam chuẩn bị đón nhận già hóa dân số ngắn hơn rất
nhiều. Bên cạnh đó, dân số cao tuổi Việt Nam có xu hƣớng “già ở nhóm già
nhất”, tức là t lệ ngƣời cao tuổi ở nhóm lớn tuổi nhất (từ 80 trở lên) đã và

đang tăng lên nhanh chóng [54]. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm
2015, cả nƣớc có khoảng 9,5 triệu ngƣời cao tuổi (NCT), chiếm 10,4% dân
số. Nhƣng dự báo đến năm 2030, t lệ này sẽ tăng lên 18% và đến năm 2050
là hơn 30%. Bên cạnh đó, số lƣợng ngƣời cao tuổi trên 80 tuổi cũng sẽ tăng
lên và đến năm 2050 sẽ chiếm trên 6% dân số [36].
Sự thay đổi về cấu trúc dân số dẫn đến biến đổi về mô hình bệnh tật,
trong đó có mô hình bệnh tật của NCT, đặc biệt là của NCT sống ở các vùng
nông thôn Việt Nam, theo đó cũng ảnh hƣởng đến hành vi khám chữa bệnh
của NCT. Việc sử dụng dịch vụ y tế của ngƣời cao tuổi thƣờng bị hạn chế,
đặc biệt là đối với ngƣời cao tuổi ở những vùng nông thôn không có thẻ bảo
hiểm y tế.
Luật BHYT số 25/2008/QH12 đã đƣợc triển khai thực hiện gần 10 và
từng bƣớc đi vào đời sống xã hội, trở thành một công cụ pháp luật có hiệu


-2-

quả, góp phần điều tiết xã hội, phục vụ công cuộc xây dựng nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc ta [24]. Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm y tế
có rất nhiều quy định chế độ ƣu đãi đối với ngƣời dân nói chung và ngƣời
cao tuổi nói riêng, nhƣ một số đối tƣợng ngƣời cao tuổi đƣợc thanh toán phí
vận chuyển khi chuyển tuyến hay nhƣ việc quy định “thông tuyến” khám
chữa bệnh trong Luật sửa đổi bổ sung năm 2015 tạo điều kiện thuận lợi tối
đa cho ngƣời tham gia BHYT nói chung và ngƣời cao tuổi nói riêng trong
việc tiếp cận các dịch vụ y tế [5],[26] . Sau khi thực hiện quy định thông
tuyến, t lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế gia tăng nhanh chóng, đạt 81,7%
vào năm 2016 [8].
Hiện thực trạng ngƣời cao tuổi tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB ra sao,
và khi có những chính sách khuyến khích mở rộng của Luật bảo hiểm y tế
cũng nhƣ chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc kêu gọi sự tham gia

BHYT đặc biệt đối với ngƣời cao tuổi thì nhóm đối tƣợng này tham gia
BHYT nhƣ thế nào? Họ hiểu chính sách BHYT ra sao? là một vấn đề cần
đƣợc làm rõ. Để tìm hiểu về vấn đề này tại huyện Kiến Xƣơng, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng khám chữa bệnh và nhận thức, thực
hành của ngƣời cao tuổi về thông tuyến bảo hiểm y tế tại 4 xã thuộc
huyện Kiến Xƣơng tỉnh Thái Bình năm 2017” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng khám chữa bệnh của người cao tuổi tại 4 xã thuộc
huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm 2017.
2. Mô tả nhận thức, thực hành của người cao tuổi có Bảo hiểm y tế về
thông tuyến điều trị và phí vận chuyển khi chuyển tuyến Bảo hiểm y
tế tại địa bàn nghiên cứu.


-3-

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Hiện nay tuổi già đang đƣợc nhiều lĩnh vực quan tâm nghiên cứu. Việc
phân chia già - trẻ theo tuổi không phản ánh chính xác quá trình sinh học.
Nhiều ngƣời tuổi cao nhƣng vẫn còn trẻ, khoẻ mạnh. Trái lại, cũng có ngƣời
tuổi chƣa nhiều nhƣng đã có những biểu hiện của tuổi già. Vì vậy, việc phân
chia theo tuổi chỉ có tính chất ƣớc lệ và có một ý nghĩa tƣơng đối.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sắp xếp các lứa tuổi nhƣ sau [61]:
- 45-59 tuổi: ngƣời trung niên
- 60-74 tuổi: ngƣời cao tuổi
- 75-90 tuổi: ngƣời già
- Trên 90 tuổi: ngƣời già sống lâu
Việt Nam, các nhà khoa học y học cho rằng: Ngƣời Việt Nam đến độ

tuổi tròn 60 là bắt đầu có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, đặc biệt là sức khoẻ
giảm sút. Mặt khác, tuổi thọ trung bình của ngƣời Việt Nam đã tăng nhiều so
với những năm trƣớc đây.
Việt Nam, Luật về NCT đã quy định những ngƣời từ 60 tuổi trở lên
(không phân biệt giới tính) là ngƣời già [25]. Nhƣng gần đây ở Việt Nam đang
sử dụng danh từ “Ngƣời cao tuổi” thay cho “Ngƣời già”, vì cụm từ “Ngƣời cao
tuổi” bao hàm tính kính trọng, động viên hơn. Tuy nhiên về mặt khoa học,
thuật ngữ “Ngƣời già” hay “Ngƣời cao tuổi” đều đƣợc dùng với ý nghĩa tƣơng
tự nhau.
Theo quy định của Luật này, chúng ta có định nghĩa về NCT nhƣ sau:
Người cao tuổi là công dân Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 60
tuổi trở lên [25].


-4-

1.1.2. Khái niệm về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe
Có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về sức khỏe, nhƣng theo
tuyên ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới tại Alma-Ata năm 1978 thì “Sức khỏe
là một trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ
không chỉ không có bệnh hay thƣơng tật” [61].
Về chất lƣợng sống, theo Tổ chức Y tế Thế giới “Chất lƣợng sống là sự
cảm nhận cá nhân về vị thế của bản thân trong cuộc sống, trong khuôn khổ môi
trƣờng, văn hóa và hệ thống các giá trị mà họ đang sống trong mối liên quan
với các mục đích, ƣớc vọng, chuẩn mực và các mối quan tâm của họ” [59].
CSSK cho NCT có mối liên quan chặt chẽ với khái niệm sức khỏe và chất
lƣợng cuộc sống. Bởi vậy, CSSK cho NCT là công việc của toàn xã hội, đòi
hỏi sự tiếp cận mang tính tổng thể, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các
yếu tố liên quan đến nhu cầu chính của NCT, gồm những nội dung sau [58]:
- Nhu cầu về giáo dục sức khỏe, dinh dƣỡng

- Nhu cầu về điều trị các bệnh mạn tính
- Nhu cầu về điều kiện để chăm sóc dài ngày, phục hồi chức năng,
điều dƣỡng
- Nhu cầu về dinh dƣỡng và các bệnh liên quan đến dinh dƣỡng.
1.1.3. Khái niệm về Bảo hiểm y tế
- Tại các nƣớc công nhiệp phát triển, ngƣời ta đƣa ra khái niệm: BHYT
là một tổ chức cộng đồng, đoàn kết tƣơng trợ lẫn nhau, có nhiệm vụ gìn giữ
sức khỏe, khôi phục lại sức khỏe hoặc cải thiện tình trạng sức khẻo của ngƣời
tham gia [60].
BHYT là hình thức bảo hiểm đƣợc áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ, do chủ lao động đóng góp. Đƣợc nhà nƣớc bao cấp một phần, mức đóng
góp không liên quan đến mức ốm đau, nhằm trợ giúp các thành viên tham gia
khi họ không may gặp rủi ro, đau ốm cần phải khám và điều trị. BHYT đề cao


-5-

tính cộng đồng xã hội, không mang tính chất kinh doanh vì lợi nhuận. Bảo
hiểm y tế là một chính sách xã hội do nhà nƣớc tổ chức thực hiện nhằm huy
động sự đóng góp của ngƣời sử dụng lao động, các tổ chức, cá nhân để thanh
toán chi phí khám chữa bệnh cho những ngƣời gặp rủi ro ốm đau bệnh tật.
Bảo hiểm y tế là một hình thức trong toàn bộ hệ thống an sinh xã hội. BHYT
đã và đang có những chuyển biến tích cực trong việc đóng góp vào sự nghiệp
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân và thực sự là cột trụ của an sinh xã hội
quốc gia [9],[20].
- Tại Việt Nam, Luật BHYT định nghĩa: BHYT là hình thức bảo hiểm
đƣợc thực hiện trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhằm bảo đảm chi trả một
phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh cho ngƣời tham gia BHYT khi họ
ốm đau, bệnh tật [24],[26].
- Đối tƣợng của Bảo hiểm y tế là sức khoẻ của con ngƣời, bất kỳ ai có

sức khoẻ và có nhu cầu bảo vệ sức khoẻ cho mình đều có quyền tham gia
BHYT. Nhƣ vậy đối tƣợng tham gia BHYT là tất cả mọi ngƣời dân có nhu
cầu BHYT cho sức khoẻ của mình hoặc một ngƣời đại diện cho một tập thể,
một cơ quan…đứng ra ký kết hợp đồng BHYT cho tập thể, cơ quan ấy.
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội lớn, là loại hình bảo hiểm đặc
biệt, mang ý nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực
hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Bảo hiểm
y tế là cơ chế kinh tế, theo đó 90% ngƣời khoẻ giúp 10% ngƣời cần chữa
bệnh, mức đóng góp theo luỹ kế lƣơng nhƣng hƣởng thụ thì theo bệnh tật.
Các nƣớc phát triển cũng nhƣ đang phát triển hiện nay đảm bảo nguồn tài
chính dành cho chăm sóc sức khoẻ nhân dân chủ yếu từ hai nguồn sau đây:
Quỹ BHYT xã hội và Ngân sách Nhà nƣớc.
- Khái niệm thông tuyến BHYT: “Ngƣời có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký
khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc


-6-

phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện đƣợc quyền khám bệnh,
chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa,
hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh” [26].
1.2. Già hoá dân số
1.2.1. Tình hình già hoá dân số trên thế giới
Già hóa dân số là một trong những xu hƣớng quan trọng nhất của thế
k 21, dân số đƣợc gọi là già hóa khi ngƣời cao tuổi chiếm t trọng tƣơng đối
lớn trong toàn bộ dân số. T suất sinh giảm và tuổi thọ tăng là hai yếu tố dẫn
đến già hóa dân số, điều này có ý nghĩa quan trọng và ảnh hƣởng lớn đến tất
cả các khía cạnh của xã hội. Đây là dấu hiệu đặc trƣng của thời đại, nó đánh
dấu sự thành công của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học với sự kết hợp
giảm nhanh, giảm mạnh mức chết, mức sinh, làm thay đổi cơ cấu dân số tuổi

và phân bố dân số của từng nhóm tuổi, làm t lệ NCT tăng lên trong cơ cấu
dân số [52],[63].
Trên thế giới, cứ một giây, có hai ngƣời tổ chức sinh nhật tròn 60 tuổi –
trung bình một năm có gần 58 triệu ngƣời tròn 60 tuổi. Hiện nay trên thế giới
cứ chín ngƣời có một ngƣời từ 60 tuổi trở lên và con số này dự tính đến năm
2050 sẽ tăng lên là cứ năm ngƣời sẽ có một ngƣời từ 60 tuổi trở lên. Do vậy
hiện tƣợng già hóa dân số không thể không đƣợc quan tâm [27],[57].
Già hóa dân số đang diễn ra trên tất cả các khu vực và các quốc gia với
các tốc độ khác nhau. Già hóa dân số đang gia tăng nhanh nhất ở các nƣớc
đang phát triển, bao gồm các nƣớc có nhóm dân số trẻ đông đảo. Hiện nay, có
7 trong số 15 nƣớc có hơn 10 triệu ngƣời già là các nƣớc đang phát triển. Già
hóa là một thành tựu của quá trình phát triển, nâng cao tuổi thọ là một trong
những thành tựu vĩ đại nhất của loài ngƣời. Con ngƣời sống lâu hơn nhờ các
điều kiện tốt hơn về chế độ dinh dƣỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y tế,
giáo dục và đời sống kinh tế [57].


-7-

Theo số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2010 có 524 triệu
ngƣời từ 65 tuổi trở lên, chiếm 8% dân số thế giới, và dự báo đến năm 2050
con số này tăng lên gần 1,5 triệu ngƣời, chiếm khoảng 16% dân số toàn thế
giới [62]. Theo số liệu năm 2012, có tới 33 quốc gia đạt đƣợc tuổi thọ trung
bình trên 80 tuổi; trong khi đó năm năm trƣớc đây, chỉ có 19 quốc gia đạt con
số này [27].
Tuổi thọ trung bình đã gia tăng đáng kể trên toàn thế giới. Giai đoạn
năm 2010 - 2015, tuổi thọ trung bình của các nƣớc phát triển là 78, và của các
nƣớc đang phát triển là 68 tuổi. Đến những năm 2045 – 2050, dự kiến tuổi thọ
trung bình sẽ tăng lên đến 83 tuổi ở các nƣớc phát triển và 74 tuổi ở các nƣớc
đang phát triển [27],[54].

Theo quy ƣớc của Liên Hợp Quốc, một quốc gia có t lệ ngƣời cao tuổi
từ 10% trở lên thì quốc gia đó đƣợc coi là dân số già. Pháp đạt t lệ này từ
năm 1935, Thụy Điển năm 1950. Thời gian để một nƣớc tăng t lệ ngƣời cao
tuổi từ 7% lên 10% đạt ngƣỡng dân số già rất khác nhau: Pháp 70 năm, Mỹ 35
năm, Nhật Bản 15 năm. Nhƣ vậy, tốc độ già hóa dân số song song với tốc độ
phát triển kinh tế, xã hội, tốc độ phát triển của mỗi quốc gia càng nhanh thì
tốc độ già hóa dân số càng mạnh [57].
Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu ngƣời từ 60 tuổi trở lên, đến năm
2012, số ngƣời cao tuổi tăng lên đến gần 810 triệu ngƣời. Dự tính con số này
sẽ đạt 1 t ngƣời trong vòng gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi
là 2 t ngƣời. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng, nhƣ vào năm 2012, Châu
Phi có 6 % dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi con số này ở Châu Mỹ La Tinh
và vùng biển Caribe là 10%, ở Châu Á là 11%, Châu Đại dƣơng là 15%, Nam
Mỹ là 19% và Châu Âu là 22%. Đến năm 2050, dự báo t trọng ngƣời cao
tuổi từ 60 tuổi trở lên ở Châu Phi sẽ tăng lên chiếm 10% tổng dân số, so với


-8-

24% ở Châu Á, 24% ở Châu Đại dƣơng, 25% ở Châu Mỹ La Tinh và vùng
biển Caribe, 27% ở Nam Mỹ và 34% ở Châu Âu [27],[57].
Trên toàn cầu, phụ nữ chiếm đa số trong dân số cao tuổi. Hiện nay trên
thế giới, cứ 100 phụ nữ từ 60 tuổi trở lên thì chỉ có 84 nam giới. Cứ 100 phụ
nữ từ 80 tuổi trở lên thì chỉ có 61 nam giới. Nam giới và phụ nữ trải qua giai
đoạn tuổi già một cách khác nhau. Mối quan hệ về giới tác động tới toàn bộ
quá trình sống, ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội một
cách liên tục cũng nhƣ tích lũy [27],[52].
Giữa các khu vực cũng có sự chênh lệch rõ rệt về số lƣợng và t lệ
NCT. T lệ NCT cao nhất ở các nƣớc đã phát triển, chẳng hạn Thụy Điển
khoảng 22% gấp hơn 3 lần Ấn Độ (7,2%) nhƣng số lƣợng NCT nhiều nhất

lại tập trung ở các nƣớc đang phát triển. Trong số 1.120 triệu NCT có tới
805 triệu NCT sống ở các nƣớc nghèo (chiếm tới 80% NCT của thế giới)
(Bảng 1.1) [56]. Giữa năm 2010 và năm 2050, số ngƣời lớn tuổi hơn ngƣời
dân ở các nƣớc kém phát triển dự kiến sẽ tăng hơn 250 phần trăm, so với
tăng 71% ở các nƣớc phát triển [62].
Trong báo cáo tầm nhìn 2017 của Liên Hợp quốc về triển vọng dân số
thế giới cho thấy, sau 50 năm (1950 - 2000), dân số tăng khoảng 2,43 lần, số
NCT tăng 2,76 lần và số NCT ở các nƣớc đang phát triển tăng lên tới 3,03
lần. Nếu 50 năm qua, ngƣời ta thƣờng nói tới “bùng nổ dân số” thì phải nói
“siêu bùng nổ ngƣời cao tuổi”, đặc biệt là ở các nƣớc nghèo. Năm 2002, cứ
10 ngƣời dân thì có 1 NCT, ƣớc tính đến năm 2050 cứ 5 ngƣời thì có 1 NCT.
Phần lớn NCT là nữ (55%), trong đó nhóm từ 75 tuổi trở lên nữ chiếm 65%
và tập trung chủ yếu tại các quốc gia phát triển [56].
T lệ ngƣời cao tuổi ở khu vực nông thôn và thành thị cũng có sự khác
nhau. Năm 1975, t lệ NCT ở nông thôn chỉ là 7,7% thấp hơn so với thành thị
là 10,1%. Với xu hƣớng đô thị hóa ngày càng tăng trên toàn cầu, đặc biệt là ở


-9-

các nƣớc đang phát triển, dự báo trong 20 năm tới số lƣợng NCT ở thành thị
sẽ lên tới 318 triệu ngƣời, vƣợt xa so với nông thôn (khu vực này chỉ có 257
triệu NCT). Đáng chú ý hơn cả là số ngƣời trong nhóm tuổi già nhất (trên 80
tuổi) sẽ tăng nhanh nhất từ 86 triệu năm 2005 lên 394 triệu năm 2050. Tốc độ
già hóa nhanh chóng ở các nƣớc đang phát triển dẫn tới những thay đổi về cấu
trúc và vai trò của gia đình. Hiện tƣợng lớp trẻ dồn về thành phố tìm việc để
lại ngƣời già ở nông thôn, từ đó làm cho phụ nữ trở thành lao động chính và
dẫn tới tình trạng ngày càng có ít ngƣời chăm sóc ngƣời cao tuổi khi già yếu
tại gia đình [27],[54],[56].
1.2.2. Tình hình già hoá dân số tại Việt Nam

Cùng với xu hƣớng chung của thế giới, quá trình già hoá dân số ở Việt
Nam cũng đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, qui mô ngày càng lớn.
Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam là sẽ “già ở nhóm già nhất”, nghĩa là tốc
độ tăng và số lƣợng ngƣời cao tuổi ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽ
ngày càng lớn.
Nhịp độ già hoá dân số ở nƣớc ta trong Thập niên 90 của Thế k XX
và 10 năm đầu của Thế k XXI đã nhanh hơn nhiều so với những năm 1980
(từ 25% lên 33% và 35%), cao hơn nhịp độ tăng dân số (dân số tăng 20% và
dân số già tăng 25% giai đoạn 1979-1989; giai đoạn 1989-1999 các t lệ
tƣơng ứng là 18% và 33%). Nếu nhìn toàn bộ thời kỳ từ 1979 đến 2007, dân
số tăng lên 1,61 lần, còn dân số cao tuổi tăng 2,17 lần. Tốc độ già hoá dân số
nƣớc ta khoảng 35 năm với t lệ NCT tăng gấp đôi từ 5,8% (năm 1989) lên
14% (năm 2025) [34].
Chỉ số già hóa là một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu
hƣớng già hóa của dân số. Chỉ số này đƣợc tính bằng t số giữa dân số từ 60
tuổi trở lên so với dân số dƣới 15 tuổi tính theo phần trăm. Khi chỉ số này
lớn hơn 100 tức là dân số cao tuổi lớn hơn dân số trẻ em. Theo Tổng điều tra


-10-

biến động Dân số và Kế hoạch hoá gia đình (01/4/2015), chỉ số già hóa tăng
từ 18% năm 1989 lên 24,3% năm 1999; 37,9% năm 2010; 42,7% năm 2012
(cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (30%)) và lên 47,1%
năm 2015 [36].
Số liệu từ bốn cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở giai đoạn 1979 2009 cho thấy, t lệ NCT ở nhóm tuổi thấp nhất (từ 60-69) tăng chậm, trong
khi t lệ NCT ở nhóm cao tuổi trung bình (70-79) và già nhất (80+) có xu
hƣớng tăng nhanh hơn. Dự báo của Tổng cục Thống kê (2016) cho giai đoạn
2014 - 2049, khi Việt Nam bƣớc vào giai đoạn dân số “già” cũng là lúc nhóm
dân số cao tuổi nhất tăng với tốc độ cao nhất [35],[37].

So với các quốc gia khác trên thế giới, thậm chí với nhiều nƣớc phát
triển hoặc có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn, tốc độ già hóa dân
số Việt Nam khá cao. Cụ thể, số năm để t lệ dân số từ 65 tuổi trở lên của
Việt Nam tăng từ 7% lên 14% tổng dân số (hay thời gian để dân số quá độ từ
giai đoạn “già hóa” sang “già”) là ngắn hơn nhiều nƣớc: Pháp mất 115 năm,
Thụy Điển mất 85 năm, Mỹ mất 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc mất 26
năm, trong khi Việt Nam chỉ mất 20 năm. Với điều kiện kinh tế, xã hội phát
triển nhƣ hiện nay thì đây thực sự là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc
thích ứng với một dân số “già hóa” nhanh [27],[54].
Cơ cấu ngƣời cao tuổi hiện nay cho thấy, ở Việt Nam đa phần NCT
sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp dù rằng quá trình đô thị
hóa đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam. Tổng điều tra Dân số năm 2009
cho thấy có 72,9% NCT sống ở nông thôn. Trong số NCT, chỉ có khoảng 16 17% đƣợc hƣởng lƣơng hƣu hoặc mất sức, hơn 10% hƣởng trợ cấp ngƣời có
công với đất nƣớc. Nhƣ vậy, có trên 70% NCT hiện nay sống bằng lao động
của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông
thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm phòng khi bất trắc


-11-

tuổi già. Thực tế này đòi hỏi chính sách đối với NCT cần hƣớng đến nông
thôn, cần xây dựng và triển khai chính sách bảo hiểm xã hội cho nông dân,
đẩy mạnh nghiên cứu các hình thức hoạt động phù hợp cho NCT ở nông thôn,
đặc biệt NCT cô đơn, không nơi nƣơng tựa, ngƣời cao tuổi có hoàn cảnh khó
khăn…[35].
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2016, cả nƣớc có 10.144.400
NCT, chiếm khoảng 10,94% dân số. So với năm 2015, số NCT tăng 118.822
ngƣời. Trong đó có 5.138.000 NCT nữ (chiếm 50,65%); 6.636.000 NCT sống
ở khu vực nông thôn (chiếm 65,7%); t lệ NCT là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm
gần 10%. Cả nƣớc có 1.892.900 ngƣời từ 80 tuổi trở lên (chiếm 18,6% tổng số

NCT), trong đó 958.700 ngƣời là nữ; T lệ NCT thuộc diện hộ nghèo chiếm
khoảng 22% [8].
Già hóa dân số cũng tạo ra những thách thức về mặt xã hội, kinh tế và
văn hóa cho các cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng trên toàn cầu. Già hóa
dân số trong bối cảnh trình độ phát triển kinh tế, xã hội còn thấp là một thách
thức vô cùng to lớn. Mọi quốc gia đều phải đối mặt và giải quyết hàng loạt
các vấn đề liên quan đến NCT nhƣ: dịch vụ CSSK NCT ngày càng gia tăng,
sự tăng trƣởng kinh tế phải đáp ứng đủ nhu cầu gia tăng nhóm phụ thuộc
trong khi nhóm lao động lại giảm mạnh. Từ năm 2002, Chính phủ Việt Nam
đã tham gia thực hiện cam kết Chƣơng trình hành động quốc tế Madrid về
ngƣời cao tuổi (NCT). Chƣơng trình là sự cam kết của các chính phủ trong
việc khẳng định vai trò, vị trí của NCT trong xã hội, tạo cơ hội cho NCT có
cuộc sống vật chất và tinh thần tốt nhất góp phần vào nâng cao chất lƣợng
cuộc sống. Cùng với việc ban hành Luật Ngƣời cao tuổi Việt Nam đã tạo ra
khung pháp lý để xây dựng các chính sách, chƣơng trình trợ giúp dành cho
nhóm ngƣời cao tuổi [14].


-12-

1.3. Mô hình bệnh tật của ngƣời cao tuổi trên Thế giới và Việt Nam
Mô hình bệnh tật ở NCT khác biệt với mô hình bệnh tật chung, phản
ánh hậu quả của quá trình lão hóa, những thói quen, điều kiện sống, lối sống
hành vi (hút thuốc, uống rƣợu,…) cũng nhƣ các yếu tố xã hội khác (tình trạng
kinh tế, xã hội, văn hóa…. Bệnh mắc ở tuổi già thƣờng khác với bệnh hay
mắc ở tuổi trẻ.
Thách thức lớn nhất đối với việc chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi hiện
nay là mô hình và nguyên nhân bệnh tật của NCT đang thay đổi nhanh chóng
khiến cho gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ. Một vài đặc điểm nổi bật
trong mô hình bệnh tật ở NCT có thể kể đến nhƣ: Khi NCT mắc bệnh, triệu

chứng không điển hình, không rõ rệt, NCT có lúc không thể nói rõ bệnh tật và
sự khó chịu của mình, kém phản ứng nhanh nhạy với các triệu chứng.
- T lệ bị bệnh tăng cùng với số tuổi. Ví dụ: ở tuổi trên 80, t lệ bị bệnh
cao huyết áp tăng gấp 2 lần so với lứa tuổi từ 60 đến 65 tuổi; t lệ bị điếc do
xơ màng nhĩ tăng gấp 9 lần…
- NCT thƣờng phát hiện ra nhiều bệnh, cơ thể NCT có thể cùng một lúc
mắc nhiều loại bệnh làm cho việc chẩn đoán gặp khó khăn nhất định.
- Nói chung thì các cụ bà có t lệ mắc bệnh cao hơn các cụ ông. Nhƣng
đi vào cụ thể từng bệnh thì có bệnh t lệ ngang nhau, cũng có bệnh các cụ ông
mắc nhiều hơn các cụ bà hay ngƣợc lại.
- Nhu cầu CSSK của NCT rất lớn, chủ yếu gồm những nhu cầu về giáo
dục sức khoẻ, dinh dƣỡng, nhu cầu điều trị các bệnh mạn tính…[16],[47].
1.3.1. Mô hình bệnh tật NCT trên Thế giới
Sự chuyển đổi từ t lệ tử vong cao xuống thấp và khả năng sinh sản đi
cùng với kinh tế xã hội sự phát triển cũng có nghĩa là một sự thay đổi trong
các nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong. Các nhà nhân khẩu học
và các nhà dịch tễ học mô tả sự chuyển đổi này nhƣ một phần của một


-13-

"chuyển dịch dịch tễ học" đặc trƣng bởi sự suy yếu của các bệnh truyền
nhiễm hay các bệnh cấp tính và tầm quan trọng của vấn đề đang nổi lên hiện
nay là của các bệnh mạn tính và thoái hóa [47],[62].
Đến năm 2030, các bệnh không lây đƣợc dự kiến sẽ chiếm hơn một nửa
số bệnh gánh nặng ở các nƣớc có thu nhập thấp và nhiều hơn 3/4 ở các nƣớc
có thu nhập trung bình. Bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng sẽ chiếm 30% và
10% tƣơng ứng ở các nƣớc có thu nhập thấp và các nƣớc có thu nhập trung
bình. Trong số dân số 60 tuổi trở lên, bệnh không lây nhiễm đã chiếm hơn
87% gánh nặng ở các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình và cao. Nhƣng

mối đe dọa về sức khoẻ tiếp tục từ bệnh truyền nhiễm cho ngƣời lớn tuổi
không thể cũng đƣợc bỏ qua. Các chƣơng trình phòng chống bệnh truyền
nhiễm, bao gồm cả những ngƣời có HIV/AIDS, thƣờng bỏ bê ngƣời già và bỏ
qua những ảnh hƣởng tiềm tàng của già hóa dân số [62],[64].
Gần đây, lĩnh vực CSSK và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho NCT đã
đƣợc các nhà khoa học ở nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Các
tác giả đã đƣa ra những bằng chứng về mối liên quan giữa bệnh tật và sự suy
giảm các chức năng cơ thể đối với chất lƣợng cuộc sống [47],[50],[51].
Sự gia tăng dân số NCT cùng với xu hƣớng bị bệnh thị lực ngày càng
trở thành một thách thức đối với các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh dó, các
nghiên cứu khác chỉ ra các yếu tố nhƣ trình độ học vấn, lối sống ít vận động,
dinh dƣỡng không hợp lý, thói quen hút thuốc lá và uống rƣợu cũng góp phần
gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng sống của NCT [51].
1.3.2. Mô hình bệnh tật NCT ở Việt Nam
Bệnh nhân cao tuổi thƣờng nhập viện với nhiều vấn đề và do nhiều
nguyên nhân gây nên, đặc điểm bệnh lý chung ở ngƣời cao tuổi là biểu hiện
thƣờng không điển hình và đa bệnh lý.


-14-

Sự phát triển kinh tế - xã hội kéo theo sự thay đổi về mô hình bệnh tật nói
chung và mô hình bệnh tật của NCT nói riêng. Các bệnh mạn tính chiếm chủ
đạo, đòi hỏi quản lý lâu dài, phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc – bệnh nhân –
gia đình – cộng đồng. Nhƣng kết quả điều trị cho thấy phần lớn NCT chƣa có
thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hệ quả là nhiều ngƣời không biết
mình có bệnh hoặc nếu biết thì cũng không tuân thủ các biện pháp điều trị và
phòng ngừa thích đáng. Xem xét từ góc độ đánh giá chức năng thì mặc dù
bệnh/rối loạn phổ biến ở nhóm NCT nhƣng t lệ NCT có tình trạng phụ
thuộc, cần sự trợ giúp trong hoạt động sống hàng ngày thấp, chiếm 1-2% [34].

Tại Việt Nam, năm 2008 một nghiên cứu mang tính điều tra dịch tễ học
mô hình bệnh tật sức khoẻ ở ngƣời cao tuổi do Viện Lão khoa Quốc gia tiến
hành cho thấy trung bình một ngƣời cao tuổi có khoảng gần 3 bệnh hoặc rối
loạn bệnh lý, những bệnh lý rối loạn chiếm t lệ cao là tăng huyết áp, thoái
hóa khớp, bệnh lý tiêu hoá, giảm thị lực do đục thu tinh thể; những bệnh lý
rối loạn có xu hƣớng tăng nhanh nhƣ đái tháo đƣờng, rối loạn lipid máu, trầm
cảm, sa sút trí tuệ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [40]. Một nghiên cứu tại
bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009 cho thấy ở ngƣời cao tuổi, các bệnh lý về tuần
hoàn chiếm t lệ cao nhất (62,7%), các bệnh tiếp theo lần lƣợt là bƣớu tân
sinh (29,1%), bệnh tiêu hóa (17,4%), bệnh hô hấp (16,7%), bệnh về nội tiết
dinh dƣỡng và chuyển hóa (15,7%) [22].
Những bệnh lý tim mạch thực sự là những bệnh đe dọa nghiêm trọng đến
sức khỏe, tính mạng của ngƣời cao tuổi. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (vốn có
nguyên nhân từ các bệnh về đƣờng hô hấp kéo dài), cũng xuất hiện ở 12,6%
NCT và tuổi càng cao thì t lệ này càng lớn, từ 10,8% ở nhóm tuổi từ 60 đến 74,
lên tới 17,2% ở nhóm tuổi trên 75. Một số loại bệnh khác thể hiện sự thoái hóa
chức năng ở cơ thể ngƣời già gây ảnh hƣởng đến sức khỏe và chất lƣợng cuộc
sống [16].


×