Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng tiền tăng huyết áp và kiến thức, thực hành của người dân 40 49 tuổi tại 2 xã thuộc thành phố thái bình tỉnh thái bình năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

BÙI THANH LỊCH

THỰC TRẠNG TIỀN TĂNG HUYẾT ÁP
VÀKIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƢỜI DÂN
40- 49 TUỔI TẠI 2 XÃ THUỘC THÀNH PHỐ THÁI BÌNH,
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Thái Bình – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

BÙI THANH LỊCH

THỰC TRẠNG TIỀN TĂNG HUYẾT ÁP
VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƢỜI DÂN
40- 49 TUỔI TẠI 2 XÃ THUỘC THÀNH PHỐ THÁI BÌNH,
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8720701

Hƣớng dẫn khoa học:

1. TS. Đặng Bích Thủy


2. PGS.TS. Vũ Phong Túc

THÁI BÌNH – 2019


LỜI CẢMƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,
phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế Công cộng cùng các Thầy,
Côtại Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại trạm y tế, các nhân viên y tế
thôn tại xã Đông Mỹ và xã Vũ Chính đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, làm việc và thu thập số liệu để hoàn thành luận văn đúng
tiến độ.
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi tới hai Thầy, Cô hƣớng dẫn
của mình là TS.Đặng Bích Thủy và PGS.TS. Vũ Phong Túc, đã hƣớng dẫn
chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời
thân trong gia đình đã thƣờng xuyên động viên, khích lệ và tạo điều kiện để
tôi học tập nghiên cứu trong suốt khóa học vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Bình, tháng 06 năm 2019

Bùi Thanh Lịch


LỜICAM ĐOAN

Tôixincamđoanrằng nghiêncứunày làcủa riêng tôi.Những sốliệu

trongnghiêncứulàdo tôi thuthậptrongquátrìnhnghiêncứuvàhọc tập tại Trƣờng
Đại học Y Dƣợc Thái Bình.
Kếtquảthuthậpđƣợctrongnghiêncứuchƣađƣợcđăngtảivàcông
bốtrênbấtkỳmộttạpchíhaycôngtrìnhkhoahọcnào.Cáctríchdẫn, sốliệutham khảo
trong luận vănđềulànhữngtàiliệuđãđƣợccôngnhận.

Thái Bình,tháng06năm 2019
Học viên

Bùi Thanh Lịch


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI :

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

BKLN:

Bệnh không lây nhiễm

HA:

Huyết áp

HATT :

Huyết áp tâm thu

HATTr:


Huyết áp tâm trƣơng

THA:

Tăng huyết áp (Hypertension)

TTHA :

Tiền tăng huyết áp (Prehypertension)

TBMMN

Tai biến mạch máu não

TCBP:

Thừa cân béo phì

WHR:

Waist Hip Ratio (Tỷ số vòng bụng trên vòng mông)

WHO:

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1

Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. Tổng quan chung về huyết áp, tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp ..... 3
1.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân .................................................................................. 3
1.1.3. Phân loại huyết áp .......................................................................... 4
1.1.4. Một số nghiên cứu về tăng huyết áp, tiền tăng huyết áp trên thế
giới và Việt Nam ............................................................................ 7
1.2. Cơ chế bệnh sinh và biến chứng của tăng huyết áp ............................ 14
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh .......................................................................... 14
1.2.2. Biến chứng của tăng huyết áp ...................................................... 16
1.3. Các yếu tố nguy cơ của tiền tăng huyết áp .......................................... 17
1.4. Các biện pháp phòng chống tiề n tăng huyế t áp, tăng huyết áp ........... 22
1.5. Điề u tri ̣tiề n tăng huyế t áp ................................................................... 26
Chƣơng 2:ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 27
2.1 Địa điểm, đối tƣợng nghiên cứu ........................................................... 27
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: ................................................................... 27
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 29
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................... 29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 29
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 29
2.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu, cỡ mẫu .................................................. 29
2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................. 30
2.3.1. Công cụ thu thập số liệu ............................................................... 30
2.3.2. Chuẩ n bi ̣và thu thập số liệu tại cộng đồng .................................. 30
2.3.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu ....................................... 31
2.3.4. Các biến số trong nghiên cứu ....................................................... 32


2.4. Phân tích và xử lý số liệu .................................................................... 33
2.5. Sai số và biện pháp khắc phục sai số................................................... 33

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................... 34
Chƣơng 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 35
3.1. Thực trạng tiền tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến tiền tăng
huyết áp ở ngƣời dân 40 -49 tuổi ........................................................ 35
3.1.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu ............................................ 35
3.1.2. Thực trạng tiền tăng huyết áp ....................................................... 38
3.1.3. Một số yếu tố liên quan tới tiền tăng huyết áp ............................. 41
3.2. Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh của ngƣời dân ................ 46
3.3.1. Kiến thức của ngƣời dân về phòng chống bệnh trong năm qua .. 46
3.3.2. Thực hành của ngƣời dân về phòng chống bệnh trong năm qua .... 49
Chƣơng 4:BÀN LUẬN ................................................................................... 53
4.1. Thực trạng tiền tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến tiền tăng
huyết áp ở ngƣời dân 40-49 tuổi ......................................................... 53
4.1.1. Về đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ............................. 53
4.1.2. Thực trạng mắc tiền tăng huyết áp của đối tƣợng nghiên cứu ..... 56
4.1.3. Một số yếu tố liên quan tới tiền tăng huyết áp ............................. 59
4.2. Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh của ngƣời dân ................ 64
4.2.1. Thực hành của ngƣời dân về phòng chống bệnh trong năm qua .... 64
4.2.2. Thực hành của ngƣời dân về phòng chống bệnh trong năm qua .... 66
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thông tin về đối tƣợng nghiên cứu ........................................... 35


Bảng 3.2.

Tiề n sƣ̉ tăng huyết áp của ngƣời thân trong gia điǹ h của đố i
tƣơ ̣ng nghiên cƣ́u ....................................................................... 37

Bảng 3.3.

Giá trị huyết áp trung biǹ h của đố i tƣơ ̣ng nghiên cứu............... 38

Bảng 3.4.

Tỷ lệ tăng huyết áp, tiền tăng huyết áp của đối tƣợng nghiên cứu . 38

Bảng 3.5.

Tỷ lệ tiền tăng huyết áp của đối tƣợng theo giới, tuổi............... 39

Bảng 3.6.

Tỷ lệ tiền tăng huyết áp của đối tƣợng theo xã ......................... 39

Bảng 3.7.

Tỷ lệ tiền tăng huyết áp của đối tƣợng nghiên cứu theo nghề
nghiệp ........................................................................................ 40

Bảng 3.8.

Tỷ lệ tiền tăng huyết áp của đối tƣợng theo BMI ...................... 40


Bảng 3.9.

Liên quan giữa giới tính, nhóm tuổi và tiền tăng huyết áp........ 41

Bảng 3.10. Liên quan giữa loại hình lao động và tiền tăng huyết áp........... 41
Bảng 3.11. Liên quan giữa tiền sử tăng huyết áp trong gia đình với tiền tăng
huyết áp ..................................................................................... 42
Bảng 3.12. Liên quan giữa tiền sử gia đình có ngƣời chết do bệnh tim mạch
và tiền tăng huyết áp ................................................................. 42
Bảng 3.13. Liên quan giữa hút thuốc và tiền tăng huyết áp ........................ 43
Bảng 3.14. Liên quan giữa uống bia/rƣợu và tiền tăng huyết áp ................. 43
Bảng 3.15. Liên quan giữa thói quen ăn mặn và tiền tăng huyết áp ............ 44
Bảng 3.16. Liên quan giữa thói quen ăn nhiều dầu mỡ và tiền tăng huyết áp . 44
Bảng 3.17. Thói quen ăn hoa quả và tiền tăng huyết áp .............................. 45
Bảng 3.18. Liên quan giữa hoạt động thể lực và tiền tăng huyết áp ............ 45
Bảng 3.19. Kiến thức đúng về chỉ số huyết áp trong chẩn đoán tiền tăng
huyết áp của đối tƣợng nghiên cứu............................................ 47
Bảng 3.20. Kiến thức về cách phát hiện bệnh tăng huyết áp ....................... 47


Bảng 3.21. Kiến thức về yếu tố nguy cơ tiền tăng huyết áp của đối tƣợng .... 48
Bảng 3.22. Thực hành về thay đổi lối sống của đối tƣợng .......................... 49
Bảng 3.23. Thực hành về thay đổi chế độ ăn uống của đố i tƣơ ̣ng............... 50
Bảng 3.24. Thực hành về kiểm tra huyết áp của đối tƣợng ......................... 50
Bảng 3.25. Địa điểm thăm khám nếu bị THA của đối tƣợng ...................... 51
Bảng 3.26. So sánh số ngày hoạt động thể lực trung bình của đố i tƣơ ̣ng
nghiên cứu theo giới .................................................................. 52


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu .................................... 36
Biểu đồ 3.2. Tiền sử mắc bệnh của đối tƣợng nghiên cứu ............................ 36
Biểu đồ 3.3. Phân loại BMI của đối tƣợng nghiên cứu ................................. 37
Biểu đồ 3.4. Nguồn cung cấp thông tin về tiền THA .................................... 46
Biểu đồ 3.5. Hiểu biết của ngƣời dân về phòng bệnh tiền tăng huyết áp ..... 49
Biểu đồ 3.6. Hoạt động thể lực ít nhất 30 phút trong ngày/tuần qua của đối
tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 51
Biểu đồ 3.7. Hình thức rèn luyện thể lực trong tuần qua của đối tƣợng ....... 52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay Tiền tăng huyết áp (prehypertension) đang là một vấn đề phổ
biến nhƣng chƣa đƣợc chú trọng và quản lý chặt chẽ. Tiền tăng huyết áp có
thể sẽ chuyển thành bệnh tăng huyết áp nếu không làm thay đổi lối sống,
chẳng hạn nhƣ bắt đầu tập thể dục và ăn uống lành mạnh... Cả hai tiền tăng
huyết áp và tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và suy tim. Tiền
tăng huyết áp là áp lực tâm thu 120-139 mmHg hoặc áp lực tâm trƣơng 8089mmHg.Giảm cân, tập thể dục và thay đổi lối sống lành mạnh khác có thể
kiểm soát tiền tăng huyết áp [51],[53].
Tiền tăng huyết áp không gây ra triệu chứng. Cách duy nhất để phát hiện
tiền tăng huyết áp là theo dõi huyết áp. Tiền tăng huyết áp nếu đƣợc phát hiện
sớm thì việc kiểm soát sẽ rất có hiệu quả và hạn chế đƣợc tỷ lệ tăng huyết áp
và các biến chứng nguy hiểm, giảm nguy cơ tử vong và giảm gánh nặng bệnh
tật cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra một
số nguy cơ từ hành vi, lối sống có thể dẫn đến bệnh tiền THA (nhƣ hút thuốc
lá, uống rƣợu, ăn uống không hợp lý, lối sống tĩnh tại ít vận
động...)[9],[21],[33],[54].
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trên thế giới. Theo ƣớc tính
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2017 trên thế giới đã có khoảng972

triệu ngƣời bị tăng huyết áp (chiếm 26,4% dân số), và có tới 7,5 triệu ngƣời tử
vong do nguyên nhân trực tiếp là tăng huyết áp. Dự báo đến năm 2025 có
khoảng 1,56 tỷ ngƣời bị tăng huyết áp [60].
Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 17,5 triệu ngƣời tử vong do các bệnh
lý về tim mạch. Tăng huyết áp là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong
cao[32],[58].


2

Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp cũng gia tăng nhanh chóng: Kết quả
điều tra dịch tễ học của Viện Tim mạch Trung ƣơng tại 8 tỉnh, thành phố của
cả nƣớc năm 2008 cho thấy tỷ lệ ngƣời trƣởng thành từ 25 tuổi trở lên bị tăng
huyết áp là 25,1% [31].
Tăng huyết áp là căn bệnh diễn biến âm thầm, ít có dấu hiệu cảnh báo.
Những dấu hiệu của tăng huyết áp thƣờng không đặc hiệu và ngƣời bệnh
thƣờng không thấy có gì khác biệt với ngƣời bình thƣờng cho đến khi xảy ra
tai biến. Vì vậy, tăng huyết áp mà phần lớn không tìm thấy nguyên nhân
(khoảng 95%) đang trở thành mối đe dọa toàn thể nhân loại bởi nhiều biến
chứng nguy hiểm nhƣ: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy tim, suy thận
mạn…thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hƣởng đến
sức khỏe, sức lao động của ngƣời bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và
xã hội [31],[56].
Tuy nhiên, ở nƣớc ta các nghiên cứu về tăng huyết áp đã đƣợc triển khai
khá nhiều, tuy nhiên nghiên cứu về mô hình tiền tăng huyết áp tại cộng đồng
chƣa đƣợc chú trọng. Vì vậy, để góp phần cải thiện một số yếu tố nguy cơ và
hạn chế của tiền tăng huyết áp tại cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Thực trạng tiền tăng huyết áp và kiến thức,thực hành của ngƣời
dân 40-49tuổi tại 2 xã thuộc thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình năm
2018” với hai mục tiêu:

1.Mô tả thực trạngtiền tăng huyết ápvà một số yếu tố liên quan đến tiền
tăng huyết áp ở người dân 40-49 tuổi tại hai xã thuộc thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Bình năm 2018.
2.Mô tả kiến thức,thực hành về phòng chống tiền tăng huyết áp của
người dân 40-49 tuổi tại hai xã thuộc thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
năm 2018.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan chung về huyết áp, tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp
1.1.1. Khái niệm
Huyết áp là một trong bốn biểu hiện chức phận sống của cơ thể.Huyết áp
đƣợc đo với đai cánh tay bơm phồng và đo áp suất. Đọc huyết áp theo milimét
thuỷ ngân (mm Hg), có hai con số. Số trên, số áp lực trong động mạch khi tim
đập (áp suất tâm thu). Số thứ hai thấp hơn, số áp lực trong động mạch giữa
các lần đập (áp suất tâm trƣơng).
Theo Viện Tim mạch huyết áp bình thƣờng là dƣới 120/80. Tiền tăng
huyết áp khi huyế t áp tƣ̀ 120/80 mmHg đến 139/89 mmHg, tăng huyết áp khi
huyế t áp tƣ̀ 140/90 mmHg trở lên [9],[56].
1.1.2. Nguyên nhân
Bất kỳ yếu tố làm gia tăng áp lực đối với các thành động mạch có thể
dẫn đến tiề n tăng huyế t áp , tiền tăng huyết áp có nguy cơ tiến triển thành tăng
huyết áp.Xơ vữa động mạch, đó là sự tích tụ mỡ trong động mạch, có thể dẫn
tới huyết áp cao.Điều kiện có thể dẫn đến tiề n tăng huyế t áp hoặc huyết áp
cao bao gồm:
 Xơ vữa động mạch.
 Ngủ ngƣng thở.

 Bệnh thận.
 Tuyến thƣợng thận bệnh.
 Bệnh tuyến giáp….
Thông thƣờng, huyết áp cao phát triển dần dần trong nhiều năm mà
không có một nguyên nhân nhận dạng cụ thể.
Yếu tố nguy cơ tiề n tăng huyế t áp bao gồm [9],[31],[47]:


4

- Thừa cân hoặc béo phì. Một yếu tố nguy cơ chính đang thừa cân. Việc
lớn hơn trọng lƣợng cơ thể, máu nhiều hơn cần phải cung cấp oxy và chất
dinh dƣỡng đến các mô. Khi thể tích máu lƣu thông qua mạch máu tăng lên,
do đó các lực tăng trên thành động mạch.
- Tuổi: Ngƣời lớn tuổi có nhiều khả năng bị tiề n tăng huyế t áp hơn là
ngƣời trẻ. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, trong thực tế, ngƣời lớn khỏe mạnh ở
tuổi 55 có 90% nguy cơ bịtăng huyết áp.
- Giới tính: Tiề n tăng huyế t áp phổ biến hơn ở nam nhiều hơn nữ.
- Tiền sử gia đình huyết áp cao.
- Lối sống ít vận động.
- Chế độ ăn nhiều natri hay ít kali.
- Sử dụng thuốc lá.
- Sử dụng quá nhiều rƣợu.
Một số điều kiện mãn tính – bao gồm cholesterol cao, tiểu đƣờng và
ngƣng thở khi ngủ – có thể làm tăng nguy cơ tiền tăng huyết áp.
1.1.3. Phân loại huyếtáp
Đo huyết áp tại phòng khám là phƣơng pháp hay sử dụng nhất và
thƣờng quy để chẩn đoán tăng huyết áp. Theo Nguyễn Lân Việt và cộng sự
[31],Laura P.S và cộng sự [54] thì các hƣớng dẫn quốc tế thống nhất phƣơng
pháp đo huyết áp quy chuẩn bao gồm đo ở tƣ thế ngồi, ngƣời bệnh nghỉ ngơi

5 phút trƣớc khi đo, sử dụng băng đo có kích thƣớc phù hợp với chu vi vòng
cánh tay, đo huyết áp ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 phút, con số huyết áp
là trung bình cộng của hai lần đo. Để giảm bớt dao động huyết áp, các máy đo
huyết áp tự động đƣợc phát triển. Huyết áp tâm thu khi đo bằng máy tự động
có thể thấp hơn 5 – 10 mmHg khi đo bằng máy thƣờng quy ngay cả khi bệnh
nhân đang nói chuyện. Chính vì những lí do đó mà phƣơng pháp đo huyết áp
trong thử nghiệm SPRINT vẫn gây nhiều tranh cãi. Máy đo huyết áp lƣu động


5

đƣợc sử dụng khá phổ biến ở châu Âu và một số nơi khác trên thế giới đã
cung cấp nhiều thông tin về con số huyết áp ngày và đêm, mặt khác phƣơng
pháp này cũng giúp chẩn đoán một số thể bệnh tăng huyết áp nhƣ tăng huyết
áp áo choàng trắng và tăng huyết áp ẩn giấu (tăng huyết áp mặt nạ). Các
thông tin về trị số huyết áp trung bình trong 24 giờ, huyết áp trung bình ban
đêm, huyết áp trung bình ban ngày cũng gợi ý tiên lƣợng biến cố tim mạch
nhƣ tử vong tim mạch, tử vong do mọi nguyên nhân tốt hơn trị số huyết áp đo
tại phòng khám.
Có nhiều cách phân loại nhƣng cho đến nay, cách phân loại của JNC7(2003)đƣợcsửdụngrộngrãidotínhthựctiễnvàứngdụngcủanó [9].
Bảng 1.1: Phân loại tăng huyết áp theoJNC – 7
Khái niệm
HA bình thƣờng

HA tâm thu

HA tâm trƣơng

(mmHg)


(mmHg)

< 120



< 80

Tiền THA

120 - 139

và/hoặc

80 - 89

THA độ I

140 -159

và/hoặc

90 - 99

THA độ II

≥ 160

và/hoặc


≥ 100

Tuy nhiên, cách phân độ mới với JNC 7, việc phân loại cao huyết áp lại
trở nên đơn giản, từ 3 độ trƣớc đây chỉ còn 2 độ nhƣ ngày nay. Hiện nay, từ
120/80 mmHg đến 139/89 mmHg đƣợc gọi là “tiền cao huyết áp”. Từ 140/90
mmHg đến 159/99 mmHg là cao huyết áp độ 1, trên 160/100 mmHg là cao
huyết áp độ 2, và chỉ ở hai độ này bệnh nhân mới phải dùng thuốc theo chỉ
định của bác sĩ (BS). Sự phân độ này giúp cho việc điều trị và theo dõi bệnh
trở nên đơn giản, mặt khác bệnh nhân cũng có thể kiểm soát bệnh tốt hơn.
Vấ n đề khác biê ̣t nhấ t của JNC 7 chính là khái niệm “tiền cao huyết
áp”, vì qua đó có thể cứu đƣợc mạng sống của hàng chục triệu ngƣời. Khái


6

niệm này đƣợc đƣa ra vì HA động mạch tăng theo tuổi và phần lớn có thể tiến
triển

thành

tăng

huyết

áp

trong

suốt


cuộc

đời.

Theo

nghiêncứuFramingham(Hoa Kỳ), có đến 90% ngƣời HA bình thƣờng ở độ
tuổi 55 có nguy cơ bị cao huyết áp trong những năm sau đó. Mặt khác, nhiều
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các bệnh tim
mạch khác tăng lên cùng với sự gia tăng của HA. Sự tƣơng quan đó đƣợc bắt
đầu ngay cả khi mức HA còn thấp: 115/75 mmHg. Từ mức này, mỗi khi HA
tăng thêm 20/10 mmHg thì nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch sẽ tăng
gấp đôi.
Ý nghĩa của khái niệm “tiền cao huyết áp” còn ở chỗ làm cho bệnh
nhân ý thức hơn về sức khỏe của mình.Với bảng phân loại cũ, khái niệm “HA
bình thƣờng cao”, (chỉ những ngƣời sắp bị cao huyết áp) không làm cho bệnh
nhân quan tâm và thiếu động cơ điều trị.Ngƣợc lại, một ngƣời “tiền cao huyết
áp” sẽ rất cảnh giác, không để tiến triển thành cao huyết áp thật sự. Dù vậy,
dựa trên nhiều nghiên cứu, JNC 7 nhấn mạnh chỉ cần thay đổi lối sống của
mình là những ngƣời “tiền cao huyết áp” có thể phòng ngừa đƣợc cao huyết
áp.
Một quan niệm khác của JNC 7 liên quan đến điều trị.Ngày nay, nhóm
thuốc lợi tiểu Thiazide vẫn đƣợc xem là nền tảng. Dù sử dụng đơn độc hay
chung với những loại thuốc khác, Thiazide phải là chọn lựa hàng đầu. Nhiều
thử nghiệm lâm sàng cho thấy chúng ngăn ngừa đƣợc các biến cố tim mạch
nhƣ những loại thuốc khác mà giá thành lại rẻ hơn nhiều. Điều này rất có ích
cho bệnh nhân nghèo.
JNC 7 cũng đề nghị đến việc điều chỉnh lối sống gồm: Giảm cân ở
ngƣời quá cân hoặc béo phì; tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả, thực
phẩm ít chất béo, giảm mỡ bão hòa và mỡ toàn phần; thực hành chế độ ăn

giảm muối Na+, giàu K+ và Ca++, tăng cƣờng hoạt động thể lực, điều chỉnh


7

bớt lƣợng rƣợu tiêu thụ hằng ngày. Nhìn chung, việc điều chỉnh lối sống tốt sẽ
làm giảm HA, tăng hiệu quả điều trị của các thuốc hạ áp và làm giảm nguy cơ
biến cố tim mạch.
Mới đây nhất năm 2014, Ủy ban quốc gia về quản lý và điều trị tăng
huyết áp lần thứ VIII của Hoa Kỳ (JNC 8), trên cơ sở những bằng chứng thực
nghiệm và kết qủa rút ra từ JNC 8 đã đƣa ra khuyến cáo cụ thể về phân loại,
quản lý và điều trị tăng huyết áp. JNC 8 đƣợc bổ sung thêm khuyến cáo về
tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
Tại Việt Nam, năm 2018 Hội Tim mạch học quốc gia đã đƣa ra những
khuyến cáo cụ thể và chi tiết trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
1.1.4. Một số nghiên cứu về tăng huyết áp, tiền tăng huyết áp trên thế giới
và Việt Nam
1.1.4.1.Trên thế giới
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và nhập viện do
bệnh lý tim mạch. Điều trị tăng huyết áp đã chứng minh giảm đƣợc các biến
cố nhƣ tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim và tử vong tim mạch [53]. Năm
2010, tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp trên thế giới là khoảng 31%, trong đó 75%
ở các nƣớc thu nhậpthấp hoặc trung bình. Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp đƣợc
kiểm soát dƣới 140/90 mmHg chỉ đạt 7,7%. Nghiên cứu tại Trung Quốc năm
2017 cho thấy tỷ lệ bị tăng huyết áp ở những ngƣời từ 35-75 tuổi là 44,7%.
Mặc dù tỷ lệ ngƣời bị tăng huyết áp cao nhƣng chỉ có 44,7% đƣợc phát hiện,
30,1% đƣợc điều trị thuốc huyết áp và 7,2% kiểm soát đƣợc huyết áp mục tiêu
[55],[59].
THA là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới và tốc độ gia tăng
ngày một nhanh. Số ngƣời mắc THA tăng từ 600 triệu ngƣời năm 1980 đến 1



8

tỷ ngƣời năm 2008. Hiện nay, trên thế giới cứ ba ngƣời lớn thì có hơn 1
ngƣời mắc THA và với ngƣời trên 50 tuổi thì cứ 2 ngƣời lại có 1 ngƣời mắc
THA. THA không chỉ có ảnh hƣởng lớn đến gánh nặng bệnh lý tim mạch mà
cũng có ảnh hƣởng nhiều đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Năm 2000, thế
giới có khoảng 972 triệu ngƣời mắc THA (chiếm 26,4% dân số), riêng các
nƣớc đang phát triển chiếm khoảng 639 triệu ngƣời. Dự báo đến năm 2025,
sẽ có khoảng 1,56 tỷ ngƣời mắc THA (tƣơng đƣơng 29,2% dân số).Tỷ lệ mắc
THA khác nhau giữa các khu vực. Những quốc gia có thu nhập cao thì tỷ lệ
THA thấp hơn so với những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, có thể
là do dễ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hơn [31],[52].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng THA cũng bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố
môi trƣờng tự nhiên nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, vĩ độ, độ cao.
Trong nghiên cứu về tỷ lệ THA ở một số nƣớc trên thế giới thì THA của
ngƣời vùng nông thôn chiếm tỷ lệ cao và tỷ lệ giữa phát hiện, điều trị và kiểm
soát tuân theo quy luật phần 6. Có nghĩa là 2/6 bệnh nhân THA đƣợc phát
hiện THA, 1/6 những ngƣời phát hiện thì đƣợc điều trị và 1/6 những ngƣời
đƣợc điều trị thì đƣợc kiểm soát huyết áp đầy đủ [52],[60].
Nhƣ vậy, số ngƣời mắc THA trên thế giới ngày càng gia tăng thế nhƣng
số ngƣời phát hiện đƣợc bệnh của mình và điều trị thấp, trong số những
ngƣời đƣợc điều trị thì việc kiểm soát huyết áp vẫn còn thấp.
Trên thế giới tỷ lệ THA của ngƣời từ 25 tuổi trở lên là 40% vào năm
2008. THA là nguyên nhân tử vong của 7,5 triệu ngƣời mỗi năm, chiếm
12,8% tổng số ngƣời chết do tất cả các nguyên nhân trên thế giới, mà một
nửa số tử vong đó là do đột quỵ và bệnh tim mạch [60].
Một nghiên cứu của K. M. Choi, H. S. Park, J. H. Han, tại Hàn Quốc
trên đối tƣợng là ngƣời trƣởng thành từ 20 tuổi trở lên, kết quả có 22,9% số

ngƣời bị tăng huyết áp (26,9% ở nam và 20,5% ở nữ). Tỷ lệ tiền tăng huyết


9

áp chiếm 31,6% (41,9% ở nam và 25,9% ở nữ). Trong số bệnh nhân bị tăng
huyết áp, chỉ có 30,2% đƣợc chẩn đoán, 22,9% đƣợc điều trị và 10,7% đƣợc
kiểm soát [42].
Omari. A. Msemo, C. Schmiegelow, B. B. Nielsennghiên cứu tại vùng
nông thôn Tanzania trên đối tƣợng là phụ nữ trƣớc khi có thai, độ tuổi trung
bình là 28 tuổi, kết quả có 37,2% ngƣời bị tiền tăng huyết áp (CI95% 34,040,6) và có 8,5% số ngƣời bị THA (CI95% 6,7-10,8), trong số đó chỉ có
20,4% biết về tình trạng của họ. Khi phân tích đa biến, kết quả cho thấy yếu
tố tuổi tăng, thừa cân béo phì có liên quan đến tiền THA. Nghiên cứu này
cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ tiền THA caolà một thách thức lớn vì có thể trở
thành tăng huyết áp, đặc biệt khi có thai sẽ nguy hiểm hơn [46].
Tiền tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, một nghiên cứu
lâm sàng tại Nhật trên 705 bệnh nhân từ 30 tuổi trở lên, đƣợc chụp động
mạch, kết quả cho thấy ở những ngƣời bị tiền tăng huyết áp có hình ảnh động
mạch bất thƣờng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 58,2% số ngƣời hiện
tại có hút thuốc và 43,1% số ngƣời hiện tại có uống rƣợu [45].
Theo Susana Rivera-Mancia và cộng sự, tiền tăng huyết áp đã đƣợc coi
là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vì nó có thể tiến triển thành THA, tác
giả đã thực hiện nghiên cứu thuần tập tƣơng lai trên 1377 ngƣời 20-50 tuổi tại
Mexico, kết quả cho thấy, tỷ lệ hiện có hút thuốc chiếm 50,3%, có uống rƣợu
67,8%; tiền THA có liên quan đến tăng Lipid máu, tăng Glucose máu, tăng
axit uric máu [48].
Frances Sam Okpokowuruk và cộng sự [40], nghiên cứu trên đối tƣợng
trẻ em từ 3-17 tuổi, kết quả cho thấy tỷ lệ THA là 3,5% và tiền THA là 2,5%.
Nhƣ vậy, tăng huyết áp và tiền THA có thể xuất hiện sớm khi tuổi còn nhỏ,
với những trẻ bị tăng huyết áp thì phát triển biến chứng sớm hơn ngƣời



10

trƣởng thành.
Theo Williams B, Mancia G, Spiering W.và cộng sự, chế độ ăn có thể
giúp giảm biến cố tim mạch ở ngƣời bệnh tăng huyết áp. Nghiên cứu cho
thấy khi sử dụng 20g protein, 5g chất béo và toàn giúp giảm tỷ lệ mắc tăng
huyết áp và giảm biến cố tim mạch. Hội Tim mạch châu Âu năm 2018 đã
nhấn mạnh nên sử dụng một khẩu phần ăn hợp lý để phòng bệnh [56].
1.1.4.2. Tại Việt Nam
Theo dự báo của Hội Tim mạch Việt Nam, đến năm 2017, Việt Nam sẽ
có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Tỷ lệ tăng huyết áp ở
những ngƣời từ 25 tuổi trở lên chiếm 25,1% [31]. Đặc biệt, trong những năm
gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang đƣợc trẻ hóa, tỷ lệ tiền tăng huyết áp
cũng gia tăng nhanh chóng [40].
Tiền tăng huyết áp (HA) ảnh hƣởng đến 25-50% ngƣời trƣởng thành
trên toàn thế giới và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng HA thực sự. Nếu
bạn đƣợc thông báo có tiền tăng HA, có nghĩa là số đo HA của bạn cao hơn
“bình thƣờng”, nhƣng không đủ cao để chẩn đoán xác định bệnh tăng HA
theo tiêu chuẩn chẩn đoán. Nhƣ tên gọi của nó, những bệnh nhân có tiền tăng
HA có nguy cơ đặc biệt phát triển thành bệnh tăng HA thực sự trong một
tƣơng lai gần. Cả hai tình trạng, tiền tăng HA và tăng HA đều làm tăng nguy
cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy tim [34].
Nghiên cứu củaĐặng Thanh Nhàn, Hà Thị Hải, Lê Thị Lan Phƣơng tại
một số xã vùng nông thôn tỉnh Thái Bình năm

2015 đã cho thấy , tỷ lệ tiền

tăng huyết áp chiếm 37,1%; có một số yếu tố liên quan đến tiền tăng huyết áp

là: Tuổ i tƣ̀ 60 trở lên (OR = 1,73, CI 95% = 0,81 - 3,77); Tiề n sƣ̉ gia điǹ h có
ngƣời bi ̣THA (OR=3,57; CI95%=3,01-4,61); Hút thuốc lá ( OR= 2,0; CI 95%
= 1,9-4,01); Thói quen ăn mặn (OR = 3,2 lần; CI 95% = 2,9 - 4,1); Uố ng
bia/rƣơ ̣u thƣờng xuyên

(OR=1,17; CI95%=1,09-2,1); Thƣ̀a cân béo phì


11

(OR=1,56; CI 95% = 1,49 - 2,03) [21].
Vũ Đình Triển và cộng sự, khi nghiên cứu về tiền tăng huyết áp và một
số yếu tố liên quan ở ngƣời dân nhóm tuổi 40-59, Kết quả cho thấy tỷ lệ đối
tƣợng bị tiền THA là 40,3%, nam cao hơn nữ (p<0,05). Những ngƣời uống
bia, rƣợu từ 1 ngày/tuần trở lên, những ngƣời hút thuốc hàng ngày, ngƣời có
tiền sử gia đình có ngƣời THA, ngƣời có thói quen ăn mặn, ngƣời thừa cân
béo phì có nguy cơ mắc tiền THA (OR>1; 95%CI từ 1,41-4,05, p<0,05).
Nghiên cứu chƣa tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa tiền THA với thói quen
dùng mỡ động vật nấu ăn, hoạt động thể lực thấp [28].
Khi tìm hiểu về xu hƣớng tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim
mạch chính ở ngƣời dân trên 25 tuổi, Nguyễn Hóa, Đỗ Ích Thành, Tôn Thất
Thạnh đã nghiên cứu trên 20,000 ngƣời trƣởng thành lƣ́a tuổ i ≥ 25 tại thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015, kết quả cho thấy: Tỷ lệ tăng huyết áp tâm
trƣơng năm 2011 là 10,2% đến năm 2015 tăng lên 20%. Tăng huyết áp tâm
thu đơn độc chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng ngƣời dân qua các năm . Các
YTNC tim ma ̣ch chin
́ h khá phổ biến trong cộng đồng ngƣời trƣởng thành ở
Đà Nẵng, có sự gia tăng rõ rệt về mức độ các YTNC tim mạch chuyển hóa . Ở
những ngƣời có từ 2 YTNC chuyển hóa trở lên thì tỷ lệ mắc tăng huyết áp
(THA) là trên 50% (với p<0,001). Có mối tƣơng quan giữa tuổi với huyết áp

tâm thu (HATT), huyết áp tâm trƣơng (HATTr) với r lần lƣợt là (0,33: 0,16), p
< 0,001; có sự tƣơng quan thuâ ̣n giƣ̃a BMI và HATT , HATTr với r lần lƣợt
(0,10 : 0,19), p<0,001. Tỷ lệ tăng HATTr tăng gấp đôi sau 5 năm, tăng HATT
đơn độc chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng ngƣời dân qua các năm, yếu tố
chuyển hóa càng nhiều thì nguy cơ mắc THA càng cao, có mối tƣơng quan
giữa THA với tuổi, BMI [15].
Hiện nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh không lây
nhiễm ngày càng tăng [1],[23]. Nghiên cứu của Lê Văn Hợi, tìm hiểu về đặc
điểm nhân khẩu học và thực trạng tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi tại vùng nông


12

thôn Việt Nam, kết quả có 39,0% số ngƣời bị THA,chủ yếu là giai đoạn 1 [10].
Nghiên cứu của Trƣơng Thị Thùy Dƣơng, Lê Thị Hƣơng và cộng sự
khi nghiên cứu về một số yếu tố nguy cơ THA ở ngƣời trƣởng thành, kết quả
cho thấy, giới nam, thừa cân béo phì (BMI>=25), hút thuốc lá có liên quan
đến THA [4]. Một nghiên cứu khác của Lê Thị Hƣơng, Dƣơng Thị Phƣợng và
cộng sự đã cho thấy, ngƣời bị THA có nguy cơ đột quỵ não cao gấp 4,92 lần
(CI95%: 3,28-7,37); ngƣời thừa cân béo phì có nguy cơ đột quỵ não gấp 1,62
lần (CI95%: 1,06-2,48 [16].
Theo quyết định số 346/QĐ-BYT về việc ban hành phòng chống bệnh
không lây nhiễm giai đoạn 2015-2020 [1], để khảo sát thực trạng triển khai
hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại các Trung tâm Y tế Dự
phòng tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, 2015- 2016, tác giả Nguyễn Thị Thi
Thơ, Tạ Ngọc Hà đã thực hiện một nghiên cứu định lƣợng kết hợp định tính
nhằm đánh giá thực trạng và khó khăn của 28 Trung tâm Y tế Dự phòng
(TTYTDP) tuyến tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc trong việc triển khai hoạt
động phòng chống bệnh không lây nhiễm. Kết quả cho thấy, 14 TTYTDP
(50%) đã kế hoạch hoạt động năm. 9 TTYTDP (32%) đã triển khai hoạt động

quản lý điều phối và giám sát phòng chống BKLN trên địa bàn ở các mức độ
khác nhau. Có 7-10 TTYTDP (25- 35%) đã triển khai đào tạo, hỗ trợ tuyến
trƣớc và vận động chính sách địa phƣơng tác động đến chiến lƣợc phòng
chống BKLN. 15 TTYTDP (53%) đã triển khai hoạt động truyền thông
phòng, chống yếu tố nguy cơ BKLN. Có 8-9 TTYTDP (28-32%) đã tổ chức
khám sàng lọc phát hiện sớm và tƣ vấn một số BKLN thƣờng gặp. Chỉ một số
ít (2-4 trung tâm) thực hiện thống kê, báo cáo BKLN trên địa bàn. Hầu hết các
TTYTDP tỉnh, thành phố gặp khó khăn khi triển khai hoạt động phòng chống
BKLN, bao gồm: khó khăn về kinh phí (27 trung tâm, chiếm 96,4%), cơ chế
chính sách (25 trung tâm, chiếm 89,3%), cơ sở vật chất (24 trung tâm, chiếm


13

85,7%), nhân lực (19 trung tâm, chiếm 67,9%) [25].
Một nghiên cứu khác của Bùi Thị Minh Thái, Hoàng Đức Hạnh,
Nguyễn Thị Thi Thơ, nghiên cứu về thực trạng triển khai các hoạt động
phòng chống bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn ở
thành phố Hà Nội, năm 2016. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 584 trạm y tế
(TYT) của Hà Nội, thu thập thông tin qua bộ câu hỏi tự điền, phỏng vấn và
quan sát trực tiếp. Kết quả cho thấy, thực trạng triển khai hoạt động phòng,
chống bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế ở Hà Nội còn hạn chế. Mỗi trạm y
tế đã có trung bình có 4/7 cán bộ y tế tham gia phòng bệnh không lây nhiễm.
Tuy nhiên, có tới 71,6% trạm y tế chỉ có <50% và dƣới 5% trạm y tế có >70%
thuốc thiết yếu cho xử trí bệnh không lây nhiễm. Phần lớn các trạm y tế chỉ có
50-<70% trang thiết bị thiết yếu cho bệnh không lây nhiễm. Có đến 57,3%
trạm y tế chỉ thực hiện đƣợc <25% kỹ thuật trong phòng chống bệnh không
lây nhiễm, trong đó, tỷ lệ trạm y tế vùng 1 thực hiện đƣợc dƣới 25% các kỹ
thuật là 61,2% cao hơn vùng 2 và 3. Nhìn chung, các trạm y tế đều đã triển
khai các nội dung trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, thực

trạng triển khai chỉ đạt ở mức dƣới trung bình 40,6/100 điểm và có xu hƣớng
giảm dần từ vùng 1 đến vùng 3, khu vực nội thành cao hơn ngoại thành [24].
Một nghiên cứu về thực trạng kiến thức và hành vi nguy cơ đối với
bệnh không lây nhiễm ở nhóm tuổi trung niên (40-59), nhóm tác giả Đỗ Thái
Hòa, Nguyễn Thị Thùy Dƣơng, Nguyễn Thanh Long và cộng sựđã tiến hành
nghiên cứu trên 1200 nhóm tuổi 40-59 tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa,
năm 2013.Kết quả nghiên cứu cho thấy: Kiến thức chung của đối tƣợng
nghiên cứu về hậu quả của hút thuốc; lạm dụng rƣợu, bia; ăn mặn; ăn nhiều
mỡ; ăn ít rau, hoa quả; ít hoạt động thể lực rất hạn chế: Chỉ có 5,2% đối tƣợng
đạt cả 6 câu, 16,8% đối tƣợng đạt từ 3 - 5 câu, còn lại tới 78,0% đối tƣợng chỉ
đạt dƣới 3 câu. Tỷ lệ hút thuốc chung của nhóm tuổi trung niên là 28,8% và ở


14

nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ giới (66,9% so với 0,6%), không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm tuổi 40-49 và 50-59. Tỷ lệ có
uống rƣợu bia trong 30 ngày trƣớc điều tra ở nhóm từ 50 - 59 tuổi cao hơn
nhóm 40 - 49 tuổi (38,5% so với 35,1%) và ở nam giới cao hơn nữ giới. Hoạt
động thể lực tƣơng đối đồng đều ở nam và nữ và ở 2 nhóm tuổi. Thời gian tập
thể dục trung bình/ngày của đối tƣợng nghiên cứu ở 2 nhóm tuổi là 57,26 ±
35,88 phút và 45,49 ± 30,01 phút. Kết quả của nghiên cứu về mức tiêu thụ rau
quả trong khẩu phần ăn chƣa đáp ứng với khuyến cáo của WHO. Tỷ lệ ngƣời
trung niên ở 2 nhóm, từ 40 - 49 tuổi và từ 50 - 59 tuổi sử dụng dầu thực vật
thƣờng xuyên trong chế biến thức ăn là 66,8% và 68,8%[13].
Nguyễn Văn Triệu và cộng sự khi tìm hiểu về một số yếu tố liên quan
đến phòng biến chứng THA, kết quả tìm thấy một số yếu tố liên quan đó là,
trình độ học vấn: OR=2,49; CI95%: 1,31-4,72; tiền sử bản thân: OR=3,5;
CI95%: 1,22-10,09 [29].
Một nghiên cứu năm 2017 của Phạm Hƣơng Lan, Trịnh Văn Hùng trên

276 ngƣời để tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng
tăng huyết áp, kết quả cho thấy: Kiến thức, thái độ, thực hành phòng biến
chứng lần lƣợt là 56,2%, 42,8% và 29,3% [19].
1.2.Cơ chế bệnh sinh và biến chứng của tăng huyếtáp
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh
THA nguyên phát chiếm 95% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp, cơ chế
bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát chƣa rõ ràng, ngƣời ta cho rằng một
số yếu tố sau có thể gây tăng huyết áp nguyên phát[31],[47]:
- Tăng hoạt động thần kinh giao cảm: Khi hệ thần kinh giao cảm bị tăng
hoạt động sẽ làm tăng hoạt động của tim, dẫn đến tăng cung lƣợng tim. Mặt
khác toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt, làm
tăng sức cản ngoại vi dẫn đến hậu quả là tăng huyết áp độngmạch.


15

Vai trò của hệ Renin - Angiotensin - Aldosteron (RAA):
Renin là một enzyme đƣợc các tế bào cạnh cầu thận và một số tổ chức
khác tiết ra khi có các yếu tố kích thích. Các tế bào cơ trơn trên thành mao
động mạch đến của tiểu cầu thận chịu trách nhiệm nhận cảm áp lực của động
mạch tiểu cầu thận, kích thích các tế bào cạnh tiểu cầu thận tiết ra renin để
điều hòa huyết áp, duy trì áp lực lọc của ở tiểu cầuthận.
- Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh tăng huyếtáp:
+ Theo Tubian (1954): Lƣợng natri và nƣớc trong vách động mạch cao
hơn một cách rõ rệt ở những ngƣời và súc vật có tăng huyết áp.
+ Theo Braunwald (1954): Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh của
THA tiên phát thực hiện ở hai vị trí:
Stress (tác nhân gây bệnh): ở những ngƣời ăn nhiều natri (do thói quen
trong gia đình) khả năng lọc của thận tăng cũng tăng tái hấp thu nƣớc, làm
tăng thể tích máu.

Màng tế bào có sự tăng thẩm thấu di truyền đối với natri, canxi vào
trong tế bào của cơ trơn mạch máu, dẫn đến tăng tính co mạch, tăng sức cản
ngoại vi gây tăng huyếtáp.
- Giảm chất điều hòa huyết áp: Prostaglandin E2 và Kallikrein ở thận có
chức năng sinh lý điều hòa huyết áp, hạ canxi máu, tăng canxi niệu. Khi các
chất này thiếu hoặc bị ức chế gây nên tăng huyếtáp.
* Tăng huyết áp thứphát:
Khoảng 5% bệnh nhân THA có nguyên nhân rõ ràng:
- THA doBệnh thận và dị dạng mạch máu thận
- Cường aldosterone và hội chứng Cushing: Bệnh nhân bài tiết quá mức
aldosterone, tổn thƣơng thƣờng thấy là u tuyến thƣợngthận.
- Utủythượngthận:Chiếm1-2%tổngsốbệnhnhântănghuyếtápthứphát.
- Hẹp eo động mạch chủ: Tăng huyết áp ở phần trƣớc chỗ hẹp và giảm ở


×