Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ về tiêm chủng mở rộng tại huyện bá thước tỉnh thanh hóa năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 108 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH

BI VN PHONG

THựC TRạNG TIÊM CHủNG CHO TRẻ EM DƯớI 1 TUổI
Và KIếN THứC, THựC HàNH CủA Bà Mẹ
Về TIÊM CHủNG Mở RộNG TạI HUYệN Bá THƯớC
TỉNH THANH HóA NĂM 2018

LUN VN THC S Y T CễNG CNG

THI BèNH 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH

BI VN PHONG

THựC TRạNG TIÊM CHủNG CHO TRẻ EM DƯớI 1 TUổI
Và KIếN THứC, THựC HàNH CủA Bà Mẹ
Về TIÊM CHủNG Mở RộNG TạI HUYệN Bá THƯớC
TỉNH THANH HóA NĂM 2018


LUN VN THC S Y T CễNG CNG
Mó s: 8720701

Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. Phm Vn Trng
2. PGS.TS. Nguyn Quc Tin

THI BèNH 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của
bản thân tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu,
Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học - Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện bản luận văn cao học này.
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi tới hai Thầy hƣớng dẫn
của mình là NGND, PGS.TS. Phạm Văn Trọng và NGND, PGS.TS. Nguyễn
Quốc Tiến đã trực tiếp hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Ban Giám đốc Trung tâm y tế
huyện, các đồng nghiệp thuộc Khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Y tế
huyện Bá Thƣớc - nơi tôi công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trạm Y tế các xã Điền Hạ, Thiết Ống, Ban
Công, Lƣơng Trung thuộc huyện Bá Thƣớc đã giúp đỡ tôi trong quá trình
triển khai nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cha mẹ, gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp - hậu phƣơng vững chắc đã cho tôi động lực vƣơn lên trong học

tập cũng nhƣ trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn!
Thái Bình, tháng 5 năm 2018
Bùi Văn Phong


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Bùi Văn Phong, học viên khóa đào tạo trình độ Thạc sĩ
Chuyên ngành Y tế công cộng, của trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình
xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của thầy giáo: - PGS.TS. Phạn Văn Trọng
- PGS.TS. Nguyễn Quốc Tiến
2. Công trình này không trùng hợp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
đƣợc công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trƣớc pháp luật về những điều cam đoan trên.
Thái Bình, ngày

tháng 5 năm 2018

NGƢỜI CAM ĐOAN

Bùi Văn Phong


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCG


: Bacillus de Calmette - Guerin (Vắc xin Lao)

DPT

: Diphteria - Pertussis - Tetanus
(Vắc xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván)

EPI

: Expanded Programe on Immunization
(Chƣơng trình Tiêm chủng mở rộng)

NVYT

: Nhân viên Y tế

TC

: Tiêm chủng

TCMR

: Tiêm chủng mở rộng

TCĐĐ

: Tiêm chủng đầy đủ

TCĐĐĐL


: Tiêm chủng đầy đủ đúng lịch

TĐHV

: Trình độ học vấn

TYT

: Trạm y tế

TH

: Tiểu học

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

UNICEF

: United Nations international chidren’s
(Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc)

VG B

: Vắc xin Viêm gan B


VNNB

: Vắc xin Viêm não Nhật Bản

VX

: Vắc xin

WHO

: Wordl Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Đại cƣơng về vắc xin và tiêm chủng ...............................................................3
1.1.1. Đại cƣơng về vắc xin ........................................................................ 3
1.1.2. Đại cƣơng về tiêm chủng .................................................................. 4
1.2. Tỷ lệ tiêm chủng và một số yếu tố liên quan ................................................10
1.2.1. Một số khái niệm về tiêm chủng ............................................................10
1.2.2. Một số yếu tố liên quan ................................................................... 11
1.3. Nghiên cứu tình hình tiêm chủng mở rộng ...................................................12
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................... 12
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................... 17
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 23
2.1. Địa bàn, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu..................................................23
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 23

2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................... 26
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu.................................................... 27
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................... 28
2.2.4. Các nhóm biến số trong nghiên cứu ............................................... 29
2.3. Phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu ............................................................32
2.4. Sai số và khống chế sai số..............................................................................33
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..................................................................33
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 35
3.1. Thực trạng tiêm chủng và một số yếu tố liên quan ......................................35


3.1.1. Thực trạng tiêm chủng .................................................................... 35
3.1.2. Một số yếu tố liên quan ................................................................... 39
3.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về TCMR ..................................................43
3.2.1. Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu .................................... 43
3.2.2. Kiến thức, thực hành của các bà mẹ về TCMR .............................. 47
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 57
4.1. Tỷ lệ tiêm chủng và một số yếu tố liên quan ................................................57
4.1.1. Tỷ lệ tiêm chủng ............................................................................. 57
4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng ................................. 62
4.2. Kiến thức, thực hành của các bà mẹ về tiêm chủng mở rộng ......................68
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:

Thực trạng lƣu trữ, bảo quản, cất giữ phiếu tiêm chủng cá nhân
của trẻ . ........................................................................................ 36

Bảng 3.2:

Tỷ lệ trẻ đƣợc tiêm chủng các loại vắc xin trong chƣơng trình
TCMR . ....................................................................................... 36

Bảng 3.3:

Lý do trẻ không đƣợc tiêm chủng đúng lịch ............................... 38

Bảng 3.4:

Đề xuất để trẻ đƣợc tiêm đầy đủ đúng lịch .. .............................. 38

Bảng 3.5:

Thực trạng sẹo lao ở trẻ . ............................................................ 39

Bảng 3.6:

Mối liên quan giữa tỷ lệ tiêm chủng với địa bàn nghiên cứu ..... 39

Bảng 3.7:

Mối liên quan giữa tỷ lệ tiêm chủng với trình độ học vấn của bà

mẹ ................................................................................................ 40

Bảng 3.8:

Mối liên quan giữa tỷ lệ tiêm chủng với kinh tế của hộ gia đình .. 40

Bảng 3.9:

Mối liên quan giữa tỷ lệ tiêm chủng với dân tộc của mẹ ........... 41

Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tỷ lệ tiêm chủng với khoảng cách từ nhà đến
trạm ............................................................................................. 41
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa tỷ lệ tiêm chủng với việc giữ phiếu tiêm
chủng cá nhân của trẻ.................................................................. 42
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa tỷ lệ tiêm chủng với mức độ quan tâm của bà
mẹ đến chƣơng trình tiêm chủng mở rộng.................................. 42
Bảng 3.13: Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu . .............................. 43
Bảng 3.14: Số con của các bà mẹ tham gia nghiên cứu . .............................. 44
Bảng 3.15: Tình hình hôn nhân và số năm kết hôn của đối tƣợng ............... 45
Bảng 3.16: Kiến thức của bà mẹ về mục đích của chƣơng trình tiêm chủng
mở rộng . ..................................................................................... 47
Bảng 3.17: Kiến thức của bà me về vắc xin . ................................................ 49
Bảng 3.18: Kiến thức của bà mẹ về quy trình tiêm chủng ............................ 49


Bảng 3.19: Kiến thức của bà mẹ về lịch tiêm chủng . .................................. 50
Bảng 3.20: Kiến thức của bà mẹ về phản ứng sau tiêm . .............................. 51
Bảng 3.21: Kiến thức của bà mẹ về theo dõi sau tiêm chủng . ..................... 52
Bảng 3.22: Kiến thức của bà mẹ về việc hoãn và chống chỉ định tiêm chủng . . 53
Bảng 3.23: Quan điểm của bà mẹ về mức độ an toàn của chƣơng trình tiêm

chủng mở rộng . .......................................................................... 54
Bảng 3.24: Lý do các bà mẹ đƣa con đi tiêm chủng . ................................... 54
Bảng 3.25: Thực hành của đối bà mẹ về các dấu hiệu không đƣa trẻ đi tiêm
chủng . ......................................................................................... 54
Bảng 3.26: Quan điểm của các bà mẹ về nhiệm vụ của cán bộ y tế để trẻ
đƣợc tiêm chủng đầy đủ . ............................................................ 56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Giới tính của trẻ theo địa bàn nghiên cứu ................................ 35
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin cho trẻ tại địa bàn nghiên cứu ......... 37
Biểu đồ 3.3: Phân bố nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu ......................... 44
Biểu đồ 3.4: Tình trạng kinh tế của hộ gia đình ............................................ 45
Biểu đồ 3.5: Khoảng cách từ nhà đến trạm ................................................... 46
Biểu đồ 3.6: Nguồn thông tin về tiêm chủng của các bà mẹ ........................ 47
Biểu đồ 3.7: Kiến thức của bà mẹ về đối tƣợng của chƣơng trình tiêm chủng
mở rộng ..................................................................................... 48
Biểu đổ 3.8: Thực hành của bà mẹ trong việc mang phiếu TCMR.............. 55


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một trong những chƣơng trình có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong Y học dự phòng [15]. Trung tâm Dự phòng và
Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm chủng mở rộng đứng thứ 4 trong 10
thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ XX. Chƣơng trình TCMR đã
góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết của trẻ em dƣới 5 tuổi do các
bệnh truyền nhiễm[32]. WHO ƣớc tính nếu tất cả các vắc xin sẵn có hiện nay
đều đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ cao trên 90%, hàng

năm dự phòng 2-3 triệu trẻ em không bị chết vì các bệnh nhiễm trùng [9].
Chƣơng trình TCMR đƣợc triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 dƣới sự
hỗ trợ của WHO và UNICEF để phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là lao,
bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván và sởi. Từ đó tiêm chủng mở rộng không
ngừng đƣợc đẩy mạnh và nâng cao, tỷ lệ mắc bệnh trong diện tiêm phòng
cũng đã giảm xuống hàng năm [1].
Mặc dù thành quả và lợi ích của tiêm chủng đem lại là rất lớn tuy nhiên
ở nƣớc ta trong quá trình thực hiện tiêm chủng thời gian qua cũng có một số
nơi, một số thời điểm tỷ lệ tiêm chủng thấp và dịch bệnh nghiêm trọng vẫn
xảy ra nhƣ sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản...cƣớp đi sinh mạng của
nhiều trẻ em. Điều này càng cho thấy nếu trẻ em không đƣợc tiêm chủng hoặc
tiêm chủng không đầy đủ, đúng lịch thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất
lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng. Mặt khác, bà
mẹ là đối tƣợng trực tiếp nuôi dƣỡng và đƣa trẻ đi tiêm chủng vì thế nhận
thức của các bà mẹ về tiêm chủng sẽ ảnh hƣởng đến thái độ của các bà mẹ về
tiêm chủng. Vấn đề thu thập thông tin về kiến thức, thái độ và thực hành của
các bà mẹ có con dƣới 1 tuổi trở lên hết sức cấp thiết giúp cho địa phƣơng,
cán bộ y tế tìm ra những mặt còn tồn tại và đƣa ra giải pháp thích hợp nhằm
nâng cao sức khỏe cộng đồng. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy các bà
mẹ vẫn chƣa có kiến thức đúng và đủ về tiêm chủng mở rộng nhƣ nghiên cứu
của Nguyễn Hữu Phúc (2017) chỉ có 81% các bà mẹ có kiến thức về tiêm


2

chủng đầy đủ cho trẻ [25], Nguyễn Phúc Duy (2011) số bà mẹ biết đúng số
lần tiêm và biết đúng lịch tiêm chủng chỉ chiếm 24,7% và 28,4% [10].
Huyện Bá thƣớc tỉnh Thanh Hoá là một huyện miền núi nằm phía Tây
Bắc của tỉnh Thanh Hoá. Có địa hình phức tạp, bao gồm đồi, núi, giao thông
đi lại khó khăn. Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ tiêm chủng năm

2015 cho trẻ dƣới 1 tuổi chỉ đạt 89%, thấp hơn so với tỷ lệ tiêm chủng của
toàn quốc (trên 90%). Đặc biệt theo báo cáo tỷ lệ tiêm chủng theo khu vực tại
các xã/thị trấn trong huyện cho thấy các khu vùng sâu, xa có tỷ lệ tiêm chủng
đầy đủ thấp hơn khu vực các xã gần thị trấn [29]. Mặt khác, chƣa có báo cáo
nghiên cứu nào về tình hình và kiến thức tiêm chủng của các bà mẹ có con
dƣới 1 tuổi. Vì vậy để góp phần nâng cao chất lƣợng tiêm chủng mở rộng
hiện nay trên địa bàn huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài "Thực trạng tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi và kiến
thức, thực hành của các bà mẹ có con từ 12-24 tháng tuổi về tiêm chủng
mở rộng tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa năm 2018"
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Xác định tỷ lệ tiêm chủng và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng
của trẻ em dưới 1 tuổi tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa năm 2018.
2. Mô tả kiến thức, thực hành về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con
từ 12- 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cƣơng về vắc xin và tiêm chủng
1.1.1. Đại cương về vắc xin
Khái niệm vắc xin
Vắc xin là những kháng nguyên, đƣợc sản xuất từ vi khuẩn, vi rút, mảnh
vi sinh vật hoặc các chất bài tiết của chúng đã làm mất khả năng gây bệnh nhƣng
còn tính kháng nguyên [28].
Thành phần của vắc xin: kháng nguyên đặc hiệu, nƣớc, muối đệm, chất
bảo quản (nhƣ thiomersal hoặc phenol), chất ổn định (sorbitol và hydrolysed
getalin trong vắc xin sởi - quai bị - rubella hoặc MgCl2 trong vắc xin bại liệt

uống), tá chất (muối nhôm trong vắc xin uốn ván, DPT). Ngoài ra có thể có
các thành phần khác nhƣ: chất tồn dƣ của môi trƣờng nuôi cấy (tổ chức não
chuột trong vắc xin dại Fluenzalida), kháng sinh neomycin, streptomycine
trong vắc xin bại liệt tiêm, Varicella vắc xin [28].
Bảo quản vắc xin
Vắc xin phải đƣợc bảo quản đúng nhiệt độ theo đăng ký của nhà sản
xuất với Bộ y tế. Vắc xin phải đƣợc bảo quản riêng trong dây truyền lạnh theo
quy định tại cơ sở tiêm chủng, không bảo quản chung với các sản phẩm khác.
Vắc xin phải đƣợc theo dõi các thông tin về nhiệt độ, điều kiện bảo quản hàng
ngày. Các vắc xin, nƣớc hồi chỉnh hết hạn dùng hoặc có những dấu hiệu bất
thƣờng không sử dụng đƣợc, phải tiêu hủy và có biên bản [3].
Phản ứng do vắc xin
Thực chất vắc xin rất an toàn khi dùng cho trẻ. Hầu hết các phản ứng
của vắc xin thƣờng nhẹ, ít biến chứng và nguy hiểm [3]. Thƣờng phân ra làm
2 loại phản ứng: phản ứng thƣờng gặp và phản ứng hiếm gặp.


4

Phản ứng thƣờng gặp: phản ứng tại chỗ (đau, sƣng, đỏ), sốt nhẹ (từ 37
đến 380C), có thể kích thích nhẹ, cảm giác khó chịu. Những phản ứng trên là
những phản ứng phụ cho phép. Những loại phản ứng này có thể là một phần
đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ, ngoài ra cũng có thể do một số thành phần
của vắc xin nhƣ tá chất, chất bảo quản vắc xin [2].
Phản ứng hiếm gặp: Mỗi loại vắc xin có phản ứng khác nhau [2].
Vắc xin BCG: Viêm hạch có mủ, viêm xƣơng BCG, Nhiễm khuẩn
BCG lan tỏa.
Vắc xin viêm gan B: Sốc phản vệ.
Vắc xin bại liệt uống: Liệt mềm liên quan đến vắc xin.
Vắc xin Hib: Sốc phản vệ, hội chứng não-màng não, sốt cao co giật.

Vắc xin viêm não Nhật Bản: Ít gặp.
Vắc xin sởi: Những cơn co giật có sốt, giảm tiểu cầu, phản ứng quá
mẫn (dị ứng nặng), sốc phản vệ, bệnh não.
Vắc xin DPT: Sốt cao co giật, hội chứng não, giảm trƣơng lực cơ, cơn
khóc thét.
1.1.2. Đại cương về tiêm chủng
Khái niệm về tiêm chủng
Tiêm chủng là đƣa vào cơ thể một hay nhiều kháng nguyên (vắc xin)
(kháng nguyên này có thể là virus, vi khuẩn, các mảnh vi sinh vật, các chất
bài tiết của chúng, độc tố của chúng ... đã làm mất khả năng gây bệnh nhƣng
còn tính kháng nguyên) để gây đƣợc miễn dịch chủ động cho ngƣời và động
vật. Tiêm chủng loại nào chỉ có tác dụng phòng loại bệnh đó [28].
Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng
- Các trƣờng hợp chống chỉ định[5].
+ Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần
trƣớc nhƣ: Sốt cao trên 390C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não.


5

+ Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan nhƣ suy hô hấp...
+ Trẻ suy giảm miễn dịch chống chỉ định tiêm chủng vắc xin sống.
+ Các trƣờng hợp chống chỉ định khác theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất
- Các trƣờng hợp tạm hoãn [5].
+ Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng.
+ Trẻ sốt ≥ 37,50C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,50C (đo nhiệt độ tại nách).
+ Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng
trừ trƣờng hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
+ Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid trong vòng 14 ngày.
+ Trẻ sơ sinh có cân nặng dƣới 2000g.

+ Các trƣờng hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hƣớng dẫn của nhà
sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Kỹ thuật tiêm chủng [5].
Kỹ thuật tiêm các loại vắc xin cho trẻ dƣới 24 tháng tuổi
+ BCG: (trẻ sơ sinh: 0,05mg/0,1ml; trẻ trên 1 tuổi: 0,1mg/0,1ml);
đƣờng tiêm (tiêm trong da); vị trí tiêm (mặt ngoài phía trên cánh tay trái).
+ VGB: liều lƣợng (0,5ml); đƣờng tiêm (tiêm bắp); vị trí tiêm (với trẻ
nhỏ nên tiêm mặt ngoài giữa đùi).
+ DPT: liều lƣợng (0,5ml); đƣờng tiêm (tiêm bắp); vị trí tiêm (mặt
ngoài giữa đùi).
+ DPT-VGB-Hib: liều lƣợng (0,5ml); đƣờng tiêm (tiêm dƣới da hoặc
tiêm bắp); vị trí tiêm (trẻ nhỏ mặt ngoài giữa đùi, trẻ lớn phần trên cánh tay).
+ OPV: liều lƣợng (2 gọt); đƣờng dùng (uống)
+VNNB: liều lƣợng (trẻ dƣới 5 tuổi 0,5ml; trẻ trên 5 tuổi 1 ml); đƣờng
tiêm (tiêm dƣới da); vị trí tiêm (phần trên cánh tay trái).
Thực hiện vô trùng trong tiêm chủng [28]
Trong tiêm chủng cần đảm bảo vô trùng ở mọi khâu:


6

- Vắc xin phải đảm bảo vô khuẩn: cần lƣu ý khi sản xuất, bảo quản và
sử dụng vắc xin tránh để vắc xin bị nhiễm khuẩn.
- Dụng cụ tiêm chủng vô khuẩn: Sử dụng BKT đảm bảo vô trùng. Hiện
nay CTTCMR thƣờng sử dụng BKT sử dụng một lần hoặc bơm tự khóa. Tuy
nhiên một số nơi không đủ cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, hoặc trong
tiêm chủng thu phí có tự đi mua BKT sử dụng 1 lần, nhƣng cần phải mua
BKT có nguồn gốc rõ ràng và không đƣợc sử dụng những BKT đã thủng rách
túi bảo quản hoặc quá hạn sử dụng. Sau khi sử dụng BKT phải đƣợc bỏ ngay
vào thùng hủy (hiện nay CTTCMR cung cấp hộp an toàn để các điểm tiêm

chủng thu gom BKT đã sử dụng) BKT đƣợc hủy bằng cách thiêu đốt hoặc
chôn sâu dƣới đất ít nhất 50 cm.
- Sự chuẩn bị của nhân viên y tế đúng quy định: Bàn tay sạch (phải rửa
tay bằng xà phòng, lau khô trƣớc khi làm các thao tác tiêm); có đầy đủ khẩu
trang, mũ, quần áo công tác sạch sẽ gọn gàng.
- Xử lý tại vết tiêm sau khi tiêm chủng đúng: Tại vết tiêm sau khi tiêm
chủng không cần phải bôi bất cứ thứ gì để tránh nhiễm trùng tại vết tiêm.
- Địa điểm tiêm chủng phải sạch, tránh gây bụi, xa các nguồn ô nhiễm,
đủ ánh sáng, đảm bảo đủ rộng để thực hiện nguyên tắc một chiều, tránh ùn tắc
và để tránh lây nhiễm chéo.
Tư vấn tiêm chủng [5]
- Thông báo cho ngƣời đƣợc tiêm chủng hoặc cha mẹ, ngƣời giám hộ
của trẻ về loại vắc xin đƣợc tiêm chủng lần này để phòng bệnh gì và số liều
(mũi) cần tiêm.
- Tƣ vấn cho gia đình, ngƣời đƣợc tiêm chủng về tác dụng, lợi ích của
việc sử dụng vắc xin và những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng.
- Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng gồm phản
ứng thƣờng gặp nhƣ sốt nhẹ, sƣng đau và các phản ứng nặng hơn nhƣ sốc
phản vệ, sốt cao co giật.


7

- Hƣớng dẫn cách chăm sóc, theo dõi sau khi tiêm chủng.
- Tiếp tục theo dõi ngƣời đƣợc tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau
tiêm chủng về các dấu hiệu sau: Toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban,
phản ứng tại chỗ tiêm…Nếu trẻ tiêm chủng có biểu hiện sốt, cần phải cặp
nhiệt độ và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
* Không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
* Cần đƣa ngay trẻ đƣợc tiêm chủng tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế nếu

sau tiêm chủng có những dấu hiệu sau: Sốt cao, bỏ bú, li bì, co giật, quấy
khóc kéo dài, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thƣờng khác hoặc
khi phản ứng thông thƣờng kéo dài trên 1 ngày.
* Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm
chủng có thể đến gặp cán bộ y tế để đƣợc khám và tƣ vấn.
Thực hiện tiêm chủng
- Pha hồi chỉnh vắc xin đông khô: Vắc xin đông khô cần pha hồi chỉnh
trƣớc khi tiêm. Chỉ pha hồi chỉnh vắc xin khi có ngƣời đƣợc tiêm chủng và đã
sẵn sàng tiêm chủng. Các bƣớc pha hồi chỉnh vắc xin [5].
Bƣớc 1: Kiểm tra nhãn của dung môi và vắc xin để đảm bảo dung môi
của đúng nhà sản xuất, đúng loại vắc xin. Không dùng dung môi của vắc xin
này pha cho vắc xin khác, không dùng nƣớc cất thay thế cho dung môi.
Bƣớc 2: Kiểm tra hạn sử dụng của dung môi và vắc xin để đảm bảo còn
hạn sử dụng. Dung môi phải đƣợc bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 đến 8 0C trƣớc
khi pha hồi chỉnh.
Bƣớc 3: Mở ống dung môi và vắc xin: Mở phần giữa của nắp lọ vắc xin
hay lọ dung môi nơi có vòng tròn nhỏ, hoặc dùng cƣa để mở.
Bƣớc 4: Sử dụng một BKT (5ml) vô trùng cho mỗi lần pha hồi chỉnh.
Hút toàn bộ dung môi trong lọ vào BKT vô trùng sau đó bơm toàn bộ dung
môi vào lọ/ống vắc xin. Trộn dung môi và vắc xin bằng cách hút từ từ dung


8

môi vào bơm tiêm sau đó bơm trở lại một vài lần cho đến khi bột vắc xin tan
hết. Không lƣu kim tiêm trên nắp lọ vắc xin. Bỏ bơm và kim tiêm pha hồi
chỉnh vào hộp an toàn sau khi đã sử dụng.
Bƣớc 5: Vắc xin sau khi pha hồi chỉnh bảo quản trên miếng xốp trong
phích vắc xin. Sử dụng 1 BKT tự khóa để hút vắc xin và sử dụng chính BKT
đó để tiêm vắc xin cho đối tƣợng.

Bƣớc 6: Hủy bỏ tất cả vắc xin đã pha hồi chỉnh ngay cuối buổi tiêm
chủng trong vòng 6 giờ đối với vắc xin sởi, trong vòng 4 giờ đối với các vắc
xin BCG hoặc theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất.
- Các thao tác tiêm vắc xin
- Bƣớc 1: Rửa tay bằng nƣớc sạch và xà phòng.
Bƣớc 2: Kiểm tra lọ/ống vắc xin: loại vắc xin/dung môi, tình trạng của
lọ/ống, màu sắc, nhãn, chỉ thị nhiệt độ, hạn sử dụng. Đƣa cho ngƣời đƣợc
tiêm chủng hoặc cha mẹ, ngƣời giám hộ của trẻ xem lọ vắc xin trƣớc khi TC.
Bƣớc 3: Lắc lọ vắc xin. Không chạm vào nút cao su.
Bƣớc 4: Mở lọ/ống vắc xin.
Bƣớc 5: Đâm kim tiêm vào và dốc ngƣợc lọ vắc xin lên để lấy vắc xin.
Bƣớc 6: Lấy đủ liều tiêm đối với từng loại.
Bƣớc 7: Đẩy pít tông đuổi khí trong bơm tiêm.
Bƣớc 8: Tiêm vắc xin thực hiện 5 đúng (Đúng ngƣời đƣợc tiêm, đúng
vắc xin, đúng đƣờng, đúng liều, đúng thời điểm).
Vắc xin đông khô cần pha hồi chỉnh trƣớc khi tiêm chủng [2].


9

Lịch tiêm chủng các loại vắc xin
Lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ dƣới 24 tháng tuổi trong CTTCMR
Tháng tuổi
Sơ sinh

Loại vắc xin

Lịch tiêm

- BCG (phòng lao)


- 1 mũi

- Viêm gan B

- Vắc xin viêm gan B mũi 1
* Tốt nhất là 24 giờ sau khi sinh

2 tháng tuổi
3 tháng tuổi

- Bại liệt

- Bại liệt lần 1

- DPT-VGB-Hib

- DPT-VGB-Hib mũi 1

- Bại liệt

- Bại liệt lần 2

- DPT-VGB-Hib

- Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván,
Viêm gan b, Hib mũi 2

4 tháng tuổi


- Bại liệt

- Bại liệt lần 3

- DPT-VGB-Hib

- Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván,
Viêm gan b, Hib mũi 3

9 tháng tuổi

- Sởi

- Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
- Mũi 2 tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi

Phản ứng sau tiêm chủng
Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tƣợng bất thƣờng về sức khỏe bao gồm
các biểu hiện tại chỗ tiêm chủng hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng không
nhất thiết do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thƣờng sau tiêm
chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng [5].
Phân loại phản ứng sau tiêm chủng nhƣ sau:
- Phản ứng của vắc xin: Phản ứng xảy ra do vắc xin.
- Sai sót trong tiêm chủng: Phản ứng xảy ra do sai sót trong kỹ thuật tiêm.
- Trùng hợp: Phản ứng xảy ra sau tiêm chủng nhƣng không do vắc xin
hoặc do sai sót trong tiêm chủng mà do sự trùng hợp ngẫu nhiên.


10


- Phản ứng do tiêm: Phản ứng lo âu hoặc do bị tiêm đau.
- Không rõ: Không xác định đƣợc nguyên nhân.
1.2. Tỷ lệ tiêm chủng và một số yếu tố liên quan
1.2.1. Một số khái niệm về tiêm chủng
Tiêm chủng đầy đủ: Một trẻ đƣợc tiêm chủng đầy đủ là trẻ đƣợc tiêm
đầy đủ các loại vắc xin tính theo nhóm tuổi quy định trong CTTCMR [18].
Tiêm chủng không đầy đủ: Một trẻ tiêm chủng không đầy đủ là trẻ
không đƣợc tiêm đầy đủ các loại vắc xin tính theo nhóm tuổi quy định trong
CTTCMR [18].
Tiêm chủng đầy đủ đúng lịch: Một trẻ đƣợc tiêm chủng đầy đủ đúng
lịch là trẻ đƣợc tiêm đầy đủ các loại vắc xin tính theo nhóm tuổi quy định theo
đúng lịch trong CTTCMR [18].
Tiêm chủng đầy đủ không đúng lịch: Một trẻ đƣợc tiêm chủng đầy
đủ không đúng lịch là trẻ đƣợc tiêm đầy đủ các loại vacxin nhƣng không đƣợc
tiêm các vacxin đúng theo lịch đã quy định trong Chƣơng trình TCMR [18].
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dƣới 12 tháng tuổi
Một trẻ dƣới 12 tháng tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ: là khi nhận đƣợc đủ 5
loại vắc xin (Viêm gan B, BCG, OPV, DPT-VGB-Hib, Sởi) và đủ liều các loại
vắc xin nhƣ sau: 1 lần tiêm vắc xin BCG (phòng bệnh lao), 3 lần uống OPV
(phòng bệnh bại liệt), 3 lần tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib (phòng 5 bệnh: Bạch
hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ ... do Hib), 1 lần
tiêm vắc xin Sởi [27].
Sẹo lao
Sau khi tiêm phòng lao 3-4 tuần sẽ thấy cục nhỏ nổi lên tại vùng tiêm rồi
to dần lên, mặt da sƣng bóng đỏ. Sau 6 tuần xuất hiện một lỗ rò tiết dịch trong 23 tuần rồi làm vẩy. Đến khoảng tuần thứ 9-10 hình thành vòng tròn khoảng 5-6


11

mm, xung quanh có quầng màu đỏ, vài tuần vẩy rụng đi dần thành sẹo. Sẹo có

màu trắng và hơi lõm so với mặt da [8] [18].
Phân vùng
- Vùng cao: Đó là các xã có giao thông đi lại khó khăn. Kinh tế, văn hoá xã hội phát triển chậm. Tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao, có xã còn trên 28% [6].
- Vùng thấp: Là vùng có điều kiện địa lý thuận lợi, dân cƣ sống tập
trung; Giao thông thuận tiện, kinh tế, văn hoá - xã hội phát triển, tỷ lệ hộ
nghèo thấp hơn (dƣới 21%) [6].
1.2.2. Một số yếu tố liên quan
Các yếu tố của bà mẹ
Bà mẹ là những đối tƣợng trực tiếp nuôi dƣỡng trẻ và đƣa trẻ đi tiêm
chủng do đó nhận thức của bà mẹ về tiêm chủng sẽ ảnh hƣởng đến thái độ
thực hành của bà mẹ về tiêm chủng. Trình độ học vấn, nghề nghiệp của bà mẹ
cũng nhƣ yếu tố dân tộc của bà mẹ cũng là những yếu tố ảnh hƣởng đến tiêm
chủng. Khi bà mẹ có trình độ học vấn tốt, nghề nghiệp ổn định sẽ giúp bà mẹ
có kiến thức và kỹ năng tốt về tiêm chủng cũng nhƣ lợi ích của tiêm chủng
mang lại cho trẻ [18] [9].
Các yếu tố của trẻ
Một số yếu tố của trẻ nhƣ giới tính của trẻ, dân tộc của trẻ cũng ảnh
hƣởng đến tỷ lệ tiêm chủng đặc biệt là giới của trẻ em ở những vùng còn có
sự phân biệt giữa nam và nữ, tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ thì chỉ những trẻ
nam mới đƣợc quan tâm và đƣợc tiêm chủng [18] [9].
Các yếu tố của dịch vụ Y tế
Dịch vụ Y tế ở đây chính là công tác phục vụ tiêm chủng tác động trực
tiếp đến tỷ lệ tiêm chủng. Đó là công tác giáo dục cho ngƣời dân hiểu biết về
mục đích của tiêm chủng cũng nhƣ lợi ích mà tiêm chủng đem lại, về tính sẵn
có của các loại vắc xin cũng nhƣ dây chuyền lạnh để bảo đảm chất lƣợng vắc


12

xin. Về phía con ngƣời đó là kỹ thuật tiêm của cán bộ có đúng cách hay

không, thái độ của họ đối với đối tƣợng tiêm chủng nhƣ thế nào, ở cơ sở có
đủ số bác sỹ, y sỹ phục vụ cho việc tiêm chủng hay không [18] [9].
Các yếu tố của cộng đồng
Các yếu tố này cũng ảnh hƣởng đến tỷ lệ tiêm chủng đó là nhận thức,
sẵn sàng tham gia và ủng hộ công tác tiêm chủng [18] [9].
1.3. Nghiên cứu tình hình tiêm chủng mở rộng
1.3.1. Trên thế giới
Năm 1974, WHO đã đề xƣớng chƣơng trình nhằm thực hiện mục tiêu
“Sức khoẻ cho mọi ngƣời vào năm 2000”. Đó là chƣơng trình tiêm chủng mở
rộng, viết tắt theo tiếng Anh là EPI (Expanded Programe on Immunization)
CTTCMR đã nhận đƣợc sự ủng hộ của tất cả các nƣớc thành viên, các tổ chức
trên thế giới [19],[38].
Nghiên cứu của tác giả Rehman và cộng sự ở vùng có thảm họa động
đất tại Pakistan trong năm 2007-2008 cho thấy: trong số 860 trẻ từ 12 đến 24
tháng đƣợc khảo sát có 74% trẻ em đƣợc tiêm chủng đầy đủ. Những nguyên
nhân khiến trẻ không đƣợc tiêm chủng đầy đủ là: gia đình trẻ cách xa hơn 10
phút bằng phƣơng tiện vận chuyển so với nơi tiêm chủng, ngƣời mẹ không có
bằng cấp, gia đình trẻ có điều kiện kinh tế khó khăn và những trẻ em gái
thuộc dân tộc thiểu số [58].
Nghiên cứu của Fisker tại Guinea-Bissau cho thấy: năm 2007 và năm
2009 tỷ lệ trẻ em dƣới 12 tháng tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ đều là 53%, tỷ lệ
tiêm DPT3 tăng từ 73% (2007) lên 81% (2009), còn tỷ lệ tiêm vắc xin sởi giảm
từ 71% (2007) còn 66% (2009) [39].
Tại Colombia theo Garcia mặc dù chƣơng trình tiêm chủng tại đây đƣợc
thành lập từ năm 1979 và tất cả các loại vắc xin đều có lợi cho sức khỏe, tuy
nhiên đến năm 2010 tỷ lệ tiêm chủng đã bị suy giảm và chỉ có 98,7% đối tƣợng


13


còn giữ phiếu tiêm chủng. Nghiên cứu cũng cho thấy có 6 nhóm yếu tố liên quan
đến tỷ lệ tiêm chủng gồm: Các yếu tố liên quan đến chăm sóc trẻ (24,4%), nhân
viên y tế tại các cơ sở y tế (19,7%), trung tâm y tế của các huyện (18,0%), hệ
thống y tế (13,4%), lo ngại về các phản ứng bất lợi sau tiêm chủng (13,1%), các
văn hóa tín ngƣỡng tôn giáo (11,4%) [40].
Nghiên cứu của Animaw tại Ethiopia cho thấy có 73,2% trẻ em ở Town
Minch Arba và huyện Arba Minch Zuria đƣợc tiêm chủng đầy đủ, còn lại 20,3%
đƣợc tiêm chủng một phần và 6,5% chỉ đƣợc nhận vắc xin [35].
Một nghiên cứu khác của Chan Soeung tại Campuchia trong năm 2010
cho thấy có hơn 20% trẻ em đƣợc khảo sát không đƣợc tiêm chủng đầy đủ, chủ
yếu là từ những gia đình nghèo, có trình độ văn hóa và dân trí thấp [38].
Năm 2011, ƣớc tính có khoảng 83% trẻ em trên thế giới nhận đƣợc ít nhất
ba liều DPT, năm 2009 (82%), năm 2010 (85%). Trong số 194 quốc gia thành
viên WHO, có 130 quốc gia (67%) đạt tỷ lệ tiêm chủng DPT ≥ 90%. Hơn một
nửa trong số các em không nhận đủ DPT ở 3 quốc gia: Ấn Độ, Nigenia và
Indonesia [37] [33].
Một nghiên cứu của Maina về tỷ lệ tiêm chủng và các yếu tố liên quan
ở trẻ em trong độ tuổi từ 12-23 tháng trong một khu vực ven đô của Kenya
cho thấy: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là 76,6%, vắc xin BCG (99,5%), vắc xin
OPV (97,6%) trong đó OPV 1 (98,7%), OPV2 (96,6%), OPV3 (90,5%), sởi
(77,4%) [53].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Mohamud về tỷ lệ tiêm chủng của trẻ
em 12-23 tháng tuổi và các yếu tố liên quan ở huyện Jigjiga, Somali, Ethiopia
cho kết quả: có 74,6% trẻ em đƣợc khảo sát đã từng tiêm chủng, trong đó có
36,6% đƣợc tiêm chủng đầy đủ, tiêm phòng vắc xin OPV0/OPV1, OPV2,
OPV3 lần lƣợt là 10,4%, 41,1%, 33,9%, 27,5%, có 24,9% đối tƣợng tiêm phòng
vắc xin phòng sởi [55].


14


Tại The Greenwood nghiên cứu trong số 7.363 trẻ em thì tỷ lệ tiêm
chủng vắc xin sởi là 73%, BCG là 86%, DPT là 79%. Tỷ lệ đối tƣợng đƣợc
tiêm chủng đầy đủ là 52%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: các yếu tố liên quan
đến tỷ lệ tiêm chủng là địa bàn cƣ trú và dân tộc, với những trẻ em ở khu vực
ven đô thị và dân tộc Mandinka thì ít có khả năng đƣợc tiêm chủng [42].
Theo ƣớc tính của WHO, tính đến hết năm 2013, có đến 84% - tƣơng
ứng 112 triệu trẻ em đƣợc tiêm chủng đầy đủ 3 liều vắc xin DPT trên toàn thế
giới, bảo vệ trẻ em trƣớc nguy cơ tử vong và tàn tật. Trong đó, 129 nƣớc có
tỷ lệ bao phủ 3 mũi vắc xin này đến trên 90%. Tỷ lệ trẻ em nhận đƣợc một
liều vắc xin sởi trƣớc 2 tuổi cũng đạt tới 84% và có 148 quốc gia cũng đã
triển khai đƣa mũi sởi 2 vào CTTCMR [57],[60].
Tại 183 quốc gia trên thế giới đã đƣợc tiếp cận và triển khai vắc xin viêm
gan B và vắc xin phối hợp. Tỷ lệ bao phủ toàn cầu của 3 liều vắc xin viêm gan
B đạt 81%, riêng khu vực Tây Thái Bình Dƣơng tỷ lệ đạt đến 92% [60] [59].
Nhiều loại vắc xin tiêm phòng bệnh nguy hiểm khác cũng đạt tỷ lệ bao
phủ cao trên toàn thế giới nhƣ: Uốn ván với 82% trẻ đƣợc bảo vệ tại 103 quốc
gia, bại liệt 84% trên thế giới và khu vực Tây Thái Bình Dƣơng đã thanh toán
bại liệt từ năm 2000 [61] [34].
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải thiện tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin
trong những năm qua. Tuy nhiên, vẫn có một khoảng cách lớn giữa các quốc gia
có tỷ lệ tiêm chủng cao và quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này là việc nhiều quốc gia đang phát triển, nguồn lực y tế còn hạn
chế, những chính sách ƣu tiên trong chăm sóc sức khỏe không thuận lợi, sự yếu
kém trong quản lý y tế cũng nhƣ quá trình theo dõi và giám sát các hoạt động y
tế không đầy đủ [64] [41].
Năm 2013, trung bình cứ 5 trẻ lại có 1 trẻ không đƣợc tiếp cận với tiêm
chủng. Ƣớc tính trên toàn thế giới có khoảng 21,8 triệu trẻ không đƣợc tiêm vắc



15

xin phòng bệnh. Trong số 22 triệu trẻ không đƣợc tiêm ngừa bạch hầu, ho gà,
uốn ván có nhiều trẻ em sống ở các nƣớc thuộc nhóm quốc gia nghèo nhất thế
giới. Hiện nay, vẫn có khoảng 1,5 triệu trẻ em chết vì những bệnh có thể phòng
đƣợc bằng vắc xin. Hơn một nửa trong số này ở các quốc gia nhƣ: Ấn Độ,
Nigeria và Pakistan [56] [43].
Theo tác giả Okwo-Bele - Giám đốc bộ phận tiêm chủng của WHO cảnh
báo, tiến độ của tiêm chủng trong vài năm gần đây đang chậm lại. Trong đó
nguyên nhân đƣợc đề cập đến tình trạng trên là do giá vắc xin, hệ thống y tế yếu
kém và không có cơ hội tiếp cận với vắc xin ở các nƣớc nghèo. Xung đột vũ
trang và tình trạng bất ổn an ninh cũng hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ tiêm
chủng của ngƣời dân. Tình trạng khẩn cấp, chẳng hạn nhƣ dịch Ebola tại Tây
Phi cũng ảnh hƣởng đến tỷ lệ tiêm chủng. Tỷ lệ tiêm ngừa tại Guinea, Liberia và
Sierra Leone giảm tới 30% trong giai đoạn dịch Ebola hoành hành tại ba nƣớc
này [52] [44].
Tại các nƣớc phát triển, nơi tỷ lệ tiêm chủng nói chung cao, vẫn có một
bộ phận nhỏ ngƣời dân không đƣa con đi tiêm chủng và đó là nguyên nhân gây
ra bùng phát dịch sởi gần đây tại Mỹ và một số quốc gia phƣơng Tây khác.
Nhiều nghiên cứu cũng nhận định nguyên nhân bùng phát dịch sởi trở lại nhiều
khả năng là do tỷ lệ tiêm chủng tại Mỹ thấp (từ 50-86%) [47] [42].
Còn tại các nƣớc phát triển, tỷ lệ tiêm chủng thấp có thể là do thái độ chủ
quan cho rằng nhiều căn bệnh chết ngƣời có thể phòng ngừa đƣợc bằng vắc xin
khi dịch xuất hiện. Ngoài ra, nhiều gia đình lo sợ rằng: vắc xin phòng sởi, quai
bị, rubella làm tăng khả năng mắc bệnh tự kỷ, bất chấp hàng loạt nghiên cứu
khoa học khẳng định lo lắng này là không có cơ sở [47] [45].
Nghiên cứu 10.644 trẻ em nhẹ cân ở nông thôn Haryana của Ấn Độ năm
2017 cho kết quả 98,8% trẻ đƣợc chích ngừa vắc xin, ít hơn 1/3 (29,7%) đã



×