Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN môn luyện từ và câu lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.55 KB, 5 trang )

I. TÊN ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH LỚP NĂM XÁC ĐỊNH NGHĨA GỐC, NGHĨA
CHUYỂN - NHẬN DẠNG - PHÂN BIỆT TỪ NHIỀU NGHĨA.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết: Trong chương trình Tiếng Việt (TV) 5, phân môn luyện từ và
câu (LT&C) là phân môn chiếm vị trí khá quan trọng, có nhiệm vụ giúp học sinh (HS) hiểu
được nghĩa của từ, làm giàu vốn từ. Từ đó, biết sử dụng từ ngữ trong các hoạt động nói, viết và
giao tiếp.
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5 ở chương trình CCGD trước đây và năm học 2006 -
2007 này là năm đầu tiên thực hiện chương trình SGK lớp 5 mới, tôi luôn đầu tư nghiên cứu,
vận dụng phương pháp đổi mới theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Tôi luôn vận dụng lồng ghép,
củng cố nội dung kiến thức của phân môn LT&C qua hầu hết các môn học. Nhờ đó, chất lượng
học tập của học sinh ở phân môn này đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, tôi nhận thấy: ngoài
những kết quả tiến bộ đó, HS vẫn còn một số hạn chế nhất định về kỹ năng nhận dạng, phân
biệt nghĩa của từ (Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa). Đặc biệt, loại từ
khó xác định nhất, đó là: Từ nhiều nghĩa.
Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “Giúp HS lớp 5 xác định nghĩa gốc, nghĩa
chuyển - nhận dạng - phân biệt từ nhiều nghĩa”.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Dựa vào phương pháp dạy TV và thực tế khi lên lớp.
- Dựa vào nghĩa của từ và Từ điển TV.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Năm học 2006-2007 này, bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy tại lớp 5B
với tổng số HS là 34 em. Qua các bài dạy về nghĩa của từ: Từ đồng nghĩa; Từ đồng âm; dùng
từ đồng âm để chơi chữ, đa số HS hiểu bài và vận dụng vào phần luyện tập thực hành tốt.
Nhưng đến bài: “Từ nhiều nghĩa”, HS nhận dạng và phân biệt còn hạn chế, các em còn lẫn
lộn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển; giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa làm cho việc vận dụng
vào bài luyện tập thực hành chưa cao. Đó là thực trạng mà tôi đắn đo, suy nghĩ và dày công
nghiên cứu, thực nghiệm để hình thành đề tài này.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Từ tình hình thực tế của lớp, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
1. Hướng dẫn HS hiểu thế nào là Từ nhiều nghĩa:


Trước hết, tôi giúp các em hiểu: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay
nhiều nghĩa chuyển.Cụ thể: Khi học bài “Từ nhiều nghĩa” (SGK/66).
Để hướng dẫn HS xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ: răng, mũi, tai; tôi đã
hướng dẫn các bằng cách sau:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: xác định nghĩa gốc của các từ: răng, mũi, tai qua
việc quan sát hình minh hoạ, tìm và nối nghĩa tương ứng với từ mà nó thể hiện.
-1-
Mũi TaiRăng
Lời giải đúng sẽ là:
Từ:
Nghĩa:
a. Răng - Phần xương cứng màu trắng, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.
b. Mũi - Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống,
dùng để thở và ngửi.
c. Tai - Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật dùng để nghe.
Tôi nhấn mạnh: các nghĩa mà các em xác định cho các từ: răng, mũi, tai là nghĩa gốc
(nghĩa ban đầu) của mỗi từ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2: HS xác định nghĩa chuyển của các từ: răng, mũi,
tai qua việc quan sát hình minh hoạ, chỉ ra sự khác nghĩa của từ răng (trong răng chiếc
cào),mũi (trong mũi thuyền), tai (trong tai ấm) với nghĩa gốc của các từ: răng, mũi, tai ở bài
tập 1(BT1).
Ở bài tập này, HS thảo luận - trình bày kết quả và tôi hướng dẫn các em kết luận như
sau:
- Răng (trong răng chiếc cào) dùng để cào, không dùng để cắn, nhai như răng người và động
vật.
- Mũi (trong mũi thuyền) dùng để rẽ nước chứ không dùng để thở và ngửi được.
- Tai (trong tai ấm) giúp người ta cầm cái ấm được dễ dàng để rót nước chứ không dùng để
nghe được.
Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ: răng, mũi, tai (BT1). Ta
gọi đó là nghĩa chuyển.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT.3: HS xác định mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa
chuyển của các từ: răng, mũi, tai.
HS thảo luận - trình bày kết quả và tôi chốt lại lời giải đúng:
- Nghĩa của từ răng ở BT1 và BT2 giống nhau ở chỗ: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều thành
hàng.
- Nghĩa của từ mũi ở BT1 và BT2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ những bộ phận có đầu nhọn nhô
ra phía trước.
- Nghĩa của từ tai ở BT1 và BT2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên chìa ra
như cái tai.
Như vậy: nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ - vừa khác vừa giống
nhau - Nhờ biết tạo ra những từ nhiều nghĩa từ một nghĩa gốc, TV trở nên phong phú.
Vậy, các từ: răng, mũi, tai là từ nhiều nghĩa.
2. Giúp HS phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa:
- Nghĩa gốc: là nghĩa ban đầu, nghĩa chính vốn có của từ.
- Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Cụ thể: tôi đã hướng dẫn các
em phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ: mắt, chân, đầu qua BT1 (Phần luyện tập).
-2-
Mũi Tai
Răng
Nghĩa gốc Nghĩa chuyển
a. Mắt (trong Đôi mắt mở to).
Mắt: cơ quan để nhìn của người hay động
vật.
a. b. Chân (trong Bé đau chân).
Chân: bộ phận dưới cùng của cơ thể
người hay động vật dùng để đi, đứng.
c. Đầu (trong Khi viết, con đừng ngoẹo
đầu)
Đầu: phần trên cùng của thân thể con
người hay phần trước của thân thể động

vật.
a. Mắt (trong Quả na mở mắt).
Mắt: bộ phận giống hình con mắt ở ngoài vỏ
quả na.
(trong Lòng ta vẫn vững như kiềng ba
Chân: là nghĩa chuyển trong văn cảnh với biện
pháp tu từ, có nghĩa là: ví thế vững chắc như ba
chân của kiềng.
c. Đầu (trong Nước suối đầu nguồn rất trong).
Đầu: phần có điểm xuất phát của một khoảng
không gian hoặc thời gian, đối lập với cuối.
3. Hướng dẫn HS nhận biết một từ nhiều nghĩa theo các cách sau:
a. Trước hết, tôi hướng dẫn HS tìm từ có một nghĩa:
Từ nào là tên gọi của một sự vật, một hiện tượng thì từ ấy có một nghĩa. Ví dụ: xe đạp:
chỉ loại xe người đi, có 2 hoặc 3 bánh dùng sức người đạp cho quay bánh. Đó là nghĩa duy
nhất của từ xe đạp. Vậy, có thể nói: từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.
b. Dựa trên cơ sở đó, tôi hướng dẫn HS tìm từ nhiều nghĩa.
Một từ (một hình thức ngữ âm - chữ viết) nhưng có thể gọi tên cho nhiều sự vật, hiện
tượng, biểu đạt nhiều khái niệm trong thế giới khách quan thì đó là từ nhiều nghĩa.
Từ nhiều nghĩa là danh từ: các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ
nhiều nghĩa.
Từ nhiều nghĩa là động từ:
Ví dụ: Từ chạy có thể có các nghĩa sau:
Sự di chuyển nhanh bằng chân (nghĩa gốc); sự di chuyển nhanh của phương tiện giao
thông; hoạt động của máy móc,... (nghĩa chuyển).
Từ nhiều nghĩa là tính từ:
Ví dụ: Từ ngọt có thể có các nghĩa sau:
Có vị ngọt như vị đường, mật (nghĩa gốc); chỉ lời nói dịu dàng dễ nghe; chỉ âm thanh nghe êm
tai,...(nghĩa chuyển).
4. Hướng dẫn HS phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm:

Khi dạy bài “Luyện tập về từ nhiều nghĩa” (SGK/82): ở BT1, tôi đã hướng dẫn các em,
cụ thể như sau:
-3-
Mắt
Mắt
Chân

Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
Từ đồng âm
1. Phát âm giống nhau.
2. Nét nghĩa chung giống nhau (giữa nghĩa
gốc và nghĩa chuyển)
Ví dụ: Từ “chín”:
Chín (1): nghĩa gốc: là hoa, quả, hạt phát
triển đến mức thu hoạch được.Ví dụ: Lúa
ngoài đồng đã chín vàng.
Chín (2): nghĩa chuyển: là suy nghĩ kỹ càng.
Ví dụ: Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
1. Phát âm giống nhau.
2. Nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ: Từ “chín”:
Chín (1): là hoa, quả, hạt phát triển đến
mức thu hoạch được.Ví dụ: Lúa ngoài
đồng đã chín vàng.
Chín (2): nghĩa là số tiếp theo số 8. Ví dụ:
Tổ em có chín học sinh.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Khi áp dụng các phương pháp trên, tôi nhận thấy: HS dần dần tiến bộ hơn qua các giờ
học. Các em đã biết phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, biết xác định nghĩa gốc với nghĩa

chuyển, biết tạo ra những từ nhiều nghĩa qua một nghĩa gốc. Nhờ các phương pháp đó mà các
em đã tiến bộ dần qua các bài luyện tập thực hành. Cụ thể như sau:
BÀI
GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU
SL TL SL TL SL TL SL
TL
Từ nhiều nghĩa (là DT) 10 29.4 12 35.5 8 23.5 4 11.8
LT về từ nhiều nghĩa (là ĐT) 15 44.1 12 35.5 5 14.7 2
5.9
LT về từ nhiều nghĩa (là TT) 17 50.0 10 29.4 7 20.6 0 0
VII. KẾT LUẬN:
Tuy đạt kết quả khá cao nhưng việc áp dụng các phương pháp trên không quá khó khăn
cũng như không ảnh hưởng gì đến vấn đề kinh tế, chúng ta chỉ cần bỏ chút ít thời gian để
nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp dạy học.
Đặc biệt, đối với từ nhiều nghĩa là danh từ, GV cần sưu tầm hình ảnh minh hoạ để giúp HS
nhận biết nghĩa gốc, nghĩa chuyển dễ dàng hơn.
Khi viết đề tài này, mong muốn duy nhất của tôi là giúp các em HS ngày càng tiến bộ
hơn khi sử dụng từ nhiều nghĩa để diễn đạt ý tưởng của mình không bị lệch lạc. Trong quá
trình viết, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong các cấp lãnh đạo và
đồng nghiệp đóng góp ý kiến chân thành.
, ngày 10 tháng 3 năm 2009
Người thực hiện

-4-
{
Từ nhiều nghĩa:
-5-

×