Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

GA LOP 4 TUAN 8 CHUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.9 KB, 53 trang )

Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU :
1. Đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : hạt giống nảy mầm, ngủ dậy,
đáy biển, mãi mãi …
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nhịp đúng theo ý thơ.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung bài thơ.
2. Đọc hiểu :
- Hiểu nội dung bài : Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có
phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài TĐ trang 70,71/SGK
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1- Ổn định:
2- KTBC:
Ở vương quốc Tương Lai
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Gọi 2 HS đọc lại màn 1,2 và trả lời câu hỏi:
Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em
sẽ làm gì ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
28’ 3- BÀI MỚI :
1’ a- Giới thiệu bài :


7’ b- Hướng dẫn luyện đọc :
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ
(3 lượt).
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ theo
đúng trình tự.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
(nếu có).
- GV đưa ra bảng phụ để giúp HS định hướng
đọc đúng.
Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt/ thành cây đầy quả
Tha hồ/ hái chén ngọt lành
Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom/ thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
- HS đọc nhóm đôi
12’ c- Tìm hiểu bài
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
- Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ và TLCH - 1 HS đọc thành tiếng.
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong
bài ?
+ Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được
lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi
hết bài.
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều
gì ?
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha

thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới
hòa bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ
và hạnh phúc.
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều gì ? + Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các
bạn nhỏ.
+ Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ
thơ ?
Khổ 1 : Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
Khổ 2 : Ước trở thành người lớn để làm
việc.
Khổ 3 : Ước mơ không còn mùa đông giá
rét.
Khổ 4 : Ước không còn chiến tranh.
GV ghi bảng 4 ý chính đã nêu ở từng khổ thơ. - 2-4 HS nhắc lại.
+ Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa
đông ý nói gì ?
+ Nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi:
Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết
lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây
bão lũ, hay bất cứ tai họa nào đe dọa con
người.
+ Câu thơ Hóa trái bom thành trái ngon có
nghĩa là mong ước điều gì ?
+ Các bạn thiếu nhi mong ước không có
chiến tranh, con người luôn sống trong hòa
bình, không còn bom đạn.
+ Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi
trong bài thơ ? Vì sao ?
+ HS phát biểu tự do.
+ Bài thơ nói lên điều gì ? * Nội dung bài: Bài thơ nói về ước mơ

của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ
để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
- Ghi ý chính của bài thơ. - 2 HS nhắc lại ý chính.
9’ d - Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ
để tìm ra giọng đọc hay.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Lớp
theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài. - 2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS.
- Yêu cầu HS cùng học thuộc lòng theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc nhẩm, kiểm tra lẫn
nhau.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ
thơ.
- Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc
1 khổ thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng toàn bài. - 5 HS thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét và cho điểm từng HS. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc theo các tiêu
chí đã nêu.
2’ 4- CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Hỏi: Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều
gì ? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
Bài sau : Đôi giày bata màu xanh.
CHÍNH TẢ ( Nghe-viết)
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU :

- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn Ngày mai, các em có quyền … to lớn, vui tươi trong bài Trung
thu độc lập.
- Tìm và viết đúng các tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần iên/yên/iêng để điền vào chỗ trống
hợp với nghĩa đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2a hoặc 2b.
- Bảng lớp viết sẵn nội dung BT3a hoặc 3b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
3’
1-Ổn định:
2- KTBC:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết : khai
trương, vườn cây, sương gió, vươn vai, thịnh
vượng, rướn cổ …
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Nhận xét về chữ viết của HS.
29’ 3- BÀI MỚI :
1’ a- Giới thiệu bài: Giờ chính tả hôm nay
các em sẽ nghe viết đoạn 2 bài văn Trung thu
độc lập và làm bài tập chính tả phân biệt
r/d/gi hoặc iên/yên/iêng.
- Lắng nghe.
21’ b- Hướng dẫn viết chính tả
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết trang
66/SGK.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước
ta tươi đẹp ntn ?

- Ngày mai các em có quyền mơ tưởng một
cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm
năm nữa thôi cũng dưới ánh trăng này…….
+ Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được
ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ
chưa ?
- Đất nước ta đã thực hiện ước mơ đó được
rồi.
- GV hướng dẫn HS viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết
chính tả.
- Các từ ngữ: quyền mơ tưởng, mươi mười
lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông
trường, to lớn …
+GV đọc cho học sinh viết chính tả
+ GV đọc cho HS soát lại bài
+ HS đổi vở bắt lỗi
+ Chấm bài, nhận xét bài viết của HS
7’ c-. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2 * Bài 2:
a) Gọi HS đọc yêu cầu - 1 em đọc
- Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ. Yêu - Nhận phiếu và làm việc trong nhóm.
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, bổ sung, chữa bài.
Đáp án:
Kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu, kiếm rơi,
đánh dấu.
b) Tiến hành tương tự phần a Đáp án:

Yên tĩnh, bỗng nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn,
buột miệng, tiếng đàn.
* Bài 3 * Bài 3:
a) Gọi HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ - Làm việc theo cặp.
- Gọi HS làm bài. - Từng cặp HS thực hiện. 1 HS đọc nghĩa của
từ, 1 HS đọc từ hợp với nghĩa.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. Đáp án :
Rẻ, danh nhân, giường.
b) Tiến hành tương tự phần a. Đáp án :
Điện thoại, nghiền, khiêng.
2’ 4- CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc lại truyện vui hoặc đoạn văn và
ghi nhớ các từ vừa tìm được.
Bài sau : Thợ rèn.
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tt)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Mọi người ai ai cũng phải biết tiết kiệm tiền của vì tiền của do sức lao động vất vả của con
người mới có được.
- Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người. Phải biết tiết kiệm tiền
của để đất nước giàu mạnh. Nếu không chính là sự lãng phí sức lao động.
- Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không
lãng phí, thừa thãi.
2. Thái độ :
- Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra.

3. Hành vi :
- Biết thực hành tiết kiệm tiền của
- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện, phê phán những hành
động lãng phí, không tiết kiệm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
3’
29’
5’
1-Ổn định:
2- KTBC:
- Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
3- BÀI MỚI:
* Hoạt động 1: Cá nhân
* Bài 1: HS đọc yêu cầu bài
- Lần lượt HS trả lời miệng
- Lớp nhận xét bổ sung
*Bài1:Các việc làm tiết kiệm tiền của
a- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
b- Giữ quần áo đồ dùng, đồ chơi g- Không
xin tiền ăn quà vặt.
h- Ăn hết suất cơm của mình
k- Tắt điện khi ra khỏi phòng.
*Các việc làm lãng phí tiền của:
c- Vẽ bậy bôi bẩn ra sách, bàn ghế
d- Làm mất sách vở, đồ dùng học tập
đ- xé sách vở.
14’ *Hoạt động2: Nhóm

- GV chia lớp 3 nhóm thảo luận các tình
huống và trình bày kết quả
* Nhóm1 : Tình huống 1
Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy làm đồ
chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào?
*Nhóm2 : Tình huống 2:
Em bạn Tâm đòi mua đồ chơi mới khi chưa
chơi hết những đồ chơi đã có. Tâm sẽ nói gì
- Tấn không xé vở và rủ Bằng chơi trò chơi
khác
- Tâm đã dỗ em chơi đồ chơi đã có. Như thế
mới đúng là bé ngoan.
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
với em?
* Nhóm 3: Tình huống 3:
Cường thấy Hà dùng vở mới, trong khi vở
đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ
nói gì với Hà?
* GV tổng kết:
- Chúng ta cần phải tiết kiệm như thế nào?
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
- Hỏi Hà xem có thể tận dụng không và Hà
có thể viết tiếp vào đó có tốt hơn không
- Sử dụng đúng lúc đúng chỗ, hợp lí không
lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật.
- Giúp ta tiết kiệm công sức để tiền của
dùng vào việc khác có ích hơn.
* GV kết luận: Việc tiết kiệm tiền của không
phải của riêng ai, muốn trong gia đình tiết

kiệm em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở
mọi người. Các gia đình đều thực hiện tiết
kiệm sẽ rất có ích cho đất nước.
- Lắng nghe.
10’ * Hoạt động 3: Dự định tương lai.
- Tổ chức cho HS làm việc cặp đôi. - HS làm việc cặp đôi.
- Yêu cầu HS viết ra giấy dự định sẽ sử dụng
sách vở, đồ dùng học tập và vật dụng trong
gia đình ntn cho tiết kiệm ?
- Yêu cầu HS trao đổi dự định sẽ thực hiện
tiết kiệm sách vở, đồ dùng học tập, gia đình
ntn ?
- Yêu cầu 1 vài nhóm nêu ý kiến của mình
trước lớp.
- 2-3 HS lên nêu dự định của mình.
- Yêu cầu HS đánh giá cách làm của bạn
mình đã tiết kiệm hay chưa ?
- HS đánh giá lẫn nhau và góp ý cho nhau.
2’ 4- CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài, thực hiện tốt điều đã học
Bài sau : Tiết kiệm thời giờ.
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8

TẬP ĐỌC
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. MỤC TIÊU :
1. Đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : nước biển, thon thả, tưởng

tượng, lang thang, ngẩn ngơ, mấp máy, ngọ quậy, nhảy tưng tưng…
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng
ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn
2. Đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ : ba ta, vận động, cột …
- Hiểu nội dung bài : Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm tới ước
mơ của cậu, khiến cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu
tiên.
3- Giáo dục HS kiên trì trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài TĐ trang 81/SGK
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1-Ổn định:
2- KTBC:
Nếu chúng mình có phép
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Nêu ý chính của bài thơ ?
- Nếu có phép lạ em sẽ ước điều gì ? Vì sao ?
* GV nhận xét, ghi điểm.
28’ 3- BÀI MỚI :
1’ a- Giới thiệu bài
8’ b-. Hướng dẫn luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm và trả
lời câu hỏi : Bài văn chia làm mấy đoạn ?
Tìm từng đoạn.

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi.
- Bài văn chia làm 2 đoạn :
+ Đoạn 1 : Ngày còn bé … các bạn tôi
+ Đoạn 2 : Sau này … nhảy tưng tưng.
12’
-GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng
HS.
- HS đọc nhóm đôi
- 2HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu bài văn
c-:Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi, trao
đổi và trả lời câu hỏi.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Nhân vật Tôi trong đoạn văn là ai ? + Nhân vật tôi trong đoạn văn là chị phụ trách
Đội Thiếu niên Tiền phong.
+ Ngày bé, chị từng mơ ước điều gì ? + Chị mơ ước có một đôi giày ba ta màu xanh
nước biển như của anh họ chị.
+ Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày + Những câu văn : Cổ giày ôm sát chân, thân
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
ba ta ? giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu
vải như màu da trời những ngày thu. Phần
thân ôm sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn
một sơi dây trắng nhỏ vắt qua.
+ Ước mơ của chị phụ trách Đội có trở thành
hiện thực không ? Vì sao em biết?
+ Ước mơ của chị phụ trách Đội không trở
thành hiện thực vì chị chỉ được tưởng tượng
cảnh mang giày vào chân sẽ bước đi nhẹ và

nhanh hơn trước con mắt thèm muốn của các
bạn chị.
* HS đọc đoạn 2:
- Từ ước mơ của mình ngày còn bé, chị phụ
trách Đội sẽ làm gì khi thấy một cậu bé có
ước mơ giống mình. Các em đọc và tìm hiểu
đoạn 2 của bài.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. - 2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Khi làm công tác Đội, chị phụ trách được
giao nhiệm vụ gì ?
+ Chị được giao nhiệm vụ phải vận động Lái,
một cậu bé lang thang đi học.
+ Lang thang có nghĩa là gì ? + Lang thang có nghĩa là không có nhà ở,
người nuôi dưỡng, sống tạm bợ trên đường
phố.
+ Vì sao chị biết ước mơ của một cậu bé lang
thang ?
+ Vì chị đã đi theo Lái trên khắp các đường
phố.
+ Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái
trong ngày đầu tới lớp ?
+ Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba
ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp.
+ Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm
đó ?
+ HS suy nghĩ và phát biểu
7’
+ Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và
niềm vui của Lái khi nhận đôi giày ?

*Bài văn cho em biết điều gì?
d- luyện đọc diễn cảm
+ Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết
nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân
mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi
lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào
cổ, nhảy tưng tưng.
* Nội dung bài: Để động viên cậu bé lang
thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm
tới ước mơ của cậu, làm cho cậu cảm động
và vui sướng khi được thưởng đôi giày
trong buổi đến lớp đầu tiên.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- HS tiếp nối đọc 2 đoạn
- GV HD đọc đoạn 2
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 2
- Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS.
2’ 4- CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
+ Qua bài văn em thấy chị phụ trách là người
ntn ?
+ Em rút ra điều gì bổ ích qua nhân vật chị
phụ trách ?
- Nhận xét tiết học
Bài sau : Thưa chuyện với mẹ.
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Kỹ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên.

-Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính.
-Giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng đồ kẻ sẵn bản số trong bài tập 4/VBT.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
5’
28’
1-Ổn định:
2- KTBC:
Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập
hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 35, đồng
thời kiểm tra vở của một số HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3-BÀI MỚI:
- 3 HS lên bảng làm bài tập
1’ a-Giới thiệu bài: HS nghe GV giới thiệu
27’ b-Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: * Bài 1:Tính
-GV hỏi bài tập yêu cầu chúng ta điều gì?
-Yêu cầu HS làm bài.
3925 26 387 54 293
+ 618 + 14 075 + 61934
535 92 10 7652
5078 49 672 123879
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của các
bạn trên bảng.
-GV nhận xét và cho điểm.
Bài 2:

-Hãy nêu yêu cầu của bài tập?
-GV hướng dẫn: để tính bằng cách thuận
tiện chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và
kết hợp của phép cộng. Khi tính, chúng ta
đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau và
thực hiện cộng các số hạng cho kết quả là
tròn với nhau.
* Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
96+78+4=(96+4)+78
67+21+79=67+(21+70)
= 100 +78 = 67+ 100
= 178 = 167
408+85+92=85+(408+92)
= 85+500
= 585
789+285+15=(285+15)+789
=789+300
=1089
488+594+52= 594+ (488+52)
=594+540
= 0034
677+969+123=(677+123)+969
=800+969
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trng Tiu hc Ngha Sn Tun: 8
=1769
-GV nhn xột v cho im HS.
Bi 3: go HS lờn bng lm bi
- Lp nhn xột b sung.
* Bi 4: HS c yờu cu bi

- HS lm bi , cha bi
* Bi 3: Tỡm x
X 306 = 504 x + 254 = 680
X = 504 + 306 x = 680 -254
X = 810 x= 426
* Bi 4: Gii
a- Sau hai nm s dõn ca xó ú tng l:
79 + 71 = 150 ( ngi)
b- S dõn ca xó sau hai nm tng l:
5256 + 150 = 5406
ỏp s: a- 150 ngi
b- 5406 ngi
Bài 5:
- GV hỏi: Muốn tính chu vi của một hình
chữ nhật ta làm thế nào ?
- Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ nhật là
a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi
của hình chữ nhật là gì ?
- Gọi chu vi hình chữ nhật là P, ta có:
P = ( a + b ) x 2
Đây chính là công thức tổng quát để tính
chu vi của hình chữ nhật.
- GV hỏi: Phần b của bài tập yêu cầu chúng
ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* B i 5:

P = ( a + b) x 2
a- P = ( a+ b) x 2 = 56 (cm)

b- P = ( 45+ 15) = 120 ( cm)
2
4-CNG C- DN DO:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà
làm bài tập hớng dẫn luyện tập thêm và
chuẩn bị bài sau.
GV: Phm Th Tỳ Trng Giỏo ỏn Lp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
TOÁN
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
-Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách.
-Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG Hoạt động dạy Hoạt động học
1’
4’
28’
1’
16’
1- Ổn định:
2- KTBC:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các
bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 36,
đồng thời kiểm tra vở bài ở nhà của một số HS
khác
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3- BÀI MỚI:
a- Giới thiệu bài

- GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được
làm quen với bài toán về tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số đó.
b- Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng
và hiệu của hai số đó
- GV gọi HS đọc bài toán ví dụ trong SGK.
- GV hỏi : Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV nêu: Vì bài toán cho biết tổng và cho biết
hiệu của hai số, yêu cầu chúng ta tìm hai số
nên dạng toán này được gọi là bài toán tìm hai
số khi biết tổng và hiệu của hai số.
- GV HD HS vẽ sơ đồ bài toán, nều HS không
vẽ được thì GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ như
sau :
- Muốn tìm hai số đó trước tiên ta phải tính gì?
( tìm hai làn số bé )
- Có hai lần số bé. Ta tìm số bé bằng cách
nào?
( Lấy hai lần số bé chia cho2 )
- Tìm số lớn bằng cách nào? ( Số bé cộng
hiệu )
* GV HD HS giải cách 2
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo
dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu.
* Bài toán: Tổng của hai số là 70. Hiệu
của hai số đó là 10. Tìm hai số đó.
- Bài toán cho biết Tổng của hai số là 70,
hiệu của hai số đó là 10.

- Bài toán yêu cầu tìm hai số.
Số lớn:
Số bé:
Cách 1: Giải
Hai lần số bé : 70 – 10 = 60
Số bé là: 60 : 2 = 30
Số lớn là: 30 + 10 = 40
Đáp số: Số bé : 30
Số lớn: 40
Cách 2: Giải
Hai lần số lớn: 70 + 10 = 80
Số lớn là : 80 : 2 = 40
Số bé là : 40 – 10 = 30
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
10
70
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
Đáp số : Số lớn : 40
Số bé: 30
* Vậy ta rút được công thức:
Số bé:= ( Tổng - hiệu) : 2
Số lớn:= ( Tổng + hiệu ) : 2
12’ c- Luyện tập, thực hành
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết
điều đó ?
* Bài 2: HS đọc yêu cầu bài

- HS tóm tắt đề toán bằng sơ đồ doạn thẳng
-
* Bài 1:
Tuổi bố:
Tuổi con:

Giải
Hai lần tuổi bố là: 58 + 38 = 96 ( tuổi)
Tuổi bố là: 96 : 2 = 48 ( Tuổi )
Tuổi con là: 48 – 38 = 10 ( tuổi)
Đáp số: Tuổi bố: 48 tuổi
Tuổi con :10 tuổi
* Bài 2:
Trai
Gái:
. Giải
.
* Bài 3: HS đọc yêu cầu bài
HS tóm tắt bài và làm bài
-
Hai lần số HS gái là: 28 – 4 = 24( HS )
Số HS gái là: 24 : 2 = 12 ( HS )
Số HS trai là: 12 + 4 = 16 (HS )
ĐS: 12 HS gái
16 HS trai
* Bài 3:
.Lớp 4A:
Lớp 4B
2’
- GV nhận xét và cho điểm HS.

.
4- Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số đó.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS làm các bài
tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài
sau.

Giải
Số cay lớp 4A là: (600- 50) : 2 = 275 (cây)
Số cây lớp 4B là: 275 + 50 = 325(cây)
ĐS : 4A 275 cây
4B 325 cây
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
58
38
28
4
600
50
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Rèn kỹ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
-Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian.
-Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1’

4’
28’
1’
27’
1. Ổn định:
2- KTBC:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các
bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 37,
đồng thời kiểm tra vở bài ở nhà của một số
HS khác
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3- BÀI MỚI:
a- Giới thiệu bài
- GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được
luyện tập về giải bài toàn tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số đó.
b- Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm
bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi
để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu.
* Bài 1:
a- Số lớn là: ( 24 + 6) : 2 = 15
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm số lớn,
cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi
biết tổng và hiệu của hai số đó.
*Bài 2: HS đọc yêu cầu bài

HS tóm tắt đề, làm bài
Số bé là:15 – 6 = 9
ĐS: SL 15 SB: 9
b- Số lớn là: ( 60 + 12 ) : 2 = 36
Số bé là: 36 – 12 = 24
ĐS: SL: 36 SB: 24
c- Số bé là: (325 – 99 ) : 2 = 113
Số lớn là: 133 + 99 = 212
ĐS: SB: 113 SL: 212

.* Bài 2:
Em:
Chị:

Giải
Tuổi của em: ( 36 – 8 ) : 2 = 14 (tuổi)
Tuổi của chị 14 + 8 = 22 ( tuổi)
ĐS : em 14 tuổi ; Chị 22 tuổi

GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
8
36
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
* Bài 3: HS đọc yêu cầu bài ; HS làm bài
chữa bài
* Bài 3:
Ph. xưởng1:
Ph. xưởng2:
Só SP phân xưởngI làm là:
(1200 - 120) : 2 = 540 (sản phẩm)

Số sản phẩm phân xưởng II làm là:
540 + 120 = 660 (sản phẩm)
Đáp số: 540 sản phẩm
660 sản phẩm
* Bài 4: HS đọc yêu cầu bài; HS làm bài ,
chữa bài
* Bài 4:
Thửa 1:
Thửa 2:

Bài giải
5 tấn 2 tạ = 5200 kg ; 8 tạ = 800 kg
Số ki – lô - gam thóc thửa II thu được là:
(5200 - 800) : 2 = 2200 (kg)
Số ki – lô - gam thóc thửa I thu được là:
2200 + 800 = 3000 (kg)
Đáp số: 3000 kg
2200 kg
2’ 4- Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS làm các bài
tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài
sau.
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
1200
120
800
5200
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
TOÁN
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT

I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
-Biết sử dụng ê ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II. Đồ dùng dạy – học
Thước thẳng ê ke (dùng cho GV và HS)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
28’
1’
16’
1- Ổn định:
2- KTBC:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài
tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 39, đồng
thời kiểm tra vở bài ở nhà của một số HS khác
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3- BÀI MỚI:
a-Giới thiệu bài
- GV hỏi: Chúng ta đã được học góc gì ?
- Trong giờ học này chúng ta sẽ làm quen với
góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
b- Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
* Giới thiệu góc nhọn:
- GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài
học SGK.
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc
này.
- GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn.

- GV: Hãy dùng ê ke đẻ kiểm tra độ lớn của góc
nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé
hơn góc vuông.
- GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
- GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (lưu ý
HS sử dụng ê ke để vẽ góc bé hơn góc vuông)
* Giới thiệu góc tù
- GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK.
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc
này.
- GV giới thiệu: Góc này là góc tù.
- GV: Hãy dùng ê ke đẻ kiểm tra độ lớn của góc
tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé
hơn góc vuông.
- GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông.
- GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù (lưu ý HS
sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông)
* Giới thiệu góc bẹt
- GV vẽ lên bảng góc bẹt COD và yêu cầu HS
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo
dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Góc vuông.
- HS nghe GV giới thiệu.
1- Giới thiệu góc nhọn:
. A
O B
Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA vàOB
- Góc nhọn bé hơn góc vuông
2- Giới thiệu góc tù:
M


N
O
- HS: góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM
và ON.
- HS nêu: Góc tù MON.
* Góc tù lớn hơn góc vuông
3- Giới thiệu góc bẹt:
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
12’
đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc.
- GV vừa vẽ hình vừa nêu: Cô (thầy) tăng dần
độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và
OD của góc COD “thẳng hàng “ (cùng nằm trên
một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD
được gọi là góc bẹt.
- GV hỏi: Các điểm C, O, D của góc bẹt COD
như thế nào với nhau?
- GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ
lớn của góc bẹt so với góc vuông.
- GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên một góc bẹt.
C-. Luyện tập, thực hành
Bài 1:
- GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK
và đọc tên các góc, nếu rõ góc đó là góc nhọn,
góc vuông, góc tù hay góc bẹt.
-GV nhận xét, có thể vẽ thêm nhiều hình khác
trên bảng và yêu cầu HS nhận biết các góc
nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt.

Bài 2:
- GV hướng dẫn HS sử dụng ê ke để kiểm tra
các góc của từng hình tam giác trong bài.
- GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu từng góc
trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc
nhọn, góc vuông hay góc tù ?
C O D
- Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC và O
C
C O D
- Ba điểm C, O, D của góc bẹt COD thẳng
hàng với nhau.
- Thẳng hàng với nhau
- Góc bẹt bằng hai lần góc vuông

* Bài 1: I
M Q
P
A N B C
K
V G

x E Y U D
H
D
+ Các góc nhọn là: MAN, UDV.
+ Các góc vuông là: ICK.
+ Các góc tù là: PBQ, GOH.
+ các góc bẹt là: XEY
* Bài 2: M

A D
B C E G N P

- HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết
quả.
Hình tam giác ABC có ba góc nhọn.
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
4- Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS làm các bài
tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài
sau.
Hình tam giác DEG có một góc vuông.
Hình tam giác MNP có một góc tù.

GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
-Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh.
-Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
-Giáo dục HS làm quen với cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS).
III -HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG Hoạt động dạy Hoạt động học

1’
4’
28’
1’
16’
1. Ổn định:
2- KTBC:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm
các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của
tiết 40, đồng thời kiểm tra vở bài ở nhà
của một số HS khác
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3- BÀI MỚI:
a- Giới thiệu bài
b- Giới thiệu hai đường thẳng
vuông góc.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và
hỏi: Đọc tên hình trên bảng, và cho biết
đó là hình gì?
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật
ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông,
góc tù hay góc bẹt ?)
- GV vừa thực hiện thao tác vừa nêu: Cô
kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM,
kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN.
Khi đó ta được hai đường thẳng DM và
BN vuông góc với nhai tại điểm C.
- GV: hãy cho biết BCD, góc DNC, góc
NCM, góc BCM là góc gì ?
- Các góc này có chung đỉnh nào ?

- GV: Như vậy hai đường thẳng BN và
DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc
vuông có chung đỉnh C.
- GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng
học tập của mình, quan sát lớp học để tìm
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi
để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu.
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD
đều là góc vuông.
- HS theo dõi thao tác của GV:
` A B
D
C M
N
- Là góc vuông.
- Chung đỉnh C.
- HS nêu ví dụ: Hai mép của quyển sách,
quyển vở, hai cạnh cửa sổ, cửa ra vào, hai
cạnh của bảng đen, …
- HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
12’
hai đường thẳng vuông góc có trong thực
tế cuộc sống.
- GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng
vuông góc với nhau (vừa nêu cách vẽ vừa
thao tác): Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ

hai đường thẳng vuông góc với nhau,
chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB
vuông góc với đường thẳng CD.
+ Vẽ đường thẳng AB.
+ Đặt một cạnh ê ke trùng với đường
thẳng AB trượt ê ke trên đường thẳng AB
sao cho một cạnh của ê ke trùng với điêm
O, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia
của ê ke. Ta được 2 đường thẳng AB và
CD vuông góc với nhau.
- GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ
đường thẳng NM vuông góc với đường
thẳng PQ tại O.
3- Luyện tập, thực hành
Bài 1:
- GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập
trong SGK.
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm
gì ?
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra.
- GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
- Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI
vuông góc với nhau ?
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD,
sau đó yêu cầi HS suy nghĩ và ghi tên các
cặp cạnh vuông góc với nhau có trong
hình chữ nhật ABCD
GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.

Bài 3:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm
bài.
Dùng êke để kiểm tra và nêu các cặp
cạnh vuông góc với nhau

C
A O B
D
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy
nháp.
* Bài 1:
H P
K Q
I M
- Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với
nhau, hai đường thẳng PM và MQ không
vuông góc với nhau.
- Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì thấy hai
đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc
vuông có chung đỉnh I.
* Bài 2: A B

D C
AB và AD, AD và DC, DC và CB, CD và BC,
BC và AB.
B
* Bài3: A C



E D

GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của
bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho
điểm HS.
* Bài 4: Yêu cầu HS làm bài chữa bài
4- Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS làm các
bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và
chuẩn bị bài sau.
Hình ABCDE có các cặp cạnh vuông
góc với nhau là: AE và ED, ED và DC.
p P Q

M N R
Hình MNPQR có các cặp cạnh vuông góc với
nhau là: MN và NP, NP và PQ.
A B
* Bài 4:
D C
a) AB vuông góc với AD, AD vuông góc với
DC.
b) Các cặp cạnh căt nhau mà không vuông góc
với nhau là: AB và BC, BC và CD.
- HS nhận xét bài bạn và kiểm tra lại bài của
mình theo nhận xét của GV.
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4

Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8

ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (tt)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài học này, HS biết:
1- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
(khai thác sức nước, khai thác rừng).
2- Xác lập mỗi quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với
hoạt động sản xuất của người dâN Tây Nguyên
-Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
3 -Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước và nguồn tài nguyên rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
28’
1’
27’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
- Nêu một số đặc điểm về trang phục, sinh
hoạt của người dan Tây Nguyên?
- Nhận xét.

3. Dạy bài mới:
a- Giới thiệu:
b- Phát triển bài:
*Hoạt động1: Nhóm đôi:
- HS quan sát H1 và lược đồ
- Kể tên cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và
giải thích lí do?
- Cây công nghiệp nào trống nhiều nhất ở Tây
Nguyên?
-Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì?
-
Hoạt động 2: Cả lớp
- HS quan sát và chỉ tên lược đồ và nêu tên
các con vật ở Tây Nguyên?
- Vật nuôi nào có số lượng nhiều hơn? Tại
sao Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại
phát triển?
- Ngoài trâu ,bò Tây Nguyên còn có vật nuôi
nào đặc trưng? Để làm gì?
- HS hát.
- 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK / 89.
1- Trồng cây công nghiệp trên đất Bazan:
- Những cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên:
cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,… đó là những
cây công nghiệp lâu năm ,rất phù hợp với đất
đỏ Bazan. Tơi xốp phì nhiêu.
- Vây cà phê trồng nhiều nhất ở Tây nguyên
với diện tích là 494200 ha. Trong đó nổi tiếng
là cà phê Buôn Ma Thuột
- Cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, thông

qua việc xuất khẩu hàng hoá ra các tỉnh thành
trong nước và nước ngoài.
2- Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ:
- Các con vật nuôi ở Tây Nguyên: bò, trâu ,
voi,…
- Vật nuôi có số lượng nhiều là : trâu, bò, vì
Tây Nguyên có những đòng cỏ xanh tốt,
thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc
lớn.
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4
Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
2’
* GV kết luận, nêu bài học
- Nêu những hoạt động sản của người dân ở
Tây Nguyên?
-
4. Củng cố - dặn dò:
- Dặn HS: Chuẩn bị “Thành phố Đà Lạt”.
- Nhận xét tiết học.
- Ngoài trâu, bò Tây Nguyên còn có nuôi voi,
dùng để chuyên chở và phục vụ du lịch.
* Bài học: Trên các cao nguyên ở Tây
Nguyên có những vùng đất ba dảnọng lớn,
được khai thác để trồng cây công nghiệp
lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, chè và
có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn
nuôi trâu, bò.
-

GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4

Trường Tiểu học Nghĩa Sơn Tuần: 8
ÔN TẬP

LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết
1- Từ bài 1 đến bài 5 học hai giai đoạn lịch sử : Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một
nghìn năm đấu tranh giành độc lập.
2- Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng
thời gian.
- Kể lại bằng lời hoặc hình vẽ một trong ba nội dung : Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn
Lang; Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Chiến thắng Bạch Đằng.
3- GDHS yêu quê hương và bảo vệ đất nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Băng và trục thời gian
- Phiếu học tập cho HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1-Ổn định:
2- KTBC:
- Ngô Quyền dựa vào nước thuỷ triều trên
sông Bạch Đằng để làm gì?
- Nêu ý nghĩa và kết quả ủa cuộc chiến thắng
Bạch Đằng?
- GV nhận xét, ghi điểm.
28’ 3- BÀI MỚI :
1’ a-Giới thiệu bài :
8’ b- Hoạt động 1: Hai giai đoạn lịch sử
đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

- HS đọc yêu cầu 1 trong SGK/24. - HS đọc.
- Yêu cầu HS làm bài. GV vẽ băng thời gian
lên bảng.
- HS vẽ vào vở và điền tên hai giai đoạn
lịch sử đã học vào chỗ chấm.
- GV: Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử
nào của lịch sử dân tộc, nêu thời gian của từng
giai đoạn ?
- HS vừa chỉ trên băng thời gian và trả lời.
Giai đoạn thứ nhất là: Buổi đầu dựng nước
và giữ nước, giai đoạn này bắt đầu từ
khoảng 700 năm TCN và kéo dài đến năm
179 TCN.
Giai đoạn thứ hai là: Hơn một nghìn năm
đấu tranh giành lại độc lập, giai đoạn này
bắt đầu từ năm 179 TCN cho đến năm 938.
- GV nhận xét. - Vài HS nhắc lại.
7’ * Hoạt động 2: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 2/ SGK - HS đọc trước lớp.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp. - 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận, kẻ trục
thời gian và ghi các sự kiện tiêu biểu theo
mốc thời gian vào một tờ giấy.
GV: Phạm Thị Tú Trương Giáo án Lớp 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×