Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Giáo án Âm nhạc 3 (HKI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.52 KB, 29 trang )

Bài soạn Âm nhạc Lớp Ba Năm học: 2010 – 2011
ÂM NHẠC 3
Tiết 1: HỌC HÁT BÀI QUỐC CA VIỆT NAM
( Nhạc và Lời: Văn Cao )
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời 1 của Bài Quốc ca Việt Nam.
- Học sinh biết Bài Quốc ca Việt Nam là Bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn
Cao.
- Học sinh hiểu Quốc ca Việt Nam là một bài hát Nghi lễ của Nhà nước.
Quốc ca Việt Nam chỉ được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
- Giáo dục: Học sinh có ý thức nghiêm trang khi chào cờ, nghe hát Quốc ca.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Đây là tiết học đầu tiên trong chương trình. Giáo viên cần tạo cho học
sinh không khí vui vẻ, thân thiện để các em học tốt môn Âm nhạc.
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
Bài Quốc ca Việt Nam trước đây là Bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn
Cao sáng tác năm 1944 với nội dung kêu gọi toàn dân vùng lên cứu nước.
Quốc hội khóa I (1946) đã công nhận Bài Tiến quân ca là Quốc ca Việt
Nam.
Quốc ca Việt Nam là bài hát trong lễ chào cờ. Khi hát hoặc cử nhạc
Quốc ca phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc kì.
Giáo viên giới thiệu hình ảnh lá Quốc kì và lễ chào cờ.
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Quốc ca Việt Nam (Lời 1)
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
c s i s { q h e e | q h . . . .
. .
Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc . . . . . .
- Hướng dẫn dạy hát:
- Bài hát viết ở nhịp
4


4
( Viết tắt là C ). Vào bài có nhịp lấy đà, phách mạnh
đầu tiên rơi vào tiếng thứ 4 của bài: “Đoàn quân Việt Nam đi . . .”. Trong
bài không có dấu luyến nhưng có những tiếng ngân đến 3 phách hoặc ngân
và nghỉ đến 3 phách, khi dạy Giáo viên cần đếm theo số phách để học sinh
hát đúng hơn. Chú ý những chỗ có dấu chấm dôi.
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc Lớp Ba Năm học: 2010 – 2011
- Giáo viên cần lưu ý thêm khi hát vào bài học sinh thường hay nhấn mạnh
và ngân dài ở tiếng đầu tiên “Đoàn quân Việt Nam . . .” thay vì “Đoàn
quân Việt Nam . . .”. Trong bài còn có 2 tiếng ở cuối câu học sinh thường
hay hát nhầm lẫn cao độ với nhau “quân thù” = (Rê Si) với “không ngừng”
= (Rê La)”. Giáo viên cần hướng dẫn kỹ để các em hát đúng.
Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài (Lời 1).
- Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn Nghi thức chào cờ
- Giáo viên cho học sinh đứng lên tại chỗ với tư thế nghiêm trang, mắt
hướng nhìn lá Quốc kỳ và cùng hát đồng thanh Bài Quốc ca Việt Nam.
- Tập Nghi thức chào cờ.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để củng cố lại bài:
* Bài Quốc ca Việt Nam được hát khi nào?
* Bài Quốc ca Việt Nam còn có tên gọi là gì?
* Ai là tác giả Bài Quốc ca Việt Nam?
* Khi chào cờ hoặc nghe hát Quốc ca Việt Nam chúng ta phải có thái độ
như thế nào?
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Quốc ca Việt Nam (Lời 2).

ÂM NHẠC 3
Tiết 2: HỌC HÁT BÀI QUỐC CA VIỆT NAM
( Nhạc và Lời: Văn Cao )
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của Bài Quốc ca Việt Nam.
- Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
- Giáo dục: Học sinh có ý thức nghiêm trang khi chào cờ, nghe hát Quốc ca.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Quốc ca Việt Nam
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc Lớp Ba Năm học: 2010 – 2011
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm chung của bài hát (Xem tiết 1).
- Học sinh ôn lại lời 1 Bài Quốc ca Việt Nam.
- Học sinh hát đồng thanh cùng nhạc (CD Âm nhạc 3).
- Hướng dẫn lời 2: Tương tự lời 1.
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
c s i s { q h e e | q h
. . . . . .
Đoàn quân Việt Nam đi sao vàng phất phới . . . . . .
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
- Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
Lưu ý: Học sinh hát cần phải thể hiện được tính chất hùng mạnh,
nghiêm trang (HS không phải hát to mà hát có lực, nhấn từng phách thể
hiện khí thế của đoàn quân đang tiến bước).
- Học sinh luyện tập với cả 2 lời ca.
HOẠT ĐỘNG 2: Tập Nghi thức chào cờ và hát Quốc ca
- Giáo viên cho học sinh đứng lên tại chỗ với tư thế nghiêm trang, mắt
hướng nhìn lá Quốc kỳ và cùng hát đồng thanh Bài Quốc ca Việt Nam.

- Tập Nghi thức chào cờ (Như tiết 1).
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Bài ca đi học (Phan Trần Bảng).
ÂM NHẠC 3
Tiết 3: HỌC HÁT BÀI BÀI CA ĐI HỌC
( Nhạc và Lời: Phan Trần Bảng )
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng với lời 1 của Bài Bài ca đi học
(Nhạc và lời: Phan Trần Bảng).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
phách, theo nhịp).
- Giáo dục: Niềm vui ngày khai trường, học sinh biết kính trọng thầy giáo,
cô giáo và biết yêu quý bạn bè.
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc Lớp Ba Năm học: 2010 – 2011
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài “Bài ca đi học”
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e \ q q \ e e e e \ q q \ q
E
Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh.
- Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp
4
2

. Vào bài có nhịp lấy đà nên phách mạnh đầu tiên
rơi vào tiếng thứ 2 của bài “Bình minh. . .” Giai điệu bài hát vui tươi, rộn
ràng mang tính chất của một bài hành khúc. Khi hát cần nhấn vào phách
mạnh ở đầu nhịp
4
2
với tốc độ vừa phải. Trong bài không có dấu luyến. Cấu
trúc bài hát gồm 4 câu hát ngắn có chung một âm hình tiết tấu:
@ e \ q q \ e e e e \ q q \
q E
Câu hát 1 và câu 3 có giai điệu hoàn toàn giống nhau. Câu 2 và câu 4
phần mở đầu giống nhau, chỉ khác ở phần cuối.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu đến hết lời 1.
- Dạy xong lời 1, giáo viên cho học sinh so sánh giai điệu của các câu hát 1
và 3; 2 và 4 để các em nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa giai
điệu nhầm khắc sâu kiến thức âm nhạc cho học sinh học tốt hơn ở các tiết
học sau.
- Luyện tập nhóm, cá nhân (Hát nối tiếp chính xác, nhịp nhàng).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp.
@ e \ q q \ e e e e \ q q \
q E
Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh.
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc Lớp Ba Năm học: 2010 – 2011
Vỗ tay: Ú Ú Ú Ú Ú
Ú Ú(Phách)
Vỗ tay: Ú Ú Ú
Ú (Nhịp)


- Hướng dẫn luyện tập:
* Luyện tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp.
* Hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) theo bài hát.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOAT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Bài ca đi học (Phan Trần Bảng).
ÂM NHẠC 3
Tiết 4: HỌC HÁT BÀI BÀI CA ĐI HỌC
( Nhạc và Lời: Phan Trần Bảng )
MỤC TIÊU
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của Bài Bài ca đi học (Nhạc và
lời: Phan Trần Bảng).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản, tập biểu diễn bài hát
trước lớp.
- Giáo dục: Tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu
quý bạn bè.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài “Bài ca đi học”
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc Lớp Ba Năm học: 2010 – 2011
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm chung của bài hát (Xem tiết 3).

- Học sinh ôn lại lời 1 Bài Bài ca đi học.
- Học sinh hát đồng thanh cùng nhạc (CD Âm nhac3).
- Hướng dẫn lời 2: Tương tự lời 1.
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e \ q q \ e e e e \ q q \
q E
Trường em xa xa khuất sau hàng cây cao cao...
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu đến hết lời 2.
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm hát luân phiên ôn tập cả bài.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
@ é | Ú Ú | é é é é | Ú Ú
| Ú E
Trường em xa xa khuất sau hàng cây cao cao...
- Hướng dẫn luyện tập:
* Luyện tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lờ ca.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Đếm sao (Nhạc và lời: Văn Chung).
ÂM NHẠC 3
Tiết 5: HỌC HÁT BÀI ĐẾM SAO
(Nhạc và Lời: Văn Chung)
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc Lớp Ba Năm học: 2010 – 2011

MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của Bài Đếm sao (Nhạc và
lời: Văn Chung).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
phách, theo nhịp).
- Giáo dục: Học sinh biết yêu thích thiên nhiên và có tinh thần tập thể trong
các hoạt động của lớp.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
Những bài hát dành cho tuổi thơ của nhạc sĩ Văn Chung thường ngộ
nghĩnh, dễ thương và mang đậm nét dân tộc. Ông đã dành tâm huyết sáng
tác nhiều bài hát cho trẻ em và có những tác phẩm nổi tiếng như Lì và Sáo,
Lượn tròn lượn khéo, Thằng Nhai thằng Nha … Bài Đếm sao cũng là một
bài hát do nhạc sĩ Văn Chung sáng tác bắt nguồn từ câu đồng dao của trẻ
em gắn liền với trò chơi Đếm sao.
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát bài Đếm sao
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
# q q q ' h q ' h q ' d
Một ông sao sáng. Hai ông sáng sao...
- Hướng dẫn dạy hát:
- Bài hát viết ở nhịp
4
3
. Vào bài ngay từ phách mạnh đầu tiên “Một ông sao
sáng. . .”. Giai điệu bài hát trong sáng, nhịp nhàng. Trong bài không có dấu
luyến, có những tiếng ngân từ 2 đến 3 phách, khi dạy Giáo viên cần đếm
theo số phách để học sinh hát đúng hơn. Chú ý những chỗ có dấu chấm dôi
(Sao, vàng, sao, cao).
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.

- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo phách.
# Ú Ú Ú ' xÚ Ú ' xÚ Ú '
xxÚ "
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc Lớp Ba Năm học: 2010 – 2011
Một ông sao sáng. Hai ông sáng sao. . .
- Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp
4
3
3

1
2

- 1. Phách mạnh đầu tiên vỗ tay đếm “Một”.
- 2. Phách nhẹ thứ nhất lật ngữa hai bàn tay ra hai
bên đếm “Hai”.
- 3. Phách nhẹ thứ hai lật ngữa hai bàn tay ra hai
bên đếm “Ba”.
- Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp.
- Học sinh đếm 1 – 2 – 3 kết hợp tập vỗ tay theo nhịp
4
3
# Ú q q ' Ú q q ' Ú q q ' Ú
q q "
(1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3)
Một ông sao sáng. Hai ông sáng sao . . . . . . . .
- Hướng dẫn luyện tập:

* Luyện tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca..
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: - Ôn tập bài hát Đếm sao (Nhạc và lời: Văn Chung).
- Trò chơi âm nhạc.
ÂM NHẠC 3
Tiết 6:- ÔN TẬP BÀI HÁT ĐẾM SAO
(Nhạc và Lời: Văn Chung)
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc Lớp Ba Năm học: 2010 – 2011
- TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
MỤC TIÊU
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của Bài Đếm sao (Nhạc và lời:
Văn Chung).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
tiết tấu lời ca).
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa, tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Học sinh tham gia trò chơi âm nhạc một cách tích cực.
- Giáo dục: Học sinh biết yêu thích thiên nhiên và có tinh thần tập thể trong
các hoạt động của lớp.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Đếm sao
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.

- Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc bài hát và cho học sinh hát đồng
thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 3 hoặc Giáo viên đệm đàn).
- Học sinh hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp,
theo phách).
- Hướng dẫn vỗ tay (gõ đệm) theo hình tiết tấu:
# q q q ' h q ' h q ' d '
Một ông sao sáng. Hai ông sáng sao...
Vỗ tay: Ú Ú Ú Ú Ú Ú Ú Ú
- Học sinh hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp,
theo phách, theo tiết tấu lời ca).
- Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
Gợi ý:
Động tác 1 (2 câu đầu): Hai tay mềm mại giơ cao rồi uốn cong cho hai
tay chạm vào nhau ở đầu ngón tay, lòng bàn tay quay ra phía trước.
Nghiêng người sang trái rồi lại nghiêng người sang phải nhịp nhàng theo
giai điệu.
Động tác 2 (2 câu cuối): Giữ nguyên động tác tay, quay tròn tại chỗ.
- Ôn tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Trò chơi âm nhạc
a. Đếm sao
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc Lớp Ba Năm học: 2010 – 2011
Học sinh nói theo tiết tấu và đếm từ 1 đến 10 sao:
# q q q ' h q ' h q ' d
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao.
Ba ông sao sáng, bốn ông sáng sao.
Năm ông sao sáng, sáu ông sáng sao.
Bảy ông sao sáng, tám ông sáng sao.
Chín ông sao sáng, mười ông sáng sao.
b. Hát âm a, u, i

Dùng các nguyên âm a, u, i hát thay lời ca của Bài Đếm sao.
Giáo viên viết lên bảng 3 nguyên âm nói trên rồi chỉ vào từng âm ra
hiệu lệnh học sinh nhanh chóng nhận ra để hát đúng.
Gợi ý: Đầu tiên học sinh hát lời ca, sau đó mới dùng âm a, u, i để
thay thế, hoặc khi cần ra lệnh thì giáo viên xòe bàn tay hướng về phía
học sinh…
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Gà gáy (Dân ca Cống “Lai Châu”, Lời
mới: Huy Trân).
ÂM NHẠC 3
Tiết 7: HỌC HÁT BÀI GÀ GÁY
(Dân ca Cống &Lời: Huy Trân)
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Bài Gà Gáy (Dân ca Cống &
Lời: Huy Trân).
- Học sinh biết đây là một bài dân ca của dân tộc Cống ở tỉnh Lai Châu.
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
phách, theo nhịp).
- Giáo dục: Yêu thích làn điệu dân ca Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc Lớp Ba Năm học: 2010 – 2011
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Gà gáy
- Hát mẫu: CD Âm nhạc
- Đọc lời ca theo tiết tấu:

@ e e e e ' e e e e ' h '
qQ '
Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi!
- Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp
4
2
. Vào bài ngay từ phách mạnh đầu tiên “Con gà
gáy…”. Giai điệu bài hát vui tươi, linh hoạt, rộn ràng.
Trong bài không có dấu luyến nhưng có những tiếng ngân và nghỉ đến
2 phách. Khi dạy giáo viên chú ý đếm theo số phách để học sinh hát đúng
hơn, khi hát cần nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp
4
2
với tốc độ vừa phải.
Cấu trúc bài hát gồm 4 câu hát ngắn, câu hát 1 và 2 có chung một âm
hình tiết tấu:
@ e e e e ' e e e e ' h '
qQ '
Câu hát 4 và 5 cũng có chung một âm hình tiết tấu:
@ q e e \ e e e e \ h '
qQ '
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu đến hết bài (Tốc độ vừa phải. Khi dạy
hát giáo viên cần nhấn rõ để giúp học sinh phân biệt được cao độ của 4 lần
kết câu: son, rê, la, son).
- Dạy xong bài hát giáo viên cho học sinh so sánh tiết tấu của các câu hát 1
và 2; 3 và 4 để các em nhận ra được sự giống nhau của tiết tấu nhầm khắc
sâu kiến thức âm nhạc cho học sinh học tốt hơn ở các tiết học sau.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp.
@ e e e e ' e e e e ' h '
qQ '
Nguyễn Phước Thành () Trang

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×