Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Các cách tạo ra uy tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.13 KB, 16 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA TIỂU HỌC MẦM NON
BÀI BÁO CÁO
MÔN GIÁO DỤC HỌC
Giáo viên HD:
Nhóm sinh viên: Tổ 1 + 2

DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN:
Tổ 1 + 2 (GDTH 10D)
1. Lê Thị Thu Thùy
2. Đặng Thị Liên
3. Đoàn Thị Lựu
4. Lê Thị Tươi
5. Nguyễn Thị Nghiêm
6. Tô Thị Thúy Hằng
7. Bùi Thị Huế
8. Lê Thị Mỹ Hà
9. Đặng Thị Thu Hà
10. Nguyễn Thị Kim Liên
11. Hồ Thị Thúy Vi
12. Lê Thị Tuyết Anh
13. Hà Thị Huệ
14. Lê Thị Xuân Hương
15. Nguyễn Thị Ngọc (A)

Các cách tạo ra uy tín:
Có uy tín đối với HS thì làm việc gì cũng dễ, nhưng làm thế nào để
tạo ra uy tín đối với các em thì lại là một điều rất khó.
Một số GV yêu cầu rất cao đối với học trò. Họ ra bài khó, xét nét các
em từng li từng tí, đối xử với HS cực kì nghiêm khắc, luôn tạo ra


giữa thầy và trò một khoảng cách. Họ không bao giờ chịu nhận sai
trước HS theo họ đó là điều tốt nhất để tạo ra uy tín.
Một số GV khác lại tạo nên uy tín trước các em bằng sự dễ dãi của
mình. Họ luôn thân mật, vui đùa với các em, ra bài dễ, chấm bài “rẻ”,
mặc cho các em thoải mái nghịch ngợm trong giờ học… Theo họ đó
là điều tốt nhất để tạo ra uy tín.
Ý kiến của các bạn về các cách tạo ra uy tín của các GV nêu trên như
thế nào? Theo các bạn, cách tốt nhất của người GV để tạo ra uy tín
của mình đối với HS phải như thế nào? Hãy đưa ra một số yếu tố
cần thiết (phẩm chất và năng lực) tạo nên sự thành công
của một người giáo viên?

BÀI LÀM
Các cách tạo ra uy tín của các GV là sai vì:
Ở một số GV yêu cầu quá cao đối với HS, ra bài khó, đối xử cực
kì nghiêm khắc, không bao giờ chịu nhận sai trước HS…
* Tạo ra áp lực lớn đối với HS.
* Gây tâm lí sợ sệt, không dám phát biểu, trao đổi ý kiến hay
không dám hỏi những điều mình thắc mắc, chưa hiểu.
Không phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của HS.
Không có sự trao đổi học hỏi giữa thầy
và trò.
Không xây dựng được mối quan hệ tốt
đẹp giữa thầy và trò.
Do vậy các cách tạo ra uy tín
này là sai.

Một số GV khác lại tạo nên uy tín với các em là phải
luôn thân mật vui đùa, ra bài dễ, chấm bài rẽ, mặc cho các

em thoải mái nghịch ngợm trong giờ học…
Tạo cho các em tính ỷ lại, lười học, vô kỉ luật, không
tôn trọng GV.⇒ Cách tạo uy tín này là sai.
Cách tốt nhất của người GV để tại ra uy tín của mình đối
với HS:
Uy tín nhà giáo là những phẩm chất nhân cách, những nét riêng
biệt được kết tinh dần trong quá trình hành nghề của nhà giáo.
Uy tín nhà giáo được người khác, HS cảm nhận và tin tưởng, nó
trở thành sức mạnh, thành công cụ giáo dục vô hình giúp nhà giáo
đạt được hiệu quả giáo dục dạy học, người thầy giáo có uy tín
thường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của
HS, được HS kính trọng yêu mến sẵn sàng nghe theo, làm theo.
Vì vậy, uy tín của người thầy giáo có tác dụng giáo dục
đặc biệt đối với HS.

Cơ sở hình thành uy tín nhà giáo: Đó là tấm lòng và tài năng.
Tấm lòng giúp người thầy giáo có tình thương yêu HS, có đạo
đức, lối sống trong sáng, chuẩn mực và tận tụy với công việc.
Tài năng giúp thầy giáo đạt được hiệu quả cao trong công tác
giáo dục và dạy học.
Đó là uy tín đích thực, với uy tín đó những cử chỉ, lời nói, tinh
thần lao động, lí tưởng nghề nghiệp… của thầy đều là những bài
học sống động và trở thành hình tượng lí tưởng của các em.
Cách rèn luyện uy tín của người thầy giáo.
Uy tín của người thầy không tự nhiên mà có mà được hình thành
dần trong quá trình học tập, tu dưỡng và hoạt động nghề công
phu, nghiêm túc của người thầy.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×