Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Cái hài tronglão hà tiện của molie

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.5 KB, 29 trang )

Tóm tắt
Cái hài là một phạm trù cơ bản của mỹ học, ra đời từ rất lâu trong lịch sử. Việc
nghiên cứu phạm trù cái hài góp phần giải thích nguyên lý tạo ra tiếng cười trong văn
học và trong đời sống cũng như việc nghiên cứu phân tích các tác phẩm ca dao hài hước,
truyện cười trong nhà trường phổ thông. Ý thức được điều này, tác giả bài viết quyết
định nghiên cứu Cái hài trong Lão hà tiện của Molie, một nhà hài kịch nổi tiếng của văn
học cổ điển Pháp. Từ đó có được cái nhìn toàn diện nhất về cái hài. Bài nghiên cứu nêu
ra một số lý thuyết về cái hài và áp dụng vào nghiên cứu tác phẩm Lão hà tiện của
Molie.
I. Đặt vấn đề
Cái hài trong Lão hà tiện Moliere là đề tài cuốn hút người nghiên cứu. Tác phẩm
đan xen của nhiều sắc thái khác nhau của tiếng cười. Sự hỗ trợ tương tác lẫn nhau giữa
các yếu tố của cái hài đã tạo cho toàn bộ vở kịch một tiếng cười đầy âm sắc, thoải mái
và không để tiếng cười rơi vào địa hạt bi kịch. Nghiên cứu: Cái hài trong Lão hà tiện
Moliere góp phần giải thích nguyên nhân tại sao khi tiếp cận với tác phẩm người đọc lại
cười, cười đó nhưng lại thấy chua chát. Cùng với đó, việc nghiên cứu cái hài trong tác
phẩm phục vụ cho việc áp dụng dạy học ca dao hài hước, truyện cười, tác phẩm trào
phúng trong chương trình THPT.
II. Nội dung
2.1. Cái hài- một phạm trù quan trọng của mỹ học
2.1.1. Định nghĩa
Cái hài là một phạm trù mĩ học cơ bản dùng để nhận thức về một phương diện trong
quan hệ thẩm mĩ của con người với hiện thực.

HV: Trần Thị Hường

1


2.1.2. Các quan niệm khác nhau về cái hài trong lịch sử
Cũng như cái bi và cái cao cả, cái hài cũng xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử tư


tưởng mỹ học với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ, một trong những hình thức con
người đồng hóa với thế giới về mặt thẩm mĩ.
*Quan điểm mỹ học của Aristote
Cái hài trước hết phải là cái xấu, nhưng chỉ là một bộ phận của cái xấu-những cái
xấu thuộc phạm vi đạo đức, nó vô hại, hài kịch chân chính bởi vậy không bao gồm hình
thức chế giễu mà chỉ là một hình thức trào lộng đem lại cái cười với mục đích mua vui.
Ưu điểm: chỉ ra được một đặc điểm quan trọng trong bản chất của cái hài đó là cái
xấu, là sự tương phản giữa cái đẹp và cái xấu.
Hạn chế: ông chỉ dừng ở cung bậc đầu tiên của cái hài, mới chỉ nhấn mạnh giá trị
giải trí mua vui của cái hài mà chưa quan tâm đến ý nghĩa phê phán, khả năng phủ định
của nó về mặt xã hội.
*Mỹ học cổ điển Đức tiêu biểu là Kant và Hegel:
Chú ý đến yếu tố mâu thuẫn trong cái hài. Kant cho rằng cái hài là cái mâu thuẫn
giữa cái thấp hèn và cái cao cả.
Hegel lại nhìn thấy cơ sở của cái hài là sự mâu thuẫn giữa tính bất lực bên trong và
vẻ bề ngoài cố tỏ ra thực chất.
Ưu điểm: khắc phục hạn chế của Aristote, mỹ học cổ điển Đức đã chỉ ra ý nghĩa xã
hội to lớn của cái hài, nhìn thấy tác dụng to lớn của cái cười về mặt xã hội.
Nhược điểm: Kant đã không đúng khi cho rằng tiếng cười không phải là biện pháp
giải quyết mâu thuẫn mà nhằm dung hòa mâu thuẫn.
* Mĩ học dân chủ cách mạng Nga-tiêu biểu là Tsernưshevski
HV: Trần Thị Hường

2


Tsernưshevski có cái nhìn toàn diện để từ đó nêu bật được một đặc điểm quan trọng
trong bản chất của cái hài “Cái hài là sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che
đậy bằng một cái vỏ huênh hoang và cho rằng có nội dung và có ý nghĩa thực sự”
Ưu điểm: ý thức một cách sâu sắc về khuynh hướng xã hội và Tsernưshevski có cái

nhìn toàn diện để từ đó nêu bật được một đặc điểm quan trọng trong bản chất của cái hài
“Cái hài là sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh
hoang và cho rằng có nội dung và có ý nghĩa thực sự” khuynh hướng phê phán của cái
hài.
Như vậy: Quan niệm về cái hài trong lí luận mĩ học quá khứ ở những mức độ khác
nhau đều chứa đựng những hạt nhân hợp lí, những sự lí giải sâu sắc và độc đáo.
2.1.3. Bản chất của cái hài kịch
2.1.3.1. Tiếng cười trong cái hài
Tiếng cười là yếu tố không thể vắng mặt trong cái hài. Cái cười là kết quả của cái
hài. Tiếng cười trong cái hài, là một loại vũ khí, phương tiện, để phê phán mặt trái của
cuộc sống, để phủ định tất cả những gì xấu xa, giả dối, lỗi thời. Đó là hình thức phê phán
đặc biệt và khẳng định cái mới, cái tốt đẹp.
Cái hài thuộc về khách thể thẩm mỹ còn cái cười thuộc về chủ thể thẩm mỹ. Cái
cười trong cái hài là cái cười đặc biệt nhằm vào đối tượng cụ thể, là cái cười có mục
đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tiếng cười trong cái hài liên quan đến hai phương diện:
Đối tượng gây cười và chủ thể cười.
2.1.3.2. Đối tượng gây cười
Cái cười bao giờ cũng có nguyên nhân trước hết từ phía khách quan: đối tượng có
khả năng gây cười- đây là cơ sở khách quan của cái hài. Từ Aristotle đến Tsernưshevski
đều thống nhất: “Cái xấu là nguồn gốc, bản chất của hài kịch”. Tuy nhiên không phải
HV: Trần Thị Hường

3


mọi cái xấu đều là cơ sở của cái hài. Chỉ có những cái xấu về mặt xã hội, đạo đức, lý
tưởng sống như là thói xu nịnh, háo danh, keo kiệt,... mới là đối tượng của cái hài. Cơ sở
của cái hài còn nằm trong cái mới, cái tiến bộ, tích cực. Cái xấu chỉ trở thành cái hài khi
mà nó cố ra sức làm đẹp. Yếu tố bất ngờ là nguyên nhân tạo ra kịch tính, là lý do trực
tiếp khiến tiếng cười bật ra.

Trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật, các loại mâu thuẫn mang tính hài được
biểu hiện phong phú. Những mâu thuẫn trong tính hài đều thuộc hai dạng sau:
Loại 1: Mâu thuẫn do không hài hòa, không cân đối giữa mặt nào đó trong một con
người hay một hiện tượng xã hội so với những hiện tượng bình thường.
Loại 2: Mâu thuẫn mang tính chất đối kháng được bắt nguồn từ bản chất xấu xa của
đối tượng đối lập với những lí tưởng xã hội và các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp.
Tính chất của mỗi loại mâu thuẫn trên đây sẽ quy định các sắc thái khác nhau của cái
hài. Như vậy, mâu thuẫn là nhân tố trực tiếp nảy sinh ra cái hài. Vì cái hài thuộc về
những cái xấu, những hiện tượng vi phạm chuẩn mực nên nhân vật trong cái hài đều
thuộc lực lượng “phản diện” đối lập với cái đẹp.Tuy nhiên không phải bao giờ nhân vật
trong cái hài cũng hoàn toàn là xấu.
Tóm lại đối tượng chủ yếu của cái hài là những hiện tượng thẩm mĩ tiêu cực chứa
đựng những mâu thuẫn có khả năng gây cười. Bản chất thẩm mĩ của cái hài chỉ được xác
lập trong mối quan hệ giữa hai yếu tố khách quan (đối tượng gây cười) và chủ quan (chủ
thể cười).
2.1.3.3. Chủ thể cười
a. Cái hài là một kiểu nhận thức đặc biệt
Cái hài chỉ được thực sự xuất hiện khi chủ thể nhận ra mặt đối lập có tính hài của đối
tượng. cái hài do đó là một kiểu nhận thức, hơn thế, nó là kiểu nhận thức đặc biệt.
HV: Trần Thị Hường

4


Việc nhận thức cái hài thường diễn ra một cách bất ngờ, nhanh chóng, đột ngột, bản
thân chủ thể không lường trước. Đối tượng càng bất ngờ, độc đáo thì tiếng cười càng
giòn giã.
Khi nhận thức cái hài đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tư duy, So với việc nhận thức cái
đẹp, cái cao cả, cái bi thì đây là một hình thái nhận thức trong đó chủ thể phải huy động
năng lực trí tuệ nhiều nhất, cao nhất.

Như vậy, tiếng cười trong cái hài là một thái độ nhận thức đặc biệt về hiện thực
b. Cảm xúc thẩm mĩ từ cái hài
Là trạng thái tinh thần vui vẻ, sảng khoái,hả hê được biểu hiện thông qua hình thức
cụ thể là tiếng cười.
Là loại cả xúc mạnh, diễn ra một cách sôi nổi, nhanh chóng.nó là một loại cảm xúc
phức tạp.
Là sự biểu hiện với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau.
Tóm lại, cái hài là một phạm trù thẩm mĩ cơ bản dùng để nhận thức và đánh giá về
một loại hiện tượng của đời sống, nó tạo ra tiếng cười tích cực, có ý nghĩa phê phán, phủ
định cái xấu nhân danh cái đẹp.
Như vậy: Trong bản chất của nó, cái hài hoàn toàn đối lập với cái bi. Cái bi- đó là cái
chết để khẳng định sự sống. Cái hài- đó là sự sống đang trên đường tiến tới diệt vong.
2.1.3.4. Các mức độ biểu hiện trong cái hài và ý nghĩa xã hội-thẩm mỹ
Đối với mỗi loại đối tượng khách quan, cái hài được biểu hiện với những tính chất
và mức độ khác nhau, tạo ra tiếng cười với cung bậc và sắc thái khác nhau:
- Các mức cung bậc và sắc thái
HV: Trần Thị Hường

5


+ Bông đùa, hài hước: Trong cuộc sống của quần chúng nhân dân
+ Dí dỏm, gợi mở: Nhận thức, trí tuệ
+ Châm biếm, mỉa mai: Phê phán, mỉa mai cái xấu nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, có thể
sửa chữa được
+ Đả kích: Phê phán mạnh mẽ nhất
Hài hước (u mua, khôi hài)

Châm biếm, đả
kích


Đối

Là những thiếu sót, điểm yếu của con

Là kẻ thù của cái

tượng

người xuất phát từ mâu thuẫn bên ngoài,

đẹp, tàn tích của cái

hoàn toàn có thể sửa chữa được.

cũ khi nó tỏ ra nguy
hiểm về mặt xã hội.

Phương

Trong đời sống

Tập trung, điển

diện biểu

hình trong nghệ thuật

hiện
Bản

chất

Là tiếng cười hài hước, đùa vui thiện ý,



tiếng
báng

cười

là tiếng cười lạc quan xuất phát từ niềm tin

nhạo

không

với con người.

thương tiếc, là tiếng
cười tố cáo bản chất
xấu xa, là tiếng cười
cay độc không khoan
nhượng pha lẫn sự
căm ghét, khinh bỉ

Mục
đích

Đem lại niềm vui, sảng khoái và có khả

năng uốn nắn, sửa chữa thói hư, tật xấu

HV: Trần Thị Hường

6

Nhằm tẩy chay,
tiêu diệt cái đi ngược


đạo đức, cái xấu, cái
ác,...

*Ý nghĩa xã hội- thẩm mỹ của cái hài:
Là phương tiện để phát hiện mâu thuẫn, chỉ ra mặt đối lập giúp ta nhận ra bản chất
của hiện tượng khách quan.
Là tiếng cười tích cực, đem lại niềm vui, sức khỏe cho con người từ đó khẳng đinh
những phẩm chất trí tuệ, đạo đức
Là hình thức phê phán đặc biệt nhằm loại trừ cái xấu, lạc hậu, khẳng định cái mới,
tích cực.
2.2. Cái hài trong Lão hà tiện của Molie
Vở kịch được công diễn lần đầu vào ngày 9/9/1668 trên sân khấu của Hoàng cung.
Tác phẩm được tác giả lấy từ đề tài tác phẩm Cái hũ vàng của Plautus, nhà viết kịch nổi
tiếng thời La mã cổ đại.
Harpagon là một gã nhà giàu có, góa vợ, có một con trai tên là Cleante và một con
gái tên là Elise.Lão có một tráp đựng một vạn Êquy được cất giấu trong vườn. Do đó lão
nghi ngờ tất cả mọi người trong gia đình, thậm chí ngay cả hai đứa con mình vì lão sợ
họ trộm cái tráp của mình. Lão dè sẻn từng đồng bạc các trong các chi phí gia đình. Sự
ngờ vực cộng với sự keo kiệt của lão làm cả người ở lẫn con cái ngày càng không thích
lão. Ngay cả trong truyện hôn nhân của con cái lão cũng tính toán để có lợi cho mình.

Lão định gả con gái cho Anselme– một lão già lắm của và gả con trai cho một bà góa
lắm tiền vì họ không đòi của hồi môn.Trong khi đó con trai lão đang yêu Marian và cũng
chính là người mà lão yêu, vô tình hai cha con trở thành tình địch của nhau. Cả hai
người con đều phải đấu tranh và tìm mọi cách bảo vệ cho tình yêu của mình. Nhờ sự trợ
HV: Trần Thị Hường

7


giúp của Fleche– đầy tớ của Cleante, anh đã lấy được cái tráp tiền và lấy nó ra làm vật
trao đổi với cha mình về tình yêu. Harpagon phải đành lòng chấp nhận chuyện hôn nhân
của con cái và đánh đuổi cả tình yêu của mình để lấy lại tráp tiền. Trong khi mọi người
đều vui vẻ trong niềm hạnh phúc thì hạnh phúc to lớn và duy nhất với lão là cái tráp
vàng. Cho đến ngày cuối cùng, tính hám vàng vẫn vẹn nguyên trong cái tráp tiền, không
có gì có thể thay đổi được sự tham lam về mặt vật chất, bản chất hám tiền của lão
Harpagon.
2.2.1. Cái hài trong Lão hà tiện Moliere được thể hiện qua đề tài
Văn học nói chung và nghệ thuật nói riêng bao giờ cũng đi ra từ cuộc đời, cũng lớn
lên từ hiện thực rồi từ đó nhờ gió đời mà cất cánh bay cao. Xuất phát từ đó Moliere nhà
hài kịch xuất sắc nước Pháp đã khai thác triệt để những nghịch cảnh, những mặt trái của
xã hội đương thời để đưa lên sân khấu.
Đề tài hà tiện xuất hiện khá sớm trong văn học và bản thân nó luôn luôn gắn liền với
tiếng cười, một trong các sắc thái biểu cảm của con người.
Đề tài hà tiện là một đề tài mang tính chất hài kịch.Hà tiện mang trong nó tính chất
mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức. Hà tiện phải đi đôi và gắn bó với sự giàu có với
của cải, tức là nguyên nhân để gây ra kết quả hà tiện.Bản thân hà tiện là một thói hư,
một tật xấu, nó gắn liền với cái sai trái và tự thân cái xấu là nguồn gốc của cái hài. Đặc
biệt là khi xấu mà lại không biết là mình xấu, lại muốn tô vẽ thành đẹp, muốn khoác vào
mình một bộ áo thật sang thì cái xấu càng trở nên lố bịch, càng trở thành đối tượng của
tiếng cười. Một điều cần nhấn mạnh nữa là thói quen hà tiện gắn chặt với bản chất của

giai cấp bóc lột.Và khi dùng tiếng cười để chế giễu châm biếm thói xấu đó, cũng chính
là bóc trần bộ mặt của giai cấp thống trị, bóc trần cái mâu thuẫn giữa nội dung và hình
thức có tính hài kịch ấy.

HV: Trần Thị Hường

8


Khác với các đề tài văn học khác, đề tài hà tiện và con người hà tiện đều đi vào văn
học bằng con đường tiếng cười. Hà tiện là một tật cố hữu của con người và một kẻ đồng
hành cùng con người trong cuộc hành hương lịch sử . Vì vậy mà nhân loại đã sử dụng
tiếng cười ở đây để chôn vùi tật đó của mình và “chia tay với quá khứ một cách vui vẻ”.
Như vậy đề tài hà tiện là một đề tài được khai thác từ lâu trong các nền văn học và là
một đề tài mang tính chất hài kịch.Nói cách khác, hà tiện là đề tài muôn thuở tạo ra tiếng
cười châm biếm khi nhẹ nhàng khi sôi nổi, có khi cười ra nước mắt.Đề tài hà tiện đi vào
nghệ thuật hài kịch không phải là ngẫu nhiên , không phải do tình cờ mà là tất yếu, do
bản chất nó chứa đựng yếu tố hài hước, chứa đựng tính chất đáng cười, nó đi liền với
tiếng cười. Tiếng cười là người đỡ đầu cho nó đi vào văn học và tồn tại trong văn học
với bao thử thách của thời gian.
2.2.2. Lão hà tiện- tiếng cười với nhiều cung bậc khác nhau
Chúng ta biết rằng tiếng cười là một trong những yếu tố không thể vắng mặt trong
những vở Hài kịch.Cái hài thuộc về khách thể thẩm mĩ còn cái cười thuộc về chủ thể
thẩm mĩ. Tiếng cười trong cái hài là một loại vũ khí, phương tiện để phê phán mặt trái
của cuộc sống để phủ định tất cả những gì xấu xa, giả dối, lỗi thời, đó là hình thức phê
phán đặc biệt và khẳng định cái mới, cái tốt đẹp. Cái cười nảy sinh khi cái tư tiện làm ra
vẻ vĩ đại, cái ngu ngốc tự làm ra vẻ thông thái, cái trì trệ ngưng đọng tự làm ra vẻ tràn
đầy sức sống và phát triển. Cái cười đánh gục sự trống rỗng bên trong và hèn mạt của
những kẻ nuôi ảo vọng. Nói cách khác cái cười là phản ứng cảm xúc tcura con người
trong ý thức thẩm mĩ của nó khi nhận các hiện tượng thực tại mang các xung đột hài

kịch. Như vậy cái cười trong cái hài là cái cười đặc biệt nhằm vào đối tượng cụ thể, là
cái cười có mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc.Còn cái hài là giá trị khách quan của một
hiện tượng xã hội, là cái cười cao cái cười có ý nghĩa và giá trị xã hội. Phù hợp với
những phẩm chất đa dạng của hiện thực là các sắc thái khác nhau của tiếng cười. Do đó,
cái hài và cái cười được sử dụng trong văn học nghệ thuật cũng có nhiều biến thể khác
HV: Trần Thị Hường

9


nhau. Đối với người nghệ sĩ hài kịch, việc xác định đúng đắn mức độ của tiếng cười đặt
đúng sắc thái của tiếng cười cho phù hợp với bản chất của mỗi hiện tượng là điều quan
trọng. Là một nghệ sĩ hài kịch vĩ đại Molière đã tạo ra một tiếng cười nhiều cung bậc
mang đậm ý nghĩa xã hội. Molière đã xây dựng trong tác phẩm của mình một tiếng cười
bất hủ mang ý nghĩa giáo dục tích cực và có giá trị chiến đấu cao. Lão hà tiện một vở
hài kịch đặc sắc và tiêu biểu xây dựng được một nhân vật hà tiện điển hình. Bên cạnh đó
tiếng cười mà Molière xây dựng được trong vở hài kịch này cũng đa dạng và thể hiện
được tài năng bậc thầy của ông. Từ cái cười dễ dãi ồn ào, cái cười mang đậm tính chất
hề kịch dân gian cho tới tiếng cười chua chát đượm màu bi đát, tất cả đều có mặt khiến
vở kịch trần ngập tiếng cười. Người xem bước vào thế sân khấu để xem lịch của ông
cũng đồng nghĩa với việc bước vào thế giới của tiếng cười nhiều cung bậc mà ông tạo ra.
2.2.2.1. Tiếng cười hề kịch
Tiếng cười phác xơ hay tiếng cười hề kịch là sắc thái cười đầu tiên mà chúng ta bắt
gặp ở hề kịch Molière. Tiếng cười phác xơ chiếm một vị trí quan trọng trong các vở kịch
của Molière nối chung và trong vở kịch Lão hà tiện nói riêng. “Tiếng cười phác xơ toát
lên từ những cảnh đấm đá nhau trên sân khấu, từ sự nhầm lẫn râu ông nọ chắp cầm bà
kia, từ những cử chỉ hành động ngớ ngẩn, máy móc, từ những từ đồng nghĩa, từ ngữ
lửng lơ lắm nghĩa, từ những bộ mặt ngây ngô, đần độn, từ những mặt nạ đủ kiểu, đủ
màu…” Tiếng cười này đem lại cho khán giả một cái cười ồn ào. Náo nhiệt; Nó mang
tính chất giải trí, mua vui, làm giảm trạng thái thần kinh căng thẳng qua những điệu bộ

đơn giản, máy móc dễ bắt chước. Tuy nhiên nó không chỉ đem lại tiếng cười mà nó còn
chứa một nội dung tư tưởng, những vấn đề có ý nghĩa xã hội và giá trị thẩm mĩ xâu xa.
Trong vở kịch Lão hà tiện đã sử dụng đặc biệt thành công tiếng cười phác xơ này để
khắc họa tính cách hà tiện của lão Harapagon.Theo bảng thông kê của Giáo sư Lê
Nguyên Cẩn trong tác gia và tác phẩm nước ngoài dung trong nhà trường Molière tiếng
cười hề kịch xuất hiện rất nhiều lần trong vở kịch Lão hà tiện.Cụ thể nó xuất hiện trong
HV: Trần Thị Hường

10


lớp 3, 5 trong hồi một, lớp 1,2,5 trong hồi hai, lớp 1, 2, 3 ,5 7 trong hồi 3, lớp 4,5,6,7
trong hồi 4…như vậy không chỉ xuất hiện nhiều lần mà mật độ xuất hiện ngày càng dồn
dập, tính chất ngày càng rõ nét và kịch tính. Nó cuốn hút người xem tạo ra một tiếng
cười ồn ào từ đầu đến cuối.bên cạnh đó tiếng cười phác xơ còn được sử dụng xen lẫn hài
hòa với các tiếng cười khác tạo nân nhịp điệu trầm bổng, tạo nên tính cung bậc. Điều đó
ngoài việc đem lại cho người xem những ấn tượng sắc nét về tính cách của một con
người về một nhân vật điển hình – Harpagon. Tiếng cười phác xơ của ông gắn liền với
tính cách hà tiện của lão. Ở hồi 1 lóp 3 sân khấu nhộn nhịp hẳn lên khi Harpagon khám
xét bàn tay thứ 3, thư 4 của anh đầy tớ la Flèche.
ARPARAGÔNG: - Thong thả. Mày có cuỗm cái gì của tao không đấy?
LA FLET: - Tôi lại cuỗm được cái gì của cụ?
ARPARAGÔNG: - Lại đây, xem đã. Chìa cả hai tay ra tao xem.
LA FLET: - Đây.
ARPARAGÔNG: - Còn hai tay kia?
LA FLET: - Hai tay kia?
ARPARAGÔNG: - Phải.
LA FLET: - Thì đây
ARPARAGÔNG: (Chỉ vào quần cộc của LA FLET) - Mày có nhét cái gì vào trong
này không.

Khi Harpagon đòi khám xét hai tay kia thì người đầy tớ đã phải làm điệu bộ bắt hai
tay ra đằng sau rồi lại chìa ra coi như là hai tay mới thì lão ta mới thỏa mãn. Tiếng cười
hề kịch vạch ra ở đây vạch cho chúng ta thấy một trong những tính hà tiện của lão là hay
nghi ngờ, luôn luôn ngờ vực lo sợ người khác sẽ cuỗm mất món tài sản kếch sù của
HV: Trần Thị Hường

11


mình. Lão luôn lo sợ người khác sẽ đến nhà mình, dòm ngó nhà mình cho nên lão khám
quần, đòi khám cả bàn tay thứ 3, thứ 4 nữa. Lão sợ cả những chiếc quần ống rộng vì
theo lão quần ống rộng là để chứa đồ ăn cắp, lão ngờ vực tất cả. Như vậy ngay từ đầu
tính cách hà tiện của lão được khắc họa bằng nét đa nghi.
Tính chất hề kịch dân gian còn được thể hiện trong lớp 5 hồi 1 với màn kịch không
của hồi môn nổi tiếng. Môlière đã biến Harpagon thành một cái máy nhắc đi nhắc lại
không chán cái điệp khúc yêu quý của cuộc đời lão, làm lão sung sướng và hạnh phúc:
Không của hồi môn. Mặc cho anh quản gia ra sức trổ tài biện thuyết cho việc yêu đương
phải đúng theo quy luật tình cảm, rằng mọi sựu ép uổng sẽ gây ra môt hậu quả khôn
lường,… thì lão vẫn chỉ có một điệp khúc để trả lời cho tất cả: Không của hồi môn. Đây
là tiếng cười phác xơ lại một lần nữa khắc họa tính cách hà tiện của Harapagon: tâm
trạng tiếc tiền, bất chấp mọi lẽ phải, bất chấp tiếng nói của lương tri. Để giữ được tài sản
kếch sù của mình lão sẵn sàng hi sinh quyền lợi, hạnh phúc của con cái mình. Đối với
con gái lão tình yêu của cô cùng hạnh phúc của con ông ta không quan trọng bằng việc
có người nhận lấy cô mà không đòi của hồi môn, mà lão không phải bỏ tiền ra. Đối với
con trai việc hạnh phúc trăm năm cũng được lão nhìn nhận như vậy. Đó là “một bà goá
giàu có của cải như nước mà bà ta không cần gì ngoài mà người ta mach với cha sáng
nay. Ngoài ra tính hề kịch còn được thể hiện vô cùng đặc sắc ở màn Harpagon mất của
mà chúng tôi sẽ làm rõ ở phần sau.
Tiếng cười phác xơ kết hợp với các động tác biểu diễn trên sân khấu đã càng làm rõ
nét tính cách của nhân vật tạo cho hình tượng mang tính chất biểu hiện sinh động hơn là

một sự minh họa trừu tượng, cứng nhắc, khô khan.Nó luôn luôn gắn với tính cách của
nhân vật chính và người xem cũng rút ra được bài học lí thú, bổ ích về nhân sinh quan,
về lẽ sống. Điều đó chứng tỏ tiếng cười phác xơ của Molière có tính nhân đạo cao cả, có
ý nghĩa giáo dục thẩm mĩ chứ không phải là một phương tiện gây cười thuần túy vô
bổ.Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt của hề kịch Môlière với các loại hề kịch
HV: Trần Thị Hường

12


khác.Ở Môlière tiếng cười hề kịch còn có chức năng nữa là làm giảm tính chất căng
thẳng trên sân khấu, nó dung hòa những lớp mang sắc thái bi thương, kéo tiếng cười trở
lại trở lại địa hạt của nó mà không để rơi vào bi kịch.Ví như ở hồi 4 lớp 4, tiếng cười hề
kịch toát lên làm cho cuộc cãi vã tranh chấp người yêu của hai cha con Harpagon –
Cleante bớt đi chút ít tính bi kịch của nó. Người xem mặc dầu cũng ngậm ngùi về cảnh
tranh chấp tang thương ấy nhưng cũng phải bật cười trước sự lầm tưởng của hai cha con
và sự thất vọng của bác Jacques vì đã lầm tưởng rằng lão sẽ thưởng tiền cho công trạng
dàn hòa của bác. Qua đó chúng ta càng thấy rõ ý nghĩa xã hội của tiếng cười này.Kết
hợp với sắc thái khác, Môlière đã dung tiếng cười hề kịch để tống tiễn xuống mồ những
tệ nạn xã hội như tệ nạn phê phán thói ích kỉ, bần tiện, keo bật của giai cấp tư sản mà
điển hình là lão tư sản giàu sụ Harpagon. Việc vận dụng và sử dụng tiếng cười phác xơ
sẽ giúp cho xã hội trong sạch hơn, bản thân nó sẽ là một vũ khí có lợi cho việc giáo dục
con người và đào tạo xây dựng con người mới.
2.2.2.2. Tiếng cười khôi hài
Gần gũi với tiếng cười phác xơ là tiếng cười khôi hài. Khôi hài là vận dụng sự phê
phán đặc biệt bằng cảm xúc “Nhằm khẳng định đối tượng từ trong bản chất của nó”. Bản
thân cái cười khôi hài mang tính nhân đạo sâu sắc, nó đặt cơ sở vào niềm tin ở bản chất
con người, nó hướng con người đến cái tốt đẹp. Cái cười khôi hài không nhằm tiêu diệt
đối tượng của tiếng cười mà nhằm hoàn thiện nó, loại trừ những khuyết điểm còn tồn tại
trong nó. Sắc thái cười này chủ yếu được vận dụng vào hiện tượng xã hội tích cực, tiến

bộ về chất lượng nói chung, nhưng còn mang một số khuyết điểm và tàn tích cũ, một số
mặt lỗi thời. Nhiệm vụ của tiếng cười khôi hài là tống vào quá khứ các mặt đã lỗi thời
của hiện tượng, loại bỏ các khuyết điểm của đối tượng, gột sạch những gì xa lạ với bản
chất tốt đẹp của nó để nhằm tạo điều kiện cho đối tượng bộc lộ đầy đủ hơn tất cả những
gì có giá trị xã hội – thẩm mĩ trong nó.

HV: Trần Thị Hường

13


Có thể nói tiếng cười khôi hài xuất hiện trong vở kịch Lão hà tiện không nhiều lắm.
Theo kết quả thống kê của Giáo sư Lê Nguyên Cẩn trong Tác gia và tác phẩm nước
ngoài dùng trong nhà trường Molière trong vở kịch tiếng cười khôi hài chỉ xuất hiện
năm lần, ít hơn so với các loại tiếng cười khác. Trong lớp 2 hồi một tiếng cười khôi hài
bật ra trong cảnh than thở giữa Valere và Elise, bật ra những lời bộc bạch tình cảm, chân
thật mà vụng về của Clèante khi nói với em gái Elise về cô gái Mariane mà anh yêu dấu.
Và cả cuộc trò chuyện tình tứ, thề nguyền của Elise và Vale ở hồi 1 lớp 1. Ở đây các cặp
tình nhân vẫn yêu nhau, thủy chung thề nguyền với nhau nhưng các mối tình đó đang
gặp phải một sự cản trở chung đó là tính keo kiệt của lão Harpagon, một thói hà tiện quá
đang, o ép con cái đến đủ đường, bắt chúng phải phụng sự và chịu đựng mọi thứ khốn
khổ. Thói hà tiện của lão là nguyên nhân cản trở những tình yêu chân chính đồng thời
cũng là nguyên nhân của hàng loạt xung đột, mâu thuẫn, rối loạn. Vì vậy tiếng cười khôi
hài trong vở kịch của Molière cũng mang những màu sắc nhân đạo, nó lên tiếng ủng hộ
quyền lợi yêu đương của các cặp tình nhân. Cho thấy Molière rất trân trọng tình yêu của
tuổi trẻ và ca ngợi khẳng định nó.Hơn thế nữa tiếng cười khôi hài tiếp thêm sức mạnh để
chàng Valère lí giải các câu hỏi của ông già Enselme một cách đầy tự tin và để cuối cùng
đưa đến một cuộc nhận mặt đầy vui vẻ và hạnh phúc. Tính chất vui vẻ ở tiếng cười khôi
hài mà Molière sử dụng trong các vở kịch của mình, đặc biệt là trong vở kịch Lão hà
tiện ít hơn.Bản thân tiếng cười này cũng mang tính chất khẳng định cái mới, khẳng định

những nhân vật lí tưởng tiên tiến nhưng nó nghiêng dần sang sắc thai cao hơn là mỉa
mai, bởi vì vậy tiếng cười khôi hài của ông còn làm nhiệm vụ khắc hoa tính cách nhân
vật Harapagon nữa. Tiếng cười khôi hài trở thành phương tiện để ông thực hiện chủ đích
của mình là tố cáo sự bần tiện, keo kiệt của giai cấp tư sản với đại diện điển hình của nó
là lão Harpagon - một thói hà tiện quá đáng. Lão o ép con cái đến đủ đường, bắt chúng
phải phụng sự và chịu đựng mọi thứ khốn khổ. Thói hà tiện của lão là nguyên nhân cản
trở những tình yêu chân chính đồng thời cũng là nguyên nhân của hàng loạt xung đột,
mâu thuẫn, rối loạn.Qua đó tác giả muốn khan giả nhận thức rẳng phải loại trừ cái xấu
HV: Trần Thị Hường

14


xa, bần tiện đó hướng mình đến một cái tốt đẹp hơn vì cuộc đời có cho mới có nhận, có
chia sẻ mới có đồng cảm. Đừng như lão hà tiện cả đời không biết đến từ cho mà chỉ biết
đến từ mượn.
“Tiếng cười khôi hài là kết quả của việc tác giả ngắm nghí nhân vật của mình, sức
sống tràn trề và sự thông minh hóm hỉnh của họ” nhận xét đó cũng phù hợp ở Molière,
tuy nhiên thì ông ngắm nghía nhân vật chính, tính cách của nhân vật chính của mình
nhiều hơn và ông phê phán , phủ định những thói xấu, những kẻ khả ố.
2.2.2.3. Tiếng cười mỉa mai
Tiếng cười mỉa mai có tác dụng phanh phui mâu thuẫn của đối tượng, vạch ra mâu
thuẫn trong đối tượng, trong các sự vật và lên đánh giá bản thân đối tượng ấy.Tiếng cười
mỉa mai không chỉ vạch ra mâu thuẫn của sự vật mà còn tiến lên một bước để đánh giá
sự vật “Sự đánh giá này thể hiện ở sự khinh bỉ, sự chê bai một cách sâu cay, của kẻ được
ở vào cái thế mỉa mai kẻ khác”. Tiếng cười mỉa mai còn xảy ra; “ở nơi mà sự chê bai
được ngụy trang lời khen ngợi”; ở nơi mà “sự phi lí xuất hiện dưới mặt nan nghiêm túc,
cố tạo ra vẻ sâu sắc, điều đó tạo hiệu qủa hài hước”. Bản thân tiếng cười mỉa mai có giá
trị phê phán cao, có hiệu quả chiến đấu lớn.
Trong tác phẩm Lão hà tiện, tiếng cười mỉa mai xuất hiện đến 13 lần và được sử

dụng đều đặn bắt đầu từ hồi II. Cùng với những tiếng cười khác tiếng cười mỉa mai cũng
được dùng để khắc họa và minh định tính cách nhân vật. Ở lớp 5 hồi II của vở Lão hà
tiện là một lớp kịch tiêu biểu của loại tiếng cười mỉa mai. Đây là cảnh mụ mối gặp lão
hà tiện Harpagon để thông báo kết quả công việc mối lái của mình và nuôi hy vọng sẽ
được lão thưởng cho một món tiền nào đó, khả dĩ sẽ giúp mụ trong vụ kiện mà mụ mắc
phải. Vừa gặp, mụ đã vồn vã, đon đả, khen lão “Phương phi đáo để” và trẻ hơn các
chàng trai “hai mươi lăm tuổi” mặc dù lão ta đã chẵng sáu mươi. Mụ xem vân tay, xem
dáng đi, khen lão sống lâu tới “một tram hai mươi tuổi” để chỉ mà “chôn cất con cái
lão”. Mụ lại ca tụng cô gái Mariane chỉ yêu quay các ông già và ao ước phải cưới một
HV: Trần Thị Hường

15


tấm chồng già nu mới thỏa lòng; mụ lại lên tiếng khen ngợi đức tính điềm đạm, tằn tiện
trong ăn uống, chi tiêu khả dĩ sẽ tiết kiệm được hàng năm “mười hai nghìn niên kim”.
Chưa đủ mụ còn khen nức nở lão già: “cái chứng ho cơn thế mà ăn với ông đấy, và ông
ho trông lại càng xinh”… Đến đây Harapagon thực sự sung sướng, vui vẻ, thỏa đáng
nhưng khi nghe thấy mụ mối nói “Có chút việc muốn xin ông, tôi có một vụ kiện sắp
thua đến nơi vì thiếu ít tiền…” Đến đay tình yêu nghoảnh mặt với tiền tài, Lão Harpagon
lấy vẻ nghiêm nghị, nghiêm mặt lại làm cho mụ mới vừa nói chuyện tiền lại phải vôi
quanh sang nịnh về chuyện tình và từ chối bằng cách “đi viết mấy bức thư cần gấp”, để
“ra lệnh chuẩn bị xe ngựa sẵn sàng” và “để phải lo cho ăn sớm để các người khỏi phải
chờ đến phát ốm”. Và sau đó lão chuồn thẳng, để lại cho mụ mối một nỗi thất vọng bao
trùm : “thằng bủn xỉn này, tấn công thế này nó cũng vẫn trơ trơ”. Tiếng cười mỉa mai
bật ra ở đây từ sự tán tỉnh gượng gạo, trơ trẽn của mụ mối đối lập với cái vẻ nghiêm
nghị khi có người khác sờ đến túi tiền của mình của lão Harpagon. Bản chất hà tiện còn
thể hiện ở chỗ ngoài việc lão không muốn mất không một đồng xu nào cho người mối
lái, người kết tóc xe tơ mà còn phải đòi bà mẹ cô gái cố gắng tìm cái gì đó “sờ mó được”
để cho con gái làm của hồi môn. Tính cách hà tiện được nâng them một bước, được thể

hiện rõ nét hơn và đậm dần thành một tính cách sinh động cụ thể.
Như vậy tiếng cười mỉa mai gắn chặt với tính cách của nhân vật chính, làm đậm nét
nhân vật chính rồi qua đó người đọc có thể rút ra cho mình một ý nghĩa nhân sinh sâu
sắc. Trong cuộc sống trong thực tiễn, tiếng cười mỉa mai được sủa dụng khá rộng rãi, bởi
vì nó không chỉ mỉa mai người khác, các hiện tượng xấu xa mà nhều khi tự mỉa mai
mình nữa.
2.2.2.4. Tiếng cười châm biếm
Ở một mức độ cao hơn và gay gắt hơn tiếng cười mỉa mai là tiếng cười châm
biếm.Châm biếm vận dụng sự phê phán đặc biệt bằng cảm xúc nhằm phủ nhận đối
tượng từ trong bản chất của nó. Đây là loại tiếng cười mang khả năng công phá mãnh
HV: Trần Thị Hường

16


liệt, có khả năng “tống tiễn xuống mồ” các tấn trò đời của nhân loại. Bản thân nó là sự
cười nhạo có tính chất phê phán gay gắt những hiện tượng được mô tả, sự cười nhạo này
thể hiện trong nguyên tắc lựa chọn và khái quát hoá chất liệu. Lối châm biếm trong sự
mô tả cuộc sống có thể chiếm ưu thế trong tác phẩm và khi ấy nó được gọi là tác phẩm
châm biếm. Do đó, trong một chừng mực nhất định chúng ta có thể kết luận rằng “hài
kịch của Môlie là hài kịch châm biếm”. Môlie đã vận dụng tiếng cười châm biếm vào
trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong vở hài kịch tính cách Lão hà tiện. Đối
tượng của tiếng cười châm biếm của ông là các hiện tượng xã hội xấu xa, là những hành
vi cử chỉ lố bịch kém cỏi về nhân cách, là những kẻ đạo đức giả bịp bợm, là những tên
tư sản hà tiện vắt cổ chày ra nước. Bằng tiếng cười châm biếm Môliere đã chôn vùi giai
cấp tư sản, vạch trần và tố cáo quyết liệt bản chất tàn ác ích kỉ của chúng qua vở
kịch Lão hà tiện.
Tiếng cười châm biếm này gắn chặt với tính cách của các nhân vật chính, làm cho
tính cách cười nhạo càng mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Cũng như các cung bậc khác của
tiếng cười khác, tiếng cười châm biếm gắn với giai đoạn phát triển cao nhất của tính

cách nhân vật, ở thời điểm mà các nét tạo ra tính cách được bộc lộ một cách đầy đủ nhất
hoặc ở thời điểm mà một nét nào đó của tính cách chủ đạo phát triển đầy đủ nhất. Trong
vở Lão hà tiện, tiếng cười châm biếm ta bắt gặp rải rác ở nhiều hồi và nhiều lớp kịch,
tuỳ theo mức độ khai triển của các nét chủ yếu tạo thành tính cách nhân vật.
Trong vở kịch Lão hà tiện, tiếng cười châm biếm cũng là một sắc thái cười nhạo tiêu
biểu, xuất hiện trong nhiều hồi, nhiều lớp, khắc hoạ sâu sắc tính cách hà tiện của nhân
vật Harpagon và biểu thị thái đọ phê phán gay gắt của Môlie đối với thói xấu này. Môlie
đã tô đậm nét tính cách hà tiện của lão Harpagon. Từ chỗ “keo kiệt quá đáng”, “bủn xỉn
quá quắt”, tác giả đã minh hoạ cụ thể bẳng hành động của chính bản thân nhân vật
Harpagon: đòi khám xét bàn tay thứ ba, thứ tư; đòi mọi người phải chấp nhận quan điểm
“không của hồi môn” của ông ta. Từ cái cảnh bày cho đầy tớ lấy mũ che vết dầu loang
HV: Trần Thị Hường

17


trên quần, biết cách quay người để che chiếc quần thủng, cho đến việc lão bịt mồm bác
Giắc khi bác trình bày các thực đơn lão còn đòi khắc chữ vàng câu châm ngôn “ăn để
sống chứ không phải sống để ăn” trong khi đó ra lệnh phải độn thật nhiều hạt dẻ vào thịt,
phải dọn các món ăn làm sao cho người ăn chưa ăn đã thấy ngán, rượu thì phải pha thêm
nước lã và lão kết luận “tám người ăn đủ thì mười người ăn cũng đủ”. Lão tiếc đứt ruột
đứt gan khi chiếc nhẫn kim cương bị chuyển từ tay lão sang tay cô gái Marian, đến lúc
điên cuồng đã muốn “treo cổ toàn nhân loại” vì lão bị mất cắp tráp bạc. Và cuối cùng
khi tất cả mọi chuyện tưởng chừng đã ổn thoả thì lão còn đòi không phải mất tiền cưới
xin cho con, phí tổn cho các đám cưới và còn đòi may cho lão một bộ lễ phục, còn tiền
bút giấy thì lão đòi trả bằng chính bác Giắc thật thà,… Như vậy, tính cách hà tiện được
phát triển từ mức độ thấp đến mức độ cao từ các nét khác nhau nhưng đều tập trung tạo
thành một “hình tượng đơn tuyến” với tính cách hà tiện điển hình.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rõ, tiếng cười châm biếm xuất hiện trong tác
phẩm Lão hà tiện với một mức độ khá đậm đặc, chiếm một tỉ lệ khá lớn trong các hồi và

xuất hiện ngay từ hồi đầu tiên. Sự xuất hiện của tiếng cười châm biếm với mức độ đậm
đặc như vậy khiến cho sự cười nhạo trở nên gay gắt và thái độ phê phán phủ định trở
nên quyết liệt hơn. Môliere ở đây đã không hề nhân nhượng trước các thế lực tượng
trưng cho cái ác mà hiện thân là thói ích kỉ tàn nhẫn, thói keo kiệt bủn xỉn ti tiện ở trong
lòng một giai cấp đang mang sức sống của thời đại. Hài kịch của Môliere nói chung và
vở Lão hà tiện nói riêng đã phát hiện ra và nhận thức đầy đủ hơn về giá trị thẫm mĩ của
nó mà nguyên nhân cơ bản tạo nên giá trị thẫm mĩ đó lại chính là các cung bậc của tiếng
cười mà Môlie sử dụng ở đây. Ngoài việc sắp xếp các hồi, các lớp cho phù hợp với các
cung bậc của tiếng cười, phù hợp với mức độ cần phê phán, việc chọn hình tượng
Harpagon cũng có ý nghĩa châm biếm. Là một tư sản giàu sụ có cả đầy tớ, gia nhân, có
ngựa, có xe nhưng lại là một lão chủ ti tiện, ngoài việc bóp cổ, bóp hầu con nợ, lão còn
để cho dầy tớ gia nhân ăn túng mặc thiếu. Lão cho in một thứ lịch riêng trong đó tăng
gấp đôi số ngày ăn chay; đầy tớ thì quần áo rách rưới bẩn thỉu; ban ngay phát thóc cho
HV: Trần Thị Hường

18


ngựa thì ban đêm lão lẻn vào ăn trộm nên bị đầy tớ nện cho một trận nên thân, v.v… Vì
thế mà lão trở thành “một kẻ ít có tính người nhất”. Là cha của hai đứa con đã đến tuổi
dựng vợ gả chồng, lão bắt chúng sống khổ sống sở, ăn túng mặc thiếu, vì vậy mà cha thì
keo kiệt còn con thì trở thành kẻ phá gia chi tử và mong “cha chết trong vòng tám tháng
nữa”, và không chịu nhường cha một li trong cuộc đối đầu tình yêu tay ba Harpagon –
Marian – Clêăng. Lão cũng “yêu với đương”. Trong khi bắt con gái phải lấy một lão già
vì không mất của hồi môn và ép con trai phải lấy một bà goá ngoài năm mươi thì lão lại
đi yêu một cô gái trẻ. Oái ăm thay người con gái đó lại chính là người yêu của con trai
lão. Những âm mưu và tính toán ích kỉ đó đã khiến cho gia đình lão tan nát, chia lìa, gây
nên một sự cười nhạo quyết liệt với một thái độ căm hớn. Bằng tiếng cười châm biếm,
Môlie đã phủ nhận nhân vật Harpagon g từ trong bản chất của nó.Đó là một sự phủ nhận
quyết liệt, không khoan nhượng, cũng qua tiếng cười đó Moliere đã vạch trần bản chất

đích thực của giai cấp tư sản trong buổi đầu sơ sinh của nó “đã đầy bùn và máu ở các lỗ
chân”.
Ở màn độc thoại Harpagon mất của, tiếng cười châm biếm bật ra ở đây từ cái kết
luận của Harpagon ngờ vực tất cả mọi người kể cả bọn tai to mặt lớn, cả các bậc phú
quý trong triều đình nữa. Tiếng cười bật ra ở đây đã chứa đựng một khả năng phê phán
to lớn, nó lên tiếng phủ nhận cái xã hội phong kiến tiền tư bản đầy các mâu thuẫn, một
xã hội mà “nhìn ai cũng thấy ngờ vực, người nào cũng như là đứa ăn trộm”. Lão đã đi
đến một giải pháp nặng nề “Tôi muốn treo cổ tất cả mọi người và nếu tôi không tìm thấy
tiền thì tôi cũng treo cổ nốt cả tôi nữa”. Ở đây tiếng cười châm biếm đã lột trần bản chất
tàn ác của Harpagon nói riêng và của giai cấp tư sản nói chung. Ý nghĩa tối cáo xã hội
của nó rất lớn vì sự tha hoá của con người đã lên đến cực điểm.
2.2.2.5. Tiếng cười bi kịch– tiếng cười đau đớn
Biểu hiện sự chua chát, đau đớn xót xa là một tiếng cười bi kịch, cười ra nước mắt.
Đối với một hiện tượng được đưa ra chế giễu, cười nhạo thì tiếng cười châm biếm
HV: Trần Thị Hường

19


thường làm cho người ta cười nhiều hơn là thương hại. Khác với hài kịch, bi kịch không
gây ra tiếng cười mà biểu hiện sự xót thương hay sợ hãi của mọi người đối với nhân vật
bi kịch. Đối với hài kịch, nhân vật không rơi vào cái thảm thương mà bản thân nó gây ra
bi kịch, nói cách khác tính bi kịch trong nhân vật hài kịch thể hiện sự bi đát của nó, nó
không gây ra một sự xót thương nào, mà chỉ đem lại một tiếng cười đầy tính bi kịch,
chua chát, xót xa, đau đớn, cười ra nước mắt. Tiếng cười bi kịch xuất hiện khi một hiện
tượng hài kịch nhất định dẫn đến những hậu quả khốc hại hiển nhiên, khi hiện tượng hài
kịch đó tỏ ra rất nguy hiểm đối với xã hội, đẩy một số người vào cảnh bất hạnh nặng nề,
thậm chí vào cái chết nữa và khiến người nghệ sĩ căm ghét nó tới cực độ, khiến niềm
căm ghét của người nghệ sĩ sục sôi thúc đẩy ông ta phải bóp chết cái cười..
Tiếng cười đả kích, châm biếm, mĩa mai chỉ thực sự là tiếng cười giòn giã khi sức

mạnh đứng về phía lực lượng tiến bộ. Còn khi mà lực lượng mới với tính chất tiến bộ
của nó chưa lật đổ hẳn được lực lượng cũ, lực lượng lạc hậu phản động và bản thân lực
lượng cũ này không đủ sức để tiêu diệt lực lượng mới thì tiếng cười mang tính chất chua
chát, đau đớn này được hình thành từ bản thân hiện tượng hài hước.
Tiếng cười bi kịch, cười ra nước mắt là một sự sáng tạo lớn của Môlie đối với lịch sử
hài kịch thế giới. Tiếng cười bi kịch tố cáo gay gắt xã hội quí tộc, đã kích thẳng tay các
quan hệ tư sản vô nhân đạo. Nó xuất hiện khi mâu thuẫn kịch, xung đột kịch gay gắt
mang ý nghĩa bản chất của vở kịch. Cái cười có tính bi kịch trong hài kịch của Moliere
gắn liền với sự phát triển của tính cách nhân vật. song ở các vở hài kịch của Moliere, sự
nhanh chóng kịch tính này nhanh chóng giảm đi bởi những mâu thuẫn được giải quyết
thoả đáng khi kết thúc vở hài kịch. Do đó tiếng cười có tính bi kịch ở hài kịch Moliere
vẫn thường là một tiếng cười khoẻ khoắn. Nói cách khác, hài kịch Moliere tiếp cận
miệng hố bi kịch.Các nhân vật gây ra cái cười bi kịch ở Moliere thường là những nhân
vật bị thất vọng về mục đích riêng của mình. Và khi mục đích ấy được soi sáng qua một

HV: Trần Thị Hường

20


qua trình đấu tranh gay gắt thì nhân vật lại trở lại trạng thái ban đầu của nó và mọi việc
đều ổn thoả.
Xuất phát từ cái nhìn sâu sắc tiến bộ vào một xã hội chứa đựng những mâu thuẫn
gay gắt, những đụng độ quyết liệt, Moliere đã phản ánh vào trong hài kịch của mình
những yếu tố bi kịch. Cái cười của ông do đó xuất hiện sắc thái cười ra nước mắt, trong
cái cười đó, sự xót xa về những điều thương luân bại lí xảy ra trong gia đình, những mâu
thuẫn lớn có ý nghĩa xã hội và mang bản chất xã hội ấy. Tất cả các tiếng cười bi kịch ở
các tác phẩm của Moliere đều tạo cho hài kịch của Môlie một bản sắc riêng, mang cá
tính sáng tạo độc đáo. Đồng thời nó cũng góp phần tạo nên giá trị hiện thực cho các tác
phẩm của ông, khiến “Moliere trở thành bậc tiền bối của chủ nghĩa hiện thực Pháp”.

Cũng như các cung bậc khác của tiếng cười, Moliere đã sử dụng nhiều lần tiếng cười
bi kịch trong vở kịch Lão hà tiện. Điều đó nói lên tính chất gay gắt của xung đột kịch
cũng như mâu thuẫn giằng xé trong thời đại ông. Với tiếng cười bi kịch, Moliere đã hoàn
tất bức tranh về tính cách hà tiện, đồng thời tái dựng nó dưới dạng một con ngáo ộp sinh
động đáng sợ với túi tiền vàng trong tay.
Tiếng cười bi kịch xuất hiện trong vở kịch Lão hà tiện ít hơn các tiếng cười khác,
nhưng nó tạo ra một chất lượng mới cho tác phẩm, tạo nên sức nặng cho hình tượng mà
nó khắc hoạ cũng như tạo ra tính điển hình cho tính cách nhân vật. Xem kịch khán giả
không cười một cách đau đớn khi cảnh hai cha con Harpagon – Clêăng gặp nhau trong
tư thế một kẻ đi vay và một kẻ cho vay, với lời cam đoan nổi tiếng của đứa con phá gia
chi tử: “Ông bố sẽ chết trong vòng tám tháng nữa”. Khán giả cũng không thể không đau
xót trước cảnh hai cha con tranh nhau một cô gái, ông bố giưo nắm đấm ra tuyên bố:
“Tao cho mày những lời nguyền rủa” còn thằng con hỗn láo vênh mặt trả lời “Cóc cần”.
Những cảnh đó đã tạo ra ấn tượng sâu sắc cho người xem về một xã hội trong đó đồng
tiền tác oai tác quái, phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp và cao cả nhất giữa con người với nhau:
tình phụ tử. Ở đây, nhân cách bị đè bẹp, lương tâm bị chà đạp, còn mọi lẽ phải, mọi
HV: Trần Thị Hường

21


lương tri, lí trí đều bị coi khinh. Xem kịch, nguời xem đều cảm thấy chua xót “khiến cho
người ta vừa cười xong đã phỏi khóc ngay”.Các tình huống bi kịch đó đã tạo dựng một
bức chân dung, không phải chỉ cha con Harpagon mà của cả giai cấp tư sản, đã chỉ ra
được bản chất đích thực của chính giai cấp ấy. Người xem có lẽ chỉ trừ bọn vô đạo đức
là tán thưởng hành động của đứa con hỗn láo còn tuyệt đại đa số đều lên án và khôn thể
nào “yêu thích đứa con hỗn láo” đó được. Bên cạnh việc người ta cười lão Harpagon,
người ta còn cười nhạo cả thằng con lão. Cả hai hình tượng này nằm từ trong thế tương
phản, đối đầu với nhau nhưng lại bổ sung và hoàn thiện tính cách cho nhau để cuối cùng
đạt tới mức khắc hoạ sinh động bản chất của một giai cấp. Bản thân lão Harpagon với

tính hà tiện keo kiệt, bủn xỉn, ích kỉ, tàn nhẫn sẽ có và chỉ có một đứa con mang tính
cách của lão thôi. Cha nào con nấy. Người cha tán tận lương tâm, hi sinh hạnh phúc con
cái vì mấy đồng vàng, bất chấp lương tri lẽ phải, rắp tâm chiếm đoạt người yêu của con,
thì ngược lại đứa con làm gì mà chẳng mong “cha chết trong vòng tám tháng nữa”, làm
gì mà chẳng ăn cắp tráp bạc của cha và thậm chí sẵn sàng hi sinh cái mạng của ông bố
nữa. Hai cha con trên hai tuyến hành động khác nhau nhưng đều có mục đích chung là
thoả mãn dục vọng và sở thích cá nhân. Người xem không thể không nhận ra điều đó.
Và do vậy họ sẽ lên tiếng phê phán, tố cáo xã hội đảo điên đã sinh ra những con người
tang tận lương tâm như vậy, cũng như nhận thức được sâu sắc bản chất tàn ác của giai
cấp tư sản, một giai cấp mà vì túi tiền của nó “nó sẵn sàng treo cổ toàn nhân loại”. Giá
trị của tiếng cười bi kịch chính là ở chỗ đó, nó sẽ không tạo ra cái cười thoải mái mà nó
tạo ra sức nặng trong chiều sâu nhận thức, để qua đó mỗi một người tự rút ra cho mình
một bài học mang ý nghĩa nhân sinh chân chính, chứ không phải là một bài học về “các
thói hư tật xấu”.
Tiếng cười bi kịch trong Lão hà tiện gắn chặt với đồng tiền và tính cách hà tiện, keo
kiệt đến tàn nhẫn của lão Harpagon.Tiếng cười bi kịch ở đây xuất hiện nhiều lần bởi vấn
đề xã hội rộng lớn mà tác phẩm đề cập. Đó là sự tha hoá của con người trước đồng tiền.
Đồng tiền đã phá hoại tất cả mọi tình cảm cao quý nhất của con người, biến con người
HV: Trần Thị Hường

22


thành những con thú dữ, nhẫn tâm, ích kỉ cực độ, không biết tới ai ngoài bản thân và
quyền lợi của mình ra. Đồng tiền đã biến Harpagon thành một kẻ chỉ biết duy nhất đến
bản thân lão.Vấn đề đồng tiền đã mở toang bức tranh của xã hội phong kiến tư sản chủ
nghĩa và khi viết về vấn đề này Môlie đã sử dụng tiếng cười bi kịch như một sức mạnh
tố cáo đặc biệt, có giá trị chiến đấu cao và hiệu quả lớn.
Tính chất bi kịch trong hài kịch của Moliere bao hàm một ý nghĩa xã hội – thẫm mĩ
to lớn.nó chứa đựng thái độ phản ứng quyết liệt của tác giả về một xã hội mang nhiều

mâu thuẫn gay gắt kịch liệt. Nhưng Moliere tin tưởng sâu sắc vào bản chất tốt đẹp của
con người, nắm được lương tri và lí trí của thời đại, vì vậy ông không hề gục ngã trước
các thế lực đen tối. Cho nên các vở kịch của ông đã nhiều lần tiếp cận miệng hố bi kịch
nhưng tiếng cười mà ông mang lại cho chúng ta không bao giờ trở thành bi kịch. Các
thời đại kế tiếp nhau cười thoải mái sau khi xem kịch của ông và thầm đưa tay gạt đi
những giọt nước mắt truớc những cảnh bi đát.
2.2.3. Chủ thể gây cười trong Lão hà tiện là Harpagon
2.2.3.1. Tính cách gây cười
Một đặc điểm hài kịch của Moliere là các hài kịch của ông đều là những hài kịch
tính cách. “Tính cách trong nghệ thuật là một phạm trù cơ bản, phức tạp và luôn luôn
phát triển, nội dung của nó thay đổi tùy theo những điều kiện lịch sử cụ thể, tùy theo
phương pháp sáng tác mà người nghệ sĩ sử dụng và trình độ thấu hiểu bản chất con
người của nghệ thuật”. Khái niệm “Tính cách” được dung hiện nay với ba nghĩa:
- Chỉ nhân vật
- Chỉ nhân vật được thể hiện khá rõ nét để lại được ở người đọc một ấn tượng tương
đối rõ rang như chưa đạt đến trình độ điển hình sâu sắc, rộng rãi

HV: Trần Thị Hường

23


- Chỉ những đặc điểm tâm lí tương đối ổn định nói lên cốt cách, phẩm chất của nhân
vật
“Cách sử dụng thứ ba này hợp lí và phổ biến hơn tất cả”. Xét về các mặt khái niệm
tính cách được dùng ở Moliere tương ứng với cách sử dụng thứ ba này. Ở Moliere, tính
cách là các biểu hiện tâm lí sâu sắc và thường xuyên của bản thân nhân vật, do đó nó
trước hết là phạm trù đánh giá hành vi của con người hoạt động, bởi vì các nét biểu hiện
của tâm nhân vật sẽ thể hiện và được thể hiện qua hành vi, cử chỉ, trong hành động của
con người. Tính cách hà tiện được thể hiện rất rõ trong “Lão hà tiện” của Moliere.

Phương pháp được Moliere dung đẻ xây dựng tính cách là: Khai triển – hội tụ phóng đại. Một điều cần chú ý là ông không bao giờ rơi vào cái công thức, tính sơ lược
mà nhân vật của ông bao giờ cũng sinh động.Tính sinh động biểu hiện trong tính cách
được xây dựng đã làm cho hình tượng nghệ thuật của Moliere mất tính trừu tượng và
động thời tạo ra cho tiếng cười các sắc thái khác nhau.Nói cách khác, việc xây dựng tính
cách nhân vật ở Moliere cũng là một biện pháp gây cười hiệu quả.Trong tác phẩm Lão
hà tiện.tính cách hà tiện được xây dựng ở đây hàm ý keo kiệt, bủn xỉn, chứ không phải
là sự chắt bóp, tằn tiện nào đó. Ngay từ đầu tác giả dung phương pháp khai triển để giới
thiệu tính cách Harpagon. Quản gia Valer nhận xét: “Tính hà tiện quá đáng của ông cụ,
tính khắc nghiệt của cụ trong cuộc sống với các con…”, “…kẻ thích nịnh hót” (lớp 1 hồi
I); Con cái lão ta cũng nhận xét về lão: “…chỉ vì tính hà tiện của người cha mà anh ở
tình trạng bất lực…”, “người ta có thể nào thấy cái gì tàn nhẫn hơn tính tằn tiện khắc
nghiệt đối với chúng ta, tính chi li kì lạ làm cho chúng ta mòn mỏi?”…Tất cả những lời
nhận xét đó của các nhân vật được Harpagon minh họa bằng hành động thực tế: chửi
mắng om sòm, quát tháo đầy tớ, xua đuổi đầy tớ vì tính hay nghi ngờ của lão; ngôn ngữ
từ cửa miệng của lão cũng rất phù hợp với tính cách của lão: “quân ăn cắp”, “thổ tả đồ
chết treo”…Sang lớp 4, hồi I, tính cách hà tiện được triển khai thêm bằng nét “yêu
đương”. Cách đặt vấn đề của lão cũng quanh co, buộc hai đứa con phải nói thật hết
HV: Trần Thị Hường

24


những nhận xét của mình về cô gái mà lão đang theo đuổi. Cái quanh co này cũng không
che dấu được tính cách hà tiện của lão. Chúng ta sẽ bật cười khi nghe lão nói: “Có một
khó khăn nho nhỏ; cha sợ, với đám này, ta sẽ không được lắm của mà ta có thể trông
chờ!” và “…thì phải gỡ gạc ở cái khác” (lớp 4, hồi I). Nét hà tiện tiêp tục được phác họa
them ở ý định của Harpagon là hỏi cho con trai một “bà góa nào đó” và gả chồng cho
con gái với một ông già được người ta “tán tụng là lắm của”. Sự khai triển các nét tính
cách hà tiện được khai triển trên các khía cạnh khác nhau trong các hồi khác nhau. Nó
làm công việc phanh phui bản chất con người Harpagon và là điều kiện để tiếng cười

xuất hiện.
Nói hội tụ không có nghĩa là tất cả các nét khác của tính cách đều hòa nhập vào nét
đặc trưng chủ yếu mà các nét này đều được sử dụng, được phát triển theo hướng làm
sáng tỏ, làm nổi bật nét chủ yếu, tô đậm nét chủ yếu. Tính hào phóng giả tạo khi đòi
khắc câu châm ngôn “Ăn để sống chứ không phải sống để ăn” đều không nằm ngoài
mục đích làm nổi bật tính hà tiện, keo kiệt, bủn xỉn của Harpagon. Sự hội tụ này đã làm
cho tính hà tiện mang màu sắc mới khiến cho nhân vật thêm sinh động.
Moliere không chỉ hội tụ các nét tính cách vào nét chủ yếu trung tâm mà còn phóng
đại các nét tính cách phức tạp đã được hội tụ lên nữa. Do đó mà Harpagon khám hai bàn
tay còn cho là chưa đủ mà còn đòi khám cả “những bàn tay khác”, hà tiện tới mức không
dám dùng đến chữ “cho”. Khi lão hỏi các con về cô gái Mariane và khả năng các mặt
của cô gái: hình thức, đức hạnh, khả năng quán xuyến công việc gia đình nhưng vẫn
phàn nàn vì “không được lắm của” và khi nghe bà mối Frosine tán tỉnh, xu nịnh lão say
mê đi nhưng vẫn đòi “phải đóng góp chút đỉnh”. “Phải chịu tốn đôi tí” “bởi vì xưa nay,
chẳng ai đi lấy một người con gái mà cô con gái không mang gì về”. Nghĩa là Harpagon
có say mê Mariane nhưng bản chất hà tiện của lão vẫn đòi phải “kiếm cái gì đó sờ mó
được”. Mặt khác cũng ở điểm hội tụ này các nét khác thấm vào nét chủ yếu thành một
yếu tố tổng hợp tạo ra sức mạnh biểu đạt và khắc họa mạnh mẽ.
HV: Trần Thị Hường

25


×