Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chi cục thi hành án dân sự ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 118 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH THU H

PHáP LUậT Về Tổ CHứC Và HOạT ĐộNG
CủA CHI CụC THI HàNH áN DÂN Sự ở VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2020


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH THU H

PHáP LUậT Về Tổ CHứC Và HOạT ĐộNG
CủA CHI CụC THI HàNH áN DÂN Sự ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut dõn s v t tng dõn s
Mó s: 8380101. 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. TRN NGC LIấM

H NI - 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

NGUYỄN THỊ THU HÀ


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ Ở VIỆT NAM ...................................................................... 7
1.1.

Khái niệm ............................................................................................. 7

1.2.

Các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về tổ chức và hoạt

động của Chi cục thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay .......... 12

1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định ........................ 12
1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án của các đƣơng
sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ......................................... 13
1.2.3. Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại trong thi hành án dân sự .................. 14
1.2.4. Nguyên tắc kết hợp biện pháp tự nguyện và cƣỡng chế thi hành án ....... 15
1.2.5. Nguyên tắc phối hợp trong thi hành án dân sự ................................... 15
1.2.6. Nguyên tắc thỏa thuận thi hành án dân sự .......................................... 16
1.2.7. Nguyên tắc giám sát hoạt động thi hành án dân sự ............................ 16
1.3.

Lƣợc sử pháp luật về tổ chức và hoạt động thi hành án dân
sự ở Việt Nam .................................................................................... 17

1.3.1. Giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ............................. 17
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954 ........................................................ 18
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975 ........................................................ 19
1.3.4. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2009 ................................................ 21
1.3.5. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay .......................................................... 24
1.4.

Tình hình tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân
sự ở Việt Nam .................................................................................... 26


1.4.1. Về tổ chức ........................................................................................... 27
1.4.2. Về kết quả hoạt động thi hành án dân sự: ........................................... 28
1.5.


Pháp luật về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở một
số nƣớc trên thế giới.......................................................................... 34

1.5.1. Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Pháp ............................... 34
1.5.2. Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Trung Quốc.................... 37
1.5.3. Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Đức ................................ 39
1.5.4. Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Nhật Bản ........................ 39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 42
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..... 43
2.1.

Pháp luật về tổ chức của Chi cục thi hành án dân sự ở Việt
Nam hiện nay ..................................................................................... 43

2.1.1. Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng ............................................................... 44
2.1.2. Chấp hành viên.................................................................................... 49
2.1.3. Thẩm tra viên ...................................................................................... 53
2.1.4. Thƣ ký thi hành án .............................................................................. 56
2.2.

Pháp luật về hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự ở
Việt Nam ............................................................................................ 58

2.2.1. Xác minh điều kiện thi hành án .......................................................... 59
2.2.2. Các biện pháp bảo đảm thi hành án .................................................... 63
2.2.3. Cƣỡng chế thi hành án ........................................................................ 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 84
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY, QUAN ĐIỂM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ............ 85
3.1.

Một số bất cập trong pháp luật về tổ chức và hoạt động của
Chi cục thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay .......................... 85

3.1.1. Về tổ chức ........................................................................................... 85


3.1.2. Về hoạt động ....................................................................................... 86
3.2.

Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của
Chi cục thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay .......................... 96

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi
hành án dân sự phải gắn liền với quan điểm, đƣờng lối của Đảng
về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong công cuộc
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa .............................. 96
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi
hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay phải đƣợc đặt trong tổng
thể hoàn thiện cả hệ thống pháp luật Việt Nam .................................. 97
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi
cục thi hành án dân sự trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo, tiếp
thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới............... 98
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi
hành án dân sự phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả áp dụng trên
thực tế .................................................................................................. 99
3.3.


Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của
Chi cục thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay ........................ 100

3.3.1. Về tổ chức ......................................................................................... 100
3.3.2. Về hoạt động ..................................................................................... 100
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 108


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng là hoạt động
nhằm thực thi các phán quyết, quyết định có trong các bản án, quyết định đã
có hiệu lực của Tòa án. Hoạt động thi hành án dân sự là quá trình nhằm cụ thể
hóa các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án vào thực tiễn.
Trên tinh thần của Nghị quyết số 48/2005/NQ-TƢ ngày 24/5/2005 của
Bộ Chính trị về "Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020"; Nghị quyết số 49/2005/NQTƢ ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến
năm 2020"; Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành
Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020 và
Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về
Phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2016-2020, ngày
05/4/2018, Ban cán sự Đảng Bộ Tƣ pháp đã ban hành Nghị quyết số 31NQ/BCSĐ về lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm thi hành án dân sự,
thi hành án hành chính giai đoạn 2018-2021 trong đó đặt ra mục tiêu là tiếp
tục tập trung mọi nguồn lực thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đƣợc
giao, tạo chuyển biến cơ bản, bền vững về mọi mặt trong tổ chức, hoạt động
thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, khắc phục tình trạng tồn đọng án
kéo dài; nâng cao hiệu quả thi hành án, kỷ cƣơng phép nƣớc, tính nghiêm
minh của pháp luật. Đồng thời, bảo vệ tốt hơn quyền của ngƣời đƣợc thi hành

án, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nƣớc theo bản án,
quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử
lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của trọng tài thƣơng mại.
Cùng với đó, trong bối cảnh đất nƣớc ta đang tiếp tục xây dựng nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa hiện đại, hội nhập quốc tế,

1


hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo dựng thể chế, cơ chế,
chính sách và môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh minh bạch, an toàn, thuận lợi
cùng với yêu cầu xây dựng nền tƣ pháp nhân dân và quan điểm xây dựng
Chính phủ “kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ” của Chính phủ
nhiệm kỳ 2016-2021 thì công tác thi hành án dân sự tiếp tục đóng vai trò quan
trọng, gắn liền và không thể tách rời. Mặc dù công tác thi hành án dân sự đã
có những chuyển biến tích cực rõ rệt, góp phần ngày càng lớn vào việc đảm
bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực thi công lý, cải thiện môi trƣờng đầu
tƣ, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung và của các
địa phƣơng nói riêng; kết quả công tác thi hành án dân sự ngày càng cao
(Năm 2016, thi hành xong trên 530 nghìn việc và trên 29 nghìn tỷ đồng; năm
2017, thi hành xong trên 549 nghìn việc và trên 35 nghìn tỷ đồng; năm 2018,
thi hành xong trên 571 nghìn việc và gần 35 nghìn tỷ đồng), qua đó kịp thời
thu các khoản tiền cho Ngân sách nhà nƣớc, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
cho các tổ chức cá nhân, giải quyết và thúc đẩy phát triển các mối quan hệ
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, những kết quả mà hệ thống các cơ
quan thi hành án dân sự đạt đƣợc vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu mà thực
tiễn đặt ra; số việc, số tiền chƣa đƣợc giải quyết lớn, trong đó tỷ lệ việc có
điều kiện thi hành án chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm chiếm tỷ lệ cao, gây bức
xúc cho cá nhân, tổ chức đƣợc thi hành án và những ngƣời có quyền, lợi ích
hợp pháp liên quan. Bên cạnh đó, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong thực

thi công vụ của công chức thi hành án dân sự, đặc biệt là những vi phạm
nghiêm trọng, phải truy cứu trách nhiệm hình sự làm ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến hình ảnh, uy tín của hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự, gây mất
niềm tin trong nhân dân.
Nguyên nhân những tồn tại nói trên một phần là do ý thức tuân thủ
pháp luật của một bộ phận cá nhân, tổ chức phải thi hành án không cao, nhiều
trƣờng hợp cố tình chống đối, chây ỳ, không tự nguyện thi hành án, có nhiều

2


hành vi gây khó khăn cho đội ngũ công chức thi hành án trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ; việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến việc tổ chức
thi hành án nhƣ viện kiểm sát, công an, chính quyền địa phƣơng, … chƣa chặt
chẽ. Ngoài ra, nguyên nhân còn do nhiều địa phƣơng chƣa kiện toàn đầy đủ,
kịp thời các chức danh lãnh đạo, chƣa bổ nhiệm đủ các chức danh Chấp hành
viên; Thẩm tra viên; một số công chức thi hành án dân sự còn thiếu rèn luyện,
tu dƣỡng, chƣa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, chƣa tích cực học tập,
nghiên cứu các văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật về thi
hành án dân sự; hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự còn có sự xung đột
với các hệ thống pháp luật khác và còn nhiều bất cập khi áp dụng thực tiễn.
Trên cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Pháp luật
về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự ở Việt Nam” để
làm Luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, trƣớc những yêu cầu của thực tiễn khách quan
trong thi hành án dân sự, vấn đề pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi
cục thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay qua các giai đoạn đã có những đề
tài nghiên cứu liên quan, tiêu biểu là một số đề tài nhƣ:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc: “Luận cứ khoa học và

thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong
giai đoạn mới”, mã số 2000-58-198 do TS Nguyễn Đình Lộc làm chủ nhiệm
đề tài, năm 2000;
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Mô hình quản lý thống nhất công tác thi
hành án”, mã số 96-98-207/ĐT do Cục quản lý thi hành án dân sự Bộ Tƣ
pháp chủ trì thực hiện;
- Luận án tiến sĩ luật học: “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở
Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Thanh Thủy thực hiện tại Học viện Chính trị
– Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008. Đề tài đã nghiên cứu, làm rõ

3


một số vấn đề lý luận về thi hành án dân sự, làm rõ khái niệm, bản chất, đặc
trƣng của thi hành án dân sự và pháp luật thi hành án dân sự, đánh giá toàn
diện mức độ hoàn thiện của pháp luật thi hành án dân sự và nêu lên các yêu
cầu, quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự;
- Luận án tiến sĩ luật học: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tư pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” do Trần
Huy Liệu thực hiện tại Đại học Luật Hà Nội năm 2003. Đề tài tập trung
nghiên cứu vị trí, vai trò của các cơ quan tƣ pháp trong bộ máy nhà nƣớc,
phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của các cơ quan tƣ pháp
Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam, trong đó
có đề cập đến cơ quan thi hành án dân sự;
- Luận án tiến sĩ luật học: “Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động
thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Quang Thái thực hiện
tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008. Đề tài
đã làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản có tính lý luận về pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong hoạt động thi hành án dân sự, đánh giá thực trạng và xác định
phƣơng hƣớng, giải pháp bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động

thi hành án dân sự;
- Giáo trình Luật thi hành án dân sự Việt Nam, Trƣờng Đại học Luật
Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2018. Giáo trình đã
khái quát những vấn đề cơ bản về Luật thi hành án dân sự nhƣ khái niệm,
nguồn, quan hệ pháp luật, xã hội hóa, … Ngoài ra, giáo trình còn phân tích,
làm rõ các quy định pháp luật về thi hành án dân sự hiện hành về thời hiệu,
thẩm quyền và nguyên tắc thi hành án dân sự; đối tƣợng, thẩm quyền, thủ tục
thi hành án dân sự, …;
- Ngoài ra, còn có một số các tài liệu khác có liên quan nhƣ Sổ tay
nghiệp vụ thi hành án dân sự - Tổng cục Thi hành án dân sự; Tài liệu bồi
dƣỡng nghiệp vụ Chấp hành viên trung cấp của Học viện Tƣ pháp; tài liệu

4


đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý, lãnh đạo cấp phòng của Học viện Tƣ
pháp; một số bài viết chuyên đề về công tác thi hành án dân sự trên Tạp chí
Dân chủ pháp luật…
Những công trình nghiên cứu nói trên đã nghiên cứu những khía cạnh,
phạm vi cụ thể khác nhau hoặc đã đề cập đến vấn đề mang tính tổng thể hoặc
về tổ chức, hoặc về hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự, hoặc về một
giai đoạn trong hoạt động tổ chức thi hành án của các cơ quan thi hành án dân
sự. Nhƣng cho đến nay, sau khi Luật thi hành án dân sự đƣợc sửa đổi, bổ sung
năm 2014, chƣa có một công trình chuyên khảo nào đề cập và nghiên cứu một
cách chuyên sâu, có hệ thống đối với pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi
cục thi hành án dân sự. Vì vậy, luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu
tƣơng đối có hệ thống, toàn diện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục
thi hành án dân sự ở Việt Nam trên cơ sở pháp luật thi hành án dân sự hiện
hành. Những công trình nghiên cứu nêu trên là tài liệu tham khảo có giá trị để
học viên nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của Chi
cục thi hành án dân sự; nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về tổ
chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự trên cơ sở đánh giá lịch sử
quá trình phát triển và đối chiếu, tham khảo các thành tựu, kinh nghiệm của
các quốc gia trên thế giới; trên cơ sở đó nhằm phát hiện những bất cập trong
tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự để đề xuất một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của vấn đề này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ
thể nhƣ: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống, diễn
giải, quy nạp, điều tra xã hội v.v… để thực hiện những nội dung đã đặt ra.

5


5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của
Chi cục thi hành án dân sự ở Việt Nam; các quy định pháp luật về tổ chức và
hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự ở nƣớc ta hiện nay mà trọng tâm là
Luật thi hành án dân sự đƣợc sửa đổi, bổ sung một số Điều năm 2014; Nghị
định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và
Hƣớng dẫn thi hành một số Điều của Luật thi hành án dân sự; Quyết định số
61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục thi hành án dân sự
trực thuộc Bộ Tƣ pháp; Thông tƣ số 03/2017/TT-BTP ngày 05/4/2017 của Bộ
Tƣ pháp Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch
công chức chuyên ngành thi hành án dân sự và một số văn bản có liên quan
khác. Luận văn có mở rộng nghiên cứu so sánh những quy định pháp luật của

nƣớc ta về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự với các quy định về tổ
chức và hoạt động thi hành án dân sự của các quốc gia trên thế giới, cùng với
thực tiễn tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự ở nƣớc ta hiện
nay để đƣa ra những phân tích, đánh giá và kiến nghị.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật tổ chức và hoạt động của
Chi cục thi hành án dân sự ở Việt Nam.
Chương 2: Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án
dân sự ở Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục
thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, quan điểm và kiến nghị hoàn thiện.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự là
một phần trong Pháp luật thi hành án dân sự - một bộ phận cấu thành của hệ
thống pháp luật nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để làm sáng tỏ
khái niệm “Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chi cục thi hành án dân
sự”, trƣớc hết cần làm rõ một số khái niệm có liên quan nhƣ: khái niệm “tổ
chức”, khái niệm “hoạt động”, khái niệm “thi hành án dân sự”, khái niệm
“Chi cục thi hành án dân sự.
Trƣớc hết, theo Từ điển tiếng Việt, “tổ chức” là “Chỉnh thể có cấu tạo,
cấu trúc và những chức năng chung nhất định” [29, tr.944], “hoạt động” là

“những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định
trọng đời sống xã hội” [29, tr.431].
Cũng theo Từ điển tiếng Việt, “thi hành” là “Thực hiện điều đã chính
thức quyết định”[29, tr.903]. “Án” theo nghĩa hẹp là bản án, quyết định của
Tòa án, do Tòa án nhân danh Nhà nƣớc tuyên để giải quyết các vụ án hình sự,
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính. Còn khái niệm
“dân sự” trong thi hành án dân sự hiện còn có quan điểm khác nhau, có quan
điểm cho rằng “dân sự” trong thi hành án dân sự đƣợc hiểu là những bản án,
quyết định liên quan đến quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản nhƣ các bản
án, quyết định về giải quyết tranh chấp đối với các vụ việc có tính chất dân
sự. Nhƣng cũng có quan điểm cho rằng “dân sự” trong thi hành án dân sự
bao gồm cả các bản án, quyết định về giải quyết tranh chấp có tính chất dân
sự và các bản án, quyết định khác do pháp luật quy định; tác giả đồng tình với
quan điểm này, vì trên thực tế, các bản án, quyết định giải quyết các tranh

7


chấp có tính chất khác nhau, đƣợc giải quyết theo các thủ tục khác nhau
nhƣng đến giai đoạn thi hành đều áp dụng theo trình tự, thủ tục thi hành án dân
sự. Nhƣ vậy, thi hành án dân sự có thể đƣợc hiểu là việc thực hiện bản án, quyết
định của Tòa án trên thực tế.Việc thực hiện bản án, quyết định của Tòa án có
hiệu quả, một mặt bảo đảm thực hiện quyền tƣ pháp của Nhà nƣớc, thể hiện sự
tôn trọng của xã hội và công dân đối với pháp quyết của cơ quan nhân danh Nhà
nƣớc là Tòa án, mặt khác đó là biện pháp hữu hiệu để khôi phục các quyền, lợi
ích hợp pháp của Nhà nƣớc, của các tổ chức, cá nhân khác bị xâm hại.
Dƣới góc độ lý luận, quan niệm về thi hành án dân sự hiện nay còn có
nhiều quan điểm khác nhau.
Có quan điểm cho rằng thi hành án dân sự là một dạng hoạt động tƣ
pháp, bởi vì: thi hành án dân sự là hoạt động tiếp nối hoạt động xét xử, giải

quyết tranh chấp, đóng vai trò thực thi trên thực tế các bản án, quyết định của
cơ quan xét xử, cơ quan giải quyết tranh chấp; hoạt động thi hành án dân sự là
hoạt động độc lập – là đặc trƣng của hoạt động tƣ pháp; hoạt động thi hành án
dân sự do cơ quan thi hành án dân sự - một trong các cơ quan thực hiện quyền
tƣ pháp của Nhà nƣớc thực hiện.
Nhƣng lại có quan điểm cho rằng, thi hành án dân sự là một dạng hoạt
động hành chính, bởi vì: thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành
– chấp hành, là đặc trƣng của hoạt động hành chính; là hoạt động thực hiện
quyết định cá biệt, với đối tƣợng điều chỉnh cụ thể, xác định cụ thể quyền và
nghĩa vụ của các đối tƣợng điều chỉnh.
Ngoài ra, còn có quan điểm thì cho rằng, thi hành án dân sự là một
dạng của hoạt động hành chính – tƣ pháp, bởi vì: ngoài đặc trƣng của hoạt
động hành chính là chấp hành – điều hành thì thi hành án dân sự là hoạt động
gắn liền với hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp, là hoạt động nối tiếp của
hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp.

8


Các quan điểm trên khi đƣợc nhìn nhận dƣới các góc độ khác nhau đều
có những điểm hợp lý, và dù theo quan điểm nào thì theo tác giả thi hành án
dân sự đều có những đặc trƣng cơ bản sau:
Thứ nhất, Thi hành án dân sự là quá trình diễn ra sau quá trình xét xử
của tòa án, quá trình giải quyết tranh chấp của trọng tài thƣơng mại. Bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật của các cơ quan giải quyết tranh chấp
là cơ sở để các cơ quan thi hành án dân sự tiến hành các thủ tục về thi hành
án dân sự. Nhƣ vậy, có thể nói không có kết quả giải quyết tranh chấp thì
không có hoạt động thi hành án dân sự và ngƣợc lại, không có hoạt động
thi hành án dân sự thì kết quả giải quyết tranh chấp gần nhƣ không đƣợc thi
thi trên thực tế; ngoài bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật không phải

là cơ sở duy nhất để tiến hành các hoạt động thi hành án mà việc tổ chức
thi hành án còn phải dựa trên cơ sở các quy định pháp luật về tổ chức và
hoạt động thi hành án dân sự.
Thứ hai, thi hành án dân sự là hoạt động có tính chấp hành, bởi vì thi
hành án dân sự đƣợc tiến hành trên cơ sở các bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật do các cơ quan đƣợc Nhà nƣớc trao quyền để giải quyết các tranh
chấp, việc tổ chức thi hành án dân sự đƣợc thực hiện trên cơ sở các quy định
pháp luật và do cơ quan nhà nƣớc là các Cục thi hành án dân sự và Chi cục thi
hành án dân sự thực hiện.
Thứ ba, thi hành án dân sự là hoạt động có tính quản lý, bởi vì thi hành
á dân sự luôn đòi hỏi các yếu tố kế hoạch, tổ chức, đôn đốc, kiểm tra, xử lý,
… tác động tới ngƣời phải thi hành án để ngƣời phải thi hành án tự nguyện thi
hành các nghĩa vụ của họ; trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án không tự
nguyện thực hiện các nghĩa vụ đã đƣợc xác định trong các bản án, quyết định
có hiệu lực pháp luật thì có thể bị áp dụng các biện pháp cƣỡng chế để buộc
họ thi hành nghĩa vụ.

9


Thứ tƣ, quá trình thi hành án dân sự có sự tham gia của nhiều cá nhân,
cơ quan, tổ chức, trong đó trung tâm là các cơ quan thi hành án dân sự.
Để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân
sự và đảm bảo việc thi hành án dân sự có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc,
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến việc thi
hành án dân sự, Nhà nƣớc phải đặt ra các quy định pháp luật về thi hành án dân
sự; những quy định này có trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến
pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng
hình sự đến các văn bản chuyên ngành về thi hành án dân sự nhƣ Luật thi hành
án dân sự, Nghị định 62/2015/NĐ-CP, Thông tƣ 02/2017/TT-BTP, … Những

quy định pháp luật về thi hành án dân sự có nhiệm vụ cụ thể nhƣ:
Thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong thi
hành án dân sự. Cụ thể là thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, Nhà
nƣớc ta về phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính và cải cách tƣ pháp,
đƣợc thể hiện trong Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ƣơng
Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp thời gian tới; Nghị quyết số 34/NQ-TW
ngày 03/02/2004 Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khóa
IX về một số chủ trƣơng, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và Nghị quyết của
Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX số
49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020.
Tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động thi hành án dân sự, trong đó phải
quy định các vấn đề nguyên tắc thi hành án, thời hiệu thi hành án, thẩm quyền
thi hành án, thủ tục thi hành án, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm và các
biện pháp cƣỡng chế thi hành án, … Luật thi hành án dân sự phải là cơ sở cho
các hoạt động tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự và hoạt

10


động tham gia thi hành án dân sự của các chủ thể khác, từ đó bảo đảm cho
hoạt động tổ chức và tham gia thi hành án dân sự của các chủ thể đƣợc thuận
lợi góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự.
Tạo ra cơ chế kiểm tra, kiểm sát và giám sát việc tuân theo pháp luật
của các hoạt động thi hành án dân sự, bảo đảm các hoạt động thi hành án dân
sự đƣợc tiến hành đúng pháp luật.
Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo và việc xử lý các hành vi trái pháp
luật trong thi hành án dân sự.
Quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức

trong việc thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cá
nhân, cơ quan và tổ chức trong việc tham gia thi hành án dân sự, xã hội hóa
thi hành án dân sự để tại điều kiện cho mọi ngƣời có thể đóng góp công sức
và trí tuệ vào việc thi hành án dân sự.
Các quy định pháp luật về thi hành án dân sự, các hoạt động thi hành án
dân sự ở nƣớc ta hiện nay đƣợc thực thi, thực hiện bởi nhiều cá nhân, cơ
quan, tổ chức, trong đó trung tâm là các cơ quan thi hành án dân sự trong Hệ
thống cơ quan thi hành án dân sự. Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự ở
nƣớc ta hiện nay có thể phân loại thành Cơ quan quản lý thi hành án dân sự và
Cơ quan thi hành án dân sự. Trong đó, Cơ quan quản lý thi hành án dân sự
gồm Tổng cục thi hành án dân sự thuộc Bộ Tƣ pháp và các Cơ quan thi hành
án dân sự tỉnh, thành phố thuộc trung ƣơng, thực hiện các chức năng quản lý
nhà nƣớc và quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự; Cơ quan thi hành án
dân sự gồm Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố thuộc trung ƣơng và
Cơ quan thi hành án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trực tiếp tổ
chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quy định.
Theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 52 thì hệ thống tổ chức thi hành án
dân sự ở cấp huyện là các Chi cục thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã,

11


thành phố thuộc tỉnh, gọi chung là Chi cục thi hành án dân sự. Hay nói cách
khác, “Chi cục thi hành án dân sự” là Cơ quan thi hành án dân sự ở cấp
huyện, nằm trong hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, trực tiếp tổ chức thi
hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quy định.
Từ những phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm pháp luật về tổ chức
và hoạt động của các Chi cục thi hành án dân sự nhƣ sau: “Pháp luật về tổ
chức và hoạt động của các chi cục thi hành án dân sự là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Chi cục thi hành án dân sự và

những mối quan hệ giữa Chi cục thi hành án dân sự với các cá nhân, cơ
quan, tổ chức phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự nhằm đảm bảo
việc thi hành án dân sự có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức”.
1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về tổ chức và hoạt động
của Chi cục thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định
Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định đƣợc quy định tại
Điều 106 Hiến pháp 2013, Điều 19 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 4 Luật thi
hành án dân sự. Đây là nguyên tắc biểu hiện tính pháp chế xã hội chủ nghĩa
trong thi hành án dân sự. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc này là đảm bảo cho
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngoài ra còn làm cho bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật đƣợc đảm bảo thi hành trên thực tế. Nguyên tắc
này có các nội dung chủ yếu sau:
Khi giải quyết vụ việc dân sự Tòa án phải quyết định áp dụng biện
pháp cần thiết để đảm bảo cho việc thi hành án; bản án, quyết định phải đầy
đủ, rõ ràng, chính xác để tạo thuận lợi cho việc thi hành án;
Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải đƣợc đƣa ra thi hành.
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định phải

12


chấp hành đúng và đầy đủ các phán quyết ghi trong các bản án, quyết định
đƣợc đƣa ra thi hành. Trong trƣờng hợp ngƣời có nghĩa vụ chấp hành bản án,
quyết định mà không tự nguyện thi hành thì phải áp dụng các biện pháp
cƣỡng chế cần thiết để bắt buộc thực hiện;
Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tôn trọng bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật; không đƣợc can thiệp trái pháp luật và quá trình thi
hành án dân sự; không đƣợc cản trở, gây khó khăn cho cơ quan thi hành án

dân sự và Chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành án dân sự. Hành vi
không thi hành án, không chấp hành án hoặc cản trở thi hành án thì tùy thuộc
vào tính chất, mức độ nghiệm trọng có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh tại các Điều 379, 380, 381 Bộ luật
Hình sự 2015.
1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án của các đương
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Quyền yêu cầu thi hành án của các đƣơng sự bao gồm quyền yêu cầu
thi hành án và quyền tự nguyện thi hành án đƣợc quy định tại Điều 7 và Điều
7a Luật thi hành án dân sự (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung một số Điều năm 2014),
đây là một trong số các quyền thi hành án cơ bản của đƣơng sự và là nội dung
quan trong nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Vì vậy,
quyền yêu cầu thi hành án của các đƣơng sự là quy định mang tính nguyên
tắc, với nội dung cụ thể sau: Các đƣơng sự đƣợc Tòa án, cơ quan và tổ chức
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cấp bản án, quyết định trong thời hạn
pháp luật quy định (tại Điều 269 và Điều 315 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
Điều 262 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Điều 196 và Điều 244 Luật tố tụng
hành chính 2015; Điều 62 Luật trọng tài thƣơng mại 2010). Ngƣời đƣợc thi
hành án, ngƣời phải thi hành án căn cứ vào nội dung phán quyết của bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền gửi đơn yêu cầu thi

13


hành án hoặc trực tiếp đến để yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi
hành án. Trƣờng hợp yêu cầu thi hành án của đƣơng sự đúng pháp luật thì cơ
quan thi hành án dân sự phải thụ lý và tổ chức thi hành theo quy định.
Ngoài ra, trong quá trình thi hành án, quyền và lợi ích hợp pháp của
ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng đƣợc tôn trọng, đảm bảo (theo
quy định tại Điều 5 Luật THADS SĐBS 2014), theo đó: việc tổ chức thi hành

án không chỉ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc thi hành
án, ngƣời phải thi hành án mà còn đảm bảo không xâm phạm đến quyền, lợi
ích hợp pháp của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án
dân sự; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án đƣợc
tham gia vào các giai đoạn thi hành án có liên quan để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, đƣợc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự và
đƣợc quyền ƣu tiên mua trong trƣờng hợp bán tài sản kê biên thuộc sở hữu
chung với ngƣời phải thi hành án.
1.2.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự
Trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự,
Chấp hành viên, cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc tổ chức thi hành án dân
sự phải đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật, không đƣợc thực hiện các hành vi trái pháp luật, gây ảnh
hƣởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc thi hành án, ngƣời phải thi
hành án và những ngƣời có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan. Trƣờng hợp
cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cá nhân, tổ chức có liên quan đến
việc tổ chức thi hành án dân sự có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho ngƣời
phải thi hành án và những ngƣời có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan thì
phải bồi thƣờng thiệt hại (theo quy định tại Điều 10 Luật THADS SĐBS 2014).
Việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đƣợc quy định trong Luật bồi
thƣờng nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật này.

14


1.2.4. Nguyên tắc kết hợp biện pháp tự nguyện và cưỡng chế thi
hành án
Việc ngƣời phải thi hành án tự nguyện thi hành án không những thuận
lợi cho việc tổ chức thi hành án mà còn giảm thiểu chi phí cho cơ quan thi
hành án và các đƣơng sự. Vì vậy, pháp luật khuyến khích, tạo điều kiện để

ngƣời phải thi hành án tự nguyện thi hành án và theo quy định tại Điều 45
Luật THADS SĐBS 2014 thì ngƣời phải thi hành án có thời hạn 10 ngày để
tự nguyện thi hành án. Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, ngƣời phải thi
hành án có điều kiện thi hành án nhƣng không tự nguyện thi hành án thì cơ
quan thi hành án phải áp dụng các biện pháp cƣỡng chế theo quy định của
pháp luật thi hành án dân sự để thi hành án. Việc áp dụng nguyên tắc kết hợp
biện pháp tự nguyện và cƣỡng chế trong quá trình tổ chức thi hành án thể hiện
tính nhân đạo nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc sự nghiêm minh của pháp luật.
1.2.5. Nguyên tắc phối hợp trong thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự là hoạt động phức tạp và trên thực tế, mặc dù cơ
quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên đƣợc Nhà nƣớc trao nhiều quyền để
tổ chức thi hành án nhƣng để đảm bảo hiệu quả còn cần phải có sự phối hợp
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác, đặc biệt là sự phối hợp
của cơ quan công an, viện kiểm sát và chính quyền địa phƣơng. Vì vậy, cần
thiết phải có sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác, điều này đƣợc quy định tại Điều 11 Luật THADS SĐBS
2014, theo đó: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong
việc thi hành án; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm
phải thực hiện các yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên
theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Mọi hành vi cản trở, can thiệp
trái pháp luật đối với hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành
viên đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

15


1.2.6. Nguyên tắc thỏa thuận thi hành án dân sự
Khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ

dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.
Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải
đƣợc chủ thể khác tôn trọng.
Nguyên tắc này cũng đƣợc áp dụng trong quá trình thi hành án dân sự
và đƣợc ghi nhận tại Điều 6 Luật THADS SĐBS 2014, cụ thể: Các đƣơng sự
có quyền thỏa thuận về việc thi hành án nếu việc thỏa thuận đó không vi
phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không ảnh hƣởng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên thứ ba thì việc thi hành án theo thỏa
thuận của các đƣơng sự đƣợc công nhận; việc thỏa thuận có thể thực hiện
trƣớc hoặc trong quá trình tổ chức thi hành án.
1.2.7. Nguyên tắc giám sát hoạt động thi hành án dân sự
Hoạt động của các Chi cục thi hành án dân sự trong quá trình tổ chức
thi hành án dân sự là hoạt động thực hiện quyền lực của Nhà nƣớc trong việc
bảo đảm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ
chức khác. Hoạt động này phải tuân thủ theo các quy định pháp luật về thi
hành án dân sự và các quy định pháp luật khác có liên quan. Khoản 2, Điều 8
Hiến pháp 2013 quy định “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên
chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với
Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân, …”, vì vậy,
quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, công chức, viên
chức nói chung và đối với Chi cục thi hành án dân sự, các Chấp hành viên,
Thẩm tra viên, … nói riêng là tất yếu và mang tính nguyên tắc.
Quyền giám sát hoạt động của các Chi cục thi hành án dân sự, các cơ

16


quan thi hành án dân sự đƣợc quy định cụ thể tại Điều 12 Luật thi hành án dân
sự. Theo đó, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam là các

cơ quan, tổ chức đại diện cho Nhân dân thực hiện việc giám sát hoạt động của
cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan nhà nƣớc khác trong thi hành án
dân sự theo quy định của pháp luật.
1.3. Lƣợc sử pháp luật về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự
ở Việt Nam
1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Ngƣời Pháp bắt đầu đặt chế độ cai trị ở nƣớc ta sau Hiệp ƣớc Nhâm Tuất
(1862) sau khi kiểm soát đƣợc tỉnh Gia Định và đến năm 1867, họ đã chiếm
đƣợc toàn bộ Nam Kỳ (gồm sáu tỉnh: Gia Định, Biên Hòa, Định Tƣờng, Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên). Sau khi đặt đƣợc chế độ cai trị ở nƣớc ta, ngƣời
Pháp phân chia lại địa giới hành chính, thiết lập bộ máy cai trị, thiết lập hệ
thống các cơ quan xét xử, áp dụng hệ thống, pháp luật của Pháp vào các tỉnh
Nam Kỳ nƣớc ta, trong đó có chế định về thi hành án dân sự mà cụ thể là sự
xuất hiện của Thừa phát lại. Có thể nói, Thừa phát lại chính là hình thức sơ
khai của thi hành án dân sự ở Việt Nam.
Trong thời kỳ này, Thừa phát lại chỉ xuất hiện ở Nam Kỳ còn ở Bắc Kỳ
và Trung Kỳ chƣa có chế định Thừa phát lại, những công việc của Thừa phát
lại nhƣ trát đòi hầu tòa, truyền phiếu,... vẫn do các môn lại, môn vệ - là những
ngƣời truyền tin của Nhà vua thực hiện. Tuy nhiên, sau khi triều đình nhà
Nguyễn tiếp tục ký kết các Hòa ƣớc Giáp Tuất năm 1874; Hòa ƣớc Quý Mùi
năm 1883 (hay còn gọi là Hòa ƣớc Harmand có tất cả 27 điều khoản với nội
dung chính là xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ
Việt Nam. Hòa ƣớc này đánh dấu thời kỳ Pháp thuộc 1883-1945, toàn bộ Việt
Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp); Hòa ƣớc Giáp Thân 1884 (hay
còn gọi là Hòa ƣớc Patenôtre với 19 điều khoản có nội dung thừa nhận và

17


chấp thuận nền bảo hộ của nƣớc Pháp; nƣớc Pháp có quyền đại diện về mặt

ngoại giao và mọi ngƣời dân Việt Nam nằm ở nƣớc ngoài đều đặt dƣới quyền
bảo hộ của nƣớc Pháp) thì pháp luật của Pháp đã đƣợc áp dụng rộng rãi trên
lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể là “Bộ Dân sự tố tụng Nam Việt” ban hành kèm
Nghị định ngày 16/3/1910 ở Nam Kỳ; “Bộ dân luật Trung năm 1936 – 1939”
ban hành kèm Bộ Hộ sự, Thƣơng sự tố tụng Trung Việt năm 1942 ở Trung
Kỳ và “Bộ luật Bắc năm 1931” kèm theo Bộ Dân sự tố tụng Bắc năm 1917 ở
Bắc Kỳ [17, tr. 9-10].
Nhìn chung, hoạt động thi hành án dân sự ở nƣớc ta trong thời kỳ này do
Thừa phát lại thực hiện và chủ yếu dựa trên khuôn mẫu đƣợc ghi nhận trong Bộ
Dân luật Pháp năm 1804 và Bộ Dân sự Tố tụng Pháp năm 1807 [10, tr.15].
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trên quan điểm "Không phải
cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng là mới. Cái gì cũ mà xấu thì
phải bỏ... Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại
cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm..." [43], Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến thi hành án
dân sự, trong đó có sắc lệnh 90/SL ngày 10/10/1945 về việc tạm thời giữ các
quy định pháp luật của chế độ cũ đã đƣợc áp dụng trƣớc Cách mạng tháng
Tám năm 1945 nếu những quy định đó không trái với các nguyên tắc của
Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vì vậy, hoạt động thi hành án dân sự
vẫn do Thừa phát lại thực hiện.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Sắc lệnh số 13 ngày
24/01/1946 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về tổ chức các Tòa án
và các ngạch Thẩm phán thì “Ban Tư pháp xã có quyền thi hành những mệnh
lệnh của các Thẩm phán cấp trên bao gồm các bản án, quyết định có hiệu lực
của Tòa án” [17].

18



Nhƣ vậy, trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, nhiệm vụ thi hành
án dân sự đƣợc Thừa phát lại và Ban Tƣ pháp xã cùng đảm nhận thực hiện.
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève chính thức đƣợc ký kết, nƣớc ta bị
chia cắt hai miền tại sông Bến Hải, Quảng Trị (vỹ tuyến 17), đây không chỉ là
sự chia cắt về mặt lãnh thổ, về mặt chính trị mà còn bao gồm chia cắt cả hệ
thống luật áp dụng.
Ở phía Bắc vỹ tuyến 17, theo Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1959 do
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về “cải cách bộ máy tƣ pháp và luật tố tụng” thì
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện dƣới sự chỉ đạo của Chánh án sẽ thực
hiện các thủ tục liên quan đến thi hành án dân sự chứ không phải là Thừa phát
lại và Ban tƣ pháp xã nhƣ trƣớc đây. Cơ chế, tổ chức hoạt động thi hành án
dân sự và các hoạt động thi hành án dân sự thuộc trách nhiệm của Nhà nƣớc,
công chức Tòa án là những ngƣời thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự chứ
không xuất phát từ yêu cầu của các đƣơng sự.
Theo Điều 24 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, vị trí, chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của những ngƣời thực hiện nhiệm vụ thi hành
án dân sự đƣợc quy định nhƣ sau:
1. Tại các Tòa án nhân dân địa phƣơng có nhân viên chấp hành án
làm nhiệm vụ thi hành những bản án, quyết định dân sự, những
khoản xử về bồi thƣờng và tài sản trong các bản án, quyết định
hình sự; 2. Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành những khoản
hình phạt trong những bản án và quyết định về hình sự, trừ những
khoản phạt tiền [27].
Bên cạnh đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ra Quyết định số
186/TC ngày 13/10/1972 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành
viên với nội dung: (1) Thi hành các bản án, quyết định của Tòa án mình, Tòa

19



×