Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Đảng bộ cục hàng không việt nam lãnh đạo phát triển ngành hàng không dân dụng từ năm 1998 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ NHƢ HỒNG

ĐẢNG BỘ CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ NHƢ HỒNG

ĐẢNG BỘ CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 03 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đoàn Ngọc Hải

Hà Nội - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải.
Tên đề tài không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố.
Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan.
Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, tháng 01 năm 2020
Tác giả luận án

Đỗ Nhƣ Hồng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình
của nhiều tổ chức, cá nhân. Tôi thực sự trân trọng và biết ơn sâu sắc đối với sự giúp
đỡ quý báu đó.
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS Đoàn Ngọc
Hải là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành
luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Đào tạo, các thày giáo, cô giáo khoa Lịch
sử của trƣờng đại học Khoa học Xã hội và nhân văn; các cán bộ Văn phòng Đảng
ủy, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Lƣu trữ Cục Hàng không Việt Nam; Trung tâm
lƣu trữ Quốc gia III; Văn phòng lƣu trữ Trung ƣơng Đảng; phòng Lƣu trữ Bộ Giao
thông vận tải đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo trƣờng đại học Công nghệ giao thông vận
tải, khoa Chính trị - Quốc phòng an ninh - Giáo dục thể chất, các đồng nghiệp nơi tôi
công tác. Xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã có nhiều giúp đỡ, động viên

khích lệ để tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, tháng 01 năm 2020
Tác giả luận án

Đỗ Nhƣ Hồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN................................................................................................................................ 11
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................................ 11
1.1.1. Nhóm nghiên cứu liên quan đến ngành Hàng không dân dụng thế giới..........11
1.1.2. Nhóm nghiên cứu liên quan đến ngành Hàng không dân dụng Việt Nam,
sự lãnh đạo của Đảng bộ Cục Hàng không ........................................................14
1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề luận án
tập trung giải quyết ........................................................................................................... 28
1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố ..................................28
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết ..............................................31
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................. 31
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG, SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ CỤC HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG TỪ NĂM
1998 ĐẾN NĂM 2003............................................................................................................ 33
2.1. Những yếu tố tác động và chủ trƣơng của Đảng bộ Cục Hàng không. .......... 33
2.1.1. Những yếu tố tác động ................................................................................33
2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ Cục Hàng không ..............................................46
2.2. Sự chỉ đạo thực hiện .................................................................................................. 53
2.2.1. Ổn định về mô hình tổ chức và công tác cán bộ ......................................53
2.2.2. Phát triển vận tải hàng không ...................................................................62
2.2.3. Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cảng hàng không và quản lý hoạt

động bay .............................................................................................................68
2.2.4. Phát triển nguồn nhân lực .........................................................................74
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................................. 79
Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG TỪ NĂM 2003 ĐẾN
NĂM 2010…….………………………………………………………………………81
3.1. Cơ hội, thách thức mới đối với sự phát triển của ngành Hàng không dân
dụng Việt Nam và chủ trƣơng của Đảng bộ Cục Hàng không ................................ 81
1


3.1.1. Những cơ hội, thách thức mới ..................................................................81
3.1.2. Chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam
của Đảng bộ Cục Hàng không ............................................................................90
3.2. Sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Cục Hàng không Việt Nam...................... 100
3.2.1. Kiện toàn về mô hình tổ chức, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ .....100
3.2.2. Đẩy mạnh tự do hóa vận tải hàng không trong nƣớc, quốc tế ...............106
3.2.3. Đổi mới công tác đầu tƣ cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực cảng hàng không và
quản lý hoạt động bay.......................................................................................112
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực .....................................................121
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................................ 125
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................................... 127
4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ Cục Hàng không Việt Nam về phát triển
ngành Hàng không dân dụng từ năm 1998 đến năm 2010. .................................... 127
4.1.1. Ƣu điểm ..................................................................................................127
4.1.2. Hạn chế ...................................................................................................142
4.2. Một số kinh nghiệm ................................................................................................. 150
4.2.1. Nắm vững quan điểm của Đảng, thực tế của ngành và xu thế phát triển
của hàng không dân dụng thế giới trong hoạch định chủ trƣơng .....................150
4.2.2. Tập trung đầu tƣ cơ sở vật chất, kĩ thuật toàn diện nhƣng có trọng tâm,

trọng điểm theo hƣớng đồng bộ và hiện đại .....................................................153
4.2.3. Chú trọng chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực .................................................................................................155
4.2.4. Hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý nhà nƣớc về hàng không dân dụng ..158
4.2.5. Giữ vững, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng bộ Cục Hàng không đối với
ngành Hàng không dân dụng Việt Nam ...........................................................161
Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................................ 163
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................................................... 168
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 169
PHỤ LỤC .…………………………………………………………………………183
2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

STT

Chữ viết tắt

1

Ban chấp hành Trung ƣơng

BCHTƢ

2


Cảng Hàng không

CHK

3

Công ty bay dịch vụ hàng không Việt Nam

VASCO

(Vietnam Air Services Corporation)
4

Giao thông vận tải

GTVT

5

Hàng không dân dụng

HKDD

6

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế

IANTA

(The International Air Transport Association)

7

Pacific Airlines

PA

8

Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới

ICAO

(International Civil Aviation Organization)
9

Tổng công ty

TCT

10

Tiểu vùng hợp tác vận tải hàng không Campuchia, Lào,

CLMV

Myanma, Việt Nam
11

Vietnam Airlines


VNA

3


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng, hình

Tên bảng, hình

Bảng 2.1.

Cơ cấu đội tàu bay của HKDD Việt Nam năm 1998

Bảng 2.2.

Cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các đơn vị thuộc

Số trang
38
60-61

Cục Hàng không Việt Nam tính tại thời điểm 01/03/2003
Bảng 2.3.

Cơ cấu đội tàu bay của hãng VNA và PA từ năm 2000 đến

66


năm 2003
Bảng 3.1.

Kết quả xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
của Cục Hàng không từ năm 2004 tính đến tháng 07/2010

102

Bảng 3.2.

Lƣợt cán bộ đƣợc đào tạo từ năm 2004 đến năm 2010

105

Bảng 3.3.

Các dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu
giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2020 của lĩnh vực CHK

117

Bảng 3.4.

Nguồn nhân lực ngành hàng không tính đến thời điểm
tháng 12/2011

124

Hình 4.1.


Doanh thu của một số đơn vị hàng không giai đoạn 1998-2010

130

Hình 4.2.

Đội tàu bay giai đoạn 2007-2010

138

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
So với các loại hình vận tải khác, HKDD có những ƣu việt hơn về tốc độ, mức
độ tiện lợi, an toàn. Do ít phụ thuộc vào tuyến vận chuyển, nên HKDD Việt Nam có
ƣu thế trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa có giá trị cao trên các tuyến
quốc tế và nội địa, là phƣơng tiện tốt nhất để tạo dựng các mối quan hệ đầu tƣ thƣơng
mại, giao lƣu văn hóa, thể thao trong nƣớc và với các quốc gia. Ngành HKDD Việt
Nam có khả năng hỗ trợ sự phát triển của các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân,
nhất là du lịch, đầu tƣ vào các vùng kinh tế trọng điểm. Bên cạnh đó, ngành HKDD
Việt Nam còn tạo nguồn thu lớn cho đất nƣớc (bao gồm cả nguồn thu trực tiếp lẫn
gián tiếp), trƣớc hết là nguồn thu ngoại tệ và là lực lƣợng dự bị chiến lƣợc đáp ứng
yêu cầu bảo vệ Tổ quốc. Sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội trong nƣớc ngày
càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng đó của ngành HKDD Việt Nam.
Lịch sử phát triển của ngành HKDD Việt Nam đƣợc đánh dấu bởi sự kiện
ngày 15/01/1956, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định số 666/TTg thành lập
Cục HKDD Việt Nam. Trong hoàn cảnh đất nƣớc khó khăn lại bị chiến tranh kéo
dài nên sự phát triển sau đó của HKDD đã gắn liền với lực lƣợng không quân dƣới

sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Tƣ lệnh Không quân, Quân chủng Phòng không Không quân. Bƣớc ngoặt quan trọng của ngành trong thời kỳ đất nƣớc đổi mới là
Nghị định 112 - HĐBT ngày 29/08/1989 quy định HKDD là ngành kinh tế - kỹ
thuật của Nhà nƣớc, Tổng cục HKDD là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trƣởng
(nay là Chính phủ). Từ đây, cơ quan quản lý nhà nƣớc về HKDD là một cơ quan
dân sự, các đơn vị hoạt động kinh tế là một tổ chức kinh tế quốc doanh.
Trong bối cảnh đất nƣớc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và bƣớc vào
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tại Đại hội đại biểu toàn Đảng bộ
Cục Hàng không lần thứ II năm 1998, xác định “giai đoạn từ năm 1998 đến năm
2003 và 2010 có tầm quan trọng quyết định đối với sự phát triển của ngành HKDD
Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc trong thời kỳ phát triển
mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa”
5


[34, tr. 15]. Dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Cục Hàng không, ngành HKDD
Việt Nam đã vƣợt qua những khó khăn nhƣ điểm xuất phát thấp, tình hình trong
nƣớc, quốc tế có những diễn biến khó lƣờng để đạt đƣợc những thành tựu quan
trọng trong công tác kiện toàn tổ chức, phát triển vận tải hàng không, đầu tƣ xây
dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng bộ
Cục Hàng không cũng còn có những hạn chế, khuyết điểm.
Thực tế cho thấy để ngành HKDD Việt Nam phát triển nhanh, bền vững còn
nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ sự quá tải của cơ sở hạ tầng, sự khan hiếm về
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, mô hình tổ chức ngành cần thay đổi
nhƣ thế nào cho phù hợp với bối cảnh trong nƣớc và xu hƣớng chung của thế giới?.
Để giải quyết vấn đề một cách căn cơ cần có những giải pháp toàn diện, triệt để.
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ Cục Hàng không lãnh đạo phát triển ngành HKDD
Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2010 nhằm làm sáng tỏ quá trình phát triển của
ngành HKDD Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Cục Hàng không, đánh giá
ƣu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm để vận dụng cho
giai đoạn hiện nay là cần thiết.

Bởi những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ Cục Hàng không Việt
Nam lãnh đạo phát triển ngành Hàng không dân dụng từ năm 1998 đến năm 2010”
làm đề tài nghiên cứu viết luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu làm sáng tỏ sự lãnh đạo phát triển ngành HKDD từ năm
1998 đến năm 2010 của Đảng bộ Cục Hàng không Việt Nam; đúc rút một số kinh
nghiệm lịch sử để vận dụng vào các giai đoạn phát triển sau.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Cục Hàng
không Việt Nam về phát triển ngành HKDD từ năm 1998 đến năm 2010.
6


- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trƣơng phát triển ngành HKDD của Đảng bộ
Cục Hàng không Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2010.
- Trình bày sự chỉ đạo phát triển ngành HKDD từ năm 1998 đến năm 2010
gắn với những kết quả cụ thể.
- Đánh giá những ƣu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, đúc rút kinh nghiệm
về sự lãnh đạo phát triển ngành HKDD từ năm 1998 đến năm 2010 của Đảng bộ
Cục Hàng không Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Cục Hàng không Việt Nam về
phát triển ngành HKDD từ năm 1998 đến năm 2010. Đảng bộ Cục HKDD Việt
Nam đƣợc thành lập năm 1997, đến năm 2004 đƣợc đổi tên thành Đảng bộ Cục
Hàng không Việt Nam, tên đảng bộ thay đổi nhƣng chức năng, nhiệm vụ không
thay đổi. Vì vậy, trong luận án, nghiên cứu sinh nhất quán sử dụng tên gọi Đảng bộ

Cục Hàng không Việt Nam cho cả giai đoạn 1998 - 2010 và có thể viết ngắn gọn
hơn là: Đảng bộ Cục Hàng không hoặc Đảng bộ Cục.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận án nghiên cứu chủ trƣơng, sự chỉ đạo phát triển ngành
HKDD Việt Nam của Đảng bộ Cục Hàng không từ năm 1998 đến năm 2010 trên
các nội dung chính: 1. Về tổ chức và công tác cán bộ; 2. Về vận tải hàng không; 3.
Về đầu tƣ cơ sở hạ tầng lĩnh vực CHK và quản lý hoạt động bay; 4. Về phát triển
nguồn nhân lực. Do nguồn nhân lực hàng không mang một nội hàm rất rộng nên
trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu về nguồn lao động đặc thù
ngành Hàng không tức là đội ngũ nhân viên hàng không - những ngƣời hoạt động
liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác
tàu bay, vận chuyển hàng không, hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên
môn phù hợp do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc công nhận.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 1998 đến năm 2010. Năm 1997,
Đảng bộ ngành HKDD Việt Nam từ một Đảng bộ tập trung thống nhất tách thành
7


hai đảng bộ: Đảng bộ Cục HKDD Việt Nam và Đảng bộ TCT Hàng không Việt
Nam. Sau khi ổn định về tổ chức, năm 1998, Đảng bộ Cục HKDD Việt Nam tổ
chức Đại hội đại biểu lần II, nhiệm kỳ 1998-2003. Thực hiện công văn số 146CV/ĐUK ngày 23/11/2007 của Ban Thƣờng vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung
ƣơng (là đảng bộ cấp trên của Đảng bộ Cục Hàng không Việt Nam), nhiệm kỳ lãnh
đạo 2003-2008 của Đảng bộ Cục Hàng Không đã kéo dài đến năm 2010. Do vậy,
nghiên cứu từ năm 1998 đến năm 2010 là trọn vẹn hai nhiệm kỳ lãnh đạo của Đảng
bộ Cục Hàng không. Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic của lịch sử, luận án còn đề
cập đến một số sự kiện thuộc về thời gian trƣớc năm 1998 và sau năm 2010.
- Về không gian nghiên cứu: trên phạm vi toàn quốc
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh
tế - xã hội, GTVT nói chung và HKDD nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu: phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 2 và chƣơng 3 để
làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển ngành HKDD Việt Nam của Đảng bộ Cục Hàng
không theo diễn tiến thời gian từ năm 1998 đến năm 2010.
Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng trong cả 4 chƣơng của luận án: Ở chƣơng
tổng quan, dùng để liên kết và khái quát nội dung các công trình nghiên cứu đã
đƣợc công bố liên quan đến đề tài luận án, từ đó thấy đƣợc những nội dung khoa
học mà luận án có thể kế thừa, phát triển và nội dung luận án tập trung giải quyết là
không trùng lặp. Ở chƣơng 2, 3, dùng để khái quát nội dung các văn kiện, nghị
quyết mà Đảng bộ Cục Hàng không đã ban hành trong thời gian 1998-2010 thành
chủ trƣơng của Đảng bộ. Phƣơng pháp logic cũng đƣợc dùng để khái quát quá trình
Đảng bộ Cục Hàng không chỉ đạo thực hiện, từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế.
Đặc biệt, phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 để đánh giá, tổng kết lịch sử
8


về ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ
Cục Hàng không lãnh đạo phát triển ngành HKDD từ năm 1998 đến năm 2010.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ thống kê, tổng
hợp, phân tích, so sánh để làm rõ sự bổ sung, phát triển trong chủ trƣơng lãnh đạo
và kết quả của quá trình chỉ đạo thực hiện ở hai giai đoạn 1998-2003 và 2003-2010.
Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc sử dụng trong việc phỏng vấn một số cán bộ là lãnh
đạo của Cục Hàng không Việt Nam, một số cán bộ làm việc tại Văn phòng Đảng ủy
Cục Hàng không nhằm làm rõ nội dung đƣợc đề cập đến trong văn kiện, nghị quyết
và thực tiễn phát triển của ngành HKDD Việt Nam.
5. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế

-xã hội nói chung trong đó có phát triển ngành HKDD. Các Nghị quyết của Đảng bộ
Khối cơ quan kinh tế Trung ƣơng. Nghị quyết các kỳ đại hội, nghị quyết chuyên đề,
nghị quyết lãnh đạo công tác năm và quý của Đảng bộ Cục hàng không.
- Các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng
không Việt Nam.
- Các sách đã xuất bản, các đề tài, đề án, luận án, bài tạp chí có liên quan đến
đề tài luận án.
6. Đóng góp khoa học của luận án
- Hệ thống hóa chủ trƣơng, sự chỉ đạo của Đảng bộ Cục Hàng không Việt
Nam đối với ngành HKDD từ năm 1998 đến năm 2010. Qua đó khẳng định vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ Cục Hàng không Việt Nam và vai trò của ngành HKDD đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
- Góp phần tổng kết thực tiễn và lý luận về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
Cục Hàng không từ năm 1998 đến năm 2010. Qua đó, cung cấp cơ sở khoa học,
kinh nghiệm để Đảng bộ Cục Hàng không tham khảo trong quá trình lãnh đạo phát
triển HKDD ở giai đoạn hiện nay và mai sau.
- Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu về ngành
HKDD Việt Nam, đặc biệt là lịch sử Đảng bộ Cục Hàng không trong thời kỳ đổi
mới. Luận án cũng là một tài liệu tuyên truyền về lịch sử ngành HKDD Việt Nam.
9


7. Kết cấu của Luận án
Luận án có phần Mở đầu, Kết luận và 4 chƣơng nội dung :
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chƣơng 2: Chủ trƣơng, sự chỉ đạo của Đảng bộ Cục Hàng không Việt Nam
về phát triển ngành hàng không dân dụng từ năm 1998 đến năm 2003
Chƣơng 3: Đảng bộ Cục Hàng không Việt Nam lãnh đạo đẩy mạnh phát triển
ngành Hàng không dân dụng từ năm 2003 đến năm 2010
Chƣơng 4: Nhận xét và kinh nghiệm

Ngoài ra có: Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận
án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục

10


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Nhóm nghiên cứu liên quan đến ngành Hàng không dân dụng thế giới
Công trình của tác giả Ken Button (2008), The Impacts of Globalisation on
Internation Air Transport Activity (tạm dịch: Tác động của toàn cầu hóa đối với
hoạt động vận tải hàng không quốc tế) [139] đã phân tích và chỉ ra nguyên nhân của
việc giá cƣớc vận tải hàng không có xu hƣớng giảm dần. Đó là do: chính sách mở
cửa bầu trời giúp các hãng hàng không tiết kiệm đƣợc chi phí; chính sách sáp nhập,
tinh gọn trong tổ chức hoạt động của các hãng hàng không và sự cạnh tranh khốc
liệt đã khiến các hãng phải linh hoạt trong điều chỉnh giá cƣớc theo hƣớng có lợi
cho hành khách nếu muốn chiếm đƣợc thị phần.
Một nghiên cứu khác về tự do hóa vận tải hàng không và tác động của nó đến sự
cạnh tranh của các hãng hàng không là công trình của Tae Hoon Oum và Anming
Zhang (2009), Air Transport Liberalization and its Impacts on Airline Competition
and Air Passenger Traffic (tạm dịch: Tự do hóa vận tải hàng không và tác động của nó
đối với cạnh tranh của các hãng hàng không và và lƣu lƣợng hành khách vận chuyển)
[146]. Sự tự do hóa cho phép các hãng hàng không tối ƣu hóa mạng lƣới vận tải, vƣợt
qua thị trƣờng nội địa vƣơn tới các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sự hình
thành các liên minh kinh tế, liên minh khu vực, liên minh hàng không dẫn đến sự gia
tăng các chuyến đi bằng đƣờng hàng không. Một kết quả tất yếu của toàn cầu hóa và tự
do hóa vận tải hàng không là sự ra đời của các hãng hàng không chi phí thấp. Sự góp
mặt của kiểu kinh doanh vận tải hàng không mới này càng làm cho thị trƣờng vận tải
hàng không cạnh tranh mạnh mẽ hơn, không chỉ là giữa các hãng hàng không truyền

thống mà bao gồm cả giữa hàng không truyền thống và hàng không chi phí thấp.
Công trình của tác giả Roberta Piermartini và Linda Rousova (2008), Free Sky
and Clouds of Restrictions (tạm dịch: tự do hóa bầu trời và các vấn đề của nó) [144] đã
sử dụng mô hình để giải thích lƣu lƣợng hành khách đi lại trên mạng lƣới vận tải hàng
11


không quốc tế của 184 nƣớc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ theo tỉ lệ thuận giữa
khối lƣợng vận tải với mức độ tự do hóa của thị trƣờng vận tải hàng không. Hay nói cách
khác, tự do hóa vận tải hàng không tác động mạnh mẽ đến việc đi lại của hành khách.
Ba công trình nghiên cứu trên với những cách tiếp cận khác nhau nhƣng đã
cho thấy tự do hóa vận tải hàng không đang trở thành xu hƣớng phát triển trong lĩnh
vực vận tải hàng không của thế giới. Xu hƣớng phát triển này góp phần tạo ra cơ
hội lớn cho các hãng hàng không khi nó làm gia tăng nhu cầu đƣợc vận chuyển
bằng đƣờng hàng không của cả khách hàng và hàng hóa. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra
một môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt với nhiều yếu tố mới. Nội dung này đƣợc luận
án kế thừa trong phần các yếu tố tác động đến việc hoạch định đƣờng lối của Đảng
bộ Cục Hàng không. Trên cơ sở kế thừa, làm rõ những yêu cầu đặt ra đối với ngành
HKDD Việt Nam trong việc làm thế nào để ổn định và phát triển trong môi trƣờng
có nhiều biến động, thời cơ và thách thức luôn đan xen.
Vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với ngành hàng không là nội dung
công trình của Helen Muir (2009), The Emergence of Human Factors (tạm dịch: sự
hiện diện các yếu tố của con ngƣời) [143] cho rằng con ngƣời là yếu tố trung tâm
trong an toàn chuyến bay. Qua phân tích, tác giả khẳng định sự hiểu biết và nhận
thức đầy đủ về mối quan hệ quan trọng giữa các yếu tố con ngƣời và an toàn sẽ giúp
giảm thiểu tỷ lệ tai nạn. Từ đó, đề xuất vấn đề phải nâng cao nhận thức về vai trò
của yếu tố con ngƣời trong các tai nạn bay.
Công trình của tác giả Steven H Appelbaum (2003), Human Resource
Management In the Global Civil Aviation Industry: A Survey and Analysis of
Recruitment and Selection, Organization Deverlopment, and Education, Training

and Development Practices (tạm dịch: Quản lý nguồn nhân lực trong ngành công
nghiệp HKDD toàn cầu: khảo sát, phân tích tuyển dụng và lựa chọn, tổ chức phát
triển, giáo dục, đào tạo và thực tiễn phát triển) [138] cho rằng các khâu tuyển dụng,
lựa chọn, giáo dục, đào tạo, phát triển nhân lực hàng không có mối liên hệ hữu cơ
với nhau. Sự kết hợp đúng đắn và hợp lý các khâu đó là yếu tố quan trọng cho sự
thành công trong phát triển ngành hàng không của các quốc gia.
12


Không dừng lại ở lý luận, vai trò quan trọng của yếu tố nhân lực đƣợc phân
tích qua trƣờng hợp của hãng Southwest Airlines. Công trình dịch của tác giả Lê
Châu Hà (2008), Southwest Airlines Hàng không giá rẻ sử dụng sức mạnh của quan
hệ để đạt hiệu quả (tác giả Jody Hoffer Gittell năm 2005) [79] đã phân tích chi tiết
cách thức mà hãng Southwest Airlines cạnh tranh với các đối thủ lớn ở Mỹ nhƣ
American Airlines, United Airlines, Continental Airlines. Trong các cách thức cạnh
tranh mà hãng xây dựng có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực. Southwest đặc
biệt quan tâm đến vấn đề tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực để giúp doanh
nghiệp có đƣợc lợi thế cạnh tranh trong ngành. Chính hƣớng đi này đã giúp cho
Southwest thành công.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Trần Minh Phƣơng (2012), Phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
[106] phân tích sai lầm của Hàn Quốc trong việc phát triển quá nhiều các CHK địa
phƣơng dẫn đến dƣ thừa năng lực của các CHK này. Lý do chính là chính quyền
trung ƣơng đã bị thuyết phục bởi áp lực chính trị từ chính quyền địa phƣơng và các
chính khách. Sai lầm cũng bắt nguồn từ dự báo chƣa chính xác nhu cầu của các
CHK nội địa, coi nhẹ sự tác động của hệ thống đƣờng sắt và đƣờng bộ cao tốc khi
đƣa vào sử dụng.
Một số bài viết về hoạt động của hàng không thế giới có bài của tác giả
Hƣơng Giang (2014) “Air France 80 năm một chặng đƣờng” [76] viết về lịch sử
phát triển của Air France với những sự thay đổi làm nên diện mạo mới của Air

France ở thời điểm năm 2014. Bài viết của tác giả Nguyễn Quốc Phƣơng (2014)
“Kinh nghiệm xây dựng và quản trị thƣơng hiệu của Singapore Airlines” [104] và
bài viết của tác giả Hƣơng Giang (2014), “Singapore Airlines khẳng định vị thế của
mình trên thị trƣờng hàng không thế giới” [77] cùng bàn về các bài học kinh
nghiệm đã đƣa Singapore Airlines tới thành công. Bài của tác giả Nam Khánh
(2013), “Vòng kim cô của hàng không Thụy Sĩ” [89] viết về những khó khăn của
hàng không Thụy Sĩ. Bài viết của tác giả Nguyễn Mạnh Quân (2003), “Phát triển và
tự do hóa ngành Hàng không khu vực Đông Nam Á” [109], trình bày khá sâu về xu
13


hƣớng phát triển hàng không trong khu vực Đông Nam Á. Bài viết của tác giả Minh
Phƣơng (2002), “Nhìn lại bức tranh Hàng không thế giới năm 2001”[105] vẽ lại bức
tranh ảm đạm của lĩnh vực hàng không đặc biệt sau sự kiện 11/9 ở Mỹ. Bài viết của
tác giả Việt Dũng (2003), “Sáp nhập xu thế cạnh tranh mới của các hãng hàng
không” [33] đi sâu về xu thế sáp nhập của các hãng hàng không trên thế giới.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về HKDD thế giới của học giả trong
nƣớc, ngoài nƣớc có điểm chung là nghiên cứu về các xu hƣớng phát triển nhƣ xu
hƣớng tự do hóa, xu hƣớng hội nhập trong vận tải hàng không hay sự phát triển mạnh
mẽ của hàng không giá rẻ và vấn đề nguồn nhân lực. Các nội dung này đƣợc nghiên
cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, hoặc ở cấp vĩ mô nói chung với HKDD thế giới, hoặc là
nghiên cứu qua hoạt động của một hãng hàng không, nền hàng không của một quốc gia
nào đó. Các công trình này giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng quan về tình hình
phát triển cũng nhƣ xu thế vận động của HKDD thế giới - một trong những yếu tố tác
động đến sự hoạch định chủ trƣơng của Đảng bộ Cục Hàng không.
1.1.2. Nhóm nghiên cứu liên quan đến ngành Hàng không dân dụng Việt
Nam, sự lãnh đạo của Đảng bộ Cục Hàng không
*Những nghiên cứu liên quan đến ngành Hàng không dân dụng Việt Nam
Một là, những nghiên cứu liên quan đến mô hình tổ chức của ngành HKDD
Việt Nam

Luận án Phó tiến sĩ Kinh tế của Trần Quang Châu (1995), Đổi mới quản lý
nhà nước ngành HKDD Việt Nam trong nền kinh tế thị trường [13] đã trình bày lý
luận về chức năng quản lý nhà nƣớc của Cục Hàng không trên các nội dung: đối
tƣợng quản lý nhà nƣớc; một số đặc điểm cơ bản và nội dung quản lý nhà nƣớc
đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc đối với sự
phát triển của ngành. Đáng chú ý, tác giả đã phục dựng các mô hình quản lý nhà
nƣớc của ngành Hàng không từ năm 1956 đến năm 1994, từ đó đánh giá một số
thành tựu, hạn chế. Công trình đã phân tích và khẳng định tính tất yếu của việc đổi
mới quản lý nhà nƣớc ngành HKDD Việt Nam trong nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù khoảng thời gian công trình nghiên cứu không
14


trùng với thời gian nghiên cứu của tác giả và với cách công trình tiếp cận vấn đề thì
nội dung lãnh đạo của Đảng bộ Cục Hàng không về công tác đổi mới, hoàn thiện
chức năng quản lý nhà nƣớc không đƣợc đề cập tới nhƣng công trình đã giúp cho
NCS có thêm sự hiểu biết về quản lý nhà nƣớc chuyên ngành hàng không trên cả
hai phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Nội dung này giúp cho nghiên cứu sinh hoàn
thiện tốt hơn phần thực trạng ngành HKDD trƣớc năm 1998.
Luật HKDD Việt Nam năm 2006 là cơ sở pháp lý vững chắc thúc đẩy việc
đổi mới mô hình tổ chức ngành Hàng không theo hƣớng tách chức năng quản lý nhà
nƣớc khỏi chức năng sản xuất, kinh doanh. Theo đó, các cụm CHK miền Bắc, miền
Trung và miền Nam sẽ không còn tồn tại, thay vào đó là sự ra đời của các Cảng vụ
Hàng không. Để chuẩn bị cho việc chuyển đổi này, Cục Hàng không Việt Nam đã
tổ chức nhiều hội nghị bàn về mô hình tổ chức của các Cảng vụ Hàng không và tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại các Cụm CHK sẽ nhƣ thế nào?. Trong quá
trình chuẩn bị cho sự chuyển đổi, Cụm CHK miền Nam đƣợc chọn là đơn vị thí
điểm thực hiện mô hình tổ chức quản lý mới. Bài viết của Trần Thuỳ Minh - Thanh
Giang (2006) “Thực hiện Luật Hàng không năm 2006 đề án tổ chức lại cụm CHK
miền Nam” [98] giới thiệu về đề án chuyển đổi của Cụm CHK miền Nam. Bài viết

đã phân tích những thành công của mô hình tổ chức cũ và khẳng định giá trị của các
thành công đó đối với mô hình tổ chức mới. Đồng thời, bài viết cũng phân tích
những nhƣợc điểm của mô hình tổ chức cũ đã kìm hãm sự phát triển của lĩnh vực
CHK nói riêng và ngành HKDD nói chung. Do đó, việc chuyển đổi mô hình là một
tất yếu khách quan. Các phƣơng án chuyển đổi đƣợc đề ra và kết luận của những
ngƣời có trách nhiệm là: trong giai đoạn đầu chuyển đổi, về cơ bản không thay đổi
lớn để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Một số nội dung cụ thể khác đƣợc
thông qua để đảm bảo đề án đƣợc thực hiện một cách thuận lợi trên tinh thần tổ
chức lại thay vì thành lập mới.
Sau khi đƣợc thành lập, các Cảng vụ Hàng không miền Bắc, miền Trung và
miền Nam trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam chính thức hoạt động từ
01/07/2008. Những kết quả đạt đƣợc, những khó khăn vƣớng mắc trong hoạt động
15


của các Cảng vụ đƣợc phân tích trong bài viết của tác giả Huy Tuấn (2014) “Vai
trò, vị trí của Cảng vụ hàng không trong quản lý nhà nƣớc về HKDD” [131]. Bài
viết chỉ ra khó khăn lớn nhất trong hoạt động của các Cảng vụ hàng không là sự
thiếu hụt của nguồn nhân lực, bài viết cũng đã đề xuất các giải pháp để khắc phục
vấn đề này.
Mặc dù các bài viết trên không tiếp cận vấn đề ở góc độ sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ Cục Hàng không đã diễn ra nhƣ thế nào với công tác đổi mới mô hình
tổ chức nhƣng đã cung cấp cho nghiên cứu sinh kiến thức chuyên môn về quản lý
nhà nƣớc của quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức. Đây là cơ sở để nghiên cứu
sinh phân tích, luận giải, đánh giá chủ trƣơng, sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ
Cục Hàng không và những kết quả đã đạt đƣợc trong công tác này.
Hai là, những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực vận tải hàng không.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thy Sơn (2000), Các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hãng Hàng không quốc gia
Việt Nam (VietNam Airlines) [113], phân tích sâu sắc thực trạng kinh doanh của

VNA, trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp để VNA hoạt động hiệu quả hơn. Đáng chú
ý là các giải pháp về vốn, về phát triển đội máy bay, về đào tạo nguồn nhân lực, liên
minh hàng không - du lịch, mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trƣờng hàng không
quốc tế, tăng cƣờng công tác tiếp thị sản phẩm.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Ngọc Quang (2001), Đổi mới hoạt động
kinh doanh hàng không phù hợp với cung cầu vận tải hàng không ở Việt Nam hiện
nay [108] cũng đi sâu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh vận tải của VNA và
đƣa ra các giải pháp ở một góc độ khác với Nguyễn Thy Sơn. Đó là yêu cầu hoàn
thiện mô hình tổ chức và cơ chế vận hành quản lý kinh doanh giữa TCT Hàng
không Việt Nam và hãng hàng không quốc gia VNA, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng,
nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các hãng hàng không
thì marketing trở thành hoạt động mà bất cứ doanh nghiệp hàng không nào cũng
phải chú ý đến. Nghiên cứu về chính sách marketing của VNA, từ đó đƣa ra các giải
16


pháp là nội dung nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ Kinh tế, tác giả Nguyễn Minh
Tình (2009), Các giải pháp marketing nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong kinh
doanh vận chuyển hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam” [126] và
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Đinh Quang Toàn (2015), Chính sách marketing dịch
vụ vận tải hành khách cho VNA trong bối cảnh liên minh hàng không quốc tế [127].
Ngoài ra còn có nhiều bài viết về VNA đăng trên tạp chí nhƣ bài của Thanh
Giang (2002), “Xây dựng TCT Hàng không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh
tế mạnh, đủ khả năng cạnh tranh, vững vàng hội nhập với khu vực và thế giới” [78];
bài của Nguyễn Tấn Chân (2005), “TCT Hàng không Việt Nam hƣớng tới tập đoàn
kinh tế mạnh” [12]; bài của Nguyễn Đình Âm (2007), “VNA xây dựng một chiến
lƣợc lâu dài để phát triển bền vững” [3]; bài của Nguyễn Đình Âm (2008), “Thế,
lực khác của TCT Hàng không Việt Nam” [6].
Jestar Pacific Airlines (trƣớc đây là PA) là hãng hàng không thứ hai của Việt

Nam. Jestar Pacific Airlines có lịch sử phát triển gần 20 năm theo mô hình hãng
hàng không cổ phần với nhiều thăng trầm, có lúc tƣởng chừng nhƣ phá sản. Với
định hƣớng hoạt động theo mô hình giá rẻ, Jestar Pacific Airlines đã chiếm đƣợc
một thị phần nhất định trong vận chuyển hành khách và hàng hóa. Hãng hàng không
Vasco có hoạt động truyền thống là bay dịch vụ bằng máy bay nhỏ - một hình thức
không phổ biến ở Việt Nam nên hoạt động của hãng gặp nhiều khó khăn. Từ năm
2004 hoạt động của hãng có những cải biến tích cực khi tham gia thị trƣờng vận tải
theo sự phân công của VNA. Nghiên cứu về Jestar Pacific Airlines và Vasco điển
hình có các bài viết của Nguyễn Đình Âm (2008), “PA đã trở thành quá khứ?” [4]
và bài “Từ PA đến Jetstar Pacific, luật và đời” [5]; bài viết của Nguyễn Đức Biền
(2001) “Vasco cần một hƣớng đi hợp lý” [8]; bài của Mai Hoàng (2007),“VASCO
20 năm xây dựng và phát triển” [86]; bài của Hà Linh, “PA gƣợng dậy sau "trận
ốm" 10 năm” [91].
Nghiên cứu về hàng không giá rẻ có Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả
Dƣơng Cao Thái Nguyên (2005), Xây dựng hãng hàng không chi phí thấp tại Việt
Nam đến năm 2020 [99]. Luận án cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hãng
17


hàng không chi phí thấp và đặc biệt làm rõ sự cần thiết phải xây dựng hãng hàng
không chi phí thấp ở Việt Nam. Từ đó đề ra phƣơng án, lộ trình và nội dung để xây
dựng hãng hàng không có mô hình kinh doanh mới mẻ này ở Việt Nam.
Về vấn đề giá cƣớc có Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Mạnh
Hùng (2015), Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng
đường hàng không ở Việt Nam [87]. Luận án phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về
giá cƣớc vận tải và chính sách giá cƣớc vận tải hành khách bằng đƣờng hàng không,
đồng thời phân tích thực trạng xây dựng chính sách giá cƣớc này ở Việt Nam. Qua
đó đề xuất các phƣơng pháp để thực hiện công việc này tốt nhất.
Về vấn đề hội nhập của vận tải hàng không có Luận án Tiến sĩ Kinh tế của
tác giả Nguyễn Lệ Hằng (2012), Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực vận tải

hàng không của Việt Nam [80]. Đây là công trình nghiên cứu công phu về vấn đề
này. Bên cạnh việc trình bày những vấn đề lý luận chung, luận án tập trung làm rõ
thực trạng hội nhập của vận tải hàng không Việt Nam. Tác giả đã phân tích đƣợc
những mặt mạnh, mặt hạn chế trong năng lực vận tải, cơ hội và thách thức đối với
vận tải hàng không trong quá trình hội nhập. Qua đó, tác giả đề ra các giải pháp có
tính toàn diện: giải pháp xuất phát từ phía doanh nghiệp; giải pháp về mặt thể chế
và quản lý vĩ mô nhƣ phải hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành hàng không, phải
hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực vận tải hàng không.
Xu thế toàn cầu hóa là yêu cầu tự thân của ngành hàng không dẫn đến sự tất yếu
hội nhập quốc tế của vận tải hàng không. Nội dung này đƣợc phân tích trong bài viết
của tác giả Lại Xuân Thanh (2006), “Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực vận tải hàng
không” [118]; bài viết của tác giả Phạm Vũ Hiến (2004), “Ngành HKDD Việt Nam
nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua hoạt động hội nhập quốc tế” [83]. Trong quá
trình hội nhập, theo tác giả Hoàng Nguyên Duy (2005), “Toàn cầu hóa vận tải hàng
không và vấn đề độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế” [32], vấn đề đặt ra là độc lập,
tự chủ. Trong hội nhập, để có đƣợc kết quả tốt nhất cần có sự điều chỉnh về giá cƣớc.
Nội dung cụ thể đƣợc phân tích ở bài viết của tác giả Nguyễn Thy Sơn (2004), “Điều
chỉnh giá vé máy bay nội địa, một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập” [115].
18


Để phù hợp với hoàn cảnh, sự hội nhập của Hàng không Việt Nam đã đi từ
nhỏ đến lớn, từ các nƣớc tƣơng đồng về trình độ đến hội nhập khu vực và thế giới.
Quá trình đó đƣợc phân tích qua các bài viết: Bài của tác giả Nguyễn Tiến Sâm
(2003), “Hợp tác tiểu vùng Campuchia - Lào - Myanma - Việt Nam một bƣớc tiến
quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế về vận tải hàng không” [111]; bài của
tác giả Tô Tử Hùng (2004), “Hợp tác quốc tế về HKDD những bƣớc tiến mạnh mẽ”
[88]; bài của tác giả Văn Cƣờng (2008), “Tiểu vùng hợp tác vận tải hàng không
CLMV 10 năm hợp tác và phát triển” [30].
Có thể thấy với vai trò là hoạt động trung tâm của ngành, lĩnh vực vận tải

hàng không đã thu hút đƣợc sự nghiên cứu của nhiều học giả với nhiều nội dung
nghiên cứu khác nhau. Phần lớn các công trình tiếp cận ở góc độ kinh tế, cung cấp
những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu cho nghiên cứu sinh về sự phát triển của
các hãng hãng hàng không Việt Nam; về quá trình hội nhập hàng không quốc tế;
những vấn đề cần giải quyết để vận tải hàng không Việt Nam phát triển. Các công
trình, bài viết trên với quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế đã đề ra đƣợc hệ
thống các giải pháp. Theo tác giả đó là nguồn tham khảo quan trọng cho các cấp ủy
Đảng trong quá trình hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng. Những số liệu về sản xuất
kinh doanh của ngành Hàng không trong giai đoạn 1998-2010 đƣợc các nhà nghiên
cứu trích dẫn từ văn bản gốc hay đã trải qua sự phân tích, tính toán, nhận định riêng
đều có giá trị to lớn trong quá trình phục dựng những kết quả đạt đƣợc của ngành
HKDD Việt Nam trong luận án của tác giả.
Ba là, những nghiên cứu liên quan đến đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng trong
lĩnh vực CHK và quản lý hoạt động bay
Là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, HKDD đã đƣợc sự quan tâm đặc biệt của
nhà nƣớc nhất là trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo tối đa cho hoạt động
hàng không đƣợc an toàn, văn minh, thuận tiện, theo kịp hàng không các nƣớc trong
khu vực và trên thế giới. Để phù hợp với sự phát triển chung của đất nƣớc, chính
sách đầu tƣ của nhà nƣớc đối với ngành Hàng không qua từng giai đoạn cũng có sự
điều chỉnh, thay đổi. Nghiên cứu về vấn đề này là nội dung của bài viết của Nhất
19


Duy (1999), “Có gì mới trong đầu tƣ, xây dựng cơ bản” [31]. Bài viết nghiên cứu,
đánh giá về việc Chính phủ ban hành Nghị định số 52/1999/NĐ-CP (ngày
08/07/1999) về quy chế đầu tƣ và xây dựng. Theo đó, quy định mới của Nhà nƣớc
là tạo quyền chủ động tối đa cho doanh nghiệp, Nhà nƣớc muốn tăng cƣờng vai trò
quản lý ở cấp độ vĩ mô và nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các
doanh nghiệp. Bài viết chỉ ra những khó khăn và những giải pháp để nhanh chóng
đƣa Nghị định vào thực tiễn của ngành Hàng không.

Trong bối cảnh Bộ Kế hoạch đầu tƣ đã trình Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội dự
thảo sửa đổi Luật Đấu thầu và Quốc hội thông qua vào tháng 06/2009 theo hƣớng
phân cấp triệt để cho chủ đầu tƣ, bài viết của tác giả Lƣu Văn Đoan (2009), “Về cơ
chế phân cấp mới các dự án vốn ngân sách” [74] đã phân tích những bất cập của cơ
chế phân cấp đƣợc triển khai thực hiện trong năm 2008. Qua đó, khẳng định tính gỡ
khó của dự thảo sửa đổi Luật đấu thầu và những vấn đề ngành HKDD cần sẵn sàng
chuẩn bị khi dự thảo luật đƣợc thông qua.
Tổng kết việc triển khai thực hiện công tác đầu tƣ với những thành công và
hạn chế, từ đó rút ra định hƣớng và giải pháp cho giai đoạn tiếp theo là nội dung
chính bài viết của tác giả Thanh Hoa (2002), “Nhìn lại công tác kế hoạch đầu tƣ
1996-2001 và những định hƣớng, giải pháp lớn trong 2001-2005” [85]. Bài viết
phân tích sâu về những hạn chế còn tồn tại là: sự mất cân đối giữa nhu cầu khai
thác, đầu tƣ với khả năng về vốn; công tác lập kế hoạch ở một số đơn vị chƣa đƣợc
coi trọng, việc bổ sung, cập nhật, điều chỉnh chƣa thƣờng xuyên dẫn đến tính hiệu
lực của các kế hoạch dài hạn còn thấp; trong công tác quy hoạch đòi hỏi tính ổn
định cao thì hạn chế lớn nhất là còn chậm, việc đầu tƣ nghiên cứu, thẩm định chƣa
kỹ dẫn đến việc các quy hoạch phải sửa đổi, bổ sung nhiều.
Về hoạt động của các Cụm CHK miền Bắc, miền Trung và miền Nam, do
nắm bắt đƣợc lợi thế về địa lý, địa kinh tế, địa chính trị, địa văn hóa và có cách làm
hợp lý mà Cụm CHK miền Bắc và Cụm CHK miền Nam đã có sự bứt phá. Viết về
quá trình này có các bài viết: “Cụm CHK miền Bắc những bài học từ chặng đƣờng
5 năm” [116]; bài viết “Cụm CHK miền Nam đầu tƣ cơ sở hạ tầng và đổi mới công
20


nghệ để công nghiệp hóa - hiện đại hóa CHK” [117] và bài “Cụm CHK miền Nam
những bài học rút ra từ công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng” [84] của Huỳnh
Dƣơng Hiệp (2006). Trên cơ sở khái quát quá trình chuyển đổi và những kết quả đạt
đƣợc ở các Cụm CHK này, một số bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra.
Bàn về công tác quy hoạch có bài viết của tác giả Đỗ văn Vòng (2011),

“Cách thức quy hoạch và bƣớc đi phải thực sự hợp lý” [137]. Bài viết trình bày quá
trình thực hiện công tác quy hoạch hệ thống CHK ở Việt Nam. Công việc này đƣợc
triển khai từ năm 1996 do Cục Hàng không và Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm
trƣớc Thủ tƣớng Chính phủ. Năm 1997, quyết định phê duyệt phát triển hệ thống
sân bay toàn quốc của Thủ tƣớng Chính phủ là cơ sở pháp lý giúp Cục Hàng không,
Bộ Quốc phòng cũng nhƣ các tỉnh, thành trong cả nƣớc quản lý đất đai, tĩnh không
quanh khu vực sân bay, ngăn chặn tình trạng xâm lấn, xây dựng trái phép buộc phải
tháo dỡ gây tốn kém khi đầu tƣ xây dựng sân bay. Bài viết cũng khẳng định do quá
trình xây dựng CHK đòi hỏi phải phân kỳ theo thời gian, căn cứ tình hình thị
trƣờng, khả năng tài chính cũng nhƣ năng lực hoạt động của các hãng hàng không
nên việc tiếp tục nghiên cứu quy hoạch, xây dựng thêm các CHK trên cơ sở quy
hoạch đã có luôn là điều cần thiết.
Cùng chung quan điểm trên là nội dung bài viết của tác giả Mai Linh (2010),
“Điều chỉnh quy hoạch CHK phù hợp với phát triển GTVT” [92]. Thực tế là đến
thời điểm năm 2010, một số CHK đang đƣợc điều chỉnh quy hoạch, nhiều CHK,
sân bay đã đƣa vào quy hoạch. Bài viết nhận xét sự điều chỉnh, bổ sung đó là để tạo
nên sự đồng bộ với sự phát triển của mạng đƣờng bay, các loại máy bay mà các
hãng hàng không đang khai thác và lĩnh vực chỉ huy điều hành bay cũng nhƣ phù
hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng, các địa phƣơng.
Việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng trong ngành Hàng không đòi hỏi một số vốn khổng
lồ, trong điều kiện vốn ngân sách có hạn, bài toán về vốn lại càng cần có lời giải.
Bài viết của tác giả May Bình (2013), “Cần đa dạng nguồn vốn, để khắc phục tình
trạng thiếu vốn đầu tƣ nâng cấp hạ tầng các CHK quốc tế và nội địa” [10], trình bày
thực trạng hệ thống CHK ở Việt Nam, từ đó chỉ ra tính cấp thiết của việc đầu tƣ xây
21


×