Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Những mâu thuẫn chính trong quan hệ giữa trung quốc và nhật bản kể từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐẶNG THU THỦY

NHỮNG MÂU THUẪN CHÍNH TRONG QUAN
HỆ GIỮA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN KỂ
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Hà Nội – 2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐẶNG THU THỦY

NHỮNG MÂU THUẪN CHÍNH TRONG QUAN
HỆ GIỮA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN KỂ
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NĂM 2012

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Xuân Kháng



Hà Nội – 2014
2


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ACFTA

ASEAN–China Free Trade Area
Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

ADMM+

ASEAN Defence Ministers Meeting - Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEM

Asia-Europe Meeting

Diễn đàn Hợp tác Á – ÂU

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

EAS

East Asia Summit
Hội nghị cấp cao Ðông Á

EEZ

Exclusive Economic Zone
Vùng đặc quyền kinh tế

EU

European Union
Liên minh châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GMS

Greater Mekong Subregion

Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng

IEA

International Energy Agency
Cơ quan Năng lượng Quốc tế

3


JACEP

ASEAN - JAPAN Comprehensive Economic Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản

JETRO

Japan External Trade Organization
Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản

UNCLOS

United Nations Convention on Law of the Sea
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

ODA

Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức


TAC

Treaty of Amity and Cooperation
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác

4


MỤC LỤC
Mở đầu .................................................................................................................... 7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ GIỮA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NĂM 2012.............................................. 13
1.1 Quan hệ chính trị – ngoại giao ...................................................................... 13
1.1.1. Giai đoạn 1991 - 2000 ........................................................................... 13
1.1.2. Giai đoạn 2001 – 2012 .......................................................................... 18
1.2. Quan hệ kinh tế ........................................................................................... 23
1.2.1. Viện trợ ODA của Nhật Bản ................................................................. 23
1.2.2. Quan hệ thương mại .............................................................................. 29
Chương 2: BA MÂU THUẪN CHÍNH TRONG QUAN HỆ GIỮA TRUNG QUỐC
VÀ NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NĂM 2012 .................. 36
2.1. Mâu thuẫn có nguồn gốc từ lịch sử .............................................................. 37
2.1.1. Vấn đề đền Yasukuni ............................................................................ 37
2.1.1.1. Khái quát về đền Yasukuni ............................................................. 37
2.1.1.2. Tranh cãi liên quan đến ngôi đền Yasukuni ..................................... 39
2.1.1.3. Quan điểm của Nhật Bản ................................................................ 42
2.1.1.4. Quan điểm của Trung Quốc ............................................................ 44
2.1.2. Vấn đề sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản ......................................... 47
2.1.2.1. Khái quát về sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản .......................... 47
2.1.2.2. Quan điểm của Trung Quốc ............................................................ 48
2.1.2.3. Quan điểm của Nhật Bản ................................................................ 49

2.2. Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ..................................................... 49
2.2.1. Khái quát về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ............................................ 49
2.2.2. Lịch sử và quá trình tranh chấp quần đảo .............................................. 50
2.2.3. Các vấn đề liên quan tới tranh chấp quần đảo ........................................ 54
2.2.3.1. Tranh chấp quần đảo nhìn từ góc độ lịch sử ................................... 54
2.2.3.2. Tranh chấp quần đảo nhìn từ góc độ kinh tế .................................... 55
2.2.3.3. Tranh chấp quần đảo nhìn từ góc độ chủ quyền lãnh thổ ................. 59

5


2.3. Cạnh tranh quyền lực................................................................................... 60
2.3.1. Cạnh tranh ảnh hưởng và vị thế tại khu vực Đông Nam Á ..................... 60
2.3.1.1 Quan hệ của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á ........................ 62
2.3.1.2 Quan hệ của Nhật Bản với khu vực Đông Nam Á ............................ 64
2.3.1.3 Cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á .............................. 67
2.3.2 Vấn đề Đài Loan .................................................................................... 74
2.3.3 Vấn đề an ninh – quốc phòng ................................................................. 77
2.3.4 Vấn đề Nhật Bản trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo An
Liên Hợp Quốc ............................................................................................... 82
Chương 3: TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN TRONG QUAN HỆ
TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH GIỮA HAI
NƯỚC TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM .................................... 86
3.1. Triển vọng giải quyết mâu thuẫn giữa Trung Quốc – Nhật Bản ................... 86
3.2. Tác động của cạnh tranh giữa hai nước đến khu vực Đông Nam Á .............. 93
3.2.1. Tác động tích cực .................................................................................. 93
3.2.2 Tác động tiêu cực ................................................................................... 94
3.3. Tác động đến Việt Nam ............................................................................... 95
Kết luận ................................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 100


6


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới có nhiều thay đổi. Khu vực Đông Á
trở thành tâm điểm chú ý của toàn thế giới. Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước
lớn trong khu vực. Vì vậy mối quan hệ giữa hai nước này được quan tâm hơn cả.
Hai quốc gia này luôn song hành tồn tại cả hợp tác lẫn bất đồng. Tùy từng giai
đoạn, mối quan hệ này có những bước thăng trầm, có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp tới tình hình khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, tình hình
khu vực Đông Á nói chung và Đông Bắc Á nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp.
Mâu thuẫn giữa các quốc gia, đặc biệt là các nước lớn, là nguyên nhân quan trọng
nhất đe dọa tới hòa bình và an ninh trong khu vực. Trong đó, quan hệ giữa Nhật
Bản và Trung Quốc còn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn. Hai quốc gia bình thường hóa
quan hệ năm 1972. Đến nay sau hơn 40 năm, mối quan hệ này vẫn tồn tại nhiều vấn
đề chưa thể giải quyết được. Đây là hai quốc gia vừa có tiềm lực kinh tế, vừa có
tiềm lực quân sự, thuộc nhóm quốc gia lớn nhất thế giới. Vì vậy, những vấn đề gây
tranh cãi giữa hai nước này không chỉ tác động tới quan hệ của hai quốc gia, mà còn
ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế trong khu vực mà thậm chí còn tác động tới quan hệ
quốc tế trên quy mô toàn cầu. Việc tìm hiểu về những mâu thuẫn trong quan hệ giữa
hai nước Nhật Bản và Trung Quốc, dự đoán khả năng giải quyết những mâu thuẫn
này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Ý nghĩa khoa học: Luận văn cho thấy một số luận điểm đúng đắn của chủ
nghĩa tự do và chủ nghĩa thể chế trong nghiên cứu quan hệ quốc tế ở giai đoạn hiện
nay. Ngoài ra, qua việc phân tích những mâu thuẫn trong quan hệ của hai nước
Trung Quốc và Nhật Bản và dự báo khả năng giải quyết những mâu thuẫn đó, luận
văn cũng làm rõ hơn việc áp dụng phương pháp dự báo trong nghiên cứu quan hệ
quốc tế vào một trường hợp cụ thể.


7


Ý nghĩa thực tiễn: Nếu tách riêng từng quốc gia, có thể thấy rằng cả Trung
Quốc và Nhật Bản đều đang nắm trong tay một sức mạnh kinh tế, quân sự to lớn, có
khả năng chi phối tình hình khu vực Đông Bắc Á trong giai đoạn hiện nay. Do đó,
quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Đông Bắc Á
và tác động không nhỏ tới khu vực Đông Nam Á. Sự tác động này có thể tốt hoặc
xấu đối với các quốc gia Đông Nam Á tùy vào từng giai đoạn và từng lĩnh vực
trong mối quan hệ giữa hai quốc gia này. Bên cạnh đó, hai nước này cũng đang
cạnh tranh ảnh hưởng mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á. Việc phân tích mâu thuẫn
trong quan hệ hai nước và cạnh tranh ảnh hưởng của hai nước tại Đông Nam Á có
thể cho ta nắm bắt rõ hơn định hướng chính sách trong thời gian tới của từng quốc
gia đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ đó, Việt
Nam có thể đưa ra các quyết định phù hợp trong quan hệ với Nhật Bản và Trung
Quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Nhật – Trung trong suốt chiều dài lịch sử nói chung và sau chiến tranh
lạnh nói riêng không phải là chủ đề mới, nhưng đây là vấn đề lớn, và phức tạp. Từ
sau khi chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, từ “hai cực” đối đầu, quan hệ của các
nước sau chiến tranh lạnh mang tính chất hợp tác nhiều hơn đã tạo ra một môi
trường quốc tế mới năng động nhưng cũng rất nhiều diễn biến phức tạp. Quan hệ
giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong giai đoạn hậu chiến tranh lạnh cũng có rất
nhiều thay đổi trên tất cả các lĩnh vực. Rất nhiều công trình, bài viết ở cả trong nước
và ngoài nước đã đề cập đến mối quan hệ giữa hai cường quốc tại Châu Á này.
Với các công trình ở trong nước, về chủ đề trên, đáng chú ý, có cuốn
sách: Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II
tới nay, tác giả Nguyễn Thanh Bình, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2004.
Công trình này tập trung phân tích tương đối toàn diện mối quan hệ Nhật Bản Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, an ninh, chính trị từ năm 1945- 2002

(quá trình đàm phán, tiến trình bình thường hóa quan hệ Nhật - Trung và quan
8


hệ kinh tế giữa hai nước từ khi bình thường hóa quan hệ từ năm 1972 đến
cuối những năm 1990). Từ giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh, tác giả tập trung
nghiên cứu quan hệ kinh tế của hai nước. Bên cạnh đó, còn có công trình: Quan
hệ Trung – ASEAN – Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt
Nam, do PGS. TS Vũ Văn Hà chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản
năm 2007. Đây là công trình phân tích trong quan hệ song phương và đa
phương giữa ba thực thể Trung Quốc –ASEAN – Nhật Bản. Ở đây, quan hệ
của hai nước Nhật – Trung được đề cập trong một phần nhỏ của cuốn sách. Tập
trung nghiên cứu về lĩnh vực chính trị tại khu vực, tác giả Trần Anh Phương
có cuốn sách Chính trị khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh lạnh, Nhà
xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007. Cuốn sách đã có những phân
tích, đánh giá thực trạng diễn biến một số vấn đề chính trị cơ bản ở khu vực Đông
Bắc Á trong bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh. Ngoài ra cuốn sách cũng có
những dự báo về các cặp quan hệ đến năm 2015.
Ở nước ngoài, tác giả Kazuko Mori có rất nhiều công trình nói về mối quan
hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, tháng 3 năm 2007, trong tạp chí
nghiên cứu Châu Á hiện đại (Modern Asian Studies Review), tác giả có bài viết
với tựa đề Mối quan hệ mới giữa Nhật Bản và Trung Quốc: một sự cạnh tranh yếu
và ảm đạm. Trong bài viết, Kazuko Mori có chia mối quan hệ giữa Trung Quốc và
Nhật Bản thành bốn giai đoạn. Giai đoạn một là giai đoạn bình thường hóa quan
hệ; giai đoạn hai, những năm 1980 được tác giả cho rằng là thời kỳ “trăng mật”
trong quan hệ của hai Quốc gia. Giai đoạn ba là giai đoạn thay đổi mang tính kết
cấu trong mối quan hệ hai nước từ giữa những năm 1980 đến những năm 1990.
Cuối cùng tác giả có đề cấp đến kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa Nhật Bản và
Trung Quốc, cũng là giai đoạn cuối cùng trong bài viết. Cùng với tác giá
Kenichiro Hirano, Giáo sư Kazuko Mori đã biên soạn công trình mang tên Một

Đông Á mới hướng tới Cộng đồng khu vực, đây là một ấn phẩm của trường Đại
học Quốc gia Singapore, công bố năm 2007. Ấn phẩm chia làm chín chương, mỗi
chương được viết bởi một tác giả khác nhau, tập trung nghiên cứu về việc liệu có
9


thành lập được cộng đồng Đông Á hay không. Mỗi chương là một bài viết về một
đề tài khác nhau liên quan đến khu vực Đông Á trên các bình diện phong phú.
Trên tạp chí nghiên cứu Trung Quốc đương đại (The Journal of Contemporary
China Studies), tác giả Kazuko Mori có bài viết Xem xét lại 40 năm sau khi bình
thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Bài viết cũng đề cập tới
những tranh cãi và những vấn đề chưa thể giải quyết được trong quan hệ giữa hai
cường quốc Châu Á này. Bài viết cho thấy những dấu hiệu tiêu cực trong quan hệ
của hai nước trong năm 2012 do liên quan tới việc tranh chấp quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư. Nhìn chung các công trình đều có cái những cái nhìn sắc bén,
phân tích sâu về quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực
trong mỗi giai đoạn, cả mặt tích cực và tiêu cực. Các công trình đều có những
đóng góp to lớn trong nghiên cứu quan hệ quốc tế nói chung và nghiên cứu về
Trung Quốc, Nhật Bản nói riêng.
Tuy nhiên, luận văn này tập trung nghiên cứu và phân tích những mâu thuẫn
trong quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay. Những
mâu thuẫn này tạo ra những trở ngại, và gây ra nhiều tranh cãi giữa hai quốc gia tạo
nên khó khăn trong việc thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Trung
Quốc và Nhật Bản. Những mâu thuẫn đã, đang và còn có thể tiếp tục ảnh hướng xấu
tới quan hệ của hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về những mâu thuẫn, gây nên
khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ giữa hai nước Trung – Nhật. Những mâu
thuẫn này diễn ra trên tất cả các lĩnh vực và ở các mức độ khác nhau.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những mâu thuẫn còn

tồn tại trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản từ sau khi chiến tranh lạnh kết
thúc đến hết năm 2012. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sự so sánh, phân
tích giữa quan điểm của mỗi nước về từng vấn đề riêng lẻ. Đồng thời, luận văn cũng
10


đưa ra một số dự đoán về khả năng giải quyết mâu thuẫn của mối quan hệ của hai
quốc gia Đông Bắc Á này trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những mâu thuẫn tạo thành những trở ngại
trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản từ năm 1991 đến hết năm 2012. Ba
mâu thuẫn chính mà luận văn đi sâu làm rõ đó là mâu thuẫn về mặt giá trị, mâu
thuẫn về mặt lợi ích và mâu thuẫn về mặt quyền lực giữa hai quốc gia. Mâu thuẫn
về mặt giá trị là những mâu thuẫn có nguồn gốc từ lịch sử, do lịch sử để lại và hiện
tại đang gây nhiều tranh cãi trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Mâu
thuẫn thứ hai là mâu thuẫn về mặt lợi ích, cụ thể ở đây là tranh chấp quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư. Mâu thuẫn cuối là mâu thuẫn về mặt quyền lực. Trong cạnh
tranh quyền lực giữa hai nước, có rất nhiều vấn đề được đề cập tới như cạnh tranh
ảnh hưởng và vị thế của hai quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, vấn đề Đài Loan,
vấn đề an ninh – quốc phòng và việc trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc của Nhật Bản.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã sử dụng triệt để các
phương pháp nghiên cứu trong quan hệ quốc tế như phương pháp lịch sử, phương
pháp hệ thống, phương pháp đa ngành (liên ngành), phương pháp dự báo. Ngoài ra,
luận văn cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để rút ra được những nhận xét, đánh giá khái
quát và phù hợp nhất.
6. Cấu trúc luận văn: gồm 3 chương
Chương 1 khái quát mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản từ sau chiến

tranh lạnh đến năm 2012. Luận văn xem xét mối quan hệ theo hai lĩnh vực lớn là
chính trị - ngoại giao và kinh tế từ năm 1991 đến hết năm 2012. Từ đó rút ra được
11


những nhận xét chung nhất về mối quan hệ giữa hai quốc gia trong thời gian hơn 20
năm kể từ sau chiến tranh lạnh.
Chương 2, phân tích những mâu thuẫn chính trong quan hệ giữa Trung Quốc
và Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2012. Trong chương này, luận văn đi
sâu làm rõ ba mâu thuẫn lớn giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Đó là mâu thuẫn có
nguồn gốc từ lịch sử; tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; và cạnh tranh quyền
lực giữa hai quốc gia tại khu vực Đông Bắc Á.
Chương 3, đưa ra một số dự báo về khả năng giải quyết những mâu thuẫn
giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI. Đồng
thời, đánh giá những tác động của việc cạnh tranh giữa hai nước với khu vực Đông
Nam Á và Việt Nam.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được đặc biệt cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của PGS.TS Đặng Xuân Kháng. Ngay từ khi bắt đầu bắt tay vào làm đề cương
thầy đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình đào tạo thạc sỹ, tôi đã may mắn nhận được
sự quan tâm, chỉ bảo, dạy dỗ của các cán bộ và giảng viên của Khoa Quốc tế học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành nhất với tất cả các thầy cô đang giảng dạy và làm việc tại
Khoa.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều
kiện và đóng góp ý kiến trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn này.
Do khả năng nghiên cứu còn giới hạn nên luận văn không tránh khỏi những
sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của thầy cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!


12


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ GIỮA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NĂM 2012
1.1 Quan hệ chính trị – ngoại giao
1.1.1. Giai đoạn 1991 - 2000
Trong hai năm 1989 và 1990, trên thế giới đã xảy ra nhiều sự kiện quan
trọng tác động đến chính sách đối ngoại của hai nước. Về đối ngoại của hai nước
đều có những thay đổi phù hợp với lợi ích của nước mình và nâng cao vị thế của
quốc gia sau chiến tranh lạnh.
Chiến tranh lạnh kết thúc, Trung Quốc vừa muốn nâng cao vị thế của mình,
vừa muốn làm mờ vụ đàn áp tại Thiên An Môn năm 1989 nên đã rất tích cực thúc
đẩy mối quan hệ với các nước phương Tây nói chung, cũng như với Nhật Bản nói
riêng. Cải thiện quan hệ với các nước trên còn giúp Trung Quốc thu hút được vốn
đầu tư và kỹ thuật hiện đại để phát triển kinh tế.
Đối với Nhật Bản, sau chiến tranh lạnh, việc tăng cường sức mạnh quân sự là
một điều được Nhật Bản ưu tiên. Nhật Bản tích cực đóng góp chi phí tham chiến
của Mỹ tại I – Rắc, thể hiện vai trò trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Tháng
6 năm 1992, Nhật Bản đã thông qua đạo luật cho phép đưa quân đội ra nước ngoài
tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Trung Quốc đã có thái độ
mềm mỏng, ngầm đồng ý với ý muốn tham gia các vấn đề chính trị, quân sự trên
thế giới của Nhật Bản. Trung Quốc chỉ tuyên bố “Đây là vấn đề tế nhị” hoặc “cần
phải xử lý một cách thận trọng”1.
Những tính toán riêng của hai nước đã làm quan hệ của hai nước bước vào
giai đoạn ổn định mới. Có thể thấy rằng, chiến tranh lạnh kết thúc cũng là lúc quan
hệ của Trung Quốc và Nhật Bản có những dấu hiệu tích cực nhất trong suốt nhiều
năm qua. Minh chứng là từ năm 1991 đến năm 1994, đã có 5 chuyến thăm chính
Nguyễn Thanh Bình (2004), Quan hệ Nhật – Trung từ sau chiến tranh thế giới II đến nay, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, Hà Nội

1

13


thức giữa hai nước. Mở đầu là chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Kaifu tới
Trung Quốc năm 1991. Tháng 4-1992, Tổng Bỉ thư Đảng Cộng sản Trung Quốc,
Giang Trạch Dân đã thăm chính thức Nhật Bản. Tháng 4 năm 1993, Thủ tướng
Nhật Bản Hosokawa sang thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng
Nhật Bản Hosokawa đã có lời xin lỗi trước nhân dân Trung Quốc vì cuộc chiến
tranh xâm lược mà Nhật Bản gây ra. Tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chu Dung Cơ
đã sang thăm Nhật Bản 10 ngày, chuyến thăm kéo dài hiếm thấy của một vị nguyên
thủ Quốc gia đối với một đất nước2. Chuyến thăm đáng chú ý nhất trong giai đoạn
này là việc Nhật hoàng và Hoàng hậu tới thăm Trung Quốc. Nhật hoàng không còn
là đại diện cho Chính phủ Nhật Bản và cũng chưa bao giờ thăm một nước không
thuộc chế độ quân chủ. Đây có thể có thể coi là thành công trong chính sách ngoại
giao của Trung Quốc.
Cuối năm 1996 tới 2000, hai nước lại cho thấy những dấu hiệu tích cực trong
mối quan hệ của mình. Đối với Trung Quốc, sau chiến tranh lạnh họ cố gắng vươn
lên để trở thành một cường quốc lớn nhất nhì trên thế giới. Vì vậy, duy trì một môi
trường an ninh, chính trị ổn định, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế là chiến lược
lâu dài của họ. Để thực hiện được chiến lược đó, một mặt Trung Quốc tăng cường
hợp tác với Nga và các nước Trung Á, nhưng một mặt đẩy mạnh quan hệ với Nhật
Bản và Mỹ. Trung Quốc cho thấy sự nhượng bộ của mình trong rất nhiều vấn đề
như: việc Nhật Bản cấp visa cho Tổng thống Đài Loan, Lý Đăng Huy vào Nhật; vụ
máy bay Mỹ ném bom vào tòa Đại Sứ quán Trung Quốc tại Beograt năm 1999. Đối
với những sự việc như vậy, lúc đầu thái độ của Trung Quốc rất bất bình và cứng
rắn, xong sau lại mềm dẻo và bình tĩnh giải quyết.
Về phía Nhật Bản, mặc dù xác định mối quan hệ với Mỹ vẫn là chủ chốt
nhưng cũng không thể xem nhẹ mối quan hệ với người láng giềng Trung Quốc đang

lớn mạnh từng ngày. Cuốn sách xanh do Bộ Ngoại giao Nhật Bản năm 1997 phát
Nguyễn Thanh Bình (2004), Quan hệ Nhật – Trung từ sau chiến tranh thế giới II đến nay, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, Hà Nội
2

14


hành có viết: “Quan hệ Nhật - Trung là một trong những mối quan hệ song phương
quan trọng nhất, việc phát triển hơn nữa quan hệ Nhật – Trung có ý nghĩa cực kì
quan trọng đối với hòa bình, phồn vinh của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và
thế giới. Nhật Bản hy vọng thông qua việc mở rộng giao lưu và hợp tác, Trung
Quốc sẽ đóng góp vai trò với tư cách là một đối tác có tính chất xây dựng hơn trong
cộng đồng quốc tế”3. Năm 1997, Ngoại trưởng Nhật Bản thông báo nối lại khoản
viện trợ không hoàn lại cho Trung Quốc (bị gián đoạn năm 1995). Đây là hành động
mở đầu cho một giai đoạn mới ổn định trong quan hệ của hai nước.
Chỉ riêng trong năm 1998, đã có bốn cuộc viếng thăm cấp cao giữa hai nước.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Trì Hạo Điền vào tháng 2, và tháng 4 năm
đó là chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào tới Nhật Bản. Tháng 5, Cục
trưởng cục phòng vệ Nhật Bản thăm Trung Quốc. Đặc biệt tháng 11 năm 1998, Chủ
tịch Giang Trạch Dân đã sang thăm Nhật Bản và tại tuyên bố chung hai bên đã đẩy
quan hệ lên một bước qua tuyên bố hai nước là “Đối tác hợp tác hữu nghị vì hòa
bình và phát triển”, trong đó Giang Trạch Dân đã đưa ra 33 mục hợp tác giữa hai
nước như xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải, bảo tồn di tích
văn hóa, vấn đề nhân quyền, trao đổi an nình, cảnh sát v.v…4. Trong năm 1999,
Thủ tướng Nhật Bản Obuchi cũng sang thăm Trung Quốc và tháng 10 năm 2000,
Thủ tướng Chu Dung Cơ cũng có chuyến thăm và trao đổi nhiều vấn đề, trong đó
tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng là nội dung chính trong cuộc gặp lần này.
Trước chuyến thăm này của Thủ tướng Chu Dung Cơ, tháng 4 và 5 năm 2000,
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hội Khánh Hồng và

Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc, Đường Gia Tiền đã thăm Nhật Bản.
Tuy nhiên, trong chính sách đối ngoại sau chiến tranh lạnh của Đặng Tiểu
Bình, ông thúc đẩy mối quan hệ với các nước phương Tây, và Nhật Bản để tận dụng
nguồn vốn và kĩ thuật. Đồng thời Ông hiểu rất rõ sự cần thiết trong việc duy trì
Sách xanh Ngoại giao, Bộ ngoại giao Nhật Bản phát hành hàng năm.
Nguyễn Thanh Bình (2004), Quan hệ Nhật – Trung từ sau chiến tranh thế giới II đến nay, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, Hà Nội
3
4

15


quan hệ tốt đẹp với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn
này. Tuy nhiên, mặt khác thì giai đoạn này Trung Quốc cũng đẩy mạnh chính sách
mở rộng vùng lãnh hải của mình, thông qua việc công bố “Luật Lãnh hải” vào tháng
2 năm 1992. Đây là nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn về chủ quyền biển đảo
giữa hai nước trong suốt những giai đoạn sau này. Căn cứ vào luật này thì vùng
biển Đông Trung Hoa, Nam Trung Hoa bao gồm các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của
Việt Nam và thậm chí cả quần đảo Senkaku của Nhật Bản đều thuộc chủ quyền của
Trung Quốc và Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động thăm dò khai thác tài
nguyên kể cả lấn chiếm các đảo đang thuộc chủ quyền của các nước khác.5
Đến tháng 5 và tháng 8 năm 1995, Trung Quốc liên tiếp tiến hành nổ thử
nghiệm hạt nhân dưới lòng đất. Đây là giai đoạn đẩy mạnh các hoạt động hiện đại
hóa quân sự cũng như lấn chiếm các hòn đảo của Trung Quốc. Vì vậy Trung Quốc
bất chấp các lời phản đối từ Nhật Bản, nổ thử nghiệm hai lần liên tiếp. Nhật Bản hết
sức phẫn nộ trước hành động thử hạt nhân này của Trung Quốc. Nhật Bản tuyên bố
ngừng phần lớn các khoản viện trợ không hoàn lại với Trung Quốc. Tuy nhiên, với
các khoản viện trợ có hoàn lại thì Nhật Bản tiếp tục cho Trung Quốc vay. Đây là
một sự nhượng bộ của Nhật Bản trước Trung Quốc vì theo Chánh văn phòng Nội

các Nhật Bản là “vì mối quan hệ Nhật – Trung và hòa bình ở Châu Á”6. Trái với
Nhật Bản, Trung Quốc lại tỏ ra khá gay gắt, cho rằng mức viện trợ của Nhật Bản
không đáng để đem ra so sánh với những thiệt hại do chiến tranh mà Nhật Bản gây
ra với nhân dân Trung Quốc. Một lần nữa Trung Quốc lại sử dụng “lá bài bồi
thường chiến tranh” để gây áp lực đối với Nhật Bản7 và có thể Trung Quốc sẽ còn
sử dụng chiêu bài này trong nhiều năm tiếp theo nữa.

Nguyễn Thanh Bình (2004), Quan hệ Nhật – Trung từ sau chiến tranh thế giới II đến nay, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, Hà Nội
6
Kokubun Ryoshi (chủ biên) (1997), Nhật Bản – Mỹ - Trung Quốc – Kịch bản cho sự hợp tác, Nhà xuất bản
TBS –Britanica, Tokyo
7
Nguyễn Thanh Bình (2004), Quan hệ Nhật – Trung từ sau chiến tranh thế giới II đến nay, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, Hà Nội
5

16


Năm 1996 là năm quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc bước vào giai đoạn
khủng hoảng. Ngoài vấn đề thử hạt nhân của Trung Quốc và việc dừng viện trợ của
Nhật Bản thì còn một vài bất đồng khác liên quan đến vấn đề “định nghĩa lại an
ninh Nhật – Mỹ” và việc Thủ tướng Nhật Hashimoto viếng đền thờ Yasukuni. Đối
với Trung Quốc thì bản “Tuyên bố chung bảo đảm an ninh Nhật – Mỹ hướng tới thế
kỷ XXI” do Nhật Bản ký với Mỹ thời Tổng thống B. Clinton là một mối đe dọa với
an ninh, đặc biệt là an ninh vùng biển của Trung Quốc. Mâu thuẫn càng trở nên lớn
hơn khi tháng 7 năm 1996, một số đoàn thể chính trị Nhật Bản tiến hành xây dựng
đèn biển trên đảo Senkaku. Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đang vi phạm vào lãnh
hải của Trung Quốc và ngay sau đó đã cho thuyền đến thăm dò, khai thác trên quần

đảo. Sự kiện đảo Senkaku phản ánh đường lối của một thiểu số theo chủ nghĩa dân
tộc đối phó lại sự thách thức của Trung Quốc nhưng quan điểm chung của Nhật là
tránh hành động quân sự trực tiếp, hướng quan hệ Trung - Nhật vào sự hợp tác hơn
là bao vây8. Sự việc này cũng khép lại một năm đầy song gió trong quan hệ của hai
Quốc gia Đông Bắc Á này.
Tóm lại, trong giai đoạn 10 năm sau chiến tranh lạnh, từ năm 1991 - 2000,
nhìn chung mối quan hệ của hai nước Nhật Bản và Trung Quốc khá tốt đẹp. Cả hai
nước trong giai đoạn này đều nỗ lực hết sức để khẳng định vai trò và vị thế của
mình trên trường Quốc tế. Vì vậy, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều bày tỏ thái độ
muốn hợp tác và cùng nhau phát triển. Với những vấn đề bất đồng, cả hai nước đều
cố nhượng bộ nhau, mềm mỏng giải quyết những khúc mắc. Một số bất đồng đáng
chú ý trong giai đoạn này chủ yếu xảy ra vào năm 1995 và 1996. Đó là vụ nổ thử
nghiệm hạt nhân của Trung Quốc gây ra sự bất bình gay gắt từ phía Nhật Bản, và sự
kiện tranh chấp quần đảo Senkaku giữa hai nước. Giai đoạn đầu sau chiến tranh
lạnh, quan hệ của hai nước chủ yếu là những điểm sáng, không có quá nhiều mâu
thuẫn và tranh cãi lớn trong thời gian này

Nguyễn Thu Hương , Vài nét về tình hình Trung Quốc năm 1996, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế,
đăng ngày 21/3/2012
8

17


1.1.2. Giai đoạn 2001 – 2012
Giai đoạn này là một giai đoạn đầy sóng gió trong quan hệ giữa Nhật Bản và
Trung Quốc. So với giai đoạn 10 năm sau chiến tranh lạnh (1991 - 2000), thì giai
đoạn này không có nhiều dấu hiệu tích cực trong quan hệ của cả hai quốc gia Đông
Á này. Khoảng thời gian 12 năm này được các chuyên gia nhận định quan hệ của
hai nước luôn trong tình trạng “nóng về kinh tế, lạnh về chính trị”.

Có thể nói, bước vào thế kỉ 21, quan hệ Nhật - Trung đã ở trong tình trạng tồi
tệ nhất kể từ sau khi hai nước kí kết Hiệp ước hòa bình hữu nghị vào năm 19789. Lí
do chủ yếu dẫn đến tình trạng “lạnh nhạt” này của hai nước là do Thủ tướng Nhật
Bản Koizumi liên tục tới thăm đền thờ Yasukuni (nơi thờ cúng tội phạm chiến tranh
loại A trong chiến tranh thế giới II của Nhật Bản) bất chấp sự phản đối kịch liệt từ
phía Trung Quốc. Năm 2001, Thủ tướng Koizumi Junichiro lên cầm quyền và đưa
quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc vào thời kì đen tối nhất kể từ sau khi bình
thường hóa quan hệ năm 1972. Từ khi lên nhậm chức vào tháng 4-2001, Thủ tướng
Koizumi đã có 6 lần đến viếng thăm đền Yasukuni. Mặc dù ông Koizumi nhiều lần
nói rằng các chuyến thăm của ông không nhằm mục đích ca ngợi quá khứ chiến
tranh của Nhật Bản và bác bỏ mọi sự chỉ trích từ phía Trung Quốc, nhưng phía
Trung Quốc cho rằng ngôi đền này là biểu tượng của Chủ nghĩa quân phiệt Nhật
Bản nên luôn tỏ thái độ phản đối10. Bất chấp mọi lời cảnh báo và phản đối từ phía
Trung Quốc, Thủ tướng Koizumi vẫn đều đặn đến thăm viếng ngôi đền Yasukuni
này. Việc tới đền thờ Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản khiến Chủ tịch Trung
Quốc Giang Trạch Dân cho rằng việc này của ông Koizumi là “tuyệt đối không thể
tha thứ”. Những lần viếng thăm ngôi đền gây tranh cãi này của Thủ tướng Nhật Bản
đã làm quan hệ của hai nước trở nên vô cùng tồi tề. Mọi cuộc tiếp xúc cấp cao giữa
Nguyễn Thanh Bình, Quan hệ Nhật – Trung: Hòa giải và thách thức, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
đăng ngày 17/7/2012
10
Trần Hoàng Long, Những tranh cãi liên quan tới vấn đề lịch sử giữa Nhật Bản- Trung Quốc trong giai
đoạn Thủ tướng Koizumi cầm quyền (2001-2006), Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản,
, ngày đăng 12/11/2012
9

18


hai nước trong thời gian này bị tạm ngừng hoàn toàn. Dưới thời ông Koizumi, chưa

có một Chủ tịch hay Thủ tướng nào của Trung Quốc đặt chân tới Tokyo.
Ngày 23 tháng 5 năm 2005, Phó Thủ tướng Trung Quốc, bà Ngô Nghi hủy
cuộc hẹn với Thủ tướng Koizumi và trở về nước ngay lập tức với lý do “bận công
việc trong nước”. Trước đó, bà dự định có chuyến công du 8 ngày tại Đất nước mặt
trời mọc để thảo luận với giới chức nước chủ nhà về một loạt vấn đề từ kinh tế,
thương mại cho đến các chuyến thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni gây tranh cãi
của lãnh đạo Nhật Bản. Phía Nhật Bản cảm thấy đây là hành động coi thường và
làm bẽ mặt họ. Sau đó, Trung Quốc xác nhận rằng sở dĩ bà Ngô Nghi làm như vậy
là do những lời tuyên bố của Thủ tướng Koizumi về các cuộc viếng thăm
Yasukuni11. Cũng trong năm đó, làn sóng phản đối Nhật Bản diễn ra rộng khắp tại
Trung Quốc, liên quan đến vấn đề sách giáo khoa lịch sử mà Nhật Bản mới ban
hành cho bậc phổ thông, trong đó tô hồng quá khứ thời quân phiệt, không dùng từ
xâm lược khi nhắc đến cuộc chiếm đóng quân sự đối với các nước Châu Á. Vụ
thảm sát Nam Kinh do quân đội Nhật Bản gây ra từ tháng 12 - 1937 đến tháng 3 –
1938 chỉ được gọi là một vụ việc trong đó nhiều người Trung Quốc bị giết12. Phía
Trung Quốc vô cùng tức giận và cho rằng Nhật Bản chưa bao giờ nhìn nhận đúng
về quá khứ.
Tuy nhiên, trong hai năm 2004 và 2005, quan hệ hai nước cũng có một số
điểm sáng đáng chú ý như ngày 23/09/2004, chủ tịch Hồ Cẩm Đào tiếp đón đoàn
nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản do chủ tịch Hạ viện Kono dẫn đầu. Ông cũng đặt vấn đề
làm thế nào để phát triển lành mạnh, ổn định, sâu sắc mối quan hệ Trung Quốc –
Nhật Bản, xuất phát từ góc độ tầm cao chiến lược và quan hệ lâu đời trong thế kỉ
2113. Tại Hội nghị APEC tại Chi Lê và hội nghị ASEAN 10 tại Vientiane (2004),
Đỗ Trọng Quang (2007), “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại Châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc
Á, số 8 (78), Tr 13-21
12
Trần Hoàng Long, Những vấn đề lịch sử trong quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc, Trung tâm nghiên cứu
Nhật Bản, ngày đăng 17/01/2013
13
Đỗ Minh Cao (2008), “Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc trước thềm Hội nghị Á- Phi II”, Tạp chí Nghiên

cứu Đông Bắc Á, số 4 (58), Tr 53-60
11

19


lãnh đạo hai nước cũng đã có cuộc trao đổi với nhau. Trong các cuộc tiếp xúc bên lề
này, nguyên thủ Trung Quốc cho rằng chính việc viếng thăm ngôi đền Yasukuni
làm tổn hại đến quan hệ song phương của hai nước. Đáp lại phía Trung Quốc, Thủ
tường Koizumi không hứa gì, chỉ đề nghị hai nước tiếp tục phát triển quan hệ vì
Tokyo và Bắc Kinh đã ngừng các cuộc viếng thăm chính thức giữa các nhà lãnh đạo
hai nước trong suốt 3 năm qua. Đầu năm 2005, Ông Koizumi đã không tới viếng
thăm đến thờ Yasukuni trong buổi lễ thường niên. Hành động này của Thủ tướng
Nhật Bản đã tạo ra được bầu không khí tích cực trong quan hệ của hai nước.
Bước sang năm 2006, quan hệ chính trị - ngoại giao của hai con rồng Châu Á
này có những chuyển biến tích cực, làm dịu đi những căng thẳng trong 4 năm trước
đó. Vào thời điểm này, dường như cả hai quốc gia đều nhận ra sự căng thẳng mà họ
đang tạo ra trong quan hệ giữa hai nước không hề có lợi cho việc phát trển kinh tế
cũng như xác lập vị thế chính trị của họ trên thế giới. Ngày 8/10/2006, tân Thủ
tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến hành cuộc viếng thăm Trung Quốc và hi vọng
“sẽ xây dựng được mối quan hệ tin cậy với các nhà lãnh đạo Trung Quốc”14. Việc
chọn Trung Quốc cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Abe đã
“phá tảng băng” trong quan hệ của hai nước. Trong cuộc tiếp xúc này, cả hai nhà
lãnh đạo đã cùng nhất trí thành lập “nhóm nghiên cứu chung lịch sử Trung – Nhật”
do các giáo sư, các nhà nghiên cứu của các trường Đại học và Viện nghiên cứu của
hai nước thực hiện. Lãnh đạo hai nước đã có rất nhiều kiến nghị và đề xuất để thúc
đẩy quan hệ giữa hai nước. Sau cuộc hội đàm, hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận
quan trọng trong việc cải thiện và phát triển quan hệ song phương, vấn đề khu vực
và vấn đề cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc v.v…15.


An Linh, Thủ tướng Nhật Bản thăm Trung Quốc và Hàn Quốc: Chuyến đi lịch sử trong nỗ lực làm quan hệ
“tan băng” , báo điện tử Quân đội Nhân dân, http://119.15.167.94/qdndsite/vi-vn/61/43/the-gioi/thutuongnhat-ban-tham-trung-quoc-va-han-quoc-chuyen-di-lich-su-trong-no-luc-lam-quan-he-tan-bang/3026.html,
đăng ngày 08/10/2006
15
Nguyễn Thanh Bình, Quan hệ Nhật – Trung: Hòa giải và thách thức, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
đăng ngày 17/07/2012
14

20


Tháng 4 năm 2007, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thăm chính thức
Nhật Bản. Đây được coi là chuyến thăm mang tính chất lịch sử trong quan hệ ngoại
giao của hai quốc gia Đông Á này. Bởi đây là chuyến thăm đầu tiên của vị Thủ
tướng Trung Quốc tới Nhật Bản sau 7 năm bị gián đoạn (kể từ chuyến thăm năm
2000 của Thủ tướng Chu Dung Cơ). Đồng thời, nó cũng là chuyến thăm được coi là
“tan băng” trong mối quan hệ này. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Ôn
Gia Bảo, hai bên đã đạt được thỏa thuận quan trọng nhằm cụ thể hóa những nội
dung để xây dựng “mối quan hệ cùng có lợi dựa trên lợi ích chiến lược chung”16.
Từ ngày 27 đến ngày 31/12/2007, Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda đã có chuyến
thăm và làm việc tại Trung Quốc nhằm đặt nền móng lâu dài cho quan hệ Nhật –
Trung trong thời gian tới. Ông Fukuda nói sẽ không tới thăm ngôi đền nhiều tranh
cãi trong thời kỳ ông giữ chức Thủ tướng và kêu gọi Nhật Bản hãy nên khiêm
nhượng về quá khứ của mình17.
Đến tháng 5 năm 2008, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Nhật Bản.
Tờ Đại công báo dẫn lời các học giả Trung Quốc cho rằng chuyến thăm này sẽ là
tiêu chí đánh dấu quan hệ Trung-Nhật bước vào giai đoạn mới ổn định18. Chuyến
thăm kéo dài 5 ngày này trong tháng 5/2008 của ông đã được coi là “bản tổng kết”
cho mối quan hệ thăng trầm giữa hai nước suốt thập kỷ qua với những giai đoạn phá
băng - đóng băng - tan băng và bây giờ là triển vọng của một “mùa Xuân ấm áp”

như nhiều nhà phân tích đã đánh giá19.
Trong vài năm trở lại đây, nguyên nhân của căng thẳng trong quan hệ song
phương chính là việc tranh chấp về chủ quyền quần đảo mà phía Nhật Bản gọi là
Senkaku còn phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Tháng 9 năm 2010, lực lượng tuần
Nguyễn Thanh Bình, Quan hệ Nhật – Trung: Hòa giải và thách thức, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
đăng ngày 17/07/2012
17
Báo điện tử Công an Nhân dân, Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda thăm Trung Quốc: Mùa xuân đã đến trong
quan hệ Trung - Nhật, đăng ngày 10/01/2008.
18
V.A, Quan hệ Trung – Nhật: Bước vào giai đoạn mới ổn định, Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng,
, đăng ngày 06/05/2008.
19
Trần Anh Phương, Chính trị đối ngoại Đông Bắc Á năm 2008: Bức tranh sáng tối hai màu, Tạp chí nghiên
cứu Đông Bắc Á, đằng ngày 18/03/2013
16

21


tra bờ biển Nhật Bản đã bắt giữ thuyền trưởng 1 tàu cá Trung Quốc. Chính phủ
Trung Quốc đã lập tức yêu cầu đối thoại với Nhật Bản và tạm dừng hàng loạt hoạt
động trao đổi về sinh viên giữa hai nước. Bắc Kinh cho rằng đây là hành động bắt
người phi pháp, yêu cầu phía Nhật Bản lập tức thả người. Đáp lại, Tokyo tuyên bố
tiếp tục tạm giam vị thuyền trưởng tàu cá thêm 10 ngày, kể từ ngày 19/9/2010. Phía
Trung Quốc đã triệu Đại sứ Nhật Bản 4 lần để nhắc nhở và cảnh cáo Nhật Bản trước
hành động giam giữ này của Nhật Bản.
Tranh chấp lãnh thổ liên quan đến chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư đã bùng
phát hồi tháng 9/ 2012 khi Tokyo quốc hữu hóa ba trong số các đảo này trong hành
động được giải thích rằng chỉ là sự thay đổi mang tính hành chính về quyền sở hữu

đối với các đảo. Sáng ngày 21/12/2012, ba tàu Trung Quốc lại xâm lấn vào lãnh hải
của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bất chấp mọi cảnh báo từ phía Nhật
Bản. Theo người phát ngôn của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản, kể từ khi
Tokyo quốc hữu hóa chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012,
Bắc Kinh đã 19 lần đưa tàu xâm nhập vùng biển này20. Hai bên đã có cuộc hội đàm
tại Bắc Kinh về vấn đề quốc hữu hóa 3 hòn đảo này của Nhật Bản. Theo đó người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại rằng “Trung Quốc sẽ không bao
giờ tha thứ cho các hành động đơn phương vi phạm chủ quyền Trung Quốc của
Nhật Bản”. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda - người vừa được
bầu lại làm thủ lĩnh Đảng Dân chủ tái khẳng định: “Chúng tôi không thay đổi tuyên
bố chủ quyền. Chính phủ sẽ không thay đổi chính sách giữ gìn các hòn đảo dưới
quyền sở hữu nhà nước”21. Đây là cuộc tranh chấp “nảy lửa” diễn ra giữa hai quốc
gia, đưa mối quan hệ của hai nước vào giai đoạn tồi tệ.

Linh Phương, Tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku, "nắn gân" tân Thủ tướng Nhật, báo điện tử tin nhanh
năng lượng mới, , ngày đăng 21/12/2012
21
Linh Phương, Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư: Những diễn biến mới nhất, Báo điện tử tin nhanh
năng lượng mới, đăng ngày 23/09/2012
20

22


Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
đã không trao đổi điện mừng như thông lệ nhân kỷ niệm 40 năm bình thường hóa
quan hệ ngoại giao (29/09/1972 - 29/09/2012). Trước đó, năm 2002, cựu Thủ tướng
Nhật Bản Koizumi và cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã trao đổi điện
mừng nhân kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ. Tiếp đến, cựu Thủ tướng
Nhật Bản Fukuda và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng đã gửi điện mừng

cho nhau nhân kỷ niệm 35 năm vào năm 2007. Theo nhiều chuyên gia nhận định thì
khoảng thời gian này mối quan hệ của hai nước được coi là lạnh nhạt nhất trong
suốt 40 năm qua. Điều này có nguyên nhân rất lớn từ những bất đồng quan điểm
của hai quốc gia trong một số vấn đề còn gây nhiều tranh cãi giữa hai bên. 12 năm
đầu thế kỷ XXI ghi nhận một quãng thời gian sóng gió trong quan hệ của Nhật Bản
và Trung Quốc. Chỉ duy nhất trong ba năm 2006, 2007, 2008 là mối quan hệ giữa
hai cường quốc này êm đẹp, còn lại chủ yếu là bất đồng và căng thẳng.
1.2. Quan hệ kinh tế
1.2.1. Viện trợ ODA của Nhật Bản
Nhật Bản bắt đầu viện trợ ODA cho Trung Quốc kể từ năm 1979 cho đến
năm 2008 thì kết thúc. Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 12/1979, Thủ tướng
Nhật Bản Ohira đã tuyên bố viện trợ kinh tế để hỗ trợ cho chính sách hiện đại hoá
của Trung Quốc với lí do “sự xuất hiện của một nước Trung Quốc giàu có hơn sẽ
cống hiến cho thế giới nhiều hơn” và lí do này được Bộ Ngoại giao Nhật Bản nêu
cụ thể hơn trong các cuốn Sách xanh ngoại giao được phát hành hàng năm22. Tất
nhiên, việc viện trợ ODA cho Trung Quốc cũng nằm trong những tính toán riêng
phục vụ lợi ích lâu dài của Nhật Bản. Nhưng không thể phủ nhận rằng, sự phát triển
của Trung Quốc ngày này có phần đóng góp nhất định từ những viện trợ ODA của
Nhật Bản. Khi bắt đầu viện trợ ODA cho Trung Quốc, Nhật Bản cũng cân nhắc về
ba nhân tố: chính trị, kinh tế, và lịch sử. Một là suy tính chính trị, tháng 8 năm 1972
Nguyễn Thanh Bình (2008), 30 năm hợp tác kinh tế Trung Quốc – Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Đông
Bắc Á, số 9, Tr 25-39
22

23


Nhật Bản khôi phục quan hệ ngoại giao Nhật - Trung, tháng 8 năm 1978 Nhật Trung ký hiệp ước Hữu nghị Hòa bình, tháng 12 năm 1978 Trung Quốc bắt đầu cải
cách mở cửa v.v.. Nhật Bản đã coi việc cung cấp ODA tức viện trợ vốn của chính
phủ cho Trung Quốc là thể hiện quan trọng cụ thể của hữu hảo Trung - Nhật và là

biện pháp ủng hộ Trung Quốc cải cách mở cửa. Hai là suy tính kinh tế, Nhật Bản
muốn lấy ODA thúc đẩy khai thác và vận tải năng lượng, mở rộng nhập khẩu năng
lượng từ Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy phát triển toàn bộ quan hệ mậu dịch
Trung Nhật. Lúc đó Trung Quốc cần nhập khẩu gấp một lượng lớn máy móc thiết bị
từ Nhật Bản, Nhật Bản muốn xuất khẩu gấp thiết bị toàn bộ cho Trung Quốc và
nhập khẩu năng lượng như dầu lửa, than đá từ Trung Quốc. Thế nhưng những thiếu
thốn ngày càng tăng trong biện pháp chi trả của Trung Quốc đã trở thành cái “cổ
chai” kiềm chế sự phát triển mậu dịch hai nước, cho nên rất cần Nhật Bản cung cấp
sự hợp tác về mặt này. Ba là suy nghĩ tới nhân tố lịch sử và cảm tình, trong chính
sách ODA của Nhật Bản với Trung Quốc còn bao gồm cả trách nhiệm lịch sử đối
với cuộc chiến tranh xâm lược trước đây và tâm lý chối bỏ bồi thường chiến tranh
đối với Trung Quốc. Ngoài ra còn thấy, qui mô tài khoản đồng Yên của Nhật cho
Trung Quốc tương đối lớn, trong đó bao gồm cả phần suy tính đặc biệt dành cho
Trung Quốc đông dân23.
Ngoài ra, đối với Nhật Bản, ODA như một công cụ để kiềm chế Trung Quốc.
Chính vì vậy, Nhật Bản đưa ra bốn nguyên tắc viện trợ ODA, trong đó có tới ba
nguyên tắc liên quan đến quân sự được coi là những nguyên tắc hàng đầu để xét
viện trợ24. Với bốn nguyên tắc này Nhật Bản không chỉ có thể ràng buộc được
Trung Quốc mà còn làm yên lòng được đồng minh thân cận của mình là Mỹ. Bên
cạnh đó, Nhật Bản coi khoản viện trợ ODA cho Trung Quốc này chính là khoản bồi
thường sau chiến tranh cho Trung Quốc. Ngược lại, mặc dù Trung Quốc không

Kim Hy Đức (2009), người dịch Dương Danh Hy, trích dẫn theo nguồn Tạp chí “Ngoại giao Trung
Quốc”, số 1, tr 21-24
24
Nguyễn Thanh Bình (2004), Quan hệ Nhật – Trung từ sau chiến tranh thế giới II đến nay, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, Hà Nội
23

24



tuyên bố chính thức nhưng cũng coi đây như là khoản tiền thay thế cho bồi thường
chiến tranh.
Đối với Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Giang Trạch Dân,
Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo… cũng đều có những đánh giá xác đáng và lời cảm ơn
về viện trợ ODA của Nhật Bản đối với Trung Quốc. Vào lúc Trung Quốc cực kỳ
thiếu vốn và kỹ thuật, viện trợ ODA của Nhật cho Trung Quốc đã phát huy tác dụng
“cho than khi rét”25
Kể từ sau chiến tranh lạnh đến khi kết thúc viện trợ ODA cho Trung Quốc,
duy nhất chỉ trong hai năm 1995, 1996, Nhật Bản ngưng viện trợ không hoàn lại đối
với Trung Quốc. Tuy nhiên, khoản viện trợ hoàn lại vẫn tiếp tục được duy trì trong
hai năm căng thẳng đó vì vụ thử nghiệm hạt nhân mà Trung Quốc tiến hành. Đến
những năm cuối thế kỷ XX, toàn Châu Á và cả Nhật đều chịu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ tại khu vực này, do vậy Nhật Bản đã cắt 10% viện
trợ đối với tất cả các nước và thay đổi phương thức viện trợ với Trung Quốc. Tuy
vậy, nhưng số tiền mà Nhật Bản viện trợ cho Trung Quốc vẫn ở mức cao. Và nhiều
năm liền, Trung Quốc luôn là một trong những nước được nhận ODA của Nhật Bản
nhiều nhất.
Trung Quốc là 1 trong 3 nước nhận viện trợ ODA của Nhật Bản nhiều nhất
trong 3 năm 1998, 1999 và 2000. Đặc biệt năm 1998, trước những khó khăn về tình
hình tài chính của khu vực nói chung và Nhật Bản nói riêng, nhưng viện trợ dành
cho Trung Quốc vẫn ở mức cao nhất, chiếm tỉ lệ 13,46% tổng kim ngạch viện trợ
của Nhật Bản. So với các nước viện trợ khác cho Trung Quốc thì Nhật Bản luôn dẫn
đầu về số tiền viện trợ ODA. Từ năm 2001 đến năm 2005, Nhật Bản luôn giữ vị trí
số một trong các quốc gia viện trợ ODA nhiều nhất cho Trung Quốc. Số tiền mà
Nhật Bản viện trợ cho Trung Quốc luôn chiếm trên 50% tổng số ODA mà Trung
Quốc nhận được. Năm 2001, số tiền Nhật Bản viện trợ cho Trung Quốc là 686,13
Kim Hy Đức (2009), người dịch Dương Danh Hy, trích dẫn theo nguồn Tạp chí “Ngoại giao Trung
Quốc”, số 1, tr 21-2

25

25


×