Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Hoàn thiện công tác giám sát hoạt động tín dụng của các QTDND tại NHNN việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.7 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN LAM HÙNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHI
NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 8.34.02.01

Đà Nẵng - 2020


Công trình được hoàn thành t ại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn KH: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN

Phản biện 1: TS. Hồ Hữu Tiến
Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 2 3 tháng 2 năm 2020

Có th ể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khác với các loại hình TCTD khác được cấp phép hoạt động
bởi NHTW, có t ổ chức là một hệ thống từ trung ương đến địa
phương; tại địa phương (Tỉnh) chỉ là các Chi nhánh tr ực thuộc, các
tổ chức đó có hệ thống kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ; còn đối với các
QTDND được quyết định cấp phép bởi NHNN tỉnh, hệ thống kiểm
tra, kiểm soát còn nhi ều bất cập, do đó cần phải thường xuyên kiểm
tra, giám sát tránh nguy cơ đổ vở, mất an toàn không nh ững tại địa
phương (một xã, một phường, một thị trấn (sau đây gọi chung là xã)
hoặc bao gồm các xã li ền kề với xã nơi QTDND đặt trụ sở chính
thuộc phạm vi trong cùng m ột quận, huyện, thị xã, thành ph ố trực
thuộc tỉnh) nơi QTDND hoạt động mà có th ể mất an toàn cho cả hệ
thống các TCTD.
Từ kinh nghiệm thực tiễn công tác Thanh tra, giám sát NHNN
Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, cùng với việc vận dụng những
kiến thức, lý lu ận đã đã được học tập tại trường, tôi xin l ựa chọn đề
tài: "Hoàn thi ện công tác giám sát ho ạt động tín dụng của các
QTDND tại NHNN Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng Bình" để nghiên
cứu, với mong muốn phản ánh đúng thực trạng hoạt động giám sát
của NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình đối với lĩnh vực có
nhiều yếu tố rủi ro nhất của các QTDND trên địa bàn, đề xuất một số
giải pháp hoàn thi ện giám sát hoạt động tín dụng cho phù h ợp với
thực tiễn và thông l ệ quốc tế để phát triển các QTDND trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung:
Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác giám sát


2
hoạt động tín dụng của các QTDND tại NHNN Việt Nam Chi nhánh
tỉnh Quảng Bình phù h ợp với thực tiễn và thông l ệ quốc tế.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Cơ sở lý lu ận về công tác giám sát hoạt động tín dụng của
các QTDND tại NHTW
+ Phân tích, đánh giá thực trạng giám sát hoạt động tín dụng
của các QTDND tại NHNN Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình; chỉ
ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân c ủa những tồn tại.
+ Đề xuất giải pháp hoàn thi ện giám sát ho ạt động tín dụng
của các QTDND tại NHNN Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Công tác g iám sát ho ạt động tín dụng của các QTDND tại
NHNN Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: chỉ giám sát ho ạt động tín dụng của các
QTDND chứ không bao gồm các hoạt động khác của quỹ;
+ Về không gian: tại NHNN Việt Nam - CN Quảng Bình;
+ Về thời gian: giai đoạn 2016-2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng
trong quá trình thực hiện luận văn là phương pháp thống điều tra
thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh.
Cụ thể như sau:

- Phương pháp điều tra thống kê
Thống kê là phương pháp thu thập, tổ chức, trình bày, phân
tích và xử lý s ố liệu.


3
Điều tra thống kê là bước đầu tiên của thống kê, có m ục đích
thu thập và hệ thống hoá số liệu dưới dạng sơ đồ, bảng biểu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích trước hết là phân chia cái t ổng thể của đối tượng
nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu
thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện từng thuộc tính và bản
chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp hiểu đối tượng nghiên cứu một
cách mạch lạc hơn.
+ Phương pháp phân tích
Tác giả phân chia đối tượng nghiên cứu là công tác giám sát
hoạt động tín dụng của NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình
đối với các QTDND trên địa bàn thành nh ững bộ phận, những yếu tố
cấu thành như sau để tiến hành nghiên c ứu:
Yếu tố về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của NHNN Việt
Nam – Chi nhánh Qu ảng Bình, của Thanh tra, giám sát Chi nhánh:
Yếu tố về hoạt động công tác giám sát t ừ xa:
+ Phương pháp tổng hợp
Từ kết quả phân tích các bộ phận của giám sát ho ạt động tín
dụng, đối chiếu với các quy định của pháp luật, với các tiêu chu ẩn đã
được xác định, các chuẩn mực quốc tế đưa ra những nhận xét, đánh
giá về hoạt động của công tác giám sát ho ạt động tín dụng của
NHNN Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình đối với QTDND trên địa
bàn. Đó là kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế; chỉ ra nguyên
nhân của tồn tại, hạn chế để từ đó đề xuất các biện pháp, kiến nghị

phù h ợp nhằm hoàn thiện công tác giám sát ho ạt động tín dụng của
NHNN Chi nhánh Quảng Bình đối với các QTDND trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.
- Phương pháp so sánh


4
Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng,
mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần
xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu
để so sánh.
Trong luận văn, tác giả đã so sánh các ch ỉ tiêu hoạt động của
các QTDND (nguồn vốn, sử dụng vốn, kết quả kinh doanh...). Số
liệu so sánh của năm 2017 so với 2016, năm 2018 so với năm 2017.
Kết quả so sánh được biểu hiện dưới dạng số tương đối để thấy được
sự thay đổi, sự biến động của các chỉ tiêu này qua các th ời điểm.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, sơ đồ, bảng biểu, danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý lu ận về công tác giám sát hoạt động tín
dụng của các QTDND tại NHTW
Chương 2: Thực trạng công tác giám sát ho ạt động tín dụng
của các QTDND tại NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình
Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện công tác giám sát ho ạt
động tín dụng của các QTDND tại NHNN Việt Nam – Chi nhánh
Quảng Bình
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu



5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA CÁC QTDND TẠI NHTW
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QTDND
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
QTDND a. Khái ni ệm QTDND
QTDND là loại hình TCTD hợp tác, do các thành viên t ự
nguyện gó p vốn thành lập, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu
chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nh ằm phát huy sức mạnh
tập thể và của từng thành viên, giúp nhau th ực hiện có hi ệu quả các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống chủ
yếu trong khu vực nông nghi ệp và nông thôn.
b. Các đặc điểm của QTDND
- Về hình thức sở hữu: sự khác biệt lớn nhất của QTDND so
với NHTM là ở hình thức sở hữu; QTDND thuộc sở hữu tập thể dẫn
đến sự khác biệt về cách thức quản lý và hình thức ra quyết định.
- Nền tảng hợp tác xã: hình thức hoạt động của QTDND mang
tính hợp tác xã, ngh ĩa là nó liên k ết các thành viên (khách hàng -chủ

sở hữu); tổ chức và hoạt động của QTDND tuân thủ nguyên tắc
HTX, nguyên tắc tự nguyện, tự trợ giúp thông qua h ợp tác tương trợ
lẫn nhau; nguyên tắc tự quản lý m ột cách dân ch ủ, bình đẳng;
nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
1.1.2. Mục tiêu hoạt động và vai trò của QTDND
a. Mục tiêu hoạt động
b. Vai trò c ủa QTDND



6
1.1.3. Các hoạt động của QTDND
a. Huy động vốn
b. Hoạt động cho vay
c. Quản lý hoạt động cho vay
d. Hoạt động khác
1.2. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHUNG CỦA NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI QTDND
1.2.1. Ngân hàng trung ương và các hoạt động
a. Vị trí và chức năng của Ngân hàng Trung ương
b. Các ho ạt động của Ngân hàng Trung ương

- Hoạt động phát hành ti ền:
- Hoạt động ngoại hối:
- Hoạt động cấp tín dụng:
- Hoạt động bảo lãnh:
- Hoạt động thanh toán:
- Hoạt động (nghiệp vụ) thị trường mở:
- Hoạt động thanh tra, giám sát:
1.2.2. Hoạt động giám sát các TCTD của Ngân hàng Trung
ương
a. Khái ni ệm giám sát ngân hàng
Hoạt động giám sát ngân hàng được hiểu là các ho ạt động
nhằm đảm bảo sự an toàn và lành m ạnh của hệ thông các TCTD,
bao gôm: Xây d ựng các quy định pháp lý, cấp phép, giám sát t ừ xa,
thanh tra tại chổ, cưỡng chế thực thi các yêu c ầu chỉnh sửa.
b. Hình thức giám sát ngân hàng
Trong giám sát ngân hàng , có 02 góc độ tiếp cận là giám sát an
toàn vi mô và giám sát an toàn v ĩ mô, trong đó giám sát an toàn vi mô
chú trọng tới việc giám sát ho ạt động của từng đối tượng giám



7
sát ngân hàng. Giám sát an toàn v ĩ mô là việc giám sát nhóm ngân
hàng và toàn b ộ hệ thống.
c. Phương pháp giám sát ngân hàng
Căn cứ vào tính chất đặc thù ho ạt động cũng như trình độ
phát triển của hệ thống ngân hàng mà m ỗi NHTW, Cơ quan Giám
sát Tài chính có các phương pháp giám sát khác nhau {Phương pháp
giám sát là phương pháp định hướng cho hoạt động giám sát c ủa
NHTW đổi với các TCTD), tuy nhiên, về cơ bản thì hiện nay các
nước trên thế giới có 02 phương pháp phổ biến: (i) Phương pháp
giám sát tuân thủ và (ii) Phương pháp giám sát rủi ro.
d. Nguyên tắc giám sát ngân hàng
Giám sát ngân hàng ph ải tuân theo quy định của pháp luật hiện
hành; bảo đàm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, k ịp thời;
không làm c ản trở hoạt động bình thường của đối tượng giám

sát ngân hàng.
đ Chủ thể liên quan đến quy trình giám sát ngân
hàng e. Mối quan hệ giữa giám sát và thanh tra
f. Trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng
Quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng c ủa NHTW được thực
hiện theo một quy trình với bốn bước như sau: Thu thập thông tin;
Rà soát thông tin ban đầu; Phân tích, đánh giá; Kết luận, khuyến
nghị. Cụ thể:
Bước 1: Thu thập thông tin
Bước 2: Rà soát thông tin ban đầu
Bước 3: Phân tích, đánh giá
Bước 4: Kết luận, khuyến nghị



8
1.3. CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
QTDND TẠI NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
1.3.1. Mục tiêu công tác giám sát hoạt động tín dụng đối
với QTDND
Theo các quy định pháp luật có liên quan hi ện nay, mục tiêu
giám sát QTDND không khác b iệt với mục tiêu giám sát ngân hàng
do bản chất đều là một TCTD, do đó mục tiêu giám sát QTDND
củng được gọi là mục tiêu giám sát ngân hàng.
1.3.2. Tổ chức công tác giám sát hoạt động tín dụng đối với
QTDND
a. Mô hình tổ chức của giám sát Ngân hàng Trung ương
Trên thế giới có nhi ều cách phân chia mô hình giám sát tài
chính nói chung hay giám sát ngân hàng nói riêng khác nhau, tuy
nhiên, theo BIS (2018) có th ể tóm g ọn mô hình giám sát tài chính
thành 3 loại như sau:
Thứ nhất, giám sát khu v ực tài chính tiếp cận theo lĩnh vực.
Thứ hai, mô hình giám sát h ợp nhất.
Thứ ba, mô hình lưỡng đỉnh.
b. Quy định về nhân s ự của giám sát Ngân hàng Trung
ương
Tại Cơ quan Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Trung ương,
tùy mô hình t ổ chức của từng Ngân hàng Trung ương mà có th ể bố
trí 1 vụ hoặc cục giám sát; ngoài ra t ại từng Ngân hàng Trung ương
chi nhánh (Tỉnh/Thành phố hoặc Khu vực) có m ột bộ phận chuyên
trách giám sát ho ạt động các TCTD thuộc phạm vi quản lý nhà n
ước thuộc Ngân hàng Trung ương Chi nhánh.



9
1.3.3. Trình tự và nội dung giám sát hoạt động tín dụng đối
với QTDND
a. Trình tự giám sát ho ạt động tín dụng đối với QTDND
Trình tự thực hiện giám sát ho ạt động tín dụng đối với
QTDND tương tự trình tự hoạt động giám sát chung; ch ỉ khác là đối
tượng chi tiết hơn về hoạt động tín dụng, cụ thể:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý và l ưu trữ tài liệu, thông
tin, dữ liệu theo đối tượng là hoạt động tín dụng của QTDND;
Bước 2: Phân tích, đánh giá về hoạt động tín dụng theo nội
dung mục a nêu trên;
Bước 3: Đề xuất, kiến nghị các hành động can thiệp, chỉnh sửa
phù h ợp theo quy định;
Bước 4: Giám sát vi ệc thực hiện các đề xuất, kiến nghị (nếu có
trong giám sát).
b. Nội dung giám sát ho ạt động tín dụng đối với QTDND
Nội dung chung của giám sát là đánh giá phân lo ại tài sản, phân
loại nợ; sự đầy đủ dự phòng r ủi ro nói chung và d ự phòng r ủi ro tín
dụng nói riêng; các kho ản cho vay nội bộ, cho vay công ty con,

các khoản cho vay lớn, sự tập trung tín dụng vào một số ít khách
hàng, ngành, ... Ki ểm tra sự tuân thủ các quy định pháp luật (các quy
định liên quan đến yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro
tín dụng nội bộ, các quy định liên quan đến việc ban hành các quy
định nội bộ về hoạt động tín dụng nói riêng và qu ản lý tài s ản có
nói chung...) từ đó đưa ra được đánh giá tổng thể về chất lượng tín
dụng nói riêng và ch ất lượng tài sản nói chung c ủa QTDND.
1.3.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác giám sát hoạt
động tín dụng đối với QTDND

a. Các tiêu chí tổng quát


10
b. Các tiêu chí về giám sát tuân th
ủ c. Các ch ỉ tiêu giám sát rủi ro
1.3.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát
hoạt động tín dụng đối với QTDND
Hoạt động công tác giám sát ngân hàng ch ịu ảnh hưởng của
rất nhiều nhân tố trong đó phải kể đến những nhân tố cơ bản sau:
a. Nhân t ố khách quan
b. Nhân t ố chủ quan
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


11
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – CHI NHÁNH
QUẢNG BÌNH
2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NHNN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH QUẢNG BÌNH VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC QTDND TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1.1. Khái quát hoạt động của NHNN Việt Nam – Chi
nhánh Quảng Bình
a. Mô hình tổ chức của thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam
– Chi nhánh Qu ảng Bình
b. Quy định về nhân s ự và công vi ệc thực hiện của Thanh
tra, giám sát NHNN Việt Nam – Chi nhánh Qu ảng Bình.

2.1.2. Tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình
a. Hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Ngày 14/10/1995, Ủy ban nhân dân t ỉnh Quảng Bình ra chỉ thị
số 47/CT-UB, Về việc xây dựng các QTDND nhằm triển khai xây
dựng các QTDND đảm bảo đáp ứng các yêu c ầu nhanh chóng, đúng
hướng và có hi ệu quả.
b. Tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình
- Tình hình hoạt động của các QTDND
Sau hơn 20 năm hoạt động, các QTDND phát triển mạnh về số
lượng, tăng trưởng về quy mô và ch ất lượng hoạt động. Đến
31/12/2018 tổng nguồn vốn hoạt động của 24 QTDND là 3.352.105


12
triệu đồng; bình quân trên 139.671 triệu đồng/Quỹ. Tổng dư nợ cho
vay của các QTDND là 3.027.076 triệu đồng, bình quân dư nợ trên
126.128 triệu đồng/Quỹ; trong đó nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) c ủa
các QTDND là trên 7.582 triệu đồng, chiếm 0,25% tổng dư nợ. Kết
quả kinh doanh của các QTDND qua các năm đều có lãi được thể
hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của các QTDND trên địa
bàn Quảng Bình
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA CÁC QTDND TẠI NHNN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH QUẢNG BÌNH
2.2.1. Mục tiêu công tác giám sát hoạt động tín dụng của
các QTDND tại NHNN Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình
- Công tác giám sát thực hiện thường xuyên định kỳ hằng tháng,

quý, năm đối với tất cả các QTDND, trong đó chú trọng công tác giám
sát ho ạt động tín dụng nhằm góp ph ần bảo đảm mục tiêu hoạt động
hiệu quả và an toàn h ệ thống QTDND; có tác d ụng tích cực trong việc
phòng ng ừa, xử lý các r ủi ro gây mất an toàn trong hệ

thống.
- Công tác giám sát được đổi mới, cập nhật những biến động
của thị trường cũng như tình hình kinh tế - xã hội, các quy định chính
sách của Nhà nước.
- Đánh giá đúng thực trạng, những yếu kém, để đưa ra các
cảnh báo, sớm khắc phục hạn chế. Trên cơ sở thực tiễn giám sát, xem
xét những bất cập, thiếu sót theo đặc thù địa bàn để xây dựng hoàn
thiện thêm các phương pháp và chỉ tiêu giám sát.
- Chấn chỉnh tình trạng xa rời tôn ch ỉ, mục đích, chạy theo lợi
nhuận; góp ph ần xử lý d ứt điểm các Quỹ Tín dụng nhân dân y ếu


13
kém.
2.2.2. Công tác tổ chức và tình hình hình thực tế hoạt động
giám sát đối với QTDND
Tổ giám sát t ừ xa; khiếu nại, tố cáo; phòng ch ống tham nhũng,
rửa tiền; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; thanh tra ngoại hối (gọi

tắt là Tổ 4 – Thanh tra, giám sát) là bộ phận thực hiện nhiệm vụ giám
sát đối với các QTDND gồm hoạt động quản lý chuyên qu ản, hoạt
động giám sát t ừ xa và hoạt động theo dõi kh ắc phục chỉnh sửa sau
thanh tra:
- Hoạt động quản lý chuyên qu ản đối với QTDND
- Hoạt động giám sát t ừ xa

+ Quy trình thực hiện giám sát:
Bước 1: tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác của thông tin
Bước 2: tiến hành xử lý d ữ liệu
Bước 3: vận hành chương trình phần mềm giám sát, in ra m ột
số bảng biểu theo thực đơn chỉ dẫn của chương trình.
Bước 4: thực hiện phân tích
Bước 5: thực hiện chế độ báo cáo giám sát t ừ xa
2.2.3. Ví dụ minh họa về công tác giám sát đối với 1
QTDND
Quy trình giám sát t ừ xa hàng quý đối với QTDND Gia Ninh
sẽ minh họa cụ thể cho công tác giám sát t ừ xa của giám sát Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình
Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý và l ưu trữ tài liệu, thông
tin, dữ liệu
Bước 2: Phân tích, đánh giá về QTDND Gia Ninh theo hình
thức giám sát a n toàn vi mô
Bước 3: Đề xuất các hành động can thiệp, chỉnh sửa bao gồm


14
các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng theo các quy định
Bước 4: Giám sát sau thanh tra khi nh ận được kết luận thanh
tra về QTDND Gia Ninh từ các Kết luận thanh tra.
Bước 5: bàn giao, lưu trữ hồ sơ giám sát
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QTDND TẠI NHNN VIỆT NAMCHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan

b. Nguyên nhâ n chủ quan
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


15
CHƯƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QTDND TẠI NHNN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC GIÁM SÁT
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QTDND TẠI NHNN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
3.1.1. Định hướng phát triển công tác giám sát hoạt động
tín dụng của các QTDND của NHNN Việt Nam.
Định hướng phát triển hoạt động thanh tra, giám sát c ủa
NHNN Việt Nam giai đoạn 2010-2025 là:
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động TTGSNH phù h ợp với
các nguyên t ắc của Ủy ban Basel, góp ph ần xây dựng TTGSNH trở
thành hệ thống thống nhất;
Đổi mới phương thức quản lý, điều hành trong nội bộ Cơ quan
TTGSNH; phát triển đội ngũ cán bộ TTGSNH đủ về số lượng và
năng lực, trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, ý th ức trách
nhiệm, đáp ứng yêu cầu quản lý, TTGSNH trong giai đoạn phát triển
mới;
Đổi mới mạnh mẽ hoạt động TTGSNH nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả TTGSNH trong việc phòng ng ừa, phát hiện, xử lý r ủi
ro, yếu kém, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng;
Tiếp tục thực hiện các giải pháp về chấn chỉnh và nâng cao
hiệu quả công tác ti ếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận,
xác minh và x ử lý d ứt điểm các đơn thư tồn đọng, kéo dài.

Tiếp tục đổi mới công tác c ấp phép theo hướng đơn giản hóa
thủ tục hành chính, tăng cường hậu kiểm và giám sát .


16
3.1.2. Định hướng phát triển công tác giám sát hoạt động
tín dụng của các QTDND tại NHNN Việt Nam – Chi nhánh
Quảng Bình
- Chú tr ọng kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của
QTDND;
- Tập trung giám sát các QTDND, nh ất là các QTDND có tình
hình thanh khoản yếu, các QTDND trong diện thực hiện phương án
cơ cấu, QTDND có các r ủi ro tiềm ẩn; kịp thời báo cáo NHTW, Cơ
quan TTGSNH khi có v ấn đề phức tạp xảy ra;
- Chú tr ọng giám sát ho ạt động tín dụng của các QTDND; bởi là
hoạt động có nhi ều rủi ro nhất, có th ể ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt

động của QTDND.
- Tiếp tục đôn đốc, giám sát, giúp đỡ các QTDND chấn chỉnh,
sửa chữa những sai phạm theo kiến nghị và quyết định xử lý sau
thanh tra theo đúng quy trình; kiên quyết xử lý đối với những cá
nhân, tổ chức cố tình trì hoãn hoặc không ch ấp hành nghiêm túc các
kiến nghị.
3.2. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QTDND TẠI NHNN
VIỆT NAM– CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
3.2.1. Đổi mới, hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa, thanh
tra tại chỗ.
- Đổi mới, hoàn thiện hoạt động giám sát t ừ xa, thanh tra tại
chỗ: Hoạt động giám sát t ừ xa là cần thiết và phải được tiếp tục hoàn

thiện để phù h ợp thông l ệ quốc tế. Cần hoàn thiện phương pháp và
nội dung giám sát phân tích: xây d ựng chương trình phần mềm giám
sát phù h ợp, đảm bảo cập nhật thông tin, hoàn thi ện phương pháp
và nâng cao kỹ năng phân tích, cảnh báo rủi ro của các QTDND...


17
Dựa trên hệ thống chuẩn mực để xây dựng quy trình giám sát
từ xa có hi ệu quả và phù h ợp pháp luật, tập quán, trình độ công ngh
ệ cũng như yêu cầu quả lý Nhà n ước;
Hoạt động của TTGSNH sẽ phải từng bước đổi mới theo
hướng lấy thanh tra theo phương thức giám sát t ừ xa làm trọng tâm,
đặc biệt là khi chuyển dần từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ
sở rủi ro cho phù h ợp với tiến trình hội nhập quốc tế về ngân hàng.
Đối với thanh tra tại chỗ, việc xây dựng kế hoạch thanh tra tại
chỗ phải dựa trên các đề xuất giám sát để hoạt động thanh tra tại chỗ
có tr ọng tâm trọng điểm, chuyển dần việc thanh tra định kỳ sang
thanh tra có tr ọng tâm đối với các QTDND tiểm ẩn nguy cơ rủi ro
cao; tần suất thanh tra không ph ụ thuộc vào định kỳ mà phụ thuộc
vào mức độ rủi ro của QTDND. Từ đó vừa mang lại hiệu quả thực
sự, vừa tiết kiệm được công s ức, thời gian và kinh phí thanh tra;
Thực hiện tốt các bước tiến hành trong quy trình thanh tra tại
chỗ, đặc biệt là khâu kh ảo sát, chuẩn bị thanh tra;
3.2.2. Đổi mới phương pháp giám sát đối với QTDND
Giám sát trên cơ sở rủi ro là phương pháp giám sát m ới, hiện
đại trên cơ sở giám sát liên t ục và hiệu quả các rủi ro của TCTD
theo một chu trình liên tục, chặt chẽ từ đó có thể đánh giá được mức
độ rủi ro trong hoạt động của các TCTD để có cơ chế cảnh báo,
thanh tra, quản lý, giám sát phù h ợp nhằm hạn chế rủi ro có th ể xảy
ra đối với TCTD từ đó góp phần đảm bảo an toàn hệ thống và mục

tiêu của giám sát có th ể thực hiện được.
Đổi mới sử dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở
rủi ro sẽ giúp cho ho ạt động giám sát có tr ọng tâm, trọng điểm, tốn
ít công s ức và có th ể mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với
phương pháp cũ.


18
Để thực hiện tốt phương pháp giám sát trên cơ sở rủi ro cần:
Có h ệ thống văn bản pháp luật phù h ợp với đặc trưng của giám

sát ngân hàng trên cơ sở đánh giá rủi ro. Xây dựng, phát triển, ứng
dụng và cập nhật quy trình giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro;
Hoàn thiện cuốn “Sổ tay giám sát trên cơ sở rủi ro”. Cuốn sổ
tay này sẽ chỉ dẫn cách thức vận dụng tốt nhất các thông l ệ quốc tế
về kỹ năng thanh tra, giám sát đối với các TCTD vào th ực tế Việt
Nam.
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là Cơ quan TTGSNH cần sớm
làm rõ cách th ức kết hợp giữa giám sát tuân th ủ với giám sát trên cơ sở
rủi ro để thực hiện, hướng tới các thông l ệ quốc tế về giám

sát ngân hàng; rà soát v ề tiến độ thực hiện để đề ra biện pháp triển
khai tiếp theo một cách hiệu quả nhất.
Kết hợp các nguồn thông tin khác nhau như thông qua kiểm
toán độc lập, phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo giám sát t ừ
xa...để tìm hiểu kỹ hơn về các QTDND, trên cơ sở đó có phân tích,
đánh giá để đưa ra quyết định thanh tra tại chỗ hay có bi ện pháp
giám sát.
Xây dựng hệ thống chuẩn mực riêng về giám sát d ựa trên các
chuẩn mực, nguyên tắc của Ủy ban BASEL, vừa đảm bảo khả năng

tiếp cận, hội nhập quốc tế đồng thời vẫn phù h ợp với trình độ phát
triển và những đặc điểm của thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam.
Hệ thống chuẩn mực này tiếp cận theo hướng chú tr ọng vấn đề rủi
ro, dựa trên tính minh bạch nhằm mục tiêu hàng đầu là bảo vệ an
toàn hoạt động của các TCTD.
Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu định lượng, định tính để đánh
giá, xếp loại QTDND theo tiêu chuẩn CAMELS, thực hiện phương
pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro.


19
3.2.3. Nâng cao năng lực theo dõi, đôn đốc QTDND thực
hiện triệt để các kiến nghị thanh tra
Để thực hiện tốt các kiến nghị sau thanh tra, phải tiếp tục thực
hiện tốt các nội dung sau:
Nâng cao chất lượng của kết luận thanh tra: kết luận thanh tra
phải nêu rõ được đúng-sai (cả về tính chất, mức độ tác hại), nêu rõ
nguyên nhân (khách quan, ch ủ quan), quy rõ trách nh iệm (tập thể và
cá nhân, c ấp trên và c ấp dưới), kiến nghị các giải pháp sửa chữa
(của đối tượng và của cấp trên), kiến nghị hoặc quyết định các hình
thức xử lý v ề kinh tế, hành chính và hình sự (nếu có).;
Tăng cường theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kiến
nghị thanh tra và xử lý nghiêm các vi ph ạm.
Để tăng cường công tác x ử lý sau thanh tra giám sát c ần:
Ban hành quy định riêng về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm
đối với cán bộ thực hiện việc theo dõi, giám sát, đôn đốc thực hiện
các kiến nghị thanh tra; tổ chức thực hiện và phải coi đây là nhiệm
vụ không th ể tách rời của hoạt động thanh tra, giám sát.
Hết thời hạn chỉnh sửa theo yêu cầu, giám sát t ổng hợp và tổ
chức kiểm tra việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra.

Tiếp tục thực hiện việc theo dõi, giám sát, ki ểm tra, thanh tra
đối với các sai phạm của QTDND đảm bảo không tái ph ạm.
3.2.4. Phối hợp hoạt động của giám sát ngân hàng với các
cơ quan, đơn vị có liên quan
Tổ giám sát c ần nghe ý ki ến của các cơ quan chức năng có
liên quan đến nội dung giám sát.
Khai thác sử dụng những hồ sơ tài liệu của các cơ quan đã
kiểm tra, thanh tra, giám sát ho ặc của các cơ quan hữu quan khác,
tránh đi vào những vấn đề đã có k ết luận đúng đắn hoặc vô tình hợp


20
pháp hóa các hành vi sai ph ạm. Giám sát viên c ần đi sâu, sử dụng có

chọn lọc những tài liệu phục vụ cho kết luận, cảnh báo của mình.
Các cơ quan quản lý t ổng hợp tình hình như tài chính, ngân
hàng, kế hoạch, thống kê sẽ giúp cho đoàn giám sát nắm vững hơn
các cơ chế quản lý chuyên ngành v ới đối tượng giám sát
Tăng cường sự phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong
quá trình giám sát các QTDND và x ử lý các v ấn đề khó khăn, rủi ro
của các QTDND là điều kiện tăng cường hoạt động công tác
giám sát.
Phối hợp với các đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán
các QTDND. Cần có quy định cho phép TTGSNH có quy ền yêu cầu
đơn vị kiểm toán độc lập phối hợp cung cấp các thông tin v ề
QTDND khi các QTDND đã được kiểm toán; có th ể cần thiết với 3
trường hình thức như sau:
Thứ nhất, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và công ty
kiểm toán cần phát triển một mối quan hệ cởi mở, hợp tác và xây
dựng hơn

Thứ hai, các giám sát viên và ki ểm toán viên cần tham gia
vào các cu ộc đối thoại thường xuyên hơn
Thứ ba, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và công ty
kiểm toán cần chia sẻ các thông tin có liên quan để thực hiện nhiệm
vụ của mỗi bên một cách kịp thời
3.2.5. Quy định các hình thức xử phạt trong quá trình
giám sát đảm bảo việc răn đe, phòng ngừa hiệu quả cao
3.2.6. Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
3.2.7. Các biện pháp khác
- Sửa đổi, bổ sung và tăng cường các quy định về an toàn hoạt
động, chỉ tiêu đánh giá, chấm điểm và xếp loại đối với các QTDND:


21
- Tăng cường công tác qu ản lý nhà n ước đối với hệ thống
QTDND
- Tăng cường và nâng cao ch ất lượng hệ thống công ngh ệ
thông tin, ch ế độ thông tin báo cáo c ủa các QTDND
- Hoàn thiện hệ thống kế toán của QTDND theo chuẩn mực kế
toán, thực hiện chế độ kiểm toán đối với QTDND
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM
Để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp trên, Luận văn đưa
ra một số kiến nghị với NHNN Việt Nam như sau:
Thứ nhất, thành lập các bộ phận đầu mối giám sát ngân hàng
riêng về QTDND trực thuộc Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN Việt
Nam.
Theo Nghị định số 26/2014/NĐ – CP ngày 07/4/2014 về tổ chức
và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, Cơ quan
TTGSNH trực thuộc NHNN Việt Nam (có mô hình t ổ chức tương
đương tổng cục), nên việc có các C ục TTGSNH ở địa phương sẽ góp


phần hình thành nên cấu trúc TTGSNH thực sự mang tính hệ thống
dọc, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Đồng thời, việc thành
lập các Cục TTGSNH đặt tại tỉnh, thành phố là cơ sở để bảo đảm cho
việc thống nhất chỉ đạo về công tác cán b ộ, chuyên môn nghi ệp vụ
và công tác TTGSNH trong toàn bộ hệ thống TTGSNH theo chương
trình, mục tiêu chung và tri ển khai áp dụng phương pháp thanh tra,
giám sát trên cơ sở rủi ro phù h ợp với thông l ệ quốc tế...
Việc thành lập Cục TTGSNH trực thuộc Cơ quan TTGSNH sẽ
góp ph ần quan trọng vào việc khắc phục những tồn tại, bất cập của
mô hình thanh tra, giám sát t ại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố hiện
nay như chia cắt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát; song trùng
lãnh đạo,... Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác qu ản


22
lý, TTGSNH. Tuy nhiên, việc thành lập các Cục TTGSNH cần cân
nhắc thận trọng, có l ộ trình hợp lý.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách tiền tệ và
hoạt động ngân hàng và TTGSNH. Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa cơ
chế chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết
quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
Xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật giám sát an toàn
hoạt động ngân hàng.
Nghiên cứu và có nhi ều cơ chế hỗ trợ đối với các QTDND có
điều kiện thuận lợi trong hoạt động: hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách,
hỗ trợ tài chính,...
Chính phủ, Bộ tài chính và các bộ ngành liên quan xem xét,
nghiên cứu có cơ chế tài chính riêng đối với giám sát ngân hàng; h ỗ

trợ về mặt vật chất và điều kiện đối với cán bộ làm công tác giám sát
để đảm bảo hoạt động giám sát có được đội ngũ cán bộ trình độ cao,
gắn bó v ới ngành.
Thứ ba, đánh giá lại hệ thống thông tin báo cáo c ủa QTDND
phục vụ hoạt động quản lý, ho ạt động giám sát. Trên cơ sở đó xây
dựng hệ thống thông tin đầu vào đầy đủ, chính xác, cập nhật đáp ứng
yêu cầu quản lý, v ừa đảm bảo tính hợp lý, hi ệu quả trong quá trình
phân bổ, chia sẻ, bảo mật thông tin, v ừa giảm thiểu được số lượng
báo cáo các QTDND ph ải cung cấp.
Thứ tư, xây dựng chiến lược trung và dài h ạn cho việc đào tạo
nguồn nhân lực làm công tác giám sát c ủa toàn hệ thống NHNN Việt
Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập theo thông l ệ quốc tế.
Thứ năm, quan tâm hơn nữa tới các QTDND, để các QTDND
phát triển an toàn, hiệu quả, trước mắt tập trung vào các n ội dung:


23
Áp d ụng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp phù h ợp với
loại hình, tính chất và quy mô ho ạt động của hệ thống QTDND;
Có chính sách miễn, giảm, khoanh nợ cụ thể cho khách hàng
của QTDND trong trường hợp gặp rủi ro bất khả kháng;
Sớm hình thành và hoàn thiện tổ chức liên kết hệ thống
QTDND;
Xây dựng thống nhất quy chế về đào tạo và quản lý, s ử dụng
cán bộ cho các QTDND; các m ẫu biểu trong hồ sơ cho vay của
QTDND.
Xây dựng quy trình kiểm soát và ki ểm toán nội bộ phù h ợp
với quy mô ho ạt động của các QTDND để các QTDND thực hiện.
Chủ trì tham mưu cho các Bộ, ngành liên quan quy định độ
tuổi làm việc tại QTDND, chế độ lương và phụ cấp lương phù h ợp

với quy mô ho ạt động của QTDND.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu
vực và toàn c ầu, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước yêu
cầu hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế. Những
cam kết quốc tế về lộ trình mở cửa thị trường tài chính, dịch vụ ngân
hàng Việt Nam đã ký k ết khi tham gia các hiệp định song phương,
đa phương dần có hi ệu lực, theo đó thị trường tài chính Việt Nam sẽ
dần mở cửa ở các mức độ khác nhau.
Quá trình hội nhập nói trên s ẽ dẫn đến những thuận lợi và khó
khăn, thách thức trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà n ước
về tiền tệ, tín dụng của NHNN Việt Nam nói chung, v à hoạt động
giám sát ngân hàng nói riêng, trong đó nổi bật là vấn đề đổi mới,
hoàn thiện tổ chức hoạt động giám sát ngân hàng có hi ệu quả, phù


×