Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NASB HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.66 KB, 11 trang )

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NASB HÀ NỘI
1. Định hướng nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng
1.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định rõ trong kinh doanh ngân hàng việc ngân hàng đương đầu với rủi ro tín
dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn
chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trong thông lệ quốc tế, tổn
thất 1% tổng dư nợ bình quân hàng năm là một ngân hàng có trình độ quản lý tốt và
hoàn toàn không tác động xấu đến ngân hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của mình NASB Hà Nội luôn chú trọng vấn đề con
người , uy tín và quan hệ với khách hàng và xem đó là những tài sản vô cùng quan
trọng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình . Việc nâng cao cả số lượng và
chất lượng là mục tiêu phát triển của Ngân hàng. Đội ngũ nhân viên sẽ được tạo điều
kiện học tập, huấn luyện để nâng cao trình độ , kinh nghiệm và kiến thức thông qua các
khóa đào tạo trong và ngoài nước. Từ đó cũng đi đến mục đích đưa lại chất lượng dịch
vụ tốt nhất cho khách hàng và đảm bảo cho công tác quản trị rủi ro có chất lượng.
Gia nhập WTO nền kinh tế nước nhà có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, mở ra nhiều
cơ hội phát triển và nhu cầu vay vốn phát triển cũng tăng cao, thúc đấy sự phát triển tín
dụng của Ngân hàng.NASB Hà Nội cần xác định việc quản lý rủi ro tín dụng phải
hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao
chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngay trong điều kiện thị trường nhiều
biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng. Nói một cách cụ thể thì quản lý rủi ro
tín dụng phải nhằm vào việc hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao mưc độ an toàn cho kinh
doanh của NASB Hà Nội bằng các chính sách ,các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt
động tín dụng khoa học và hiệu quả.
1.2 Các mục tiêu cụ thể
Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nhưng ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro,
tức là không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách để hoạt động tín dụng trở nên an toàn hơn
và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất thông qua nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín
dụng. Do vậy, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động NASB Hà Nội cần phải đáp ứng


được các mục tiêu sau:
- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm
bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra.
- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những
ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả;
không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/khách hàng
cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng
có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.
- Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của NASB Hà Nội
thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục,
toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.
- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp
tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế
trong quản trị rủi ro tín dụng.
2. Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng của NASB
Hà Nội
2.1 Các biện pháp hành chính
2.1.1 Áp dụng các nguyên tắc Basel vào hoạt động của NH
Hiện nay để quản lý rủi ro trong ngân hàng, một trong những biện pháp hành
chính được nhiều ngân hàng trên thế giới ứng dụng chính là các nguyên tắc Basel. Uỷ
ban Basel đã nghiên cứu và công bố .25 nguyên tắc cơ bản cần thiết đảm bảo cho hệ
thống giám sát hoạt động có hiệu quả. Với cách tiếp cận với 3 trụ cột chính thì NASB
cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản sau :
Nguyên tắc thứ nhất: NASB Hà Nội cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để
trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị
trường và rủi ro tác nghiệp (Cột trụ 1). Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín
dụng có sự sửa đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản
mới đối với rủi ro tác nghiệp.
Nguyên tắc thứ hai: NASB Hà Nội cần phải đánh giá một cách đúng đắn về

những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có
thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2). Với cột trụ
này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:
+ Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của
họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức
vốn đó.
+ Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội
bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và
đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành
động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.
+ Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo
quy định.
+ Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng
không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức
nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.
Nguyên tắc thứ ba: NASB Hà Nội cần phải công khai thông tin một cách thích
đáng theo nguyên tắc thị trường (Cột trụ 3). Từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ
đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi
ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối
với từng loại rủi ro này. Điều đó sẽ là động lực thúc đẩy NASB Hà Nội hoàn thiện công
tác quản trị rủi ro của mình.
Như vậy, với quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này
đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách
minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng
sẽ giảm thiểu được rủi ro.
2.1.2 Nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của các cán bộ tín dụng
Công tác tín dụng là công tác vô cùng khó khăn và liên quan rất nhiều đến đạo
đức nghề nghiệp .
Trước hết về là một cán bộ tín dụng cần phải có năng lực để nhận diện rủi ro và
phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề , các cán bộ cần đặc biệt nhanh nhạy để có thể

nhận rac các báo cáo tài chính có vấn đề, chứng từ và quyền sở hữu tài sản thế chấp
giả .Đó chính là cơ sở pháp lý để Ngân hàng có thể thu hồi hợp pháp tài sản của người
vay trước những chủ nợ khác.Việc phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề chính là điều
kiện tiên quyết để quản lý rủi ro tốt và giảm những tổn thất tiềm tàng cho Ngân hàng.
NASB Hà Nội cần tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng ,cần xây dựng
đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh
nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. NH có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn
đối với cán bộ rủi ro tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời
gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng… Những yêu cầu này sẽ giúp
cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý
nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định
và giám sát tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân
hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực
hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý
mối quan hệ giữa các bộ phận.
Ngoài ra thì đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là một vấn đề rất quan trọng trong
rủi ro tín dụng. Thật nguy hiểm khi có những cán bộ tín dụng có năng lực nhưng tha
hóa về đạo đức. Để giảm thiểu rủi ro đạo đức chúng ta cần nâng cao trách nhiệm của
các cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ tín dụng. Như vậy Ngân
hàng phải có chính sách tín dụng chi tiết rõ ràng, phân quyền phán quyết cụ thể , quy
định rõ ràng chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan đến công tác cho vay.Việc
bổ nhiệm các chức danh liên quan đến công tác cho vay phải thực sự khách quan đúng
quy trình và lựa chọn người có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức . Việc bố trí cán bộ
tín dụng phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế cũng như lĩnh vực công
việc được phân công.
Có thể mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng , trao đổi kinh nghiệm trong các
tình huống , vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để các cán bộ ngân hàng có thêm
kinh nghiệm , hiểu thêm về pháp luật, quyết định cho vay được an toàn thường xuyên
phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy
trình nghiệp vụ

2.2 Các biện pháp nghiệp vụ
2.2.1 Hoàn thiện hệ thống thông tin
Nguồn thông tin về khách hàng vay vốn trong hoạt động tín dụng của các ngân
hàng thương mại là rất quan trọng, đây là nguồn cơ sở để phục vụ công tác quản lý,
ngăn ngừa rủi ro cho Ngân hàng. Hoạt động tín dụng của NHTM là cho khách hàng vay
với một kỳ hạn hoàn trả theo thoả thuận. Để khoản vay đảm bảo được an toàn, NASB
Hà Nội cần phải nắm đầy đủ các thông tin khách hàng để xem xét, quyết định cho vay
và giám sát sau khi vay như thông tin hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình trạng nợ
nần, tài sản bảo đảm, khả năng hoàn trả và các thông tin cần thiết khác của khách hàng
vay.
- Các thông tin đầu tiên về khách hàng là các thông tin về hồ sơ pháp lý : tên
khách hàng, địa chỉ, giấy đăng kí kinh doanh, giám đốc, mặt hàng kinh doanh và thị
trường tiêu thụ, tiềm năng phát triển của ngành nghề…Sau đấy là các thông tin về tình
hình tài chính bao gồm tình hình vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ,
qua đó mà ngân hàng có thể đánh giá được khả năng tài chính, hoạt động và phát triển
của khách hàng.
- Ngân hàng cần cập nhật các thông tin về tình hình quan hệ tín dụng gồm các
khoản vay của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, tổ chức khác, thời hạn trả của các
khoản vay đó, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng đã
cho vay . Xem xét thông tin về xếp loại tín dụng của khách hàng từ các cơ quan xếp loại
bên ngoài và kết quả xếp loại nội bộ của ngân hàng thương mại.
- Khi khách hàng có dự án xin vay vốn đầu tư thì Ngân hàng cần có các thông tin
liên quan đến dự án xin vay của khách hàng, xem xét khả năng trả nợ của khách hàng từ
việc thực hiện dự án và cần tìm hiểu các thông tin khác liên quan để có thể xác định
được tính khả thi của dự án.
- Tìm hiểu các thông tin về môi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề,
lĩnh vực hoạt động của khách hàng đi vay, cập nhật các thông tin kinh tế, thị trường, xu
thế phát triển, tiềm năng của ngành.
Việc khai thác nguồn thông tin một cách có hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng
trong việc nhận dạng rủi ro tín dụng. Trong công tác khai thác thông tin tín dụng , các

cán bộ của NASB Hà Nội cần thực hiện hiệu quả hơn nữa các khâu thu thập thông tin
khách hàng, thu thập thông tin thị trường , nâng cao hiệu quả công tác xử lý thông tin.
Để có thể có các thông tin một cách đầy đủ và có hiệu quả, NASB Hà Nội cần
phải có những cơ quan chuyên môn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng. Tuy
nhiên trên thực tế, việc cung cấp thông tin này còn nhiều bất cập, vẫn rất hạn chế và
thiếu minh bạch chính xác. Do vậy, việc nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính
xác là rất cần thiết và hữu ích, các kênh cung cấp thông tin cần phải cập nhật thường
xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thông tin hợp lý, hiệu quả.
Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên,
liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong
hoạt động cấp tín dụng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo nguyên tắc Basel

×