Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TS247 DT thi online thuy quyen 23713 1533032792

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.29 KB, 8 trang )

THI ONLINE MÔN ĐỊA LÍ 10 – THỦY QUYỂN
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Thầy giáo: Vũ Hải Nam

Mục tiêu:
- Nắm được khái niệm thủy quyển và đặc điểm vòng tuần hoàn của nước
- Nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông, vận dụng giải thích cho chế độ nước của 1
con sông
- Nắm được nguyên nhân và đặc điểm sinh ra các hiện tượng sóng biển, thủy triều.
- Nắm được sự phân bố và đặc điểm chuyển động của các dòng biển, vận dụng giải thích đặc điểm tự
nhiên có liên quan đến hoạt động của các dòng biển
PHẦN I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Sông ngòi ở vùng nhiệt đới hoặc nơi có địa hình thấp của vùng ôn đới có nguồn cung cấp nước là:
A. Nước mưa.

B. Băng tuyết.

C. Nước ngầm.

D. Hồ, ao.

Câu 2. Khái niệm chính xác nhất về thủy triều là:
A. Hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương.
B. Hiện tượng các khối nước trong các biển và đại dương lên xuống do sức hút của Mặt Trăng.
C. Hiện tượng dao động thường xuyên nhưng không có chu kì của các khối nước trong các biển và đại
dương.
D. Vận động của các khối nước từ đại dương này sang đại dương khác.
Câu 3. Trong 1 tháng, thủy triều lần lượt lớn nhất vào thời điểm nào?
A. Trăng tròn và không trăng.

B. Không trăng và trăng tròn.



C. Trăng tròn và trăng lưỡi liềm.

D. Không trăng và trăng lưỡi liềm.

Câu 4. Nguyên nhân trực tiếp làm các sông ở miền ôn đới lạnh có lũ vào mùa xuân là do:
A. Mưa nhiều.

B. Băng tuyết tan.

C. Nhiệt độ tăng cao.

D. Mực nước ngầm dâng cao.

Câu 5. Khái niệm chính xác nhất về sóng biển là:
A. Hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
B. Hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
C. Hình thức chuyển động của nước biển theo chiều ngang.
D. Quá trình chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
Câu 6. Nguyên nhân chính tạo nên sóng biển là:

1

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


A. Gió.

B. Động đất.


C. Dòng biển.

D. Núi lửa phun.

Câu 7. Khi Mặt Trăng và Mặt Trời ở cùng phía so với Trái Đất, dao động thủy triều là:
A. Lớn nhất.

B. Nhỏ nhất.

C. Trung bình.

D. Không dao động.

Câu 8. Trên đại dương, các dòng biển nóng thường phát sinh ở khu vực nào?
A. Vùng cực.

B. Chí tuyến.

C. Xích đạo.

D. Vĩ tuyến 30o – 40o.

Câu 9. Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là:
A. Nước rơi và dòng chảy

B. Bốc hơi và nước rơi

C. Bốc hơi và thẩm thấu

D. Dòng chảy và thẩm thấu


Câu 10. Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do
A. Gió và động đất

B. Núi lửa phun và động đất

C. Núi lửa phun và bão

D. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời

Câu 11. Hướng chảy của các dòng biển nóng trong các đại dương là:
A. Từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp

B. Từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao

C. Từ Tây Bắc – Đông Nam

D. Từ Đông Bắc –Tây Nam

PHẦN II. THÔNG HIỂU
Câu 12.Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái đất là:
A. Năng lượng gió.

B. Năng lượng Mặt Trời.

C. Năng lượng thủy triều.

D. Năng lượng địa nhiệt.

Câu 13. Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến chế độ nước sông:

A. Địa thế, thực vật.

B. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.

C. Thực vật, hồ đầm.

D. Nước ngầm, hồ đầm.

Câu 14. Hướng chảy của các dòng biển lạnh ở Bắc bán cầu trong đại dương có điểm đặc biệt là:
A. Từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp.

B. Từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.

C. Xuất phát từ vùng cực

D. Tây Bắc xuống Đông Nam.

Câu 15. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
A. Độ dốc và vị trí của sông.

B. Chiều rộng của sông và hướng chảy.

C. Hướng chảy và vị trí của sông.

D. Độ dốc và độ rộng lòng sông.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải của sóng thần?
A. Chiều cao khoảng 20 – 30m.
B. Tốc độ chuyển động ngang khoảng 400 – 800km/h.
C. Có sức tàn phá ghê gớm khi vào bờ.

D. Hình thành do thế lực siêu nhiên.
Câu 17. Ý nào sau đây chưa chính xác với quy luật phân bố của các dòng biển?

2

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


A. Đối xứng nhau qua các bờ đại dương.
B. Hoàn lưu dòng biển hướng ngược chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu.
C. Ở vùng chí tuyến, bờ tây đại dương là dòng biển lạnh.
D. Ở vùng chí tuyến, bờ tây đại dương là dòng biển nóng.
Câu 18. Hồ đầm có vai trò gì đối với sông ngòi?
A. Điều hòa nước sông

C. Nguồn cung cấp thủy sản

B. Điều hòa khí hậu

D. Du lịch

Câu 19. Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bờ đại dương
B. Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa
C. Các dòng biển lạnh thường xuất phát từ hai cực chảy về phía xích đạo
D. Các dòng biển nóng xuất phát từ hai bên xích đạo chảy về hướng Tây khi gặp lục địa thì chuyển
hướng chảy về phía cực
PHẦN III. VẬN DỤNG THẤP
Câu 20.Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở:
A. Cửa sông.


B. Hạ lưu.

C. Trung và hạ lưu.

D. Thượng và trung lưu.

Câu 21. Ở miền núi, nước sông thường chảy nhanh hơn đồng bằng vì:
A. Gần nguồn tiếp nước hơn

C. 2 bờ sông dốc

B. Lòng sông thường hẹp hơn

D. Hai bên sông có nhiều rừng hơn

Câu 22. Vòng tuần hoàn của nước có vai trò:
A. Cung cấp nguồn thủy sản
B. Phân bố nước trên Trái Đất, điều hòa khí hậu
C. Cung cấp nước và cân bằng nước trên Trái Đất.
D. Cung cấp nước cho sông ngòi và đại dương
PHẦN IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 23. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi có khí
hậu khô hạn?
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến

C. Dòng biển lạnh Canari

B. Có gió Mậu dịch hoạt động


D. Có hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới

Câu 24. Vào thời kì thu – đông, mực lũ thường lên nhanh, đột ngột ở các sông thuộc vùng nào của nước ta?

3

A. Đồng bằng Bắc Bộ

B. Duyên hải miền Trung

C. Đồng bằng Nam Bộ

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


Câu 25. Ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, bờ nào lục địa có khí hậu ấm áp, mưa nhiều?
A. Bắc

B. Nam

C. Đông

D. Tây

Câu 26. Ở vùng chí tuyến Bắc bán cầu, bờ nào lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều?
A. Bắc

B. Nam


C. Đông

D. Tây

Câu 27. Chế độ lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nước ta có đặc điểm gì
A. Lũ lên nhanh, rút chậm

B. Lũ lên chậm, rút chậm

C. Lũ lên chậm, rút nhanh

D. Lũ lên nhanh, rút nhanh

Câu 28. Sông A-ma-dôn có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới, chiều dài thứ nhì thế giới chủ yếu do
A. Sông chảy qua miền khí hậu Xích đạo có mưa nhiều quanh năm
B. Sông có nhiều phụ lưu lớn
C. Nguồn cung cấp nước sông dồi dào từ nước mưa và băng tuyết tan
D. Sông có lũ vào mùa xuân do băng tuyết tan từ dãy An-đét
Câu 29. Tại sao sông Hồng có lũ vào mùa hạ?
A. Băng tuyết tan ở thượng lưu sông
B. Sông Hồng chảy trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa mùa hạ
C. Sông Hồng có mạng lưới sông hình nan quạt, tập trung tại Việt Trì
D. Sông Hồng có đê bao bọc
Câu 30. Đặc điểm nào sau đây đúng với dòng biển chảy ven bờ nước ta
A. Các dòng biển nóng, mang nhiều hơi ẩm quanh năm
B. Các dòng biển lạnh chảy từ phương Bắc xuống
C. Các dòng biển đổi hướng theo mùa
D. Cả dòng biển nóng và lạnh cùng hoạt động mạnh quanh năm


4

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


ĐÁP ÁN
1.A

2.A

3.B

4.B

5.A

6.A

7.A

8.C

9.B

10.D

11.B

12.B


13.B

14.C

15.D

16.D

17.C

18.A

19.C

20.D

21.B

22.B

23.C

24.B

25.D

26.C

27.B


28.A

29.B

30.B

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1.
Ở vùng nhiệt đới và những nơi có khí hậu ấm áp, sông có nguồn cung cấp nước là từ nước mưa
=> chọn A
Câu 2.
Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển, đại dương, do ảnh
hưởng sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời (sgk Địa lí 10 trang 59)
=> Chọn A
Câu 3.
Đầu tháng ngày 1 âm lịch là ngày không trăng, giữa tháng 15 âm lịch là ngày trăng tròn là các ngày thủy triều
lên cao nhất
=> Chọn B
=> Chú ý từ khóa “lần lượt”trong 1 tháng nên sẽ tính từ ngày 1 trong tháng trở đi; tránh nhầm với đáp án A
Câu 4.
Vùng ôn đới lạnh nguồn cung cấp nước sông là băng tuyết tan, mùa xuân băng tuyết tan => lũ vào mùa xuân
=> chọn B
Câu 5.
Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng (sgk Địa lí 10 trang 59)
=> chọn A
Câu 6.
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió
=> chọn A
Câu 7.
Khi Mặt Trăng và Mặt Trời ở cùng phía so với Trái Đất => dao động thủy triều là lớn nhất (sgk Địa lí 10 trang

60)
=> chọn A
Câu 8.

5

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


Dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy vè
phía cực (sgk Địa lí 10 trang 61)
=> chọn C
Câu 9.
Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là bốc hơi và mưa (nước rơi) (hình 15 sgk Địa lí 10 trang 56)
=> chọn B
Câu 10.
Thủy triều là dao động do sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng, trong đó Mặt Trăng là chủ yếu
=> Chọn D
Câu 11.
Dòng biển nóng thường xuất phát từ vùng xích đạo là nơi có nhiệt độ cao chảy về phía cực => chảy từ vĩ độ
thấp lên vĩ độ cao
=> chọn B
Câu 12.
Bức xạ Mặt Trời cung cấp nhiệt cho bề mặt đất làm nước bốc hơi, đây chính là nguồn năng lượng chính cung
cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái đất
=> chọn B
Câu 13.
Nước sông phụ thuộc chính vào nguồn cung cấp nước, đó là chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
=> chọn B
Câu 14.

Ở Bắc bán cầu còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về
Xích đạo
=> chọn C
Câu 15.
Độ dốc và độ rộng lòng sông có ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy, sông càng dốc và lòng sông càng hẹp thì nước
chảy càng nhanh, sông càng rộng, thoải thì nước chảy càng chậm
=> Chọn D
Câu 16.
Sóng thần là sóng thường có chiều cao khoảng 20-40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ có thể tới 400800km/h. Khi vào bờ, sóng thần có sức tàn phá ghê gớm (sgk Địa lí 10 trang 59)
=> đặc điểm D không đúng
=> Chọn D

6

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


Câu 17.
Các dòng biển phân bố đối xứng nhau qua các bờ đại dương; ở vùng chí tuyến, bờ Tây các lục địa (tức bờ đông
các đại dương)có sự hoạt động của các dòng biển lạnh; bờ Tây các đại dương (tức bờ đông các lục địa) có sự
hoạt động của các dòng biển nóng (sgk Địa lí 10 trang 61)
=> Chọn C
=> Chú ý bờ tây đại dương là bờ đông lục địa
Câu 18.
Với sông ngòi, hồ đầm có tác dụng điều tiết nước sông; mùa lũ, hồ đầm tích trữ nước góp phần giảm lũ, mùa
cạn, nước hồ đầm cung cấp thêm cho nước sông, góp phần tăng mực nước sông vào mùa cạn
=> chọn A
Câu 19.
Ở từng bán cầu, Các dòng biển lạnh thường xuất phát từ khoảng vĩ độ 30o – 40o chảy về phía xích đạo, chỉ có
bán cầu bắc có các dòng biển lạnh xuất phát từ cực chảy về xích đạo (sgk Địa lí 10 trang 61)

=> nhận xét “Các dòng biển lạnh thường xuất phát từ hai cực chảy về phía xích đạo” là không đúng
=> chọn C
Câu 20.
Rừng phòng hộ có chức năng giảm lũ cho sông nên thường được trồng ở thượng và trung lưu các con sông để
điều hòa chế độ nước cho sông
=> chọn D
Câu 21.
Ở miền núi, địa hình dốc và lòng sông hẹp nên nước sông thường chảy nhanh, ở đồng bằng lòng sông thường
thoải và rộng hơn, nước sông chảy chậm hơn
=> chọn B
Câu 22.
Vòng tuần hoàn nước luân chuyển nước từ nơi này đến nơi khác giúp phân bố lại nước trên Trái Đất, làm nước
chuyển dạng này sang dạng khác góp phần điều hòa khí hậu trên Trái Đất
=> chọn B
Câu 23.
Tây Bắc châu Phi là hoang mạc Sahara, ngoài nguyên nhân do nằm ở áp cao cận chí tuyến còn có nguyên nhân
rất quan trọng là có dòng biển lạnh Canari chạy ven bờ, khiến khu vực Tây Bắc châu Phi rất ít mưa, khô hạn
kéo dài
=> chọn C
Câu 24.

7

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


Ở Việt Nam, vùng duyên hải Nam Trung Bộ có mưa vào vào thời kì thu đông, thêm vào đó địa hình hẹp ngang,
núi lan ra sát biển, sông nhỏ, ngắn, dốc nên lũ lên nhanh và rút nhanh
=> chọn B
Câu 25.

Vùng ôn đới ở Bắc bán cầu, bờ tây lục địa có khí hậu ấm áp, mưa nhiều như châu Âu, vịnh Alaska do ảnh
hưởng của gió Tây ôn đới và các dòng biển nóng chảy ven bờ
=> chọn D
Câu 26.
Ở vùng chí tuyến Bắc bán cầu, bờ đông lục địa có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều như bờ đông lục địa Nam Mĩ,
bờ đông Nam Phi, bờ đông Bắc Mĩ
=> Chọn C
Câu 27.
Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, lòng sông rộng, thoải, tốc độ nước sông
chảy chậm, mạng lưới sông ngòi dày đặc... nên lũ nên chậm, rút chậm
=> Chọn B
Câu 28.
Sông A-ma-dôn có nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa, do sông nằm trong khu vực khí hậu xích đạo,
mưa nhiều quanh năm nên quanh năm sông nhiều nước
=> Chọn A
Câu 29.
Nguồn cung cấp nước chính cho sông Hồng là nước mưa; sông Hồng chảy trong khu vực có khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa, mưa nhiều vào mùa hạ => sông có lũ vào mùa hạ
=> Chọn B
Chú ý: xét đặc điểm mùa lũ cần xem xét nguồn cung cấp nước cho sông
Câu 30.
Do Việt Nam nằm trong khu vực điển hình của châu Á gió mùa nên các dòng biển cũng có sự đổi hướng theo
mùa. Mùa hạ các dòng biển nóng từ Xích đạo chảy về phía bắc, mùa đông ngược lại
=> Chọn đáp án B
HẾT

8

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!




×