Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định mua và lựa chọn loại hình bảo hiểm y tế tư nhân ở người dân thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***

ĐINH HOÀNG HUY

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA VÀ LỰA CHỌN
LOẠI HÌNH BẢO HIỂM Y TẾ TƢ NHÂN
Ở NGƢỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***

ĐINH HOÀNG HUY

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA VÀ LỰA CHỌN
LOẠI HÌNH BẢO HIỂM Y TẾ TƢ NHÂN
Ở NGƢỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
(Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe)
Mã số: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ TẤT THẮNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Tất Thắng. Ngoài những tài liệu tham khảo được
trích dẫn trong luận văn này, không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác
được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo quy định. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Học Viên

Đinh Hoàng Huy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1
1.1.

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................................1


1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .....................................................................6

1.3.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ........................................6

1.4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ........................................................................6

1.5.

CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: .................................................................................6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................8
2.1.

TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ: .....................................................8

2.2.

LÝ THUYẾT NHU CẦU VỀ SỨC KHOẺ: .............................................9

2.2.1.

Mô hình Grossman (cầu sức khoẻ và dịch vụ y tế): .........................9


2.2.2.

Hàm cầu cho dịch vụ y tế: ................................................................15

2.3.

CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN: ................................................16

2.4.

KHUNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: ...............29

2.4.1.

Khung phân tích: ..............................................................................29

2.4.2.

Giả thuyết nghiên cứu đề xuất:........................................................29

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................31
3.1.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: ....................................................................31

3.2.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: .....................................................................31



3.3.

XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT: ........................................35

3.4.

PHƢƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU: ..................36

3.4.1.

Phƣơng pháp lấy mẫu: .....................................................................36

3.4.2.

Thu thập dữ liệu: ..............................................................................37

3.5.

PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU: ...........................................37

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................40
4.1.

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ: .......................................................40

4.2.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY: ......................................................50

4.3.


THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: ............................................61

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................63
5.1.

KẾT LUẬN: ..............................................................................................63

5.2.

HÀM Ý CHÍNH SÁCH: ..........................................................................63

5.3.

HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU: .....................................................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tóm tắt hệ thống Bảo hiểm Y tế Việt Nam ................................................2
Bảng 3.1: Mô tả biến số trong mô hình nghiên cứu ..................................................33
Bảng 4.1: Thống kê mô tả theo đồ thị .......................................................................40
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy ......................................51
Bảng 4.3: Kết quả mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng lên quyết định mua hay
không mua bảo hiểm và quyết định chọn mua từng loại bảo hiểm ..........................52


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Khung phân tích ........................................................................................29
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................31
Hình 4.1: Thống kê các quyết định lựa chọn mua bảo hiểm ....................................41
Hình 4.2: Quyết định mua bảo hiểm theo thu nhập ..................................................42
Hình 4.3: Quyết định mua bảo hiểm theo trình độ học vấn ......................................43
Hình 4.4: Độ tuổi trung bình theo các nhóm quyết định mua bảo hiểm ...................44
Hình 4.5: Quyết định mua bảo hiểm theo khu vực làm việc ....................................45
Hình 4.6: Quyết định mua bảo hiểm theo giới tính...................................................46
Hình 4.7: Quyết định mua bảo hiểm theo tình trạng sức khoẻ (có hay không khám
bệnh trong 3 tháng gần nhất) .....................................................................................47
Hình 4.8: Quyết định mua bảo hiểm theo tình trạng sức khoẻ (số lần nghỉ việc do
bệnh) ..........................................................................................................................47
Hình 4.9: Số trẻ em trong gia đình phân theo nhóm các quyết định mua bảo hiểm .48
Hình 4.10: Yếu tố sống cùng bố mẹ trong gia đình theo phân nhóm các quyết định
mua bảo hiểm ............................................................................................................49
Hình 4.11: Quyết định mua bảo hiểm theo yếu tố có thẻ BHYT nhà nước ..............50
Hình 4.12: Quyết định mua bảo hiểm theo yếu tố may rủi .......................................50


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHYT

:

Bảo hiểm y tế

KCB

:


Khám chữa bệnh

MNLM :

Multinomial Logistic Regression Models (mô hình hồi quy

đa thức)
OLS

:

Ordinary Least Square (phương pháp bình phươg nhỏ nhất)


TÓM TẮT
Dựa trên mô hình cầu sức khoẻ và dịch vụ y tế của Grossman (1972b) và các
nghiên cứu thực nghiệm của Propper (1989), Hopkins và P. Kidd (1996), Liu và
Chen (2002), Christiansen và cộng sự (2002), Höfter (2006), Finn và Harmon
(2006), Makoka và cộng sự (2007), Ying và cộng sự (2007), đề tài tiến hành xây
dựng mô hình nghiên cứu định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua và lựa chọn loại hình BHYT tư nhân. Dựa trên dữ liệu sơ cấp thu thập
được tại Bệnh viện 115 và Bệnh viện nhân dân Gia Định - Tp. Hồ Chí Minh, đề tài
sử dụng phương pháp hồi quy Multinomial Logistic để phân tích dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng nhất
định đối với quyết định mua và lựa chọn loại hình BHYT tư nhân của đối tượng
khảo sát. Đặc biệt, những người có thu nhập tốt và trình độ học vấn cao thường là
đối tượng dễ dàng quyết định mua BHYT tư nhân. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra
phù hợp với cơ sở lý thuyết, ngoài ra các yếu tố như độ tuổi, qui mô gia đình, tình
trạng việc làm, tình hình sức khoẻ cũng ảnh hưởng đến quyết định của đối tượng
được khảo sát tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đây Propper (1989),

Hopkins và P. Kidd (1996), Makoka và cộng sự (2007), Ying và cộng sự (2007).


ABSTRACT
Based on Grossman's model on demand of health and health services (1972b)
and the empirical studies: Propper (1989), Hopkins and P. Kidd (1996), Liu and
Chen (2002), Christiansen et al. 2002, Höfter (2006), Finn and Harmon (2006),
Makoka et al. (2007), Ying et al. (2007), the thesis conducted an econometric model
to identify factors, which influence the decision to buy and choose the type of
private health insurance. Based on primary data collected at 115 Hospital and Gia
Dinh People‟s Hospital - Ho Chi Minh City, the thesis uses the Multinomial
Logistic regression method to analyze data.
The research results show that demographic factors affect on the decision to
purchase and choose the type of private health insurance of the respondents. In
particular, people with good incomes and high levels of education are often the ones
who easily decide to buy private health insurance. The results of the study are
consistent with the theoretical basis, in addition, factors such as age, family size,
employment status, health status also affect the decisions of the respondents, similar
to the previous research results of Propper (1989), Hopkins and P. Kidd (1996),
Makoka et al (2007), Ying et al (2007).


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong cuộc sống lao động hàng ngày, con người chịu ảnh hưởng tác động
của môi trường xung quanh, sự tác động này bao gồm các điều kiện khí hậu, nơi
làm việc ... Trong thời đại công nghiệp hoá hiện nay, con người phải chịu ảnh
hưởng nhiều hơn do các chất thải được tạo ra từ các khu công nghiệp làm phá hoại

môi trường sinh thái. Thêm vào đó sự lao động không còn đơn thuần, nhiều người
phải làm việc trong những nơi nguy hiểm, độc hại và nó tác động lớn đến sức khoẻ
của họ nên việc ốm đau, bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. Khi xảy ra ốm đau
bệnh tật, sự chi tiêu cho việc khám chữa bệnh (KCB) có thể là rất lớn mà khả năng
người bệnh lại không đảm bảo được khoản chi tiêu cần thiết đó, điều này thúc đẩy
bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời nhằm giải quyết vấn đề này với tính chất huy động sự
đóng góp của số đông người khoẻ mạnh để bù cho số ít người ốm đau.
Hiện nay trên thế giới BHYT được triển khai dưới các hình thức khác nhau,
ở các quốc gia BHYT nằm trong hệ thống bảo hiểm xã hội và có những nước thì
BHYT là một hệ thống độc lập. Ở Việt Nam, chính sách BHYT được triển khai từ
năm 1992 nằm trong hệ thống bảo hiểm xã hội được quản lý điều hành bởi nhà
nước, huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội. Hệ thống
BHYT nhà nước (bắt buộc) bao gồm hai chương trình riêng biệt: một chương trình
phổ biến dành cho các đối tượng là nhân viên công chức nhà nước, người lao động
trong các công ty doanh nghiệp đóng góp vào quỹ BHYT, và một chương trình
dành cho việc hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, ngoài ra trẻ em dưới 6
tuổi sẽ được cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ miễn phí (Ron, 1998). Khoản
đóng góp vào BHYT đối với doanh nghiệp nhà nước được tính như một phần của
thu nhập, ban đầu là 10% sau đó giảm xuống còn 3%, trong khu vực tư nhân do thu
nhập của nhân viên liên quan đến lợi nhuận thưởng nên ấn định mức đóng là 3%
trên tổng doanh thu, trong đó 2% phí bảo hiểm được chi trả bởi người sử dụng lao
động và 1% phí còn lại do người lao động đóng (Ron, 1998). BHYT nhà nước sẽ


2

chi trả một phần hoặc toàn bộ cho cá nhân điều trị ngoại trú, cùng với dịch vụ chăm
sóc nội trú hoặc tham vấn tại cơ sở y tế đã đăng ký trước (Ensor, 1995).
Bảng 1.1: Tóm tắt hệ thống Bảo hiểm Y tế Việt Nam
Chƣơng trình


Độ bao
phủ dân số

Nhóm mục
tiêu

Tài chính

Báo cáo tác động

BHYT nhà
nƣớc *

9%

Nhân viên nhà
nước, người
nghỉ hưu, người
khuyết tật,
người có công

- 3% thuế biên
chế (2% người
sử dụng lao
động, 1%
người lao
động đóng)

- Gia tăng hữu dụng

- Giảm chi phí tự chi
trả
- Cải thiện bảo hiểm
rủi ro

Quỹ chăm
sóc sức khoẻ
cho ngƣời
nghèo *

18%

Người nghèo,
dân tộc thiểu số
miền núi, cư
dân trong các
cộng đồng khó
khăn

- Chính phủ
chi trả 75% và
nguồn lực của
tỉnh 25%

- Gia tăng hữu dụng
- Giảm chi phí tự chi
trả
- Giảm thanh toán
nguy cơ cú sốc sức
khoẻ


Miễn phí
chăm sóc sức
khoẻ cho trẻ
dƣới 6 tuổi

11%

Tất cả trẻ em
dưới 6 tuổi

- Chính phủ
100 %

- Không có báo cáo
tác động

BHYT tự
nguyện

11%

Lao động tự do,
lao động trong
khu vực tư
nhân, học sinh,
sinh viên

- Phí bảo hiểm - Gia tăng hữu dụng
đóng góp dựa - Giảm chi phí tự chi

trên khả năng trả
chi trả

* Một phần của hệ thống bảo hiểm xã hội
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Vietnam Social Security, 2007)
Bảng 1.1 cho chúng ta cái nhìn tổng quan về hệ thống BHYT Việt Nam qua
những chương trình, độ bao phủ và những tác động được báo cáo. Khoảng nửa dân


3

số được lợi ích khi tham gia một số hình thức BHYT hoặc trả trước, hệ thống
BHYT bắt buộc có 41% dân số tham gia gồm nhân viên nhà nước 9%, người nghèo
18% và trẻ em dưới 6 tuổi là 11%, ngoài ra khoảng 3% dân số tham gia với những
quy định bảo hiểm đặc biệt gồm người về hưu, người khuyết tật, đối tượng chính
sách, và người có công. Trong khi đó chương trình BHYT tự nguyện chiếm khoảng
11% dân số (Ekman và cộng sự, 2008).
Trải qua hơn 20 năm thực hiện BHYT, với nhiều thay đổi quan trọng không
chỉ về cơ chế, chính sách tài chính y tế mà còn tác động đến nhiều mặt của hoạt
động khám chữa bệnh cho nhân dân và đạt được những kết quả nhất định. Nghị
quyết số 21 ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị xác định BHYT là một chính sách
quan trọng, trụ cột góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm
cộng đồng “mình vì mọi người” trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ.
BHYT là một chính sách xã hội lớn, mang ý nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc, góp
phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
người dân, thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHYT là trách nhiệm của các cấp
uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người
dân. Trên tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ
sung và thông qua ngày 13/6/2014 với nhiều nội dung đổi mới thể hiện rõ tính ưu
việt của BHYT, đó là mở rộng đối tượng tham gia BHYT, mở rộng phạm vi quyền

lợi BHYT và mức hưởng BHYT; mở rộng thông tuyến khám chữa bệnh BHYT;
quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT; quy định trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức có liên quan. Những thay đổi này nhằm giảm các gánh nặng chi
phí khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y
tế đối với một số đối tượng chính sách và các nhóm đối tượng yếu thế.
Chính sách nhà nước tạo điều kiện cho những người dân có thu nhập trung
bình, thấp tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn
đang gặp nhiều thách thức về chi phí KCB phát sinh cao, cùng với sự thiếu hụt và
không đều trong việc phân phối các chuyên gia y tế, số giường bệnh trên đầu người.


4

Điều này đưa đến nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ của nhóm có thu nhập trung bình,
khá đang dần chuyển dịch sang khu vực tư nhân và KCB tại nước ngoài, đây chính
là tiềm năng to lớn mà các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân trong và ngoài nước khai
thác, tạo thêm cơ hội cho người dân thông qua những sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ.
BHYT nhà nước và BHYT tư nhân thực hiện trên cùng một nguyên tắc có
tham gia đóng góp bảo hiểm thì mới được hưởng quyền lợi, không đóng góp thì
không được hưởng quyền lợi, người mua bảo hiểm sẽ được chi trả một phần hoặc
toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí thuốc men điều trị. Nếu mục tiêu
hoạt động của BHYT tư nhân là lợi nhuận thì mục tiêu hoạt động của BHYT nhà
nước là phi lợi nhuận nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, góp phần ổn
định đời sống cho nhân dân. Mức đóng, tỷ lệ đóng BHYT nhà nước hoàn toàn dựa
vào thu nhập từ tiền lương của người lao động, mức lương cơ sở và mức hưởng
được thực hiện theo quy định chung của Luật Bảo hiểm y tế. Trong khi quan hệ
giữa mức đóng góp và mức hưởng của BHYT tư nhân là quan hệ tỷ lệ thuận, ứng
với mỗi mức đóng góp nhất định thì khi khám bệnh cũng như điều trị sẽ nhận được
một mức quyền lợi tương ứng quy định trước. Ngoài hai yếu tố cơ bản mục tiêu
hoạt động, mức đóng góp - tỷ lệ chi trả bảo hiểm thì còn có 4 điểm khác biệt nổi bật

khác ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT tư nhân hay BHYT nhà nước: các
đặc điểm của nguồn nhân lực y tế trong cơ sở khám chữa bệnh, dụng cụ thiết bị y tế
- dược phẩm, hiệu quả - kỹ năng trong việc chăm sóc người bệnh, sự hài lòng của
bệnh nhân đối với các dịch vụ y tế được cung cấp (Tuan và cộng sự, 2005).
Theo Nghị định 105/2014/NĐ-CP, người tham gia BHYT nhà nước với mức
phí bảo hiểm tối thiểu 700 ngàn đồng/năm khi đi khám chữa bệnh thì được quỹ bảo
hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi 80% tổng chi phí điều
trị, nếu tổng chi phí dưới 127 ngàn đồng/lần sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả toàn
bộ. Đối với trường hợp đối tượng điều trị sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao thì chi phí
tối đa mà quỹ bảo hiểm y tế chi trả là 48,4 triệu đồng tương đương 40 tháng lương
tối thiểu. Thực tế việc khám và điều trị cho thấy đây là mức chi trả không cao, vì


5

thế nhiều người tuỳ vào nhu cầu và mục đích của mình mà hướng đến BHYT tư
nhân. Như đã trình bày ở trên, chi phí tham gia BHYT tư nhân cao hơn nên được
chi trả nhiều hơn, chẳng hạn gói bảo hiểm mở rộng của công ty bảo hiểm Bảo Việt
(hợp tác với ngân hàng HSBC) cho độ tuổi từ 0-18 có mức phí bảo hiểm 2,1 triệu
đồng/năm, cao gần 5 lần so với BHYT nhà nước, nhưng hạn mức chi trả cao gần 10
lần (450 triệu đồng so với 48,4 triệu đồng). Hiện nay thị trường bảo hiểm sức khoẻ
nước ta đã có một số hãng bảo hiểm tư nhân tham gia như AIA, Prudential, Bảo
Minh, PJICO, Liberty. Hãng Liberty (Hoa Kỳ) đang cung cấp nhiều sản phẩm bảo
hiểm sức khoẻ, trong đó có những sản phẩm với mức trách nhiệm tối đa của sản
phẩm là 1 tỷ đồng. Với mức này, người mua bảo hiểm sẽ được chi trả toàn bộ chi
phí cấy, ghép bộ phận cơ thể, điều trị ung thư và chi phí điều trị tại khoa cấp cứu.
Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi sức khỏe dịch tễ học, các vấn
đề bệnh rối loạn mãn tính và sức khỏe của dân số già đang gia tăng, vì thế tham gia
BHYT không chỉ góp phần đảm bảo chăm sóc sức khoẻ thông qua việc chia sẻ gánh
nặng tài chính mà còn thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo. Và

BHYT tư nhân đang góp phần giải quyết những nhu cầu của người dân đối với các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao, tốt hơn mà BHYT nhà nước chưa thể
đem lại. Việc quyết định tham gia BHYT tư nhân giống như các hành vi sức khoẻ
khác, ảnh hưởng bởi bối cảnh xã hội, với sự khác biệt thu nhập, trình độ học vấn,
nhận thức, mối quan tâm đến tình trạng sức khoẻ, và các yếu tố nhân khẩu học
(Mathauer, 2008). Ngoài ra nó còn tuỳ thuộc vào sự khác biệt cảm nhận của người
tham gia BHYT giữa mức độ hữu dụng dự kiến đem lại khi có bảo hiểm và không
có bảo hiểm (Kirigia, 2005) khi khám chữa bệnh.
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá các yếu
tố tác động đến việc mua BHYT tư nhân, vì thế đề tài được thực hiện nhằm để đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua BHYT tư nhân từ đó có những lý giải phù
hợp nhằm khuyến khích người dân tham gia BHYT để tránh những rủi ro không dự
đoán được trong cuộc sống hàng ngày.


6

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua BHYT tư nhân và lựa chọn loại hình tham gia loại hình bảo hiểm. Trên cơ
sở mục tiêu tổng quát, đề tài cần đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
- Đánh giá thực trạng tham gia BHYT tư nhân theo các yếu tố đặc điểm kinh
tế - xã hội của cá nhân của những người từ 18 tuổi trở lên.
- Xác định tác động của các yếu tố đó về việc tham gia BHYT tư nhân và lựa
chọn loại hình bảo hiểm.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu là quyết định mua BHYT tư nhân và lựa chọn gói bảo
hiểm của người dân KCB.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại khu vực đăng ký KCB ở bệnh viện 115
và bệnh viện Gia Định tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2018.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã trình bày, đề tài tập trung
trả lời những câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Các yếu tố là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đến việc tham gia
BHYT tư nhân?
- Mức độ tác động của các yếu tố đó đến quyết định tham gia BHYT tư nhân
và việc lựa chọn loại hình bảo hiểm sức khoẻ như thế nào?
1.5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
Luận văn có kết cấu 5 chương, theo đó:
Chương 1: giới thiệu tổng quát bối cảnh nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, đối
tượng - phạm vi nghiên cứu, các mục tiêu nghiên cứu cần đạt được.


7

Chương 2: trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến BHYT, lý thuyết giải thích
cho việc tham gia BHYT tư nhân, lược khảo các nghiên cứu về chủ đề này. Trên
nền tảng đó, xây dựng khung phân tích và đặt ra các giả thuyết cho nghiên cứu.
Chương 3: trình bày khái quát phương pháp nghiên cứu, mô hình định lượng
trong nghiên cứu, cách thức chọn mẫu, thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích
dữ liệu.
Chương 4: mô tả dữ liệu khảo sát, đưa ra những kết quả thu được từ phân
tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết.
Chương 5: phần kết luận, đóng góp của đề tài, những mặt hạn chế của nghiên
cứu và những đề xuất mang tính gợi mở nhằm cải thiện ý định tham gia BHYT tư
nhân của người dân.


8


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 trình bày tổng quan các khái niệm liên quan đến BHYT nhà nước,
BHYT tư nhân; các lý thuyết giải thích cho việc tham gia BHYT tư nhân và lược
khảo các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này để có cách tiếp cận phù hợp.
2.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ:
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (09/12/2000) thì “kinh doanh
bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên
mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm”. Chúng ta có thể hiểu khái quát “bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của
người bảo hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng
bảo hiểm do rủi ro phát sinh trong thời gian thoả thuận hợp đồng bảo hiểm giữa hai
bên với điều kiện người được bảo hiểm đã nộp khoản tiền phí bảo hiểm”.
Một trong những đặc tính quan trọng của sức khoẻ là tính bất định, và bởi vì
mối liên hệ mật thiết giữa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và sức khoẻ, tính bất định của
sức khoẻ kéo theo tính bất định trong chi tiêu cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Trực
giác ban đầu sẽ nói với chúng ta rằng chính vì tính bất định này mà chúng ta cần
bảo hiểm sức khoẻ, hay chính xác hơn là bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, thực tế có thể
cũng sẽ mách bảo chúng ta cần bảo hiểm sức khoẻ bởi vì chúng ta cần khoản tài
chính nhận được từ bảo hiểm sức khoẻ để chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ cần thiết để chữa bệnh cho mình. BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng
trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, hiện nay Việt Nam có 2 loại hình BHYT:
- BHYT nhà nước, mang tính xã hội không vì mục đích lợi nhuận và được
Nhà nước tổ chức thực hiện theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày
14/11/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số
46/2014/QH/13 ngày 13/6/2014. Mọi người dân phải bắt buộc tham gia BHYT theo
Luật BHYT.



9

- BHYT tư nhân (sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ của các công ty bảo hiểm
nhân thọ và phi nhân thọ), mang tính kinh doanh, hoạt động có lợi nhuận theo Luật
Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngay 09/12/2000 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010.
Hiện tại có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài triển khai loại hình BHYT này.
Trên thị trường bảo hiểm hiện nay, sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ của các
doanh nghiệp bảo hiểm rất đa dạng (cả doanh nghiệp trong và ngoài nước) để khách
hàng tuỳ chọn. Tuy nhiên gói bảo hiểm sức khoẻ phổ biến nhất có hai nhóm chính
là chương trình bảo hiểm phổ thông và bảo hiểm cao cấp. Cụ thể, chương trình bảo
hiểm phổ thông phù hợp cho việc điều trị, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công
lập, tư nhân, quốc tế trong nước. Còn gói bảo hiểm cao cấp hướng tới đối tượng
khách hàng có điều kiện tài chính tốt, thường xuyên thăm khám, sử dụng dịch vụ tại
các bệnh viện cao cấp trong và ngoài nước.
Theo Công ty tư vấn chiến lược phát triển quốc tế thì tốc độ gia tăng dân số
người cao tuổi ở Việt Nam vào khoảng 3,4%/năm cho đến năm 2020. Quá trình già
hóa dân số đang diễn ra, kéo theo sự gia tăng số ca mắc bệnh mãn tính và tăng chi
phí y tế. Hiện nay, chi tiêu chăm sóc sức khoẻ bình quân của người Việt ước tăng từ
133 USD/năm 2016 lên 183 USD/năm 2020. Xu hướng này dự đoán tiếp tục tăng
trong bối cảnh nhà nước cho thực thi các chính sách chăm sóc sức khỏe phổ thông
và phát triển cơ sở hạ tầng y tế từ năm 2018 này. Sự gia tăng nhu cầu chăm sóc sức
khoẻ tốt hơn tại Việt Nam hiện nay, là động lực để các công ty bảo hiểm không chỉ
mở gói sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ có quyền lợi hấp dẫn thiết thực, mà còn xây
dựng và phát triển hệ thống kết nối với các bệnh viện lớn và bệnh viện chất lượng
cao.
2.2. LÝ THUYẾT NHU CẦU VỀ SỨC KHOẺ:
2.2.1. Mô hình Grossman (cầu sức khoẻ và dịch vụ y tế):



10

Nếu đồng ý xem sức khoẻ là một tài sản có thể sản xuất được, việc tạo ra sức
khoẻ có thể coi như một sự đầu tư bù đắp cho phần vốn đã bị tiêu tốn vì tuổi tác và
lối sống, và tạo nên một sự gia tăng trong “vốn sức khoẻ”. Việc đầu tư này đạt được
nhờ sử dụng các dịch vụ y tế (chữa bệnh) và những nỗ lực của cá nhân trong việc
phòng bệnh. Lợi ích thu được từ vốn sức khoẻ chính là việc giảm thiểu thời gian ở
trong một trạng thái sức khoẻ “đau ốm”. Thời gian khoẻ mạnh thu được có thể làm
tăng mức thoả dụng một cách gián tiếp hay trực tiếp qua mức thu nhập lao động cao
hơn, và nhờ đó làm tăng tiêu dùng. Những cá nhân lý trí sẽ tối đa hoá mức thoả
dụng bằng cách sử dụng theo cách tối ưu lượng vốn sức khoẻ trong cuộc đời họ. Mô
hình nghiên cứu của Grossman (1972b) chỉ ra ảnh hưởng của độ tuổi, thu nhập tiền
lương và trình độ học vấn là các yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu tối ưu hoá vốn
sức khoẻ của con người.
Grossman (1972b) đã xây dựng mô hình nhu cầu về hàng hoá “sức khoẻ tốt”,
trung tâm của mô hình là sức khoẻ được xem như cổ phiếu vốn bền vững tạo ra sản
phẩm khoẻ mạnh theo thời gian. Giả định rằng các cá nhân kế thừa một lượng sức
khoẻ ban đầu giảm đi theo độ tuổi và được tăng lên bằng cách đầu tư. Trong khung
mô hình này, “giá ẩn” của sức khoẻ phụ thuộc vào nhiều biến số khác ngoài mức
giá chăm sóc y tế. Điều này cho thấy “giá ẩn” tăng lên theo độ tuổi nếu tỷ lệ khấu
hao vốn sức khoẻ tăng lên trong suốt chu kỳ sống và ngược lại đối với giáo dục, nếu
người có học vấn cao và xem là yếu tố sản xuất sức khoẻ. Xét một cá nhân với một
kế hoạch gồm hai giai đoạn, trong mỗi giai đoạn họ trải qua một lượng thời gian
đau ốm

, nếu vốn sức khoẻ càng lớn thì khoảng thời gian này càng ít đi. Nói cách

khác, thời gian khoẻ mạnh chính là những lợi ích của vốn sức khoẻ. Cá nhân đó

nhận được mức thoả dụng dương từ những hàng hoá tiêu dùng X và những mức
thoả dụng âm từ thời gian đau ốm

. Hàm thoả dụng dựa trên những đìều kiện

này được giả định là không phụ thuộc vào thời gian (tỷ lệ thay thế biên giữa thời
gian đau ốm và tiêu dùng không thay đổi theo thời gian). Mức thoả dụng trong
tương lai được chiết khấu bằng một yếu tố giả định
tối đa hoá mức thoả dụng đã chiết khấu

.

. Nhờ đó, cá nhân được


11

Hàm thoả dụng của cá nhân với lượng vốn sức khoẻ:
(1)

Thành phần quan trọng của mô hình Grossman là phương trình thể hiện sự
thay đổi lượng vốn sức khoẻ qua thời gian. Một mặt, vốn sức khoẻ hao mòn với tỷ
lệ , khiến sức khoẻ giảm xuống theo thời gian, tỷ lệ hao mòn này không cố định
theo thời gian. Mặt khác, cá nhân này có thể tăng vốn sức khoẻ bằng cách đầu tư .
Mức đầu tư này bao gồm việc tiêu dùng cho dịch vụ y tế và khoảng thời gian
dành cho những nỗ lực phòng bệnh. Gộp lại ta có:
(2)
Phương trình trên tạo nên một ràng buộc trong vấn đề tối ưu hoá cá nhân, tỷ
lệ khấu hao xem như biến ngoại sinh nhưng nó có thể thay đổi theo độ tuổi của cá
nhân. Tuy vậy, không chỉ sức khoẻ thay đổi theo thời gian mà ngoài ra còn tài sản

(sự sung túc) và kiến thức (học vấn, kỹ năng chẳng hạn) cũng thay đổi. Cụ thể, mức
tiết kiệm

có được trong giai đoạn đầu có thể được tiêu dùng trong giai đoạn thứ

hai. Tiết kiệm cho mức lãi suất và trở thành

với

. Với phương trình

trên, việc đầu tư vào sức khoẻ chỉ diễn ra trong suốt giai đoạn đầu.
Từ vấn đề bảo hiểm sức khoẻ, điều này có nghĩa là những chi tiêu cho chăm
sóc sức khoẻ
đầu

với

phải được tài trợ bởi thu nhập lao động hay một mức tài sản ban
là mức lương trong giai đoạn đầu và

là giá cả của dịch vụ y tế.

Ngược lại, tiêu dùng (ở mức giá ) phải dương ở cả hai giai đoạn. Quy ước tổng
thời gian là 1, gộp lại ta có ràng buộc về ngân sách sau khi chiết khấu như sau:
(

)

(3)



12

Để giải bài toán tối ưu này, ta viết hàm Lagrange như sau:

(

(

)

)
(4)

Số nhân Lagrange

thể hiện mức độ mà sự nới lỏng các ràng buộc sẽ

cải thiện mục tiêu chung của bài toán tối ưu, được đo bằng mức thoả dụng đã chiết
khấu. Ta tìm các điều kiện bậc nhất cho một phương án của bài toán tối ưu này
bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất đối với từng biến quyết định và cho đạo hàm này
bằng không.
Việc lấy đạo hàm với các biến



là để đảm bảo các ràng buộc trong các

phương trình trên xảy ra, không trình bày trong bài viết này. Coi


là một giá trị cố

định cho trước, ta có:
(5)

(6)

(7)

(8)

(9)
Chia phương trình (6) cho (7) ta có:



(10)


13

Chia phương trình (8) cho (9) ta có:


(11)



Giải phương trình (9), tìm rồi thế vào phương trình (5) ta được:

*

+

(12)

Từ phương trình (7), (8) ta có:


(13)



Thay

ở phương trình (13) vào phương trình (12) ta có:
*

hay



+
(

(14)



)





Điều kiện trên đòi hỏi mức thoả dụng biên của một sự đầu tư vào sức khoẻ
phải bằng với mức chi phí biên của nó.
Vế bên trái có thể được giải thích như sau:
Điều kiện tiên quyết là sự hiệu quả. Để cho việc đầu tư vào sức khoẻ có được
mức sinh lợi dương, nó phải giúp giảm thời gian đau ốm. Một giá trị âm của đạo
hàm

kết hợp với giá trị dương của biểu thức trong ngoặc làm cho vế trái của

phương trình (14) dương, tức là mức thoả dụng biên phải dương.
Coi sức khoẻ như hàng hoá tiêu dùng, sự giảm xuống trong khoảng thời gian
đau ốm (cũng là lợi ích sức khoẻ tăng lên) khiến làm tăng mức thoả dụng một cách
trực tiếp vì

. Nếu chiết khấu, lợi ích từ mức thoả dụng bằng

với điều


14

kiện (14) chỉ gồm yếu tố đầu tiên trong mức thoả dụng biên của một sự đầu tư và
sức khoẻ, nó được gọi là mô hình tiêu dùng thuần tuý.
Coi sức khoẻ như hàng hoá đầu tư, sự giảm xuống trong thời gian đau ốm có
tác động ngay lập tức lên sự sung túc của một cá nhân thông qua
lương thực tế


. Giá trị này phụ thuộc vào

và mức

(mức thoả dụng biên của việc tiêu

dùng một hàng hoá tăng thêm). Vậy ngay cả khi thời gian đau ốm không bị từ chối
vì bản thân sự khó chịu mà nó gây ra thì việc đầu tư vào sức khoẻ cũng đem lại lợi
ích trong việc tăng thêm thu nhập lao động và mức độ sung túc. Vì sức khoẻ trở
thành một hàng hoá thực chất chỉ được đánh giá dựa trên tác động của nó lên mức
sung túc, điều kiện (14) khi chỉ giữ lại yếu tố thứ hai này gọi là mô hình đầu tư
thuần tuý.
Vế phải của phương trình (14) phản ánh chi phí biên của việc có thêm một
đơn vị vốn sức khoẻ. Nó có thể được giải thích như sau:
Mức thoả dụng biên

thể hiện những gì mất đi từ việc bỏ qua một phần

tiêu dùng để đầu tư cho sức khoẻ. Tuy vậy tổn thất này được giảm xuống mức đáng
kể nếu việc tiêu dùng các dịch vụ y tế là hiệu quả (

lớn).

Cuối cùng, năng suất này cần được điều chỉnh bởi giá của sự chăm sóc y tế
vì việc đầu tư vào sức khoẻ có lợi nhưng không nhiều nếu

cao. Tương tự, mức

thoả dụng thực sự mất đi từ việc từ bỏ một sự tiêu dùng nhất định cần phải được

điều chỉnh bởi mức giá của hàng tiêu dùng vì nếu cao, chỉ một vài đơn vị của
bị từ bỏ.
Trong mô hình này, sức khoẻ và sự sung túc là hai tài sản tương quan với
nhau. Giá trị của chúng được quản lý tối ưu qua thời gian bởi các cá nhân, trong
trường hợp sức khoẻ, mức thoả dụng biên của việc có thêm một đơn vị vốn sức
khoẻ gồm một phần tiêu dùng và một phần đầu tư. Tổng của chúng phải bằng với
chi phí biên của việc có thêm một đơn vị vốn sức khoẻ.


15

2.2.2. Hàm cầu cho dịch vụ y tế:
Dựa trên mô hình Grossman, Wagstaff (1986) đã phát triển hàm cầu với sức
khoẻ và các dịch vụ y tế thành những dạng hàm cụ thể đối với hàm thoả dụng và
các hàm



. Dù cho có những hạn chế, dạng hàm Cobb-Doughlas

thường được giả định



. Theo tính chất của hàm Cobb-Doughlas,

mức đầu tư vào sức khoẻ được tạo nên bởi các dịch vụ y tế
nhân dành cho sự chăm sóc sức khoẻ

và thời gian mà cá


. Bên cạnh đó, một mức giáo dục cao hơn

được giả định sẽ tăng hiệu quả của việc đầu tư.
Mô hình hàm cầu cho dịch vụ y tế chỉ ra mức cầu để có chi phí thấp nhất đối
với các dịch vụ y tế cho một vốn sức khoẻ cho trước
cụ thể hoá dạng hàm của hàm đầu tư sức khoẻ

. Để có dạng hàm cụ thể, ta
. Ta giả định hàm đầu tư này

có dạng Cobb-Doughlas:
(15)
Yếu tố giáo dục E làm tăng tác dụng của dịch vụ y tế M và thời gian dành
cho chăm sóc sức khoẻ

. Mức hiệu quả của nó được đo bằng

.

là độ co giãn đối với đầu vào. Với hàm đầu tư (15), hành vi tối thiểu hoá chi
phí sẽ tạo ra hàm cầu cho dịch vụ y tế dạng lôgarít:
(16)
Hàm này chỉ ra rằng mức vốn sức khoẻ cao hơn sẽ dẫn tới nhu cầu cao hơn
đối với dịch vụ y tế dưới dạng một yếu tố sản xuất. Tác động của các biến ngoại
sinh

(mức giá sử dụng dịch vụ y tế) và

(mức lương ban đầu) được giải thích


như sau:
Sự tăng lên trong mức giá
xuất, sự giảm xuống của
cho chăm sóc sức khoẻ

làm giảm lượng cầu. Vì chỉ có hai yếu tố sản

sẽ được thay thế bởi sự tăng lên trong thời gian dành
. Mức lương ban đầu

vụ y tế cao (với mức giáo dục

cao sẽ khiến nhu cầu đối với dịch

cho trước), rõ ràng khi chi phí cơ hội của thời gian


×