Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại xã vàng san, huyện mường tè, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CÀ THỊ HAI
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI XÃ VÀNG SAN
HUYỆN MƯỜNG TÈ - TỈNH LAI CHÂU”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa

: 2015 - 2019

Thái Nguyên - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CÀ THỊ HAI


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI XÃ VÀNG SAN
HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Lớp

: K47 - ĐCMT

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa

: 2015 – 2019

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Minh Ngọc

Thái Nguyên - 2019



i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình học tập
của sinh viên tại các trường Đại học nói chung và trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên nói riêng. Đây là thời gian cần thiết giúp cho sinh viên củng cố
kiến thức đã học trên giảng đường, đồng thời giúp sinh viên làm quen với
thực tế, nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học, trau dồi cho sinh viên
tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành cán bộ có
trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu của thực tế, góp phần xứng
đáng vào sự phát triển của nước nhà.
Xuất phát từ cơ sở đó, là một sinh viên của khoa Quản lý Tài Nguyên,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Sau thời gian học tập trau dồi kiến
thức tại trường em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng
nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại xã Vàng San,
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, Ban chủ
nhiệm khoa, Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo
ThS. Dương Minh Ngọc; các cô chú trong UBND xã Vàng San và gia đình
người thân, bạn bè đã giúp em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày..... tháng..... năm 2018
Sinh viên
Cà Thị Hai



ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Địa điểm lấy mẫu nước xã Vàng San ............................................. 30
Bảng 4.1. Các loại hình bể sử dụng trên địa bàn xã Vàng san, huyện Mường
Tè, tỉnh Lai Châu ............................................................................ 40
Bảng 4.2. Các loại nhà vệ sinh trên địa bàn xã Vàng San, huyện Mường Tè,
tỉnh Lai Châu................................................................................... 42
Bảng 4.3. Kết quả điều tra ý kiến của người dân trong xã về chất lượng nước
sinh hoạt đang sử dụng. .................................................................. 43
Bảng 4.4. Kết quả phân tích nước bể tại xã Vàng San ................................... 44
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nước khe suối tại xã Vàng San, huyện Mường
Tè, tỉnh Lai Châu ............................................................................ 47


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ lệ các loại nước trên thế giới ..................................................... 20
Hình 2.1. Xu hướng tiêu thụ nước tại Việt Nam............................................. 23
Hình 4.1. Vị trí địa lý xã Vàng San ................................................................. 33
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt......................................... 40
Hình 4.3. Biểu đồ về việc người dân sử dụng thiết bị lọc nước ..................... 41
Hình 4.4 Hàm lượng PH trong mẫu nước bể .................................................. 45
Hình 4.5. Hàm lượng COD trong mẫu nước bể .............................................. 46
Hình 4.6 Hàm lượng TSS trong nước mẫu bể ................................................ 46
Hình 4.7. Biểu đồ hàm lượng các chỉ tiêu phân tích trong mẫu nước sinh hoạt ...48
Hình 4.8. Biểu đồ hàm lượng TSS trong mẫu nước khe................................. 49



iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

STT

Nghĩa cụm từ

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

BKHCNMT

Bộ Khoa Học công Nghệ - Môi Trường

3

Bộ TN & MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

4

CHXHCNVN


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5

DO

Hàm lượng oxy hòa tan

6

MTQGNS

Môi trường quốc gia nước sạch

7

NĐ – CP

Nghị định Chính phủ

8

COD

Nhu cầu oxy sinh hóa

9

QCCP


Quy chuẩn cho phép

10

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

11

QĐ – BYT

Quy định- Bộ Y tế

12

SV

Sinh vật

13

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

14

WHO


Tổ chức y tế Thế giới

15

UBND

Ủy ban nhân dân

16

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

17

VSV

Vi sinh vật


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mụctiêu tổng quát ................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiến ........................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm chung .......................................................................... 4
2.1.2. Vai trò của nước ...................................................................................... 6
2.1.3. Phân loại ô nhiễm nước ......................................................................... 11
2.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ........................................................... 15
2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 18
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 20
2.3.1. Tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam ...................................... 20
2.3.2. Tình hình sử dụng nước trên thế giới và ở Việt Nam ........................... 21
2.3.3. Hiện trạng về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam.......... 24
2.3.4. Thực trạng nước sinh hoạt và tình hình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn
tỉnh Lai châu .................................................................................................... 26


vi

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..29
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 29
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của xã Vàng San, huyện Mường Tè,

tỉnh Lai Châu ................................................................................................... 29
3.3.2. Thực trạng nguồn nước và tình hình sử dụng nước tại xã Vàng San,
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ..................................................................... 29
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã Vàng
San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ............................................................. 29
3.3.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng nước
sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại xã Vàng San, huyện
Mường Tè, tỉnh Lai Châu ................................................................................ 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp ................................. 29
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 30
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng
thí nghiệm ............................................................................................. 30
3.4.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ......................................................... 31
3.4.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh và viết báo cáo ................................... 32
Phần 4. KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ....................................................... 33
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vàng san, huyện Mường Tè, tỉnh
Lai Châu .......................................................................................................... 33
4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 33
4.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 34
4.1.3. Điều kiện kinh tế -xã hội của xã Vàng san, huyện Mường Tè, tỉnh
Lai Châu................................................................................................... 36
4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Vàng san, huyện Mường Tè, tỉnh
Lai Châu .......................................................................................................... 40


vii

4.2.1. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu .................... 40
4.2.2. Hiện trạng xử lý nước thải và tình hình sử dụng nhà vệ sinh của các hộ

gia đình ............................................................................................................ 42
4.2.3. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã
Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ................................................... 43
4.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Vàng san,
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ..................................................................... 44
4.3.1. Đánh giá chất lượng nước tại các bể chứa tại xã Vàng San, huyện
Mường Tè, Tỉnh Lai Châu .............................................................................. 44
4.3.2. Đánh chất lượng của nước khe suối dẫn sinh hoạt ............................... 47
4.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng nguồn nước ................................................... 50
4.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại xã Vàng san, huyện Mường Tè,
tỉnh Lai Châu ................................................................................................... 52
4.4.1. Biện pháp luật pháp, chính sách và giáo dục tuyên truyền ................... 52
4.4.2. Biện pháp kinh tế .................................................................................. 53
4.4.3. Biện pháp kĩ thuật ................................................................................. 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU ĐIỀU TRA


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể
sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt
động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các
hoạt động trên đều cần nước ngọt, 97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ

3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở
dạng sông băng và các mũ băng ở các cực [5].
Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước
ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí [13].
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước
ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt
cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục
tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của
việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần
đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới
đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ
sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm
nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền [13]. Chương trình khung trong
việc định vị các nguồn tài nguyên nước cho các đối tượng sử dụng nước được
gọi là quyền về nước.
Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong
phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và
nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm
phá và các túi nước ngầm. Mặc dù tài nguyên nước của Việt Nam có trữ


2

lượng dồi dào, nhưng trên thực tế nguồn nước có thể sử dụng ngay lại có hạn
vì phân bố không đều. Nhiều vùng bị thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô
nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các tác nhân khác.
Xã Vàng San là một xã thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, kinh tế
còn chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy
trong thời gian qua cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì vấn đề môi
trường của xã đang bộc lộ nhiều bất cập. Môi trường đất, môi trường không

khí, môi trường nước đang dần có dấu hiệu bị ô nhiễm, kéo theo đó là nguồn
nước sinh hoạt đang dần bị suy giảm. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt tại xã
chủ yếu là nước khe suối, nước bể và do kinh tế ở đây còn nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nước sinh hoạt của
người dân tại các vùng nông thôn, để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng
tại địa phương, tìm ra những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới nguồn nước, qua
đó đưa ra một số giải pháp để khắc phục những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng
nhu cầu sử dụng nước sạch tại địa phương. Được sự đồng ý của Ban Giám
Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên dưới sự hướng dẫn
của ThS. Dương Minh Ngọc. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại xã
Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mụctiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm tại xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Vàng San,
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.


3

- Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt: Nước suối, khe trên địa bàn xã
Vàng San, huyệnMường Tè, tỉnh Lai Châu.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
nước sinh hoạt và cung cấp nước sạch nhằm nâng cao chất lượng nước sinh
hoạt, đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế
phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức học tập và nghiên cứu.
- Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiến
- Đánh giá được chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Vàng San,
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Từ đó rút ra nhận xét, kết luận làm cơ sở
cho các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường, những định hướng xây dựng
phù hợp và đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường. Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt, tìm ra
biện pháp khắc phục và phòng tránh.
- Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường làm
cơ sở lý thuyết cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và nghiên cứu.
- Từ việc đánh giá hiện trạng môi trường nước, đề xuất một số giải pháp
phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân địa phương.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm chung
- Khái niệm môi trường:
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Theo khoản
1điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014) [1].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường

gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo
vệ môi trường Việt Nam năm 2014) [1].
* Nước và một số khái niệm có liên quan
- Tài nguyên nước:
Nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng
vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Căn cứ vào đặc tính lý
hóa của nước, nước có thể chia thành nước mặn, nước ngọt, nước lợ… Căn cứ
vào dạng tồn tại của nước chia thành: Dạng lỏng (lỏng), dạng khí (hơi nước),
dạng rắn (băng, tuyết). Căn cứ vào nơi tồn tại, nước gồm: Nước biển, nước
hồ, nước ao… Căn cứ vào mục đích sử dụng thì có nước dùng cho sinh hoạt,
sản xuất và nuôi trồng thủy sản, thủy điện… Dưới góc độ luật môi trường,
nguồn nước ngọt được hiểu là “một thành phần cơ bản của môi trường, là yếu
tố quan trọng hàng đầu của sự sống”.


5

- Khái niệm nước mặt:
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối
tượng sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất
nhiều nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa
thì không cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ
thống trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn.
Các đối tượng sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nước thường xuyên
như nhà máy điện cần nguồn nước để làm lạnh. Để cung cấp nước cho các
nhà máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dòng chảy

trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy.
Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ
các nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có
thể bổ cấp nhân tạo từ các nguồn khác được liêt kê ở đây, tuy nhiên số lượng
không đáng kể. Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa
không thể sử dụng) bởi ô nhiễm. Brasil được đánh giá là quốc gia có nguồn
cung cấp nước ngọt lớn nhất thế giới, sau đó là Nga và Canada [19].
- Khái niệm nước ngầm:
Nước ngầm là chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không
gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá và các không gian
rỗng này có sự liên thông với nhau. Một đơn vị đá hoặc các dạng tích tụ vật
liệu không có kết được gọi là tầng chứa khi nó có thể cung cấp một lượng
nước có thể sử dụng được [19].
- Khái niệm dòng chảy ngầm:
Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm
hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt
nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng


6

lớn, yếu tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so
với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực
học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm
khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước
ngầm khi nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu
vực karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm [19].
- Khái niệm nước sinh hoạt: Là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho
ăn, uống, vệ sinh của con người [5].
- Khái niệm ô nhiễm nguồn nước: Là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất

hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [5].
- Khái niệm suy thoái nguồn nước: Là sự suy giảm về số lượng, chất
lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn
nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó [5].
- Khái niệm cạn kiệt nguồn nước: Là sự suy giảm nghiêm trọng về số
lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu
cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh [1].
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn
cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm
lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường [1].
2.1.2. Vai trò của nước
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hòa các yếu tố
khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của
con người trong sinh hoạt hàng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất
công nghiệp, sản xuất điện năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp.


7

2.1.2.1. Vai trò của nước đối với cơ thể con người
Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người có vai trò đặc biệt
quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn trong 5 tuần, nhưng không thể
nhịn uống nước quá 5 ngày và nhịn thở không quá 5 phút. Nước chiếm
khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng
mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: Nước trong tế bào và
nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho,
nước bọt... Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ
thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi

chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả
các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới
dạng dung dịch nước. Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho
mình một thói quen uống nước để cơ thể không bị thiếu nước. Nước cần thiết
cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó có liên quan đến nhiều quá trình
sinh hoạt quan trọng. Khi cơ thể mất đi 10% nước là đã nguy hiểm đến tính
mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong. Thiếu nước sẽ làm giảm sút
tinh thần, khả năng tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ, sự chuyển hóa protein
và enzymer để đưa các chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp
khó khăn. Ngoài ra nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và giải phóng những độc
tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả. Uống
đủ nước làm cho hệ tiêu hóa được hoạt động thường xuyên, bài thải những độc
tố bên trong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự tồn đọng lâu dài của những độc tố gây
bệnh ung thư, giúp làm loãng và gia tăng lượng nước tiểu bài tiết cũng như góp
phần thúc đẩy sự lưu thông toàn cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành của các
loại sỏi ở đường tiết niệu, bàng quang, niệu quản [11].
2.1.2.2. Vai trò của nước đối với sinh vật
• Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90%
khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn,
tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức) [20].


8

• Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc
phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl, …
• Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất
hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển
chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở
động vật.

• Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định.
Do nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế
bào cho nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định.
• Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc
bảo đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường.
• Trong quá trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia
tích cực của ion H+ và OH- do nước phân ly ra.
• Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ
cơ thể.
• Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.
• Nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh
vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật [16].
Các dạng nước trong khí quyển và tác dụng của chúng đối vớisinh vật:
- Mù (sương mù): Gồm những giọt nước nhỏ li ti xuất hiện vào lúc
sáng sớm trong điều kiện trời trong, gió lặng thành một tấm màn trắng trải dài
trên mặt đất và sẽ tan đi khi mặt trời mọc. Ở những nơi có thảm thực vật dày
đặc (rừng, đồng cỏ, savan) có nhiều mù. Mù có tác dụng làm tăng độ ẩm
không khí, thuận lợi cho sự sinh trưởng của thực vật và sâu bọ.
- Sương: Sương thường được hình thành vào ban đêm. Đối với thực vật
sương có tác động tốt vì đó là nguồn bổ sung độ ẩm cho cây khi trời khô
nóng, cây thường bị héo. Đối với những vùng khô hạn như núi đá vôi, sa
mạc, sương là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh vật trong vùng.


9

- Sương muối: Được hình thành trong điều kiện thời tiết khô lạnh vào
ban đêm, thành những tinh thể trắng như muối. Sương muối gây tổn hại lớn
cho thực vật nhất là các loài cây trồng.
- Mưa: Đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp nước cho các

cơ thể sống. Có các dạng như: Mưa rào, mưa đá, mưa phùn.
- Tuyết: Ở vùng ôn đới, lớp tuyết phủ trên mặt đất có tác dụng nhiều
mặt, đó là tấm thảm xốp cách nhiệt, bảo vệ cho các chồi cây trên mặt đất và
động vật nhỏ[16].
=> Vì vậy các cơ thể sinh vật thường xuyên cần nước để hoạt động và
duy trì sự sống của sinh vật.
2.1.2.3. Vai trò của nước đối với đời sống và sản xuất
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời
sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất thì nước và
môi trường nước đóng vai trò quan trọng, nước tham gia vào vai trò tái sinh
thế giới hữu cơ. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt,
nâng cao đời sống tinh thần cho dân. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết
yếu, đồng thời có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng,
vi sinh vât, độ thoáng khí trong đất.
- Đối với đời sống sinh hoạt
Trong đời sống sinh hoạt nước cũng không thể thiếu được. Nước cung
cấp cho chúng ta nước ăn hàng ngày. Mọi hoạt động của con người đều cần
đến nước: Nhu cầu cá nhân và ăn uống. Những sinh hoạt của chúng ta ngay
này không thể thiếu nước được bắt cứ ngành nào cũng cần tới nước để phục
vụ cho mục đích của chúng.
- Đối với hoạt động nông nghiệp
Không có nước không thể có lương thực nuôi sống con người. Nước là
nguồn tài nguyên hữu hạn và vô cùng quý giá đối với sự sống và sản xuất.


10

Nước vô cùng cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp. Với nền nông nghiệp
lâu đời là sản xuất lúa nước như nước ta cho thấy nước giữ vai trò quan trọng
nhất trong sản xuất.

Để làm ra được 1 kg gạo chúng ta cần đến 3.400 lít nước ngọt trong khi
với lúa mì là 1.300 lít, đậu nành 1.800 lít, bắp và khoai tây là 900 lít, và 1 kg
mía đường cần đến 1.500 lít nước[4].
Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó
chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp.
- Đối với công nghiệp
Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm
nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu
và các phản ứng hóa học.
Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút cần 800 tấn nước,
khi dùng một trang giấy khổ A4, chúng ta đã tiêu tốn đến 10 lít nước, một
chiếc áo cotton 250g chúng ta sử dụng hết 2.700 lít nước, nhưng để có 1 kg da
thuộc làm nên những đôi giày cao cấp cần đến 16.600 lít nước [4].
Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp
như: Các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng
lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các
nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi. Mỗi ngành công nghiệp,
mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước
khác nhau, nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
- Đối với các hoạt động nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, thủy điện.
Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là một trong 14 nước có tiềm
năng thuỷ điện lớn. Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất khoảng 11 tỷ
kWh, chiếm 72 đến 75% sản lượng điện cả nước. Với tổng chiều dài các sông
và kênh khoảng 40000 km, đã đưa và khai thác vận tải 1500 km, trong đó


11

quản lý trên 800km. Có những sông suối tự nhiên, thác nước,… Được sử
dụng làm các điểm tham quan du lịch [13].

Về chăn nuôi để có 1 kg thịt heo chúng ta cần 4.800 lít nước, 1 kg thịt
gà 3.900 lít, 1 kg thịt dê 4.000 lít, 1 kg thịt cừu 6.100 lít. Nhưng để có 1kg thịt
bò cần đến 15.500 lít nước bởi lẽ con bò nuôi suốt ba năm mới cho 200 kg
thịt; trong thời gian này chúng ta tiêu tốn 1.300 kg hạt ngũ cốc, 7.200 kg cỏ,
24 m3 nước cho việc ăn uống và 7 m3 nữa cho việc vệ sinh chuồng trại [13].
Về nuôi trồng thủy hải sản, nước ta có 1 triệu ha mặt nước ngọt,
400000 ha mặt nước lợ và 1470 000 ha mặt nước sông ngòi có hơn 14 triệu ha
mặt nước nội thủy và lãnh hải. Tuy nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5%
diện tích mặt nước lợ, nước mặn và 31% diện tích mặt nước ngọt. Nhiều hồ
và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cấm Sơn (Bắc
Giang), Bến Én và Cửa Đạt (Thanh Hóa), Đô Lương (Nghệ An)… Theo số
liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3500 hồ chứa nhỏ và khoảng 650 hồ
chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao
thông đường thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản [13].
2.1.3. Phân loại ô nhiễm nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô
nhiễm như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa vào
tính chất của ô nhiễm như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý. Hoặc theo vị
trí không gian, người ta phân biệt: Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm, ô
nhiễm biển… Hoặc theo phạm vi thải vào môi trường nước, người ta phân
biệt: Ô nhiễm nguồn điểm và ô nhiễm nguồn diện.
1. Ô nhiễm nước sinh học
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có
thể lên men được: Sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh
hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò giết mổ...


12

Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng,

đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát
triển. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều
quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do
ô nhiễm sinh học nguồn nước: Ví dụ thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các
nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh: Ví dụ lò giết mổ La
Villette, Paris thải ra 350 triệu mầm hiếu khí và 20 triệu mầm yếm khí trong
1cm3 nước thải, trong đó có nhiều loài gây bệnh (Plancho in Furon).
Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một
nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đương với một thành phố
500.000 dân.
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều
có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng
bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và
P, có tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do
indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol.
Ô nhiễm hữu cơ được đánh giá bằng BOD5: Nhu cầu O2 sinh học trong
5 ngày. Ðó là hàm lượng O2 cần thiết để vi sinh vật phân hủy hết các chất hữu
cơ trong 1 lít nước ô nhiễm. Ví dụ ở Paris BOD5 là 70g/người/ngày.
Tiêu chuẩn nước uống của Pháp là lượng hữu cơ có BOD5 dưới 5mg/l,
nồng độ O2 hoà tan là hơn 4mg/l, chứa dưới 50 mầm coliforme/cm3 và không
có chất nào độc cả. Tiêu chuẩn của các quốc gia khác cũng tương tự [20].
2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ.
Do thải vào nước các chất nitrat, photphat dùng trong nông nghiệp và
các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn,
Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật.


13

Nhiễm độc chì (Saturnisne): Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia

trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium
rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai
nạn ở vịnh Minamata ở Nhật Bản là một ví dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho
hàng trăm người và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân
ở đây là người dân ăn cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do
nhà máy ở đó thải ra.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng
lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất
cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các
cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa
sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá
sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới [20].
3. Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon
Do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải
bị nhiễm xăng dầu.
Chất tẩy rửa: Bột giặt tổng hợp và xà bông
Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có
cực (polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: Anionic, cationic
và non-ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS
(tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học.
Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà
bông Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các
xà bông không tan thì chứa canxi, sắt, nhôm... Sử dụng trong kỹ thuật (các
chất bôi trơn, sơn, verni).


14

Nông dược:

Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp. Thuật ngữ
pesticides là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides còn gọi là
chất diệt dịch hay chất diệt hoạ.
Người ta phân biệt:
- Thuốc sát trùng.
- Thuốc diệt nấm.
- Thuốc diệt cỏ.
- Thuốc diệt chuột.
- Thuốc diệt tuyến trùng.
Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước.
Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông
hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước
ngầm và các vùng cửa sông, bờ biển.
Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng
hậu quả cho môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể [20].
4. Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ
lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu
cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác
lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.
Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu
hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ..
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học
như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol... Làm cho nước có vị
không bình thường. Các chất amoniacsulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi
lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi
tanh của cá [20].


15


2.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ
lụt. Nước mưa rơi xuống đất mái nhà, đường phố, khu đô thị… Đưa vào môi
trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn
gốc. Nguyên nhân nguồn nước nhiễm bẩn là do thảm thực vật phục hồi sau
khi rừng tự nhiên bị chặt phá chưa đủ để giảm thiểu tác động của dòng chảy
do nước mưa dẫn đến đất bị xói mòn, rửa trôi, làm tăng độ đục của sông chảy
qua địa bàn dân cư ảnh hưởng đến công trình nước tự chảy cung cấp cho
người dân [2].
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: Ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh
học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
- Nước bị ô nhiễm kim loại nặng: Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb,
Cr, Cu, Zn, Mn… Thường không tham gia hoặc ít tham gia và quá trình sinh
hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng
là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị nhiễm kim loại
nặng thường gặp trong các lưu vực gần các khu công nghiệp, các thành phố
lớn và các khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở
nồng độ cao của các kim loại trong nước. Một số trường hợp xuất hiện hiện
tượng chết hàng loạt các loại cá và thủy sinh vật.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào
môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không qua xử lý
hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động



16

tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích
lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ
lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi
trường có liên quan khác [2].
- Nước bị ô nhiễm vi sinh vật: Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi
trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước
thải bệnh viện… Để đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm sinh học
thì người ta sử dụng chỉ số Coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi
khuẩn Coliform có trong nước, thường không gây bệnh cho người và sinh vật,
nhưng để biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi tác nhân sinh học. Ô nhiễm nước
được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường [2].
- Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học:
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học,
một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ
lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón là làm suy giảm chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp
như: Phú dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, làm giảm tính đa dạng sinh học
của khu vực nông thôn, suy giảm các loại thiên địch, tăng khả năng chống
chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật.
- Nước ngầm bị ô nhiễm:
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia
và vùng dân cư trên thế giới. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước
ngầm bao gồm:
+ Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe,
Mn và một số kim loại khác.



×