Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng hoa lily robina tại sa pa lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.27 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT
SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG HOA LILY ROBINA
TẠI SA PA, LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT
SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG HOA LILY ROBINA
TẠI SA PA, LÀO CAI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ TỐ NGA

Thái Nguyên – 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và số liệu trong luận văn này
hoàn toàn trung thực. Nội dung nghiên cứu chưa sử dụng cho bảo vệ học vị
nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin và tài liệu được trích dẫn trong luận
văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Tuyến


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này tôi nhận được sử chỉ dẫn tận tình của TS.
Đặng Thị Tố Nga với cương vị là người hướng dẫn khoa học về phương pháp
nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu….đã có nhiều đóng
góp trong nghiên cứu hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Nông
học, các đơn vị chức năng Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Đặng Thị Tố
Nga đã giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi hoàn thành đề tài luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp luôn hết lòng động
viên, khích lệ và giúp đỡ nhiệt tình dành cho tôi trong suất quá trình thực hiện
và hoàn thành luận án
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Tuyến


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở của việc nghiên cứu thời điểm ...................................................... 4
1.1.2. Cơ sở của việc nghiên cứu mật độ trồng ................................................. 4
1.1.3. Cơ sở của việc nghiên cứu phân bón qua lá............................................ 5
1.2. Khái quát về cây hoa lily............................................................................ 5
1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 5
1.2.2. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 6
1.2.3. Yêu cầu sinh thái của hoa lily ................................................................. 8

1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam ......... 9
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới ............................... 9
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily ở Việt Nam .............................. 12
1.4. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam ..................... 13
1.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới........................................... 13
1.4.2. Tình hình nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam .......................................... 15
1.4.2.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ ........................................................... 15
1.3.2.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón qua lá ............................................. 16
1.3.2.3. Kết quả nghiên cứu về thời điểm ....................................................... 17
1.4. Các nhận xét rút ra từ tổng quan .............................................................. 18
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 19


iv

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 19
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm ............................................. 19
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 20
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 22
2.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng ............................................................... 25
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 27
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng trồng tới sinh trưởng, phát triển
và chất lượng của hoa Lily Robina vụ Thu đông năm 2018 tại Sa Pa - Lào Cai
......................................................................................................................... 27
3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm của hoa lily Robina trồng tại các thời điểm trồng ...... 27
3.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống hoa lily Robina các thời
điểm trồng thí nghiệm ..................................................................................... 28

3.1.3. Khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Robina ở các thời
điểm trồng thí nghiệm ..................................................................................... 30
3.1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng của các thời điểm khác nhau .......................... 33
3.1.4. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng của giống hoa lily Robina .... 34
3.1.5. Tình hình sâu, bệnh hại hoa lily Robina tại các công thức thời điểm .. 37
3.1.6. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức thời điểm khác nhau . 38
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng, phát triển và
chất lượng của giống hoa Lily Robina vụ Thu đông năm 2018 tại Sa Pa Lào Cai ............................................................................................................ 39
3.2.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily thí nghiệm .............. 39
3.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily thí nghiệm 42
3.2.3. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng của giống hoa lily thí nghiệm .... 43
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ đến phân loại hoa lily Robina ......................... 45


v

3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ đến độ bền hoa lily Robina.............................. 46
3.2.5. Tình hình sâu, bệnh hại hoa lily thí nghiệm ở các mật độ khác nhau... 47
3.2.6. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của giống lily Robina thí nghiệm ở
các mật độ khác nhau ...................................................................................... 48
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến sự sinh trưởng
và phát triển của hoa Lily Robina vụ Thu đông năm 2018 tại Sa Pa - Lào Cai
......................................................................................................................... 49
3.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây giống hoa lily thí nghiệm........... 49
3.3.2. Động thái ra lá của giống hoa lily thí nghiệm....................................... 51
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
của hoa lily thí nghiệm .................................................................................... 52
3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chỉ tiêu về hình thái của giống hoa
Lily Robina...................................................................................................... 54
3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ tiêu về năng suất, chất lượng giống

hoa lily thí nghiệm .......................................................................................... 55
3.3.6. Tình hình sâu, bệnh hại trên giống hoa lily thí nghiệm ........................ 56
3.3.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến độ bền của giống hoa Lily thí nghiệm .. 57
3.3.8. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến phân loại hoa lily thí nghiệm ..... 59
3.3.9. Sơ bộ hạch toán quả kinh tế của giống lily Robina qua các công thức thí
nghiệm ............................................................................................................. 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 61
1. Kết luận ....................................................................................................... 61
2. Đề nghị ........................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng củ lily từ Hà Lan xuất khẩu sang các nước (từ 2014-2018)
......................................................................................................................... 11
Bảng 1.2. Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam từ năm 2000 - 2015 ........ 12
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tỷ lệ nảy mầm của hoa Lily thí
nghiệm ............................................................................................................. 27
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời điểm đến các thời kỳ sinh trưởng của hoa Lily
Robina ............................................................................................................. 28
Bảng 3.3. Động thái ra lá của giống hoa lily Robina tại các công thức................ 30
thời điểm trồng ................................................................................................. 30
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao các công thức thời điểm trồng hoa
lily Robina ....................................................................................................... 31
Bảng 3.5. Một số đặc điểm hình thái giống hoa lily Robina ở các thời điểm 33
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến chỉ tiêu về nụ, hoa của giống
hoa lily Robina ................................................................................................ 35
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các thời điểm đến tỷ lệ các loại hoa của giống ..... 36

hoa lily Robina. ............................................................................................... 36
Bảng 3.8. Độ bền hoa cắt và độ bền tự nhiên qua các thời điểm trồng của hoa
Lily Robina tại Sa Pa-Lào Cai ........................................................................ 37
Bảng 3.9. Tình hình bệnh cháy lá của hoa Lily Robina ở các thời điểm trồng
tại Sa Pa-Lào Cai ............................................................................................. 38
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của giống Lily thí nghiệm ở các thời điểm ....... 39
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá và kích thước lá
của giống Lily Robina thí nghiệm................................................................... 40
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
của giống Lily Robina thí nghiệm................................................................... 41
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng của
giống hoa Lily thí nghiệm ............................................................................... 43


vii

Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng hoa của giống Lily thí
nghiệm ở các mật độ trồng khác nhau ............................................................ 44
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến phân loại hoa Lily Robina ...... 45
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của mật độ đến độ bền của hoa Lily Robina ............. 46
thí nghiệm........................................................................................................ 46
Bảng 3.17. Tình hình bệnh cháy lá của hoa Lily Robina ở các mật độ trồng
tại Sa Pa-Lào Cai ............................................................................................. 47
Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế ở các mật độ trồng hoa lily Robina ................... 48
(Diện tích 360 m2) ........................................................................................... 48
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến động thái tăng
trưởng chiều cao của cây hoa Lily Robina...................................................... 49
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến động thái ra lá của
cây hoa Lily Robina ........................................................................................ 51
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến các giai đoạn sinh

trưởng, phát triển của cây hoa Lily Robina..................................................... 53
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến một số chỉ tiêu về
hình thái của cây hoa Lily Robina .................................................................. 54
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến năng suất chất
lượng của cây hoa Lily Robina ....................................................................... 55
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến tình hình sâu bệnh
của cây hoa Lily Robina.................................................................................. 57
hoa Lily Robina ............................................................................................... 58
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến tỷ lệ loại hoa Lily
Robina ............................................................................................................. 59
Bảng 3.27. Sơ bộ hạch toán thu chi các công thức thí nghiệm ....................... 60


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của hoa lily Robina tại các
thời điểm trồng ................................................................................................ 32
Hình 3.2. Đồ thị tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của hoa lily Robina ......... 50
thí nghiệm........................................................................................................ 50
Hình 3.3. Biểu đồ tăng trưởng số lá của giống hoa lily Robina ..................... 51


ix

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
I. Tóm tắt mở đầu
Học viên: Trần Quang Phú
Đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai”

Chuyên ngành: Phát triển nông thôn ; Mã số: 8.62.01.16
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
II. Nội dung bản trích yếu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn
Bàn. Phân tích được hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các trang trại tại địa
bàn nghiên cứu. Để từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu thúc đẩy
phát triển tốt hơn nữa kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn góp phần
tăng thu nhập và tạo việc làm cho người động trên địa bàn huyện.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập thông tin (cả thông tin sơ cấp
và thứ cấp). Tiến hành điều tra thu thập thông tin ở toàn bộ 24 trang trại trên
địa bàn huyện Văn Bàn. Ngoài ra, đề tài dùng các phương pháp thu thập và
phân tích thông tin như: đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), điều tra
phỏng vấn sâu chủ trang trại với bộ câu hỏi chuẩn bị trước. Dùng các phương
pháp phân tích: thống kê kinh tế, thống kê so sánh, phương pháp chuyên gia.
2.3 Kết quả nghiên cứu chính
Kết quả nghiên cứu chính đã chỉ ra rằng:
2.4 Kết luận chủ yếu của đề tài


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoa lily (Lilium spp) là một trong những loài hoa cắt có giá trị kinh tế
cao, được sử dụng phổ biến trong đời sống của người Việt Nam hiện nay và
trên thế giới hiện nay. Đến năm 2016, giá trị sản xuất hoa toàn thế giới ước
tính đạt 55 tỷ đô la, trong đó cây giống, cây bụi, cây trồng chậu và cây chịu
lạnh đạt 35 tỷ đô la (Rabobank, 2016).

Hoa lily có nhiều màu sắc, độ bền hoa dài, loại giống có hương thơm và
không hương thơm. Có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu tại nhiều
vùng khác nhau. Do vậy, hoa lily trở thành mặt một trong các loại hoa trồng
để cung cấp trong dịp lễ và tiêu thụ hàng ngày ở nhiều tỉnh trong cả nước. Do
đó hình thành nhiều vùng trồng hoa có quy mô lớn như: Đà Lạt (Lâm Đồng),
Mê Linh (Vĩnh Phúc), Tây Tựu, Vĩnh Tuy (Hà Nội), Đằng Hải (Hải Phòng)…
đã sản xuất hoa lily theo hướng công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao
(Đặng Văn Đông và cs., 2004).
Về kỹ thuật sản xuất yêu cầu người trồng hoa cần có trình độ và kinh
nghiệm chăm sóc, tác động kỹ thuật phù hợp mới mang lại năng suất cao.
Ngoài ra, thị trường là một trong những yếu tố góp phần quyết định đến hiệu
quả kinh tế, thị trường đạt giá cao khi hoa cho thu hoạch vào đúng thời điểm
trong năm như: lễ, tết... Nên việc tính toán thời điểm trồng để thu hoạch vào
đúng thời điểm lễ tết rất quan trọng với với người trồng hoa.
Sa Pa - Lào Cai có khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của
nhiều loại hoa trong đó có hoa lily. Tuy nhiên hiện nay tại Sa Pa - Lào Cai
quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc hoa lily chưa chi tiết cho các giống hoa
khác nhau . Để góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất hoa lily trong tại Sa
Pa và đồng bộ từ khâu trồng, chăm sóc, sử dụng phân bón, điều khiển ra hoa
vào các thời điểm mong muốn đối vơi hoa lily nói chung và giống hoa lily


2

Robina, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện
pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng hoa lily Robina tại Sa Pa - Lào
Cai”
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được thời điểm trồng, mật độ, phân bón qua lá và đề xuất
một số biện pháp kỹ thuật trồng thích hợp đối với hoa lily Robina trong vụ Thu

đông năm 2018 tại Sa Pa - Lào Cai.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng, mật độ trồng, phân bón qua
lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa lily Robina trong vụ Thu
đông năm 2018 tại Sa Pa - Lào Cai.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp số liệu khoa học có giá trị về
đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của hoa lily Robina.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định ảnh hưởng của
các biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa
lily Robina.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong giảng dạy,
nghiên cứu hoa lili nói chung và hoa lily Robina nói riêng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Bổ sung giống hoa lily mới vào cơ cấu chủng loại hoa phục vụ sản
xuất hoa tại Sa Pa - Lào Cai.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở số liệu cho việc xây dựng quy
trình trồng, chăm sóc cho giống hoa lily.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Hoa lily thường được sử dụng dùng làm hoa cắt, phong phú về chủng
loại, đa dạng về màu sắc, đặc biệt độ bền của hoa được kéo dài hơn các loài
hoa khác, thuận lợi trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ (Lucidos và cs.,
2013). Việt Nam cũng đã mở rộng nghiên cứu, kết hợp ứng dụng các biện

pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam đối với một số
giống như Sorbonne, Acapulco, Belladonna, Manissa, Robina... trên nhiều địa
phương khác nhau như Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc... một số
giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)
công nhận là giống sản xuất thử và sản xuất chính thức ở Việt Nam (Đặng
Văn Đông và cs., 2006a, 2006b); (Lê Thị ThuHương và cs., 2011).
Để cây hoa lily phát triển tốt ngoài những điều sinh thái phù hợp việc
tác động các biện pháp kỹ thuật sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn:
i) Về đất trồng là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của cây hoa lily, đất lý tưởng để trồng hoa là đất tơi xốp,
thoát nước, thẩm thấu khí tốt, có khả năng giữ nước tốt, có nhiều chất hữu cơ,
độ pH từ 6,5 - 6,7 (Đào Thanh Vân và cs., 2007). Đối với lily trồng trong chậu
để cây hoa sinh trưởng tốt nhất cần sử dụng hỗn hợp đất vườn + than bùn +
phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ (1:1:1) trộn đều trước khi trồng (Đặng Văn
Đông, 2002).
ii) Phân bón canxi nitrat (Ca(NO3)2 thành phần có chứa 27% đạm và
12% canxi do vậy chúng có tác dụng làm cứng cây, chống đổ, giữ cân bằng
sinh lý trong cơ thể của cây. De Hertogh (1996) đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng
cũng cấp cho hoa lily bắt đầu từ khi cây đã xuất hiện lá thật, nên sử dụng canxi
nitrate với tỷ lệ 2:1 sau trồng 1 đến 2 tuần đầu. Thực tế trong sản xuất sử dụng
canxi trong phòng chống bệnh cháy lá sinh lý ở hoa lily cho kết quả: Trồng lily


4

sau khi cây cao 30 cm định kỳ 7 ngày/lần phun dung dịch Ca(NO3)2 mang lại
kết quả tốt (Nguyễn Thị Kim Liên, 2013).
iii) Chất điều hòa sinh trưởng có vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết
sinh trưởng của cơ thể cây trồng: thân, cành, là, hoa, quả và hạt. Mỗi chất điều hòa
sinh trưởng chúng đều có khả năng kích thích hay ức chế một bộ phận hoặc nhiều

bộ phận khác trên cây. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của con người (Đặng Văn
Đông và cs., 2010).
Việc sử dụng kích thước củ, bố trí thời điểm hợp lý giúp cho cây hoa
lily được phát triển thuận lợi, kết hợp với nhu cầu của thị trường đặc biệt hoa
nở vào đúng dịp lễ, Tết sẽ nâng cao được giá thành sản phẩm và cho lợi nhuận
cao hơn khi sản xuất cây hoa lily ở địa phương.
1.1.1. Cơ sở của việc nghiên cứu thời điểm
Ở mỗi một thời điểm có điều kiện ngoại cảnh khác nhau, ảnh hưởng
đến sinh trưởng phát triển của cây cũng khác nhau.
Hơn nữa, Lily có giá trị kinh tế cao. Ở những ngày thường, nhu cầu loại
hoa này không lớn, khả năng tiêu thụ hoa khó, giá bán thấp, trong khi đó
những dịp lễ, tết như: ngày 08/3, ngày 20/11, tết Nguyên đán, nhu cầu về hoa
Lily là rất lớn, dễ tiêu thụ trên thị trường, giá bán cao. Nghiên cứu thời điểm
trồng Lily ở nước ta chưa nhiều, việc nghiên cứu thời điểm không những giúp
chúng ta xác định được thời gian trồng hợp lý mà còn xác định được thời
điểm trồng có hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2. Cơ sở của việc nghiên cứu mật độ trồng
Mỗi một loại cây trồng, yêu cầu trồng ở một mật độ nhất định mới sinh
trưởng, phát triển thuận lợi, cho năng suất và chất lượng cao. Đối với hoa
Lily, tuỳ theo mục đích thương mại làm hoa cắt cành hay hoa chậu mà người
ta trồng ở mật độ khác nhau. Ở nước ta, hoa Lily là một cây mới, nghiên cứu
mật độ trồng còn ít, việc nghiên cứu để xác định mật độ trồng phù hợp sẽ góp


5

phần xây dựng quy trình kỹ thuật và mức đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả
kinh tế cho người sản xuất.
1.1.3. Cơ sở của việc nghiên cứu phân bón qua lá
Cây không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua

lá, trong khi diện tích lá của cây lại gấp hành chục lần diện tích mà rễ cây ăn
tới. Hiệu quả sử dụng phân bón qua lá rất cao, có thể lên tới 90-95%, chỉ sau
vài giờ đã thấy thể hiện rõ ràng, cho nên chúng ta có thể cung cấp dưỡng chất
kịp thời cho cây, ngoài ra phân bón lá còn thân thiện với môi trường và không
gây ngộ độc. Đây là một tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả nhanh và có lợi về kinh
tế. Các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước với một tỉ lệ thích hợp có thể sử
dụng để phun xịt lên lá ở thời điểm thích hợp, tùy loại cây trồng, điều kiện đất
đai và khí hậu. Các chất dinh dưỡng qua những vẩy và lông trên mặt lá thấm
vào lá, tới các mô, qua màng bán thấm của tế bào, đẩy mạnh quá trình đồng
hóa và vận chuyển chất trong quá trình phát triển của cây trồng, từ cơ sở đó
góp phần làm cho cây sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Đối với
hoa lily, việc sử dụng phân bón lá sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, hoa đẹp, hương
thơm đặc trưng sẽ làm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất hoa.
1.2. Khái quát về cây hoa lily
1.2.1. Nguồn gốc
Cây hoa lily có tên khoa học là (Lilium spp), thuộc chi Lilium, hiện nay
trên thế giới có khoảng trên 80 loài lily khác nhau, nó có nguồn gốc ở vùng
Himalaya và được mở rộng tới các vùng núi ở Bắc bán cầu, phân bố từ 10 độ
đến 60 độ vĩ Bắc, châu Á có 50-60 loài, Bắc Mỹ có 24 loài và châu Âu có 12
loài (Shimizu, 1973), (De Jong, 1974), (Anderson, 1986), (Daniels, 1986),
().
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), ở Việt Nam mới phát hiện thấy 2 loài cây
là Bách Hợp L. brownii. F.E Brow var. colchesteri Wilson, mọc hoang dại
trên các đồi cỏ Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn có vảy củ thân


6

dùng làm thuốc và loài Lilium poilanei Gagn có ở đồi cỏ Sa Pa, Hoàng Liên
Sơn (cũ).

John Dole (1999) cho rằng hoa Lilium phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và
hàn đới Bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới từ 1200 m như Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Riêng Trung Quốc có 460 giống, 46 loài, 280 biến
chủng lily, chiếm khoảng 50% tổng số loài trên thế giới. Trong đó có 136
giống, 52 biến chủng do Trung Quốc tạo ra (Đào Thanh Vân và cs., 2007).
Năm 1965 Trung Quốc đã xây dựng một số vùng trồng hoa Lilium chủ yếu để
chế biến thức ăn và làm thuốc ở Tô Châu, Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam...
vài chục năm trở lại đây lại xuất hiện một số giống cây hoa Lilium hoang dại
được trồng chủ yếu ở trong vườn thực vật các tỉnh (Trịnh Khắc Quang và cs.,
2011).
1.2.2. Đặc điểm thực vật học
Rễ: Rễ lily gồm 2 phần: Rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ trên,
do phần thân mọc dưới đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và
dinh dưỡng, tuổi thọ của rễ này là một năm. Rễ gốc gọi là rễ dưới, sinh ra từ
gốc thân vảy, có nhiều nhánh, sinh trưởng khoẻ, là cơ quan chủ yếu hút nước
và dinh dưỡng của lily, tuổi thọ của rễ này là 2 năm.
Thân vảy (củ giống): Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành, một
củ hoàn chỉnh bao gồm: Đế củ, vẩy già, vảy mới ra, trục thân sơ cấp, thứ cấp
và đỉnh sinh trưởng. Nó là hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển hình thái của
cây (Trịnh Khắc Quang và cs., 2011).
Theo Đào Thanh Vân (2007), thân vảy không có vỏ bao bọc, màu sắc
thân vảy thay đổi tùy từng loại và các giống khác nhau: màu trắng, vàng, đỏ
cam, đỏ tím... kích thước củ thân vảy cũng tùy thuộc vào các loài, giống khác
nhau. Loài nhỏ kích thước 6 cm, nặng 7-8 gam, loại to kích thước từ 24-25
cm, nặng trên 100 gam, loại đặc biệt kích thước từ 34-35 cm, nặng 350 gam.
Độ lớn kích thước củ thân vảy có mối tương quan chặt chẽ tới số nụ, hoa/cây:


7


giống lily thơm kích thước thân vảy từ 12 - <14 cm có 2 - 4 nụ, kích thước
thân vảy từ 14 - <16 cm có trên 4 nụ... Các giống lai Phương Đông và lai châu
Á số nụ cũng tỷ lệ thuận với kích thước thân củ.
Lá: Lá lily mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, xoè hoặc hình thuôn,
hình giải, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn. Lá to hay nhỏ
tuỳ thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt và thời gian xử lý. Trên lá có từ 1-7
gân, gân giữa rõ ràng hơn, lá mềm có màu xanh bóng. Màu sắc lá tuỳ thuộc
vào giống và điều kiện chăm sóc, biến động từ xanh nhạt đến xanh đậm.
Hoa: dạng lưỡng tính, có 6 cánh: 6 nhị (bao gồm bao phấn và chỉ nhị),
một nhụy (bao gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy); vòi nhụy dài, đầu nhụy
hình cầu chẻ ba; Bao phấn (anthers) chứa các hạt phấn từ đó tạo ra các giao tử
đực; Chỉ nhị (filament): mang và nâng đỡ bao phấn; Đầu nhụy (stigma): là bề
mặt để hạt phấn bám dính vào; Vòi nhụy (style): có cấu trúc hình ống là nơi là
hạt phấn đi qua để đến bầu nhụy: Bầu nhụy (ovary): là khoang rỗng chứa
noãn; Noãn (ovule): cấu trúc chứa các tế bào trứng; Lá đài (sepals) do lá cây
biến đổi có tác dụng bảo vệ hoa trước khi nở; Cánh hoa (Pentals): do lá biến
đổi thành, tác dụng của chúng là thu hút các tác nhân thụ phấn như chim và
ong; Túi mật (nectary furrow): có tác dụng hấp dẫn côn trùng để thụ phấn;
Màu sắc hoa lily rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ, vàng, vàng cam, đỏ tím,
tạp sắc... màu sắc lốm đốm có đen, đỏ thắm, đỏ tím, đen nâu... phấn hoa có
màu vàng hoặc đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím,... phấn hoa rất khó làm sạch khi dính
vào quần áo.
Quả: hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong có 3 ngăn. Hạt
hình dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hoặc 3 góc, vuông dài. Độ
lớn của hạt, khối lượng của hạt, số lượng hạt tuỳ theo giống như: giống
L.Coniolor hạt nhỏ, đường kính khoảng 5 mm, mỗi gam 700-800 hạt; giống
L.Henrgi, giống L.Auratum hạt to, đường kính 12 mm, mỗi gam có 170-180
hạt (Đặng Văn Đông và cs., 2004).



8

1.2.3. Yêu cầu sinh thái của hoa lily
1.2.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát dục của hoa
lily, đặc biệt là ảnh hưởng đến mọc mầm của hạt, sự phát dục của thân, sự
sinh trưởng của lá và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển chất lượng của
củ giống (Roh, 1996).
Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ
thích hợp cho sinh trưởng phát triển của hoa lily ban ngày là 20oC, ban đêm
là: 12oC. Nhiệt độ thấp từ 12-15oC cây sinh trưởng chậm (Richard, 2006),
dưới 12oC cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù, thời gian đầu nhiệt độ thấp có
lợi cho ra rễ và sự phân hoá hoa.
Nhiệt độ và ánh sáng là yếu tố quan trọng, điều tiết sự phân hoá hoa và
sự ra hoa; chiếu sáng bổ sung ở nhiệt độ thích hợp (16-18oC) có thể sẽ rút
ngắn được thời gian ra hoa của tất cả các giống (Đặng Văn Đông và cs.,
2004).
1.2.3.2. Yêu cầu về độ ẩm, không khí
Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước của cây
giảm dần vì thừa nước lúc này sẽ làm rụng nụ, củ rễ bị thối. Lily thích không
khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80 - 85%, độ ẩm không được thay đổi đột
ngột sẽ dẫn đến tác hại cho cây, ức chế sinh trưởng, cháy lá... Việc che râm,
thông gió kịp thời và tưới nước có thể phòng chống được vấn đề này. Hoa lily
rất mẫn cảm với khí Etylen, tuy nhiên tuỳ vào giống mà độ mẫn cảm không
giống nhau.
Trong nhà lưới, sự thông gió kém, nhất là vào vụ Đông nên thông gió
để điều tiết không khí, đồng thời giảm ẩm độ và nhiệt độ. Cách thông gió với
nhà kính là mở cửa, còn nhà nilon vén lưới lên cho không khí trong và ngoài
nhà lưới lưu thông. Bổ sung CO2: Nồng độ CO2 duy trì ở mức 1000/2000
mg/g nếu nồng độ CO2 cao quá có hại cho cây và cho cả người chăm sóc.



9

1.2.3.3. Yêu cầu về ánh sáng, dinh dưỡng
Lily là cây ưa sáng với cường độ ánh sáng yếu. Thời gian chiếu sáng
thích hợp cho thời kỳ sinh trưởng là 10 giờ/ngày; ở thời kỳ ra hoa, chất lượng
hoa tăng khi thời gian chiếu sáng 11 giờ/ngày (với nhiệt độ trung bình 18oC).
Đối với đất đai lily sinh trưởng tốt ở đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ, thoát nước
tốt, rất mẫn cảm với muối, đất nhiều muối cây không hút được nước đặc biệt
trong thời kỳ phân hóa hoa và ra hoa. Nói chung, hàm lượng muối trong đất
không được quá cao 1,5 mg/cm3. Lily cần dinh dưỡng cao nhất là 3 tuần đầu
sau khi mọc mầm. Tuy nhiên, thời gian này cây cũng còn dễ bị ngộ độc do
muối, vì vậy để tránh bị ngộ độc muối trước khi trồng 6 tuần cần phải phân
tích đất để có biện pháp cải tạo, xử lý đất. Đồng thời bón các loại phân có
nồng độ các chất trên thấp nhất: Ví dụ bón phân CaHPO4 có hàm lượng flo
thấp. Cần cung cấp bổ sung thêm các khoáng vi lượng cho lily (Đặng Văn
Đông và cs., 2004).
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới
Lily là loài hoa cắt được trồng rộng rãi trên thế giới. Hoa có hình dáng
đẹp, màu sắc phong phú, quyến rũ, sang trọng, nhất là nhóm Lily thơm
(L.longiflorum Thumb) được coi là biểu tượng của sự thanh khiết và lộng lẫy.
Hiện nay, Lily đang là một trong sáu loài hoa cắt phổ biến, quan trọng nhất
trên thế giới.
Buschman (2005) cho biết: các nước xuất khẩu hoa cắt cành chiếm thị
phần nhiều nhất trên thế giới đó là: Hà Lan, Kenya, Israel, Colombia và
Ecuador. Nước có nhu cầu nhập khẩu lớn nhất là Đức. Về diện tích sản xuất
hoa lily cắt cành lớn nhất lại thuộc về châu Á với trên 1,33 triệu ha (chiếm
66%) diện tích toàn cầu.

Ở Hàn Quốc cũng phát triển mạnh và trở thành một trong những nước
sản xuất và xuất khẩu hoa lily hàng đầu ở Đông Á. Diện tích sản xuất hoa lily


10

tăng từ 32 ha năm 1985 lên 219 ha năm 2007. Tổng giá trị xuất khẩu 26 triệu
USD. Khoảng 15% củ giống sử dụng cho sản xuất hoa cắt và các giống mới
được nhập khẩu từ Hà Lan.
Theo Đặng Văn Đông (2016), diện tích sản xuất hoa cây cảnh nói chung
trên thế giới tập trung nhiều ở 3 khu vực lớn đó là châu Âu, Nhật Bản và Mỹ
với tổng diện tích 300.000 ha, phân bố trên 27 nước chủ yếu. Châu Âu chiếm
12%, các nước châu Á và Thái Bình Dương chiếm 70% trong đó, Trung Quốc
40%, (120.000 ha), Ấn Độ 15% (45.000 ha). Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan
là những nước sản xuất hoa quan trọng ở vùng này với tổng diện tích chiếm
10%, Mỹ (7%), Mexico (5%), Brazil (2%) và Colombia (2%).
Theo (Đặng Văn Đông, 2016) Hà Lan là nước sản xuất củ giống lily quan
trọng nhất trên thế giới. Diện tích sản xuất củ giống hoa ở Hà Lan hiện đang
chiếm 65% trong tổng số diện tích sản xuất củ giống hoa trên thế giới và hiện
nay Hà Lan vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này.
Củ lily sản xuất từ Hà Lan được xuất khẩu ra hầu khắp các nước trên thế
giới. Theo hiệp hội sản xuất kinh doanh Hà Lan, số lượng Số lượng củ lily từ
Hà Lan xuất khẩu sang các nước (từ 2014-2018) được trình bày ở bảng.


11

Bảng 1.1: Số lượng củ lily từ Hà Lan xuất khẩu sang các nước
(từ 2014-2018)
Đơn vị tính: Triệu củ

Quốc gia

2014

2015

2016

2017

2018

Australia
Belarus
Brazil
Canada
Chili
China
Colombia
Costa Rica
Ecuador
India
Iran
Israel
Japan
Mexico
New Zealand
Norway
Ukraine
Other countries

Pakistan
Russian
Federation

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

31,342
862
680
12,352
49,675
242,291

49,646
43,589
26,251
21,941
8,034
9,833
74,000
106,495
16,119
3,055
572
54,867
48

45,702
478
20,583
14,596
74,841
256,551
68,138
45,528
30,640
26,404
9,090
10,726
83,794
119,645
12,731
3,309

1,028
53,634
106

42,002
810
19,361
13,451
54,111
280,959
77,007
41,910
30,484
25,704
10,340
8,572
82,103
117,737
10,160
2,654
722
55,997
33

30,705
511
21,422
15,881
53,964
269,534

79,894
38,764
33,132
25,379
8,591
9,845
75,081
122,195
12,394
2,461
1,778
58,157
170

0

10,412

9,259

9,073

6,040

Taiwan
Turkey
United States
Việt Nam
South Africa
South Korea


0
0
0
0
0
0

46,650
4,939
113,500
98,042
9,554
13,114

41,314
4,195
131,489
113,033
12,880
12,978

50,321
3,863
134,013
123,040
11,595
13,991

47,991

3,664
126,978
149,777
11,115
13,647

1,047,863

1,202,672

1,220,013

1,219,070

(Nguồn Hiệp hội hoa Hà Lan 4-2019)


12

1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily ở Việt Nam
Tình hình sản xuất hoa lily cắt cành và hoa lily chậu ở miền Bắc Việt
Nam mới chỉ đạt 115,9 ha. Trong đó, Hà Nội là tỉnh thành có diện tích trồng
hoa tăng mạnh năm 2003 mới chỉ sản xuất với diện tích là 0,4 ha đến năm
2011 đã tăng lên gấp 25 lần (25 ha) và tăng lên 63 ha vào năm 2013. Bên
cạnh đó tỉnh Sơn La cũng phát triển sản xuất hoa lily khá mạnh chỉ sau thành
phố Hà Nội tổng diện tích toàn tỉnh là 25 ha trong năm 2013. Đứng thứ 3
trong miền Bắc về diện tích sản xuất hoa đó là tỉnh Bắc Ninh có diện tích khởi
đầu chỉ với 0,2 ha và tăng lên 150 ha vào năm 2013 (Đặng Văn Đông 2014).
Bảng 1.2. Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam từ năm 2000 - 2015
(Đơn vị tính: %)

Chủng loại

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2015

1. Lily

2

5

15

2. Hồng

23

20

15

3. Cúc

22

22


16

4. Layơn

15

14

12

5. Thược dược

6

4

1

6. Huệ

11

9

4

7. Đồng tiền

5


7

8

8. Cẩm chướng

3

3

3

9. Lan

2

3

6

10. Hoa chậu

7

8

14

11. Hoa khác


4

5

6

Nguồn: Đặng Văn Đông, 2016
Hiện nay, các giống hoa lily được ưa thích và trồng phổ biến ở Việt
Nam nói chung và miền Bắc nói riêng hầu hết được nhập khẩu trực tiếp từ Hà
Lan, Đài Loan hoặc nhập qua Trung Quốc (Nguyễn Văn Tỉnh, 2016). Trong


13

đó ở miền Bắc Việt Nam, giống hoa lily Sorbonne có diện tích trồng chiếm
khoảng 85% tổng diện tích trồng hoa lily. Các nghiên cứu về chọn tạo giống
và kỹ thuật canh tác đối với lily phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của
Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và áp dụng ở quy mô nhỏ,
nhằm tạo điều kiện cho người nông dân chủ động về giống phù hợp với điều
kiện ngoại cảnh của Việt Nam.
Tình hình sản xuất hoa ở Sa Pa - Lào Cai. Hoa lily đang là cây có giá
trị kinh tế cao được người dân đưa vào trồng rất nhiều về chủng loại, cây sinh
trưởng rất phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và cho chất lượng hoa
tương đối cao. Trong hai, ba năm trở lại đây có nhiều hộ dân và doanh nghiệp
đã mạnh dạn đầu tư sang trồng hoa lily và bước đầu đánh giá sự phù hợp và
cho hiệu quả rất cao, hơn hẳn các loại hoa khác, nâng diện tích trồng hoa lily
tại Sa Pa - Lào Cai đạt 115 ha.
Hoa lily ở Sa Pa - Lào Cai sau khi trồng củ cho thu hoạch hoa vụ một
người dân tiếp tục để củ và chăm sóc có thể cho thu hoạch hoa các vụ hai và
ba tiếp theo với sản phẩm thu được chất lượng không kém vụ thu đầu tiên. Để

có được điều này là do Sa Pa - Lào Cai có vụ đông rất lạnh, thậm chí có tuyết
rơi (Mùa đông là kho lạnh khổng lồ) giúp củ giống sau khi thu hoạch vụ đầu
có thể tự xuân hóa ngay tại chỗ.
1.4. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới
Nghiên cứu phát triển các giống hoa lily trên thế giới đã thực hiện trên
100 năm và ngày càng được phát triển. Có 3 nhóm lily quan trọng về mặt
thương mại là Asiatics hybrid, Oriental hybrid, L. Longiflorum. Hầu hết các
giống thương mại hiện nay được lai tạo thành công tại Hà Lan.
Những nghiên cứu về chọn tạo giống hoa lily ở Hà Lan được tập trung
tại Trung tâm nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây trồng (CPRO - DLO)
Wageningen. Mục tiêu chọn tạo giống chính là: chọn giống kháng bệnh, chọn


14

giống có chất lượng tốt (độ bền hoa, sức sinh trưởng, khả năng tạo củ của
L.longiflorum), lai xa, xây dựng bản đồ gen lily (Hanks, G, 2015).
Các nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Italia,… đều
đang chủ động xây dựng những chương trình chọn tạo và nhân giống trong
nước (Buschman, (2005). Việc sử dụng nguồn gen bản địa là một trong những
ưu tiên để tạo giống bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện sinh thái khí hậu tại
mỗi quốc gia này.
Các loài hoa lily được sử dụng trong lai xa được lựa chọn dựa trên những
đặc điểm cơ bản của nó: L. cadidum với đặc điểm hoa trắng, mùi thơm mát, thích
nghi ánh sáng yếu và nhiệt độ thấp; L. longiflorum có khả năng thích ứng và sức
sinh trưởng mạnh; L. henryi có khả năng kháng bệnh virus và bệnh thối củ (do
Fusarium oxysporum); L. pumilum có hoa đỏ tươi, thời gian sinh trưởng ngắn
Các giống hoa lily lai châu Á và lily lai Phương Đông cho thấy yêu cầu độ
lạnh của các giống này cần từ 2-50C trong thời gian ít nhất từ 8-10 tuần trước khi

đưa củ giống ra vườn sản xuất. Các củ giống phải được bảo quản trong than bùn
ẩm thời gian có thể là một vài tháng nếu nhiệt độ giảm xuống từ - 1 đến - 40C
(Beattie và White, 1993).
Nếu củ giống còn đông lạnh khi được chuyển tới nơi sản xuất, có thể
tiếp tục bảo quản chúng. Khi muốn trồng củ giống sớm thì cần mở lớp nhựa
màng bọc của hộp ra và tách hộp thành các chồng riêng để rã đông trong
phòng bảo quản lạnh và thông thoáng khí ở nhiệt độ 10-120C. Rã đông ở nhiệt
độ cao hơn 250C sẽ làm giảm chất lượng hoa. Củ giống khi đã rã đông không
thể đông lạnh lại vì nguy cơ bị hư hại do đông lạnh. Tuy nhiên, nếu người
trồng muốn trồng củ giống đông lạnh trong cùng một hộp vào hai ngày khác
nhau thì nên tách khối củ trong hộp ra và để nửa chưa trồng trong điều kiện
bảo quản dưới nhiệt độ đông lạnh. Vì vậy, nhất thiết bắt buộc phải xử lý củ
giống trước khi đem đi trồng trong nhà lưới.


×