Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến hướng dẫn tìm hiểu truyện ngắn việt nam hiện đại theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 12 trung tâm GDNN GDTX bình xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.89 KB, 18 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN
TRUNG TÂM GDNN – GDTX BÌNH XUYÊN

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
HƢỚNG DẪN TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI CHO HỌC
SINH LỚP 12 TRUNG TÂM GDNN - GDTX BÌNH XUYÊN

Tác giả sáng kiến: HOÀNG THỊ LAN HƢƠNG
Đơn vị công tác: Trung tâm GDNN - GDTX Bình Xuyên
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Văn học

Bình Xuyên, tháng 02 năm 2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

a) Tác giả sáng kiến: Hoàng Thị Lan Hương
- Ngày tháng năm sinh: 10/05/1981

Giới tính: Nữ

- Đơn vị công tác : Trung tâm GDNN - GDTX Bình Xuyên
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ văn học
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%


b) Chủ đầu tƣ tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Lan Hương
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các
thông tin cần đƣợc bảo mật (nếu có):
* Tên sáng kiến: Hướng dẫn tìm hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại
theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 12 Trung tâm GDNN - GDTX Bình
Xuyên.
* Lĩnh vực áp dụng: Đề tài này được nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn
trong các giờ học truyện ngắn hiện đại Việt Nam cho học sinh lớp 12 tại Trung
tâm GDNN - GDTX Bình Xuyên. Đó là hướng dẫn học sinh tìm hiểu các truyện
ngắn Việt Nam hiện đại một cách có hệ thống nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả môn học.
* Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến
Như chúng ta đã biết, mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới một hình
thức thể loại nhất định. Truyện ngắn cũng vậy. Truyện có những đặc trưng cơ
bản: “tính khách quan trong sự phản ánh; cốt truyện được tổ chức một cách
nghệ thuật; nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động gắn với hoàn cảnh; phạm
vi miêu tả không bị hạn chế về không gian và thời gian; ngôn ngữ linh hoạt, gần
với ngôn ngữ đời sống” (Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1, Nxb GD, H. 2007. tr
1


152). Như vậy khi giảng dạy các tác phẩm truyện, giáo viên phải bám sát vào
những đặc trưng này để giúp học sinh khám phá, tìm hiểu văn bản trong chương
trình đồng thời cũng yêu cầu học sinh vận dụng để tìm hiểu một số văn bản
không nằm trong chương trình.
Trong chương Ngữ văn 12, truyện ngắn hiện đại Việt Nam được dành một
thời lượng đáng kể và đều là các sáng tác tiêu biểu của giai đoạn văn học từ
1945 đến hết thế kỉ XX. Những tác phẩm đó gắn liền với tên tuổi của các nhà
văn lớn như: Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Minh Châu...

Nhưng để tiếp cận và giảng dạy có hiệu quả những tác phẩm này là điều không
dễ dàng. Bởi thực tế, không ít giáo viên khi giảng dạy chỉ khai thác nội dung tư
tưởng một cách chung chung mà không chú trọng đến hình thức nghệ thuật và
ngược lại. Vì vậy việc vận dụng thể loại vào dạy, học truyện ngắn vẫn chưa đạt
hiệu quả như mong muốn.
Hơn nữa, qua thực tiễn giảng dạy truyện ngắn Việt Nam hiện đại, người
viết nhận thấy nhiều học sinh chưa thật sự hứng thú với các tác phẩm này. Các
em ngại đọc truyện vì dung lượng của nó dài, đề cập tới nhiều vấn đề của thời
đại, lịch sử, xã hội... cách xa thời đại các em sống. Thực tế đó cần được giải
quyết để giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của truyện ngắn hiện đại
Việt Nam, biết trân trọng và gìn giữu những kiệt tác văn học của dân tộc.
Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học và thi cử hiện nay hướng
đến việc phát huy năng lực tích cực, chủ động của người học, coi trọng kết quả
thực chất của các kì thi, phạm vi kiến thức chủ yếu trong chương trình lớp 12,
trong đó truyện ngắn Việt Nam hiện đại là một phần kiến thức trọng tâm. Nắm
chắc được nội dung phần này, học sinh sẽ có một lượng kiến thức cần thiết đáp
ứng yêu cầu của các kì thi.
Xuất phát từ những điều trên, tôi xin đưa ra một vài hướng dẫn nhằm giúp
học sinh tìm hiểu, nâng cao khả năng cảm thụ truyện ngắn.
1. Hƣớng dẫn tóm tắt cốt truyện
Đọc hiểu tác phẩm truyện không thể không đọc, thậm chí phải đọc thật
kỹ; có như vậy quá trình giảng của giáo viên mới đạt hiệu quả mong muốn. Để
2


học sinh đọc tác phẩm không phải chuyện dễ, bởi thời lượng trên lớp không cho
phép đọc toàn bộ tác phẩm hoặc đoạn trích, nhất là những tác phẩm dài. Vậy nên
công việc này phải giao cho học sinh làm ở nhà, giáo viên phải kiểm tra việc đọc
truyện của học sinh bằng cách yêu cầu các em tóm tắt được cốt truyện trước khi
giảng.

Để học sinh tích cực đọc, tóm tắt cốt truyện trong quá trình chuẩn bị bài,
giáo viên có thể dành ra một thời lượng hợp lí ở tiết dạy truyện ngắn đầu tiên để
hướng dẫn cụ thể các em cách tóm tắt. Theo kinh nghiệm của tôi, việc tóm tắt
các truyện ngắn trong chương trình 12 như: Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa,
Rừng xà nu… thường đi theo các mốc biến cố của nhân vật nên gắn với dạng kể
và trần thuật nhiều hơn. Ví dụ khi tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ, giáo viên gợi
dẫn học sinh tìm hiểu các biến cố gắn với nhân vật Mị theo trình tự thời gian:
trước và sau khi làm dâu nhà thống lí. Ở mỗi mốc thời gian ấy, có những sự kiện
nào xảy ra với Mị, tính cách, số phận Mị như thế nào?... Với cách làm như vậy,
các em sẽ nhớ được cốt truyện một cách dễ dàng và việc này sẽ giúp ích rất
nhiều trong việc tìm hiểu, khá phá các lớp nội dung, ý nghĩa của tác phẩm trên
lớp học. Theo đó có thể tóm tắt truyện như sau:
Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là
một cô gái trẻ, đẹp. Cô bị bắt làm vợ A Sử - con trai thống lý Pá Tra để trừ một
món nợ truyền kiếp của gia đình. Lúc đầu, suốt mấy tháng ròng, đêm nào Mị
cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không thể
chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần
quật khổ hơn trâu ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha Mị nhớ lại mình còn trẻ,
Mị muốn đi chơi nhưng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị trong buồng tối. A Phủ là
một chàng trai nghèo mồ côi, khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì đánh lại A Sử nên bị
bắt, bị đánh đập, phạt vạ rồi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí. Một
lần, do để hổ vồ mất một con bò khi đi chăn bò ngoài bìa rừng nên A Phủ đã bị
thống lí trói đứng ở góc nhà. Lúc đầu, nhìn cảnh tượng ấy, Mị thản nhiên nhưng

3


rồi lòng thương người cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ
rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài…

2. Hƣớng dẫn phân tích tình huống truyện và nghệ thuật trần thuật
Trong thực tế, mỗi truyện ngắn hay thường xây dựng được một tình huống
độc đáo. Tình huống là “cái tình thế nảy ra truyện”, là “lát cắt” của đời sống mà
qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo mộc, là “một khoảnh khắc mà
trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, “khoảnh khắc chứa đựng cả một đời
người, thậm chí cả một đời nhân loại”(Nguyễn Minh Châu). Nhiều nhà nghiên
cứu còn cho rằng tình huống là hạt nhân của truyện ngắn, “chọn được tình
huống hấp dẫn coi như việc viết truyện đã xong”(Nguyễn Minh Châu).
Trong số các truyện ngắn được học trong chương lớp 12, các truyện Vợ
nhặt (Kim Lân) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) có tình huống
đặc biệt cần phải giúp học sinh chỉ ra và phân tích.
Vợ nhặt có một tình huống đặc biệt, tình huống éo le mà giáo viên cần
định hướng cho học sinh phân tích: Tràng nhặt được vợ giữa năm đói. Anh ta
nhặt được vợ như người ta nhặt được cái rơm, cái rác… sự việc đó đã gây ra nỗi
ngạc nhiên cho những người dân xóm ngụ cư, cho bà cụ Tứ và cho chính Tràng.
Vấn đề là ở chỗ phải giúp học sinh trả lời câu hỏi: Kim Lân tạo ra tình huống
như thế là có dụng ý gì? Đó mới là điểm đến của công việc này. Qua tình huống
trên, nhà văn đã làm nổi bật tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn
đói khủng khiếp năm 1945 (hơn 2 triệu người chết đói); đồng thời thể hiện một
cách cảm động bản chất tốt đẹp của người nông dân lao động. Trong cùng cực,
đói khát, gần kề cái chết, họ vẫn cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, vẫn không bao
giờ mất hết niềm tin, vẫn khao khát sống, khao khát có một mái ấm gia đình,
khao khát hạnh phúc. Đây chính là giá trị nhân bản sâu sắc của thiên truyện ngắn
này.
Chiếc thuyền ngoài xa lại là một tình huống khác - tình huống nhận thức.
Những tình tiết, các cảnh trong truyện, cảnh chiếc thuyền ngoài xa, “từ đường
nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”,
cảnh người đàn ông thuyền chài đánh vợ một cách tàn nhẫn, cảnh người đàn bà
4



được mời đến tòa án huyện để giải quyết bi kịch gia đình... đều dẫn tới sự bừng
tỉnh, giây phút “giác ngộ chân lí”, làm sáng tỏ nhận thức mới mẻ của nhiếp ảnh
Phùng và chánh án Đẩu trong cách nhìn về cuộc đời và nghệ thuật. Đó cũng
chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Một phương diện khác cũng rất quan trọng để tạo nên một truyện ngắn hay
là nghệ thuật trần thuật. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điểm nhìn trần thuật trong
truyện ngắn, giáo viên cần bám sát hai phương diện: điểm nhìn trần thuật và
giọng điệu trần thuật.
Trước hết là việc lựa chọn điểm nhìn trần thuật, cái vị trí đứng để kể và
quan sát của nhà văn. Tìm ra điểm nhìn trần thuật cũng giống như mở ra con
đường để tiếp cận với thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Trong phần Hướng dẫn học bài đọcn trích Những đứa con trong gia đình
(Nguyễn Thi), câu hỏi 1 có nêu: Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được
trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như
thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tích cách nhân vật? Trả lời được câu
hỏi này, học sinh dễ dàng nắm bắt mạch truyện, những suy nghĩ và tâm trạng của
nhân vật chính. Có thể thấy đoạn trích trong Những đứa con trong gia đình
(SGK Ngữ văn 12 tập 2) được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật Việt khi anh
bị thương lạc đồng đội giữa chiến trường sau một trận đánh ác liệt. Mạch truyện
được tổ chức theo diễn biến của trí nhớ, của dòng hồi tưởng của Việt, khi đứt,
khi nối sau những lần bị ngất đi rồi tỉnh lại. Cách thức trần thuật như thế đã đem
đến cho tác phẩm màu sắc của tình cảm, cảm xúc đậm đà, tươi tắn. Qua những
hồi tưởng của Việt, hình ảnh các nhân vật- các thành viên trong gia đình- lần
lượt xuất hiện, mỗi lúc một thêm rõ nét với những chi tiết, hành động gây ấn
tượng sâu đậm nhất. Đồng thời, hình ảnh Việt, nhân vật người kể chuyện cũng tự
bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm và tính cách của mình.
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, đoạn mở đầu được trần thuật từ điểm nhìn của
người kể chuyện giấu mình. Từ điểm nhìn này, tác giả đã làm hiện ra trước mắt
cảnh Tràng dẫn người đàn bà xa lạ về nhà trong cảnh chết chóc của xóm ngụ cư,

trong sự ngạc nhiên của những người trong xóm: “Trước kia mỗi buổi chiều, cứ
5


vào lúc chạng vạng mặt người thì Tràng đi làm về. Hắn bước ngật ngưỡng trên
con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong
bến...”. Cảnh Tràng gặp người đàn bà, cảnh giới thiệu vợ với mẹ được kể theo
con mắt của Tràng: “Ít lâu nay hắn xe thóc liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa
nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đấy. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt
hạt rơi hạt vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm”. Tiếp đó là cách kể theo
con mắt quan sát và suy nghĩ của bà cụ Tứ: “Bà lão phấp phỏng theo con vào
nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao
lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?...Cảnh sáng hôm sau ngủ dậy với cảm
giác hạnh phúc, quan sát những biến đổi của người vợ và đoạn kết được kể theo
cách nhìn của Tràng. Điểm nhìn di chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác,
nhưng Tràng luôn ở vị trí trung tâm, hé mở cho thấy từ khát vọng hạnh phúc lứa
đôi, Tràng đã mơ hồ cảm thấy phải tham gia vào hành động với Việt Minh để tự
giải phóng mình.
Cùng với điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật cũng góp phần tạo
nên sự hấp dẫn của môt truyện ngắn. Theo các nhà nghiên cứu, giọng điệu là
thái độ, tình cảm của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, được thể hiện
qua lời văn, là sắc thái của lời văn được tạo nên bởi các phương tiện như cách
xưng hô, dùng từ, gọi tên, sử dụng các biện pháp tu từ. Giọng điệu thường gắn
với những dòng đầu tiên của tác phẩm. Hướng dẫn học sinh tìm ra giọng điệu
trần thuật của mỗi truyện ngắn sẽ giúp các em thấy được tình cảm, thái độ của
nhà văn đối với vấn đề được thể hiện trong tác phẩm. Ta có thể thấy giọng văn
tin yêu, trữ tình trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, giọng văn sôi nổi, tự hào, ngợi
ca trong Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình hay giọng chiêm nghiệm,
triết lí trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Như vậy giọng điệu chính là
một yếu tố quan trọng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của nhà văn.

3. Hƣớng dẫn phân tích kết cấu truyện
Mỗi truyện ngắn có những kết cấu riêng theo định hướng ngòi bút của nhà
văn. Phân tích kết cấu cũng là một phương diện để hiểu toàn cảnh nội dung và
nghệ thuật tác phẩm.
6


Vợ nhặt có cách mở đầu và kết thúc khá rõ nghĩa. Khi dạy tác phẩm này,
giáo viên có thể đưa ra những gợi dẫn về kết cấu truyện: Truyện mở đầu bằng
cảnh tượng như thế nào? Kết thúc truyện bằng cảnh nào? Với cách mở đầu và
kết thúc như vậy, Kim lân muốn thể hiện điều gì? Từ đó dẫn dắt các em đến nội
dung chính: truyện bắt đầu bằng cảnh chiều muộn, với không khí ảm đạm, tối
sầm vì đói; âm thanh thật não nề của những tiếng hờ khóc trong những gia đình
có người chết đói; hình ảnh thật thê lương “người chết như ngả rạ” còn người
sống “đi lại như những bóng ma”… đây là thế giới của cõi âm, đúng hơn là giữa
cái chết và sự sống không có ranh giới. Kết thúc truyện là một buổi sáng mùa hè
với ánh nắng ấm áp, hình ảnh sống động của mẹ chồng nàng dâu đang thu dọn
nhà cửa, đặc biệt là hình ảnh những người phá kho thóc Nhật với bóng cờ đỏ
trong đầu Tràng… phải chăng là tín hiệu lạc quan của sự đổi đời trong tương lai
cho họ?
Trong Rừng xà nu, có hai kiểu kết cấu truyện cần cho học sinh tìm hiểu kĩ:
kết cấu đầu cuối tương ứng và kết cấu truyện lồng trong truyện. Với kiểu kết cấu
thứ nhất, tác phẩm mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh những cánh rừng xà nu nối
tiếp chạy đến chân trời. Nó khiến người đọc có cảm tưởng như kì tích của anh
hùng Tnú, của dân làng Xô Man mà tác giả vừa kể chỉ là sự nối tiếp của lịch sử
ngàn xưa và câu chuyện sẽ còn được tiếp nối bởi những thế hệ mới của làng Xô
Man. Mặt khác, dường như câu chuyện không chỉ bó hẹp trong không gian của
làng Xô Man mà còn dược mở ra khắp mọi miền đất nước. Còn với kết cấu
truyện lồng truyện, Rừng xà nu lại mang một ý nghĩa khác (kể chuyện Tnú về
thăm làng và cụ Mết kể chuyện về Tnú). Câu chuyện về cuộc đời Tnú song hành

với chuyện của làng Xô Man phải chăng là sự gắn bó máu thịt giữa cá nhân với
cộng đồng để tạo nên tính sử thi của tác phẩm?
4. Hƣớng dẫn tìm hiểu nhân vật truyện
Một nhân vật thành công cũng như một con người sinh động ngoài đời.
Đó là con người này trong sự phân biệt với con người khác. Nó có tính cách
riêng, số phận riêng không thể trộn lẫn. Vấn đề là nhà văn không trực tiếp nói
lên điều ấy. Tính cách, số phận nhân vật hiện lên sinh động trong tác phẩm qua
7


nhiều phương diện cụ thể. Đó là những phương diện người đọc, người phân tích
cần chú ý như: lai lịch, ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, cử chỉ- hành động, mối
quan hệ với các nhân vật khác… Tuy nhiên, không phải bất cứ nhân vật nào
cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện nêu trên, người phân tích
cần biết tập trung, xoáy sâu vào các phương diện thành công nhất của tác phẩm.
Có thể xem những phương diện đã nêu đồng đẳng và đều là sự cụ thể hóa, hiện
thực hóa của tính cách, số phận nhân vật, không xem tính cách như một phương
diện ngang bằng các phương diện ấy.
4.1. Lai lịch
Lai lịch là phương diện đầu tiên góp phần hình thành đặc điểm tính cách,
chi phối số phận của nhân vật. Tính cách nhân vật được lý giải một phần bởi
thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và bước đường đời đã trải qua.
Tính cách của Mị và A Phủ (Vợ chồng A Phủ) đều có thể lý giải một phần
bởi lai lịch. Mị tuy sinh ra trong đói nghèo nhưng ở tuổi thiếu nữ, cô đã từng
được sống những tháng năm hạnh phúc. Mị xinh đẹp, hát hay, lại có tài thổi sáo
nên từng được bao trai làng mê, con trai đến thổi sáo đứng nhẵn cả chân vách
đầu buồng Mị. Mị từng có người yêu, từng hò hẹn…Điều này lí giải cho sự trỗi
dậy của sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do của nhân vật Mị ở phần sau. Còn
A Phủ, cha mẹ, anh em đều chết trong một trận dịch đậu mùa, từng bị người
làng đói bụng bắt đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái, suốt đời đi làm

thuê, làm mướn, không có cả chiếc vòng bạc đeo cổ để đi chơi tết. Chính hoàn
cảnh sống cùng cực ấy đã hun đúc cho A Phủ sức sống mạnh mẽ, tính cách gan
góc cùng lòng ham chuộng tự do…
Lai lịch của người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân: không
tên tuổi, không quê hương, gia đình, sống lay lắt trong nạn đói... cũng phần nào
lí giải cho quyết định liều lĩnh của thị khi theo không một người đàn
ông xa lạ về làm vợ. Bởi đối với thị một nơi nương tựa để vượt qua cái thì đói
khát là một sự khát khao, hi vọng. Thị đã đánh cược với số phận, đánh mất tự
trọng bản thân để được sống và trên hết là để có được một tổ ấm hạnh phúc.
4.2. Ngoại hình
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, bao gồm y phục, cử chỉ, tác
phong, diện mạo...Trong văn học, nhà văn miêu tả ngoại hình nhân vật
8


thường nhằm hai mục đích: cá thể hóa nhân vật và hé mở tính cách, bản chất của
nhân vật ấy. Miêu tả ngoại hình nhân vật không chỉ vì mục đích dựng ra trước
mắt người đọc một nhân vật mà quan trọng hơn đó là một cách gián tiếp miêu tả
tính cách vì ngoại hình là dấu hiệu của tính cách.
Khi miêu tả nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ), nhà văn đặc tả một hình dáng
ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa, khi nào cũng cúi mặt,
mặt buồn rười rượi. Đó là hình ảnh một cô gái lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các
vật vô tri (cái quay, tảng đá, tàu ngựa) đối lập với khung cảnh đông đúc, tấp nập
của nhà thống lý Pá Tra. Mị là con dâu của một gia đình nhiều nương, nhiều bạc,
nhiều thuốc phiện nhất làng mà sao lúc nào cũng cúi mặt nhẫn nhục và mang nỗi
u sầu thăm thẳm? Dáng vẻ bề ngoài ấy của nhân vật góp phần biểu hiện thân
phận tủi nhục của người con dâu gạt nợ trong nhà chúa đất.
Người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa được Nguyễn Minh Châu miêu
tả: thân hình cao lớn, thô kệch, mặt đầy những nốt rỗ chằng chịt, với khuôn mặt
mệt mỏi, tái ngắt, tấm lưng áo bạc phếch, nửa thân dưới ướt sũng. Đó là ký họa

chân dung của một người đàn bà xấu xí, chịu nhiều thiệt thòi về nhan sắc, là hiện
hữu của nghèo khổ, lam lũ, nhọc nhằn. Khi sắp bị chồng đánh, người đàn bà đưa
cặp mắt nhìn xuống chân biểu hiện sự cam chịu, nhẫn nhục. Còn người chồng
thì được miêu tả với mái tóc tổ quạ, chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng rủ
xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ, hai hàm răng nghiến ken két. Đó là những dấu
hiệu của tính cách vũ phu, hung bạo, độc ác, phần người, phần thiện đang dần
mất.
Người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân với vài nét về
ngoại hình: Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gậy sọp hẳn đi,
trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt đã cho thấy sức
hủy hoại kinh hoàng của nạn đói. Nạn đói khiến con người biến đổi về ngoại
hình, thậm chí cả về nhân tính. Sức tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít
Nhật vì thế càng có sức nặng.
4.3. Cử chỉ, hành động
Phân tích nhân vật cần chú ý cử chỉ, hành động đầu tiên khi nhân vật xuất
hiện trong tác phẩm vì hành động ấy đã mách bảo cho chúng ta về tính cách của
nhân vật.
9


Nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ) được Tô Hoài mô tả bằng rất ít hành động,
chủ yếu qua dòng ý nghĩ, tâm tư, tiềm thức chập chờn. Tuy nhiên, trong ít hành
động đó, không thể không chú ý đến những hành động trong đêm tình mùa xuân:
Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát như uống hận, như đang uống đắng
cay của phần đời đã qua, như đang uống cái khao khát của phần đời chưa tới,
uống để quên nhưng cũng là để nhớ về ngày trước, để thấy mình còn trẻ. Tiếp đó
là hành động thắp sáng thêm đĩa đèn của cô: Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn
một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Thắp sáng thêm đĩa đèn hay người
phụ nữ này đang muốn thắp sáng lại chính cuộc đời mình. Những hành động này
chứng tỏ phản kháng âm thầm mà quyết liệt, chứng tỏ sóng cuộn trong chiều sâu

tâm trạng từ khi nghe tiếng sáo gọi bạn yêu lấp ló ngoài đầu núi, lửng lơ bay
ngoài đường… Và đỉnh điểm là hành động Mị cắt dây trói cho A Phủ và cùng A
Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài sau này - tự giải thoát khỏi gông xiềng của cường
quyền lẫn thần quyền. Đây là hành động bất ngờ, táo bạo mà tự nhiên, hợp lý
trong hoàn cảnh ấy, tính cách ấy. Như vậy, Tô Hoài đã đi sâu vào những bí mật
của đời sống nội tâm để phát hiện những nét đẹp và nét riêng trong tính cách
nhân vật.
4.4. Nội tâm
Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc đời sống bên
trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng
tâm lý…trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nhân vật gặp phải trong
cuộc đời. Kim Lân đã miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong
Vợ nhặt, đặc biệt là nhân vật Tràng, để làm nổi bật niềm khát khao hạnh phúc và
tình thương giữa những con người nghèo khổ, vượt lên cảnh sống ê chề, tăm tối
hàng ngày: Khi người đàn bà theo về, ban đầu Tràng thấy chợn, rồi chặc lưỡi.
Trên đường dẫn vợ về nhà, Tràng trở thành một con người khác hẳn, gương mặt
có một vẻ gì phởn phơ khác thường, tủm tỉm cười nụ một mình, hai mắt thì sáng
lên lấp lánh, cái mặt cứ vênh vênh tự đắc với chính mình ...và một cái gì mới
mẻ, lạ lắm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man
khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ sống lưng…Buổi sáng đầu
10


tiên khi có vợ, Tràng cảm thấy êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi
ra….Niềm hạnh phúc ấy của nhân vật gắn với ý thức về bổn phận, trách nhiệm
bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau
này… Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng đã cụ thể hóa ý đồ của nhà văn Kim
Lân khi viết Vợ nhặt: Con người dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên
cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống,
vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người.

4.5. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ nhân vật là một phương tiện hết sức đắc dụng để nhà văn khắc
họa nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật chính là bức chân dung tự họa sắc nét của tính
cách hay khái quát hơn, chính là bức chân dung tự họa của nhân vật.
Ngôn ngữ của các nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh
Châu) phù hợp với đặc điểm tính cách từng nhân vật: Tính cách hung bạo, tàn
nhẫn của người chồng được phản ánh qua ngôn ngữ thô bỉ, tàn nhẫn với những
từ ngữ đầy vẻ tục tằn, hung bạo còn sự cam chịu, vị tha, đức hi sinh ở người đàn
bà được thể hiện qua những lời dịu dàng, xót xa khi nói về con, những lời đau
đớn và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận mình. Ngôn ngữ của nhân vật Đẩu ở
tòa án huyện chứng tỏ tính cách tốt bụng, nhiệt thành…
4.6. Mối quan hệ của nhân vật với nhân vật khác
Khi tìm hiểu nhân vật, cần đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân
vật cùng tuyến có mối quan hệ tương đồng, bổ sung cho nhau đồng thời đặt nhân
vật trong mối quan hệ với những nhân vật trái tuyến, tương phản, đối chọi nhau
để làm nổi bật tính cách, số phận của nhân vật cũng như chủ đề, tư tưởng của tác
phẩm.
Khi phân tích Mị trong Vợ chồng A Phủ, ta đặt nhân vật trong mối quan
hệ với giai cấp thống trị là cha con thống lí Pá Tra (quan hệ tương phản) đồng
thời đặt nhân vật trong mối quan hệ với giai cấp bị trị là A Phủ (quan hệ tương
đồng). Đặt nhân vật trong hai mối quan hệ này để bổ sung cho nhau, làm tăng
thêm sức tố cáo tạo nên ý nghĩa khái quát của tác phẩm: nạn nhân ách áp bức
của chúa đất có đủ đàn ông, đàn bà, một bên là con dâu gạt nợ, một bên là đứa ở
11


gạt nợ. Người dân miền núi Tây Bắc đã phải chịu bao nỗi cực nhục, khổ đau
dưới ách thống trị của bọn chúa đất.
Các nhân vật trong tác phẩm Rừng xà nu giống như phần lớn các tác phẩm
thời kì kháng chiến được xây dựng thành hai tuyến đối lập gay gắt: lực lượng

cách mạng và kẻ thù. Tuy nhiên, đáng chú ý là Nguyễn Trung Thành đã xây
dựng được hệ thống các nhân vật tương đồng từ cụ Mết đến Tnú, Mai rồi Dít, bé
Heng để đại diện cho các thế hệ nối tiếp trong cuộc chiến đấu giải phóng của
nhân dân, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Chúng nó đã cầm súng, mình phải
cầm giáo.
5. Hƣớng dẫn tìm hiểu các chi tiết nghệ thuật trong truyện
Chi tiết nghệ thuật là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về
cảm xúc và tư tưởng” (Từ điển thuật ngữ văn học). “Chi tiết là đơn vị nhỏ nhất
có thể chia ra được tùy theo một tương quan và yêu cầu nhất định” trong tác
phẩm văn học. Mỗi chi tiết đặc sắc góp phần làm nên nét độc đáo trong nội dung
tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Vì vậy, khi phân tìm hiểu truyện
ngắn không thể bỏ qua các chi tiết nghệ thuật.
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa
xuân có nhiều sức gợi nhất. Tiếng sáo được miêu tả từ xa đến gần, với những
cung bậc khác nhau: khi tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếng sáo văng vẳng gọi
bạn đầu làng, tiếng sáo lửng lơ bay ngoài đường, trong đầu Mị , rập rờn tiếng
sáo, tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Trước hết, đây là chi tiết có ý
nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của miền núi cao Tây Bắc, khiến người ta liên
tưởng đến âm thanh quen thuộc, gần gũi của núi rừng trong những đêm xuân ở
Hồng Ngài. Không dừng lại ở ý nghĩa tả thực, chi tiết tiếng sáo góp phần diễn tả
vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị,
khiến lòng Mị thiết tha, bổi hồi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi và
những kí ức đẹp đẽ nồng nàn của người con gái đã trở về. Tiếng sáo đã làm bừng
lên khát vọng sống, Mị ý thức hiện tại mình vẫn còn trẻ, Mị ý thức về quyền
hạnh phúc “Mị muốn đi chơi”, Mị sửa soạn vào nhà…Tiếng sáo khiến Mị quên
đi thực tại khổ đau: nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mĩ sẽ ăn cho chết
12


ngay chứ không muốn nghĩ về ngày trước nữa. Tiếng sáo đưa Mị trở về với niềm

khát sống, khi bị trói đứng cả đêm, tâm hồn Mị vẫn bay bổng cùng tiếng sáo,
tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi. Tiếng sáo trở thành biểu tượng đẹp đẽ
cho khát vọng tự do, khát vọng sống, khát vọng tình yêu trong tâm hồn Mị.
Chi tiết bát cháo cám cũng thể hiện khát khao hạnh phúc gia đình của
người đàn bà vô danh trong truyện ngắn Vợ nhặt. Ta hiểu thị nhắm mắt đưa chân
không đơn thuần vì miếng ăn, thị không bỏ đi khi chứng kiến gia cảnh bần hàn
của Tràng, nay ta càng thấu hiểu sâu sắc hơn cái khát vọng có một bến đỗ cho
con thuyền phiêu dạt, một tổ ấm dừng chân nơi thị trong cái cử chỉ “điềm nhiên
và vào miệng miếng cháo cám”. Cái cử chỉ và thái độ ấy cho thấy thị thật ý tứ,
sẵn sàng đồng cam cộng khổ với gia đình Tràng. Sáng tạo chi tiết bát cháo cám,
Kim Lân không chỉ gợi lại sinh động thảm trạng ngày đói năm nào mà nhà văn
còn muốn ca ngợi tình người nồng thắm nơi những tấm lòng thuần hậu, chất
phác. Trong cảnh đói bi thương ấy, họ vẫn không thôi yêu thương, vẫn nương
tựa vào nhau cùng sẻ chia và cùng hi vọng.
Chi tiết đôi bàn tay Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu là một ám ảnh nghệ
thuật khó quên. Khi lành lặn, đó là đôi bàn tay dắt Mai lên rẫy trồng tỉa, xách xà
lét giấu gạo cơm nuôi giấu cán bộ, bàn tay mang đá trắng ba ngày từ đỉnh núi
Ngọc Lĩnh trở về, bàn tay lấy đá tự đập vào đầu vì học mãi không được cái chữ,
là đôi bàn tay chở che, yêu thương mẹ con Mai, bàn tay gắn bó máu thịt với quê
hương xứ sở... Khi đôi bàn tay ấy bị kẻ thù đốt cháy, lại tỏa sáng mạnh mẽ ý chí,
nghị lực phi thường, sự gan góc kiên cường của người anh hùng. Bàn tay đau
thương ấy trở thành vết thương chưa khi nào liền miệng, là bằng chứng tội ác
của kẻ thù, nó cũng trở thành mối di hận cả đời Tnú mang theo. Bàn tay ấy còn
tỏa sáng chân lí của thời đại cách mạng: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
giáo. Xây dựng chi tiết đôi bàn tay Tnú, Nguyễn Trung Thành tha thiết ngợi ca
phẩm chất cao quý của người anh hùng và cũng là của chính người dân Tây
Nguyên ông từng tha thiết yêu thương và gắn bó. Bàn tay Tnu có thể xem là một
điển hình nghệ thuật độc đáo kết tinh tài năng, tâm huyết của nhà văn.

13



6. Kết quả và bài học kinh nghiệm
6.1. Kết quả
Sau một thời gian hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện ngắn hiện đại Việt
Nam theo đặc trưng thể loại, tôi nhận thấy các em học sinh đã có nhiều tiến bộ
trong việc trong tiếp cận truyện ngắn. Ngoài những tác phẩm học chính khóa,
các em biết vận dụng những hướng dẫn nêu trên vào đọc hiểu các đoạn trích
truyện ngắn đọc thêm và các truyện ngắn ngoài sách giáo khoa. Kết quả học tập
và kiểm tra vì thế được nâng cao hơn so với đầu năm học. Cụ thể:
- Kết quả khảo sát đầu năm:
Kết quả kiểm tra
Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

12A1

0

0

04

14,3

17

60,1

07


25,6

0

0

12A3

0

0

02

10

10

50

08

40

0

0

- Kết quả khảo sát cuối học kì I:
Kết quả kiểm tra

Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

12A1

0

0

07

25,6

19

68

02

6,4

0

0

12A3

0

0


04

20

12

60

04

20

0

0

6.2. Bài học kinh nghiệm:
- Đối với giáo viên: Tùy vào nội dung từng bài mà đưa ra những hướng
dẫn phù hợp, cũng có thể vận dụng kết hợp các hướng dẫn nếu thấy hợp lí để
nâng cao hiệu quả giờ học
- Đối với học sinh: Có nhu cầu bộc lộ suy nghĩ trước tập thể. Nên chủ
động tham gia thảo luận nhóm ngoài giờ học để có những hiểu biết về tác giả,
giá trị nội dung- nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích được học. Cần đọc hiểu văn bản trước khi đến lớp nhằm khám phá văn bản bằng cả lí trí và tình
cảm.
14


+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sau khi áp dụng sáng kiến, tôi đã
đạt được một số kết quả trong việc nâng cao hiệu quả giờ học:
- Đa số học sinh tích cực, chủ động hơn trong đọc hiểu truyện ngắn hiện

đại Việt Nam nên kết quả học tập tiến bộ hơn.
- Học sinh có kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại, biết
vận dụng kiến thức đọc văn để tạo lập văn bản nghị luận
- Truyện ngắn hiện đại Việt Nam giúp học sinh bồi đắp tâm hồn, tình cảm
cao đẹp, sống có lí tưởng hoài bão; hình thành năng lực tư duy và thành công
trong giao tiếp. Đặc biệt nhiều em có năng lực cảm thụ thẩm mĩ tốt.
- Kết quả khảo sát ở các lớp 12A1, 12A3 qua bài kiểm tra viết (thời gian
làm bài: 90 phút) rất khả quan: tỉ lệ điểm trung bình trở lên đạt 85 % (con số này
đầu năm là 65%), tỉ lệ điểm yếu giảm.
Những kết quả trên cho thấy sáng kiến đưa ra đã phát huy hiệu quả thiết
thực. Vì vậy, có thể khẳng định sáng kiến của tôi có khả năng ứng dụng thực tế
rất cao.
- Đánh giá lợi ích thu đƣợc hoặc dự kiến có thể thu đƣợc do áp dụng
giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
+ Mang lại hiệu quả kinh tế: Sáng kiến đã cung cấp những kiến thức
quan trọng để giáo viên và học sinh có đủ điều kiện dạy và học các truyện ngắn
hiện đại Việt Nam trong chương trình lớp 12. Sáng kiến giúp ích cho học sinh ôn
thi THPT Quốc gia đạt hiệu quả cao.
+ Mang lại lợi ích xã hội:
Sáng kiến góp phần làm phong phú thêm phương pháp dạy và học cho
giáo viên và học sinh.
Sáng kiến sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đồng nghiệp, cho học
sinh và những ai quan tâm đến vấn đề này.
Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi, nhất là đối với học sinh trong quá
trình học và ôn thi THPT Quốc gia ở chuyên đề truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

15


* Các thông tin cần đƣợc bảo mật: Không có thông tin cần được bảo

mật
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Phải có đối tượng là học sinh lớp 12 (từ hai lớp trở lên).
- Điều kiện cơ sở vật chất: trang thiết bị dạy học, sách giáo khao, tài liệu
tham khảo, đồ dùng học tập... đáp ứng nhu cầu giảng dạy bộ môn.
- Giáo viên tận tụy, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với học sinh,
thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tƣợng, cơ quan,
tổ chức nào hoặc những ngƣời tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi trong thực tế dạy và học ở các Trung
tâm GDNN-GDTX, các trường chuyên nghiệp có học sinh học hệ GDTX, đồng
thời cũng là tài liệu hữu ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học
môn Ngữ văn.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Bình Xuyên, ngày 17 tháng 2 năm 2020
NGƢỜI VIẾT ĐƠN

Hoàng Thị Lan Hƣơng

16


1




×