Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

SKKN biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT QG bài 6 GDCD lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.68 KB, 46 trang )

W2q
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH

Sáng kiến kinh nghiệm
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN THI
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA BÀI 6 GIÁO DỤC CÔNG DÂN
LỚP 12
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lượng
Đơn vị: THPT Phạm Công Bình

Yên Lạc, năm 2020

1


MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu.........................................................................................................1
2. Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPTQG bài 6 GDCD
12................................................................................................................................1
3. Tác giả sáng kiến:.................................................................................................2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :..............................................................................2
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng vào công việc giảng dạy ôn thi THPT
QG bài 6 GDCD lớp 12: ..........................................................................................2
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ..............................2
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:............................................................................2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NỘI DUNG CƠ BẢN BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI
CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN.............................................................................2
1. Phân phối chương trình bài 6.............................................................................2
2. Mục tiêu cần đạt được trong bài 6: ..................................................................2
2.1. Mục tiêu chung.................................................................................................2


2.2. Bảng mô tả mục tiêu..........................................................................................3
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh....................................................................5
3.1 Chuẩn bị của giáo viên:......................................................................................5
3.2. Chuẩn bị của học sinh:......................................................................................5
4. Nội dung kiến thức cơ bản bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản........5
4.1 Hệ thống kiến thức cơ bản Sách giáo khoa.......................................................5
4.2. Cung cấp kiến thức mở rộng liên quan và tích hợp nội dung; liên hệ thực
tiễn ( nếu có )...........................................................................................................11
4.3.Tích hợp kiến thức về bạo lực học đường và bạo lực gia đình…………………
4.4. Tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ......................................................................17
4.5. Phân biệt các quyền tự do cơ bản của công dân...........................................20
CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT QG
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN................................21
2. 1. Đưa ra hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của đề thi THPTQG môn
GDCD......................................................................................................................21
2.2. Đưa ra hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài
tập đặc trưng trong đề thi THPT QG môn GDCD.............................................24
2.2.1.1. Phương pháp ôn bài...................................................................................24
2.2.1.2. Phương pháp làm bài thi...........................................................................25
2.2.2.1. Phương pháp ôn bài...................................................................................26
2.2.2.2. Phương pháp làm bài thi...........................................................................26
2.2.2.3. Các lỗi thường gặp.....................................................................................26
2


2.3 Đưa ra hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho các đề
luyện thi THPTQG.................................................................................................26
2.4. Rèn kỹ năng nhớ, hiểu sâu kiến thức bằng việc hướng dẫn HS tự xây dựng
câu hỏi trắc nghiệm theo mẫu thi quốc gia..........................................................37
2.5. Phân loại đối tượng HS trong quá trình giảng dạy......................................37

8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp
dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:....40
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:..................................................................................41
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
………………………………………......................................................................41
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):....................................................................................41
PHỤ LỤC................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................42

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HS: Học sinh
Gv: Giáo viên
BKXP: Bất khả xâm phạm
THPT QG: Trung học phổ thông quốc gia
GDCD: Giáo dục công dân

4


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Bắt đầu từ năm 2017, Bộ giáo dục đã đưa môn GDCD vào một trong chín bộ

môn thi tốt nghiệp THPT QG. Đây là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thử
thách cho cả thầy và trò. Tài liệu cho việc ôn thi của bộ môn còn rất sơ sài, nghèo
nàn và chủ yếu chưa đi sát với nội dung thi là thi trắc nghiệm. Bộ đề với những câu
hỏi chuẩn, có sẵn đáp án để tham khảo; hoặc tập tài liệu tham khảo cho cách ra đề
thi, xây dựng một cấu trúc đề theo yêu cầu còn thiếu trầm trọng.
Sau năm 2017, đến năm thi 2018, 2019, trên thị trường đã xuất hiện thêm một số
tài liệu tham khảo của một số tác giả về vấn đề này. Tuy nhiên chưa có một tác giả
hay một cuốn sách nào có được sự tổng hợp đầy đủ nhất về các vấn đề chung nhất
của việc ôn thi THPT QG môn GDCD như:
1. Kiến thức cơ bản và chuyên sâu, mở rộng cho nội dung thi.
2. Kiến thức tích hợp các nội dung liên quan trong bộ môn.
3. Cách xây dựng đề thi hoàn chỉnh.
4. Hướng dẫn giải các câu hỏi ôn thi.
5. Cách làm bài thi trắc nghiệm cho bộ môn kèm theo mẹo làm bài hiệu quả cao.
6. Rèn kỹ năng nhớ kiến thức hiệu quả nhất bằng việc hướng dẫn HS tự xây
dựng câu hỏi trắc nghiệm theo mẫu thi quốc gia
7. Biện pháp chấm chéo bài hiệu quả…
Từ đó, tôi quyết định đi vào thực hiện nghiên cứu chủ đề: “Biện pháp nâng cao
chất lượng ôn thi THPT QG bài 6 GDCD lớp 12” với mong muốn có được trong
tay mình một tập tài liệu bổ ích nhất.
2. Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPTQG bài 6 GDCD 12

5


3. Tác giả sáng kiến:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :
5. Tên đơn vị
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 1/ 2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm gồm có 2 chương:
Chương 1: Khái quát nội dung cơ bản bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ
bản
Chương 2: Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông bài 6:
Công dân với các quyền tự do cơ bản
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NỘI DUNG CƠ BẢN BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI
CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
1. Phân phối chương trình bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Bài 6: “Công dân với các quyền tự do cơ bản” theo phân phối chương trình
giảng dạy sẽ thực hiện trong 6 tiết, trong đó 4 tiết học về nội dung các quyền tự do
cơ bản và 2 tiết luyện tập.
Tiết 1: Tìm hiểu quyền BKXP về thân thể của công dân
Tiết 2: Tìm hiểu về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm của công dân.
Tiết 3: Tìm hiểu về quyền BKXP về chỗ ở
Tiết 4: Tìm hiểu về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín và quyền tự do ngôn luận
Tiết 5 + 6: Luyện tập
2. Mục tiêu cần đạt được trong bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
2.1. Mục tiêu chung
2.1.1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của một số quyền tự do cơ bản cơ bản
của công dân.
- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và
thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
6


2.1.2 Về kỹ năng
- Biết thực hiện các quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân.

- Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do về
thân thể và tinh thần của công dân.
2.1.3 Về thái độ
- Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản
của người khác.
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
2.1.4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung được hình thành trong bài học: Năng lực tìm kiếm thông tin,
năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt được hình thành trong bài học: năng lực tự nhận thức,
năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật.
2.2. Bảng mô tả mục tiêu
Nội
Mức độ nhận thức
dung
Nhận biết
Thông hiểu
1

1.
- Nêu được
Quyền bất khái niệm, nội
khả xâm dung và ý
phạm về nghĩa
của

Vận dụng

Vận
cao


dụng

Các quyền tự
do cơ bản của
công dân được
ghi nhận trong
Hiến pháp và
luật. quy định
mối quan hệ cơ
bản giữa nhà
nước và công
dân. Các quyền
tự do này được
đặt ở vị trí đầu
tiên, quan trọng
nhất, không thể
tách rời đối với
mỗi cá nhân.
- Phân biệt
- Nhận xét,
- Xử lí
được hành vi đánh giá được được các tình
đúng và hành vi biểu hiện của huống
liên
xâm
phạm việc thực hiện quan
đến
7



thân
thể quyền bất khả quyền tự do cơ
của công xâm phạm về bản của công
dân
thân thể của dân.
công dân.

quyền bất khả quyền BKXP
xâm phạm về về thân thể
thân thể của của công dân.
công dân.

2.
Quyền
được pháp
luật bảo hộ
về
tính
mạng, sức
khỏe, danh
dự và nhân
phẩm của
công dân.

- Nêu được
khái niệm, nội
dung, ý nghĩa
của
quyền

được pháp luật
bảo hộ về tính
mạng,
sức
khỏe, danh dự
và nhân phẩm
của công dân.

- Phân biệt
được hành vi
thực hiện đúng
và xâm phạm
đến quyền được
pháp luật bảo
hộ
về
tính
mạng, sức khỏe,
danh dự và
nhân phẩm của
công dân.

Nhận xét,
đánh giá được
biểu hiện của
việc thực hiện
quyền được
pháp luật bảo
hộ về tính
mạng,

sức
khỏe, danh dự
và nhân phẩm
của công dân

- Xử lí
được các tình
huống
liên
quan
đến
quyền được
pháp luật bảo
hộ về tính
mạng,
sức
khỏe, danh dự
và nhân phẩm
của công dân

3.
Quyền bất
khả xâm
phạm về
chỗ ở của
công dân

- Nêu được
khái niệm, nội
dung, ý nghĩa

của quyền bất
khả xâm phạm
về chỗ ở của
công dân

- Phân biệt
được hành vi
thực hiện đúng
và xâm phạm
đến quyền
bất khả xâm
phạm về chỗ ở
của công dân

- Xử lí
được các tình
huống
liên
quan
đến
quyền bất khả
xâm phạm về
chỗ ở của
công dân

4. quyền
được bảo
đảm
an
toàn và bí

mật
thư
tín,
điện
thoại, điện
tín

- Nêu được
khái niệm, nội
dung, ý nghĩa
của quyền
quyền được
bảo đảm an
toàn và bí mật
thư tín, điện
thoại, điện tín

- Phân biệt
được hành vi
thực hiện đúng
và xâm phạm
đến quyền
quyền được
bảo đảm an toàn
và bí mật thư
tín, điện thoại,
điện tín
- Phân biệt
được hành vi
thực hiện đúng

và xâm phạm

Nhận xét,
đánh giá được
biểu hiện của
việc thực hiện
quyền bất
khả
xâm
phạm về chỗ
ở của công
dân
Nhận xét,
đánh giá được
biểu hiện của
việc thực hiện
quyền
quyền được
bảo đảm an
toàn và bí mật
thư tín, điện
thoại, điện tín
Nhận xét,
đánh giá được
biểu hiện của
việc thực hiện

5.
- Nêu được
Quyền tự khái niệm, nội

do
ngôn dung, ý nghĩa
luận
của quyền tự

- Xử lí
được các tình
huống
liên
quan đến
quyền được
bảo đảm an
toàn và bí mật
thư tín, điện
thoại, điện tín
- Xử lí
được các tình
huống
liên
quan
đến
8


do ngôn luận

đến quyền tự do
quyền tự do quyền tự do
ngôn luận
ngôn luận.

ngôn luận.

3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
3.1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 12.
- Sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 12.
- Sách “Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân 12”.
- Hình ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Bản mềm Pownpoin bài dạy.
- Máy tính, máy chiếu.
3.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu nội dung của bài 6: “Công dân với các quyền tự do cơ bản” cụ thể qua
khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền sau:
1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
của công dân.
3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
4. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
5. Quyền tự do ngôn luận
4. Nội dung kiến thức cơ bản bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
4.1 Hệ thống kiến thức cơ bản Sách giáo khoa
4.1.1 Các quyền tự do cơ bản của công dân
Định nghĩa các quyền tự do cơ bản của công dân: Là các quyền được ghi nhận
trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân.
4.1.1.1 Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do cơ bản của công
dân.
4.1.1.1.1 Quyền BKXP về thân thể của công dân
Quyền BKXP về thân thể của công dân được quy định tại điều 20 của Hiến Pháp
2013.
- Khái niệm: Quyền BKXP về thân thể của công dân có nghĩa là, không ai bị bắt,

nếu không có quyết định của Tòa Án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm
Sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

9


- Nội dung:
+ Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người chỉ vì lí
do nghi ngờ không có căn cứ pháp luật. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp
luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi
trái pháp luật, phải bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.
+ Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật tự,
an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có
thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác
được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp
luật quy định.
Trường hợp 1: Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định
của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng
tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục
phạm tội.
Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:
- Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Khi có người chính mắt trong thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội
phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được.
- Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm
và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra
lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì
bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có
quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân
nơi gần nhất.
Để thực sự bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, pháp
luật quy định, trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho
Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ
khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện Kiểm Sát phải ra quyết định phê chuẩn
hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm Sát ra quyết định không phê chuẩn thì
người bị bắt phải được trả tự do ngay.
- Ý nghĩa quyền BKXP về thân thể của công dân.
+ Pháp luật quy định về quyền BKXP về thân thể của công dân là nhằm ngăn
chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
+ Trên cơ sở pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tôn trọng và
bảo vệ quyền BKXP về thân thể của cá nhân, coi đó là bảo vệ quyền con người,
quyền công dân trong một số xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
10


4.1.1.1.2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm của công dân
- Là quyền được ghi nhận tại điều 20 của Hiến pháp 2013 và được quy định
thành một nguyên tắc trong Bộ luật Tố tụng Hình sự nước ta.
- Khái niệm: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe;
được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Nội dung:
Nội dung thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người
khác. Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe cuả người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý
làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác, dù họ là nam hay nữ, người

đã thành niên hay chưa thành niên.
- Pháp luật nước ta quy định:
- Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn
đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết
người, đe dọa giết người, làm chết người.
Nội dung thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của
người khác.
- Xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều
xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về
danh dự cho người đó.
- Bất kì ai, dù ở cương vị nào cũng đều không có quyền xâm phạm đến nhân
phẩm, làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác. Mọi hành vi xâm phạm
đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đọ đức xã hội, vừa vi
phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.
* Ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm.
- Việc Hiến pháp và luật quy định quyền này là bước tiến mới trong pháp luật
Việt Nam, nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà
nước và xã hội. Thông qua quyền này, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
của công dân được tôn trọng và bảo vệ.
4.1.1.1.3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

11


- Khái niệm: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không
ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong
trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì

việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định.
- Chỗ ở của công dân bao gồm nhà riêng ở thành phố, nông thôn, căn hộ trong
khu chung cư hay khu tập thể… Đó là tài sản riêng hoặc tài sản thuộc quyền sở hữu
của công dân, là nơi thờ cúng tổ tiên, là nơi sum họp nghỉ ngơi của mỗi gia đình.
* Nội dung:
- Theo quy định của pháp luật, việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người
khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật.
Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác. Trừ một số
trường hợp pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân như sau:
- Trường hợp thứ nhất: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào
đó có công cụ, phương tiện ( gậy gộc, dao, búa, rìu, sung…) để thực tiện tội phạm
hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
- Trường hợp thứ hai: việc khám chỗ ở, địa điểm của một người nào đó được tiến
hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang lẫn tránh ở
đó.
Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp này thì việc khám xét đều không được tiến
hành tùy tiện mà phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp pháp luật quy
định; chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự
mới có quyền ra lệnh khám; người tiến hành khám phải thực hiện theo đúng trình
tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Nhằm bảo đảm quyền BKXP về chỗ ở của công dân, pháp luật của Nhà nước ta
một mặt, nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác, mặt khác, cho phép
những cán bộ nhà nước có thẩm quyền được khám chỗ ở theo trình tự, thủ tục nhất
định.
* Ý nghĩa :
12



- Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh.
- Quyền BKXP về chỗ ở của công dân được quy định nhằm tránh mọi hành vi
tùy tiện của bất kì ai, cũng như hành vi lạm dụng quyền hạn của các cơ quan và cán
bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ.
4.1.1.1.4 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín .
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
được quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sự như sau:
“1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được
truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật
xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử
lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam
giữ đến một năm.
- Khái niệm: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí
mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong
trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
+ Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện cần thiết trong đời sống riêng tư của
con người. Đây là phương tiện dùng để thăm hỏi, trao đổi tin tức hoặc để cùng nhau
bàn bạc công việc kinh doanh.
- Nội dung:
+ Không ai được tự ý bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác;
những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận,
không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân
dân.
+ Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong
trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của
người khác. Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác
thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.


13


-Ý nghĩa: Đây là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá
nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải
mái mà không ai tùy tiện xâm phạm tới.
4.1.1.1.5. Quyền tự do ngôn luận
- Khái niệm: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của
mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
- Nội dung:
Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác
nhau .
Một là : Công dân có thể sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở cơ quan, trường
học, tổ dân phố … bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan,
trường học, địa phương mình.
Hai là : Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm
của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước; về xây dựng bộ
máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; vê ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và
phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
Ba là : Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và
đại biểu hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở, hoặc công
dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, để đạt nguyện vọng về những
vấn đề mình quan tâm.
* Ý nghĩa: Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền tự do cơ bản không thể
thiếu của công dân trong một xã hội dân chủ, là chuẩn mực của một xã hội mà
trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự.
- Quyền này có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền công dân,
là cơ sở, là điều kiện để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của
nhà nước và xã hội.

4.1.2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực
hiện các quyền tự do cơ bản của công dân
4.1.2.1. Trách nhiệm của nhà nước

14


- Trách nhiệm của nhà nước được thể hiện qua công tác ban hành pháp luật, tổ
chức bộ máy nhà nước và kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các quyền tự do cơ bản
của công dân.
- Một là, Nhà nước xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật, bao gồm Hiến
pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự…trong đó có các quy định về quyền
hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước bảo đảm cho công
dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản mà Hiến Pháp và luật quy định.
Thông qua pháp luật, Nhà nước xử lý, trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi
phạm pháp luật, xâm phạm thô bạo đến các quyền tự do cơ bản của công dân.
Hai là, Nhà nước tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật, bao
gồm công an, Viện Kiểm Sát, Tòa án,..các cấp từ trung ương đến địa phương, thực
hiện chức năng điều tra, truy tố, xét xử để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công
dân, bảo vệ cuộc sống yên lành của mọi người dân.
- Nhà nước phải bảo đảm để quyền tự do cơ bản của công dân được thực hiện
trong thực tiễn cuộc sống.
4.1.2.2. Trách nhiệm của công dân
- Một là, Công dân phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do
cơ bản của mình, biết phân biệt những hành vi đúng và hành vi vi phạm pháp luật
nhằm tự bảo vệ mình và những người xung quanh.
- Hai là, Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm
trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
- Ba là, Công dân cần tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành
quyết đinh bắt người, khám xét trong trường hợp được pháp luật cho phép.

- Bốn là, Công dân cần tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn
minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản
của người khác.
4.2. Cung cấp kiến thức mở rộng liên quan và liên hệ thực tiễn ( nếu có )
4.2.1 Quyền tự do cơ bản của công dân:
Quyền tự do cơ bản của công dân là giá trị nhân văn to lớn của xã hội loài người
và mang tính lịch sử đối với mỗi quốc gia – dân tộc. Đây là thành quả đấu tranh lâu
dài của nhân loại tiến bộ, mà bước ngoặt được đánh dấu bằng cuộc Cách mạng Tư
sản dân quyền ở Pháp năm 1789. Ở nước ta, Hiến pháp thừa nhận công dân có các
15


quyền tự do cơ bản về thân thể, tinh thần, tự do lao động và sang tạo, tự do kinh
doanh, học tập và tự do nghiên cứu khoa học…Các quyền này được gọi là các
quyền tự do cơ bản của công dân, vì nó quy đinh mối quan hệ cơ bản giữa Nhà
nước và công dân và vì nó được ghi nhận trong Hiến pháp – luật cơ bản của Nhà
nước.
4.2.2 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
4.2.2.1 Giải thích từ ngữ liên quan
- Bị can: Người bị khởi tố hình sự theo quyết định khởi tố bị can của cơ quan
điều tra hoặc của Viện Kiểm sát.
- Bị cáo: Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
- Khởi tố bị can: hành vi tố tụng Hình sự do cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát
thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Khởi tố bị can được thực hiện bằng quyết định của cơ quan điều tra hoặc Viện
Kiểm sát.
- Truy nã: Hoạt động của cơ quan điều tra để lùng bắt bị can khi bị can trốn hoặc
không biết ở đâu.
Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã và thông báo trên các phương tiện thông
tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt, giam, giữ người bị truy nã.

* Trong 3 trường hợp bắt người thì trường hợp 1 và 3 đòi hỏi phải có quyết định
của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm Sát trước khi tiến hành bắt
người.
4.2.2.2 Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Viện Kiểm sát quân
sự các cấp.
b, Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;
c, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân
tối cao; Hội đồng xét xử.
d, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này,
lệnh bắt phải được Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
* Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, chức vụ của người ra lệnh; họ, tên, địa
chỉ của người bị bắt và lí do bắt. Lệnh bắt phải có chữ kí của người ra lệnh và có
đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người
bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
* Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã
(phường, thị trấn…) và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến
hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi
người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác, phải có sự
chứng kiến của đại diện chính quyền xã ( phường, thị trấn…) nơi tiến hành bắt
người.
( Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, điều 80 nêu rõ )
16


4.2.2.3 Đối với việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp
- Đối với việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì đòi hỏi phải có lệnh bắt
khẩn cấp của người có thẩm quyền, đó là:
+ Thủ tướng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp;

+ người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người
chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
+ người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến
cảng.
Tuy nhiên, dù đã có lệnh bắt khẩn cấp rồi thì sau đó việc bắt khẩn cấp phải báo
ngay cho Viện Kiểm Sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan để
Viện Kiểm sát xem xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề
nghị xét phê chuẩn, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định
không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm Sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra
lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
+ Bắt người đúng pháp luật có nghĩa là bắt người theo đúng quy định của pháp
luật về thẩm quyền, trình tự và thủ tục.
4.2.2.4 Đối với việc bắt người phạm tội quả tang hoặc người bị truy nã
Trong trường hợp này tất cả mọi người đều có quyền được bắt. Tuy nhiên phải
theo một số quy định chung.
- Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải
giao cho người bị tạm giữ một bản.
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong
trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ,
kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
4. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông
báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp
tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06
giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người
giám hộ của họ biết.
( Trích Luật xử lí vi phạm hành chính điều 122, năm 2012 )
- Biên bản về việc bắt người
Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản, những việc

đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu tạm
giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị
bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng kí tên vào biên bản, nếu
ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào
biên bản và kí tên…
( Trích Điều 84 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2013 )
17


4.2.3. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của công dân.
- Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của công dân là hành vi đánh người, giết
người, đe dọa giết người..
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được
quy định rõ trong Bộ luật Hình sự như sau: Người nào cố ý gây thương tích hoặc
gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30%..thì
bị phạt cảnh cáo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến ba năm
tù..
- Xâm phạm đến danh dự, nhâm phẩm của người khác thể hiện ở những hành vi:
Bôi nhọ danh dự. lăng mạ, sỉ nhục, tung tin đồn nhảm, nói xấu…người khác làm hạ
uy tín, danh dự của họ..
- Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm tù.
- Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm
danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt
là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm tù.
( Theo Điều 122. Tội vu khống của Bộ luật Hình sự năm 2013 )

Như vậy, nếu vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm ở
mức độ nghiêm trọng thì sẽ bị coi là vi phạm hình sự, gọi là tội phạm và phải chịu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
* Mối quan hệ giữa quyền bất khả xâm phạm về thân thể với quyền được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Hai quyền này có mối quan hệ mật thiết với nhau, và trong một số trường hợp cụ
thể, có thể còn có sự giao thoa với nhau.
- Quyền BKXP về thân thể đề cập tới quyền tự do của công dân, trong đó không
ai có thể bị bắt, bị giam cầm một cách tùy tiện, vô căn cứ từ phía cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và từ phía người khác. Mọi hành vi bắt người, giam giữ người trái
pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật hình sự.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe đề cập tới việc pháp luật
bảo đảm cho tính mạng, sức khỏe của công dân được an toàn, trong đó có: quyền
được sống của con người ( được bảo đảm an toàn tính mạng ) và quyền được bảo
vệ trước mọi hành vi côn đồ, hung hãn, đánh người gây thương tích. Mọi hành vi
làm tổn hại đến tính mạng của người khác ( như giết người, làm chết người ), đánh
người gây thương tích hoặc làm tổn hại cho sức khỏe của người khác đều phải bị
xử lí theo quy định của pháp luật hình sự.
4.2.4 Quyền BKXP về chỗ ở của công dân
18


- Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng. Không ai được tự
ý, tùy tiện vào chỗ ở của người khác khi không được sự đồng ý, cho phép của chủ
nhà.
- Người nào khám xét trái phép chỗ ở của người khác, đuổi trái phép người khác
khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền
BKXP về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một
năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm tù. ( Điều 124 Bộ luật Hình sự năm
2013 )

Như vậy, vi phạm quyền BKXP về chỗ ở của công dân ở mức độ nghiêm trọng
sẽ vi phạm hình sự và chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4.2.5 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện cần thiết trong đời sống riêng tư của
con người. Trong đó lưu giữ những thông tin cần được bảo mật, ảnh hưởng đến cả
uy tín, danh dự, nhân phẩm… và cả kinh tế của công dân. Do đó, Nhà nước ta đưa
ra quy định để bảo đảm quyền tự do công dân trong lĩnh vực này.
Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax
Hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy
tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện
thoại, điện tín của người khác đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng
đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
Như vậy, nếu rơi vào trong các trường hợp trên, mức độ nhẹ thì vi phạm kỉ luật,
vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm kỉ luật và trách nhiệm hành chính.
Nếu tái phạm và ở mức độ nghiêm trọng như để lại hậu quả nghiêm trọng thì là vi
phạm hình sự và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
4.2.6 Quyền tự do ngôn luận
- Việc công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về
các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước là việc đảm bảo cho công
dân có điều kiện cần thiết để chủ động và tích cực tham gia vào công việc của Nhà
nước và xã hội.
- Việc công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận trái ngược hoàn toàn với việc
công dân kéo bè kéo cánh, phe đảng để lập Băng, Đảng mới lật đổ chính quyền nhà
nước ta, bàn luận hoặc đưa ra tư tưởng phản động chống phá Đảng và nhà nước ta,
gây chia rẽ, thù hằn, bôi nhọ danh dự, uy tín của cán bộ công chức Nhà nước…
- Quyền tự do ngôn luận thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các phạm
vi khác nhau.
Một là, Công dân sử dụng quyền này tại các cuộc họp cơ quan, trường học,…
bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học..Tuyệt đối

không nêu lên ý kiến gây kích động, chia bè phái, nhằm tranh quyền, đoạt chức,
phá hoại tổ chức…
19


Hai là, Công dân viết bài gửi đăng báo. Báo ở đây là báo chính thống, có sự phê
duyệt của cơ quan chính quyền, cơ quan chức năng. Tuyệt đối không đăng ở báo lá
cải, xuyên tạc nội dung sự thật, gây tranh cãi trong dư luận, gây hoang mang dư
luận…
Ví dụ 1: vụ việc Cô giáo Trần Thị Lam, giáo viên trường THPT chuyên Hà Tĩnh
viết bài thơ: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” đăng lên mạng xã hội, gây
xôn xao dư luận, gây ra hoang mang trong dân chúng, làm mất niềm tin vào Tổ
quốc ta. Bài thơ có những câu như sau:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh trưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ song khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm chau mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh

Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời giùm đất nước sẽ về đâu…
Sau khi bài thơ được đăng tải thì Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có một bài
thơ gửi đến cô giáo Lam với nhan đề: Đất nước mình kì diệu phải không em?
“ Nếu đất nước ngàn năm không chịu lớn
Thì bây giờ em chẳng thể gọi tên
Nếu dân tộc đớn hèn như em nghĩ
Thì còn đâu dải bờ cõi nối liền
Em đã quên những bài ca bất tử
Cha ông ta đã bao lần chiến quân Nguyên
20


Em đã quên máu trào Điện Biên Phủ
Để Việt Nam trên thế giới có tên
Sao không hỏi mình làm gì đi nhỉ
Mà lại trao câu hỏi ấy cho người
Dân tộc này không bao giờ chết được
Nếu diệt vong chỉ có lũ sâu thôi
Những đứa con dù sống hay đã chết
Vẫn ngàn năm quấn quýt trái tim này…
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là có xử lí cô giáo Lam không?
Đại tá Dương Văn Trường, trưởng phòng an ninh văn hóa – Bảo vệ chính trị nội
bộ (PA83) công an Hà Tĩnh giải thích đã nhắc nhở, khuyên cô không nên phát tán,
tạo hiệu ứng xấu cho xã hội. và sau đó cô đã xóa bỏ bài thơ và tự khóa Facebook cá
nhân của mình, vì cô viết bài thơ theo cảm hứng nhất thời chứ không nhằm mục
đích nào.
Ví dụ 2: Vụ việc báo Thanh niên online có 5 bài viết đưa tin trong nước mắm có
nồng độ Asen ( thạch tím ) vượt ngưỡng cho phép, gây ảnh hướng sức khỏe người

tiêu dùng, gồm 5 bài ( Nước + hóa chất = nước mắm công nghiệp, ngày
10.10.2016; Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới; Đi tìm nước mắm sạch,
ngày 11.10.2016; Cẩn trọng với hàm lượng thạch tím, ngày 12.10.2016; Tiêu chuẩn
nào cho nước mắm Việt ngày 13.10.2016; Lỗ hổng trong quy định về phụ gia thực
phẩm ngày 17.10.2016.
Các bài báo trên đã viết không đúng sự thật. Tối ngày 22.10 Bộ y tế công bố kết
quả kiểm nghiệm 247 mẫu nước mắm ngẫu nhiên của 82 cơ sở sản xuất cho thấy
không phát hiện mẫu nước mắm nào có nồng độ Asen vô cơ vượt ngưỡng giới hạn
tối đa cho phép.
Những sự việc như vậy tuyệt đối không nên để xảy ra.
Ba là, công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với ác đại biểu Quốc hội và
đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp cúc cử tri ở cơ sở hoặc viết thư cho đại
biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
4.3 Tích hợp kiến thức bạo lực học đường, bạo lực gia đình vào bài giảng
Theo QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC
HỌC ĐƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN GIAI ĐOẠN 2017-2021
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan
ngang Bộ;
21


Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ
quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và
Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.

Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ
quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo
lực học đường;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên
Trong bài giảng có thể tích hợp kiến thức về phòng chống bạo lực học đường cho
HS:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo
lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác
diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa
các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm
cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình
dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.
Bạo hành gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác
trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Nói một cách dễ
hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các
vấn đề gia đình” .Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên
bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều
dạng thức khác nhau.
- Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát... tác động trực tiếp đến sức
khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh
thể chất như giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái hoặc con cái và cha mẹ già.
Bạo hành thể xác
Bạo hành gia đình về mặt thể xác là hành động bạo hành sử dụng vũ lực, bao gồm
đánh đập, gây thương tích, thiêu sống... gây ra thương tích cho đối tượng và có thể
dẫn đến tử vong. Một dạng phổ biến của bạo hành thể xác đó là tạt a-xít, gây ra
những vết bỏng trên cơ thể nạn nhân, thậm chí có thể dẫn tới mù nếu nạn nhân bị
tạt vào mắt. Ngoài ra, bạo hành thể xác ở dạng nhẹ hơn có thể là làm cho nạn nhân
thiếu ngủ hoặc thiếu các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu khác.

4.4. Tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ
22


BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA
CÔNG DÂN

Các
quyền
tự do
cơ bản
của
công
dân

Quyền
bất khả
xâm
phạm về
thân thể
của công
dân.
Quyền được
pháp luật
bảo hộ về
tính mạng,
sức khỏe,
danh dự và
nhân phẩm.


Quyền bất
khả xâm
phạm về
chỗ ở của
công dân
Quyền được
bảo đảm an
tòan và bí
mật thư tín,
điện thọai,
điện tín

Quyền tự
do ngôn
luận

Khái niệm: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa
là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc
phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Nội dung: : -Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt
và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi
ngờ không có căn cứ. -Trong một số trường hợp cần thiết phải
bắt, giam, giữ người thì phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp
luật niệm: Quyền này có nghĩa
quylà, công dân có quyền được định.
Khái
bảo
đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm; không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh

dự, nhân phẩm của người khác.
Nội dung: - Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng,
sức khỏe của người khác. - Thứ hai: Không được xâm phạm đến
danh dự, nhân phẩm của người khác.
Khái niệm: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn
trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không
được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho
phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới
được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì
việc khám phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy

Nội
định.dung: Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người
khác.

Khái niệm: Thư tín, điện thoại, điện tín, của cá nhân được đảm bảo an
toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân
được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền
Nội dung: Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín
của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải
chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác,
không được để mất thư, điện tín của nhân dân.
Khái niệm: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm
của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Nội dung:
Trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường
học, địa phương mình.
Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến,
quan điểm của mình. Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc

hội và đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc viết thư cho ĐB QH.

Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo bảo
và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

Trách nhiệm của Nhà nước
Trách nhiệm của công23
dân


4.5. Phân biệt các quyền tự do cơ bản của công dân
Các quyền tự
Hành vi đúng
do cơ bản
1.
Quyền
- Bắt người trong 3 trường
BKXP về thân hợp:
thể của công dân
Trường hợp 1: bắt bị can,
bị cáo.
Trường hợp 2: Bắt người
trong trường hợp khẩn cấp.
Trường hợp 3: Bắt người
phạm tội quả tang hoặc
người bị truy nã.
2. Quyền được
- Nghiêm cấm mọi hành
pháp luật bảo hộ vi xâm phạm đến tính mạng,
về tính mạng, sức khỏe của người khác.

sức khỏe, danh Nhưng trong một số trường
dự và nhân phẩm hợp pháp luật cho phép:
của công dân.
- Xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe; danh dự và
nhân phẩm của công dân
nhằm mục đích thi hành
công vụ.
- Đánh người để tự vệ
trong trường hợp bất khả
kháng.
3.
Quyền
- Vào nhà khi được chủ
BKXP về chỗ ở nhà đồng ý.
của công dân
- Vào nhà khi có lệnh
khám nhà
4. Quyền được
- Thu giữ thư tín, điện tín;
bảo đảm an toàn nghe điện thoại của người
và bí mật thư tín, khác khi thi hành công vụ.
điện thoại, điện
tín của người
khác.
5. Quyền tự
- Có 3 trường hợp sau:

Hành vi xâm phạm
- Bắt, giam, giữ người không

có lí do chính đáng, do nghi ngờ;
không có quyết định, phê chuẩn
của Tòa Án, Viện Kiểm sát.

- Xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe: hành vi cố ý hoặc vô ý
làm tổn hại sức khỏe của người
khác, dù là nam hay nữ, người đã
thành niên hay chưa thành niên:
đánh người, giết người, đe dọa
giết người, làm chết người…
- Xâm phạm đến danh dự và
nhân phẩm: bịa đặt điều xấu,
tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm
người khác để hạ uy tín và gây
thiệt hại đến danh dự cho người
khác.
- Tự tiện vào chỗ ở của người
khác khi chưa được sự đồng ý
của người đó.
- Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu
hủy thư, điện tín của người khác.
- Không được giao nhầm cho
người khác, không để mất thư,
điện tín của người khác.
- Phát biểu ý kiến gây chia rẽ,
24


do ngôn luận


Một là: Phát biểu ý kiến bè phái, mất đoàn kết, gây hoang
nhằm xây dựng cơ quan, mang dư luận…
trường học..
Hai là: Viết bài gửi đăng
báo, bày tỏ ý kiến về chủ
trương chính sách của Đảng
và nhà nước…
Ba là: góp ý kiến, kiến
nghị với các Đại biểu quốc
hội và hội đồng nhân dân
trong dịp tiếp xúc cử tri.

CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT
QG BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
2. 1. Đưa ra hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của đề thi THPTQG môn
GDCD
Các dạng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết,
thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
2.1.1 Câu nhận biết
- Là câu hỏi tái hiện các định nghĩa, khái niệm, nội dung kiến thức đã học. Câu
hỏi ở dạng đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Ví dụ 1: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc
phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là nội dung của
quyền
A. Quyền BKXP về thân thể.
B. Quyền BKXP về chỗ ở.
C. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
D. Quyền tự do ngôn luận.
Ở đây chỉ là sự tái hiện lại khái niệm Quyền BKXP về thân thể của công dân.

Ví dụ 2: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của
người khác là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể.
D. Quyền được pháp luật bảo đảm an toàn, bí mật thư tín.
Ở đây là nhắc HS ghi nhớ nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe của công dân.
2.1.2. Câu thông hiểu
25


×