Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến phát triển năng lực học sinh trong dạy học ngữ văn ở trường THPT ứng dụng vào thực tiễn dạy học truyện ngắn người trong bao sê khốp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.83 KB, 48 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ
VĂN Ở TRƯỜNG THPT. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN DẠY
HỌC BÀI “NGƯỜI TRONG BAO” CỦA SÊ-KHÔP
Tác giả sáng kiến: Trịnh Lan Anh
Mã sáng kiến: 095101

Tam Dương, tháng 02 năm 2020


1.Giới thiệu đề tài
Từ xưa đến nay, công việc của người giáo viên, nhất là người giáo viên
dạy văn vốn nhọc nhằn và cũng thật cao quý bởi “Mặt trời mọc rồi lặn, mặt
trăng tròn lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong
cuộc đời” (Quách Mạt Nhược). Vinh quang của người thầy bao giờ cũng hóa
thân trong thành công của học trò. Thành công của người thầy dạy văn suy cho
cùng chính là vun đắp cho các thế hệ học trò có những rung cảm văn chương,
biết yêu những điều tốt lành, hướng thiện, biết ghét và biết tránh những thói xấu
xa, bạc ác... Môn văn còn giúp cho các em hình thành các kĩ năng sống, hình
thành và phát triển năng lực còn khuất lấp, để mai này ra cuộc đời, cần lắm cho
bài học về sự thành công.
Có điểu, ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau đòi hỏi người thầy cần có
những phương pháp và kĩ thuật khác nhau. Trong bối cảnh hiện nay, môn văn
đang đứng trước nguy cơ bị học trò “quay lưng” do nhiều nguyên nhân: do tác


động của cơ chế thị trường; do quan niệm đã trở thành thâm căn cố đế - “lập
thân tối hạ thị văn chương”(Viên Mai); do sự hạn hẹp trong việc tuyển sinh và
tuyển dụng…Nhưng có một nguyên nhân cơ bản còn xuất phát từ thực tế dạy
học hiện nay: việc đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế, chưa thật nhiều
tiết học được đầu tư công phu, phương pháp chưa phù hợp để các em có những
tiết học không chỉ được “say” với văn chương, có những rung cảm sâu sắc từ
vốn sống và kiến thức người thầy truyền thụ. Hơn thế nữa, người giáo viên thật
sự tạo ra những “sân chơi trí tuệ” để học trò thể hiện và phát huy năng lực. Bởi
lẽ, nhu cầu tự khẳng định bản thân hơn bao giờ hết đã trở thành một nhu cầu
mạnh mẽ trong giới trẻ hiện nay.
Do đó, việc đổi mới dạy học để phát huy năng lực học sinh là tất yếu, là
phù hợp với xu thế chung của thời đại và sự tiến bộ của xã hội. Để có giờ học
tốt, đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phát huy tối đa trí lực. Thay đổi phương
pháp dạy truyền thống bằng dạy học phát triển năng lực sẽ hứa hẹn những bất
ngờ về khả năng của trò. Mỗi giờ học trở thành mỗi giờ khám phá, sáng tạo và
giáo viên sẽ là người khơi nguồn cho mọi đam mê, tạo sân chơi trí tuệ để học
sinh tự phát hiện ra năng lực trong mình bấy lâu nay còn tiềm ẩn chưa được dịp
bộc lộ.
Từ thực tế dạy học trong năm qua, người viết chọn bài “Người trong bao”
(Sêkhôp) – một tác phẩm văn học nước ngoài tưởng khô cứng và thường không
được giáo viên và học sinh chú ý trong chương trình Ngữ văn để minh họa cho
1


việc dạy học phát huy năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường
THPT hiện nay của mình. Người viết hi vọng những ứng dụng thực tiễn của
mình sẽ có những đóng góp cho con đường đi tìm những phương pháp dạy học
văn còn nhiều tranh biện trong nhà trường hiện nay.
2. Tên sáng kiến
Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT. Ứng

dụng vào thực tiễn dạy học truyện ngắn “Người trong bao” của Sê-khôp
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Trịnh Lan Anh
- Địa chỉ : Trường THPT Trần Hưng Đạo - Tam Dương - Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0947845888
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trịnh Lan Anh
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Chương trình ngữ văn lớp 11. Cụ thể bài “Người trong bao” (Sêkhốp) nhằm
phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 22/2/ 2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN NGỮ VĂN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực là vấn đề rộng với nhiều định nghĩa khác nhau:
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì năng lực có thể
được hiểu theo hai nét nghĩa:
(1) Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt
động nào đó [4]
(2) Là một phẩm chất tâm sinh lí tạo cho con người có khả năng để hoàn
thành một hoạt động nào đó có chất lượng cao [4].
Hiểu theo (1) năng lực là một khả năng có thực, được bộc lộ ra thông qua
việc thành thạo một hoặc một số kĩ năng nào đó của người học. Hiểu theo (2)
năng lực là một một cái gì đó sẵn có ở dạng tiềm năng của người học có thể giúp
họ giải quyết những tình huống có thực trong cuộc sống. Như vậy, từ hai nét
nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu năng lực là một cái gì đó vừa tồn tại ở dạng
2



tiềm năng vừa là một khả năng được bộc lộ thông qua quá trình giải quyết
những tình huống có thực trong cuộc sống.
Theo PGS.TS. Nguyên Công Khanh dẫn: “Năng lực là khả năng cá nhân
đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối
cảnh cụ thể” (OECD, 2002) [2].
Như vậy, năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động,
động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và
có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huống thay đổi.
Có thể nhận thấy điểm chung cốt lõi của các cách hiểu trên về khái niệm
“năng lực” chính là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải
quyết một tình huống có thực trong cuộc sống. Từ đó chúng ta có thể nhận định
năng lực của học sinh phổ thông chính là khả năng vận dụng kết hợp kiến thức,
kĩ năng và thái độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả
những vấn đề có thực trong cuộc sống của các em.
1.1.2. Các năng lực của học sinh
*Các năng lực chung
Theo cuốn Tài liệu tập huấn Dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập
theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn của Bộ giáo dục và
Đào tạo, 2014 có:
Các năng lực chung, cốt lõi: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực sáng tạo, năng lực quản lí bản thân
,
Các năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
Các năng lực công cụ: Năng lực tính toán, Năng lực sử dụng ngôn ngữ,
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
*Các năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn
Năng lực sử dụng tiếng Việt , năng lực đọc – hiểu bản (năng lực đọc
văn), năng lực tạo lập văn bản (năng lực làm văn), năng lực thưởng thức văn

học/ cảm thụ thẩm mỹ .
Từ việc phát huy các năng lực sẽ giúp hình thành trong học sinh 6 phẩm
chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự
trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng
đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
1.1.3. Đánh giá theo năng lực học sinh

3


Theo quan niệm truyền thống: đánh giá chỉ là đánh giá một chiều: giáo viên
đánh giá học sinh và việc đánh giá thường chỉ được thực hiện chủ yếu dựa vào điểm
số của các bài kiểm tra cuối kì hoặc điểm số của các bài kiểm tra một tiết.
Theo quan điểm dạy học tích cực: thì việc đánh giá phải diễn ra đa chiều:
kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, có thể tham chiếu thêm sự
đánh giá lẫn nhau giữa trò và trò. Việc đánh giá nên được diễn ra thường xuyên,
liên tục trong suốt quá trình học chứ không chỉ mang tính chất định kì như kiểm
tra học kì hoặc giữa kì. Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá
không chỉ bằng điểm số mà phản hồi lại cho giáo viên những nỗ lực, quá trình
phấn đấu và kết quả mà mình đạt được.
Theo Nguyễn Công Khanh thì “đánh giá học sinh theo cách tiếp cận
năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra… nhưng sản phẩm đó
không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ
năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó”
Như vậy, đánh giá theo năng lực học sinh theo cách hiểu này đòi hỏi phải đáp
ứng hai điều kiện chính là: phải có sản phẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đạt
được một chuẩn nào đó theo yêu cầu.
Như vậy đánh giá theo năng lực không chỉ là đánh giá việc thực hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh mà phải hướng tới việc đánh giá khả năng vận
dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh để thực hiện nhiệm vụ học tập

theo một chuẩn nhất định. Đánh giá theo năng lực phải dựa trên việc miêu tả rõ
một sản phẩm đầu ra cụ thể mà cả hai phía giáo viên và học sinh đều biết và có
thể đánh giá được sự tiến bộ của học sinh dựa vào mức độ mà các em thực hiện
sản phẩm.
1.1.4. Một số hình thức đánh giá
Đánh giá năng lực (ĐGNL) không chỉ là việc đánh giá việc thực hiện
nhiệm vụ hoặc hành động học tập. Nó bao hàm “việc đo lường khả năng tiềm ẩn
của học sinh và đo lường việc sử dụng những kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần
có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào đó” ĐGNL dựa trên việc
miêu tả các sản phẩm đầu ra cụ thể, rõ ràng tới mức giáo viên, học sinh và các
bên liên quan đều có thể hình dung tương đối khách quan và chính xác về thành
quả của học sinh sau quá trình học tập. ĐGNL cũng cho phép nhìn ra tiến bộ của
học sinh dựa trên mức độ thực hiện các sản
Đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn về
sản phẩm đầu ra… nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ
4


yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện
nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó.
Sử dụng các phương pháp không truyền thống: quan sát, phỏng vấn sâu
và hội thảo, nhật ký người học, hồ sơ học tập, bài tập lớn, đánh giá thực hành
(bao gồm tập hợp bài tập và các sản phẩm…), học sinh tự đánh giá và đánh giá
lẫn nhau….
Để đánh giá năng lực học sinh, giáo viên có thể thực hiện đánh giá qua:
việc tổ chức dạy học trên lớp và theo dự án.
1.1.4.1. Đánh giá qua tổ chức dạy học trên lớp
Đây là hình thức dạy học phổ biến nhất trong nhà trường. Trong quá trình
tổ chức dạy học thì phương pháp dạy học (PPDH) và kĩ thuật dạy học (KTDH)
là quan trọng nhất. PPDH có thể hiểu là hình thức, cách thức hành động của GV

và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội
dung và điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mô hình hành
động của giáo viên và học sinh. Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp,
cách thức hành động của giáo viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm
thực hiện và điều khiển quá trình dạy học (QTDH)
Mỗi QĐDH có những PPDH cụ thể phù hợp với nó; mỗi PPDH cụ thể có
các KTDH đặc thù. Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể phù hợp với nhiều
QĐDH, cũng như có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau
(Ví dụ: kĩ thuật đặt câu hỏi được dùng cho cả phương pháp đàm thoại và phương
pháp thảo luận). Có rất nhiều phương pháp, song người ứng dụng một số
phương pháp dạy học tích cực sau:
a. Phát huy năng lực qua phương pháp hoạt động nhóm
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp
tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các
nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các
nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc
của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính
trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.
b. Phát huy năng lực bằng phương pháp giải quyết vấn đề
Phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước HS các vấn
đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển
5


HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu
mong muốn giải quyết vấn đề.
c. Phát huy năng lực học sinh qua phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm

giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ
thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là
phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần
diễn ấy.
d. Phát huy năng lực học sinh phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn
đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua
một trò chơi nào đó.
Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây
nhàm chán cho HS. Sau khi chơi, giáo viên cần cho HS thảo luận để nhận ra ý
nghĩa giáo dục của trò chơi
1.1.4.2. Đánh giá qua hồ sơ học sinh
Hồ sơ học tập của học sinh là một bộ sưu tập có mục đích và có tổ chức
những công việc của học sinh, được tích lũy trong suốt một thời gian và thể hiện
sự nỗ lực, tiến trình của học sinh và những gì các em đạt được. Có thể phân loại
Hồ sơ học tập:
*Hồ sơ đọc – hình thức đánh giá năng tiếp nhận văn bản
Hồ sơ đọc này có thể là một hồ sơ lưu trữ tất cả tài liệu đọc độc lập của
các em. Nó được học sinh dùng để chuẩn bị bài mới, ghi chép lại nhận xét của
các em về bài học, ở mức độ cao hơn là đọc những tác phẩm bên ngoài sách
khoa (theo gợi ý của giáo viên hoặc theo sở thích cá nhân của học sinh). Hình
thức cụ thể của hồ sơ đọc cần được giáo viên hướng dẫn cho học sinh và đảm
bảo tất cả các em đều hiểu và có thể làm được.
* Hồ sơ bài viết – hình thức đánh giá năng lực tạo lập văn bản
Hồ sơ bài viết có thể hiểu là hồ sơ theo dõi sát sao quá trình tạo lập các
loại văn bản của người học trong suốt học kì hoặc cả năm. Giáo viên không chỉ
xem hồ sơ bài viết này như một phản hồi của người học mà còn phải xác định rõ
với học sinh nó là một căn cứ để đánh giá năng lực tạo lập văn bản của các em.
Theo hình thức đánh giá này, hồ sơ bài viết sẽ được giáo viên xem xét và thảo
luận với từng học sinh mỗi cuối học kì để đánh giá mức độ phát triển của các

6


em. Từ đó giáo viên có thể đánh giá cả quá trình học của học sinh, cụ thể hơn là
sự tiến bộ của học sinh qua từng bài viết.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn tổ chức dạy học
Chương trình theo cách tiếp cận nội dung thì dạy cho học sinh biết cái gì;
Còn chương trình hướng đến năng lự’*c cho học sinh là học sinh làm được gì
trên cơ sở các em biết. Như vậy năng lực là đích, là đầu ra của giáo dục. Với
cách tiếp cận như vậy nó sẽ chi phối các yếu tố của chương trình như mục tiêu tức là dạy để làm gì; nội dung dạy học - tức dạy cái gì; phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học - tức là học bằng cách nào; và cuối cùng là thi, kiểm tra,
đánh giá và chất lượng giáo dục.
. Để phát huy năng lực của học sinh, cần trăn trở và tìm tòi hướng đi mới
cho mỗi bài dạy, cách tổ chức sao cho phù hợp với từng bài và từng đối tượng
học sinh. Từ đó, có thể thấy rõ sự khác biệt giữa dạy học truyền thống và dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.2.1.1.Thực trạng dạy học truyền thống
Dạy học văn hiện nay đang chịu sự tác động của cơ chế thị trường, vị thế
môn văn trong nhà trường THPT bấy lâu bị “xem nhẹ”. Các em năng động hơn
cũng đồng nghĩa với nguy cơ sống thực dụng nhiều hơn. Học sinh không nhận
thức vai trò của môn văn là để bồi đắp tâm hồn, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tạo
lập văn bản, để trau dồi vốn sống và nhân cách nữa. Cách dạy học thụ động
truyền thống dường như không còn phù hợp với sự nhạy bén của học sinh thời
nay.
1.2.1.2. Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
Để phát huy năng lực của người học, giáo viên luôn phải chủ động trong
việc tổ chức giờ học. Tức là quá trình chuẩn bị cho một tiết học là khâu quan
trọng nhất. Tùy đặc thù từng bài cũng như các phân môn khác nhau sẽ định
hướng hình thành năng lực học sinh khác nhau. Mục đích phát triển năng lực

nào sẽ đề ra phương pháp và cách thức nấy.
Để tổ chức tốt một giờ dạy theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh trước
hết giáo viên cần định hướng những năng lực mà học sinh cần được phát huy trong
giờ dạy. Sau đó hình dung ra các công việc học sinh có thể hoàn thành, phân công
nhiệm vụ cho các nhóm. Cuối cùng là kiểm tra đánh giá kết quả.

7


Thực tiễn dạy học cho thấy học sinh vô cùng hứng thú với các tiết học
này. Có thể lập bảng so sánh tiết dạy học truyền thống với tiết dạy học phát triển
năng lực học sinh như sau:
Đối
Tượn
g
Học
sinh

Phướng pháp dạy học Ngữ
Phương pháp dạy học ngữ văn
văn theo định hướng phát
truyền thống
triển
năng lực
HS nhớ và có ấn tượng sâu sắc
HS khó nhớ bài học, không nắm vững
về bài học, hiểu và nắm vững
hay tiếp thu được nội dung kiến thức
kiến thức ngay trên lớp
HS chủ động hợp tác, biết vận

HS không hợp tác, thụ động, lười tư
dụng kiến thức để liên hệ vào
duy, xa thực tiễn.
thực tiễn.
HS còn mất tập trung trong giờ học.

HS được thể hiện quan điểm cá
nhân, kiến thức được tiếp nhận
đa chiều. HS tự tin, tự chủ có kĩ
năng giao tiếp tốt
HS thiếu tính sáng tạo, không có khả - HS chủ động hợp tác, tinh
năng tư duy độc lập, khẻ năng hợp tác thần tự học và tự quản tốt
và tự học, tự quản hạn chế.
- HS sáng tạo
GV làm việc ít, chủ động
GV làm việc nhiều nên đôi khi ham
truyền đạt kiến thức cơ bản,
truyền tải một chiều dẫn tới thụ
chính xác, khoa học, có trọng
động, mệt mỏi
tâm.
Giáo viên đạt được mục tiêu
Phương pháp dạy học đơn điệu,
kiến thức - kỹ năng của bài dạy.
không đổi mới phương pháp dạy học,
Giờ học sinh động, có thể tích
chưa tích hợp được kiến thức liên
hợp kiến thức liên môn theo
môn…
chủ đề.

Giờ học sinh động, hấp dẫn, sôi
Giáo viên còn áp đặt kiến thức, còn
nổi, không khí thân thiện, bài
tồn tại tình trạng “thầy đọc, trò chép”
giảng lôi cuốn.
GV dạy chay, thiếu đồ dùng DH
Phương tiện, phương pháp hỗ
trợ phù hợp, linh hoạt, có tính
tích hợp, lồng ghép kiến thức
HS chưa thể hiện được bản thân,
thiếu tự tin, hạn chế về kĩ năng giao
tiếp…

Giáo
viên

HS tập trung tham gia giờ học.

8


thực tế

1.2.2. Thực tiễn kiểm tra đánh giá
Qua thực tiễn dạy học, sự khác biệt cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học với kiểm tra, đánh giá kiểu dạy học
truyền thống như sau:
TT

Kiểm tra, đánh giá

kiểu truyền thống

1

Chú trọng kiểm tra tri thức, kỹ năng

2

Đánh giá kết quả học tập theo các
tiêu chí: kiến thức, kỹ năng

3

Thầy giữ vị trí độc tôn trong đánh giá.

Kiểm tra, đánh giá theo hướng
bồi dưỡng năng lực tự học
Chú trọng kiểm tra năng lực độc
lập, sáng tạo, năng lực tự học.
Đánh giá kết quả học tập theo các
tiêu chí: Độc lập, sáng tạo
Kết hợp đánh giá của thầy với tự
đánh giá và đánh giá lẫn nhau của trò.

Xưa nay, đánh giá kết quả học tập là việc làm của thầy giáo, học sinh là
đối tượng được đánh giá. Trong dạy học theo hướng định hướng phát triển năng
lực thì người thầy cần bồi dưỡng cho trò khả năng tự kiểm tra đánh giá sản
phẩm học tập của mình, đánh giá lẫn nhau, để điều chỉnh cách học sao cho có
hiệu quả nhất.


9


CHƯƠNG 2
ỨNG DỤNG DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT
2.1. Phát triển năng lực học sinh qua hình thức tổ chức dạy học trên lớp
Trong thực tiễn dạy học, với mỗi đối tượng khác nhau giáo viên có những
phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Để phát huy năng lực của học sinh
không thể không ứng dụng các phương pháp kĩ thuật (đã nêu ở chương 1).
Người viết bài vận dụng các phương pháp, kĩ thuật đó vào quy trình dạy học trên
lớp để phát triển các năng lực học sinh.
Môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung không còn đơn
điệu nếu người giáo viên không ngừng trau dồi chuyên môn, đam mê nghề
nghiệp, luôn “giữ lửa” và “truyền lửa” đến các em học sinh. Nhưng hơn hết là
học sinh cần thoát khỏi cái vỏ tự ti, thụ động, được khích lệ thể hiện năng lực
của bản thân. Năng lực ấy cần phải được học sinh trong lớp ghi nhận, giáo viên
đánh giá thỏa đáng, kịp thời.
Các năng lực của học sinh luôn đồng thời được thể hiện nếu như người
giáo viên biết định hướng và tổ chức cho các em học sinh. Trong các tiết dạy
học theo định hướng này, người viết đề xuất và thực hiện theo quy trình sau:

10


Các bước
tiến hành
Bước 1
Bước 2
Bước 3

Bước 4

Bước 5
Bước 6

Quy trình thực hiện dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh
Xác định mục tiêu theo chuấn KT- KN, các năng lực cần hướng
tới
Xây dựng tiến trình, nội dung, kết cấu bài dạy
Giao nhiệm vụ cụ thể. Cần yêu cầu học sinh có sản phẩm đầu ra.
Thống nhất về thang điểm và tiêu chí giá năng lực học sinh
Chuẩn bị chu đáo về phương tiện, kĩ thuật dạy học. Cần đầu tư
thời gian chuẩn bị phiếu học tập, hình dung ra các phần làm việc
của học sinh để chuẩn bị tư liệu, kiến thức, phương tiện bổ trợ.
Tổ chức tiết dạy theo định hướng phát triển năng lực
Đánh giá năng lực học sinh theo các tiêu chí đã xây dựng.
Cần lưu lại các sản phẩm của học sinh để làm tư liệu

Mỗi quy trình được coi là một nhiệm vụ học tập. Mỗi nhiệm vụ học tập lại
có những phương pháp, kĩ thuật dạy học riêng đề phát huy năng lực học sinh.
Trong quá trình dạy học, tôi vận dụng chủ yêu các phương pháp, kĩ thuật sau:
phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đóng vai,
phương pháp tổ chức trò chơi…Mỗi phương pháp tôi lại ứng dụng những kĩ
thuật phù hợp như kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật giao
nhiệm vụ…
2.1.1. Phát huy năng lực qua phương pháp hoạt động nhóm
Khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực qua hoạt động nhóm
người viết thường áp dụng theo cách thưc sau:
* Hoạt động nhóm trên lớp :

Bước 1:Thành lập nhóm
Bước 2: Xác định nhiệm vụ của các nhóm, yêu cầu về thời gian và
sản phẩm đấu ra
Bước 3: Trình bày kết quả
Bước 4: Đánh giá
* Hoạt động nhóm khi về nhà: HS nhận nhiệm vụ và thực hiện theo các cách
Bước 1: Chuẩn bị chỗ làm việc
Bước 2: Lập kế hoạch làm việc
Bước 3: Thoả thuận quy tắc làm việc
Bước 4: Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
Bước 5: Chuẩn bị báo cáo kết quả.

11


Trong bước phân công nhiệm vụ và yêu cầu sản phẩm đầu ra: giáo viên
phân công nhiệm vụ cần xác định đúng mức độ công việc có phù hợp với từng
học sinh, nhóm học sinh không? Phải chú ý là học sinh nào cũng được giao
nhiệm vụ, đòi hỏi cá nhân hoặc nhóm học sinh có sự tương tác. Tránh hiện
tượng chỉ có rất ít học sinh tham gia, các học sinh khác ỉ lại vào những bạn có
năng lực hơn mình. Muốn vậy, giáo viên cần hướng dẫn nhóm học sinh lập Sổ
theo dõi chuyên cần. Trong cuốn sổ đó ghi rõ các thành viên trong nhóm, nhiệm
vụ được phân công, công việc tham gia và hoàn thành. Học sinh trong nhóm có
thể tự đánh giá năng lực của nhau, từ đó là cơ sở cho giáo viên đánh giá.
Khi phân nhóm giáo viên cần linh hoạt và đổi mới cách chia nhóm để
các em có cơ hội giao tiếp, hợp tác, thấu hiểu giữa các thành viên. Để xây dựng
các nhóm tôi căn cứ vào đặc điểm cụ thể của nhiệm vụ, của bài, đối tượng học
sinh như:
- Tùy thuộc từng nhiệm vụ cụ thể mà số lượng học sinh có thể nhiều hay ít
- Có thể chia nhóm HS theo không gian có thể căn cứ vào vị trí ngồi trên

lớp, theo địa phương để dễ dàng trao đổi.
- Phân nhóm theo sở thích và năng lực của học sinh.
- Phân nhóm sau một trò chơi cụ thể…
Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một
nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. Chú ý khi tổ chức
phòng làm việc, phòng học, cần kê bàn ghế cho thân thiện, phù hợp với hoạt
động nhóm.
2.1.2 Phát huy năng lực qua phương pháp dạy học nêu vấn đề
Đây là phương pháp khá phổ biến trong các giờ dạy học ngữ văn. Để học
sinh có thể phát triển năng lực tự học, tự quản, giải quyết vấn đề, giải quyết các
tình huống thực tiễn...giáo viên cần vận dụng phương pháp này một cách linh
hoạt. Để thực hiện phương pháp này, người viết đã vận dụng theo quy trình sau:
Chuyển vấn đề đến học sinh
Quy trình
Giải quyết vấn đề

Học sinh thu thập thông tin
Đề ra phương án giải quyết
Thực hiện phương án phù hợp
Đánh giá hiệu quả

12


Tuy nhiên người viết bài thấy rằng, trong quá trình thực hiện phương pháp
nêu vấn cần lưu ý: vấn đề/ tình huống phải hù hợp với chủ đề bài học, phù hợp
với trình độ nhận thức của học sinh, gần gũi với cuộc sống thực của các em, có
cách thể hiện bằng hình ảnh sinh động và cách giải quyết tối ưu đối với mỗi em
có thể giống hoặc khác nhau.
Ví dụ, khi dạy bài “Đàn ghi ta của Lorca”, để tìm hiểu 6 dòng thơ đầu,

sau khi nêu vấn đề giáo viên phân công nhiệm vụ cho học sinh:
Làm rõ hình tượng Lorca trong bối cảnh chính trị và nghệ thuật của Tây
Ban Nha thế kỉ XIX?
Để thực hiện nhiệm vụ này, nhóm học sinh 12A3 đưa ra cách giải quyết
vần đề theo trình tự sau:

Một Lorca bất tử và bất hạnh qua
hình ảnh“những tiếng đàn bọt nước”
Một Lorca anh dũng trên đấu trường
cách tân nghệ thuật và bảo vệ công lí
Một Lorca cô đơn trong không gian
mênh mông và thời gian thăm thẳm
Một hình tượng bi tráng để người đọc
cảm phục và xót thương

Với quy trình này, rõ ràng học sinh
đã thể hiện được năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tự quản bản thân tốt. Hay
khi giáo viên nêu tình huống:
Hãy chứng minh rằng sông Hương là dòng sông âm nhạc và thi ca? khi
dạy học bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhóm
học sinh được giao đã thực hiện như sau:
- Cử đại diện hát một đoạn của bài hát về sông Hương, xứ Huế
- Sông Hương là cái nôi hình thành nên nền âm nhạc cổ điển Huế. Chiếu 1
đoạn clip về ca Huế trên sông Hương để minh họa
- Khẳng định niềm tự hào và tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với Huế.
13


Gần đây nhất, khi tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực bài
“Ông già và biển cả” (Hêminh- uê), giáo viên giao việc cho các nhóm lần lượt

tìm hiểu các vấn đề trong tác phẩm. Trong đó, khi nhóm 1 trình bày về nguyên
lí ”Tảng băng trôi” , các em có cách giải quyết vấn đề như sơ đồ sau:

Rõ ràng để có được sơ đồ này, học sinh phải phát huy được năng lực tự
học, tự quản và hợp tác tốt.
Nhóm thứ 2, phân tích hình tượng ông lão đánh cá Xantriagô, ngoài phần
sơ đồ kiến thức, học sinh đã cho cả lớp xem clip trong bộ phim cùng tên, sau đó
rút ra đặc điểm nhân vật bằng sơ đồ tư duy.
Như vậy có thể khẳng định phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong
phương pháp chủ đạo và tích cực để định hướng học sinh chủ đạo tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức học sinh như thế nào, sản phẩm của học sinh tốt hay không phụ thuộc vào
cách tổ chức và nêu vấn đề của người dạy có độc đáo và phù hợp hay không.
2.1.3. Phát huy năng lực qua phương pháp đóng vai
Đây là phương pháp được học sinh hứng thú nhất. Không phải bài nào
cũng có thể áp dụng phương pháp phân vai nhưng nếu ứng dụng vào những bài
phù hợp sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Để thực hiện phương pháp đóng vai,
người viết thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu
đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian
đóng vai của mỗi nhóm
Bước 2: Các nhóm thảo luận, lên kế hoach về nội dung, phân công các
thành viên trong nhóm tham gia.
Bước 3: Tổ chức cho lớp nhận xét về cách tổ chức phân vai, diễn xuất.
Giáo viên đánh giá năng lực của học sinh
14


Khi thực hiện phương pháp đóng vai, giáo viên cần lưu ý: Tình huống phải
phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh, lớp học. Thứ hai, tình huống không nên
quá phức tạp, cần diễn ra trong thời gian cụ thể, không cho học sinh trước kịch

bản, lời thoại để rèn cho học sinh năng lực tạo lập văn bản. Nên có hoá trang và
đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.
Trong chương trình Ngữ văn có nhiều bài có thể cho học sinh sử dụng
phương pháp đóng vai, nhất là những bài đọc văn. Người viết bài đã thực hiện
những tiết dạy có sử dụng phương pháp này và nhận thấy giờ học đạt được hiệu
quả và học sinh có “sân khấu” để thể hiện năng lực rõ rệt. Chẳng hạn, thay vì
việc đọc hay tóm tắt văn bản truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao), giáo viên đã
phân lớp thành ba nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu đoạn trước khi Chí Phèo gặp thị Nở và dựng lại chân
dung Chí Phèo trong cơn say. Thời gian diễn xuất 2 phút.
Nhóm 2: Tìm hiểu đoạn Chí Phèo gặp thị Nở và tái hiện lại bằng tiểu
phẩm trong vòng 3 phút.
Nhóm 3: Tìm hiểu đoạn cuối của truyện “Chí Phèo” và tái hiện lại bằng
tiểu phẩm. Thời gian diễn xuất 2 phút.
Với cách phân vai như vậy, giờ học không còn nhàm chán, học sinh rất
háo hức mong đợi một giờ văn khi các em được “đồng sáng tạo” với tác giả,
được hóa thân vào nhân vật. Hơn thế nữa các năng lực như giải quyết vấn đề, tự
học, giao tiếp, sử dụng tiếng Việt, tạo lập văn bản, đọc hiểu...được thể hiện.
Quan trọng nhất là rèn cho các em tinh thần tự tin và tự chủ bản thân. Phương
pháp dạy học phân vai có thể ứng dụng trong nhiều tác phẩm khác như đoạn
trích: “Chí Phèo”, “Người trong bao”, “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
- V. Huygô), “Vợ nhặt” ...và cả trong dạy học văn học dân gian.
2.1.4. Phát huy năng lực qua phương pháp tổ chức trò chơi
Trong quá trình dạy học, để thay đổi không khí giờ học giáo viên có thể
khéo léo lồng ghép phương pháp tổ chức trò chơi trong một số bài học. Phương
pháp này khiến kiến thức được truyền thụ tự nhiên, tăng cường sự tập trung cho
các tiết dạy. Ví dụ như, khi dạy bài Diễn đạt trong văn nghị luận (Ngữ văn 12)
giáo viên có thể đưa ra một loạt dữ liệu, trong đó có những từ dùng sai hoặc
chưa chuẩn. Từ đó chia nhóm tổ chức cuộc thi Ai nhanh hơn. Nhóm nào phát
hiện nhiều từ sai, sửa sai được nhiều hơn nhóm đó thắng. Dạy bài Phát biểu tự

do giáo viên có thể sử dụng phương pháp trò chơi thông qua trò Hái hoa dân

15


chủ. Mỗi bông hoa là một chủ đề phát biểu theo yêu cầu của giáo viên hoặc
nhóm học sinh tự đặt cho nhau. Cho thời gian chuẩn bị, bốc thăm trả lời.
Ở một số bài học có thể đưa trò chơi vào phần củng cố. Các trò chơi có
thể ứng dụng như: Nhìn hình bắt chữ (Giáo viên chuẩn bị tranh, ảnh tư liệu liên
quan, yêu cầu học sinh tìm từ ngữ tương ứng để trả lời); “Trình bày một phút”
(giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm đặt một câu hỏi cho nhóm bạn về vấn đề liên
quan đến bài học yêu cầu nhóm bạn trả lời trong một phút. Nhóm thắng là nhóm
có câu tra lời ngắn gọn, hàm súc và độc đáo nhất. Các câu hỏi cũng như các câu
trả lời học sinh đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho giáo
viên thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào. Qua hình thức tổ chức như
vậy, các em hình thành được năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ,
năng lực tự quản bản thân tốt...
2.1.4 . Kết quả đạt được sau thực tiễn ứng dụng các phương pháp dạy học
phát triển năng lực học sinh
Qua việc ứng dụng các phương pháp/ kĩ thuật dạy học trên, học tôi thấy
các em hình thành đồng thời nhiều năng lực. Có thể mô tả bằng sơ đồ sau:

Qua các phương pháp trên các năng lực tiêu biểu được thể hiện như:
* Năng lực giải quyết vấn đề, tự học hợp tác , tự quản
Thực tế cho thấy khi đặt học sinh vào một tình huống đòi hỏi phải
có sự hợp tác giữa các thành viên sẽ duy trì được tinh thần đồng đội, tinh thần
đoàn kết, học sinh có cơ hội bộc lộ những lợi thế của mình. Học sinh cần có
những cách ứng xử hài hòa với nhau, học hỏi nhau.

16



Một sản phẩm của học sinh thể hiện năng lực tự học

Muốn học sinh có sản phẩm đầu ra và qua đó bộc lộ ý thức tự học, tự
nghiên cứu thì bản thân người thầy cũng cần hướng dẫn cho học sinh các phương
pháp, kĩ thuật, tự học như: kĩ thuật sơ đồ tư duy, phương pháp thống kê – phân loại,
so sánh, phân tích, tổng hợp…Có như vậy, việc tự học mới đạt hiệu quả.
Để phát triển năng giải quyết vấn đề học sinh sẽ phải hợp tác để hoàn
thành nhiệm vụ tốt nhất. Để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động nhóm phát
huy năng lực hợp tác giáo viên đã ứng dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực như kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu
hỏi, kĩ thuật mảnh ghép…Kết quả cho thấy học sinh luôn có sự tương tác giữa
các thành viên trong và ngoài nhóm tốt. Những giờ học vì thế không còn nhàm
chán với các em.
* Năng lực Công nghệ thông tin và truyền thông
Đây là một trong những năng lực vượt trội của học sinh ngày nay. Học
sinh vốn thông minh và dễ tiếp thu cái mới. Chính vì thế cần phải tổ chức dạy
học để làm sao các em có cơ hội thể hiện và tự khám phá bản thân.
Để phát triển năng lực này, quan trọng nhất là giáo viên cần phải nêu được
tình huống, yêu cầu sản phẩm đầu ra cho học sinh. Học sinh có thể bộc lộ khả
năng này ở nhiều góc độ: Soạn thảo một văn bản, Thiết kế bài học trên
powerponrt, cắt video, lồng ghép âm thanh, tạo clip…Người viết bài luôn cảm
thấy bất ngờ trước năng lực các em thể hiện trong lĩnh vực này.
Khi dạy bài “Đàn ghi ta của Lorca” một nhóm học sinh khi phân tích câu
thơ “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” đã dựng lại bối cảnh chính trị và nghệ
thuật Tây Ban Nha thế kỉ XIX bằng việc minh họa clip đấu trường, vũ điệu

17



framenco…Điều này không chỉ thể hiện năng lực CNTT vượt trội và còn cả
năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo…
Còn rất nhiều những tiết học khác học sinh thể hiện được năng lực vượt
trội này của mình. Đây cũng là phần các em hứng thú và chủ động đấu tư về thời
gian, tâm sức. Thiết nghĩa, sân chơi trí tuệ ấy cần được nhân rộng như một điều
tất yếu.
* Năng lực sáng tạo
Mỗi một học sinh là một thế giới với những tư duy phong phú, những ý
tưởng không lặp lại. Năng lực sáng tạo của các em được biểu hiện rất phong
phú. Trong môn ngữ văn các em lại càng “biết khơi những nguồn chưa ai khơi
và sáng tạo những cái gì chưa có” (Nam Cao). Được biểu hiện như: có cách
cảm nhận và thể hiện độc lập, mới mẻ về một vấn đề văn học; Biết đề xuất ý
tưởng và giải pháp đề giải quyết vấn đề.
Năng lực sáng tạo thể hiện niềm đam mê và khát khao được tìm hiểu của
học sinh, không suy nghĩ theo lối mòn, đồng sáng tạo với mỗi tác phẩm văn
chương…Rõ ràng dạy học theo hướng phát triển năng lực không chỉ phá tan
không khí trầm lặng của lớp học mà đưa môn văn về đặc trưng của nó: một môn
học vừa là môn khoa học, vừa là môn nghệ thuật.
* Năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn
Đây là nội dung mà phương pháp dạy học truyền thống thường không chú
trọng đến. Người viết bài quan niệm rằng, mục đích cao nhất của giáo dục
không chỉ truyền tri thức mà qua tri thức hình thành vốn sống, kĩ năng và nhân
cách sống. Vì vậy trong quá trình dạy học đổi mới, người viết luôn gắn với các
vấn đề thực tiễn. Chẳng hạn, khi dạy học bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường), người viết tích hợp với môn giáo dục công dân qua
các câu hỏi tình huống sau trong phiếu học tập (Phụ lục 1):
Vấn đề thứ nhất: Theo em, nhà văn đã truyền cho chúng ta thông điệp
gì để góp phần bảo vệ dòng sông thiên nhiên, dòng sông lịch sử và văn hóa? (
Tích hợp với Bài 12 – Lớp 11: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

(SGK Giáo dục công dân lớp 11 – tr 95)
Vấn đề thứ hai: Em cảm thấy đất nước ta như thế nào qua bài kí?
Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường trên những dòng
sông quê hương? (Tích hợp với Bài 16 – Lớp 10: Tự hoàn thiện bản thân)
Qua việc chủ động học tập và qua các tình huống dạy học, học sinh có
thể chủ động nhận thức được tình cảm bản thân, nhận biết tình cảm của người
18


khác và những biểu hiện của cuộc sống từ phương diện thẩm mĩ, làm chủ những
liên hệ, những giá trị con người và cuộc sống.
* Năng lực sử dụng tiếng Việt và các năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn
* Năng lực sử dụng tiếng Việt
Thông qua những bài học cụ thể, học sinh biết vận dụng vốn ngôn ngữ phù
hợp trong hoạt động giao tiếp. Các bài đọc hiểu văn bản cũng tạo môi trường, bối
cảnh để học sinh được giao tiếp cùng tác giả và môi trường sống xung quanh,
nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt văn hóa, văn học. Dạy học theo hướng tích
cực là dạy theo quan điểm giao tiếp, coi trọng khả năng thực hành, vận dụng
những kiến thức tiếng Việt trong bối cảnh đa dạng của cuộc sống.
Trong các giờ dạy ngữ văn, nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện ở
các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Bên cạnh đó còn thể hiện năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn như đọc
hiểu, thưởng thức, rung cảm thẩm mĩ văn chương.
Tóm lại, qua thực tiễn dạy học phát triển năng lực của học sinh ở trường
THPT, tôi nhận thấy lợi ích của phương pháp mới này không hề nhỏ. Định
hướng dạy học mới này tạo ra hướng dạy học đột phá trong môn ngữ văn nói
riêng và các môn khoa học khác nói chung. Cách nhìn nhận và đánh giá học sinh
vì thế chính xác và toàn diện hơn.

CHƯƠNG 3

ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA DẠY HỌC
TRUYỆN NGẮN “NGƯỜI TRONG BAO” CỦA SÊ-KHỐP
A.P.Sê-khốp (1860 – 1904), là đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa hiện thực
Nga thế kỉ XIX ở thể loại truyện ngắn và kịch. Ông là bậc thầy truyện ngắn của
Nga và của nhân loại, có vai trò quan trọng trong việc cách tân truyện ngắn thế
kỉ XX. Nhắc đến Sêkhốp người ta không chỉ nhắc tới số lượng tác phẩm đồ sộ
(khoảng hơn 500 truyện) với nhiều thành tựu kì vĩ mà còn ghi nhận ảnh hưởng
của ông đối với thể loại này qua nhiều cây bút truyện ngắn bậc thầy khác xuyên
suốt thế kỉ XX như Phôncơnơ, Hêminhuê, Macket… Sêkhôp có thể coi là người
mở đường cho thể loại truyện ngắn của nhân loại.
Truyện ngắn Sêkhốp không khoa trương mà bình lặng, đầy suy tư. Chỉ là
những truyện trong nhà, ngoài đường phố, những truyện đời thường nhưng
19


Sêkhôp đã đặt ra vấn đề lớn lao, phanh phui những thói xấu xa đê tiện, đấu tranh
cho sự tiến bộ của nhân loại. Với quan niệm “Người nghệ sĩ chân chính phải là
nhà nhân đạo trong cốt tủy”, ông “biết nói ngắn về những truyện dài”, trang
văn Sêkhôp vẫn đậm chất thơ và mạch ngầm văn bản thì vô cùng vô tận. Dẫu có
phong phú về mặt chủng loại đến đâu chăng nữa thì truyện Sêkhôp bao giờ cũng
toát lên cái nhìn nhân hậu về cuộc đời, toát lên cái không khí ngột ngạt, nhu cầu
vượt thoát cảnh ngộ thực tại.
Truyện ngắn “Người trong bao” được viết vào mùa hè năm 1898 thuộc
kiểu truyện luận đề của Sêkhốp khi xây dựng hình tượng Bêlicốp rất tiêu biểu
cho thế giới nhân vật của ông. Với tư cách là một nghệ sĩ – bác sĩ, Sêkhốp đã
thực sự tạo nên phong cách độc đáo của riêng mình. Là nhà văn hiện thực, con
mắt nghề nghiệp (từng là bác sĩ) đã giúp ông bắt mạch, lần tìm và mổ xẻ đúng
căn bệnh trầm kha của thời đại qua nhân vật Bêlicốp. Nhưng là nghệ sĩ trác
tuyệt, tâm hồn ông vươn tới tận miền thẳm sâu, đầy bí ẩn trong vô thức, trong
bản thể con người. Bêlicốp cô đơn và tẻ nhạt, sợ hãi và bạc nhược, máy móc

giáo điều và ích kỉ, kì quặc…Hình tượng nhân vật trong truyện ngắn được thể
hiện qua lối kể khách quan, kết cấu đặc sắc, chi tiết sắc bén, tình huống độc đáo,
giọng điệu hóm hỉnh và thâm thúy. Với những yếu tố đó, những thói xấu xa đê
tiện được sinh ra bởi xã hội Nga chuyên chế cuối thế kỉ XIX được Sêkhốp chuẩn
bệnh và giải phẫu. Cái nhìn của Sêkhôp xuất phát từ cảm quan nghệ sĩ: “cuộc
sống vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó. Ngay cả khi trong này nhân vật
trăn trở không ngủ được vì bao điều day dứt âu lo thì ngoài kia mưa vẫn rả rích
rơi đều, hạt vẫn nảy mầm, cây vẫn đâm chồi nảy lộc và một ngày mới lại hé
rạng trên cõi nhân sinh” (Lê Huy Bắc)
“Người trong bao” là một truyện ngắn đặc sắc của Sêkhôp được tuyển
chọn đưa vào chương trình dạy học ở THPT. Tuy nhiên, trong tâm lí giáo viên
và học sinh thường ít coi trọng tác phẩm văn học nước ngoài nên thực trạng dạy
học các tác phẩm này còn “qua loa đại khái” mặc cho những tác phẩm được
tuyển chọn đều là những tác phẩm “kinh điển” của nhân loại “nằm ngoài những
định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết ! (M. Y.
Saltykov-Shchedrin). Chính vì thế những văn bản văn học nước ngoài dễ rơi vào
quên lãng, các tiết học thiếu sự đầu tư công phu, học sinh tiếp nhận thụ động…
Người viết bài qua quá trình thực nghiệm và chọn việc dạy học truyện
ngắn “Người trong bao” minh họa cho việc phát huy năng lực trong dạy học

20


ngữ văn đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong chương này của SKKN, tôi mô tả
quá trình dạy học trên lớp và đề xuất phương án dạy học tích hợp theo dự án.
3.1. Dạy học phát triển năng lực trên lớp qua truyện “Người trong bao”
(Sêkhốp)
Quy trình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
đòi hỏi phải có sự đầu tư công phu của cả người dạy và người học. Trong đó
giáo viên vừa như người biên kịch, vừa lên kế hoạch xây dựng kịch bản, vừa là

đạo diễn. Học sinh chính là các diễn viên, là kĩ thuật âm thanh, ánh sáng, đạo cụ,
hóa trang…Có điều vai trò của đạo diễn là phải biết “phân vai”, phải nắm bắt
được năng lực của từng người để giao việc cho phù hợp. Quy trình dạy học theo
hướng phát triển năng lực trên lớp được tôi triển khai theo quy trình sau:
3.1.1. Chuẩn bị giáo án dạy học trên lớp
Để xây dựng giáo án theo định hướng phát triển năng lực, người viết chú
trọng đến 3 khâu: xác định mục tiêu, xây dựng nội dung bài học theo CKT-KN
và lựa chọn phương pháp, phương tiện – kĩ thuật dạy học. Từ cơ sở thực tiễn
(trong chương 1) người viết nhận thấy có sự khác biệt trong thiết kế giáo án cũ
và theo định hướng phát triển năng lực như sau:

STT
1

2

Đối tượng
Giáo án cũ
so sánh
Mục tiêu
-Xác định mục tiêu dạy
Nội dung
bài học

Giáo án phát triển năng lực
HS
- Xác định mục tiêu dạy - mục
tiêu học, năng lực HS cần đạt
- Chú trọng truyền đạt tri - Chú trọng truyền đạt tri thức
thức.

với phát triển kĩ năng, rèn
- Tập trung cho hoạt động luyện thói quen tự học.
dạy
- Đơn giản, chỉ từ phía
- Phong phú, cả từ phía người
người dạy
dạy và người học

Phương
3
tiện/ kĩ
thuật
Từ nhận thức ấy, người viết bài xây dựng giáo án dạy học truyện ngắn
“Người trong bao”. Trong đó:
- Về mục tiêu chú ý đến việc hình thành năng lực học sinh
- Về nội dung: vẫn bám sát CKT-KN
21


- Về phương pháp-KTDH: chú ý ứng dụng các phương pháp: nêu vấn đề,
phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp phân vai và phương pháp trò
chơi…Mỗi phương pháp lại ứng dụng kĩ thuật linh hoạt.
Trong giáo án, tôi chú ý đến việc tích hợp liên môn, tích hợp giáo dục
môi trường và liên hệ tới các tình huống thực tiễn đời sống…
Từ những định hướng trên, người viết xây dựng giáo án như sau:
NGƯỜI TRONG BAO
A.P.Sê-Khốp
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Hiểu được giá trị tư tưởng truyện ngắn Người trongbao: phê phán sâu

sắc lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỷ và hủ lậu của một bộ phận trí
thức Nga cuối thế kỷ XIX, qua hình tượng người trong bao Be-li-cốp; Hiểu được
nghệ thuật truyện ngắn bậc thấy của Sêkhốp
- Có thái độ căm ghét và đấu tranh với sống thu mình trong bao: háo danh,
xu nịnh, giáo điều, hèn hạ trước quyền lực. Từ đó, góp phần xây dựng đạo đức
và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lý tưởng
cao đẹp.
- Giúp HS nắm vững các kĩ năng: kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng làm
văn nghị luận…
- Phát triển các năng lực của học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề, tự học,
giao tiếp, công nghệ thông tin, sáng tạo, năng lực giải quyết các tình huống thực
tiễn, năng lực đọc – hiểu, sử dụng tiếng Việt...
B. Phương tiện / kĩ thuật thực hiện
- Phương tiện: SGK, CKT-KN, Giấy A0, bút dạ, bảng phụ, máy chiếu,
tranh ảnh, video...
- Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, nêu vấn đề, chia nhóm...
C. Cách thức tiến hành: Vận dụng linh hoạt các phương pháp: thảo luận nhóm,
nêu vấn đề, đóng vai, tổ chức trò chơi...
D – Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2: Giới thiệu bài mới
Năng
lực

Phương
tiện -KT,
nội dung

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN VÀ HỌC SINH


22

NỘI DUNG CẦN ĐẠT


- Năng
lực tự
học
- Năng
lực sử
dụng
CNTT

Truyền
thông
- Năng
lực tự
quản
- Năng
lực
giao
tiếp

Tích hợp
*Tích
hợp kiến
thức liên
môn
- Video

Phiếu
học tập
Bảng
phụ hoặc
giấy A0,
tranh ảnh
minh họa
- Sơ đồ tư
duy
Trình
chiếu PP

Phiếu
học tập

- Tích hợp với môn địa lí, lịch sử:
Câu hỏi: Nêu ấn tượng của em về
nước Nga sau khi học các nội
dung về đất nước này trong môn
địa lí, lịch sử?
- HS trình bày vị trí của Nga
*GV chiếu video về nước Nga,
lịch sử và văn học Nga thế kỉ
XIX tạo tâm thế
- GV tổ chức lớp tìm hiểu tác giả,
tác phẩm.
Câu hỏi: Yêu cầu nhóm HS trình
bày những nét chính về cuộc đời
và sự nghiệp của A. Sêkhốp?
(Có sản phẩm kèm theo)

- GV phát phiếu học tập số 1
- Nhóm HS trình bày về tác giả,
tác phẩm
- HS vừa theo dõi nhóm 1 trình
bảy, vừa thu hoạch thông tin vào
Phiếu học tập số 1
- Học sinh trong nhóm bổ sung,
các nhóm khác nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức
Câu hỏi: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh
ra đời của tác phẩm? Hãy đọc
đáp án câu 3 trong phiếu học tập
số 1.
- GV nhấn mạnh về xã hội Nga thế
kỉ XIX.

- Sơ đồ
- Năng grap
lực tự - Trang
học
phục: áo
bành tô,
giày cao
su, kính, - Yêu cầu nhóm 2 trình bày sản
dao gọt phẩm .
- Năng bút chì, ô,
lực

hợp
Câu hỏi: Hãy tóm tắt truyện


23

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Vị trí
+ Sêkhốp là nhà văn nhân đạo
vĩ đại của nước Nga, của Châu
Âu mà còn của cả thế giới.
+ Là đại biểu lớn nhất của chủ
nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX
về thể loại truyện ngắn và kịch,
là "nhà văn làm ta muôn thủa
say mê".
- Tiểu sử (SGK)
- Sự nghiệp văn học
+ Tác phẩm chính: Toàn tập
Sêkhốp gồm 30 tập trong đó có
15 tập truyện ngắn, 3 tập kịch,
12 tập thư từ, ghi chép, nghiên
cứu...-> di sản văn chương đồ
sộ, phong phú, độc đáo
+ Nội dung: thể hiện sâu sắc,
chân thật cuộc sống, tư tưởng
tình cảm của mọi tầng lớp nhân
dân Nga " trong buổi hoàng
hôn" của lịch sử. 2. Văn bản
a) Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm xuất bản năm: 1898
- Sáng tác trong thời gian nhà

văn dưỡng bệnh ở thành phố Ian-ta, trên bán đảo Crưm, biển
Đen.
- Xã hội Nga cuối TH XIX đang
ngạt thở trong bầu không khí
chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ
XIX. Môi trường xã hội ấy đã
đẻ ra lắm kiểu người kì quái.
b) Tóm tắt
Câu chuyện kể về một giáo viên


tác, tự
quản,
sáng
tạo,
giao
tiếp
,
sử
dụng
tiếng
Việt
- Năng
lực đọc
hiểu

- Năng
lực
hợp tác
- Năng

lực
giải
quyết
vấn đề

Phương
pháp nêu
vấn đề

Phương
pháp
thảo luận

“Người trong bao”. Hãy minh dạy tiếng Hilạp cái gì cũng ở
họa bằng tiểu phẩm?
trong bao, từ ăn, ngủ, đồ dùng,
ngay cả ý nghĩ anh ta cũng dấu
trong bao. Lúc nào anh ta cũng
- Nhóm 2 trình bày sản phẩm và sống trong lo âu, sợ hãi thấy
thuyết minh cho sản phẩm của cái gì cũng mờ ám và chỉ sợ
mình.
"nhỡ xảy ra chuyện gì". Mọi
- Các nhóm khác nhận xét. Giáo người ai cũng sợ hắn.Mọi
viên nhận xét, đánh giá.
người gán ghép anh ta với cô
Varenka - chị gái một giáo viên
lịch sử mới chuyển về trường.
Một lần, cả trường nhận được
bức họa châm biếm Bêlicốp và
cô Varenka khiến Bêlicốp rất

xấu hổ, day dứt và quyết định
không lấy vợ nữa. Anh đến nhà
Varenka để nói vài điều nhưng
chỉ gặp người em. Giữa hai
người xảy ra tranh cãi, gây lộn.
Bêlicốp về nhà, ốm 1tháng rồi
chết. Vẻ mặt hắn trong quan tài
rất hiền lành dễ chịu, tươi tỉnh
như vui mừng cuối cùng hắn đã
được chui vào một cái bao và
không bao giờ phải trở ra nữa.
Nhưng vài tuần sau cuộc sống
của họ lại trở về như cũ khi
Bêlicốp còn sống. Cuộc sống
nặng nề, vô vị, mệt nhọc vì còn
nhiều người như thế nữa.
Nêu vấn đề: Truyện có nhân vật II. Đọc - hiểu văn bản
nào là nhân vật chính? Vì sao?
1. Hình tượng nhân vật Bêli
Em có nhận xét gì về đặc điểm côp – “người trong bao”
nổi bật của Bêlicôp?
a) Chân dung biếm họa
*Cách phục trang
*GV cho HS làm việc nhóm
- Ngoại hình trong bao
Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu + Trời rất đẹp vẫn đi giày cao
tả trang phục và những vật dụng su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm

24



×