Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CIRCLE K

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.65 KB, 36 trang )

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay, khuynh hướng tiêu dùng thuận tiện, nhanh chóng đang nở rộ và thói quen tiêu
dùng ở chợ ngày càng bộc lộ được nhiều nhược điểm như chất lượng thực phẩm không
được đảm bảo, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng, đặc biệt là giá cả không ổn định . Làm cho người dân càng ngày càng mất niềm tin
vào thực phẩm ở chợ. Vì vậy mà mua hàng trong các siêu thị đã trở thành thói quen của
đa số người tiêu dùng tại các thành phố lớn, kênh bán hàng tiện lợi này ngày càng bộc lộ
nhiều ưu điểm. Ngoài việc đảm bảo về chất lượng hàng hóa mà người tiêu dùng con an
tâm về sự ổn định giá cả. Tuy nhiên, đôi khi sự bận rộn của công việc khiến cho người
tiêu dùng không có đủ thời gian vào các siêu thị lớn và các cửa hàng tiện lợi mở cửa
24/24 được ra đời và nằm len lỏi tại các khu dân cư, các con đường thuận tiện và chúng
đã giải quyết các vấn đề về thời gian cũng như nổi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm của
hàng ngàn người dân tiêu dùng.
Trong thị trường bán lẻ tại Việt Nam hiện nay, có sự góp mặt của các siêu thị lớn như
Coop-mart, Big C, Lotte mart,… cùng với đó là sự phát triển không ngừng của các siêu
thị tiện ích. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng trở thành
một thị trường béo bở cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Khai trương cửa hàng đầu tiên từ tháng 12 năm 2008, đến nay, chỉ trong vòng 8 năm,
Circle K đã khai trương 200 cửa hàng tính từ thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và
Thành phố biển Vũng Tàu. Tại thị trường bán lẻ Việt Nam, Circle K mở một chuỗi cửa
hàng bán lẻ hoạt động 24 giờ mỗi ngày, đã góp phần đa dạng hóa nguồn hàng để phục vụ
cho những khách hàng có nhu cầu khác nhau.Với sự phát triển không ngừng và nhanh
chóng của công ty, cùng với việc điều phối nguồn hàng, quản lý các cửa hàng bán lẻ với
quy mô nhỏ giúp em có thể ứng dụng những gì được học từ sách vở, từ giảng viên ở
trường, từ những cuộc thảo luận nhóm trong những môn học vào thực tế.

2




Để có thể tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp, qua đó có điều kiện áp
dụng những kiến thức chuyên ngành vào trong thực tế, từ đó có thể học hỏi và rút ra được
kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thực tập tại công ty. Thông qua thực tập tại
công ty, có thể hiểu và nắm vững lý thuyết, cùng những kiến thức bổ trợ để sau khi kết
thúc việc trau dồi kiến thức trên giảng đường, có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển
dụng trong tương lai.
Với đề tài: ‘Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống cửa hàng Circle K’, tập trung
xem xét các vấn đề phân tích chiến lược kinh doanh, hoạt động mua bán hàng hóa, quản
trị nhân sự.
-

Đối tượng nghiên cứu là Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ.
Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ, với nội dung nghiên cứu là phân

-

tích hoạt động kinh doanh của hệ thống cửa hàng Circle K.
Với phương pháp nghiên cứu: quan sát thực tế kết hợp với thu thập thông tin và phương
pháp so sánh, phân tích số liệu. Từ đó có cái nhìn thực tiễn và tổng quan về hoạt động
kinh doanh của chuỗi cửa hàng.
Bài báo cáo bao gồm:

-

Phần 1: Giới Thiệu Tổng Quan Về Công Ty
Phần 2: Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Của Hệ Thống Cửa Hàng Circle K.
Phần 3: Giải Pháp.
Phần 4: Kết Luận.


3


Phần 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN VÒNG TRÒN ĐỎ.

1.1.

-

Tổng Quan Về Công Ty TNHH Vòng Tròn Đỏ.

Tên công ty: Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ, được thành lập theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 0306182043 do sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 10/11/2008. Tên

-

thương mại “Cửa hàng tiện lợi Circle K”.
Tầm nhìn: “Circle K – chuỗi cửa hàng được ưa chuộng nhất tại Việt Nam”.
Nhiệm vụ: Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm thú vị, an toàn, tiện lợi
với nhiều lựa chọn về sản phẩm, thức ăn nhanh chất lượng cùng phong cách phục vụ
nhanh và thân thiện. Với tiêu chí 4F (Fresh – Sản phẩm phải tươi ngon, Friendly – nhân
viên phải thân thiện với khách hàng, Fast – phục vụ nhanh chóng và Full – hàng hóa đa

-

dạng).
Mục tiêu: Có mặt trên toàn quốc với 550 cửa hàng vào năm 2018.
Chiến lược: Không ngừng phát triển các hình mẫu cửa hàng tiện lợi mới, nâng tầm trải

nghiệm mua sắm của khách hàng với sự đa dạng của sản phẩm, thức ăn nhanh chất lượng
cùng phong cách phục vụ nhanh nhẹn, gọn gàng, an toàn va thân thiện. Đồng thời, xây

o
o
o
o
o
o

dựng văn hóa quan tâm tới con người và môi trường.
Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 25 Tôn Đản, P.13, Quận 4, TP.HCM
Điện thoại: (08) 3940 8345
Fax: (08) 3940 4230
Đặc điểm hoạt động của Công ty
Hình thức sở hữu vốn: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn.
Lĩnh vực kinh doanh: Thương Mại.
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh cửa hàng bán lẻ các mặt hàng như: GM (General
Merchendise) bao gồm các loại lương thực, thực phẩm, thiết bị viễn thông, đồ điện gia
dụng, hàng may mặc, mỹ phẩm….; Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn FM (Food
Merchendise).

4


1.2.

-


Lịch sử hình thành và phát triển.

19-6-2008, Chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hồng Kông hoạt động 24/24 – Circle K – đã
chính thức đến Việt Nam với cửa hàng đầu tiên được khai trương vào tháng 12 năm 2008
tại Quận 1, Tp.HCM. Đại diện Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ, đơn vị mua nhượng quyền

-

thương hiệu Circle K tại Việt Nam.
Sáu tháng cuối năm 2008, Circle K tiếp tục khai trương 5 cửa hàng khác tại TP.HCM và

-

sẽ tiến vào thị trường bán lẻ Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Vũng Tàu….
Năm 2011, Circle K Việt Nam đã phát triển lên 20 cửa hàng tập trung theo từng khu vực

-

ở các quận trung tâm Thành Phố.
Với mục tiêu mở rộng quy mô thì vào ngày 11/11/2016, Circle K đã khai trương cửa hàng
thứ 200 tại Bùi Bằng Đoàn, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem là cột mốc
đánh dấu sự phát triển của chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K sau gần 8 năm có mặt tại thị
trường bán lẻ của Việt Nam, Circle K đã phát triển lên tới 200 cửa hàng (tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội Và Thành phố biển Vũng Tàu). Kế hoạch đến năm 2018 sẽ
có 550 cửa hàng ở 20 tỉnh thành trong cả nước.
Circle K Việt Nam gia nhập vào thị trường tuy chỉ trong một thời gian ngắn nhưng đã là
một địa chỉ khá quen thuộc của người tiêu dùng. Không chỉ là tiện ích khi mua hàng,
ngoài việc đa dạng hàng hóa, công ty còn chú trọng việc thực hiện tốt phong cách phục
vụ của nhân viên đối với khách hàng, tạo không gian gian thoải mái cho khách hàng nếu
muốn ngồi lại Circle K.


5


1.3.

Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ, chức năng từng bộ phận công ty
1.3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty

Tổng giám
đốc
Tony Yang

Store 1

Bộ phận bán

Bộ phận phát triển

hàng

mặt bằng

Store 2

Bộ phận tiếp thị
và quản lý

Phòng đào


ngành hàng

tạo

Bộ phận Kế
toán & Kiểm

Bộ phận
nhân sự

soát

Store 3

1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

-

Tổng giám đốc:
o
o
o
o
o
o

Điều hành và ra quyết định mọi hoạt động của công ty.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
Kiến nghị phương án tổ chức cơ cấu của công ty.

Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức đối với các chức danh quản lý của công ty,

trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
o Chịu trách nhiệm xác nhận Báo Cáo Tài Chính đã được lập phản ánh trung thực và
hợp lý tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty
6


trong từng năm tài chính đồng thời phù hợp với các chuẩn mực kế toán áp dụng,
Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp Việt Nam hiện hành và các qui định pháp luật có
o

liên quan.
Thực hiện các dự toán, ước tính một cách thận trọng. Lựa chọn hướng phát triển

của công ty.
o Công bố các chuẩn mực kế toán áp dụng phải tuân thủ các vấn đề trọng yếu được
công bố và giả trình trong Báo Cáo Tài Chính.
-

Bộ phận nhân sự:
o

Xây dựng bộ máy tổ chức Công ty và quản lý nhân sự phù hợp, đáp ứng với yêu

cầu hoạt động và phát triển kinh doanh của Công ty.
o Xây dựng qui chế làm việc của toàn thể nhân viên trong Công ty.
o Xây dựng, qui hoạch cán bộ để phát triển nguồn nhân sự, có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ … nhằm phục vụ cho việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, việc

bố trí, điều động, phân công cán bộ, nhân viên, công nhân đáp ứng yêu cầu của
từng vị trí công tác trong Công ty.
o Chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên khi Công ty có nhu cầu.
o Phát triển đội ngũ nhân viên, xây dựng hệ thống nhân viên vững về chuyên môn,
o
o
o
o

mạnh về tinh thần.
Xây dựng một đội ngũ nhân viên kế thừa vững vàng, sáng tạo.
Quản lý lao động, tiền lương công nhân viên.
Tạo dựng nền văn hóa công ty, đưa công ty vào nề nếp, ổn định.
Có trách nhiệm khen thưởng nhân viên hoặc kỷ luật nếu nhân viên vi phạm qui

chế công ty.
o Xây dựng chương trình, nội dung tổ chức cho các sự kiện của Công ty như: sơ kết,
o

tổng kết công tác, các cuộc họp mặt nhân các ngày lễ lớn trong năm…
Thực hiện công tác khám chữa bệnh, khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công

nhân viên toàn Công ty.
o Là phòng mang lợi ích cho nhân viên trong công ty, quyết định các tổ chức sự
kiện.

7


-


Bộ phận kế toán:
o

Do kế toán trưởng điều hành, quản lý toàn bộ tài chính của Công ty và có nhiệm
vụ hoạch toán, phân bổ chi phí, tổng hợp, quyết toán theo Luật kế toán đã ban
hành. Đồng thời hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác kế toán

o
o
o

theo đúng chế độ của Nhà nước.
Lập báo cáo sản xuất, báo cáo tài chính đúng kỳ.
Theo dõi tình hình thu chi của Công Ty, tính toán hiệu quả hoạt động của công ty.
Tham mưu cho Giám Đốc về hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn trong quá

trình hoạt động kinh doanh.
o Làm tốt công tác cân đối phục vụ kinh doanh bằng cách tận dụng mọi nguồn vốn
nhàn rỗi, trách không bị chiếm dụng vốn, đảm bảo phát lương, thưởng cho nhân
viên đầy đủ, kịp thời.
o Đảm bảo vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty, kiểm tra,
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của công ty.
o Đề xuất kiến nghị với Tổng giám đốc về việc thực hiện các quy chế tài chính, kế
toán tài chính, sử dụng các nguồn vốn sản xuất kinh doanh đảm bảo nâng cao hiệu
quả kinh tế, thực hiện tốt các nghĩa vụ tài chính.
-

Bộ phận tiếp thị và quản lý ngành hàng:
o

o
o

Hoạch định chiến lược, triển khai thực hiện các công việc tiếp thị.
Nghiên cứu thị trường ngành bán lẻ và đối thủ cạnh tranh.
Thu nhập và lưu trữ hình ảnh dữ liệu của các sản phẩm thu được nguồn lợi lớn

o
o
o

trên thị trường.
Thực hiện các công tác quản cáo (báo đài, internet).
Tổ chức sự kiện làm công tác quan hệ công chúng.
Giám sát và thực hiện công tác xây dựng hình ảnh công ty qua hình ảnh, logo, bài

viết, báo chí…
o Xây dựng kế hoạch, giải pháp, tổ chức thực hiện các mục tiêu, chính sách của
công ty đối với hoạt động kinh doanh và tiếp thị.
-

Bộ phận phát triển mặt bằng:
o

Quản lý, nghiệm thu các công trình nhà cho thuê.
8


o
o

o
o
o
o

-

Quản lý các thiết bị nhằm hỗ trợ cho công tác bán hàng tại cửa hàng.
Thiết kế các mô hình sắp xếp trong cửa hàng.
Tìm kiếm địa điểm mới cho các cửa hàng của Công ty.
Trang bị trang thiết bị cho cửa hàng.
Lắp đặt, trang trí thiết kế cho các cửa hàng Công ty.
Bảo trì, sửa chữa thiết bị nếu bị hư hao.

Bộ phận bán hàng:
o

Xây dựng, triển khai kế hoạch bán hàng nhằm đạt mục tiêu doanh số đã hoạch
định.

o Quản lý, điều hành hoạt động chuyên nghiệp tại các cửa hàng.
o Đề xuất các chính sách bán hàng, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

Doanh nghiệp.
o Hỗ trợ cho bộ phận tiếp thị và quản lý ngành hàng nhằm thúc đẩy hoạt động bán
hàng và phát triển thương hiệu.
o Đề xuất chính sách, chế độ cho đội ngũ nhân viên tại các cửa hàng.
o Đề xuất những phương pháp tiếp cận khách hàng đến bộ phận Tiếp thị và quản lý
ngành hàng.
-


Bộ phận đào tạo:
o
o
o
o
o
o

1.4.

Xây dựng chính sách và qui trình đào tạo theo đối tượng cụ thể.
Xây dựng chương trình đào tạo theo đối tượng cụ thể.
Biên soạn tài liệu đào tạo và tài liệu hướng dẫn.
Quản lý hoạt động đào tào.
Hợp tác đào tạo với đối tượng trong và ngoài nước của Công ty.
Thực hiện đào tạo theo từng dạng đối tựong cụ thể.

Các mặt hàng kinh doanh của Circle K.

Hàng ngày Circle K cung cấp các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh
an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Với hơn 1000 sản phẩm trong các cửa hàng của
Circle K bao gồm hàng trong nước và hàng nhập khẩu.
9


-

Hàng tạp hóa: bao gồm các sản phẩm như bột ngũ cốc, cà phê, trà, sữa đặc, sữa bột, thức


-

ăn cho trẻ em, mứt, bơ, xúc xích, gia vị, gạo, mì ăn liền….
Các sản phẩm nước uống: bao gồm nước uống không chứa cồn như: Nước khoáng, nước
ép trái cây, nước ngọt ... Và nước uống chứa cồn như các sản phẩm bia, rượu, nước trái
cây lên men có nồng độ cồn thấp được nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nước ...

-

Các dịch vụ tại quầy: Phone card, SIM card, IDD card.

-

Các loại mặt hàng khác như: văn phòng phẩm, đồ gia dụng, dụng cụ bếp, phim, pin,

-

thuốc lá, bao cao su, đồ chơi…
Và thức ăn, nước uống được chế biến ngay tại quầy như: mì trộn, cơm, mili, trà chanh, trà
thái, trà đào,…

1.5.

-

Giới thiệu thị trường mục tiêu.

Khách hàng mục tiêu của công ty: Circle K được thiết kế phong cách trẻ trung, hiện đại
năng động, khu vực chỗ ngồi rộng rãi, Wifi miễn phí, … đáp ứng nhu cầu của các khách
hàng mọi lứa tuổi, ngành nghề và quốc tịch: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,


-

khách du lịch, …
Đối thủ chính:
Nguồn: www.brandsvietnam.com

10


Hình 1: Số lượng và thị phận của các chuỗi cửa hàng tiện lợi trên social media.
Nhìn vào Hình 1, ta thấy 2 đối thủ chính của Circle K là FamilyMart và B’smart. Ngày
càng được yêu thích bởi khách hàng đặt biệt là giới trẻ nhờ có nhiều thức ăn, thức uống
ngon, độc lạ như Lẩu ly, Mỳ xào, bánh bao Doraemon, Kem Kitkat… Hoạt động quảng
bá của Circle K trong thời gian Quý I/2016 đa số là hỗ trợ đổi vé, bán vé cho các sự kiện
Thể thao hay các lễ hội âm nhạc lớn như: Color Me Run, Champion Dash, 3D House…

11


Nguồn: www.brandsvietnam.com
Hình 2: Các hoạt động được nhiều thao luận nhất trên social media của từng thương hiệu.
-

Familymart: Tận dụng điểm mạnh về loạt thức ăn, thức uống ngon, độc lạ như Lẩu ly, Mỳ
xào, bánh bao Doraemon, Kem Kitkat … chinh phục được thị hiếu của giới trẻ, phần lớn
bài đăng trên fanpage của FamilyMart là quảng bá sản phẩm. Các chương trình khác như

-


Lễ hội cay, Cuộc thi viết thư… không đạt được lượng tương tác cao.
B’s mart: Mini games là loại nội dung tạo tương tác tốt nhất trên fanpage của B’s mart,
bên cạnh các bài đăng giới thiệu sản phẩm hay chương trình giảm giá khuyến mãi, các

-

hoạt động khác của B’s mart hầu như không thu hút nhiều sự quan tâm từ khách hàng.
Circle K: Hoạt động nổi bật trên social media của Circle K trong quý I/2016 là đồng hành
các sự kiện thể thao đang được giới trẻ quan tâm như: Color me run, Champion Dash.

12


Nguồn: www.brandsvietnam.com
Hình 3: Điều khách hàng nói về chuỗi cửa hàng tiện lợi trên social media.

Familymart và B’s mart nhận được nhiều phản hồi tích cực về có nhiều Thức ăn
ngon, đáng chú ý là nhiều thảo luận về thức ăn được đăng kèm với những hình ảnh được
canh chỉnh một cách trau chuốt, bắt mắt đăng trên Instagram. Circle K được đánh giá cao
về yếu tố đa dạng hàng hóa, tuy nhiên chuỗi cửa hàng này cũng nhận được khá nhiều
phàn nàn về thái độ phục vụ của nhân viên.
Không chỉ tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ tổng hợp, hiện nay, Circle K đã có
chiến lược tập trung mạnh vào việc phát triển dịch vụ Thức ăn nhanh, mang đến cho
khách hàng sự lựa chọn đa dang như: bánh mì xúc xích, mì trộn, viên xiên nướng, pizza,
trứng trà, bánh bao, bánh giò, bánh mì que, bánh mì ốp-la, lẩu ly phù hợp với mọi thời
điểm trong ngày và thậm chí cơm ăn trưa và bữa tối...

13



1.6.

-

Tiềm lực:

Cơ sở vật chất: Với hơn 200 cửa hàng có mặt ở các con đường ở Thủ đô Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, và Thành phố biển Vũng Tàu, được đầu tư máy móc, trang thiết bị
hiện đại, không gian phù hợp với khách hàng thược mọi lứa tuổi, ngành nghề. Và 1 kho
tổng ở tỉnh Bình Dương – đây là nơi để chứa lượng lớn các mặt hàng có mặt tại các cửa

-

hàng để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Tiềm lực nhân sự: với hơn 200 cửa hàng hoạt động 24/24 thì số lượng lao động rất lớn
khoảng 250 người làm việc trong văn phòng và quản lý các cửa hàng với trình độ cao
đẳng, trung cấp trở lêncó kinh nghiệm làm việc trên 1 năm, khoảng 30 người với trình độ
đại học trở lên thuộc cấp quản lý các phòng ban và có kinh nghiệm làm việc 3 đến 4 năm,
cùng với hơn 1700 nhân viên thuộc cấp bán hàng với trình độ lao động phổ thông qua
một lớp đào tạo bán hàng.

-

Tiềm lực tài chính:
Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


Hệ số thanh toán ngắn hạn

2,6

2,8

2,9

Hệ số thanh toán nhanh

2,0

2,2

2,3

Hệ số nợ / tổng tài sản

0,23

0,23

0,24

Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu

0,3

0,3


0,31

Vòng quay hàng tồn kho

5,9

6,6

7,0

14


Lợi nhuận ròng / Doanh thu

0,21

0,17

0,19

ROE

0,39

0,32

0,38

ROA


0,3

0,25

0,29

Nguồn: Báo cáo thường niên 2013, 2014, 2015.
o

Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2013 là 2,6 năm 2014 là 2,8 và năm 2015 là 2,9. Cho
thấy trong giai đoạn 2013-2015 và hệ số trong giai đoạn này lớn hơn 1 cho thấy Circle K
có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và khả năng càng được cải thiện qua từng

năm.
o Khả năng thanh toán nhanh cao vào năm 2015 là 2,3 và khả năng thanh toán hiện hành là
2,1, cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn.
o Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu vào năm 2013 là 0,3 đến năm 2015 là 0,31 cho ta thấy công ty
ít phụ thuộc vào việc huy động vốn bằng cách đi vay.
o Hệ số nợ / tổng tài sản là 0,23 vào năm 2013 và 0,24 vào năm 2015 cho thấy tài sản mà
công ty đi vay dao động từ 23% đến 24%. Công ty tự chủ tài chính khá tốt, nhưng công
ty cũng chưa biết cách huy động vốn bằng việc đi vay ngân hàng.
o Vòng quay hàng tồn kho vào năm 2013 là 5,9 năm 2015 là 7,0 cho thấy công ty hoạt
đông hiệu quả.
o Lợi nhuận ròng / doanh thu vào năm 2013 là 0,21 và 0,19 vào năm 2015 cho thấy tỷ suất
sinh lợi trên doanh thu đang giảm đi trong giai đoạn 2013 – 2015. Nhưng việc kinh doanh
o

vẫn có lời.
ROA (tỷ số lệ nhuận ròng trên tài sản) vào năm 2013 là 0,3 và vào năm 2015 là 0,29 cho

thấy công ty đang hoạt động không hiệu quả, ROA trong giai đoạn 2013 – 2015 giảm
khoảng 0,01. Nhưng con số giảm không đáng kể, công ty đang kiếm lợi nhuận trên lượng

đầu tư ngày càng không tốt.
o ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) vào năm 2013 là 0,39 đến năm 2015 là
0,38 vậy ROE năm 2013 – 2015 giảm 0,01 cho thấy cổ đông khi đầu tư vào công ty vẫn
có lời nhưng còn ít. Nhưng trong năm 2013-2014 ROE giảm từ 0,3 xuống còn 0,25
nhưng sau đó tăng lên lại vào năm 2015 là 0,38 cho thấy công ty đã cải thiện hoạt động
kinh doanh để trong năm 2014-2015 cổ đông đã có lời lại.
15


1.7.

Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm.

Đvt: Ngàn đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên 2013, 2014, 2015

- Nhận xét:
o

Doanh thu trong giai đoạn 2013 – 2015 tăng đều. Năm 2015 tăng khoảng 5.2% so với
năm 2013, và 0,77%so với 2014. Do từ năm 2014 – 2015 do sức cạnh tranh trong ngành
cao, điển hình như: Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái-lan Berli Jucker Pcl đã tiến hành mua
65% cổ phần của công ty Thái An – đơn vị vận hành 41 cửa hàng tiện lợi B’s mart ở TP
Hồ Chí Minh. Berli Jucker đặt mục tiêu năm tới sẽ có thêm khoảng 100 cửa hàng B’s
mart và dự kiến đến năm 2015 nâng lên thành 300 cửa hàng. Nhưng nhìn chung do nâng
cao được chất lượng phục vụ tạo lòng tin cho khách hàng, cùng với đó là đa dạng hóa các

sản phẩm nhưng những món ăn được chế biến ngay tại quầy food như cơm trứng chiên
xúc xích, mì trộn, lẩu, bánh mì que, nước uống để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi

lứa tuổi, mọi ngành nghề.
o Về chi phí cũng tăng dần theo từng năm trong giai đoạn 2013 – 2015 tăng khoảng 7%,
nhưng theo từng năm tỉ lệ tăng không cao, chi phí năm 2014 so với năm 2013 tăng
khoảng 6.2%, đây là giai đoạn các công ty nước ngoài nhảy vào thị trường bán lẻ Việt
Nam, nên muốn tồn tại doanh nghiệp phải bỏ ra một khoảng chi phí không nhỏ để đầu tư
vào việc nâng cao chất lượng phục vụ cùng với đó là việc đầu tư không gian, thiết kế mỗi
cửa hàng sao cho khách hàng thuộc những thành phần khác nhau từ học sinh, sinh viên,
người lao động văn phòng,… không phân biệt tuổi tác, ngành nghề khi đến với chuỗi cửa
hàng tiện lợi Circle K sẽ có cẩm giác được nhân viên bán hàng phục vụ nhanh chóng,
thân thiện, thêm vào đó là việc sử dụng wifi miễn phí, chỗ ngồi tùy theo tính chất mỗi
cửa hàng khác nhau có thể bố trí khác nhau nhưng vẫn tạo ra sự thoải mái đổi với mọi
16


người khi đên với Circle K. Nhưng vào năm 2015 chi phí chỉ tăng thêm 1.2 % so với năm
2014 do việc mở rộng quy mô cửa hàng cùng với việc đầu tư trang thiết bị, máy móc để
o

cửa hàng phục vụ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Về lợi nhuận vào năm 2015 tăng 2,3% so với năm 2013 và tăng 0,2% so với năm 2014.
Vì trong giai đoạn 2014 – 2015, do sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường bán lẻ ở Việt
Nam tăng cao, không chỉ có các đối thủ truyền thống như B’smart, Family mart mà còn
có sự gia nhập của các siêu thị tiện lợi vốn 100% nước ngoài gia nhập ngành.
Nhưng nhìn chung, tình hình hoạt động của công ty vẫn khá tốt. Nhưng công ty vẫn đang
chịu sức cạnh tranh trong ngành bán lẻ ngày càng lớn, cùng với đó là sự gia nhập của các
cửa hàng tiện lợi có nguồn vốn lớn từ bên ngoài, nếu công ty không có chiến lược tốt hơn
để có nhiều khách hàng mục tiêu hơn, mà vẫn giữ được lượng khách hàng trung thành thì

con số lợi nhuận cuang như doanh thu của công ty sẽ tăng cao hơn.

17


Phần 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ
THỐNG CỬA HÀNG CIRCLE K
2.1 Chiến lược kinh doanh của Circle K.
Để có thể trụ vững trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam đến hiện tại, Circle K đã có áp
dụng rất tốt chiến lược của mình: “Không ngừng phát triển các hình mẫu cửa hàng tiện
lợi mới, nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng với sự đa dạng của sản phẩm,
thức ăn nhanh chất lượng cùng phong cách phục vụ nhanh nhẹn, gọn gàng, an toàn va
thân thiện. Đồng thời, xây dựng văn hóa quan tâm tới con người và môi trường”.

2.1.1

Nghiên cứu đối thủ.

Theo thống kê trên trang www.brandsvietnam.com đối thủ chính của Circle K là 2 siêu
thị tiện lợi có vốn đầu tư nước ngoài là FamilyMart và B’smart, ngoài ra còn có Vinmart
của Tập đoàn Vingroup. Và trong trương lai không xa có sự xuất hiện của chuỗi siêu thị
Seven Eleven.
-

FamilyMart:
FamilyMart là một tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản, hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh nhượng quyền các của hàng tiện lợi, phục vụ 24/24. Sau khi bán hết 49% cổ phần
trong liên doanh với tập đoàn Phú Thái đã gầy dựng được 42 cửa hàng, đúng con số cửa
hàng đã chuyển nhượng trước đó. Tính đến thời điểm hiện nay, FamilyMart đã phát triển
được hơn 70 điểm bán. Mục tiêu của công ty là đến hết năm 2015 sẽ có 100 cửa hàng và

khoảng 800-1.000 cửa hàng vào năm 2020.
FamilyMart hướng đến thị trường phân phối nhỏ lẻ, từ đó làm thay đổi thói quen mua
sắm của học sinh, sinh viên – những người chưa có thu nhập hay thu nhập không đáng
kể, hay tầng lớp người lao động có thu nhập thấp. Các cửa hàng FamilyMart chủ yếu bán

18


các món ăn được chế biến sẵn, đồ uống, hóa – mỹ phẩm, và các vật dụng khác tùy theo
tính chất của cửa hàng.
Tại FamilyMart hàng hóa luôn được trưng bày việc phân loại sản phẩm, đồng thời hàng
hóa cũng được trưng bày theo thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng tùy theo tính chất
của cửa hàng được tọa lạc ở khu vực đông dân cư, hay trường học. Trong quá trình hoạt
động FamilyMart đã phân khúc thị trường (trẻ em trên 15 tuổi – đây là khách hàng mục
tiêu để FamilyMart tạo mối quan hệ và đây cũng được xem là khách hàng trụng thành vì
FamilyMart luôn tạo ra những món mới để áp dụng thị hiếu của người tiêu dùng).
Với không gian mỗi cửa hàng theo tiêu chí SQ&C (Service: phục vụ nhanh chóng, nhân
viên thân thiện và quan tâm đến khách hàng. Quality: đảm bảo các mặt hàng lưu được
trưng bày và lưu trữ đầy đủ, sẵn sàng phục vụ cho khách hàng khi họ muốn mua.
Cleaniness: Luôn đảm bảo vệ sinh đến từng chi tiết trong của hàng). Tại các địa điểm cửa
hàng luôn có các máy rút tiền của các ngân hàng và có dịch vụ thanh toán cho khách
hàng.
Do FamilyMart luôn chú trọng việc mở rộng khách hàng cho công ty nên FamilyMart
chọn nhiều cách khác nhau để thu hút các đối tượng khách hàng. Mỗi khách hàng khi đến
với FamilyMart được tặng một thẻ ghi lại các thông tin các nhân và các thông tin về lịch
sử mua hàng, số lần đến của hàng mỗi tháng, số tiền chi tiêu cho mỗi lần tham quan,
FamilyMart hình thành các phiếu giảm giá cho các khách hàng hình thành lòng trung
thành của khách hàng với FamilyMart.
-


B’s mart:
Năm 2013, sau khi mua lại toàn bộ cổ phần của FamilyMart trong liên doanh mang tên
Công ty TNHH Việt Nam FamilyMart, tập đoàn Phú Thái đã thành lập B's Mart và hoạt
động theo mô hình cửa hàng tiện lợi của Thái Lan.
Cũng giống như những chuỗi cửa hàng tiện lợi khác, B’s mart mở cửa liên tục 24 giờ một
ngày và 7 ngày một tuần, các cửa hàng B’s mart bày bán khoảng 2.500 mặt hàng và sẽ có

19


những mặt hàng mang phong cách Thái. Theo số liệu đăng tải trên website của tập đoàn,
hiện tại B's Mart đang có khoảng 75 cửa hàng tiện lợi tập trung tại TP.HCM.
Tiết kiệm thời gian mua hàng, giống như những chuỗi cửa hàng tiện lợi khác, B’s mart
được khai trương trên những tuyến phố chính, có mật độ dân cư sinh sống và làm việc
tương đối cao như trường học, phía dưới các chung cư hay bệnh viện. Nên những người
dân ở những khu vực này khi chỉ cần vài món đồ cần thiết có thê ghé b’s mart để tiết
kiệm thời gian mua hàng. Đồng thời, hàng hóa tại B’s mart cũng rất đa dạng về thức ăn,
nước uống cũng như các mặt hàng thiết yếu hàng ngày. Hàng hóa được trưng bày theo
thói quen của người tiêu dùng và được phân loại thành từng nhóm tùy theo tính chất của
cửa hàng phục vụ khách hàng thuộc nhóm đối tượng nào.
Với mặt hàng phong phú, đa dạng cùng với giá thành ổn định phù hợp túi tiền khách hàng
đa hướng tới đa phần là học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng,…đây là yếu tố
được B’s mart ưu tiên trên hàng đầu. Cũng giống như FamilyMart, đa phần tại các cửa
hàng của B’s mart đều được trang bị máy rút tiền để thuận tiện cho những khách hàng có
thói quen mua sắm bằng thẻ, hoặc khách du lịch.
Với phong cách bán lẻ hiện đại, B’s mart luôn chú trọng việc xây dựng đội ngũ nhân viên
bán hàng nhiệt tình, năng động nhằm tạo một môi trường thân thiện khi khách hàng mua
sắm tại đây.
Thông qua việc tìm hiểu thông tin, tình hình của các đối thủ trong thị trường bán lẻ Việt
Nam nói chung và chuỗi cửa hàng tiện lợi nói riêng, từ đó, Circle K đã có thể đuổi kịp

theo xu hướng của người tiêu dùng. Từ việc, ban đầu chỉ chú trọng đến phát triển dịch vụ
như bán vé sự kiện, đến nay, Cirlce K đã có thể cân bằng giữa việc phát triển dịch vụ bán
vé sự kiện và đẩy mạnh dịch vụ thức ăn, nước uống. Từ đó, Circle K đã đa dạng hóa các
sản phẩm của mình, cũng như cải thiện phong cách phục vụ của nhân viên đối với khách
hàng khi đặt chân đến Circle K.
Với nhiệm vụ: “Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm thú vị, an toàn,
tiện lợi với nhiều lựa chọn về sản phẩm, thức ăn nhanh chất lượng cùng phong cách phục
20


vụ nhanh và thân thiện”. Cùng với đó là tiêu chí 4F: “Fresh – Sản phẩm phải tươi ngon,
Friendly – nhân viên phải thân thiện với khách hàng, Fast – phục vụ nhanh chóng và Full
– hàng hóa đa dạng”. Circle K đã tạo được uy tính trong hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ
tại Việt Nam.
2.1.2

Nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ mới.

Để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, Circle K đã đưa khách hàng trải nghiệm
những món ăn tuy mới ở hệ thống Circle K nhưng đã quen thuộc với mọi tầng lớp khách
hàng như món cơm cá hộp, bánh mì cá hộp, soda chanh, lẩu xiên que, … Qua đó, Circle
K đã đa dạng hóa sản phẩm phục vụ ăn uống của mình.
Đồng thời, Circle K vẫn luôn tìm kiếm những sản phẩm mới hiện đang được các bạn trẻ
quan tâm nhiều như mì cay, kem kitkat,… để đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng
mục tiêu mà Circle K đang hướng đến.
Về mặt dịch vụ, Circle K có triển khai bán vé sự kiện với giá ưu đãi, sim điện thoại,
thanh toán hóa đơn (điện, nước, internet,…), thẻ cào điện thoại,…
Thông qua các sản phẩm và dịch vụ mới này, Circle K có thể khai thác thêm những khách
hàng mục tiêu để đáp ứng nhu cầu của họ.
2.1.3


Lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng.

Circle K thiết lập trang chủ trên facebook với tên: “Circle K Vietnam - Convenience store
chain”. Khi khách hàng muốn để lại lời nhận xét về cách phục vụ, cũng như thái độ phục
vụ của nhân viên tại cửa hàng hoặc những lời nhăn nhủ tới cửa hàng trong hệ thống
Circle K thì khách hàng sẽ đánh giá trên fanpage, hoặc tại mỗi cửa hàng đều có số điện
thoại của quản lý khu vực (quản lý khu vực là quản lý nhiều cửa hàng trong một quận) có
thể liên hệ để phản hồi thái độ của nhân viên tại cửa hàng không tốt. Mỗi ngày, mỗi tuần
Circle K sẽ tổng hợp những ý kiến của khách hàng về cửa hàng hay sản phẩm, dịch vụ tại
cửa hàng không được tốt, sau đó Circle K sẽ đi xác nhận lại thông tin mà khách hàng
phản ánh có chính xác hay không để có hướng khắc phục nhanh nhất.
Circle K luôn lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng và luôn trả lời trong thời gian
sớm nhất có thể. Dù cho đó là ý kiến đóng góp của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hay
những bài đánh giá về thái độ phục vụ của nhân viên trong cửa hàng không tốt thì Circle
21


K luôn lắng nghe và tiếp thu những phản ánh của khách hàng. Từ đó, có thể đưa ra nhưng
hướng giải quyết để cải thiện về thái độ của nhân viên trong cửa hàng hoặc những sản
phẩm chưa đáp ứng nhu cầu mong đợi của khách hàng.

2.1.4

Phong cách phục vụ tại mỗi cửa hàng.

Các nhân viên trước khi xuống cửa hàng làm việc, thì tất cả nhân viên (bao gồm nhân
viên bán hàng toàn thời gian hay nhân viên bán thời gian) đều được trải qua hai ngày học
việc tại văn phòng đại diện của công ty. Cho thấy tất cả nhân viên đều được đào tạo cơ
bản để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Tùy theo tính chất của mỗi cửa hàng khác nhau, cách bày trí chỗ ngồi cũng khác nhau,
nhưng tất cả đều đáp ứng đầy đủ với nhu cầu của khách hàng khi ghé Circle K mua hàng.
Mỗi cửa hàng đều được trang bị bộ wifi riêng, để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tại
cửa hàng có thể lướt web, hoặc làm việc thông qua mạng wifi.
Phong cách phục vụ tại mỗi cửa hàng trong hệ thống chuỗi cửa hàng Circle K là như
nhau, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng có thể là học sinh, sinh viên muốn được nạp
năng lượng hoặc học nhóm sau giờ học chính qui tại trường. Hoặc những nhân viên văn
phòng thường xuyên ăn cơm văn phòng, có thể thay đổi khẩu vị thì có thể ghé Circle K
tại những tuyến phố mà có cửa hàng Circle K.
2.1.5

Chiến lược về giá.

Tuy giá của các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày có hơi cao so với các siêu thị lớn, trung
tâm thương mại, hay tạp hóa hoặc chợ. Nhưng nhìn chung đa phần các sản phẩm đều có
giá phù hợp túi tiền của người tiêu dùng, đặc biệt là những khách hàng mục tiêu mà
Circle K đang muốn hướng đến, đó là những học sinh, sinh viên hoặc nhân viên văn
phòng có mức lương không cao cần mua hàng vào ban đêm vì ban ngày họ bận việc
không thể vào siêu thị hay tới chợ mua được.
Mỗi tháng, Circle K có những sản phẩm khuyến mãi, giảm giá hoặc có các sản phẩm tặng
kèm để khuyến khích khách hàng đến với Circle K. Vào những dịp Circle K khai trương
cửa hàng mới, có áp dụng những mức giá khuyến mãi để mọi người xung quanh khu vực
22


đó biết đến cửa hàng Circle K. Hay việc khai trương những cửa hàng cột mốc đánh dấu
sự phát triển của chuỗi siêu thị, Circle K có nhũng giải thưởng lớn như chương trình
“Mừng cửa hàng 200, may mắn nhân 3, cứ mua là trúng”, với giải thưởng hàng tuần là
chiếc điện thoại Iphone 7 Plus,…
Với chiến lược về giá thì Circle K muốn người tiêu dùng biết đến thương hiệu, đồng thời

cũng có thể tìm kiếm khách hàng mục tiêu nhiều hơn, có nhiều khách hàng trung thành
hơn. Qua đó, có thể tăng doanh thu, cải thiện lợi nhuận nhằm phát triển quy mô lớn hơn
nữa, và có chỗ đứng vững chắc trong thị trường bán lẻ tại Việt Nam nói chung, và chuỗi
hệ thống siêu thị tiện lợi nói riêng.
2.1.6

Xác định khách hàng mục tiêu.

Tùy theo tính chất mỗi cửa hàng khách nhau, và vị trí của cửa hàng trên nhưng tuyến
đường gần trường học hay chung cư, những tòa cao ốc hay những khách sạn dành cho
khách du lịch trong và ngoài nước tới du lich,… mà mỗi cửa hàng có những khách hàng
mục tiêu khác nhau.
Nhưng đa phần khách hàng mục tiêu mà Circle K hướng đến là những học sinh, sinh
viên, nhân viên văn phòng,… trong độ tuổi thanh thiếu niên, thanh niên. Vì đây là những
khách hàng có số lượng rất đông tại Việt Nam, tập trung vào những thành phố lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, hoặc khách du lịch ở Thành phố biển Vũng
Tàu.
Với chiến lược dài hạn: “Không ngừng phát triển các hình mẫu cửa hàng tiện lợi mới,
nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng với sự đa dạng của sản phẩm, thức ăn
nhanh chất lượng cùng phong cách phục vụ nhanh nhẹn, gọn gàng, an toàn va thân thiện.
Đồng thời, xây dựng văn hóa quan tâm tới con người và môi trường”. Circle K đã xây
dựng cho mình một chỗ đứng vũng chắc trong thị trường bán lẻ tại Việt Nam nói chung
và thị trường chuỗi siêu thị tiện lợi nói riêng. Cải thiện về phong cách phục vụ của nhân
viên tại mỗi cửa hàng, cải thiện về không gian của cửa hàng, đa dạng hóa các sản phẩm
tại mỗi cửa hàng để khách hàng khi đến với Circle K có thể trải nghiệm mua sắm thân
thiện.
23


2.2 Hoạt động mua hàng và bán hàng tại hệ thống cửa hàng.



Quy trình mua hàng từ nhà cung cấp:

Cửa hàng trưởng

Trưởng ca

Phòng kế toán

-

gửi đơn hàng

kiểm tra

Bộ phận bán hàng

Nhà cung cấp giao hàng

gửi đơn hàng cho nhà

Bộ phận tiếp thị & quản lý

cho Store

cung cấp

ngành hàng


Trưởng ca (Shift Leader) sẽ tiến hành đặt hàng.
Dựa vào số lượng tồn kho thực tế hoặc dựa vào số lượng kiểm đếm trên hệ thống máy
POS, xem xét số lượng hàng tồn là bao nhiêu, đối chiếu với số lượng đặt hàng của đợt
trước là bao nhiêu để xem sức tiêu thụ của sản phẩm có cao hay ko, và dựa vào thời gian
giao hàng và thời gian quy định đặt hàng của nhà cung cấp mà người ca sẽ quyết định đặt
với số lượng hàng hóa là bao nhiêu là vừa đủ, không để số lượng tồn kho quá lớn sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, hoặc số lượng tồn kho quá ít không đủ để đáp ứng nhu

-

cầu của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới doanh số bán hàng của cửa hàng mình.
Cửa hàng trưởng sẽ kiểm tra đơn hàng.
Sau đó, cửa hàng trưởng sẽ kiểm tra lại xem số lượng đặt hàng có phù hợp, có đủ giá thị
mua hàng nhỏ nhất để nhà cung cấp giao hàng hay chưa, nếu chưa sẽ chỉnh sửa lại trước

-

khi gửi đơn đặt hàng tới Bộ phận bán hàng để tổng hợp.
Bộ phận bán hàng chốt đơn hàng.
Để đảm bảo đơn hàng, Bộ phận bán hàng sẽ kiểm tra lại, duyệt và chốt đơn hàng.
Bộ phận tiếp thị và quản lý ngành hàng gửi đơn đặt hàng tới nhà cung cấp.
24


Sau đó Bộ phận bán hàng sẽ xuất File yêu cầu mua hàng chuyển cho Bộ phận tiếp thị và
quản lý ngành hàng xem xét, sau đó Bộ phận Tiếp thị và quản lý ngành hàng sẽ gửi cho
-

Giám đốc điều hành kí duyệt.
Nhà cung cấp tiến hành giao hàng cho cửa hàng.

Sau khi nhận được Đơn đặt hàng, nhà cung cấp dựa vào thời gian đặt hàng trên đơn đặt
hàng, kiểm tra xem có đủ số lượng tối thiểu sản phẩm để giao hàng hay không, sau đó sẽ
tiến hành giao hàng cho cửa hàng, nhân viên bán hàng sẽ nhận hàng, kiểm tra đủ số lượng
(nếu thiếu thì ghi lại số lượng thực tế khi nhận hàng vào phiếu giao hàng, còn dư thì trả
lại phần dư), chất lượng sản phẩm (sản phẩm còn hạn sử dụng hay không, tức là từ thời
gian nhận hàng đến hạn sử dụng là lớn hơn 60% đối với hàng ngoại nhập, lớn hơn hoặc
bằng 70% đối với hàng nội địa). Nếu chất lượng sản phẩm không đáp ứng được thì hàng

-

sẽ được trả về cho nhà cung cấp.
Nhà cung cấp giao hóa đơn cho Bộ phận kế toán thanh toán tiền hàng.
Bên cạnh đó, nhà cung cấp sẽ gửi hóa đơn cho Bộ phận kế toán của công ty để thanh toán
tiền hàng, đồng thời, cửa hàng cũng sẽ nộp phiếu giao hàng của nhà cung cấp lên Bộ
phận kế toán để đối chiếu tránh sai sót.



Quy trình bán hàng tại Store:

25


×