Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

báo cáo thực tập Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượnghiệu quả hoạt động Marketing mix của Công ty TNHH hàng tiêu dùng Thái Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 49 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tiêu Đề: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
hiệu quả hoạt động Marketing mix của
Công ty TNHH hàng tiêu dùng Thái Long ”
GVHD : Huỳnh Thanh Giang
SVTH : Nguyễn Huỳnh Bảo Trâm
Lớp : CQT 10/4
MSSV : CAQ104047

TP Hồ Chí Minh , năm 2017


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tiêu Đề:
“ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả
hoạt động Marketing mix của Công ty TNHH hàng tiêu
dùng Thái Long ”


Lời cảm ơn
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến quý thầy,cô giáo trong khoa Quản Trị Kinh Doanh tại trường Cao Đẳng Kinh Tế
TP HCM đã truyền vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập
tại trường
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn thầy Huỳnh Thanh Giang đã tận tâm
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các Anh/Chị phòng Nhân sự, phòng Kinh


Doanh, phòng Kế Toán, phòng Marketing tại Công ty TNHH hàng tiêu dùng Thái Long
đã chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp
em hoàn thành bàì viết này.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô Khoa Quản Trị
Kinh Doanh của trường Cao Đẳng Kinh Tế TP.HCM và xin kính chúc các anh chị làm
việc tại công ty TNHH hàng tiêu dùng Thái Long luôn dồi dào sức khỏe và thành công
Trân trọng !

3


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
.

Nhận xét của đơn vị thực tập
Họ và tên sinh viên:

Nguyễn Huỳnh Bảo Trâm

MSSV:

CAQ104047

Lớp :

CQT 10/4

Đơn vị thực tập :


Công ty TNHH hàng tiêu dùng Thái Long

Thời gian thực tập:

03/05/2017- 03/07/2017

Bộ phận thực tập:

Phòng Marketing

Sau quá trình thực tập tại công ty, chúng tôi có những nhận xét sau :
1. Về ý thức tổ chức kỷ luật :
................................................................................................................................
................................................................................................................................
2. Về tinh thần trách nhiệm với công việc :
................................................................................................................................
................................................................................................................................
3. Về quan hệ, lối sống :
................................................................................................................................
................................................................................................................................
4. Nhận xét chung :
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày......tháng......năm........
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ và tên)

4



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
.

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Ngày......tháng......năm........
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ và tên)

5


Danh mục bảng biểu và hình ảnh

6


Tài liệu tham khảo

7


Mục lục

8


Lời mở đầu
Trong gần thập niên qua , công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội nước ta ta
đã có những thay đổi to lớn, sâu sắc và đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt là
trong lĩnh vực kinh tế. Trước hết đó là sự đổi mới trong tư duy phát triển, chuyển từ
nền kinh tế dựa chủ yếu trên kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang phát triển nền kinh
tế hàng hóa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước và hiện nay là xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường.
Chúng ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được nâng

cao, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển theo xu hướng hội nhập
quốc tế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn rất
thấp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá
trình hội nhập vào hệ thống kinh doanh quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp Việt
Nam không có sự lựa chọn nào khác là phải nâng cao khả năng nhận thức lý thuyết và
thực hành Marketing vào kinh doanh. Marketing là một phương pháp cốt yếu và phổ
biến trong quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy Marketing có một
vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với những doanh nghiệp lớn mà cả với những
doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nắm được lý thuyết Marketing doanh nghiệp sẽ có được công cụ hữu hiệu để chiễm
lĩnh thị trường với những chiến lược và kế hoạch Marketing hợp lý. Tuy nhiên không
phải ngay từ đầu Marketing đã phát triển thành một lý thuyết hoàn chỉnh và trong thực
tiễn hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức đầy đủ và áp dụng đúng lý
thuyết Marketing vào quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Marketing là một nội
dung rất rộng và khó khăn nhưng nó lại vô cùng hấp dẫn và quan trọng. Do đó, em xin
phép được tìm hiểu và trình bày về đề tài này để làm rõ được vai trò và tác dụng của
Marketing đối với một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Vì trình độ kiến thức và
điều kiện có hạn nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi nhiều sai sót. Em rất
mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của thầy để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

9


Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Marketing mix là gì ?
1.1 Khái niệm
Marketing mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để đạt được
các mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ Marketing được pha trộn và
kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi

trên thị trường. Có thể nói Marketing Mix là một giải pháp có tính tình thế của một tổ
chức.

1.2

Các thành phần của Marketing mix

1.2.1 Product ( Sản phẩm )
Là thành phần cơ bản nhất trong Marketing Mix .Mỗi sản phẩm có một vòng đời sống
bao gồm các giai đoạn : giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn suy
thoái. Các nhà tiếp thị phải nghiên cứu kỹ về vòng đời của sản phẩm mà họ đang tiếp
thị, tập trung chú trọng vào những thách thức khác nhau phát sinh như các sản phẩm di
chuyển vòng đời của nó.
Các nhà tiếp thị cũng phải xem xét hỗn hợp sản phẩm (product mix). có thể mở rộng
danh mục sản phẩm hiện tại bằng cách tăng độ sâu của một dòng sản phẩm hoặc tăng
số lượng các dòng sản phẩm , nên xem xét làm thế nào để định vị sản phẩm, khai thác
thương hiệu, khai thác nguồn tài nguyên của công ty và làm thế nào để định hình một
hỗn hợp sản phẩm để mỗi sản phẩm bổ sung cho nhau . Bên cạnh đó cũng phải xem xét
các chiến lược phát triển sản phẩm.
1.2.2 Price ( Giá cả)
Giá cả rất quan trọng , nó sẽ quyết định lợi nhuận và sau đó là sự sống còn của công ty.
Điều chỉnh giá có tác động sâu sắc đến các chiến lược marketing, và tùy thuộc vào độ
co giãn giá của sản phẩm, thường nó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như doanh số.

10


Các nhà tiếp thị nên thiết lập một mức giá mà bù đắp cho các yếu tố khác của
marketing mix.
Khi thiết lập một mức giá, các nhà tiếp thị phải nhận thức được giá trị sản phẩm khách

hàng cảm nhận được. Ba chiến lược giá cơ bản là: giá hớt váng thị trường, giá thâm
nhập thị trường, và giá trung lập
Quan điểm của người tiêu dùng về các thuộc tính của sản phẩm này so với các thuộc
tính của các sản phẩm khác và nơi người tiêu dùng tham khảo đến giá cả của các sản
phẩm cạnh tranh trên thị trường phải được đưa vào tính toán.
1.2.3 Promotion ( Xúc tiến thương mại )
Đây là phần quan trọng trong các chiến dịch Marketing, có được chiến lược hoàn hảo,
giá sản phẩm hợp lý nhưng truyền thông không tốt thì không ai biết đến thương hiệu
của bạn, khách hàng sẽ không biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Những hoạt động tiếp thị này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán
lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo,
đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát
thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách
hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản
phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng va đặc biệt hiện nay
các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng dịch vụ quảng cáo trả phí trên Google và
Facebook. Các hình thức này giúp thương hiệu, uy tín cũng như sản phẩm/dịch vụ lan
xa hơn được nhiều người biết hơn.
1.2.4 Place ( Phân phối )
Các chiến lược phân phối khác nhau như phân phối chuyên sâu, phân phối có chọn lọc,
phân phối độc quyền và nhượng quyền thương mại có thể được sử dụng bởi các nhà
tiếp thị để bổ sung cho các khía cạnh khác nhau của marketing mix
Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc
cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong
những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào. Điều này muốn
nói tới tính sẵn có của thị trường về đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng.
11


2. Những yếu tố ảnh hưởng đến Marketing mix

Môi trường Marketing mix là tập hợp của môi trường vi mô và môi trường vĩ mô ,tổng
hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động hoặc ra các quyết định của bộ phận
Marketing trong doanh nghiệp đến khả năng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với khách hàng.
2.1

Môi trường vi mô

Các lực lượng tác dụng trong môi trường vi mô của công ty bao gồm: khách hàng, các
đối thủ cạnh tranh, các nhà cung ứng, trung gian marketing và công chúng. Những
người quản trị marketing không thể tự giới hạn mình trong những nhu cầu của thị
trường mục tiêu. Họ phải chú ý đến tất cả những yếu tố của môi trường vi mô.
2.1.1 Khách hàng
Khách hàng có thể được coi là thị trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng
nhất chi phối mang tính quyết định tới các hoạt động marketing của doanh nghiệp bởi
nguyên lý cơ bản của Marketing đó là: “làm hài lòng khách hàng”, nói cách khác khách
hàng luôn là trọng tâm của các quyết định Marekting.
2.1.2 Đối thủ cạnh tranh
Mọi công ty đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau.
Yếu tố cạnh tranh tác động lớn đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Các nhà
quản trị Marketing luôn luôn quan tâm đến hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, đến
các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến của các đối thủ.
Một công ty thường gặp phải sự cạnh tranh từ 3 nguồn khác nhau :
- Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác nhau của các sản phẩm cùng loại
- Cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế
- Cạnh tranh giành túi tiền của khách hàng
2.1.3 Nhà cung ứng
Nếu quá trình cung cấp các đầu vào cho doanh nghiệp hoạt động như là tài chính, điện,
nước, vật tư, máy móc thiết bị gặp trục trặc thì ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất

của doanh nghiệp nhất là trong điều kiện cạnh tranh.
12


Đặc biệt, giá cả và dịch vụ của nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải hiểu biết, quan tâm và xây dựng mối quan hệ
bền vững với các nhà cung cấp.
2.1.4 Trung gian Marketing
Các trung gian này rất quan trọng, nhất là trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các
doanh nghiệp có xu hướng thuê ngoài một số khâu khác nhau trong chuỗi giá trị của
doanh nghiệp. Các trung gian marketing sẽ là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ doanh
nghiệp trong việc cổ động, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp đến tận tay người
tiêu dùng.
Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Do vậy, doanh nghiệp phải biết lựa chọn các trung gian phù hợp và xây dựng mối quan
hệ lâu dài với các trung gian.
Các loại trung gian Marketing :
- Các đại lý bán buôn, bán lẻ, các đại lý phân phối độc quyền, các công ty vận
chuyển, kho vận.
- Các công ty tư vấn, nghiên cứu thị trường, các công ty quảng cáo, các đài, báo chí,
phát thanh, truyền hình.
- Các tổ chức tài chính trung gian như Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty bảo
hiểm, Công ty kiểm toán.
2.1.5 Công chúng trực tiếp
Công chúng trực tiếp là bất lỳ một nhóm, một tổ chức nào có mối quan tâm, có ảnh
hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Công chúng trực tiếp sẽ ủng hộ hoặc chống lại
các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, tức là tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phân loại công chúng và xây dựng các mối quan hệ
phù hợp với từng loại.
Có thể chia công chúng thành 3 loại :

-

Công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến công ty với thái độ thiện chí (ví dụ
những nhà hảo tâm).

13


-

Công chúng tìm kiếm là nhóm mà công ty đang tìm kiếm sự quan tâm của họ,
nhưng không phải bao giờ cũng tìm được (ví dụ các phương tiện thông tin đại

-

chúng).
Công chúng không mong muốn là nhóm mà công ty cố gắng thu hút sự chú ý của
họ, nhưng buộc phải để ý đến họ nếu họ xuất hiện (Ví dụ nhóm người tiêu dùng
tẩy chay).

Công ty có thể xây dựng kế hoạch marketing cho tất cả các công chúng trực tiếp, cơ
bản của mình, cũng như cho tất cả thị trường khách hàng. Nếu công ty muốn giành
được từ một nhóm công chúng trực tiếp cụ thể nào đó thái độ phản ứng thiện cảm,
những lời khen ngợi hay sự đóng góp thời gian tiền bạc ,thì công ty cần phải thiết kế
hàng hoá hấp dẫn đối với chính nhóm công chúng này.
2.2

Môi trường vĩ mô

Ngoài các tác nhân thuộc môi trường vi mô đã trình bày, doanh nghiệp cần phải phân

tích những tác động và xu hướng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô để đảm bảo
các kế hoạch và chiến lược marketing thích ứng với các tác động và sự biến đổi của
môi trường.
Nhân tố vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn,
chúng có tác động ảnh hưởng tới toàn bộ môi trường vi mô và tới các quyết định
Marketing của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô tập hợp tất cả các yếu tố mà doanh
nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi được đây chính là nguồn gốc nảy sinh các cơ
hội và rủi ro cho doanh nghiệp. Những yếu tố đó là những yếu tố thuộc về nhân khẩu
học, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, chính trị pháp luật, đạo đức và văn hóa xã
hội,…
2.2.1 Môi trường nhân khẩu học
Yếu tố môi trường vĩ mô đầu tiêu mà quản trị marketing cần quan tâm là dân số, vì dân
số tạo nên thị trường. Người làm marketing cần chú ý khi nghiên cứu phân bố dân cư
theo khu vực địa lý và mật độ dân cư; xu hướng di dân, phân bổ dân số theo độ tuổi,
tình trạng hôn nhân, tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tử vong, chủng tộc, cấu trúc tôn giáo.
Có những xu hướng biến đổi trong môi trường dân số học có tác động đặc biệt quan
trọng đối với doanh nghiệp, do tác động đến lượng cầu về sản phẩm và làm thay đổi
14


hành vi của người mua như : sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi của dân cư, sự thay đổi về
đặc điểm gia đình, những thay đổi trong phân bố dân cư về đại lý, cơ cấu về trình độ
học vấn của dân cư...
2.2.2 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và cách
thức tiêu dùng. Thị trường cần có sức mua cũng như người mua. Tổng sức mua tùy
thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiền tiết kiệm và tín dụng. Những người làm
marketing phải lưu ý các xu hướng chính trong thay đổi thu nhập và các động thái thay
đổi tiêu dùng của khách hàng. Các thay đổi trong những biến số kinh tế chủ yếu như
thu nhập, tỉ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu, tiền tiết kiệm hay vay

mượn có một tác động rất lớn trên thị trường. Các doanh nghiệp có các sản phẩm giá trị
lớn hoặc mức sinh lợi cao cần nghiên cứu kỷ lưỡng những xu hướng biến động của môi
trường kinh tế để chủ động có những điều chỉnh thích ứng. Trong trường hợp nền kinh
tế gặp khủng hoảng,các nhà quản trị marketing cần tiến hành các bước cần thiết để thay
thế sản phẩm, giảm chi phí và vượt qua những trở ngại.
2.2.3 Môi trường văn hóa
-

Tính bền vững của những giá trị văn hóa cốt lõi

Dân chúng trong một xã hội nào đó đều gìn giữ một số giá trị và niềm tin cốt lõi có tính
bền vững. Những niềm tin ấy khuôn định và lý giải cho thái độ và cách thức ứng xử
đặc thù, diễn ra trong cuộc sống thường ngày của họ. Những niềm tin và giá trị cốt lõi
ấy được truyền từ đời này sang đời khác, và được củng cố thêm qua các định chế quan
trọng của xã hội như trường học, công sở, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp,...
Các niềm tin và giá trị thứ yếu của con người thì dễ đổi thay hơn.
Vì thế, những người làm marketing thường tìm cách làm thay đổi các niềm tin và giá
trị thứ yếu của con người, nhưng khó có thể làm thay đổi các niềm tin và giá trị cốt lõi
của họ. Tin vào định chế hôn nhân là một niềm tin cốt lõi, tin vào việc lập gia đình sớm
là niềm tin thứ yếu. Những người làm marketing về kế hoạch hóa gia đình có thể
thuyết phục có hiệu quả rằng người ta nên kết hôn muộn, hơn là thuyết phục họ đừng
nên kết hôn.
15


-

Các văn hóa đặc thù (Subculture)

Ngoài những giá trị văn hóa chung, trong mỗi xã hội đều có những văn hóa đặc thù, tức

những nhóm dân chúng cùng chia xẻ các hệ thống giá trị nảy sinh từ hoàn cảnh và kinh
nghiệm sống trong cộng đồng của họ. Những người cùng một tầng lớp xã hội, những
người ở cùng một lứa tuổi, tất cả đều tiêu biểu cho những văn hóa riêng biệt mà các
thành viên của nó cùng chia xẻ những niềm tin, sở thích, cách cư xử như nhau.
Những người làm marketing cần nhận thức được những xu hướng thay đổi trong văn
hóa và văn hóa đặc thù để nhận dạng được các cơ hội và các đe dọa mới.
2.2.4 Môi trường tự nhiên
- Sự khan hiếm các nguồn nguyên liệu
Tài nguyên có tính chất vô tận, như không khí, nước đang có nguy cơ bị hủy hoại và
trở thành vấn nạn ở một số nơi tên thế giới.
Tài nguyên có hạn nhưng tái tạo được như tài nguyên rừng và thực phẩm cũng đang
gặp phải những thách thức lớn : nạn tàn phá rừng, đất canh tác ngày càng bị thu hẹp và
kém màu mỡ, có nơi bị sa mạc hóa, trong khi nhu cầu lương thực ngày càng tăng lên.
Vấn đề an ninh lương thực đã trở thành vấn đề toàn cầu.
Tài nguyên có hạn và không thể tái tạo được, như dầu mỏ, than, kim loại và các khoáng
sản khác đang cạn kiệt.
Về phương diện marketing, các vấn đề trên đặt ra cho các nhà quản trị marketing nhiều
thách thức, đòi hỏi phải tư duy và tìm ra những định hướng phù hợp cho hoạt động
marketing của mình.
- Mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng
Tại nhiều thành phố trên thế giới, sự ô nhiễm không khí và nước đã đến mức nguy
hiểm. Mối lo ngại về các chất thải công nghiệp như chất hoá học, phóng xạ, độ thủy
ngân trong nước biển và các hóa chất khác trong đất và các nguồn thực phẩm, các loại
bao bì không phân hủy... đã tạo lỗ thủng trên tầng ozone có thể tạo nên tác động xấu
làm hủy hoại màu xanh của môi trường sống và hiểm họa làm trái đất nóng lên.
Các công ty nhạy cảm với các vấn đề về ô nhiễm môi trường sẽ tìm thấy cơ hội cho
một thị trường rộng lớn về các giải pháp kiểm soát ô nhiễm như máy lọc nước, xử lý

16



chất thải, tái sinh nguyên liệu, sản xuất bao bì dễ phân hủy không gây hại cho môi
trường
- Chi phí về năng lượng ngày càng gia tăng
Trong khi chờ đợi tìm được những nguồn năng lượng mới thay thế có tính hiệu năng chi phí hơn, dầu mỏ với đặc điểm không thể tái tạo đang và sẽ vẫn là nguồn nhiên liệu
quan trọng nhất cung cấp năng lượng cho hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp. Vì
vậy, sự lên xuống của giá cả dầu mỏ sẽ ảnh hưởng đến sự biến động chi phí sản xuất và
do đó, đến giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp. Điều này mở ra triển vọng ứng
dụng năng lượng mặt trời vào lĩnh chế tạo xe hơi và phục vụ đời sống.
- Sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên
Các doanh nghiệp có thể gặp phải sự kiểm soát của chính quyền và các tổ chức chính
trị xã hội khác. Thay vì chống đối tất cả các hình thức điều tiết, doanh nghiệp nên giúp
đỡ việc triển khai những giải pháp có thể chấp nhận được trong các vấn đề về nguyên
liệu và năng lưọng đang đặt ra cho đất nước.
2.2.5 Môi trường công nghệ
Sức mạnh mãnh liệt nhất tác động đến cuộc sống con người là công nghệ... Thái độ của
một người đối với công nghệ tùy theo việc họ bị tác động bởi những điều kỳ diệu của
nó, hay là chịu sự chi phối bởi những điều sai lầm của nó.
Môi trường công nghệ tác động đến quản trị marketing rất đa dạng, tùy thuộc khả năng
công nghệ của doanh nghiệp mà các tác động này có thể đem lại các cơ hội hoặc gây ra
các mối đe dọa đối với việc đổi mới, thay thế sản phẩm; chu kỳ sống sản phẩm; chi phí
sản xuất v.v... của doanh nghiệp. Khi phân tích môi trường công nghệ cần lưu ý một số
xu hướng sau đây:
- Sự thay đổi theo nhịp gia tốc của công nghệ
Ngày nay có rất nhiều sản phẩm thông thường mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống,
như laptop, đồng hồ thông minh,smart phone hay máy fax ,... cách đây vài chục năm là
niềm mơ ước không tưởng của nhiều người.
Ngày càng có nhiều ý tưởng đem lại kết quả, và khoảng cách về thời gian giữa các ý
tưởng mới đến việc áp dụng chúng thành công, cũng như giữa thời điểm giới thiệu đến
thời điểm đỉnh cao của sản phẩm đang rút ngắn lại.

17


- Các cơ hội để phát minh, cải tiến là vô hạn
Hiện nay các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu nhiều công nghệ mới nhằm tạo
ra một cuộc cách mạng đối với các sản phẩm và quá trình sản xuất nhằm phục vụ cho
cuộc sống của chúng ta, như trong lĩnh vực công nghệ sịnh học, điện tử chất rắn, robot
học và các khoa học vật liệu. Trong mọi trường hợp, thách thức không chỉ về mặt kỷ
thuật, mà cả về mặt thương mại, tức là phải phát triển được những sản phẩm hợp với
túi tiền của đa số người tiêu dùng.
- Chi phí dành cho việc nghiên cứu và phát triển ngày càng gia tăng
Các nước đang dẫn đầu về công nghệ như Mỹ ,Nhật phần lớn dành cho nghiên cứu
thăm dò những vấn đề cơ bản trong vật lý, lý sinh và khoa học máy tính.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu tạo ra những bước đột phá quan
trọng trong khoa học công nghệ là do các tập đoàn công ty thực hiện chứ không phải
từng công ty riêng lẻ.
- Xu hướng tập trung vào những cải tiến thứ yếu
Mặc dù có nhiều cơ hội để cho việc phát minh, sáng chế và mức độ thành công của các
ý tưởng mới tăng lên, chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển cũng ngày càng tăng,
nhưng ngày càng hiếm các sản phẩm mới về nguyên tắc, mà chủ yếu là các sản phẩm
cải tiến hoặc hoàn thiện dựa trên sản phẩm nguyên mẫu.
- Sự điều tiết của chính quyền ngày càng gia tăng
Công chúng và người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn về sự an toàn trongviệc tiêu
dùng các sản phẩm và dịch vụ. Các cơ quan chính quyền đưa ra các qui định pháp lý về
các tiêu chuẩn sản xuất, thương mại và sử dụng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời kiểm
soát chặt chẽ việc thực hiện các qui định đó nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và
xã hội.
Những người làm marketing cần hiểu rõ những thay đổi trong môi trường công nghệ,
phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia nghiên cứu và phát triển để khuyến khích việc
nghiên cứu có tính chất định hướng vào thị trường nhiều hơn, đồng thời cảnh báo bấït

kỳ sự đổi mới nào làm phương hại đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

18


2.2.6 Môi trường chính trị và pháp luật
Các quyết định marketing chịu tác động mạnh mẽ của những biến đổi trong môi trường
chính trị và pháp luật. Môi trường này được tạo ra từ hệ thống luật pháp của các tổ
chức chính quyền và gây ảnh hưởng cũng như ràng buộc các hành vi của tổ chức lẫn cá
nhân trong xã hội.Có một số điểm khi phân tích môi trường chính trị cần được các nhà
quản trị marketing quan tâm:
Hệ thống pháp luật tác động đến doanh nghiệp ngày càng gia tăng
Việc điều tiết đối với hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật là nhằm :
-

Bảo vệ giữa các doanh nghiệp với nhau.Ví dụ, chống độc quyền.
Bảo vệ người tiêu dùng tránh các giao dịch buôn bán không công bằng.
Bảo vệ các lợi ích của xã hội, ngăn cản các hành vi kinh doanh trái pháp luật
(chống gian lận thương mại, buôn lậu...).

Sự phát triển của các nhóm bảo vệ lợi ích công cộng
Chẳng hạn, các Hội bảo vệ người tiêu dùng, Hội bảo vệ sức khỏe... buộc các hoạt động
marketing ngày càng phải quan tâm hơn và có trách nhiệm hơn đối với an toàn sản
phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hóa v.v...

3. Vai trò Marketing mix
Nói tới hệ thống Marketing - mix cũng có nghĩa là nói tới những phương án lựa chọn
và quyết định của Marketing - mix cho một thị trường mục tiêu.
Marketing - mix đóng một vai trò chủ đạo đối với hoạt động Marketing của một doanh
nghiệp, nó không chỉ chỉ ra đâu là tập khách hàng cần phải hướng tới mà nó còn vạch

ra lối đi đúng đắn cho tất cả các hoạt động khác, nhằm khai thác một cách có hiệu quả
nhất phân đoạn thị trường đã lựa chọn.
Hệ thống Marketing - mix muốn được triển khai thành công thì điều quan trọng là chất
lượng các sản phẩm phải đảm bảo thoả mãn tối đa các nhu cầu của tập khách hàng mục
tiêu.
Marketing -mix là một sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của marketing sao cho
phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp nhằm củng cố vững
chắc vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu sự phối hợp hoạt động những
thành phần marketing được nhịp nhàng và đồng bộ thích ứng với tình huống của thị
19


trường đang diễn tiến thì công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế
sự xuất hiện những khả năng rủi ro và do đó mục tiêu sẽ đạt được là lợi nhuận tối đa.
Nhà quản trị tài năng là nhà tổ chức, điều hành phối hợp các thành phần marketing
trong một chiến lược chung đảm bảo thế chủ động với mọi tình huống diễn biến phức
tạp của thị trường.
Xu hướng cạnh tranh ngày nay cho thấy vấn đề chất lượng và nâng cao chất lượng dịch
vụ luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Vì vậy đây chính là động cơ
thúc đẩy cho sự hình thành và phát triển sản phẩm với chất lượng ngày càng nâng cao
chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng. Như vậy hệ thống chiến lược Marketing mix được xem như một mũi nhọn sắc bén nhất mà doanh nghiệp sử dụng để tấn công
vào thị trường với ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.

Chương 2 : Thực trạng công ty TNHH hàng tiêu dùng Thái Long
1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH hàng tiêu dùng Thái
Long
1.1 Thông tin chung về công ty
Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH hàng tiêu dùng Thái Long
Tên giao dịch : Thái Long CONSUMER GOODS
Logo công ty

Giám đốc: LA HOÀI NAM
Giấy phép kinh doanh- Mã số thuế: 0313661375 được cấp vào ngày 25/02/2016
Điện thoại : 0909600559
Địa chỉ trụ sở : Tầng 9, Tòa nhà Vietcombank, 05 Công trường Mê Linh, Phường Bến
Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Ngành nghề đăng ký sản xuất kinh doanh: Bán buôn thực phẩm
Công ty TNHH Hàng Tiêu Dùng Thái Long ( thuộc Tập Đoàn Ngọc Nghĩa ) là công ty
thương mại chuyên phân phối đặc sản các vùng miền bao gồm các sản phẩm
trong ngành hàng gia vị và thực phẩm
20


Tập đoàn Ngọc Nghĩa( NNG ) được thành lập vào năm 1993 là một trong những
tập đoàn hàng đầu Việt Nam chuyên sản xuất kinh doanh phôi, chai, nắp nhựa
PET cho cả ngàn doanh nghiệp lớn sản xuất nước giải khát, thực phẩm, hóa chất, mỹ
phẩm… trong và ngoài nước. NNG có hơn 8 nhà máy ở TP. HCM, Bình Dương, Tây
Ninh, Bình Thuận với tổng số lao động trên 1200 người. Sau hơn 20 năm kinh doanh
thiết kế và chế tạo bao bì PET, NNG lại một lần nữa khẳng định vị trí dẫn đầu
thị trường Việt Nam và các thị trường Đông Nam Á trong năm 2015 .
Hiện nay trên thị trường, Thái Long nổi tiếng với các dòng sản phẩm gia vị ( nước
mắm, nước tương, tương ớt, hạt nêm...), trong đó nổi bật là 2 dòng sản phẩm nước
mắm Thái Long & Kabin
Đặc biệt , lần đầu tiên ở Việt Nam, nhà máy Hồng Phú đã áp dụng công nghệ UHT
(công nghệ tiệt trùng nhanh chuyên dùng trong tiệt trùng sữa tươi) để sản xuất nước
mắm Kabin, Thái Long. Công nghệ này giúp khử sạch các vi khuẩn gây hại, bảo lưu
các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mang lại sản phẩm nước mắm vệ sinh, an toàn,
cho sức khỏe của gia đình Việt.
Sản phẩm nước mắm Kabin và Thái Long không chỉ phù hợp với khẩu vị của gia đình
Việt mà còn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đây cũng là sản phẩm được người tiêu
dùng tin cậy trong thời gian vừa qua.

Với sự đầu tư gần 400 xe tải giao hàng và hệ thống phân phối phủ sâu rộng khắp 64
tỉnh thành đất nước , cùng với nguồn nhân lực trẻ trung, năng động và đầy nhiệt huyết ,
Thái Long dần khẳng định vị thế lớn mạnh của mình trên thị trường .

1.2 Lịch sử phát triển
Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hồng Phú (HPF) đã được sản xuất từ ngày 20/08/2009 Nhà máy nước mắm quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 70.000m2 .Tổng giá
trị đầu tư khoảng 20.6 triệu USD tọa lạc tại khu công nghiệp Hàm Kiệm 1, Huyện Hàm
Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận.
Ngày 28/09/2010 mẻ nước mắm đầu tiên được sản xuất, đánh dấu bước đi mới trong
chiến lược phát triển của Hong Phu Food. Toàn bộ hệ thống văn phòng nhà xưởng
được trang bị đầy đủ tiện nghi tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ công nhân viên
làm việc.
21


Tháng 05/2012, HPF cho ra đời bộ sản phẩm Nước mắm Đặc sản Phan Thiết mang
thương hiệu Thái Long
Tháng 12 /2012, HPF tiếp tục tung ra bộ sản phẩm Nước mắm Cao cấp Kabin – Đặc
sản Nước mắm Phan Thiết – Trăm năm danh tiếng, đẳng cấp thượng hạng
Tháng 03/ 2013, HPF nghiên cứu & phát triển dòng sản phẩm Nước mắm dinh dưỡng
đi tiên phong trong việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng thiết yếu vào thực phẩm gia vị
như vi chất sắt, iốt giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu và bướu cổ, nâng giá trị dinh
dưỡng của dòng sản phẩm nước chấm gia vị lên một tầm cao mới .
Tháng 5/2015 HPF tung bộ sản phẩm Nước tương Thái Long đầu tiên
Với phương châm “Trọng chất lượng” là một trong các tiêu chí kinh doanh hàng đầu
của HPF, bộ sản phẩm Nước chấm gia vị mang thương hiệu Kabin & Thái Long được
tiếp tục nâng cao chất lượng, chú trọng đến yếu tố độ đạm trong nước mắm “Đạm cao
hơn, đậm đà hơn”
Bộ sản phẩm nước mắm Kabin, Thái Long cải tiến được tung ra với chất lượng thơm
ngon vượt trội, tăng độ đạm nước mắm với giá không đổi.

Với đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình, có kiến thức luôn mang đến cho
khách hàng sự phục vụ tốt nhất, hiệu quả và an toàn nhất . Công ty Thái Long đã và
đang phát triển cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn nước mắm và gia vị ngon
nhất, chất lượng nhất, bằng sự trân trọng và trách nhiệm cao nhất của mình đối với
cuộc sống con người và xã hội.

1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH HTD Thái Long được tổ chức theo hình thức chức năng hiệu quả hiện
đại, đứng đầu là chủ tịch công ty . Cơ cấu tổ chức là để giảm bớt công việc của người
lãnh đạo cấp trên bằng cách giao cho cấp quản lý trung gian quyền ra quyết định trong
điều kiện duy trì sự thống nhất giữa công tác phối hợp và kiểm tra những quyết định về
tổ chức kỹ thuật chủ chốt ở cấp trên. Bảo đảm tính mềm dẻo và linh hoạt để sử dụng
các nguồn lực khi thực hiện một số chương trình trong phạm vi tổ chức, xoá bỏ những
cơ cấu trung gian trong việc quản lý các chương trình về mặt nghiệp vụ tăng cường
trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo đối với chương trình nói chung cũng như với
từng yếu tố của chương trình.
22


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH HTD Thái Long được biểu diễn theo sơ đồ
sau:

23


Chức năng nhiệm vụ của từng bộ máy quản lý
Chủ tịch kiêm tổng giám đốc: Là người quản lí cao nhất trong công ty, điều hành và
chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty. Quyết định các vấn đề liên quan

đến hoạt động kinh doanh hàng ngày, quyết định ngân sách, chi tiêu tài chính theo kế

hoạch công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công
ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty
Phó tổng giám đốc: Là người giúp chủ tịch về từng mặt công tác do chủ tịch phân
công và chịu trách nhiệm trước chủ tịch về nhữn quyết định của mình. Phó tổng giám

24


đốc được quyền thay chủ tịch giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của chủ
tịch và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với chủ tịch
Giám đốc: Là người giúp phó tổng giám đốc về từng mặt công tác do phó tổng giám
đốc phân công và chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc về những quyết định của
mình.
Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho Ban lãnh đạo và xây dựng chiến lượt phát
triển nguồn nhân lực. Tổ chức công tác tuyển dụng. Đề xuất các phương án về lương,
chính sách khen thưởng, chế độ phúc lợi người lao động. Cập nhật thường xuyên và có
hệ thống các luật định, quy định liên quan đến pháp luật lao động để có những điều
chỉnh và tư vấn phù hợp cho ban giám đốc
Phòng Marketing: Nghiên cứu sản phẩm của công ty và các đối thủ cạnh tranh,
nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm. Phát triển thị trường cho các sản
phẩm mới theo kế hoạch được giao. Tham dự các sự kiện, hội thảo. Tìm kiếm đầu mối,
thu thập, sàng lọc thông tin, chăm sóc khách hàng. Đề xuất ý tưởng và thực hiện các
chương trình tiếp thị, các sự kiện trực tuyến, chiến dịch ngoại tuyến và truyền thông xã
hội. Báo cáo tình hình làm việc hàng ngày/tuần/tháng tới cấp trên.
Phòng Nghiên cứu và phát triển: Tổ chức, thực hiện nghiên cứu, đánh giá nhu cầu
trong việc phát triển và cải tiến sản phẩm của công ty. Xây dựng công thức sản phẩm,
tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thửnghiệm và đánh giá sản phẩm. Phối kết
hợp với các bộ phận trong công ty thực hiện các nhiệm vụ chung liên quan tới nghiên
cứu và phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất. Tổ chứcviệc xây dựng hồ sơ sản
phẩm, đăng ký lưu hành sản phẩm, đảm bảo tính pháp lý cho sản phẩm.

Phòng cung ứng: Đánh giá hiện trạng kho vận, đề xuất và thực thi set up lại hệ thống
kho. Giám sát công việc liên quan đến xuất nhập tồn kho, đảm bảo số liệu chính xác .
Bố trí công việc, chịu trách nhiệm cho công tác đào tạo nhân viên
Phòng Tài Chính Kế Toán: Quản lý toàn bộ nguồn thu- chi tài chính theo đúng pháp
luật hiện hành. Quản lý các quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc. Kiểm soát việc
mua sắm, sữa chữa, xây dựng. Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động tài chính hàng
năm. Tham mưu và giúp trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến tôt chức thực hiện
các công tác tài chính kế toán
25


×