Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THỜI HẠN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ: BẰNG CHỨNG TỪ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ NGỤ Ý TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.61 KB, 12 trang )

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THỜI HẠN VIỆT
NAM Ở NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH
TẾ: BẰNG CHỨNG TỪ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ
NGỤ Ý TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19

Là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất, Việt Nam có khoảng hơn
5 triệu người đang định cư ở nước ngoài, chưa kể số lượng lao động có thời hạn.
Kể từ tháng 12 năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, virus
này đã lây lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Điều này đã khiến nhiều người Việt
Nam ở nước ngoài phải trở về nước trong bối cảnh dịch bệnh đang có xu hướng
trầm trọng. Sự trở về của đối tượng này gặp phải sự thắc mắc từ phía một bộ
phận cộng đồng rằng những người “trở về” này (trừ đối tượng du học sinh) chưa
đóng góp cho quốc gia mà được hưởng chế độ đãi ngộ tốt của Chính phủ trong
thời gian vừa qua1. Bài nghiên cứu, thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên
sâu các đối tượng ở cấp độ hộ gia đình và địa phương, đã đưa ra bằng chứng
chứng minh vai trò của những người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt
là đối tượng đang đi theo diện lao động xuất khẩu - những người đang gặp nhiều
khó khăn trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19, đối với sự phát triển kinh tế của
Việt Nam. Kết quả chỉ ra không những người lao động Việt Nam ở nước ngoài
đóng góp quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo cho hộ gia đình, mà
họ còn tích cực tham gia đóng góp cho địa phương và đất nước thông qua các
hoạt động từ thiện. Qua đó, nghiên cứu ngụ ý Chính phủ cần tiếp tục duy trì
chính sách hỗ trợ y tế đối với đối tượng người lao động Việt Nam ở nước ngoài
trở về tránh dịch.
1. GIỚI THIỆU
Xét từ thế chiến thứ I đến nay, quá trình di cư và dịch chuyển lao động
của Việt Nam có thể chia làm 2 giai đoạn lớn là trước năm 1990 và sau năm
1

Miễn phí xét nghiệm, chữa bệnh Covid-19 nếu bị dương tính hoặc được đảm bảo cách ly với chi phí 0 đồng



1990. Nếu như trước năm 1990, các cuộc di cư của người Việt ra nước ngoài bị
ảnh hưởng nhiều bới yếu tố chính trị thì từ năm 1990 đến nay, sự di cư và dịch
chuyển lao động đến chủ yếu từ động lực tìm kiếm việc làm, đoàn tụ gia đình
theo chương trình của Chính phủ các nước và kết hôn với người nước ngoài. Sự
di cư và dịch chuyển lao động tạo nên các dòng kiều hối từ các đối tượng này
đến thân nhân trong nước. Các chủ thể gửi kiều hối về Việt Nam có sự đa dạng
nhưng có thể chia thành 2 nhóm chính: (i) người định cư; và (ii) lao động có thời
hạn ở nước ngoài2.
Đối với đối tượng người Việt định cư ở nước ngoài, theo báo cáo của Ủy
ban Quản lý người Việt Nam ở nước ngoài, số lượng người Việt Nam đang định
cư ở nước ngoài tính tới cuối năm 2017 đã lên đến con số gần 5 triệu người,
trong đó riêng Mỹ đã rơi vào khoảng hơn 1,3 triệu người. Tuy số lượng Việt
kiều tập trung nhiều ở Mỹ, người Mỹ gốc Việt thường rơi vào thị trường lao
động có thu nhập thấp. Allard (2011) (trích dẫn bởi Thái Cẩm Hưng, 2015) cho
biết năm 2010 chỉ có 28% người Mỹ gốc Việt có bằng đại học, con số này lần
lượt đối với người Mỹ gốc Trung Quốc, Phillipine và Hàn Quốc là 53%, 52% và
56%. Về khía cạnh làm các công việc quản lý, chỉ 27% người Mỹ gốc Việt có
công việc quản lý và chuyên môn, so với mức 43% của người Mỹ gốc
Phillipines, 47% của người Mỹ gốc Hàn Quốc, 53% của người Mỹ gốc Trung
Quốc, 55% của người Mỹ gốc Nhật và 68% của người Mỹ gốc Ấn Độ. Ở chiều
ngược lại, gần 1/3 người Việt (32%) làm trong ngành dịch vụ, so với 20% người
Phillipines – nhóm có số người làm dịch vụ lớn thứ hai (Allard, 2011, trích dẫn
bởi Thái Cẩm Hưng (2015). Trái ngược với thực tế thu nhập và địa vị trong xã
hội tại nước ngoài thấp, người Mỹ gốc Việt lại có xu hướng gửi tiền thường
xuyên hơn với quy mô cả tương đối và tuyệt đối lớn hơn so với những người có
thu nhập cao (Thái Cẩm Hưng, 2015). Với thu nhập hạn chế, việc tiếp cận y tế
của nhóm người Việt định cư bên nước ngoài là khó khăn. Trong bối cảnh dịch
bệnh như Covid-19, ngoại trừ những quốc gia có chính sách hỗ trợ tốt cho người


2

Thuật ngữ này được cộng đồng hay gọi là đối tượng xuât khẩu lao động.


dân, những người sống tại các quốc gia có chi phí y tế cao sẽ có mong muốn trở
về Việt Nam tránh dịch.
Đối với lao động Việt Nam có thời hạn ở nước ngoài, lực lượng đi lao
động tại các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia và
một số nước Trung Đông tăng mạnh trong 10 năm gần đây. Tuy nhiên, chất
lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài còn thấp, chủ yếu là lao động phổ
thông chiếm tỷ lệ 60-70%. Khác với Phillipine – nơi người đi làm thuê ở nước
ngoài có khả năng tiếng Anh và trình độ trung bình cao (nhiều người có bằng đại
học) (Nguyễn Phi Vân, 2018), trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam còn
hạn chế, khó tham gia thị trường của các nước có yêu cầu cao. Do đó, trong bối
cảnh dịch Covid-19 bùng phát, lượng cầu giảm sút, đối tượng này sẽ không có
việc làm, và buộc phải trở về nước để tránh dịch.
Trong số lao động Việt Nam ở nước ngoài, lực lượng lao động Việt Nam
bất hợp pháp ở nước ngoài cũng tăng lên. Mặc dù không có số liệu chính thức,
các báo cáo từ phía quốc gia gửi kiều hối cho thấy nhiều lao động bỏ trốn hoặc
sang theo con đường du lịch rồi ở lại làm không hiếm. Thực trạng này không
những khiến Việt Nam gặp khó khăn trong việc quản lý an ninh, trật tự, bảo hộ
công dân, ký kết các thoả thuận lao động với các quốc gia khác, mà còn tạo ra
rủi ro cho chính bản thân những người này và gia đình của họ ở trong nước.
Bằng chứng lớn nhất là vụ việc xe container chở 39 người lao động Việt Nam
vượt biên trái phép sang Anh khiến họ mất đi sinh mạng vào ngày 23/10/2019.
Bằng chứng thứ hai chính là trong bối cảnh như đại dịch Covid-19, không
những việc làm bị mất do lượng cầu giảm sút, mà khác với nhóm hợp pháp,
nhóm này không thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ của
cả nước đang sinh sống và Việt Nam.

Như vậy, nhu cầu trở về Việt Nam nhằm tránh dịch Covid-19 đều có thể
xảy ra ở cả 2 nhóm đối tượng trên nhưng đa phần sẽ rơi vào nhóm lao động có
thời hạn ở nước ngoài khi mối liên hệ giữa họ và Việt Nam là rất lớn. Những
người định cư có thể về hoặc không bởi ít nhất họ đã có Chính phủ - nơi họ nhập


cư bảo vệ, chưa kể khoảng cách thế hệ và sự “tự đề cao vai trò của người chu
cấp” (Thái Cẩm Hưng, 2015) sẽ khiến động lực về trong đợt dịch này.
Sự trở về của những người lao động Việt Nam để tránh dịch Covid-19
đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Những ý kiến tiêu cực chỉ trích họ mang
dịch bệnh về Việt Nam, tạo áp lực lên ngân sách quốc gia, chưa kể một số ít
người trở về có hành vi chưa đúng dẫn đến sự phẫn nộ cao trong cộng đồng. Bảo
vệ những người Việt trở về, có quan điểm rằng vì có đóng góp kiều hối hàng
năm cho quốc gia nên họ xứng đáng được hưởng chính sách khám, chữa bệnh
tại quê hương. Tuy nhiên, quan điểm này nhanh chóng gặp phải sự phản đối bởi
lập luận kiều hối thường được gửi trực tiếp về gia đình để xây nhà, mua đất, tạo
ra cơn sốt bất động sản, chưa kể kiều hối gửi qua kênh không chính thống và
Nhà nước cũng không thu được thuế. Dù tồn tại các ý kiến trái ngược nhau, kết
quả nghiên cứu này chỉ ra sự đóng góp của người Việt Nam đi lao động có thời
hạn ở nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế hộ, địa phương là tích cực. Do đó,
nghiên cứu đề xuất Chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống
dịch Covid-19 như hiện tại song song với việc kêu gọi nguồn lực hỗ trợ từ cộng
đồng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp khảo sát bằng hình thức phỏng vấn chuyên sâu được lựa
chọn thực hiện bởi kiều hối không chỉ là mối quan hệ tiền bạc mà còn là phạm
trù xã hội (Cligget, 2005). Do đó, việc trực tiếp phỏng vấn sẽ giúp tác giả thu
thập được thông tin đa chiều. Thời gian khảo sát là từ tháng 11 năm 2018 đến
tháng 1 năm 2019 trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 nên kết quả khảo sát
không bị ảnh hưởng bởi bối cảnh này. Tính khách quan của kết quả được đảm

bảo. Số mẫu trong phương pháp định tính được xác định dựa trên lượng thông
tin thu thập được trong quá trình khảo sát. Theo đó, nếu như thông tin thu thập
được thêm không có gì mới nữa, việc lấy thêm mẫu là không cần thiết.
Để tiếp cận với các hộ nhận kiều hối, tác giả nhờ sự hỗ trợ của chính cán
bộ Agribank và cán bộ xã, cán bộ Hội đoàn thể dưới xã giúp đỡ giới thiệu nhằm


tạo ra không khí thân thiện với người được phỏng vấn. Trong quá trình phỏng
vấn chuyên sâu hộ nhận kiều hối, tác giả đề nghị qua người thân được nói
chuyện trực tiếp với người gửi tiền thông qua mạng xã hội như Zalo, Messenger
hoặc Viber. Với cách tiếp cận như vậy, đối tượng khảo sát tiếp cận chủ yếu là
các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc.
Cuộc phỏng vấn được chính tác giả ghi âm và ghi chú ra giấy nhằm phục vụ cho
quá trình tổng hợp thông tin sau này.
Sau khảo sát, các đối tượng được phỏng vấn và hình thức phỏng vấn cụ
thể được tổng hợp trong bảng 1. Kết quả, 12 hộ gia đình nhận kiều hối tại 3 địa
phương đã được phỏng vấn. Tuy nhiên, chỉ có 9 hộ là liên hệ thành công với
người lao động đang ở nước ngoài. Trong 3 vùng khảo sát, chỉ duy nhất tại
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, tác giả không thực hiện phỏng vấn được với cán
bộ địa phương.
Bảng 1: Tổng hợp mẫu điều tra khảo sát
TT Đối tượng
1
2

3

Số
lượng
(người)


Hình thức phỏng
vấn

Ghi chú

Thanh Hoá (4 hộ), Phú Thọ (3
Phỏng vấn qua
9
hộ),
Viber/Zalo/Messenger
Hà Tĩnh (2 hộ)
Thanh Hoá (4 hộ), Phú Thọ (4
Người nhận
12
Phỏng vấn chuyên sâu hộ),
tiền (hộ)
Hà Tĩnh (4 hộ)
Cán bộ hội nông dân xã Đông
Khê, huyện Đông Sơn, Thanh
Cán bộ địa
2
Phỏng vấn chuyên sâu Hoá
phương
Cán bộ xã Vĩnh Lại, huyện
Lâm Thao, Phú Thọ
Tổng số mẫu phỏng vấn chuyên sâu: 23 người
Nguồn: tổng hợp của tác giả
Người gửi
tiền


3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu về tác động của người lao động Việt Nam làm việc có
thời hạn ở nước ngoài đối với phát triển kinh tế qua kênh kiều hối được phân
tích dựa trên dữ liệu phỏng vấn chuyên sâu từ các đối tượng trên và được bóc


tách theo cấp độ phát triển kinh tế của hộ gia đình và địa phương nơi nhận kiều
hối.
3.1. Cấp độ hộ gia đình
Đối với hộ gia đình, kết quả khảo sát đã cho thấy kiều hối có tác động tích
cực đối với kinh tế của hộ, giúp xoá đói, giảm nghèo, tích luỹ tài sản trong
tương lai và nâng cao trình độ nhận thức về sức khoẻ, dịch vụ tài chính. Tuy
nhiên, kiều hối chưa có tác động để phát triển kinh tế hộ gia đình theo quy mô
lớn.
Thứ nhất, kiều hối đóng vai trò như một nguồn thu nhập bổ sung so với
trước đây, đặc biệt đối với hộ nghèo, cận nghèo.
Kết quả khảo sát thu được chỉ ra rằng nguyên nhân ra nước ngoài làm việc
của người lao động là do nhu cầu muốn nâng cao thu nhập để thoát nghèo và có
cuộc sống tốt hơn. Động lực đi xuất khẩu lao động tập trung ở việc thiếu cơ hội
công việc hoặc có cơ hội công việc nhưng thu nhập thấp. Dữ liệu cũng chỉ ra
xuất hiện tâm lý đám đông trong địa phương, cụ thể, địa phương có nhiều người
đi xuất khẩu lao động thường tập trung ở một quốc gia và tính chất công việc
gần giống nhau.
“… Gia đình tôi có 2 vợ chồng và 2 con trai, một đã lập gia đình. Năm
2008, con đầu nhà tôi đi nghĩa vụ quân sự về, nghề nghiệp chính không có, sản
phẩm làm ra tại nhà không đủ sinh sống. Để xây nhà vững chãi cho 5 khẩu sinh
sống được, ít ra phải có 300 triệu đồng. Làm ruộng bán lúa lâu mới kiếm được
tiền còn chăn nuôi lúc được lúc mất, chủ yếu để sinh hoạt. Nhân có phong trào
thanh niên trong làng đi xuất khẩu lao động, chúng tôi khuyến khích các cháu đi

xuất khẩu lao động…”
(Phỏng vấn chuyên sâu hộ gia đình, tháng 01/2019)
“…nhà tôi trước là hộ nghèo được đi vay chính sách một đợt cho con đi
học cao đẳng. Do khó khăn quá nên tôi khuyến khích cháu nó đi xuất khẩu lao
động. Anh trai nó làm đá ốp lát, vất vả nuôi vợ con nên nó là con út lại chưa lập
gia đình nên tôi ủng hộ…”
(Phỏng vấn chuyên sâu hộ gia đình, tháng 01/2019)


Thứ hai, kiều hối giúp hộ gia đình có thêm thu nhập để trang trải chi phí
hàng ngày, cải thiện nơi ở và đồ dùng trong sinh hoạt và tiết kiệm.
Nhờ xuất khẩu lao động, thu nhập của người đi xuất khẩu được nâng cao
và có thể gửi kiều hối về gia đình. Trong giai đoạn 2010 – 2017, lao động ra
nước ngoài làm việc có thu nhập cao và ổn định hơn so với làm việc trong nước
cùng ngành nghề. Bình quân thu nhập tính cả làm thêm giờ của người lao động
đi làm việc ở nước ngoài đạt 400-600 USD/tháng ở thị trường Trung Đông, 700800 USD/tháng ở thị trường Đài Loan, 1000-1200 USD/tháng ở thị trường Hàn
Quốc, Nhật Bản (NHNN Việt Nam, 2018).
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng kiều hối có tác động tích cực tới quá trình tạo
lập tài sản trong hộ gia đình. Thông qua biện pháp quan sát thực địa tại những xã
nhận kiều hối ở Thanh Hoá, Phú Thọ, Hà Tĩnh, những hộ gia đình nhận kiều hối
đã có ngôi nhà có quy mô lớn hơn so với những xã không có nguồn kiều hối,
thậm chí có nhà được thiết kế gần giống kiểu biệt thự. Không chỉ tạo lập nhà cửa
và đồ dùng lâu bền trong gia đình, kiều hối còn giúp các hộ gia đình ở nông thôn
tích luỹ thêm đất đai nhằm có thêm một kênh để tích trữ tài sản sau này.
“…Nhà chúng tôi đang ở được lấy từ tiền gửi con trai bên Hàn Quốc
gửi về. Con tôi bên đó làm nghề dây chuyền khoá chịu lực, lương được trả đều,
đi làm cả thứ 7, chủ nhật, chung quy 1 tháng được khoảng 40-50 triệu đồng tiền
Việt. Trừ chi phí ban đầu gồm 60 triệu nộp và 100 triệu tiền đặt cọc, số tiền
cháu gửi chúng tôi dành dụm để xây sửa lại nhà và mua thêm các đồ dùng khác
như bàn ghế, tủ, tranh treo tường và tivi mới…”

(Phỏng vấn chuyên sâu hộ gia đình, tháng 01/2019)
“…sau khi xây xong nhà này và mua được thêm 2 mảnh đất ngoại thị trấn
chỗ có đường mới mở, tiền em gửi về cô chủ yếu tích luỹ…”
(Phỏng vấn chuyên sâu hộ gia đình, tháng 01/2019)
“…Gia đình chúng tôi đều quan niệm con đi làm là tiền của bố mẹ chứ
không phải định hướng ép em gửi tiền về. Tiền nó gửi tôi đem gửi tiết kiệm sau
khi chi tiêu sinh hoạt hàng ngày…”
(Phỏng vấn chuyên sâu hộ gia đình, tháng 01/2019)


Thứ ba, thông qua hoạt động đầu tư, kiều hối tác động tích cực tới kinh tế
hộ gia đình nhưng ở mức độ nhỏ do các hộ gia đình chưa có đủ năng lực quản trị
hoặc điều kiện tự nhiên không tốt.
Bên cạnh tác động giúp cho các hộ trước hết thoát nghèo, tích luỹ tài sản,
kiều hối giúp tăng nguồn thu nhập thường xuyên của gia đình thông qua ba
kênh: tiền gửi về nhằm mục đích hỗ trợ thân nhân tiêu dùng hàng ngày, tiền gửi
về nhằm gia tăng tiền tiết kiệm và tiền gửi về nhằm hỗ trợ họ hàng có vốn làm
ăn.
“…Con cô ngoài gửi tiền về để tích trữ thêm đất trên thị trấn còn cho anh
trai khoảng 1.000 đô tiền mặt làm vốn riêng để anh làm xưởng chế tác đá ốp lát
và tặng anh 2 xe máy mới để phục vụ kinh doanh đá ốp lát. Hôm trước nó còn
hỗ trợ chú tiền thuê máy gặt để chú làm trên 7-8 sào ruộng …”
(Phỏng vấn chuyên sâu hộ gia đình, tháng 01/2019)
“…tiền con gửi về chúng tôi tiết kiệm cho cháu, ngoài ra, tôi làm thêm 7
sào ao nuôi cá…”
(Phỏng vấn chuyên sâu hộ gia đình, tháng 01/2019)
Khi được hỏi về khả năng phát triển kinh tế hộ gia đình theo quy mô lớn,
những người gửi kiều hối đều cho rằng họ chưa thực sự nghĩ tới điều này. Họ
khẳng định nhược điểm lớn nhất của họ nằm ở khả năng tổ chức, quản trị một
công ty nên trước mắt kiều hối gửi về sẽ được chú trọng cho tích luỹ đất đai.

Ngoài nguyên nhân ở khả năng quản trị tổ chức, điều kiện tự nhiên khó
khăn cũng khiến đối tượng đi xuất khẩu lao động về lại có ý muốn đi tiếp bởi cơ
hội kinh doanh tại quê hương thấp. Kết quả khảo sát ở xã Vĩnh Lại, Lâm Thao,
Phú Thọ cho thấy điều này.
“…các hộ có vốn mang về đây chủ yếu cho xây dựng nhà cửa và tích
luỹ. Tôi thấy chỉ có khoảng 2 – 3 trường hợp đi nước ngoài 7-10 năm về nước
làm trang trại nông nghiệp nhưng đất đai ít…”
(Phỏng vấn chuyên sâu cán bộ hội nông dân, tháng 01/2019)
Thứ tư, kiều hối giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hộ gia đình
nhờ được đầu tư vào y tế, giáo dục cùng cơ hội tiếp cận với các sản phẩm, dịch
vụ tài chính hiện đại.


- Kiều hối cung cấp cho họ cơ hội để hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất
lượng hay ăn uống dinh dưỡng hơn.
“…Khi có kiều hối, gia đình ăn uống đầy đủ hơn, dinh dưỡng hơn. Hôm
trước, tôi dẫn con dâu đi bệnh viện Phúc Thịnh để đẻ - chỗ đó sạch sẽ và có
trình độ y bác sĩ cao …”
(Phỏng vấn chuyên sâu hộ gia đình, tháng 01/2019)
- Kiều hối còn giúp nâng cao sự hiểu biết của người dân trong việc sử
dụng và lựa chọn các dịch vụ tài chính.
“… Trước đây, nhà tôi ở sát sát mức nghèo, chưa có tiết kiệm. Giờ khi
nhận tiền con gửi về, lúc ra ngân hàng đổi tiền Việt, lúc lại ra tiệm vàng đổi.
Thủ tục chúng tôi lấy tiền tại ngân hàng rất nhanh, chỉ cần đọc mã số là xong.
Định kỳ 3 tháng/lần tôi ra ngân hàng giao dịch. Đổi ở tiệm vàng được giá cao
hơn nên tôi đề xuất ngân hàng cho lãi suất đô cao lên một tý, đổi tỷ giá tốt lên
thì chúng tôi không phải ra tiệm vàng…”
(Phỏng vấn chuyên sâu hộ gia đình, tháng 01/2019)
3.2. Cấp độ địa phương
Dữ liệu khảo sát của nghiên cứu chỉ ra kiều hối tác động đến kinh tế địa

phương theo hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Về mặt tích cực, kiều hối là một nguồn lực gửi về các hộ gia đình ở địa
phương, giúp địa phương xoá đói, giảm nghèo nhanh, vệ sinh môi trường được
nâng cao, nông thôn thay đổi nhờ những ngôi nhà khang trang.
“…tình hình của địa phương đã thay đổi ¾ phần so với trước đây. Kinh tế
hộ gia đình khá lên, các nhà cao tầng mọc lên nhiều hơn so với ngày xưa. Thiết
bị vệ sinh của toàn xã tiến bộ 50%....”
(Phỏng vấn chuyên sâu cán bộ Hội nông dân, tháng 01/2019)
Bên cạnh những thay đổi tích cực về xoá đói, giảm nghèo, vệ sinh môi
trường, khảo sát tại Vĩnh Lại, Phú Thọ cho thấy kiều hối giúp giảm tệ nạn xã
hội.
“…hầu như nhà nào có người thân đi xuất khẩu lao động xây dựng nhà
to, bề thế. Dân giàu lên, địa phương thay đổi nhiều, đặc biệt tệ nạn xã hội được
giảm thiểu…Thanh niên đi nước ngoài về thì phong độ, thay đổi cách xưng hô,


các cháu rất trưởng thành…”
(Phỏng vấn chuyên sâu cán bộ Hội nông dân, tháng 01/2019)
Ngoài ra, nguồn kiều hối còn được gửi thông qua nhóm người đồng
hương ở nước ngoài về cho các tổ chức chính quyền của địa phương nhằm xây
dựng các công trình chung như cổng làng, nhà văn hoá, đóng góp vào các quỹ
tình thương tương trợ lẫn nhau.
“… năm 2007, xã Đông Khê xây dựng lại Nhà văn hoá và cổng làng.
Riêng kinh phí sửa và mua sắm thêm các thứ trong Nhà văn hoá như loa đài âm
thanh, chúng tôi sử dụng từ nguồn kiều hối gửi về, quy đổi ra khoảng hơn 100
triệu…”
(Phỏng vấn chuyên sâu cán bộ Hội nông dân, tháng 01/2019)
“…tại Vĩnh Lại này, có việc gì cần, con em đi xuất khẩu trong khu đều
đóng góp trung bình từ 100 - 200 USD. Nhà văn hoá, lễ hội đều do các cháu
đóng góp…”

(Phỏng vấn chuyên sâu cán bộ Hội nông dân, tháng 01/2019)
“… hôm trước, mấy anh em nó bên Hàn Quốc chung nhau tiền mang về
quê làm từ thiện ở Ngọc Lặc, Lang Chánh. Tụi nó thuê chiếc xe tải chở gạo, dầu
ăn, mì tôm…”
(Phỏng vấn chuyên sâu hộ gia đình, tháng 01/2019)
“… bên này, bọn em hay có những đóng góp thông qua phát động của
anh hội trưởng cơ quan quản lý người lao động. Mức đóng góp thì tuỳ tâm
nhưng thưởng là 1 triệu đồng/lần. Với mức thu nhập bên này thì khoản đó chỉ là
một phần nhỏ nhưng nếu được gửi về để hỗ trợ các sự kiện không may ở đất
nước, chúng em thấy rất cần…”
(Phỏng vấn chuyên sâu người gửi tiền, tháng 01/2019)
Về mặt tiêu cực, kiều hối tác động tới kinh tế địa phương một cách tiêu
cực nếu như kiều hối được sử dụng vào mục đích tích trữ bất động sản. Điều này
làm giá đất tăng nhanh khiến những người có nhu cầu thực sự lại không mua
được nhà. Một điểm tiêu cực khác là sự lãng phí, thông thường kiều hối gửi về
sẽ được xây dựng lại nhà cửa khang trang nhưng nếu được xây dựng quá mức
cần thiết thì số tiền đưa vào đó lại mất đi cơ hội để những người có nhu cầu khác


được tiếp cận. Cuối cùng, trong ngắn hạn, kinh tế địa phương bị ảnh hưởng bởi
nhiều lao động đi nước ngoài làm ăn. Minh chứng từ khảo sát cho thấy điều này.
“…. Riêng thôn này thì 100 hộ, phải đến hơn 15 hộ bỏ trống. Thanh
niên, trai tráng đi xuất khẩu hết, hộ nào có người ở thì lượng phòng dư thừa
mỗi nhà cũng phải đến 2 phòng/hộ bình quân…”
(Phỏng vấn chuyên sâu cán bộ Hội nông dân, tháng 01/2019)
“… Xã chúng tôi có khoảng 9.000 dân thì 1.000 người đi xuất khẩu lao
động rồi, chủ yếu sang Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản làm ăn. Sang năm nay
dự kiến số lượng người đi xuất lao động tăng khoảng 200% nữa…”
(Phỏng vấn chuyên sâu cán bộ xã, tháng 01/2019)
4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý

Từ dữ liệu phỏng vấn chuyên sâu, nghiên cứu cho thấy vai trò của người
lao động Việt Nam ở nước ngoài trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh
tế địa phương. Nghiên cứu bổ sung cho công trình của Thái Cẩm Hưng (2015)
một góc nhìn về kiều hối đối với đối tượng người lao động có thời hạn ở nước
ngoài. Cũng giống như người định cư trong nghiên cứu của Thái Cẩm Hưng
(2015), người Việt Nam lao động có thời hạn ở nước ngoài, mặc dù có thu nhập
thấp, nhưng tỷ trọng gửi kiều hối về quê hương lớn và có mục đích không chỉ
cho cá nhân mà còn cho cả cộng đồng. Nguồn lực của người lao động có thời
hạn ở nước ngoài gửi về góp phần quan trọng cho công tác xoá đói, giảm nghèo,
tiết kiệm ngân sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho người nghèo khác và đặc biệt một
phần nguồn này được dùng để hỗ trợ cho chính quê hương như làm đường, nhà
văn hoá hay từ thiện…Có thể lượng kiều hối qua kênh không chính thức vẫn còn
nhưng do thu nhập thấp khiến chi phí của những khoản gửi về qua kênh chính
thức là gánh nặng đối với họ. Do đó, các chính sách về kênh trung gian chuyển
tiền (cả chính sách công lẫn chính sách tư nhân) cần được tập trung hoàn thiện
hơn nữa nhằm giảm chi phí chuyển tiền kiều hối trong tương lai.
Những hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đối với
những người Việt Nam trở về từ nước ngoài là rất đáng ghi nhận, góp phần tạo
dựng niềm tin cho dân tộc, hàn gắn những mối liên hệ xuyên biên giới hơn.


Nghiên cứu ủng hộ Chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch
Covid-19 hiện tại, đặc biệt song song với đó, tích cực kêu gọi sự hỗ trợ nguồn
tài chính từ cộng đồng. Mặc dù với chính sách hiện tại, nguồn lực ngân sách sẽ
bị ảnh hưởng đáng kể, chưa kể kinh tế chững lại, nhưng đổi lại được thứ quý giá
hơn, đó là “niềm tin”. Niềm tin vì một Chính phủ coi chiến lược phát triển kinh
tế bao trùm (không ai bị bỏ lại) làm trọng tâm. Khi niềm tin được tạo dựng thì sẽ
có thể chào đón sự trở về khác, không phải là trở về tránh dịch mà là sự trở về
của kiều hối vào đầu tư phát triển, sự trở về nhiều hơn nữa của tầng lớp tri thức
(chất xám) đóng góp vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm

cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tài liệu tham khảo
[1].

[2].
[3].
[4].
[5].

Cliggett, L., 2005, Remitting the Gift: Zambian Mobility and
Anthropological Insights for Migration Studies, Population Space and
Place, 11 (1)
Nguyễn Phi Vân, 2018, Quảy gánh băng đồng Ra thế giới, NXB Trẻ
NHNN Việt Nam, 2018, Báo cáo chuyên đề giám sát tình hình xuất khẩu
lao động với Ủy ban Kinh tế Quốc hội
Thái Cẩm Hưng, 2015, Insufficient Funds: The Culture of Money in LowWage Transnational Families, Standford University Press
Trần Huy Tùng, 2020, Chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế tại
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Thư viện Quốc gia



×