Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ĐỀ CƯƠNG xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.71 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG XÃ HỘI HỌC
1. Anh/ Chị hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của Xã hội học. Phân tích vai trò của
khoa học Xã hội học đối với quản lý xã hội.
* Khái niệm
- Về mặt thuật ngữ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, XHH “Sociology” có gốc ghép từ 2
chữ: Societas”+“logos” có nghĩa là học thuyết, nghiên cứu. Như vậy XHH được hiểu là học
thuyết về xã hội, nghiên cứu về xã hội.
- Về mặt lịch sử, thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên năm 1938 trong cuốn “Thực chứng
luận” của nhà xã hội học Aguste Comte. Từ đó, năm 1938 được lấy làm mốc ra đời của môn
xã hội học. A.Comte được coi là cha đẻ của XHH.
- Hiện có nhiều trường phái XHH với các quan điểm khác nhau nhưng các định nghĩa về
XHH mà họ tìm ra cũng có nhiều điểm tương đồng.
=> Định nghĩa chung XHH:
XHH là một lĩnh vực khoa học Xh nghiên cứu quy luật, tính quy luật của sự hình thành, vận
động, biến đổi mối quan hệ, tương tác qua lại giữa con người và xã hội.
* Đối tượng nghiên cứu của xã hội học
- Có ba khuynh hướng chính trong cách tiệp cận xã hội học như sau:
+ Khuynh hướng tiếp cận vi mô: Các nhà xã hội học theo khuynh hướng này cho rằng
hành vi hay hành động x.hội của con người là đối tượng nghiên cứu của XHH
+ Khuynh hướng tiếp cận vĩ mô: Hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội là đối tượng nghiên cứu
của xã hội học.
+ Khuynh hướng tiếp cận tích hợp: Xã hội loài người và hành vi xã hội của con người là
đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
=> Kết luận:
+ Thứ nhất, nghiên cứu về xã hội loài người, trong đó mối quan hệ xã hội, các tương quan
xã hội được biểu hiện thông qua
các hành vi xã hội giữa người với người, hay giữa các nhóm người trong hệ thống cấu trúc
xã hội.Từ đó tìm ra logic, cơ chế vận
hành mang tính quy luật của các hình thái vận động và phát triển của các quan hệ và quá
trình xã hôi.
+ Thứ hai, Xã hội học nghiên cứu hệ thống cấu trúc xã hội tổng thể nói chung, trên cơ sở


xác lập tính chất hệ giá trị chuẩn mực
quy định hoạt động sống của toàn hệ thống xã hội.
* Phân tích vai trò của khoa học Xã hội học đối với quản lý xã hội.
1. Chức năng nhận thức:
+ trang bị cho người học hệ thống tri thức về sự phát triển XH,quy luật về sự phát triển,cơ
chế của quá trình phát triển..


+ Với hệ thống phương pháp luận thực chứng và các phương pháp nghiên cứu “ngành”, kết
quả nghiên cứu xã hội học cung cấp những thông tin thể hiện tính khoa học (tính xác thực,
độ tin cậy, tập trung và có chọn lọc...), không ngừng nâng cao nhận thức xã hội trong cộng
đồng.
+ tạo ra những tiền đề để nhận thức những triển vọng phát triển cao hơn nữa của xã hội nói
chung cũng như của các mặt,các lĩnh vực riêng lẻ của xã hội.
+ Kết quả nghiên cứu xã hội học không chỉ phản ánh thực trạng xã hội mà còn đưa ra các
dự báo cũng như giới thiệu các phương hướng thay đổi thực trạng xã hội có lợi theo chiều
hướng tiến bộ trong phạm vi toàn xã hội ( vĩ mô), nhóm nhỏ, gia
đình, cá nhân (vi mô)
2. Chức năng thực tiễn:
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, XHH làm sáng tỏ triển vọng phát triển XH trong tương
lai gần và tương lai xa, giúp con người kiểm soát được các quan hệ XH của mình và điều
hoà các quan hệ đó sao cho phù hợp với yêu cầu khách quan, cho phép khảo nghiệm tính
đúng đắn, xác thực của các mô hình, các quyết sách trong công tác quản lí xã hội trên cơ sở
lí luận và thực tiễn.
- Việc dự báo xã hội dựa trên cơ sở nhận thức sâu sắc các quy luật và xu hướng phát triển
của xã hội, là điều kiện tiền đề để có kế hoạch và quản lý xã hội một cách khoa học.
3. Chức năng giáo dục (tư tưởng):
- XHH trang bị những tri thức KH khách quan ,góp phần hình thành tư duy khoa học, hình
thành thói quen,nếp suy nghĩ khoa học và hành động phù hợp quy luật khách quan.
- XHH ở nước ta góp phần giáo dục cho quần chúng nhân dân theo định hướng XH chủ

nghĩa phát huy tích cực, hạn chế tiêu cực trong kinh tế thị trường giáo dục tư tưởng XHCN.
2. Trình bày quan niệm về đối tượng nghiên cứu và những đóng góp của M. Weber
cho sự ra đời và phát triển của xã hội học.
a. Tiểu sử:
Ông là nhà kinh tế học, là một nhà xh người Đức. ông sinh ra trong một gia đình theo đạo
tin lành. Ông được tôn vinh là cha đẻ của xhh lý giải. Bản thân ông có thời kỳ là mục sư
truyền giảng giáo lý ở một số vùng nước Đức.
- Vào đầu thế kỷ 20 ở Đức diễn ra cuộc tranh luận gay gắt trên lĩnh vực Xhh: XHH có phải
là khoa học đích thực so với khoa học tự nhiên không. (M.Weber đã tham gia vào diễn đàn
này). Nhiều học giả ko coi xhh là khoa học mà cho khoa học tự nhiên mới là khoa học đích
thực
b. Tác phẩm:
- Cuốn “đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”. (Tác phẩm này được coi là
cuốn sách gối đầu giường của các nhà
xhh phương tây )


- Kinh tế học xã hội (Tác phẩm này được coi là bách khoa thư về xh)
- Xhh tôn giáo. (Tác phẩm này chuyên biệt về lĩnh vực tôn giáo )
- Tôn giáo Trung Quốc.
- Tôn giáo Ấn Độ.
Ông đã đưa ra cách giải thích rất độc đáo về sự xuật hiện ra đời của CNTB ở C.Âu.
c. Đóng góp :
* Quan niệm của ông về Xhh và đối tượng nghiên cứu của xhh.
- Ông gọi xhh là khoa học về hành động xh của con người, khoa học lý giải động cơ, mục
đích ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến hành động xh của con người .
- Ông quan niệm phải đi sâu giải nghĩa cái bên trong hành động xh của con người, bên trong
con người.
- Ông đã chỉ ra đối tượng của xhh chính là hành động xh của con người
- Ông đã xây dựng nên học thuyết về hành động xh

- Đ/n: “Hành động xh là hành động của chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nào đó, Cái ý
nghĩa chủ quan đó nó có tinh đến hành vi của người khác trong quá khứ hiện tại và tương
lai do đó nó là hành động định hướng vào người khác trong đường lối và quá trình hành
động”. Theo ông một hành động gọi là hành động xh phải là hành động có ý thức có mục
đích định hướng vào người khác.
- Không phải hành động nào của con người cũng đều là hành động xh. Căn cứ vào động cơ
mục đích của con người, ông chia hành động của con người thành 4 loại:
+ Hành động duy lý công cụ: là loại hành động mà cá nhân phải lựa chọn kỹ lưỡng để đạt
mục tiêu VD: hoạt động kinh tế,chính trị,quân sự, hoạt động cơ quan, công sở là hoạt động
duy lý công cụ.Trong kinh doanh, người kinh doanh phải tính toấn kĩ nên kinh doanh cái gì
để có lợi nhuận cao nhất .
+ Hành động duy lý giá trị: Là hành động của cá nhân con người hướng tới các giá trị xã
hội .Trong đời sống thông qua tương tác xh, từ đời sống này sang đời khác đã hình thành
nên một hệ thống giá trị xh của con người. VD: sự giàu có, sức khoẻ, thành đạt trong cuộc
sống, hạnh phúc, sự thuỷ chung, Sự hiếu thảo với cha mẹ ông bà . Khi cá nhân hành động
để hướng tới giá trị xh thì được gọi là duy lý giá trị (định hướng theo giá trị xh).
+ Hành động duy lý truyền thống: Là hành động cá nhân thực hiện theo phong tục tập
quán, truyền thống văn hoá được gọi là duy lý truyền thống. Khi những người trước làm đã
được chấp nhận thì những người theo sau làm theo. VD: Tục lệ ma chay, cưới hỏi là những
thủ tục phong tục tập quán (đã lặp đi lặp lại như một thói quen truyền đến đời sau).
+ Hành động duy cảm: Hành động của con người thực hiện theo cảm xúc nhất thời, VD:
sự tự hào, sự yêu thương, sự căm giận, sự buồn vui... Nhưng ko phải tất cả mọi hành động
của con người theo cảm xúc đều là hành động duy cảm mà chỉ có những hành động mà các
cảm xúc đó có liên quan đến người khác, định hướng đến người khác mới được coi là hành
động duy cảm .


- Tiêu chí phân loại : là động cơ hành động .
+ Theo Weber, khi nghiên cứu xhh phải lý giải động cơ của hành động xh chứ ko chỉ
miêu tả bên ngoài hành động .

+ Hành động xh với động cơ gì, nhà xhh phải chỉ ra được.
+ Mỗi chủ thể hành động theo một động cơ khác nhau nhà xhh phải quan sát hành vi
để lý giải hành động .
* Phương pháp nghiên cứu:
M.Weber cho rằng khoa học xh nói chung và xhh nói riêng phải vận dụng pp lý giải để
nghiên cứu về xh và hành động xh của con người .
- Về bản chất, ông cho rằng pp này rất gần gũi với pp khoa học tự nhiên, nhưng ở khoa
học tự nhiên, nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc quan sát hiện tượng rồi mô tả những gì đã
quan sát được, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì rút ra quy luật. Còn KHXH, nhà nghiên cứu
phải vượt qua phạm vi, giớì hạn của sự quan sát, mô tả để đi sâu lý giải cái bản chất bên
trong, cái đặc trưng, ý nghĩa bên trong mỗi hành động xã hội .
- Ông cho rằng, hành động bao giờ cũng phản ánh bản chất nên phương pháp nghiên cứu
của KHXH khác với KHTN, KHXH cũng phải vận dụng PP thực chứng.
- Ông phân biệt 2 loại hình lý giải là: Trực tiếp và gián tiếp.
+ Lý giải trực tiếp là thông qua mô tả bên ngoài những gì quan sát được.
+ Lý giải gián tiếp Là thông qua sự giải thích, giải nghĩa cái bản chất bên trong của các
hiện tượng xh, (đặc trưng bên trong). Để thực hiện pp lý giải gián tiếp, nhà nghiên cứu phải
thông cảm, phải thấu hiểu hoàn cảnh.
VD: ông đã nghiên cứu hành động bổ củi: Ông cho đây là hành động XH.
+ Quan sát và lý giải trực tiếp: Bổ củi ở đâu, bổ nhiều hay ít?
+ Lý giải gián tiếp:
- Nguyên nhân vì sao?
- Mục đich: để làm gì? (để đun nấu, lấy tiền công, giải trí, hay để giúp đỡ người
khác, lấy lòng người khác…)
+ Về bản chất, pp lý giải vẫn là pp thực chứng.
* Quan niệm về phân tầng XH.
- Ông là người nghiên cứu xh tư bản sau K.Marx khoảng 50 năm (1/2 thế kỷ) Ông cũng
đồng ý với K.Marx rằng kinh tế là nguyên nhân cơ bản biến đổi xh, kinh tế là nhân tố quan
trọng dùng để giải thích các hệ thống phân tầng xh.
- Bên cạnh yếu tố kinh tế, còn có các yếu tố phi kinh tế như: uy tín, quyền lực tôn giáo,

chủng tộc, nó cũng có ảnh hưởng tới các hệ thống phân tầng xh.
- Từ luận điểm này, ông đã đề xuất 3 yếu tố cơ bản làm cơ sở cho sự phân tầng xh .
+ Của cải, tài sản (địa vị kinh tế của các cá nhân)
+ Uy tín (địa vị XH của các cá nhân)
+ Quyền lực (địa vị chính trị của các cá nhân)


- Các cá nhân có uy tín, quyền lực, tài sản của cải khác nhau sẽ phân tầng thành các
nhóm XH khác nhau (Những quan điểm trên đây của ông chủ yếu là do nghiên cứu xh TB
Đức đầu TK 20).
- Vậy quan điểm đó của ông có đối lập với K.Marx không? Marx nói : Quan hệ sở hữu
về tư liệu sản xuất là cơ sở để phân chia giai cấp trong xh. Ai nắm quyền sở hữu về tư liệu
sản xuất thì sẽ nắm quyền chi phối xh về mọi mặt (Từ quyền lực, uy tín lẫn tài
sản của cải)
 Vì vậy, xét cho cùng thì quan điểm của M.Weber chính là sự cụ thể hoá quan điểm của
K.Marx mà không hề khác biệt hay đối lập về sự lý giải hệ thống phân tầng xh ở một xh
cụ thể là xh tư bản đức đầu thế kỷ 20 .
* Giải thích sự ra đời của CNTB:
- Ông đã giải thích sự ra đời của CNTB trong tác phẩm: “Đạo đức tin lành và tinh thần của
CNTB”. Ông cho rằng mọi xh có quan hệ hàng hoá thì đều có cơ hội phát triển thành
XHTB. XH phương đông từ thế kỷ 16 –17 quan hệ hàng hoá xuất hiện rất sớm (Con đường
tơ lụa hình thành) nhưng CNTB đã ko xuất hiện ở đây mà CNTB lại ra đời ở Châu âu
(Phương Tây)
- Ông đã lý giải rằng :
+ ở Trung Quốc, triết học nho giáo thồng trị Xh, chủ trương quản lý Xh bằng văn chương.
Điều đó đã ko tạo ra tâm lý ham muốn vật chất của con người. Tư tưởng nho giáo chỉ đề
cao Văn chương, cuộc sống vô thực ko làm cho con người coi trọng vật chất .
+ ở Ấn Độ, Phật giáo thống trị tư tưởng của toàn xh. Giáo lý nhà phật kêu gọi con người
ta phải diệt dục, phải từ bỏ mọi ham muốn vật chất, coi những cái đó là xấu xa, tội lỗi.
+ Trong khi đó ở phương Tây đạo tin lành thống trị xh, nó đã trở thành một thứ đạo đức

xh và nó đã chi phối hành động của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống
xh, kể cả những người theo tôn giáo hay không theo 1 tôn giáo nào cũng bị chi phối và ảnh
hưởng bởi đạo giáo này .
 Đạo tin lành trở thành đạo lý của cả xh phương tây. Theo Weber, sự gặp nhau giữa
một bên là tinh thần của chủ nghĩa tư bản là tích luỹ, làm giàu, lợi nhuận với một bên
là đạo đức xh của đạo tin lành đã thúc đẩy sự ra đời cuả CNTB ở phương tây.
 Đó là cách giải thích quan trọng của ông về nguyên nhân sự ra đời của CNTB. Nhiều
nhà XHH Marxit đã phê phán ông là duy tâm vì ông đứng trên góc độ tôn giáo, tinh thần .
=>Kết luận:
- Công lao của Max Weber đối với XHH là ông đã đưa ra những quan niệm và cách giải
quyết độc đáo về lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học XHH.
- Đóng góp của ông trong XHH chủ yếu là quan điểm về bản chất lý thuyết Xã hội và
phương pháp luận;


+ là sự phân tích về văn hoá, tôn giáo và sự phát triển của xã hội phương tây;
+ là sự đánh giá về vai trò của quá trình hợp lý hoá trong luật pháp, chính trị, khoa học,
tôn giáo, thương mại đối với sự phát triển XH và mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế và
phi kinh tế trong các xẫ hội;
+ là các so sánh về CNTB và các nền KT-XH trên thế giới; Ông đã xây dựng quan điểm
lý luận XHH đặc thù của mình trên cơ sở các ý tưởng của sử học, kinh tế học, triết học, luật
học và nghiên cứu lịch sử so sánh, đặc biệt
+ là lý thuyết XHH về hành động xã hội, phân tầng xã hội. Các lý thuyết, khái niệm XHH
của ông ngày nay đang được tiếp tục tìm hiểu, vận dụng và phát triển trong XHH hiện đại.
3. Anh/ chị hãy trình bày khái niệm cơ cấu xã hội và phân tích những phân hệ cơ bản
của cơ cấu xã hội. Lấy ví dụ minh hoạ.
A/ Khái niệm:
+ Cơ cấu xã hội là bộ phận của khái niệm hệ thống xã hội và bao hàm trong nó 2 thành tố
là các thành phần xã hội và các liên hệ XH. Trong đó các thành phần XH là tập hợp các bộ
phận, các nhóm, các giai cấp, các công đồng. Còn các liên hệ XH là tập hợp của những mối

liên hệ, quan hệ gắn kết các thành phần XH. ( Nhà XHH người Nga Oxipov)
+ Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong 1 hệ
thống xã hội. ( Nhà XHH Robertsons - người Mỹ)
+ “Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong một hệ thống xã hội nhất địnhbiểu hiện như sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân, tố, các mối liên hệ, các thành
phần này tạo ra bộ khung cho tất cả các xã hội loài người. Những thành tố cơ bản nhất của
cơ cấu xã hội là nhóm, vai trò, vị thế xã hội, mạng lưới xã hội và các thiết chế khác”.
B/Các phân hệ cơ bản:
 Cơ cấu XH-giai cấp
+ Trong xã hội có giai cấp thì cơ cấu giai cấp đóng vai trò quyết định.
+ Cơ cấu giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp, tập đoàn XH và các mối liên hệ giữa
chúng.
+ Cơ cấu giai cấp được coi là hạt nhân của cơ cấu xã hội và sự biến đổi của nó tạo nên sự
biến đổi của cơ cấu xã hội.
+ Xã hội học nghiên cứu cơ cấu giai cấp nhấn mạnh tới việc nghiên cứu những tập đoàn
người tạo thành các giai cấp cơ bản chiếm vị trí quyết định đến sự phát triển và biến đổi của
xã hội. Trong đó, quan hệ giai cấp, mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp được coi là động
lực của sự vận động và biến đổi xã hội.
 Cơ cấu XH- nghề nghiệp
- Là kết cấu, mối liên hệ XH giữa các lực lượng lao động, các ngành nghề lao động
khác nhau trong XH trên cơ sở của sự phát triển liên ngành, hợp ngành, phân nhỏ giữa
ngành và xuất hiện một số ngành nghề mới.


- Ngoài ra còn phân tích lao động theo tuổi, giới tính, học vấn, được đào tạo hay không
được đào tạo và quan tâm đến những người trong độ tuổi lao động có việc làm hay không
có việc làm để từ đó vạch ra xu hướng phát triển của CCXH nghề nghiệp nói riêng và cũng
như CCXH tổng thể nói chung.
 Cơ cấu XH-dân số
- Nghiên cứu dân số nhằm tìm hiểu quá trình tái sản xuất dân cư ( sinh sản, tử vong...), mật
độ dân số và cơ cấu dân cư, sự biến động của dân cư ( di dân ), độ tuổi, tỉ lệ giới tính, cấu

trúc thế hệ...
 Cơ cấu XH- dân tộc
- hình thành chủ yếu trên sự khác biệt về các dấu hiệu dân tộc như ngôn ngữ, trang phục,
phong tục tập quán, tín ngưỡng,... Cơ cấu dân tộc bao gồm cơ cấu quốc gia dân tôc và thành
phần dân tôc.
- Xã hội học nghiên cứu phạm vi lãnh thổ, đời sống kinh tế, ngôn ngữ, đời sống văn hóa,
tâm lí của các dân tộc, mối quan hệ giữa
các thành phần dân tộc trong một quốc gia dân tộc, quan hệ giữa quốc gia dân tộc với thành
phần dân tộc.
 Cơ cấu XH- lãnh thổ
- Được nhận diện theo từng vùng lãnh thổ, với địa bàn cư trú và bản sắc riêng về truyền
thống và di sản văn hóa
- Thông thường được phân thành hai khu vực cơ bản: thành thị và nông thôn
- Ngoài ra còn có thể phân chia theo tiêu chí vùng miền, trong đó vùng miền bao chứa cả
nông thôn và đô thị.
- Ví dụ : Tại Việt Nam
+ Cơ cấu giai cấp hiện nay bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí
thức, người sản xuất nhỏ, tầng lớp doanh nhân. Liên minh công – nông – trí thức là cơ sở
của toàn xã hội, làm cơ sở chính trị – xã hội vững chắc cho chế độ mới.
+ Cơ cấu nghề nghiệp:
 xem xét cơ cấu nghề nghiệp theo nhóm ngành kinh tế, bao gồm: nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ...
 xem xét cơ cấu nghề nghiệp theo thành phần kinh tế, bao gồm: kinh tế nhà nước,
kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài.
+ Cơ cấu dân số
- Trong năm 2018, dân số Việt Nam ước tính tăng khoảng 950000 người và đạt xấp xỉ 96.96
triệu dân vào năm 2019
- Gia tăng dân số tự nhiên dương, số lượng sinh nhiều hơn số người chết khoảng 997 nghìn
người (Nguồn: />


+ Cơ cấu theo độ tuổi: tính đến đầu năm 2017,
 Dưới 15 tuổi: 25,2%
 Từ 15 đến 64 tuổi: 69,2%
 Trên 64 tuổi: 5,5%
 Tổng tuổi thọ ở Việt Nam là 76,6 tuổi
+ Cơ cấu dân tộc:
Tính đến ngày 28/02/2016, Việt Nam là một quốc gia của 54 dân tộc cùng chung sống hòa
thuận, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 87% dân số; 53 dân tộc còn lại có số lượng dao
động trên dưới một triệu người như Tày, Nùng, Thái, Mường, Khmer
cho đến vài trăm người như dân tộc Ơ Đu và Brâ
+ Cơ cấu lãnh thổ
Ở việt nam gồm:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Bắc Trung Bộ
+ Duyên hải miền trung
+ Tây Nguyên
+ Đông Nam Bộ
+ Đồng bằng sông Cửu Long
4. Trình bày các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong xã hội học. Phân tích ưu,
nhược điểm của từng phương pháp.
1.Phương pháp phân tích tài liệu
* Trong xã hội học, tài liệu là hiện vật được con người tạo nên một cách đặc biệt dùng để
truyền tin và bảo mật thông tin.
- Có 4 loại tài liệu: tài liệu viết, tài liệu thống kê, tài liệu điện quang và tài liệu ghi âm
• Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập hoặc rút ra từ nguồn
tài liệu các thông tin cần thiết cho các cuộc nghiên cứu
+ Phương pháp định lượng: Dựa trên số liệu có sẵn từ đó phân nhóm thông tin, nhóm dấu
hiệu theo những thang đo định trước rồi tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa những số liệu đó.

Phương pháp này sử dụng trong những trường hợp phải xử lí một lượng thông tin lớn.
 Ưu: nhanh, ít tốn kém, thông tin thu thập qua dạng này có rất nhiều và đa dạng nên
có thể so sánh theo thời gian, sử dụng nhiều số liệu thống kê có độ chính xác cao.
 Nhược: Do số liệu phong phú mà số liệu cần thiết lại rất ít nên việc tổng hợp số liệu
rất khó khăn, phức tạp; tài liệu đưa ra đơn vị đo khác nhau ngoài việc thu thập số liệu
bằng thống kê, những số liệu khác mang tính chủ quan nhiều hơn, thường minh hoạ
điển hình của ý muốn chủ quan.


+ Phương pháp định tính: là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc rút ra những
nội dung, tư tưởng cơ bản của tài liệu, tìm ra những ý nghĩa hay có liên quan đến chủ đề
nghiên cứu.
 Ưu: thông tin nhanh, chi phí ít tốn kém, thông tin nhiều và đa dạng, thông tin sâu
 Nhược: Mang tính chủ quan của người tạo ra văn bản, không đảm bảo tính đại
diện và khách quan; quá trình xử lý rất phức tạp; thông tin khó tổng hợp về cả
nội dung và thời điểm; thông tin phục vụ mục đích khác nên thông tin ta không
cần nhiều
- Các bước tiến hành:
1. Xác định chủ đề
2. Thiết kế nghiên cứu
3. Kế hoạch
4. Thu thập tài liệu
5. Đọc tài liệu
6. Phân tích tài liệu
2. Phương pháp quan sát
- Là phương pháp thu thập thông tin XH về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực
tiếp và ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích
nghiên cứu.
- Nhân tố liên quan có thể là:
+ Hoàn cảnh xã hội nơi quan sát

+ Hành vi, ứng xử của khách thể quan sát
+ điệu bộ bề ngoài, cách sử dụng ngôn ngữ khách thể nghiên cứu
- Các loai hình quan sát:
+ Quan sát tham dự và quan sát không tham dự
+ Quan sát hiện trường và quan sát trong phòng thí nghiệm
- Quá trình quan sát
+ 1. Lên kế hoạch quan sát: xác định khách thể, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, nguồn lực,..
+ 2. Xác định thời hạn quan sát
+ 3. Chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ quan sát
+ 4. Thực hành quan sát
+ 5. Ghi vắn tắt
 Ưu:
- Nhận biết được những biến đổi khác nhau của khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Diễn giải một số thông tin gắn với hoàn cảnh văn hóa và xã hội cụ thể
- Thông tin thu thập trực tiếp, không phải qua nghe kể hay nhớ lại của khách thể
nghiên cứu


 Nhược:
- Khó khăn trong tìm hiểu thông tin sâu sắc về sự vật hiện tượng, đặc biệt để tìm hiểu
ý nghĩa văn hóa xã hội mà khách thể nghiên cứu gán ghép cho hành vi của họ
- Thông tin thu thập qua ghi chép lại có thể bị ảnh hưởng bởi quan điểm chủ quan của
người quan sát
- Sự vật diễn ra thường ko lặp lại, vì vậy khó quan sát
- Dễ gây mệt mỏi, đơn điệu ở cán bộ quan sát ( vì phải quan sát nhiều ngày)
- Khó xây dựng được thang đo và tổng hợp kết quả điều tra nghiên cứu.
3. Phương pháp phỏng vấn
- Là quá trình thu thập thông tin qua cuộc nói chuyện hay quá trình hỏi đáp. Đây là quá
trình tương tác giữa nhà nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ( một hoặc nhiều người cùng
lúc ). Thông tin thu thập được sẽ ghi và tái hiện lại sau khi kết thúc buổi phỏng vấn.

* Phân loại
- Phỏng vấn sâu: là những cuộc pv lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào tìm hiểu một
vấn đề chính trị hay kinh tế, xã hội. ( bán tiêu chuẩn hóa và không tiêu chuẩn hóa)
+ PV tiêu chuẩn hoá: là cuộc pv đối tượng được tiến hành theo 1 trình tự nhất định
với một nội dung đc vạch sẵn.
+ PV không tiêu chuẩn hoá là cuộc đàm thoại tự do theo 1 chủ để đã được vạch sẵn.
- Phỏng vấn chuyên gia
- Thảo luận nhóm là cách thức thu thập thông tin bằng việc tổ chức các nhóm thảo luận
một chủ đề đã chuẩn bị trước
- Phỏng vấn thường là những cuộc phỏng vấn bình thường nhằm thu thập những thông
tin phục vụ cho những mục đích nhất định nào đó
 Ưu:
- Thu thập thông tin một cách trực tiếp có thể loại bỏ sai số trung gian
- Giảm tỷ suất rơi dụng thông tin xuống mức thấp nhất do gợi ý của người pv.
- Quá trình pv có thể thu đc nhiều thông tin khác nhau
- Chức năng của những câu hỏi kiểm tra phát huy tốt nhất và có thể biết thêm thông tin
nhờ phương pháp quan sát.
 Nhược:
- Phương pháp này tốn kém vì trong quá trình pv phải có nhiều người. Để tiến hành pv,
những cán bộ điều tra phải đc đào tạo và làm chủ đc những kĩ thuật pv do đó chi phí cao
- Trong 1 thời gian nhất đinh, nhà nghiên cứu chỉ có thể pv đc hạn chế số người
- Có những trường hợp thái độ pv thiếu khéo léo đã dẫn đến những mâu thuẫn, không
đồng tình của ng đc pv. Từ đó làm cho họ từ chối trả lời hoặc trả lời sai, không chính xác
- Thái độ của ng pv cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả điều tra ( gợi ý quá sâu dẫn
đến áp đặt ý kiến)
- Xử lí thông tin phức tạp và tốn kém


-


Thông tin thu thập có thể bị thiên lệch do người hỏi chỉ tập trung lấy thông tin mà họ
quan tâm
- Người pv có thể diễn giải sai thông tin thu được do không hiểu hết về hoàn cảnh, văn
hóa của khách thể nghiên cứu
* Đối với thảo luận nhóm: Ý kiến cá nhân không được chú ý bằng các ý kiến mang tính
tương tác, thể hiện quan điểm chung của các thành viên. Người hướng dẫn đảm bảo tất cả
các chủ để quan trọng được đưa ra thảo luận với sự tham gia của tất cả các thành viên
- Ưu điểm:
+ Thông tin sâu, đa dạng
+ Có thể kiểm chứng bằng câu hỏi kiểm tra
+ Kết hợp được với quan sát
- Nhược
+ Tốn kém
+ Cần người có kinh nghiệm, chuyên môn sâu
+ Khó khăn trong bố trí và lên kế hoạch
4. Phương pháp An-ket
- Là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua bảng hỏi
- đặc trưng của phương pháp an két là người ta chỉ sử dụng một bảng câu hỏi quy chuẩn để
hỏi chung cho tất cả những người nằm trong mẫu điều tra
+ Ưu:
• Chi phí thấp về thời gian, tiền bạc, nhân lực
• Dễ dàng lấy thông tin từ nhiều người một cách nhanh chóng
• Dễ dàng phân tích phương án trả lời với câu hỏi đóng
• Tính khuyết danh
• Tránh được thiên kiến sai lệch từ phía người phỏng vấn
• Cung cấp số liệu hỗ trợ việc kiểm tra giả thuyết
+ Nhược điểm
 Vấn đề đối với chất lượng số liệu: sai số
 Sự cần thiết phải có những câu hỏi ngắn gọn và đơn giản
 Một số câu hỏi có khả năng gây ra sự hiểu lầm với người trả lời

 Nghèo nàn trong phát triển ý tưởng
 Gây khó khăn cho người không biết chữ
 Không có khả năng kiểm tra tính trung thực và nghiêm túc của câu trả lời trong
một số tình huống
 Người trả lời lo lắng về thông tin và số liệu mà họ cung cấp- bảo mật thông tin
5. Trình bày đối tượng nghiên cứu của Xã hội học gia đình. Phân tích các chức năng
của gia đình. Lấy ví dụ minh họa.


A/ Khái niệm
- Gia đình là nơi sinh ra và trú ngụ của mỗi con người; là một thiết chế có luật lệ và tôn ti
trật tự, có thể không làm vừa lòng một số người nhưng mang đến cảm giác an toàn cho tất
cả ( theo UNESCO)
- Gia đình là một nhóm người mà quan hệ giữa họ với nhau dựa trên cơ sở dòng dõi, máu
thịt. Do vậy họ có quan hệ họ hàng ( theo nhà dân số học người Mỹ Kingsley Davis)
- Theo Levi Dtrauss ( nhà nhân chủng học người pháp ): Gia đình là một nhóm xã hội được
quy định bởi ba đặc điểm thường thấy nhiều nhất đó là
+ Hôn nhân
+ Quan hệ huyết thống
+ Những ràng buộc về mặt pháp lí, nghĩa vụ và quyền lợi có tính chất kinh tế,sự
cấm đoán tình dục gắn với các thành viên và những ràng buộc về tình cảm, tâm lí, tình yêu,
tình thương, sự kính trọng và lòng sợ hãi...
B. Đối tượng nghiên cứu
- Gia đình là một thiết chế xã hội
+ Nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa gia đình và xã hội thông qua các chức
năng của gia đình. Đây là hướng nghiên cứu truyền thống.
+ Thiết chế gia đình là một trong 5 thiết chế cơ bản và quan trọng nhất ( chính trị , kinh
tế, giáo dục, pháp luật )
+ Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững của các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trò và
nhóm vận động xung quanh 1 nhu cầu cơ bản của xã hội

+ Thiết chế gia đình ra đời thực hiện chức năng điều tiết các mối q.hệ nam nữ trong XH
VD: Phê chuẩn hôn nhân.
- Mục đích:
+ Thừa nhận và bảo vệ sự chung sống của cặp nam nữ
+ Quy định về trách nhiệm: vợ chồng với nhau, cha mẹ với con cái, gia đình với xã hội
+ Không thừa nhận quan hệ khác giới ngoài hôn nhân
+ Thực hiện chức năng: tái sản xuất con người, xã hội hóa, chăm sóc người già...
+ Thiết chế gia đình mang đầy đủ chức năng và đặc điểm của một thiết chế xã hội
- Gia đình là một nhóm xã hội đặc thù
+ Gia đình là một nhóm tâm lí tình cảm xã hội đặc thù
+ Nghiên cứu mối quan hệ bên trong của gia đình: quan hệ giữa các thành viên, quan hệ
giới, quan hệ giữa các thế hệ
+ Gia đình là tập thể mà ở đó tồn tại mối quan hệ ruột thịt, tình cảm, trách nhiệm
+ Gia đình gắn bó các thành viên bằng sợi dây liên lạc thường xuyên , lâu dài, suốt đời
+ Các thành viên trong gia đình quan tâm đến nhau., hi sinh ko tính thiệt hơn, dù xa cách
chia li biến động cũng khó phá vỡ mối quan hệ


=> Nghiên cứu gia đình như một thiết chế xã hội là nhấn mạnh đến mối quan hệ tác động
lẫn nhau giữa gia đình và xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng gia đình
=> Nghiên cứu gia đình như một nhóm tâm lí tình cảm xã hội đặc thù là chú ý đến tính
độc lập tương đối của nó, là sự tác động qua lại của nội bộ các thành viên trong gia đình để
thỏa mãn nhu cầu riêng của họ.
C/ Chức năng của gia đình:
- Chức năng sinh sản: chức năng riêng cùa gia đình nhằm duy trì nòi giống, cung cấp
sức lao động cho xã hội, cung cấp thế hệ mới đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn
của xã hội
- Chức năng kinh tế: Chức năng cơ bản của gia đình bao gồm hoạt động sản xuất kinh
doanh, và hoạt động tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu của mỗi thành viên. Cho đến nay gia
đình vẫn còn là một đơn vị sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là

đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
- Chức năng giáo dục: nội dung giáo dục bao gồm cả tri thức, kinh nghiệm, đạo đức,
lối sống, nhân cách, thẩm mỹ..., phương pháp giáo dục đa dạng song chủ yếu bằng phương
pháp nêu gương, thuyết phục, giáo dục gia đình hỗ trợ cho giáo dục nhà trường và xã hội, là
thành tố quan trọng của nền giáo dục xã hội nói chung
- Chức năng xã hội hoá: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi thành viên là
một tính cách. Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia đình là môi trường đầu
tiên để trẻ em học cách hoà hợp với cộng đồng.
- Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình: thoả mãn tình cảm
tinh thần và thể xác giữa hai vợ chồng; thỏa mãn tình cảm giữa cha mẹ và con cái (sống vì
nhau), tình cảm giữa anh chị em trong gia đình (thương yêu, đùm bọc lẫn nhau).
- Chức năng chăm sóc người già và trẻ em: Chức năng này là một chức năng quan trọng
trong XH truyền thống. Trong XH ngày nay, dù các dịch vụ y tế có phát triển, các trung tâm
dưỡng lão có ra đời thì chức năng này vẫn cần thiết cho cs của các thành viên trong gia đình
6. Hãy trình bày những nội dung nghiên cứu cơ bản của Xã hội học nông thôn. Liên hệ
thực tế.
* Khái niệm Nông thôn:
- Là một bộ phận của XH tổng thể được chia theo cơ cấu công đồng lãnh thổ: nông thôn –
đô thị. Nông thôn là vùng dân cư sinh sống chủ yếu = nông nghiệp và những nghề liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nông nghiệp
* Khái niệm nông dân: là người sống bằng nông nghiệp ở nông thôn; là nhân vật trung tâm
của nông thôn sống trong nông thôn với đầy đủ các mqh trong các lĩnh vực h.động sống.
* Khái niệm tam nông: Nông nghiệp – nông dân – nông thôn


* Đối tượng nghiên cứu của XHH nông thôn:
- XHH nông thôn tập trung n.cứu XH nông thôn với tư cách là một chỉnh thể, cấu trúc XH,
đồng thời n.cứu những biểu hiện, v.đề cụ thể của XH nông thôn qua hành vi, hành động của
con người, các nhóm người và q.hệ XH ở nông thôn

* ND n.cứu của XHH nông thôn:
a, Cơ cấu xã hội nông thôn ( gồm có cớ cấu giai cấp và phân tầng XH, Cơ cấu lao động
nghề nghiệp nông thôn)
b, Thiết chề XH ( của làng, gia đình và dòng họ ở nông thôn)
c, Lối sông nông thôn
d, Văn hoá nông thôn
* Liên hệ (???)
7. Anh/ chị hãy trình bày khái niệm đô thị hóa. Phân tích tác động của quá trình đô thị
hóa đến đời sống kinh tế - xã hội? Liên hệ thực tế.
* Khái niệm Đô thị hoá: là một quá trình tập trung dân cư. Sự tập trung dân cư đó có thể là
sự tăng lên về số lượng các tụ điểm tập trung dân cư và tăng về quy mô của từng điểm tập
trung dân cư đó ( theo Eldrrdge)
• Tác động:
+ Sự hình thành và mở rộng quy mô đô thị với hạ tầng kỹ thuật hiện đại dẫn đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. VD: tất cả các
khu trung tâm công nghiệp đều tập trung ở đô thị đặc biệt Hà Nội, HCM< HP, Đà Nẵng....
+ Chuyển từ nếp sống phân tán ( mật độ dân thưa) sang sống tập trung ( mật độ dân số
cao). VD: Mật độ dân trung bình ở HN hiện nay là khoảng 15000ng/km. Trong khi Tây
Nguyên chưa đến 100 người/ km
+ Sự gia tăng tỉ lệ dân sống ở các đô thị trên tổng số dân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu dân
số, giai cấp và phân tầng xã hội. VD: Mức thu nhập bình quân ở các thành phố lớn như HN,
tp HCM, Vũng Tàu đứng đầu trong cả nước. Khoảng 1tr4/người/tháng
+ Tổ chức lại môi trường cư trú của nhân loại, sự chuyển thể của khuôn mẫu đời sống xã
hội từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị, từ văn hoá làng xã sang văn hoá đô thị, từ
văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. VD: Người dân ở đô thị có mức sống
cao hơn, được tiếp cận với các máy móc, phương tiện kĩ thuật hiện đại....
=> Thực chất đô thị hoá là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu XH.
8. Trình bày những nội dung nghiên cứu của Xã hội học truyền thông đại chúng. Cho
ví dụ minh họa.
A) Khái niệm

- Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay nhóm người trong xã hội
nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau


- Truyền thông đại chúng là quá trình truyền tải và phổ biến thông tin xã hội đến số lượng
lớn công chúng, phân tán về không gian và thời gian. Quá trình được thực hiện thông qua
cơ chế trung gian
B. Nội dung nghiên cứu:
1. Các khái niệm và lí thuyết có liên quan đến truyền thông đại chúng
2. Đối tượng của xã hội học về truyền thông đại chúng
3. Các phương pháp nghiên cứu của xã hội học truyền thông đại chugns
4. Nghiên cứu bản thân thiết chế truyền thông đại chúng
- Sự hình thành và phát triển của truyền thông đại chúng
+ Khái niệm, đặc trưng cơ bản của TTĐC
+ Sự ra đời của các phương tiện TTĐC
+ Đặc điểm, mô hình, quan hệ , các yếu tố cấu thành
- Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng
+ nghiên cứu mô hình truyền thông
VD: - Mô hình truyền thông tuyến tính ( Một chiều ) – Laswell: S => M => C => R => E
+ S: source: nguồn cung cấp
+ M: message: thông điệp
+ C: Channel: kênh truyền tải
+ R: receiver: người nhận
+ E: Effect: hiệu quả của quá trình truyền thông
- Theo mô hình của Shannon còn có thêm yếu tố Nhiễu và Phản hồi.
5. Nghiên cứu tổ chức truyền thông đại chúng
6. Nghiên cứu công chúng
+ Xác định mức độ tiếp cận
+ Xác định đặc điểm nhân khẩu học của công chúng với PT TTĐC
7. Nghiên cứu nhóm người làm công tác truyền thông đại chúng

8. Nghiên cứu truyền thông đại chúng như một thiết chế xã hội
- Vai trò của truyền thông đại chúng
+ Lưu truyền thông tin trong xã hội
+ Giáo dục đổi mới
+ Giải trí
+ Khuyến khích
- Chức năng của truyền thông đại chúng
+ Chức năng tư tưởng
+ Chức năng giám sát và quản lí
+ Chức năng văn hóa
+ Chức năng khác
9. Bằng kiến thức đã học về Xã hội học Gia đình, anh/chị hãy thiết kế một đề cương
nghiên cứu gồm những bước sau:


- Đặt tên đề tài
- Tính cấp thiết của đề tài
- Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Xác định các phương pháp nghiên cứu
1. Tên đề tài
- Đầu tư của cha mẹ đối với con cái trong việc học tập tại Hà Nội
2. Tính cấp thiết của đề tài
- Nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến rõ rệt trong những năm gần đây gây ảnh hưởng lới
tới việc học tập của trẻ em. Việc chuyển đổi nền kinh tế giúp cải thiện đời sống người dân
đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của giáo dục trong
đó giáo dục gia đình đóng vai trò chủ đạo.
- Sự phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi mỗi gia đình phải đầu tư hơn nữa cho việc
học tập của con cái song do cuộc sống quá bận rộn, các bậc cha mẹ phải lo lắng cơm áo gạo
tiền mà ít có thời gian quan tâm tới việc học hành của con cái. Sự hạn hẹp về thời gian

khiến họ không để tâm tới việc học hành của con ở nhà trường đồng thời không để ý đốc
thúc con học hành tại nhà. Giải pháp hữu hiệu là đầu tư cho việc học hành của con rồi phó
mặc cho nhà trường, trung tâm uy tín hoặc gia sư. Chính vì vậy mà hiệu quả đầu tư cho việc
học hành của con cái là chưa cao, khiến các em học quá tải so với lứa tuổi, khiến các em
chán ghét việc học, bỏ học đi chơi, lười suy nghĩ, phụ thuộc vào giáo viên...
- Gia đình không phải môi trường sư phạm duy nhất của con cái nhưng có tính chất quyết
định tới quá trình học tập của các em. Nền giáo dục của gia đình hoàn thiện bao nhiêu thì xã
hội càng được tiếp nhận thêm những cá nhân với phẩm chất tốt đẹp bấy nhiêu. Chính vì vậy
đầu tư đến học tập là một vấn đề quan trọng
- Đề tài không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có giá trị thực tiễn trong việc nâng cao
nhận thức cũng như vai trò của cha mẹ trong việc học tập của con cái.
3. Mục tiêu - nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Tìm hiểu rõ năng lực đầu tư của cha mẹ cho việc học tập của con cái đối với gia
đình hạt nhân ở Hà Nội
- Nhiệm vụ cơ bản:
+ Làm rõ mức độ đầu tư của cha mẹ vào việc học tập của con cái hiện này. Mức độ kì
vọng của họ với việc học tập của con em
+ Chỉ ra cách thức quản lí của cha mẹ vào quá trình học của con cái, mức độ quan tâm
đầu tư về vật chất và tinh thần ra sao
+ Đánh giá hiệu quả đầu tư của cha mẹ
+ Trên cơ sở đó góp phần đưa ra ý kiến và giải pháp góp phần nâng cao vai trò của cha mẹ
trong đầu tư học tập cho con cái


4. Đối tượng khách thể phạm vi
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng của việc quan tâm đầu tư về vật chất, tinh thần và thời
gian của bố mẹ vào việc học tập của con cái
- Khách thể nghiên cứu: bậc cha mẹ và con cái đang ở độ tuổi học phổ thông ở Hà Nội hiện
nay
- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn thành phố HN với những gia đình hạt nhân có con đang

đi học phổ thông
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: Nguồn tài liệu chính là cuốn “ Gia đình và vấn đề giáo dục
gia đình”, “ mâu thuẫn giữa kì vọng của bố mẹ với việc học tập của con cái” - tạp chí tâm lí
học
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu 8 hộ gia đình với 2 học sinh đang ở độ tuổi
học phổ thông.. Các gia đình có mức sống và nghề nghiệp khác nhau. Nội dung pv xoay
quanh sự đầu tư và cách thức quản lí con cái trong học tập
=> tìm hiểu sâu về sự đầu tư của cha mẹ với việc học của con
- Phương pháp quan sát: nhằm kiểm tra thông tin được thu thập
10. Bằng kiến thức đã học về Xã hội học Truyền thông đại chúng, anh/chị hãy thiết kế
một đề cương nghiên cứu gồm những bước sau:
- Đặt tên đề tài
- Tính cấp thiết của đề tài
- Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Xác định các phương pháp nghiên cứu
1. Đề tài : Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ
2. Tính cấp thiết:
+ Trong thời đại “ Thế giới phẳng”, không ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội, đặc
biệt là giới trẻ. Tiện ích lớn nhất mà mạng xã hội đem lại đó là khả năng kết nối. Đây là
không gian giao tiếp phi vật thể với lượng thông tin giao tiếp khổng lồ và lượng người tham
gia vô cùng lớn
+ Rất nhiều người trẻ đã biết sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả. Họ sử dụng mạng xã
hội như là nơi để nâng cao tri thức, gắn kết cộng đồng, chia sẻ niềm vui, tình thương, kinh
doanh, khởi nghiệp...
+ Bên cạnh những tiện ích đó mạng xã hội còn đưa đến hiện tượng tiêu cực đó là tình trạng
khủng hoảng thông tin, gây rối dư luận và đặc biệt là nghiện online. Một lượng lớn thông
tin không chính thống, xuyên tạc sự thật, chưa được kiểm duyệt được lan truyền nhanh



chóng. Nghiện online ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe, năng suất lao động, học tập... Ngoài
ra còn vô số tác hại khác mà mạng xã hội đem lại
+ Từ việc tác động tới giới trẻ về phương pháp tiếp nhận thông tin, mạng xã hội tác động
mạnh mẽ tới báo chí truyền thống Việt Nam. Mạng xã hội hoặc sẽ thay thế báo chí truyền
thống hoặc sẽ tồn tại song song với báo chí truyền thống...
+ Giới trẻ là đại bộ phận thành viên của các mạng xã hội hiện nay. Vấn đề đặt ra là, mạng
xã hội đã và đang có ảnh hưởng tới giới trẻ như thế nào, cả theo chiều hướng tích cực và
tiêu cực, Mạng xã hội đã thay đổi thói quen, nhu cầu, nhận thức, cách thức truyền tải và tiếp
nhận thông tin của giới trẻ như thế nào? Những thách thử của báo chí truyền thống trong
bối cảnh truyền thông mạng xã hội đang tác động mạnh mẽ tới giới trẻ ? Những câu hỏi này
cần được giải quyết bằng khảo sát mang tính thực tiễn
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
+ Đánh giá tác động của mạng xã hội đến giới trẻ trong việc thu thập, tiếp nhận, kết nối chia
sẻ và truyền phát thông tin cũng như quan điểm của họ về mạng xã hội và báo chí truyền
thống.
+ Từ đó làm cơ sở để đưa ra những đề xuất đối với báo chí truyền thống trong bối cảnh
truyền thông mạng xã hội đang tác động mạnh mẽ tới họ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng: Tác động ( tích cực + tiêu cực ) của mạng xã hội đến giới trẻ về nhu cầu, thói
quen thu thập, tiếp nhận, kết nối, trao đổi, chia sẻ và truyền phát thông tin cũng như quan
điểm của họ về mạng xã hội và báo chí truyền thống
+ Khảo sát 2 mạng xã hội chính đó là Facebook và Youtube
+ Khách thể:
- Học sinh sinh viên trong độ tuổi 15-22
- Người đi làm độ tuổi 22-25
+ Phạm vi nghiên cứu
Các trường đại học trong khu vực quận Cầu Giấy
5. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phỏng vấn trực tiếp:

Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với 30 người là học sinh sinh viên hoặc đã đi làm đang ngày
ngày sử dụng facebook và youtube
+ Lập bảng hỏi: Điều tra 300 học sinh sinh viên thông qua phát bảng hỏi
+ Thảo luận nhóm: Để điều tra thông tin sâu và chi tiết hơn, tiến hành họp nhóm từ 6-8
người có sử dụng Facebook, Youtube hiện đang là sinh viên các trường thuộc quận cầu giấy.
Đồng thời tiến hành họp nhóm 10 người đang đi làm với làm các ngành nghề khác nhau



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×