Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN Ngoai khoa Bien Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG: THCS CHÂU PHONG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Châu Phong, ngày 12 tháng 12 năm 2015

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG
MÔN ĐỊA LÍ”
I. Sơ yếu lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Lê Thanh Hùng ; Nam
- Ngày tháng năm sinh: 10/06/1983
- Nơi thường trú: Tổ 6, Vĩnh Tường I, Châu Phong, Tân Châu, An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Châu Phong
- Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng chuyên môn
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Lĩnh vực công tác: Giảng dạy bộ môn Địa li
II. Tên sáng kiến: “ Giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo cho học sinh
trung học cơ sở thông qua hoạt động ngoại khóa trong môn Địa lí’’.
III. Lĩnh vực: Hoạt động ngoại khóa trong môn Địa li.
IV. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Từ lâu tình hình biển đảo đã trở thành vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là vấn đề chủ
quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta luôn bị Trung Quốc xâm phạm.
Từ lâu Trung Quốc luôn can thiệp vào vấn đề biển đảo của nước ta và nó luôn trở thành
vấn đề nóng. Đặc biệt thời gian gần đây như chúng ta đã biết vào ngày 02/5/2014, Trung
Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông, hoàn toàn nằm


trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta điều đó vi phạm nghiêm
trọng luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở
Biển Đông. Nguyên nhân chinh là do từ phia Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền,
tham vọng của mình ở khu vực này. Chinh vì vậy chúng ta cần phải có những định
hướng đúng đắn về cách tư duy, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách hết sức cụ thể,
thuyết phục, cần phải tăng cường mở rộng giáo dục về hải phận chủ quyền biển đảo cho
học sinh trong các trường học. Hơn ai hết các thầy cô giáo là những người trực tiếp giáo
dục các em, chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền lại cho thế hệ sau
tình yêu thắm thiết đối với những vùng biển, đảo của Tổ quốc thân yêu. Chúng ta giúp
cho các em xác định được tình yêu lớn nhất cao cả và thiêng liêng nhất là tình yêu Tổ
quốc, tình yêu dân tộc, yêu chuộng hòa bình, tự do. Từ đó để các em không chỉ biết về
chủ quyền mà cần có ý thức bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Để làm tốt việc
tăng cường hiểu biết cho thế hệ trẻ về vấn đề biển, đảo thì việc lồng ghép giáo dục bảo
vệ tài nguyên môi trường biển đảo trong bộ môn Địa li ở các cấp học là con đường hiệu
quả nhất.

Trang 1


Trong các năm gần đây vấn đề tich hợp giáo dục bảo vệ biển đảo đã được quan tâm
chú ý hơn, tuy nhiên trên thực tế ở nhiều nơi vấn đề này chưa hẳn được quan tâm, chú
trọng vì chưa có nội dung hướng dẫn cụ thể trong các bộ môn. Mà đặc biệt thế hệ trẻ của
chúng ta gần đây còn nhiều em chưa thật sự hiểu rõ về chủ quyền biển đảo, nhất là các
em học sinh vùng cao, vùng đồng bằng sự hiểu biết của các em còn nhiều hạn chế, nhiều
em còn mơ hồ về vấn đề này. Ngược lại qua nhiều nguồn thông tin, chúng ta thấy nước
láng giềng luôn tìm cách giáo dục cho thế hệ trẻ của họ về chủ quyền trên vùng biển
Việt Nam. Điều đó làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bức xúc trong cộng đồng quốc tế và
đặc biệt là nhân dân Việt Nam.
Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ của chúng ta nhận định đúng, khẳng định được chủ
quyền đất nước nói chung và chủ quyền biển đảo nói riêng một cách đúng đắn nhất thì

chúng ta phải có những biện pháp thiết thực và gần gũi nhất với các em thông qua các
môn học trong nhà trường trong đó có bộ môn Địa li. Bộ môn Địa li là một bộ môn gần
gũi và là môn học khá sinh động vì có rất nhiều tranh ảnh, mô hình, video clip. Vì nhận
thấy đây là một vấn đề quan trọng và rất cấp thiết cho nên tôi mạnh dạn đưa ra một số
biện pháp nhằm mục đich “Giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo cho học
sinh trung học cơ sở thông qua hoạt động ngoại khóa trong môn Địa li’’.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Nhiều giáo viên các môn học khác cũng mơ hồ về vùng biển chủ quyền của đất nước,
khi được hỏi thì ai cũng nhằm vào giáo viên Địa li chứ không biết chinh xác diện tich, vị
tri địa li, giới hạn chủ quyền, các nguồn tài nguyên, tiềm năng và lợi thế biển đảo của
chúng ta như thế nào.
Sự nhận thức còn hạn chế như vậy chủ yếu là do công tác tuyên truyền của chúng
ta chưa thật sự sâu rộng trong mỗi nhà trường. Thiết nghĩ, để làm tốt hơn công tác tuyên
truyền về biển đảo Việt nam, cần thiết phải thực hiện một số biện pháp sau:
Nhất thiết cần bổ sung các bài học về vị tri địa li, giới hạn vùng biển Việt Nam.
Các bài học tìm hiểu tự nhiên, tài nguyên các vùng đảo. Giới thiệu cảnh quan tự nhiên,
lịch sử phát triển lãnh thổ và truyền thống văn hóa, lịch sử của các vùng Đảo thuộc chủ
quyền Việt Nam. Các cứ liệu lịch sử về chủ quyền vùng biển đảo nước ta.
Tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức khác
nhau như: tổ chức các hội thi: thi đố vui để học, thi văn nghệ hát về biển đảo, thi vẽ tranh
với chủ đề Biển đảo, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về biển đảo theo hình thức
viết, thi kể chuyện, hùng biện với chủ đề biển đảo,… nhằm tạo sân chơi sôi nổi, hấp dẫn
và lôi cuốn đa số học sinh toàn trường tham gia.
Tổ chức tập huấn về kiến thức biển đảo cho toàn bộ giáo viên một cách đại trà,
đây là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam sâu
rộng và cụ thể đến mỗi đối tượng học sinh trong mỗi vùng miền khác nhau. Mỗi địa
phương, đặc biệt là các tỉnh/thành giáp biển đều chú trọng việc tuyên truyền thành tựu
KT – XH với việc nhấn mạnh vai trò của kinh tế biển. Tuyên truyền, nhân rộng các mô
hình phát triển kinh tế biển hiệu quả.
Tăng cường lồng ghép các nội dung về chủ quyền biển Việt Nam, giới thiệu các

vùng đảo, quần đảo. Giới thiệu các nguồn tài nguyên và bảo vệ bền vững tài nguyên biển

Trang 2


cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội hướng về biển Việt Nam thông qua các
môn học Địa li, Lịch Sử, Ngữ Văn …… trong chương trình chinh khóa.
Xây dựng hệ thống phần mềm học tập về biển đảo, chủ quyền biển đảo, các Công
ước Liên hiệp Quốc về biển đảo, luật biển Việt Nam,… Tăng cường in ấn các ấn phẩm,
xuất bản nhiều sách viết và giới thiệu về biển đảo Việt Nam. Mở các trung tâm triển lãm
tranh ảnh về biển đảo. Giới thiệu các bộ phim, video, phóng sự về biển đảo Việt Nam.
Các nội dung tập huấn để làm công tác tuyên truyền chủ yếu là giới thiệu về vùng
biển chủ quyền của Việt Nam bao gồm các vùng nước theo luật biển Quốc Tế như Vùng
Nội thủy, vùng Lãnh hải, vùng Tiếp giáp lãnh hải, vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa. Giới thiệu về hệ thống các đảo lớn (huyện đảo) và các quần đảo. Điều kiện kinh tế
xã hội, đặc điểm dân cư, cuộc sống thường ngày của người dân trên các đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền
của Việt Nam đối với các quần đảo trên biển Đông; những văn bản pháp lý về biển, đảo
Việt Nam đã ký với các nước láng giềng, các nước có liên quan; tuyên truyền giáo dục
tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh, bảo vệ, gìn giữ chủ
quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ
trẻ, góp phần bảo vệ gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển giữa các quốc
gia có biển.
Công tác tuyên truyền sẽ giúp học sinh hiểu hơn về vị tri, vai trò, tầm quan trọng
cũng như tiềm năng của biển, đảo; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về
chiến lược biển, đảo trong tình hình mới, qua đó, có ý thức và trách nhiệm hơn trong
việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc
3. Nội dung sáng kiến:
a. Tiến trình thực hiện:
Hoạt động 1: Đố vui địa lí

Giáo viên cho học sinh hái hoa dân chủ đố vui trả lời nhanh về biển đảo Việt Nam với
các câu hỏi đã chuẩn bị trước và có kết hợp với các tranh ảnh cũng như phần thông tin
thêm cho học sinh được trình chiếu ở phần powerpoint:
- Lần lượt mỗi đội chọn câu hỏi để trả lời đội chọn câu hỏi giải đúng được 15 điểm, nếu
không trả lời được đội nào nhanh hơn sẽ được ưu tiên trả lời tiếp theo câu hỏi đó, mỗi
câu giải đúng được 10 điểm,
Câu số 1: Hòn đảo được xem là từ địa ngục trần gian đến thiên đường nghỉ dưỡng?
Đáp án: Côn Đảo

Trang 3


Thông tin thêm: Côn Đảo hay Côn Sơn là tên một quần đảo gồm 16 hòn đảo với tổng
diện tich 76 km² ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và
cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo quyến rũ với các bãi biển trong xanh ôm gọn những
triền cát, những địa danh như Dinh Chúa Đảo, trại tù Phú Sơn, trại Phú Hải, Cầu tàu 914,
cầu ma Thiên Lãnh, miếu bà Phi Yến, mộ chị Võ Thị Sáu…
Câu số 2: Hòn đảo được mệnh danh là Đảo Ngọc của Việt Nam?
Đáp án: Đảo Phú Quốc

Bãi Sao
Thông tin thêm: Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất
trong quần thể 22 đảo nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang.
Đảo Phú Quốc cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km.
Phú Quốc mê hoặc với cảnh hoang dã của núi rừng, hùng vĩ của các thác nước, trong
lành của các dòng suối, vẻ thơ mộng của những bãi biển tuyệt đẹp… tất cả như hòa
quyện vào nhau như một bức tranh thủy mặc.
Câu số 3: Nếu đảo Phú Quốc được mệnh danh là Đảo Ngọc thì hòn đảo này được
mệnh danh là Hòn Ngọc Việt (Vinpearl Land)?
Đáp án: Đảo Hòn Tre


Trang 4


Thông tin thêm: Đảo Hòn Tre là đảo lớn nhất nằm trong vịnh Nha Trang. Đảo có diện
tich trên 3000 ha, cách thành phố Nha Trang 5km về phia Đông và cách cảng Cầu Đá 3,5
km. Đảo có những bãi biển nhỏ, hoang sơ, thảm thực vật gồm rừng cây nhỏ. Đến đây,
chúng ta khám phá lịch sử của con người và thiên nhiên hoang dã trong lòng một ngọn
núi giả nhân tạo. Khu trò chơi ngoài trời với hàng loạt các trò chơi cảm giác mạnh; công
viên nước ngọt với các làn trượt sống động, vui nhộn hay cuộc sống, vẻ đẹp của các loài
sinh vật quý hiếm dưới đáy đại dương tại Thủy Cung.
Một tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới được hoàn tất vào năm 2007 nối khu du
lịch VinPearl với cảng Cầu Đá của Nha Trang.
Câu số 4: Là hòn đảo còn mang vẻ hoang sơ, quyễn rũ bởi màu xanh của trời, của
biển. Nổi tiếng với tỏi và hành?
Đáp án: Đảo Lý Sơn

Thông tin thêm: Đảo Lý Sơn thuộc huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi (gồm 3 đảo:
đảo Lớn (Lý Sơn, cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) và hòn Mù Cu). Là vết tich còn lại
của một núi lửa 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn mê
hoặc du khách với những bức vách nham thạch hùng vĩ nhiều hình dáng, cùng các bãi
biển hoang sơ, trong vắt, vẻ uy nghiêm của chùa Hang, đình làng An Hải, chùa Đục,
miệng núi Lửa, di tich lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm linh…
Câu số 5: Sự hiện diện của hòn đảo này mang đến cho Cửa Lò vẻ đẹp mê hoặc lòng
người?
Đáp án: Đảo Ngư (Hòn Ngư)

Trang 5



Du khách thăm đảo
Thông tin thêm: Đảo Ngư hay Hòn Ngư gồm hai hòn lớn nhỏ nằm giữa biển, cách bờ
hơn 4 km. Hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển. Đảo không rộng,
song xét về cảnh quan, nhờ có đảo mà cảnh biển ở Cửa Lò đẹp hơn, lung linh hơn cũng
như xao động lòng người hơn. Lên đảo, chiêm bái chùa Thượng, chùa Hạ, nhấm nháp
những giọt nước trong veo, ngọt lạnh của Giếng Ngọc, và đêm đêm thả thuyền thúng câu
mực nhảy… Thật tuyệt vời.
Câu số 6: Đây là hòn đảo nằm trong hàng ngàn đảo lớn nhỏ của Di sản thiên nhiên
thế giới Vịnh Hạ Long. Nhưng là hòn đảo duy nhất ngoài vẻ đẹp thiên nhiên còn
mang trên mình dấu tích lịch sử của đất nước?
Đáp án: Đảo Tuần Châu

Khu nghỉ mát

Đường vào đảo

Thông tin thêm: Tên đảo Tuần Châu được ghép từ hai chữ “linh tuần” và “tri châu” vì
xưa kia, thời phong kiến, trên đảo đặt một trạm linh canh phòng có nhiệm vụ tuần tra,
bảo vệ vùng biên ải do viên tri châu quản lý. Đảo Tuần Châu hiện tại có diện tich khoảng
400 ha, theo quy hoạch được duyệt, diện tich đảo Tuần Châu sẽ mở rộng lên tới 675 ha.
Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên huyền ảo đến quyến rũ, đắm say lòng người, đảo Tuần
Châu còn là điểm di chỉ khảo cổ học thuộc nền Văn hoá Hạ Long thời hậu kỳ đồ đá mới
với rất nhiều công cụ bằng đá đã tìm thấy như bàn mài, rìu đá, mảnh tước, đồ gốm... Đảo
đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chi Minh - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã chọn
làm nơi nghỉ ngơi của Người cùng các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước khi
Người về thăm đảo năm 1959. Hiện nay, ngôi nhà đơn sơ làm bằng tre nứa, song mây
nơi Chủ tịch Hồ Chi Minh đã từng nghỉ khi ra thăm Hạ Long được bảo tồn nguyên vẹn
và trở thành khu di tich Chủ tịch Hồ Chi Minh.
Câu 7: “Khi nghe Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa gọi điện báo tin mình đã
được chọn đi …, tôi rất vui và hồi hộp, nhiều đêm không ngủ, chỉ mong nhanh đến

ngày được ra đảo” - đó là lời chia sẻ đầy cảm động của thầy giáo Đạo Duy Linh,

Trang 6


một trong hai giáo viên được chọn ra giảng dạy tại… trong đợt tuyển của Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa vừa qua.
Theo em đoạn tư liệu trên và hình ảnh dưới đây đang nói tới địa danh nào?
Đáp án: Trường Sa

Nhìn từ trên cao

Niềm vui từ đất liền

Thông tin thêm: Quần đảo Trường Sa thuộc huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa.
Về số lượng đảo theo thống kê của tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển thuộc Ban Biên
giới Chinh Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi (1.5) không kể 5 bãi ngầm thuộc
thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Trần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ
Chinh).
Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ Quân Sự Bộ Tổng Tham Mưu (Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia ra làm các cụm
chinh kể từ Bắc Xuống Nam như sau:
1. Cụm Song Tử gồm 2 đảo, đá, 2 bãi: Song Tử Đông, Song Tử Tây
2. Cụm đảo Thị Tứ: Ở phia Nam cụm Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá
3. Cụm Loai Ta: Ở phia Đông cụm Thị tứ gồm đảo Loai Ta phia dưới và cồn San Hô
Lancan hay An Nhơn ở phia Đông
4. Cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia: Ở phia Nam cụm Loại Ta. Cụm này có đảo rộng nhất
của Trường Sa là Ba Bình và cao nhất là đảo Nam Yết.
5. Cụm đảo Sinh Tồn: Ở phia Nam quần đảo Nam Yết Tigia.
6. Cụm đảo Trường Sa: Ở phia Nam và phia Tây Nam của cụm Sinh Tồn, trải dài theo

chiều ngang, gồm có 3 đảo, các đá, bãi: Đá lát, đảo Trường Sa, Bãi Đá Tây, Đá Đông…
7. Cụm đảo An Bang: Ở phia Nam cụm đảo Trường Sa
8 Cụm đảo Bình Nguyên: Cụm đảo ở về phia Đông gồm đảo Bình Nguyên, và đảo Vĩnh
Viễn
Câu số 8: Bắt đầu bằng nét bút chữ S trên bản đồ Việt Nam, đây là bãi biển đầu
tiên mà bạn chạm phải. Từ đây sang Trung Quốc không xa?
Đáp án: Bãi biển Trà Cổ

Trang 7


Thông tin thêm: Nhà thơ Tố Hữu đã có câu: “Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng
đước” để chỉ điểm xuất phát của Trà Cổ tinh theo chiều dài chữ S của đất nước Việt
Nam.
Bãi biển Trà Cổ thuộc huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đến đây, chúng ta sẽ bắt gặp
nhiều điều độc đáo như: Bãi biển đầu tiên trên bản đồ đất nước, một trong những bãi
biển dài nhất Việt Nam (hơn 15 km đường bờ biển), bãi biển gần biên giới nhất, bãi biển
có nhiều địa danh du lịch nhất (nhà thờ Trà Cổ, đình Trà Cổ…), bãi biển nguyên sơ nhất
và bãi biển lãng mạn, trữ tình nhất.
Câu 9: Là quần thể nghỉ dưỡng cao cấp tại vùng biển Nghi Lộc- Nghệ An. Được
xem là thiên đường trên biển?
Đáp án: Bãi Lữ

Tượng phật Thich Ca Mâu Ni trên núi.
Thông tin thêm: Một vùng sông núi dày đặc, trời biển mênh mông với biết bao sự tich,
huyền thoại và sự kiện lịch sử sống động. Đứng trên ngọn núi Lữ, ta có thể ngắm trọn
vẹn cảnh quan một vùng rộng lớn. Bãi Lữ còn nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ chưa bị con
người làm ô nhiễm. Đây là nơi biển khơi ăn sâu vào đất Việt và những cánh rừng thông

Trang 8



bạt ngàn vươn mình ra biển cả, những vách đá sóng vỗ trắng ngần, những bãi cát dài như
giải lụa mềm uốn lượn dưới ngàn sóng đại dương.
Câu 10: Từ lâu được mệnh danh là "người đẹp làng chài" (thuộc Thừa Thiên Huế)
nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất
ở Việt Nam?
Đáp án: Bãi biển Lăng Cô

Thông tin thêm: Nằm ở phia Bắc đèo Hải Vân, trên quốc lộ 1A và bên tuyến đường sắt
Bắc Nam. Bãi biển Lăng Cô được bao quanh bởi núi, vốn là một làng chài có nhiều cò
trắng bay về tụ hội sinh sống của vùng đất Thừa Thiên Huế; có bãi cát trắng dài tới hơn
10 km giống như tấm lưng thon của một thiếu nữ đang nằm trước biển đón từng ngọn
sóng trắng xoá dạt vào bờ cát mịn. Người địa phương có câu: “Lên non gặp người hùng
Bạch Mã, xuống biển gặp người đẹp Lăng Cô”
Câu 11: Tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ Forbes đã bình chọn bãi biển này của Đà
Nẵng là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
Đáp án: Bãi biển Mỹ Khê

Chùa Linh Ứng nhìn từ bãi biển này
Thông tin thêm: Mỹ Khê: nổi tiếng với cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm quanh
năm, cùng hàng dừa thơ mộng, đẹp tuyệt vời bao quanh. Khách du lịch có thể tắm biển
gần như suốt năm, nhưng thich hợp nhất là mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8
dương lịch. Chưa kể, do bờ biển không sâu, khách sẽ có cảm giác yên tâm vừa bơi lội
vừa thư thái ngắm ngọn Ngũ Hành Sơn hùng vĩ và đảo Cù Lao Chàm ở phia xa Hội
An...
Là bãi biển quyễn rũ nhất hành tinh vì: Bãi biển Mỹ Khê thuận tiện về giao thông, bãi
biển mở miễn phi cho du khách, có bờ cát dài và phẳng, ánh nắng và mức sóng phù hợp
cho việc chơi các môn thể thao, có khả năng đảm bảo an toàn cho du khách, có các khu
nghỉ dưỡng hạng sang, các biệt thự đạt tiêu chuẩn quốc tế...


Trang 9


Câu 12: Bãi biển này (thuộc Bình Thuận) được mệnh danh là “Hawaii” của Việt
Nam?
Đáp án: Bãi biển Mũi Né

Thông tin thêm: Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân đánh cá, mỗi khi đi biển gặp
bão, thường đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển; "Né" có nghĩa là để né
tránh. Còn có xuất phát khác là từ công chúa Út của vua Chăm. Năm 16 tuổi công chúa
mắc bệnh nan y, về sau xây dựng miếu Am để tu tại Hòn Rơm. Từ đó lấy biệt danh là bà
Nà Né - lâu dần người dân đọc trại chữ Nà Né thành Mũi Né. Né là tên của công chúa Út
- Mũi là mũi đất đưa ra biển.
Đến với Mũi Né: Một bên là bãi biển xanh mướt, luôn tung bọt trắng xoá, một bên là
những đồi cát vàng rực, ngời lên một sự hoang vu đến choáng ngợp, tất cả tạo nên một
bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và thực sự rất ấn tượng. Lạ lùng là ở chỗ, chúng ta sẽ
không bao giờ bắt gặp lại một khung cảnh cũ khi đến với những đồi cát ở Mũi Né. Hàng
ngày, theo những con gió, những đồi cát cũng dịch chuyển, nhô lên rồi lại tụt xuống,
thay đổi liên tục. Trò chơi trượt cát phổ biến ở Mũi Né mà hiếm có ở bãi biển nào khác
của Việt Nam.
Câu 13: Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu, Bãi Dứa… là những bãi biển đẹp nổi tiếng,
tấp nập du khách quanh năm. Những bãi biển này ở đâu?
Đáp án: Vũng Tàu

Bãi Sau

Bãi Trước
Thông tin thêm: Bãi Sau nằm phia Nam Vũng Tàu, còn có tên là Thùy Vân hay còn có
tên là Thùy Dương, chạy dài gần 10 km. Đây là một trong những bãi biển đẹp của Việt

Nam, bãi cát dài phẳng.

Trang 10


Bãi Trước: Còn gọi là bãi Tầm Dương do có thể ngắm mặt trời lặn vào mỗi buổi chiều.
Bãi Trước nằm ở phia tây nam Vũng Tàu, có những hàng dừa chạy dọc theo bờ biển, là
một vịnh nhỏ lặng sóng và có hình vòng cung khá đẹp
Bãi Dâu: Còn gọi là bãi Phương Thảo, dài 3 km, thơ mộng và tĩnh mịch
Bãi Dứa: Còn gọi là bãi Hương Phong, một bãi tắm nhỏ nhưng khá xinh xắn.
Câu 14: Những mốc thông tin và hình ảnh sau gợi cho em địa danh nào: hai lần
được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới; ngày 11/11/2011 thêm một lần
được vinh danh…
Đáp án: Vịnh Hạ Long

Động Thiên Cung
Thông tin thêm: Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ngỡ như lạc vào một thế giới
cổ tich bị hoá đá. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền - hòn Đầu Người; đảo
thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước - Hòn Rồng; đảo thì lại giống
như một ông lão đang ngồi câu cá - hòn Lã Vọng; hòn Cánh Buồm như hai cánh buồm
nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi ; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên
sóng nước - hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một
vật cúng tế trời đất - hòn Lư Hương...
Trong lòng các đảo đá trên vịnh còn có những hang động tuyệt đẹp như động Thiên
Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung...
Ngày 11/11/2011, Vịnh Hạ Long chinh thức lọt vào danh sách 7 kỳ quan thiên
nhiên thế giới mới do Tổ chức New7Wonders tổ chức.
Câu 15: Là một vịnh biển đẹp của tỉnh Khánh Hòa và cả Việt Nam. Phía đông bắc
là bán đảo Hòn Gốm. Vịnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế cảng và du lịch.
Đáp án: Vịnh Vân Phong


Bãi biển trong vịnh
Thông tin thêm: Vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành
phố Nha Trang khoảng 80km về phia bắc.Vịnh Vân Phong là một vùng vịnh rất rộng và

Trang 11


kin đáo. Vịnh có địa hình rất phong phú, đặc biệt là hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu kin
gió, bờ và bãi biển, cồn cát hấp dẫn…
Vịnh có những bãi tắm tuyệt đẹp, hoang sơ cát trắng mịn, nước biển trong vắt như
Bãi Tây, Bãi Me, Bãi Búa, Bãi Lách, Bãi Xuân Đừng… Các đảo đẹp trong vịnh phải kể
đến: Hòn Đỏ, Hòn Ông, Hòn Cổ, Hòn Nước, hòn Bịp ( Điệp Sơn), đi lùi xuống phia nam
của vịnh có Đầm Môn, Hòn Gốm…. Vịnh Vân Phong được Hiệp hội Biển thế giới công
nhận là một trong bốn vịnh có vị tri du lịch biển lý tưởng nhất hiện nay.
Câu số 16: Là loại khoáng sản được coi là “vàng trắng” của quốc gia, phân bố
nhiều ở dọc bờ biển Việt Nam?
Đáp án: Cát trắng (Cát thủy tinh)

Mỏ ở Cam Ranh

Mỏ ở Quảng Nam

Thông tin thêm: Cát trắng (cát thủy tinh) có rất nhiều dọc các bờ biển Việt Nam, trữ
lượng hàng trăm triệu tấn. Nhiều nhất là vùng bờ biển Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng
Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận… So với các quốc gia khác, Việt Nam có nguồn nguyên
liệu dồi dào, trữ lượng lớn và chất lượng cao vào loại nhất thế giới.
Đây là nguyên liệu chinh làm kinh thủy tinh, thủy tinh lỏng và pha lê. Nó còn là nguyên
liệu xuất khẩu và mới đây để làm vải sợi thủy tinh.
Câu số 17: Những tên gọi và hình ảnh sau: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng,

Đại Hùng, Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải… cho em biết điều gì?
Đáp án: Các mỏ dầu, mỏ khí trên Biển Đông.

Thông tin thêm: Việt Nam đã có những bước thăm dò nguồn dầu khi ở hai miền bắc
nam từ trước 1975, do hoàn cảnh chiến tranh nên chưa thực hiện được việc khai thác.
Sau khi đất nước thống nhất, hoạt động dầu khi được đầu tư phát triển và đến 1986 Việt
Nam đã có dòng dầu đầu tiên. Đến nay các nhà địa chất Việt Nam và quốc tế đã xác định

Trang 12


thềm lục địa Việt Nam có các bể trầm tich có triển vọng dầu khi: Sông Hồng, Phú
Khánh, Nam Côn Sơn, Ma lay – Thổ Chu, Tư Chinh – Vũng Mây, nhóm bể Hoàng Sa và
Trường Sa. Những bể trầm tich thuộc vùng nước sâu, xa bờ và nhạy cảm về chinh trị,
Việt Nam chưa triển khai thăm dò tìm kiếm dầu khi. Hiện có 4 bể trầm tich: Cửu Long,
Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu và Sông Hồng gồm cả đất liền (miền võng Hà Nội) đã
phát hiện và được khai thác dầu khi. Ngày 22/2/2009 trở thành ngày lịch sử của ngành
dầu khi Việt Nam khi nhà máy lọc dầu Dung Quất chinh thức cho ra các sản phẩm dầu
khi.
Câu 18: Những hình ảnh cho biết đây là ngành kinh tế biển nào ở nước ta?
Đáp án: Khai thác và nuôi trồng hải sản

Thông tin thêm: Biển Việt Nam với dải bờ chạy dài trên 3260 km, diện tich trên 1 triệu
km2, hàng năm đem lại nguồn lợi trên 2 triệu tấn trong số hơn 90 triệu tấn hải sản của thế
giới, đồng thời cũng là hệ sinh thái rất đặc thù và được đánh giá là một trong 16 trung
tâm đa dạng sinh học cao của thế giới.
Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đầm phá, biển ấm quanh năm cho phép các tỉnh
suốt dọc duyên hải phát triển nghề nuôi trồng hải sản
Câu 19: Học sinh xem video về tình hình đánh bắt hải sản bằng mìn, ô nhiễm môi
trường biển và hậu quả của các hiện tượng đó. Hãy đặt tên cho đoạn video và cho

biết các em sẽ làm gì để hạn chế hậu quả?
Đáp án: - Đặt tên cần bám sát nội dung video
- Các em sẽ làm gì? Phải nói được các ý: đi biển sẽ hành động như thế nào để không gây
ô nhiễm; thái độ của các em trước hành vi của người khác gây ảnh hưởng đến môi
trường biển…
Câu 20: Xem những hình ảnh sau và cho biết đó là những hiện tượng tiêu cực gì?

Đáp án: Bão và xâm thực của sóng biển

Trang 13


Thông tin thêm: Biển Đông được xem là một “ổ bão” nhiệt đới. Việt Nam lại nằm ngay
trên đường di chuyển của bão. Vì vậy, hàng năm có nhiều cơn bão đổ bộ vào nước ta.
Bão phát sinh từ tháng 5 đến tháng 12 trên khu vực biển Đông. Sau khi đạt tới trình độ
phát triển mạnh, bão di chuyển theo hướng từ Đông sang Tây, về phia đất liền và thường
tan đi khi đã đổ bộ vào bờ biển. Từ Bắc vào Nam mùa bão chậm dần phù hợp với sự di
chuyển của dải hội tụ nhiệt đới: từ Móng Cái - Thanh Hoá (tháng 7,8), Thanh Hoá Quảng Trị (tháng 9), Quảng Trị - Bồng Sơn (tháng 10), Bồng Sơn - TPHCM (tháng 11),
TPHCM - Cà Mau (tháng 12). Bão đổ bộ thường gây thiệt hại rất lớn về người và của.
Hoạt động 2: Giải ô chữ
- Lần lượt mỗi đội chọn ô chữ hàng ngang, các đội khác đều được giải ô chữ.
- Mỗi ô chữ giải đúng được 10 điểm, đội chọn ô chữ giải đúng được 15 điểm. Câu lẻ
cuối cùng các đội đều được 10 điểm nếu trả lời đúng.
- Các đội có quyền trả lời ô chữ chìa khóa bất cứ khi nào. Nếu đội nào giải được ô chữ
chìa khóa trong vòng 4 ô chữ hàng ngang đầu thì được 60 điểm. Giải đúng ô chữ chìa
khóa sau ô chữ hàng ngang thứ 5 trở đi được 40 điểm. Giải đúng ô chữ chìa khóa sau khi
có gợi ý được 20 điểm.
- Ô chữ nào các đội không giải được, sẽ dành khán giả trả lời vào cuối sau khi mở ô chữ
chìa khóa. Nếu ô chữ chìa khóa được mở mà còn nhiều ô hàng ngang chưa mở ra, thì các
hàng ngang còn lại đó khán giả được mở và nhận phần thưởng.

Ô chữ số 1 có 4 chữ cái: “Vùng nước nằm sâu nhoi vào đất liền, được đất liền bao bọc ở
ba phia” gọi là gì?
Ô chữ số 2 có 8 chữ cái: Lợi dụng vận động này của nước Biển Đông, bộ đội ta đã vận
chuyển được nhanh nhất, nhiều nhất, tốn it người nhất trong chiến tranh giải phóng miền
Nam. Nó trở thành con đường huyền thoại, được đánh giá là kì tich sáng tạo của Việt
Nam
Ô chữ số 3 có 9 chữ cái: Nhịp điệu lên xuống của mực nước biển trong ngày gọi là hiện
tượng gì?
Ô chữ số 4 có 9 chữ cái: Ở nước ta, theo Luật biển quốc tế, đường này là đường nối liền
các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển để tinh chiều rộng lãnh hãi Việt Nam.
Ô số 5 có 7 chữ cái: Vùng biển nằm phia trong đường cơ sở gọi là gì?
Ô số 6 có 7 chữ cái: Từ đường cơ sở mở ra 12 hải li gọi là gì?
Ô số 7 có 7 chữ cái: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trên Biển Đông, loại gió hướng
nào chiếm ưu thế?
Ô số 8 có 9 chữ cái: Vịnh Hạ Long được hai lần công nhận di sản thiên nhiên thế thế
giới và ngày 11/11/2011 được bầu chọn là Kì quan thế giới mới. Vịnh Hạ Long thuộc
tỉnh nào?
Mỗi chữ cái màu xanh ở mỗi ô chữ được khám phá là chữ cái xuất hiện trong ô chìa
khóa. Chữ số phia dưới những chữ cái màu xanh là thứ tự hiệu ứng xuất hiện trùng với
thứ tự chữ ở ô chữ chìa khóa.
V1 Ị
N H
D Ò N G4 B I
Ể7 N
T
H U2 Ỷ T
R
I
Ề15 U
Đ Ư Ờ N16 G C9 Ơ S

Ở

Trang 14


N3
Đ

Ộ

Ô N8
Q12 U11

I
L
G


T

B5
N

H
N

G

U13 Ỷ14
H10 H Ả

C
N
I
N

I6
H

Ô chữ chìa khóa gồm 16 chữ cái: Việt Nam đã tuyên bố vùng biển nước ta phù hợp
với luật biển quốc tế hiện hành bao gồm các vùng: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Vùng biển với các bộ
phận như thế gọi là vùng biển gì?
V

Ù

N

G

B

I

Ể

N

C


H



Q

U

Y



N

Sau khi ô chữ chìa khóa đã được mở, giáo viên chiếu hình 24.5 và 24.6 sách giáo khoa
Địa li 8 và cung cấp các thông tin:
- Đường cơ sở: Đường cơ sở là đường nối liền các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ
biển để tinh chiều rộng lãnh hãi Việt Nam. Riêng đường cơ sở của các quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa và vịnh Thái Lan sẽ được quy định sau do hiện nay chưa giải quyết
xong vấn đề chủ quyền và phân định biên giới trên biển với các nước có liên quan.

Hình: Sơ đồ đường cơ sở để tinh chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam

Trang 15


Hình: Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam
- Nội thủy: là vùng nước phia trong đường cơ sở để tinh lãnh hải của mỗi quốc gia. Theo
đó, vùng nội thủy nước ta mặc dù ở trên biển nhưng vẫn được coi như lãnh thổ trên đất
liền.

- Lãnh hải: Lãnh hải Việt Nam, theo tuyên bố của Chinh phủ nước ta ngày 12 tháng 5
năm 1977 có chiều rộng 12 hải li.
Ranh giới phia ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển. Trên thực tế,
đó là các đường song song và cách đều đường cơ sở về phia biển 12 hải li.
- Tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ
quyền của một nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta cũng được quy định
có chiều rộng 12 hải li. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp
để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di
cư, nhập cư…
- Vùng đặc quyền về kinh tế: là vùng biển hợp với lãnh hải có chiều rộng 200 hải li
tình từ đường cơ sở. Ở vùng này Nhà nước ta đã có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế
nhưng vẫn để các nước khác được đặt đường ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền,
máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không, đúng như trong các công
ước quốc tế về Luật Biển đã quy định.
- Thềm lục địa: bao gồm đáy biển và lòng đất dưới biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của
lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu
khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không
đến 200 hải li thì thềm lục địa nơi ấy được tinh cho đến 200 hải li. Nhà nước ta có chủ
quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản li các tài nguyên thiên nhiên
ở thềm lục địa Việt Nam.
Như vậy, theo quan điểm mới về chủ quyền quốc gia thì Việt Nam có chủ quyền trên một
vùng biển khá rộng, khoảng 1 triệu km2 tại Biển Đông.
Về tình hình chủ quyền biển đảo trên Biển Đông hiện nay, giáo viên giới thiệu cho học
sinh địa chỉ một số trang wed sau để học sinh tìm hiểu và tham khảo:
- />
Trang 16


/>co_id=30220


Trang 17


- />
Hoạt động 3: Thi sáng tác thơ, văn
Các đội thi sáng tác nhanh thơ, văn theo chủ đề. Lựa chọn mỗi đội một sáng tác mà các
em tự đánh giá là hay nhất trình bày dự thi.
Tiết mục xuất sắc nhất được 50 điểm, tiết mục xếp sau đó lần lượt là 40 điểm, 30 điểm,
20 điểm. Nếu đồng hạng thì cho điểm đồng hạng.

Trang 18


EM VẼ BIỂN QUÊ HƯƠNG

Em vẽ biển quê hương
Cửa Lò xanh trong mát
Hòn Ngư rồi Hòn Mắt
Nhấp nhô giữa trùng khơi

Em vẽ biển quê hương
Những lúc sóng gào thét
Dữ dội và hiểm nguy
Đừng thế nữa biển nhé.

Em vẽ biển quê hương
Nắng vàng và cát trắng
Dập dờn con sóng bạc
Tấp nập khách bốn phương


Em yêu biển quê hương
Cửa Lò xanh trong mát
Đẹp, dài tốp nhất nước
Mời bạn bè ghé thăm.

Em vẽ biển quê hương
Những đêm về lấp lánh
Ánh sao khuya khơi xa
Mực về thuyền đầy thúng
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá
Thư ki tổng hợp điểm của các phần thi. Giáo viên bộ môn tổng kết, đánh giá buổi
ngoại khóa. Công bố đội đạt giải nhất, nhì và đồng giải ba của các đội. Mời tổng phụ
trách đội trao phần thưởng cho hai đội đồng giải ba. Mời phó hiệu trưởng nhà trường
trao phần thưởng cho đội giải nhì. Mời hiệu trưởng nhà trường trao phần thưởng cho đội
đạt giải nhất.
V. Hiệu quả đạt được:
Qua một năm tổ chức dạy học ngoại khóa trong chương trình Địa li THCS, chúng
tôi nhận thấy những thành công đạt được rất đáng kể.
1. Về phía giáo viên: chúng tôi thấy nội dung và hình thức tổ chức dạy học ngoại khóa
vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 là hợp li và có hiệu quả tich cực vì tháng 3 là tháng tiến
bước lên Đoàn, tháng 4 là hòa bình và hữu nghị . Điều thể hiện tốt nhất phương pháp dạy

Trang 19


học tich cực rõ nét. Kết quả hoạt động và hiệu ứng về ngoại khóa của học sinh đã góp
phần xây đắp thêm, bồi dưỡng thêm lòng yêu nghề đối với chúng tôi.
Cô Đặng Thị Bich Hòa giáo viên trường THCS Long Thạnh hồ hởi nhận xét
“được dự tiết ngoại khóa trong buổi hôm nay thật bổ ich. Trong không khi hoạt động của
học sinh, chúng tôi cũng muốn hòa mình vào để tham gia. Qua tiết học mới thấy, khả

năng của các em được lột tả…”
Thầy Nguyễn Minh Hải giáo viên trường THCS Vĩnh Xương cho biết “Chúng tôi
đã rất lúng túng khi lần đầu tiên xem các tiết học ngoại khóa. Đồng nghiệp bộ môn trong
thị xã gọi điện cho nhau chia sẻ sự lo lắng về nội dung và cách thức tổ chức dạy học
ngoại khóa. Nhưng được sự chỉ đạo của cốt cán chuyên môn và nhất là được trực tiếp dự
tiết ngoại khóa hôm nay, chúng tôi thực sự thoát khỏi bế tắc. Cảm ơn các thầy cô rất
nhiều…”
Cô Võ Trần Nguyên Thủy giáo viên trường THCS Chu Văn An khiêm tốn phát
biểu “Bản thân tôi khó có thể thực hiện buổi ngoại khóa như thế, nhưng chúng tôi sẽ cố
gắng để học sinh được tham gia buổi ngoại khóa tương tự trong năm học sau. Có khó
khăn, vướng mắc về nội dung và cách thức tổ chức chúng tôi mong được sự hỗ trợ từ cốt
cán chuyên môn…”
Buổi ngoại khóa rất thành công. Do đó cần phát huy tốt hơn nữa và tiếp tục thực hiện ở
những năm học tiếp theo.
2. Về phía học sinh: Các em rất hứng thú với tiết ngoại khóa, niềm vui lan tỏa trên
gương mặt các em. Những tiết ngoại khóa Địa li với hình thức “chơi mà học, học mà
chơi” giúp các em giải tỏa được những căng thẳng trong học tập, các em thể hiện được
bản thân và nhiều kĩ năng sống được rèn luyện. Lòng say mê học tập bộ môn của các em
được nâng cao. Và nhất là thông qua trực quan, giáo dục được cho các em tình yêu quê
hương yêu đất nước. Điều mà các em dường như “hổng” rất lớn do học lệch quá nhiều,
tiếp xúc với truyện tranh, với game… quá nhiều.
Các em tranh nhau chia sẻ “chúng em rất thich những buổi ngoại khóa như thế này, tổ
chức những buổi ngoại khóa như thế này nhiều hơn thầy cô nhé”. Được tham gia tiết
ngoại khóa đã mở mang cho chúng em những kiến thức bổ ich, thiết thực về vùng biển
Việt Nam. Quá trình chuẩn bị chúng em tưởng đã nắm chắc chắn về kiến thức, nhưng lúc
tham gia ngoại khóa mới thấy, những hiểu biết của chúng em còn rất hạn chế. Chúng em
cảm ơn thầy cô…”
Em Nguyễn Thị Như Ý lớp 9A6 phát biểu “Lần đầu tiên tham gia tiết học ngoại
khóa, chúng em thấy học được rất nhiều về kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó
như khi học tập trong lớp… Nhiều bạn bình thường it thể hiện bản thân mình trong học

tập, nhưng hôm nay các bạn đã rất tự tin, rất giỏi…”
Em Huỳnh Thị Thanh Thảo lớp 9A5 chia sẻ “Chúng em hiểu biết hơn về vùng
biển chủ quyền của đất nước và hiểu biết hơn về thực tế hiện tại tranh chấp chủ quyền
trên biển”
Em Nguyễn Lê Thế Kỉ lớp 9A4 bùi ngùi nói “chúng em mong có nhiều hơn nữa
những tiết học như vậy. Và giá như môn nào cũng có ngoại khóa thì hay biết mấy…”
v..v…

Trang 20


Từ những thành công bước đầu như thế làm cho học sinh có nhiều đam mê, hứng thú học
tập bộ môn Địa li nên chất lượng bộ môn giảng dạy ở khối 9 năm sau luôn cao hơn năm
trước, cụ thể như sau:
Năm học: 2013 - 2014
Giỏi
Địa lí

Khối

TSHS

9

129

SL
34

Khá

TL

26,4

SL
55

Trung bình
TL

42,6

SL
40

TL

Yếu
SL

TL

31,0

Năm học: 2014 – 2015
Giỏi
Địa lí

Khối


TSHS

9

204

Khá

Trung bình

SL

TL

SL

TL

SL

TL

86

42.2

82

40.2


36

17.6

Yếu
SL

TL

VI. Mức độ ảnh hưởng:
Có khả năng áp dụng được tất cả các giải pháp trên khi thực hiện tại đơn vị trường
trung học cơ sở Châu Phong và cũng có thể áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này cho tất
cả các trường truong học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Châu cũng như các trường trung
học cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm giáo dục cho học sinh ý thức về bảo vệ tài
nguyên môi trường biển đảo Việt Nam, giúp dục tình yêu quê hương đất nước cũng như
khẳng định Việt Nam là một quốc gia thống nhất bao gồm phần đất liền, vùng biển và cả
vùng trời, từ đó nhằm khẳng định chủ quyền của dân tộc.pháp trên
Những điều kiện cần thiết để áp dụng các giải pháp trên có hiệu quả đòi hỏi khâu
tổ chức, chuẩn bị phải hết sức chu đáo mà cụ thể phải có kế hoạch rõ ràng, phân công
nhiệm vụ cụ thể từ ban tổ chức, ban giám khảo, âm thanh, sân khấu, phổ biến nội dung
để học sinh chuẩn bị chu đáo.
VII. KẾT LUẬN
1. Qua kết quả thực hiện:
Bản thân thấy, mặc dù lần đầu tiên xây dựng và tổ chức dạy học ngoại khóa một cách bài
bản, nhưng đã tạo nên những hiệu ứng và thành công tốt.
- Học sinh tich cực, sáng tạo hoạt động rất sôi nổi. Chất lượng và hứng thú học tập của
học sinh được nâng cao rõ rệt.
- Học sinh được củng cố kiến thức, vừa được mở rộng kiến thức và thể hiện được những
kiến thức mà các em được học và tìm hiểu.
- Nhiều kĩ năng sống được rèn luyện trong hoạt động ngoại khóa, góp phần quan trọng

trong việc hình thành những giá trị nhân cách của những công dân tiên tiến tương lai.
- Giáo viên đã nắm bắt tốt những nội dung và hình thức tổ chức dạy học ngoại khóa. Từ
đó có thể rút kinh nghiệm, tiến hành hoạt động dạy ngoại khóa ở lớp mình, trường mình
phù hợp và bài bản hơn ở những năm học sau.
2. Bài học kinh nghiệm:
Muốn có buổi ngoại khóa thành công của bộ môn Địa li như trên, chúng tôi nhận thấy:
- Giáo viên và học sinh phải có niềm say mê nhất định nào đó, có trình độ chuyên môn
và trình độ sư phạm vững vàng để ứng phó tốt với mọi tình huống xảy ra trong quá trình
hoạt động ngoại khóa.

Trang 21


- Học sinh phải được phát huy kĩ năng làm chủ bản thân, phải được tham gia hầu hết vào
trong tất cả các khâu từ chuẩn bị nội dung đến hình thức hoạt động.
- Giáo viên phát huy con mắt nhà nghề để xây dựng những hạt nhân nòng cốt bộ môn có
học lực khá tốt, nhiệt tình và có óc sáng tạo.
- Phải được sự ủng hộ về nhiều mặt của Ban giám hiệu nhà trường, nhất là tạo điều kiện
về thời gian, kinh phi tổ chức hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh đó, bộ phận không thể
thiếu để ngoại khóa thành công là sự hỗ trợ trong khâu tổ chức và quản lý của các tổ
chức trong nhà trường như Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn liên quan
và hội phụ huynh học sinh.
- Quan trọng hơn hết là phải lựa chọn được những nội dung và hình thức tổ chức ngoại
khóa phù hợp với nguồn kinh phi eo hẹp và những thiếu thốn về cơ sở vật chất. Nhưng
vẫn phải đảm bảo một buổi ngoại khóa gây hứng thú và trở thành “món ăn ngon” cho
mọi đối tượng học sinh.
3. Ý kiến đề xuất:
Để dạy học ngoại khóa được tiến hành quy cũ trên phạm vi toàn thị xã, bản thân
đề xuất một số ý kiến sau:
- Ban giám hiệu nhà trường ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất có thể về thời gian và hỗ trợ

kinh phi… khi giáo viên bộ môn đề xuất kế hoạch hoạt động.
- Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếp cận các phương tiện dạy học
hiện đại, khai thác thông tin từ mạng Internet… để phục vụ tốt nhất cho hoạt động ngoại
khóa.
- Khi xây dựng kế hoạch chuyên đề cần lưu ý với bộ môn Địa li: đưa nội dung về cách
dạy học ngoại khóa vào nội dung chuyên đề, để giáo viên được thảo luận trao đổi những
bài học kinh nghiệm. Từ đó hoạt động ngoại khóa sẽ tiến hành tốt hơn, đáp ứng được
mục tiêu bộ môn đề ra.
Quá trình nghiên cứu và tổ chức dạy học ngoại khóa môn Địa li đã đạt được
những kết quả tich cực, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tôi
mong nhận được những góp ý, bổ sung của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và
giá trị ứng dụng tốt và hiệu quả hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến
Người viết sáng kiến

Lê Thanh Hùng

Trang 22


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7


Đề Mục
I. Sơ lược lý lịch tác giả
II. Tên sáng kiến
III. Lĩnh vực
IV. Mục đich yêu cầu của sáng kiến
V. Hiệu quả đạt được
VI. Mức độ ảnh hưởng
VII. kết luận

Trang 23

Trang
1
1
1
1- 18
19 – 20
20
20 – 21


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đặng Duy Lợi (chủ biên). Địa li tự nhiên Việt Nam I (Phần đại cương). NXB đại học
sư phạm, năm 2006.
2. Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc. Li luận dạy học Địa li. NXB đại học sư phạm,
năm 2004.
3. Nguyễn Hữu Danh – Phạm Thị Xuân Thọ. Những điều li thú về Địa li 8. NXB giáo
dục, năm 2005.
4. Nguyễn Dược (Tổng chủ biên). Địa li 8. NXB giáo dục 2011.

5. Đặng Văn Hương – Phạm Minh Tâm. Để học tốt Địa li 8. NXB giáo dục Việt Nam,
năm 2009.
6. Phạm Thị Sen (chủ biên). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa li
THCS. NXB giáo dục Việt Nam, năm 2009.
7. Ngô Đạt Tam – Nguyễn Quý Thao. Atlas Địa li Việt Nam. NXB giáo dục Việt Nam,
năm 2011.
8. Nguyễn Như Ý (chủ biên). Đại từ điển Tiếng Việt.
Lưu ý: Khai thác nguồn ảnh và một số thông tin liên quan từ Internet

Trang 24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×