Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp sunway

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.73 KB, 30 trang )

MỤC LỤC

Cùng với xu thế toàn cầu hóa và kinh doanh quốc tế đang phát triển mạnh
mẽ, hoạt động xuất nhập khẩu cũng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Như
chúng ta đều biết hoạt động xuất nhập khẩu là một quá trình diễn ra đòi hỏi các
doanh nghiệp phải nắm vững nghiệp vụ và trình độ chuyên môn, từ khâu giao dịch
đàm phán đến khâu thực hiện giao nhận. Tất cả đều rất quan trọng và nó quyết định
đến sự thành công hay không của doanh nghiệp. Nhập khẩu đóng vai trò thúc đẩy
xuất khẩu, tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để hàng
xuất khẩu Việt Nam vươn ra thị trường nước ngoài. Ngược lại xuất khẩu tạo nguồn
vốn cho nhập khẩu, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Cũng chính vì tầm quan trọng của xuất nhập khẩu mà đối với các công ty
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thì vai trò của bộ phận xuất
nhập khẩu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Qua bốn năm học tập chuyên ngành
Thương mại quốc tế tại trường Đại học Thương Mại, em đã được trang bị những
kiến thức về xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế. Và để có thể kết hợp được giữa lý
thuyết được học và thực tế thì em đã có cơ hội được thực tập tại phòng xuất nhập
khẩu của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tổng Hợp Sunway.

1

1


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
TM & DV TH:
TNHH

XNK


XK
NK

Nghĩa tiếng anh

Nghĩa tiếng việt
Thương mại và dịch vụ tổng hợp
Trách nhiệm hữu hạn
Lao động
Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu

Vietnam Automated Cargo
VNACCS :

And Port Consolidated

FOB:
CIF:

System
Free On Board
Cost, Insurance, Freight
International Commerce

Incoterms:
TT:
B/L:
P/L

D/O
C/O

2

Terms
Telegraphic Transfer
Bill of Lading
Packing List
Delivery Order
Certificate of Origin

Hệ thống thông quan hàng hóa
tự động
Giao hàng lên tàu
Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí
Các điều khoản thương mại quốc
tế
Chuyển tiền bằng điện
Vận đơn đường biển
Phiếu đóng gói hàng hoá
Lệnh giao hàng
Giấy chứng nhận xuất xứ

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ

3


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH
VỤ TỔNG HỢP SUNWAY
1.1. Quá trình hình thành phát triển và chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.1.1. Quá trình hình thành phát triển của công ty
Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá,
sự giao thương giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu
về xuất nhập khẩu hàng hoá cũng phát triển mạnh mẽ.
Chính vì vậy việc ra đời của các Công ty xuất nhập khẩu, thương mại là nhu
cầu cần thiết. Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Tổng Hợp Sunway cũng là
một trong những công ty ra đời trong hoàn cảnh trên.
Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Tổng Hợp Sunway là công ty tư
nhân, có tư cách pháp nhân, có con dấu, hạch toán độc lập. Công ty đáp ứng đầy đủ
điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành đã được
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với mã số thuế là
0106182261 kể từ ngày 22/05/2013 và bắt đầu chính thức đi vào hoạt động kể từ
ngày 17/05/2013, tính đến nay Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Tổng Hợp
Sunway đã thành lập được hơn 6 năm.
Tên công ty:
Tên giao dịch Tiếng Anh:
Văn phòng chính:

Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Tổng
Hợp Sunway
Sunway General Services & Trading Co.,Ltd
Cụm 2, Xã Long Xuyên, Huyện Phúc Thọ,


Thành phố Hà Nội
Điện thoại:
+84 922 536 123
Chủ doanh nghiệp:
Vũ Việt Hùng
Chức danh:
Giám Đốc
Vốn điều lệ:
14.500.000.000 đồng
Và hơn 6 năm hoạt động, công ty đã không ngừng mở rộng mạng lưới kinh
doanh, được nhiều khách hàng lớn cả trong và ngoài nước tin cậy, lựa chọn. Cùng
với đó là xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp nơi mà mọi cá nhân có
thể phát huy tối đa sức sáng tạo, cơ hội làm chủ với tinh thần trách nhiệm cao.
Cũng như các công ty khác, Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Tổng
Hợp Sunway luôn hoạt động theo phương châm:
+ Đảm bảo uy tín.
+ Chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm là trên hết.
4

4


+ Mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng với chi phí thấp nhất.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.1.2.1. Chức năng
Công ty TNHH TM và DV TH Sunway hoạt động theo phương thức xuất
nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Các mặt hàng của công ty là những mặt
hàng plastic, máy móc thiết bị văn phòng, vật liệu trong xây dựng, đồ gia dụng,
nước hoa, hàng mỹ phẩm,… Ngoài việc cung cấp sản phẩm của mình cho thị trường
nội địa thì công ty chủ yếu thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu với một số thị

trường chính là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và một số nước khác.
Bên cạnh đó công ty cũng đang không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu thị trường
để nắm bắt những nhu cầu mới trên thị trường từ đó có thể lên kế hoạch, phương
hướng nhằm thoả mãn những nhu cầu đó.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
Với chức năng của một công ty sản xuất và xuất nhập , công ty có những
nhiệm vụ cơ bản sau:
-

Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập.
Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch sản xuất đáp ứng

-

được yêu cầu và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh

-

tế.
Thực hiện tốt chính sách về sử dụng phân công lao động hợp lý, đào tạo, bồi dưỡng

-

không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn.
Tuân thủ các quy định của Nhà nước, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.
1.2. Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy phép đăng ký ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH TM và
DV TH Sunway bao gồm:

+ Sản xuất sản phẩm từ plastic
+ Lắp đặt hệ thống điện
+ Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
+ Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác
+ Đại lý, môi giới, đấu giá
+ Bán buôn thực phẩm
5

5


+ Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
+ Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
+ Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm, linh kiện điện tử,
viễn thông
+ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
+ Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác
+ Sản xuất đồ gỗ xây dựng
+ Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa
+ Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh
Những ngành nghề đăng ký của công ty rất đa dạng nhưng lĩnh vực chủ yếu
là chuyên sản xuất các sản phẩm từ plastic. Lĩnh vực kinh doanh là kinh doanh xuất
nhập khẩu.
-

Hoạt động xuất khẩu:
Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Tổng Hợp Sunway đã xuất khẩu
những mặt hàng chủ yếu như các sản phẩm plastic, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng tạp hoá, mỹ phẩm, hàng may và đồ phụ trợ may mặc.
-


Hoạt động nhập khẩu:

Công ty chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu cho ngành may mặc,
giày dép, sản xuất plastic, cho công nghiệp sản xuất bao bì, đồ gia dụng,… Ngoài ra
còn nhập khẩu các mặt hàng vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng, công nghệ cho các
ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Và trong thời gian qua, công ty đã đẩy
mạnh dịch vụ nhập khẩu uỷ thác, do công ty có kinh nghiệm trong lĩnh nhập khẩu
máy móc, thiết bị nên ngày càng có nhiều khách hàng uỷ thác cho công ty nhập
khẩu.
Bên cạnh các hoạt động xuất nhập khẩu thì công ty còn trực tiếp sản xuất
hàng hoá để xuất khẩu hoặc để phục vụ cho thị trường nội địa (ví dụ như sản xuất
các sản phẩm plastic, đồ gỗ xây dựng, thảm, chăn đệm,…).
1.3. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân lực của công ty
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH TM và DV TH Sunway

6

6


Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng xuất nhập

Phòng


khẩu

kiểm soát

-

Phòng marketing

Phòng sản xuất

Phòng tổ chức hành

Phòng tài chính

chính

kế toán

Giám đốc (1người): là người đại diện pháp luật của công ty,

chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng thành viên về toàn bộ hoạt
động kinh doanh của công ty. Người đưa ra mọi quyết định quan trọng của
công ty.
-

Phó giám đốc (1người): là người chịu trách nhiệm quản lý và

trực tiếp chỉ đạo các phòng ban trong công ty.
Phòng xuất nhập khẩu (14 người): là bộ phận lập và triển khai
các kế hoạch nhập hàng và xuất hàng đáp ứng yêu cầu sản xuất và yêu cầu

của khách hàng. Thực hiện các công việc trong quy trình xuất nhập khẩu
hàng hoá.
-

Phòng kiểm soát (3 người): là bộ phận có chức năng tham

mưu cho ban điều hành, hoạt động của phòng nhằm dự đoán, phát hiện, ngăn
ngừa và hạn chế rủi ro gắn liền với tất cả các hoạt động của công ty. Tổng
hợp các vấn đề đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh, thu thập nắm bắt kịp
thời các thông tin mới nhất trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng marketing (6 người): làm các nhiệm vụ quảng cáo thông
tin mặt hàng, tìm kiếm khách hàng, tiếp thị dịch vụ và chăm sóc khách hàng.
Phòng sản xuất (10 người): là phòng thay mặt và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về công tác điều hành hoạt động sản xuất.
Phòng tổ chức hành chính (4 người): làm nhiệm vụ sắp xếp lao
động một cách hợp lý, xây dựng những chính sách đãi ngộ phù hợp cho công
nhân viên trong công ty. Làm kế hoạch tuyển dụng lao động theo mục đích
sản xuất và kinh doanh, giải quyết các khiếu nại, vướng mắc về quyền lợi
của người lao động.

7

7


-

Phòng tài chính kế toán (3 người): kiểm soát các hoạt động tài


chính của công ty, thực hiện nhiệm vụ hạch toán, quản lý và tổ chức thực
hiện công tác kế toán trong toàn công ty.
1.3.2. Cơ cấu nhân lực của công ty
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự sống còn của bất cứ công ty nào và
đối với công ty TNHH TM và DV TH Sunway cũng vậy. Công ty rất chú trọng đến
tình hình nhân sự cũng như nguyện vọng, đời sống của người lao động.
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm từ 2017 – 2019
Đơn vị: Người
Năm 2017

Số
lượn
g
Tổng số lao động

117

Tỷ lệ
(%)
100%

Năm 2018

Số
lượn
g
121

Tỷ lệ
(%)

100%

So sánh tăng

So sánh tăng

giảm

giảm

Năm 2019

Số
lượn
g
129

2018/2017
Số

2019/2018
Số

Tỷ lệ

tuyệ

tuyệ

(%)


t

100%

đối
4

%

t

%

3.42%

đối
8

6.61%

3

3.80%

5

6.10%

1


2.63%

3

7.69%

1

1.54%

2

3.03%

3

5.77%

6

10.91%

9

21.95%

6

11.76%


Phân theo tính chất

- Lao động trực tiếp

79

- Lao động gián tiếp

38

67.52
%
32.48
%

82
39

67.77
%
32.23
%

87
42

67.44
%
32.56

%

Phân theo giới tính
- Nam

65

- Nữ

52

55.56
%
44.44
%

66
55

54.55
%
45.45
%

68
61

52.71
%
47.29

%

Phân theo trình độ
- Đại học và trên ĐH
- Cao đẳng và trung
cấp
- THPT hoặc THCS

34
45

38

29.06
%
38.46
%
32.48
%

41
51

29

33.88
%
42.15
%
23.97

%

50
57

22

38.76
%
44.19
%
17.05
%

7
6

-9

20.59
%
13.33
%
23.68

-7

%

24.14%


Phân theo độ tuổi
- Trên 45 tuổi

- Từ 35 đến 45 tuổi

8

29

49

24.79
%
41.88
%

23

55

19.01
%
45.45
%

8

19


53

14.73
%
41.09
%

-6

6

20.69
%
12.24
%

-4

-2

17.39%
-3.64%


- Từ 25 đến 35 tuổi

32

- Dưới 25 tuổi


7

9

27.35
%
5.98%

33
10

27.27
%
8.26%

9

43
14

33.33
%
10.85
%

1
3

3.13%
42.86

%

10

30.30%

4

40.00%


Nhìn vào bảng 1.1 có thể thấy tổng số lao động của công ty trong năm 2017
và 2018 chỉ tăng 4 người chiếm tỷ lệ 3,42% trong tổng số lao động và năm 2018 –
2019 tăng 8 người, chứng tỏ cơ chế hoạt động của công ty là hoàn toàn phù hợp.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng số lượng lao động là do nhu cầu này càng mở rộng
kinh doanh của công ty nên cần thêm nhân viên để đảm bảo hoàn thành được tiến
độ kế hoạch. Bên cạnh đó, số lao động trực tiếp tăng không đáng kể qua ba năm
cũng cho thấy cơ cấu nhân sự ổn định. Số lượng lao động là nam giới chỉ tăng từ 1
đến 2 người qua 3 năm nhưng số lượng lao động nữ lại tăng nhiều hơn cụ thể như
so với năm 2018 thì năm 2019 tăng 6 người chiếm tỷ lệ 10,91%, điều này biểu hiện
được tính đặc trưng của ngành kinh doanh, cần có khả năng giao tiếp, tính linh hoạt
của một nhân viên kinh doanh.
Ngoài ra, nhìn vào phân loại theo trình độ thì có thể nhận ra rằng công nhân
viên trong công ty đang ngày càng được nâng cao về trình độ, cụ thể năm 2019 so
với năm 2018 thì trình độ đại học và trên đại học tăng 21,95%, cao đẳng và trung
cấp tăng 11,76% còn trình độ THPT và THCS giảm 24,14%. Từ đó có thể nhận định
trình độ của công nhân viên đã được nâng dần lên để phù hợp với sự phát triển của
công ty bởi vì đặc thù của công ty là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương
mại nên việc nâng cao trình độ lao động là hoàn toàn cần thiết. Nếu xem xét số lao
động phân theo độ tuổi thì ta thấy nguồn lao động của công ty đang ngày càng được

trẻ hoá dần. Năm 2019 số lao động trên 45 tuổi giảm 4 người so với năm 2018. Lao
động có độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi chiếm 27,35% và đang dần tăng lên qua các năm.
Như vậy, với việc sở hữu một đội ngũ lao động có trình độ, không ngừng
được nâng cao về chuyên môn và sự trẻ hoá lao động thì công ty TNHH TM và DV
TH Sunway sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai.

10

10


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
TỔNG HỢP SUNWAY
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty TNHH TM và DV TH Sunway là một doanh nghiệp có kinh nghiệm
hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với hơn 100 nhân viên, công ty đang dần
tiến hành chuyên môn hoá, nâng cao trình độ nhân viên để đạt được hiệu quả kinh tế
cao nhất. Với các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ đạo là những mặt hàng plastic, máy
móc thiết bị văn phòng, vật liệu trong xây dựng, đồ gia dụng, nước hoa, hàng thủ
công mỹ nghệ, hàng tạp hoá, mỹ phẩm, hàng dệt may. Công ty được thành lập vào
năm 2013, tuy mới chỉ đi vào hoạt động được hơn 6 năm nhưng ban lãnh đạo cũng
như nhân viên của công ty luôn nỗ lực cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ
tốt nhất để làm sao tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận. Công ty luôn có các
phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp, bắt kịp xu thế và thực hiện tốt kế
hoạch, mục tiêu kinh doanh đề ra.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty cũng phải đối mặt với không
ít khó khăn trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh nhưng dù vậy, số
liệu khách quan vẫn cho thấy Sunway đã và đang hoạt động tốt, có được những
thành quả nhất định trong những năm gần đây.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty TNHH Thương Mại Và
Dich Vụ Tổng Hợp Sunway từ năm 2016 – 2018
Đơn vị: 1.000 VND
ST

Chỉ tiêu

T

1

Doanh thu thuần

2

Chi phí

3

11

Lợi nhuận trước
thuế

Tăng giảm

Tăng giảm
2018/2017
Tuyệt
%

đối
5,907,02
11.01

Năm

Năm

Năm

2016

2017

2018

45,879,54

53,658,43

59,565,45

2017/2016
Tuyệt
%
đối
7,778,88
16.96

8

41,123,05

1
48,190,89

6
53,462,80

3
7,067,83

%
17.19

5
5,271,91

%
10.94

6

3

3

7

0


4,756,492

5,467,538

6,102,653

711,046

%
14.95

%
11.62

4

Thuế TNDN

1,189,123

1,366,884

1,525,663

177,761

5

Lợi nhuận sau thuế


3,567,369

4,100,654

4,576,990

533,285

11

%
14.95
%
14.95
%

635,115
158,779
476,336

%
11.62
%
11.62
%


Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kế toán

12


12


Hình 2.1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2016 – 2018
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty
không ngừng tăng qua các năm, cụ thể:
-

Doanh thu năm 2017 so với năm 2016 tăng 16,96% tương ứng

với 7,778,883 nghìn VND.
Doanh thu năm 2018 so với năm 2017 tăng 11,01% tương ứng
với 5,907,025 nghìn VND.

So sánh tỷ lệ tăng doanh thu năm 2017 với năm 2018 nhận
thấy tỷ lệ tăng doanh thu năm 2017 tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng doanh thu của
năm 2018. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ tăng doanh thu của năm 2017 cao hơn
2018 là do trong năm này công ty thực hiện việc mở rộng kinh doanh với
thêm nhiều dự án lớn và việc mở rộng kinh doanh của công ty được xem là
thành công. Mặt khác, năm 2018 do sự cạnh tranh của các công ty đối thủ,
ngày càng nhiều công ty xuất nhập khẩu ra đời dẫn đến cạnh tranh ngày càng
gay gắt hơn.
Về vấn đề chi phí cũng đã giảm mạnh, cụ thể:
Năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 7,067,837 nghìn VND
Năm 2018 cao hơn so với năm 2017 là 5,271,910 nghìn VND

Nhìn chung tốc độ tăng chi phí bình quân giảm dần qua các
năm. Trong giai đoạn năm 2016 đến 2017 công ty đã đầu tư một khoản chi
phí lớn hoạt động và trang bị thêm một số máy móc thiết bị hiện đại hơn cho

công ty nên dẫn đến chi phí năm 2017 tăng lên nhiều.
Về lợi nhuận sau thuế cho thấy hoạt động của công ty vẫn đang ổn định, cụ
thể:
-

Năm 2017 so với năm 2016 tăng 533 triệu đồng, chiếm tỷ lệ

14,95%
-

Năm 2018 so với năm 2017 tăng 476 triệu đồng, chiếm tỷ lệ

11,62%


Dù ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng kết quả của

công ty cho thấy hoạt động kinh doanh vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Điều
này chứng tỏ chiến lược, hoạch định của công ty nói chung đang đi đúng
hướng.
2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của công ty

13

13


Như đã nêu ở trên, hiện nay công ty TNHH TM và DV TH Sunway hoạt
động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với các mặt hàng plastic, máy móc thiết bị, linh
kiện điện tử, vật liệu trong xây dựng, đồ gia dụng, nước hoa, hàng thủ công mỹ

nghệ, hàng tạp hoá, mỹ phẩm, hàng dệt may là chủ yếu. Việc chuyên môn hoá trong
quá trình sản xuất và nâng cao trình độ chuyên môn đã đem lại cho công ty rất
nhiều lợi ích trong việc tăng sản lượng và hiệu quả kinh doanh.
2.2.1. Hoạt động xuất khẩu
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2016 – 2018
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu

2016

2017

Tốc độ tăng %
2017/201 2018/201

2018

6
7
Kim ngạch XK
2,086,856 3,500,622 3,690,725 67.75%
5.43%
Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu – Phòng XNK
Nhìn vào bảng có thể thấy hoạt động xuất khẩu của công ty cũng có xu
hương tăng tương tự như doanh thu từ năm 2016 đến năm 2018. Vào năm 2017, do
có sự mở rộng kinh doanh, đầu tư về máy móc, thiết bị và công ty thực hiện nhiều
kế hoạch, chiến lược định hướng mới được cho là thành công nên tốc độ tăng mạnh
kim ngạch xuất khẩu so với năm 2016 là 67,75%. Vào năm tiếp đó thì kim ngạch
xuất khẩu của công ty vẫn duy trì được sự ổn định và tăng 5,43% so với năm 2017.
Qua các năm công ty luôn phân tích, tìm hiểu, phát triển vào những thị

trường tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu cũng như gia tăng mức lợi nhuận hàng
năm. Cụ thể những thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty và cơ cấu ngành hàng
xuất khẩu sẽ được thể hiện rõ ở bảng dưới.
Bảng 2.3: Các thị trường xuất khẩu của công ty từ năm 2016 – 2018
Đơn vị: USD
2016
ST
T

Thị trường

Giá trị
(USD)

2017
Tỷ
trọng

(USD)

(%)

1

Trung Quốc

805,797

38.61%


2
3
4
5

Nhật Bản
Mỹ
Đài Loan
Thái Lan

436,028
227,355
214,462
93,421

20.89%
10.89%
10.28%
4.48%

14

Giá trị

1,383,58
4
632,149
346,868
478,092
95,456

14

2018
Tỷ
trọng
(%)

39.52%
18.06%
9.91%
13.66%
2.73%

Giá trị
(USD)
1,401,27
7
678,723
482,529
460,891
96,680

Tỷ
trọng
(%)
37.97%
18.39%
13.07%
12.49%
2.62%



6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Malaysia
Indonesia
Singapore
Hồng Kông
Úc
Hàn Quốc
Taiwan
Philippine
Đức
Ba Lan
TỔNG
CỘNG

91,400
85,070
56,950
35,853

17,542
8,307
5,257
3,510
3,195
2,709
2,086,85
6

4.38%
4.08%
2.73%
1.72%
0.84%
0.40%
0.25%
0.17%
0.15%
0.13%
100%

232,991
113,807
79,022
87,651
25,201
11,066
8,190
4,925
1,620

0
3,500,62
2

6.66%
3.25%
2.26%
2.50%
0.72%
0.32%
0.23%
0.14%
0.05%
0.00%
100%

239,035
121,168
83,702
90,625
12,972
8,272
9,568
5,283
0
0
3,690,72
5

6.48%

3.28%
2.27%
2.46%
0.35%
0.22%
0.26%
0.14%
0.00%
0.00%
100%

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu – Phòng XNK

15

15


Bảng 2.4: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu từ năm 2016 – 2018
Đơn vị: USD
2016
ST
T

Ngành hàng

Giá trị
(USD)

2017

Tỷ

Giá trị

trọng

(USD)

(%)

2018
Tỷ
trọng
(%)

Giá trị
(USD)

Tỷ
trọng
(%)

Bộ đồ ăn, bộ đồ
dùng nhà bếp và
1

các sản phẩm

3


4

5

mỹ nghệ
Hàng may mặc
và đồ phụ trợ
may mặc
Các mặt hàng
khác
TỔNG CỘNG

43.44

1,928,75

52.26

3

%

3

%

1,262,29

36.06


7

%

38.33%

980,566

46.99%

262,680

12.59%

639,200

43,820

2.10%

78,292

gia dụng khác
bằng plastic
Đồ gỗ, thủ công

1,520,83

799,790


2,086,85
6

100%

3,500,62
2

18.26
%
2.24%
100%

750,924

926,624

84,424
3,690,72
5

20.35
%
25.11
%
2.29%
100%

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu – Phòng XNK
Nhìn chung, giá trị của các mặt hàng xuất khẩu của công ty qua từng năm

có sự thay đổi và tỷ trọng của các mặt hàng cũng có sự biến động. Năm 2016, đồ
gỗ, thủ công mỹ nghệ là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất chiếm 46,99%, đồng
thời mang lại giá trị lớn nhất cho công ty là 980,566 USD . Sau đó là bộ đồ ăn, bộ
đồ dùng nhà bếp và các sản phẩm gia dụng khác bằng plastic chiếm 38,33% và hàng
may mặc và đồ phụ trợ may mặc chiếm 12,59%. Nhưng vào năm 2017 chứng kiến
sự thay đổi vị trí của các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao khi bộ đồ ăn, bộ đồ dùng nhà
bếp và các sản phẩm gia dụng khác bằng plastic thay thế đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ
trở thành mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, đạt 43,44% và mang lại giá trị
1,520,833 USD. Và năm 2018 lại cho thấy sự biến động mặt hàng xuất khẩu của
công ty khi giá trị xuất khẩu của đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ mang lại giảm mạnh
và hàng may mặc, đồ phụ trợ may mặc vươn lên chiểm tỷ trọng xuất khẩu 25,11%,
lớn thứ hai sau bộ đồ ăn, bộ đồ dùng nhà bếp và các sản phẩm gia dụng khác bằng
plastic. Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty không
16

16


ổn định qua các năm. Tuy nhiên, hai mặt hàng là bộ đồ ăn, bộ đồ dùng nhà bếp, các
sản phẩm gia dụng khác bằng plastic và hàng may mặc, đồ phụ trợ may mặc lại có
xu hướng tăng đều và ổn định qua ba năm. Điều này chứng tỏ, công ty đã xác định
được đây là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chú trọng tập trung nhiều vào hai
mặt hàng này.
Các mặt hàng trên của công ty đã được biết đến trên rất nhiều thị trường khác
nhau như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Úc, Hồng Kông, Trung
Quốc, Đài Loan, Đức, Ba Lan,… Tuy nhiên giá trị doanh thu đem lại từ các thị
trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan vẫn là lớn nhất, cụ thể năm 2018 các
thị trường này lần lượt chiếm tỷ trọng là 37,97%, 18,39%, 13,07% và 12,49%. Và
có thể thấy, Trung Quốc luôn là thị trường mang lại giá trị doanh thu nhiều nhất cho
công ty và tăng đều đặn qua các năm. Điều này chứng tỏ, công ty đặc biệt quan tâm

đến thị trường này và xác định được đây sẽ là thị trường chủ yếu mà công ty hướng
đến xuất khẩu số lượng lớn các sản phẩm của mình.
Như đã biết thì hiện nay, Việt Nam đã và đang ký kết rất nhiều hiệp định
thương mại với Mỹ, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước đã được cải thiện rất nhiều,
chính điều này cũng là cơ hội cho công ty đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào thị
trường rộng lớn như Mỹ. Song song với đó là tiếp tục duy trì phát triển xuất khẩu ở
thị trường tiềm năng Trung Quốc, Nhật Bản và tìm kiếm thêm những thị trường mới
để góp phần tăng giá trị xuất khẩu cho công ty.
2.2.2. Hoạt động nhập khẩu
Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu của công ty từ năm 2016 – 2018
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Kim ngạch NK

2016
5,863,350

2017

2018

7,108,440 7,583,098

Tốc độ tăng giảm %
2017/201 2018/201
6

7

21.24%


6.68%

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu – Phòng XNK
Nhìn vào bảng kim ngạch nhập khẩu ta thấy, kim ngạch nhập khẩu của
công ty có xu hướng tăng nhanh và tăng rõ rệt nhất là năm 2017, cụ thể năm 2016
đạt hơn 5 triệu USD và đến 2017 thì đạt hơn 7 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu
năm 2017 tăng mạnh 21,24% so với năm 2016 là do trong năm 2017 mở rộng kinh
doanh và đẩy mạnh dịch vụ nhập khẩu uỷ thác. Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu
17

17


tăng 6,68% so với năm 2017, công ty vẫn đảm bảo được sự ổn định trong kim
ngạch nhập khẩu.
Mặc dù kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh và ổn định nhưng
về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thì lại có sự biến động qua các năm.
Bảng 2.6: Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của công ty từ năm 2016 – 2018
Đơn vị: USD
2016
STT

Ngành hàng

Giá trị
(USD)

Máy móc thiết bị
1


2
3
4
6
7

và linh kiện điện
tử
Thiết bị và phụ
tùng máy khác

2,722,583

1,410,109

Vật tư thiết bị điện 938,701
Hàng điện tử, viễn
thông
Vật liệu, phụ liệu
sản xuất
Các mặt hàng
khác
TỔNG

2017
Tỷ

trọng
(%)


Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
(USD)

46.43 3,411,65
%

5

24.05 1,580,05
%
5
16.01 1,090,10
%

2018

2

(%)

47.99%

(USD)
3,888,75
3

(%)

51.28%


22.23% 892,801 11.77%
15.34%

1,425,83
3

18.80%

530,852 9.05% 682,744

9.60%

991,671 13.08%

245,440 4.19% 324,084

4.56%

341,624

4.51%

15,665 0.27% 19,800

0.28%

42,416

0.56%


5,863,350 100%

7,108,44

100%

7,583,09

100%
0
8
Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu – Phòng XNK
Qua bảng số liệu ta thấy, kim ngạch mặt hàng nhập khẩu của công ty qua
ba năm không ổn định. Cụ thể, năm 2016 và năm 2017, thiết bị và phụ tùng máy
khác là mặt hàng chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn thứ hai của công ty lần lượt chiếm
24.05% và 22,23%. Tuy nhiên, năm 2018 mặt hàng chiếm tỷ trọng nhập khẩu nhiều
thứ hai là vật tư thiết bị điện với 18,80% còn thiết bị và phụ tùng máy khác chỉ
chiếm 11,77%. Bên cạnh việc có sự thay đổi tỷ trọng nhập khẩu giữa thiết bị, phụ
tùng máy khác và vật tư thiết bị điện thì mặt hàng máy móc thiết bị và linh kiện
điện tử vẫn luôn là hàng hoá nhập khẩu chủ yếu của công ty, chiếm tỷ trọng nhập
khẩu lớn nhất trên 50% năm 2018.
18

18


Với hoạt động nhập khẩu, công ty luôn tìm kiếm những sản phẩm với chất
lượng tốt nhất cũng như lựa chọn những thị trường nhập khẩu phù hợp nhất để tối
thiểu hoá các chi phí trong quá trình nhập khẩu.

Bảng 2.7: Các thị trường nhập khẩu của công ty từ năm 2016 – 2018
Đơn vị: USD
2016
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Thị trường

Giá trị
(USD)
1,895,08

Đài Loan

4
1,230,66

HongKong

2
1,023,64


Singapore
Trung Quốc

4
927,252

Malaysia
Đức
Nhật Bản
Mỹ
Nước khác
TỔNG
CỘNG

2017
Tỷ

Giá trị

trọng

(USD)

(%)
32.32%
20.99%
17.46%

2,142,65

9
1,525,96
3
1,396,10

2018
Tỷ
trọng
(%)

30.14%
21.47%
19.64%

15.81%

0
979,890

704,953

12.02%

926,268

13.03%

30,825
24,610
15,550

10,770
5,863,35

0.53%
0.42%
0.27%
0.18%

79,921
39,067
12,095
6,477
7,108,44

1.12%
0.55%
0.17%
0.09%

0

100%

0

13.78%

100%

Giá trị

(USD)
2,391,07
7
1,790,54
7
1,526,00
0
733,899
1,023,01
5
58,796
42,899
8,525
8,340
7,583,09
8

Tỷ
trọng
(%)
31.53%
23.61%
20,12%
9.68%
13.49%
0.78%
0.57%
0.11%
0.11%
100%


Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu – Phòng XNK
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, thị trường Đài Loan luôn là thị trường dẫn
dầu về kim ngạch nhập khẩu của công ty, cụ thể năm 2016 chiếm tỷ trọng nhập
khẩu là 32,32% mang về giá trị doanh thu 1,895,084 USD. Tiếp sau đó là Hồng
Kông và Singapore với tỷ trọng nhập khẩu lần lượt là 20,99% và 17,46%. Đối với
hoạt động xuất khẩu, Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường mang lại giá trị doanh thu
lớn cho công ty. Tuy nhiên trong hoạt động nhập khẩu thì cả hai thị trường này đều
chiếm tỷ trọng không cao bởi vì giá thành sản phẩm thường rất cao, chi phí phát
sinh trong quá trình nhập khẩu thường nhiều nên công ty ưu tiên tìm kiếm sản phẩm
và nhập hàng hoá ở những thị trường có khoảng cách địa lý gần hơn và chất lượng
tương đương để có thể tiết kiệm chi phí. Và năm 2018, công ty vẫn duy trì việc
nhập khẩu hàng hoá ở những thị trường truyền thống. Như vậy có thể thấy công ty
19

19


đang định hướng nhập khẩu ổn định từ các thị trường này vì đáp ứng được yêu cầu
về chất lượng lẫn giá cả.
2.2.3. Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu từ 2016 – 2018
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Tổng kim ngạch XNK
Kim ngạch XK
Kim ngạch NK

Năm 2016
Năm 2017

Năm 2018
7,950,206
10,609,062
11,273,823
2,086,856
3,500,622
3,690,725
5,863,350
7,108,440
7,583,098
Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu – Phòng XNK
Hình 2.2: Biểu đồ kim ngạch xuất – nhập khẩu từ năm 2016 – 2018

Nhìn chung, tình hình xuất nhập khẩu của công ty qua các năm có xu hướng
tăng lên của cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu như đã phân tích ở
trên. Xét về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty cũng liên tục tăng nhanh
qua các năm. Điều này cho thấy, công ty đang có những kế hoạch chiến lược kinh
doanh đạt hiệu quả và xác định được rõ ràng các mục tiêu của công ty cần đạt được.
Nhưng bên cạnh đó thì kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của công ty
đang có sự chênh lệch lớn nên công ty cần đưa những chiến lược mới để thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu của công ty mang về lợi nhuận cao hơn.
2.3. Quy trình hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
Vào giai đoạn mà công ty được thành lập thì hoạt động xuất nhập khẩu nói
chung đang phát triển, cũng vì vậy mà Nhà nước rất tạo điều kiện cho các công ty
hoạt động xuất nhập khẩu. Và tất cả những thủ tục hải quan xuất nhập khẩu đều
được khai báo qua phần mềm điện tử của tổng cục hải quan. “Thủ tục hải quan điện
tử” giúp công ty khai báo dữ liệu về hàng hoá xuất – nhập khẩu đến cơ quan hải
quan thông qua Internet, và lấy thông tin phản hồi từ hải quan cũng qua Internet.
Nhờ vậy việc thông quan hàng hoá được diễn ra nhanh chóng hơn.
Đối với hoạt động xuất nhập của công ty, phần lớn các Hợp đồng ngoại

thương mà công ty ký kết được áp dụng theo Incoterms 2010 điều kiện CIF cho

-

hàng nhập và FOB cho hàng xuất.
2.3.1. Quy trình xuất khẩu
Tìm kiếm khách hàng, ký hợp đồng:
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc kết nối và tìm
kiếm các khách hàng quốc tế trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn bao giờ hết. Với việc
duy trì mối quan hệ buôn bán với các khách hàng đã từng giao dịch thì công ty vẫn
20

20


luôn tìm kiếm thêm những khách hàng mới. Bằng cách lập các gian hàng trên các
website B2B phổ biến như Alibaba, TradeKey, Made in China, Global Sources,…
để tìm kiếm khách hàng quốc tế.
Sau khi có khách hàng, công ty sẽ gửi báo giá sản phẩm, cung cấp những
thông tin thêm về sản phẩm cùng những điều khoản, đề nghị của công ty. Sau khi
hai bên đã hoàn toàn đồng ý về các thoả thuận, chính sách, điều khoản thì sẽ tiến
hành ký kết hợp đồng ngoại thương.
-

Xác nhận thanh toán đặt cọc:
Thông thường phần lớn các hoạt động bán hàng quốc tế, công ty luôn yêu
cầu khách hàng đặt cọc trước một phần giá trị của hợp đồng. Tuỳ thuộc vào giá trị
lô hàng mà giá trị đặt cọc công ty đưa ra cũng sẽ có sự khác nhau. Việc xác nhận
thanh toán cũng là bước quan trọng để đảm bảo không có rủi ro thanh toán xảy ra.


21

21


-

Chuẩn bị hàng xuất:
Sau khi xác nhận bên người mua đã thanh toán thì công ty sẽ tập trung chuẩn
bị hàng xuất khẩu. Ở khâu chuẩn bị hàng này thì công ty luôn rất chú trọng tới cách
thức đóng gói, tem nhãn hoặc là một số yêu cầu khác về đóng gói của người mua.

-

Kiểm tra hàng xuất:
Hàng hóa xuất khẩu thường có tiêu chuẩn cao theo các tiêu chí quốc tế nên
khi hàng hóa được sản xuất hay chế biến xong công ty sẽ có sự kiểm tra đánh giá,
để có các chứng thư chứng nhận về chất lượng và số lượng hàng hóa. Mặt khác giấy
chứng nhận về chất lượng và số lượng về lô hàng xuất khẩu cũng được quy định là
một trong các chứng từ thanh toán cần xuất trình cho ngân hàng thanh toán.

-

Thuê tàu:
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty phần lớn đều sử dụng điều kiện
FOB theo Incoterms 2010 nên việc thuê tàu vận chuyển bên người mua sẽ thuê.
Nhưng trong một vài hợp đồng thì công ty có sử dụng điều kiện CIF nên công ty sẽ
là bên chịu trách nhiệm thuê tàu. Và khi công ty bán hàng theo điều kiện CIF, công
ty cũng phải mua bảo hiểm. Về cơ bản, công ty thực hiện việc thuê phương tiện vận
chuyển quốc tế như sau:


+ Công ty sẽ liên hệ với đại lý vận chuyển để lấy thông tin về lịch trình và giá cước.
+ Lựa chọn hãng vận chuyển, chuyến vận chuyển và đăng ký chuyển hàng, thuê dịch

vụ cần thiết như vỏ công bốc xếp.
+ Tổ chức giao hàng cho hãng vận chuyển, người chuyên chở ký biên bản giao hàng.
+ Cung cấp thông tin bổ sung cho hãng vận chuyển chuẩn bị vận đơn.
+ Đổi biên lai hay biên bản lấy vận đơn và thanh toán cước phí.
- Vận chuyển nội địa:
Công ty thuê Forwarder để vận chuyển. Khi mọi thủ tục đã xong và hàng
được bốc vào container rỗng giao ra Cảng thì công ty sẽ tiến hành gửi Invoice (hoá
đơn thương mại), Packing List (phiếu đóng gói hàng hoá) cho nhà nhập khẩu bản
mềm để kiểm tra và sau khi kiểm tra thì công ty mới phát hành bản cứng rồi đóng
dấu của công ty. Song song với đó thì công ty cũng sẽ gửi Shipping Instruction
(phiếu hướng dẫn gửi hàng) cho Forwarder từ đó Forwarder sẽ lại gửi cho hãng tàu
để làm vận đơn.
-

Làm thủ tục hải quan xuất khẩu:

22

22


Công ty chuẩn bị đầy đủ các chứng từ để phục vụ cho việc thông quan hàng
hoá như: Hợp đồng ngoại thương, phiếu đóng gói, hoá đơn thương mại, giấy chứng
nhận số lượng, chất lượng. Khi khai báo hải quan, công ty tự kê khai đầy đủ các nội
dung theo mẫu của tờ khai hải quan, hiện nay công ty sử dụng phần mềm VNACCS
để mở tờ khai thuận tiện hơn và tiến hành nộp thuế (nếu có).

-

Giao hàng:
Công ty sẽ thông báo cho bên nhập khẩu về tình hình giao hàng, thời gian dự
kiến hàng đến để có sự chuẩn bị trước.

-

Lấy vận đơn gốc:
Sau khi hàng lên tàu, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn gốc cho công ty. Nhưng
nếu giá CIF, công ty sẽ đóng đầy đủ cước biển và phụ phí hàng lên tàu thì mới nhận
được vận đơn, còn giá FOB thì công ty chỉ cần đóng các chi phí xếp dỡ tại Cảng.

-

Gửi bộ chứng từ gốc cho công ty nhập khẩu:
Sau khi xác nhận người nhập khẩu đã thanh toán phần còn lại của hợp đồng
thì công ty sẽ tiến hành gửi bộ chứng từ gốc qua chuyển phát nhanh các hãng như
FeDex, DHL,TNT.

-

Xử lý khiếu nại (nếu có):
Nếu trong quá trình khi nhận hàng, sử dụng hàng hoá có vấn đề liên quan
đến kỹ thuật, chất lượng và nhận được sự phản hồi, khiếu nại của khách hàng thì
công ty sẽ giải quyết.
2.3.2. Quy trình nhập khẩu

-


Tìm kiếm đối tác nước ngoài và ký kết hợp đồng ngoại thương:
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là về máy móc thiết bị và hàng
điện tử, viễn thông,… từ các nước Đài Loan, Hồng Kông, Singapore là những
nguồn hàng chủ đạo, đáng tin cậy. Sau khi nghiên cứu, công ty sẽ yêu cầu báo giá
của các công ty đối tác để tìm hiểu nguồn hàng, có sự so sánh về giá cả, ưu đãi. Khi
đã thương thảo và đi được đến sự đồng ý về các thoả thuận thì công ty sẽ tiến hành
ký kết hợp đồng.

-

Xin giấy phép nhập khẩu:
Công ty sẽ xin giấy phép của Bộ Công Thương với những mặt hàng như
công nghệ thông tin và làm theo thủ tục để có thể thực hiện tiếp hợp đồng.
23

23


-

Nhận giấy báo hàng đến:
Như đã đề cập ở trên, công ty phần lớn chỉ sử dụng điều kiện CIF cho hoạt
động nhập khẩu nên những công việc thuê phương tiện hay mua bảo hiểm là nghĩa
vụ của bên người xuất khẩu. Hãng tàu hoặc Forwarder sẽ gửi giấy báo hàng đế cho
công ty trước ngày tàu vào 1 – 2 ngày. Trên giấy báo sẽ có thông tin chính xác về
thời gian, địa điểm lưu kho hàng.

-

Làm thủ tục hải quan nhập khẩu:

Sau khi nhận được bộ chứng từ bên xuất khẩu gửi thì công ty sẽ chuẩn bị bộ
hồ sơ hải quan bao gồm:

+
+
+
+
+

Invoice
Packing List (PL)
Sales Contract
Bill of Lading (B/L)
C/O
Lấy thông tin trên bộ chứng từ để khai báo hải quan trên VNACCS và công
ty nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Sau khi nộp thuế và có đủ chứng từ cần thiết,
công ty tiến hành làm thủ tục Hải quan. Lúc khai hải quan có 3 luồng tờ khai là:
luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Khi bộ hồ sơ hợp lệ, hải quan đăng ký sẽ đóng
dấu, cho số tờ khai, ghi ngày, giờ tiếp nhận tờ khai và ký tên vào ô của cán bộ đăng
ký trên tờ khai. Kết thúc, Hải quan sẽ cho kết quả thông quan lô hàng trên hệ thống.

-

Lấy lệnh giao hàng từ hãng tàu (Delivery Order)
Sau khi hoàn thành các thủ tục hải quan, công ty sẽ cử người mang giấy giới
thiệu, giấy uỷ quyền, tờ khai hải quan, thông báo hàng đến, vận đơn gốc đến hải
quan để lấy lệnh D/O.

-


Thông báo thời gian hàng về kho và nhận hàng tại kho:
Bên Forwarder tiến hành sắp xếp phương tiện vận tải để trả hàng về kho của
công ty. Công ty sẽ thông báo với các phòng ban liên quan về kế hoạch hàng về để
chuẩn bị sắp xếp kho bãi và nhân lực hạ hàng tại kho.

-

Thanh toán:
Đối với khâu thanh toán, công ty sẽ sử dụng các hình thức thanh toán khác
nhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Nhưng thông thường công ty chủ yếu sử dụng
phương thức thanh toán bằng TT.

-

Khiếu nại nhà xuất khẩu (nếu có):
24

24


Nếu trong quá trình kiểm hàng và sử dụng, công ty phát hiện có vấn đề thì sẽ
phản hồi lại với bên xuất khẩu để được giải quyết.

25

25


×